Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục ở trường Mầm Non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.32 KB, 22 trang )



- Từ xa xưa, trò chơi là hình thức giải trí không thể thiếu trong đời sống con người,
nó mô tả lại đời sống tự nhiên, xã hội, mô tả lại những hoạt động, công việc của
con người và nó được truyền từ đời này qua đời khác, trở thành nét văn hóa, giá trị
văn hóa của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Trò chơi thỏa mãn được nhu cầu của cá
nhân, tập thể thậm chí cộng đồng người. Chúng ta không thể phủ nhận giá trị mà
trò chơi đem lại trong đời sống. Trong hoạt động học tập trò chơi có tác dụng phát
triển trí tuệ như rèn trí thông minh, óc sáng tạo, phát triển phản xạ nhanh nhẹn, hoạt
bát…Góp phần tăng thêm sự đoàn kết, tương thân, tương ái, ngoài ra nó còn là
phương tiện dạy học rất hiệu quả mà lại ít tốn kém.
- Với chủ trương giáo dục hiện nay trong các trường học là xây dựng “Trường học
thân thiện, học sinh tích cực” tạo ra môi trường giáo dục an toàn, cởi mở, thân thiện
để học sinh phát huy hết năng lực của mình trong học tập và trong các hoạt động
khác. Đặc biệt là ở lứa tuổi Mầm Non, chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ “Trẻ
chơi mà học, học mà chơi”.Các hình thức học của trẻ luôn được đặt dưới dạng trò
chơi để trẻ dễ tiếp thu kiến thức và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Xuất
phát từ nhu cầu thực tiễn đó tôi nhận thấy mình cần cho trẻ chơi nhiều trò chơi hơn
nữa và tôi đã trăn trở không biết nên đưa vào những trò chơi nào cho phù hợp? Trò
chơi nào mà trẻ dễ thuộc, dễ nhớ, dễ chơi mà lại tạo hiểu quả trong việc truyền thụ
kiến thức cho trẻ và để gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động giáo dục. Từ
những suy nghĩ ấy tôi đã lựa chọn trò chơi dân gian vì trò chơi dân gian rất phong
phú về thể loại và đa dạng về hình thức và có thể nói trò chơi dân gian là một loại
trò chơi mà giúp trẻ dễ dàng tiếp thu tri thức nhất. Nó là một di sản văn hóa quý
báu của dân tộc ta. Nó được đúc kết từ những kinh nghiệm, quá trình lao động, sinh
hoạt của nhân dân ta và nó rất dễ thuộc, dễ nhớ, dễ chơi và mang lại nhiều hiệu quả
trong hoạt động học tập, vui chơi của trẻ Mầm Non.
- Trải qua quá trình giảng dạy và hoạt động thực tiễn, quá trình tìm tòi, tham khảo,
học hỏi tôi xin mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài:
“Một số biện pháp lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục cho trẻ 5 -6
tuổi ở trường Mầm Non. Để thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi giải


trí, trong hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao.
1
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
- Phân tích, đánh giá thực trạng lồng ghép trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục
ở trường Mầm Non.
- Nêu một số biện pháp nh_m nâng cao hiệu quả sử dụng trò chơi dân gian linh hoạt
trong các hoạt động giáo dục của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Mầm Non.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp lá 2
1.4. Gi"i hạn phạm vi nghiên cứu
- Quy mô : Nghiên cứu các biện lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt
động giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non.
- Thời gian: Từ ngày 09/2013 đến tháng 12/ 2013
- Không gian: Lớp lá 2
1.5. Phương ph&p nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận: Phân tích,đọc sách, chọn lọc, tổng hợp tư liệu
- Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, đàm thoại, ghi chép…

 !""#$
%&'()*+,-./0
- Trò chơi dân gian là một hoạt động văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình
lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng. Trò chơi
dân gian là vốn quý của dân tộc đã từng gắn liền với đời sống lao động và các hội
hè, đình đám của nhân dân. Trò chơi dân gian vừa thể hiện sự sáng tạo, lạc quan
của người lao động, vừa là phương tiện giải trí thoải mái sau những giờ phút lao
động mệt mỏi hoặc bày tỏ niềm vui được mùa, chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng
kẻ thù. Trò chơi dân gian vừa đa dạng, vừa phong phú, vừa cuốn hút người chơi bởi
sự bình dị, khéo léo và tính quảng đại của nó.
%'"1,-./0
- Trò chơi dân gian có rất nhiều loại, trò chơi dân gian được chia thành hai nhóm.

Một là, các trò chơi truyền thống, hai là những trò chơi có quy tắc. để áp dụng hiệu
quả vào đối tượng trẻ vì vậy người tổ chức cần lựa chọn được trò chơi phù hợp với
mục đích, yêu cầu của chương trình giáo dục đề ra. Xét về chức năng giáo dục. Trò
chơi dân gian được chia thành 4 nhóm như sau:
2
- Nhóm 1: Loại trò chơi vận động như: Mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, kéo co,
nhảy dây, rồng răn lên mây, đá cầu… giúp tăng cường sức khỏe, thể chất cho trẻ.
- Nhóm 2: Là loại trò chơi học tập như: Ô ăn quan, cờ vua, cờ ghánh…giúp phát
triển trí tuệ, óc quan sát, tính toán.
- Nhóm 3: Là loại trò chơi sáng tạo như: Lồng đèn, chong chóng, chơi chuyền, làm
châu chấu lá dừa, làm diều… Giúp phát triển năng khiếu thẫm mỹ, sáng kiến, tính
khéo léo.
- Nhóm 4: Là loại trò chơi mô phỏng, bắt chước cách sinh hoạt của người lớn như:
Nấu cơm, đua xe đạp chậm….giúp học tập cách ứng xử.
%+2)3#0,/40,-./0567,82)
“ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian
không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa
dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh
cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng, tư duy, sang tạo, sự khéo léo mà còn
giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay ở
một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi
cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi
những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước, đang ngày càng bị mai một và
lãng quên, không chỉ ở các thành phố mà còn ở các vùng quê. Vì thế giúp các em
hiểu và quay về cội nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”
9$:40+; </#=>?@#=A/#=B/')5CD/.E
?(0)F
- Trò chơi dân gian là trò chơi rất gần gũi, quen thuộc đối với trẻ em. Trò chơi vừa
mang tính vui tươi, giải trí. Song lại có ý nghĩa giáo dục lớn đối với con người.
Nhất là trẻ Mầm Non vì đây là giai đoạn trẻ “chơi nhiều hơn học”

- Trò chơi dân gian được xem là một hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành
nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ một cách có hiệu quả. Thông qua trò
chơi vận động dân gian, các vận động cơ bản của trẻ được rèn luyện, nhờ đó mà trẻ
trở nên nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát trong các hoạt động. Với những trò chơi dân
gian chứa đựng nhiệm vụ học tập, trong khi chơi nhiệm vụ nhận thức được thực
hiện dưới hình thức vui vẻ, thoải mái. Điều đó giúp trẻ nỗ lực, tìm kiếm cách giải
quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi. Trẻ tiếp nhận nhiệm vụ trí tuệ như một nhiệm
3
vụ chơi. Chính điều đó góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ, nó là phương tiện giáo
dục nhân cách toàn diện cho trẻ Mầm Non.
- Nét đặc biệt của trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam là hầu hết các trò chơi đều gắn
liền với các bài đồng dao. Đó chính là những câu vè ngắn gọn, có nhịp điệu, âm
thanh được sử dụng trong khi chơi.Những bài đồng dao trong trò chơi cung cấp cho
trẻ những kiến thức về xã hội, giúp trẻ tiếp thu những điều hay, lẽ phải, cung cấp
cho trẻ những kiến thức xã hội cần thiết như: Tập mua bán, tập lao động,, làm quen
với các nghề trong xã hội….
- Trò chơi dân gian là phương tiện giáo dục trẻ em có thái độ đúng đắn trong các
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giúp trẻ
phát triển trí tưởng tượng, là phương tiện phát triển ngôn ngữ có hiệu quả. Khi
tham gia trò chơi, trẻ được ca hát, nhảy múa, đối đáp…Qua đó vốn từ của trẻ được
phong phú, ngôn ngữ của trẻ từ đó cũng được phát triển thêm.Trò chơi dân gian
còn có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ. Đặc biệt đối
với trẻ em Việt Nam, trò chơi dân gian góp phần hình thành nhân cách văn hóa,
mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Nhất là trong thời đại hiện nay, bên cạnh những
trò chơi do người lớn nghĩ ra và một số trò chơi b_ng máy móc hiện đại, các trò
chơi, đồ chơi của nước ngoài xuất hiện nhiều trên thị trường thì trẻ lại càng ít được
chơi những trò chơi dân gian.Vì vậy trò chơi dân gian lại càng xa lạ và lạ lẫm hơn
với trẻ. Trong khi đó nếu chúng ta biết nhìn nhận và biết dùng các trò chơi dân gian
đúng cách và hợp lý thì sẽ có hiệu quả rất lớn trong việc giáo dục trẻ vì đây là loại
trò chơi chứa đựng rất nhiều kho tàng tri thức cung cấp nội dung và phương pháp

giáo dục hiệu quả tương đối rõ ràng, đầy đủ.
+G,1/66("H//IJ',-./061E//'!
,KL/2)
+#$"MANON@*
+#$"M:
- Được sự quan tâm của bộ phận chuyên môn phòng giáo dục, lãnh đạo nhà trường
tồ chức tập huấn mở chuyên đề.
- Bản thân là một giáo viên người dân tộc (Êđê) nên nghe và hiểu được ngôn ngữ
trẻ nói tạo điều kiện cho việc truyền đạt kiến thức cho trẻ được thuận lợi hơn.
&ON@:
4
- Về không gian, thời gian chơi, cách tổ chức trò chơi, chơi như thế nào để phù hợp
với chủ điểm, chơi như thế nào để vừa cung cấp được các yêu cầu kiến thức hoạt
động chính vừa tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui tươi, lành mạnh, đảm bảo được an
toàn cho trẻ?
- 100 % số trẻ ở đây là người dân tộc Ê Đê (24 )cháu nên tiếng phổ thông của trẻ
còn hạn chế việc truyền thụ kiến thức cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm phối hợp cùng cô trong công tác giáo dục trẻ.
+P/A1;
+P/*
- Trẻ đã tập trung chú ý, tích cực, hứng thú trong các hoạt động giáo dục và cũng
biết chơi một số trò chơi dân gian nên việc đưa các trò chơi dân gian vào các tiết
học được dễ dàng hơn Bản thân tôi đã tích lũy và đã có một số kinh nghiệm khi
lồng ghép các trò chơi vào hoạt động giáo dục từ đó đã đạt được những thành công
nhất định.
1;*
- Trong khi tổ chức trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục sự tiếp thu của trẻ còn
rất chậm.
QR)1A)R=;#
R)1*

- Bản thân tôi là một giáo viên còn trẻ, năng động tâm huyết với nghề, thường
xuyên đổi mới phương pháp giáo dục, học hỏi kinh nghiệm ở đồng nghiệp để nâng
cao chuyên môn và khả năng nghiệp vụ của mình.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng nhận thức, học hỏi, tiếp thu tốt.
R=;#*
- Chưa chủ động tìm kiếm các nguồn trò chơi, vẫn hạn chế ở những trò chơi có sẵn
trong chương trình nên khi tổ chức các trò chơi dân gian thường hay bị lặp lại,
thiếu sự đổi mới khiến trẻ không tập trung, thấy nhàm chán, một số trẻ chưa mạnh
dạn trong hoạt động.
S'/#=B.A'=;#5'E/
Các nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên:
/#=B.P/*
- Do sự tìm tói, sáng tạo và không ngại khó khăn của bản thân.
5
- Do có sự khích lệ, động viên, nhắc nhở, đánh giá của Lãnh đạo trường, tạo điều
kiện giúp đỡ.
/#=B.1;*
- Trong quá trình đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục, đôi khi tôi vẫn
không tránh khỏi những hạn chế nhất định do khả năng tổ chức các trò chơi dân
gian vào hoạt động giáo dục vẫn còn chưa linh hoạt. Mặt khác, một số trẻ chưa tự
tin nên kết quả chưa thực sự đạt như mong muốn.
QDJ'JAC(J'J
QTB#40/DJ'JAC(J'J
- Nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc lồng ghép
các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục .
- Tạo sự hứng thú, lôi cuốn, hấp dẫn đối với trẻ trong các hoạt động giáo dục với
thái độ tự giác, thích thú, chủ động và ý thức sáng tạo.
- Lưu giữ và phát huy các trò chơi dân gian.Từ đó, giúp trẻ có được những trải
nghiệm, những khám phá phong phú, đa dạng về thế giới xung quanh, thúc đ|y các
quá trình phát triển toàn diện, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ.

QE#/6'UG('/DJ'JAC(J'J
%V(J'J*W)6X/'N<@/NYU',-./0
- Để lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả thì
người tổ chức hoạt động giáo dục cần phải nắm được các kĩ năng khi tổ chức các
trò chơi dân gian, nắm được trình tự, luật chơi, cách chơi và giáo dục trẻ được ý
nghĩa của trò chơi.
- Biết dùng cử chỉ, hành động, nét mặt hài hước, thân thiện, biết tạo không khí vui
vẻ, hòa nhập cùng với trẻ để trẻ luôn cảm thấy, thoải mái, tự tin khi chơi. Cũng như
các trò chơi khác để tổ chức và hướng dẫn trò chơi dân gian cho trẻ cần phải thực
hiện các yêu cầu sau:
- Xác định đối tượng chơi là trẻ 5- 6 tuổi rất hiếu động, ham chơi nhưng cũng rất
nhanh nhàm chán, mệt mỏi.
- Lựa chọn trò chơi phù hợp với chủ đề, chủ điểm hoạt động, mục đích giáo dục,
tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện tổ chức.
- Chu|n bị địa điểm, đảm bảo cho đủ số lượng quy định chơi và phương tiện phục
vụ cho cuộc chơi.
6
- Khi tổ chức cho trẻ chơi. Trước tiên cần giới thiệu rõ luật chơi, cách chơi, giải
thích rõ ràng trò chơi để trẻ năm được phong tục, tập quán, xuất sứ trò chơi dân
gian đó.
- Sau mỗi lần cho trẻ thì cần phải đánh giá, nhận xét kết quả chơi của trẻ.
- Thông thường một trò chơi dân gian cũng thực hiện theo các quy trình sau:
- Ổn định tổ chức
- Chọn số trẻ chơi, địa điểm, không gian phù hợp
- Giới thiệu tên trò chơi, xuất xứ và ý nghĩa của trò chơi
- Phổ biến luật chơi, cách chơi
- Chơi thử
- Cử người làm trọng tài
- Chơi thật
- Thưởng, phạt

- Nhận xét, đánh giá, khen ngợi trẻ.
- Những yêu cầu, kiến thức, kĩ năng tổ chức các trò chơi hầu như các giáo vững
nhưng ít khi thực hiện dầy đủ. Vì vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng khi tổ chức các
trò chơi dân gian vào trong các hoạt động giáo dục.
+ Biện ph&p 2: Z.=G/N;1/'T"H//IJ',-./0
61E//'T.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo
dục thông qua các hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động
học…. dựa vào tình hình của trường, lớp, khả năng nhận thức của trẻ.
- Lựa chọn để đưa vào các trò chơi dân gian theo kế hoạch đáp ứng được yêu cầu
"học mà chơi, chơi mà học" cho trẻ để đảm bảo hiệu quả đạt được của công tác
chăm sóc – giáo dục trẻ.
V(J'JQ*#[C:'H\/AHA"LH/06:0])]
,8
%#[C:'H\/AH
- Các đồ dùng, đồ chơi của các trò chơi dân gian thường rất phong phú và đa dạng.
Vì vậy trước khi tổ chức các trò chơi dân gian thì cần phải tìm hiểu luật chơi, cách
chơi , các đồ dùng cần để chơi trò chơi đó. Ví dụ như khi chơi trò chơi: Mèo đuổi
7
chuột thì cần phải chu|n bị mũ mèo, mũ chuột cho trẻ để cho trẻ đội. Như vậy trẻ
sẽ hứng thú hơn khi tham gia trò chơi, trò chơi sẽ được tổ chức thuận lợi hơn.
%1=,8#E"LH/0,/,-*
- Để chơi được trò chơi dân gian thì trước tiên là trẻ phải thuộc bài đồng dao thì trẻ
mới chơi được. Vì vậy trước khi tiến hành tổ chức cho trẻ chơi thì cần phải dạy trẻ
đọc thuộc bài đồng dao và tôi thường hướng dẫn trẻ đọc thuộc bài đọc dao vào các
hoạt động trong ngày như: Hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời…
%G0:0])*
- Tùy từng loại trò chơi dân gian mà có thể lựa chọn, áp dụng cho trẻ chơi ở: Ngoài
trời hoặc trong lớp. Đối với các trò chơi theo nhóm như: “Tập tầm vông” “Chi chi
chành chành” “Dệt vải” thì không cần phải có diện tích rộng, nhưng đối với các trò

chơi như: “Kéo co” “Mèo đuổi chuột” “Cướp cờ” thì cần phải có diện tích rộng để
khi trẻ chơi được thoải mái, không chen lấn, xô đ|y nhau trong khi chơi. Vì vậy cần
phải nắm vững luật chơi, cách chơi, đặc điểm của trò chơi. Từ đó lựa chọn địa điểm
phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi để đạt hiệu quả cao.
V(J'JS*G0',-./0J\MJ67^/)P
- Để việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục có hiệu quả
thì cần phải lựa chọn các trò chơi phù hợp với các hoạt động giáo dục, phù hợp với
từng chủ điểm, phù hợp với tính chất của từng hoạt động. Như vậy mới có thể
mang lại hiệu quả như mong muốn.
_5671E//O* Với không gian ở trong lớp thì diện tích nhỏ, hẹp thì nên
cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm như: Chơi trò chơi “Tập tầm vông” “Chi chi
chành chành” “Dệt vải” “Kéo cưa lừa xẻ” “Cắp cua”
_5671E//,L* Không gian rộng rãi, thoáng mát hơn thì lựa chọn
các trò chơi vận động để rèn luyện và phát triển thể chất cho trẻ như chơi trò chơi:
“Rồng rắn lên mây” “Cướp cờ” “Kéo co” “Ném còn”…
_5671E/#* Nên chọn các trò chơi tỉnh để phát triển nhận thức cho
trẻ thong qua các trò chơi “Tập tầm vồng” “Nhảy cạnh” “Ô ăn quan”……
_567)PJ',]]`* Thì sẽ cho trẻ chơi các trò chơi vận động để
rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, nhanh nhẹn và linh hoạt. Đồi hỏi trẻ phải nhanh chân,
nhanh mắt và có sức khỏe thì mới có thể vui chơi và khi tham gia vui chơi thì trẻ
mới cơ thể trẻ mới khỏe mạnh và nhanh nhẹn được.
8
- Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện vận động cơ bản xong, thì cho trẻ chơi trò chơi
“Nhảy dây”. Trò chơi nhảy dây, có nhiều nấc chơi từ thấp đến cao (Từ cổ chân đến
đùi → hông → nách → cổ → đầu). Còn đối với trò chơi “Chi chi chành chành thì
yêu cầu trẻ phải nhanh tay, nhanh miệng, lẹ mắt để rút tay ra khi câu đồng dao cuối
cùng được đọc lên, nếu không nhanh tay thì ngón tay sẽ bị giữ lại và như vậy sẽ bị
thua cuộc.
_567)P.)1* Cần lựa chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các
trò chơi như: “Dệt vải” “Tập tầm vông”

_567)P")3#aX'* Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp để dễ
tận dụng đưa các chữ cái vào hoạt động đọc, phát âm chữ cái như trò chơi: “Tập
tầm vông” “Mèo bắt chuột” “Ô an quan” “Rồng rắn lên mây”
- Sau đây tôi xin đưa ra một tiết học cụ thể mà tôi đã áp dụng lồng ghép trò chơi
dân gian vào hoạt động làm quen chữ cái l, m, n. Thông qua tiết học này chúng ta
có thể chọn lựa các trò chơi dân gian sao cho phù hợp với tiết học, các hoạt động
khác nhau và cụ thể của từng môn học, từng chủ điểm.


Chủ điểm: Thế giới động vật
Chủ đề nhánh: Một số động vật nuôi trong gia đình.
Đối tượng trẻ: Mẫu giáo lớn
Ngày thực hiện : 20/12/2012
Đề tài: Làm quen chữ cái l,m,n.
Tb=B#2#*
0.Ki;U*
- Trẻ nhận biết đúng các chữ cái l, m, n
- Nhận ra chữ l, m, n trong từ có nghĩa.
C&<@/*
- Phát âm đúng, rõ ràng các âm l, m, n
- Trẻ biết chơi với các trò chơi với chữ cái l, m, n
',]*
- Phát triển ngôn ngữ.
9
- Khả năng quan sát, chú ý có chủ định.
'T*
- Trẻ biết cách yêu quý các con vật nuôi trong gia đình và biết cách chăm sóc các
con vật.
#[C:*
- Tranh có từ dưới tranh: Con lợn, con mèo.

- Mũ chuột, mũ mèo cho trẻ đội.
- Nội dung tích hợp: Bài hát, câu đố, trò chơi dân gian “Tập tầm vông” “Mèo bắt
chuột”
QK/J'J*
- Quan sát, đàm thoại, luyện tập.
S+G(*
a.Mở đầu hoạt động:
- Cô cho trẻ hát bài: “Gà trống, mèo con và cún con”
cTrò chuyện*
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Trong bài hát có con gì?
- Những con vật nuôi đó sống ở đâu?
- Ngoài ra còn có những con vật nào nữa?
- Giúp ích gì cho chúng ta h_ng ngày?
+ Cô khái quát: Trong gia đình chúng ta nuôi rât nhiều các con vật nuôi. Các con
vật đó rất cung cấp ta thịt, trứng, sữa rất cần thiết cho chúng ta hằng ngày, ngoài
ra có một số con vật nuôi còn giúp chúng ta những công việc khác nữa như con chó
thì giữ nhà , con mèo thì bắt chuột. Vì vậy chúng ta phải biết yêu thương và chăm
sóc các con vật nuôi đó bằng cách cho chúng ăn hằng ngày và thường xuyên dọn,
rửa chuồng trại cho các con vật nuôi.
b.Hoạt động trọng tâm:
1E/* Làm quen chữ c&i l, m, n
• Làm quen chữ c&i l:
• + Cô đọc câu đố:
“Con gì ăn no
Bụng to mắt híp
10
Luôn kêu ụt ịt
N_m thở phì phò”
(Con lợn)

+Cô giới thiệu tranh “Con lợn” và từ dưới tranh “Con lợn” cho trẻ quan sát.
- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Con lợn” quan sát chữ l trong từ dưới tranh và trong
thẻ từ ghép lại.
- Có bao nhiều thẻ chữ cái rời ghép lại để tạo thành từ “Con lợn”
- Cô mời một trẻ lên rút chữ cái đã được học và cho cả lớp đọc lại chữ (c, o, ơ) đã
được học)
- Có rất nhiều chữ cái mà lớp mình chưa được học, nhưng hôm nay cô sẽ cho lớp
mình làm quen thêm một chữ cái mới đó là chữ l.
- Cô giới thiệu chữ l.
- Trẻ quan sát chữ l, cô phát âm mẫu cho trẻ nghe ( 3 – 4 lần )
+ Cô nói cho trẻ cách phát âm chữ l: Khi phát âm chữ l phải cong lưỡi lên, đầy hơi
ra và phát âm l.
- Cho trẻ phát âm ( Lớp, tổ, nhóm, cá nhân )
- Cô giới thiệu nét chữ l: Gồm một nét một nét thẳng đứng.
- Giới thiệu chữ L in hoa, l in thường, l viết thường.
cLàm quen chữ c&i m:
+ Cô đọc câu đố:
“Đôi mắt long lanh
Màu xanh trong suốt
Chân có móng vuốt
Vồ chuột rất tài”
(Con mèo)
+Cô giới thiệu tranh “Con mèo” và từ dưới tranh “Con mèo” cho trẻ quan sát.
- Cô cho trẻ đọc từ dưới tranh “Con mèo” quan sát chữ m trong từ dưới tranh và
trong thẻ từ ghép lại.
- Có bao nhiều thẻ chữ cái rời ghép lại để tạo thành từ “Con mèo”
- Cô mời một trẻ lên rút chữ cái đã được học và cho cả lớp đọc lại chữ (c, o, e) đã
được học)
- Có rất nhiều chữ cái mà lớp mình chưa được học, nhưng hôm nay cô sẽ cho lớp
11

mình làm quen thêm hai chữ cái mới đó là chữ m và chữ n.
- Cô giới thiệu chữ m.
- Trẻ quan sát chữ m, cô phát âm mẫu cho trẻ nghe ( 3 – 4 lần )
+ Cô nói cho trẻ cách phát âm chữ m: Khi phát âm chữ m phải bậm hai môi lại và
đẫy hơi ra.
- Cho trẻ phát âm ( Lớp, tổ, nhóm, cá nhân )
- Cô giới thiệu nét chữ m: Gồm một nét một nét thẳng đứng và 2 nét móc trên.
- Giới thiệu chữ M in hoa, m in thường, m viết thường.
cLàm quen chữ c&i n:
- Cô giới thiệu chữ n.
- Trẻ quan sát chữ n, cô phát âm mẫu cho trẻ nghe ( 3 – 4 lần )
+ Cô nói cho trẻ cách phát âm chữ n: Khi phát âm chữ n uốn lưỡi đầy hơi ra.
- Cho trẻ phát âm ( Lớp, tổ, nhóm, cá nhân )
- Cô giới thiệu nét chữ n: Gồm một nét một nét thẳng đứng và 1 nét móc trên
- Giới thiệu chữ N in hoa, n in thường, n viết thường.
- Cô cho cả lớp đọc.
cd 'X"66X)*
%5/0#*
- Cùng có một nét thẳng đứng ở bên trái.
%&'0#*
- Chữ l có nét thẳng đứng dài hơn nét thẳng đứng chữ m.
cd 'X66X)*
%5/0#*
- Cùng có một nét thẳng ở bên trái và nét móc thẳng.
%&'0#*
- Chữ n có một nét móc trên còn chữ m có hai nét .
1E/* Chơi c&c trò chơi v"i chữ c&i l, m, n.
- Chơi trò chơi “Ai nhanh nhất”, cô phát cho trẻ các thẻ chữ cái l, m, n. Trẻ giơ
nhanh thẻ chữ cái theo hiệu lệnh của cô và sau đó trẻ dùng các nét chữ đã được cắt
rời để ghép thành chữ l, m, n theo yêu cầu của cô.

- Cô cả lớp chơi trò chơi dân gian “Tập tầm vông” với chữ cái l, m, n. Cô giơ ra
12
chữ cái nào, trẻ phát âm nhanh chữ cái đó.
1E/Q*Trò chơi dân gian “Mèo bắt chuột”
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 mũ “Chuột”. Đóng vai làm những “Chú Chuột”. Còn cô sẽ
đội mũ mèo đóng vai làm “Chú mèo”. Cô chỉ vào những ngôi nhà giả làm những
cái hang chuột. Mỗi hang mang tên một chữ cái và mỗi trẻ đều mang một thẻ chữ
cái giống như chữ cái ở hang chuột. Khi các chú chuột đi kiếm mồi ăn và vừa đi
vừa hát:
“Chíp chíp…chíp
Chúng ta là họ chuột
Răng ta nhọn, đầu ta dài…
Chíp chíp…chíp….
- Lúc này mèo xuất hiện và kêu “Meo meo ” các chú chuột phải chạy nhanh chân
tìm về hang có chữ cái giống với chữ cái trên tay của mình. Nếu chú chuột nào
chậm chân, bị mèo vồ đựoc sẽ thua và phải đóng vai mèo.
- Sau mỗi lần chơi cô lại cho trẻ đổi thẻ cho nhau.
- Cô cùng trẻ kiểm tra và nhận xét kết quả chơi.
1E/S* Trò chơi “Thi ai nhanh”
- Cô thấy các con rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho mỗi tổ một trò chơi nữa.Tổ màu đỏ
các con sẽ nặn chữ cái l, m, n mà lớp mình vừa được học, tổ màu vàng tô màu chữ
cái l, m, n và tổ màu xanh các con sẽ xếp hột hạt chữ l, m, n .
- Gió thổi, gió thổi ! ( Thổi gì? Thổi gì?)
- Thổi tất cả các con về chỗ ngồi nào.
- Cô cùng trẻ kiểm tra, đếm và nhận xét kết quả chơi.
c.Kết thúc hoạt động:
- Cô cho trẻ hát bài: "Con gà trống"
_567)P'* Có thể lựa chọn các trò chơi như “Tập tầm vông” “Nhảy
cạnh” “Lò cò đá lỗ” “Ấp trứng, đập vỡ trứng”
- Ví dụ như: Khi cho trẻ học môn toán chia 9 đối tượng thành hai phần thì cho trẻ

chơi “Tập tầm vông” sau mỗi lần đọc câu đồng dao thì lại chia theo yêu cầu của cô.
-Trò chơi “Nhảy cạnh” thì cho trẻ nhảy qua từng cạnh vừa đếm số cạnh mà mình
vừa nhảy qua.
13
- Trò chơi “Lò cò đá lỗ” là trò chơi để dùng dạy kết hợp với môn toán trong hoạt
động: Xác định vị trí phía trên, phía dưới, phía trước, phía sau của đối tượng (có sự
định hướng)
- Trò chơi “Ấp trứng, đập vỡ trứng” dung để lồng ghép trong tiết học toán: Xác
định phía phải, phía trái của bạn b_ng đối tượng( có sự định hướng).
- Sau đây tôi xin đưa ra một tiết học cụ thể, mà tôi đã lồng ghép trò chơi dân gian
“Tập tầm vông” vào tiết học toán: Thêm, bớt chia nhóm có 9 đối tượng thành hai
phần.
Tb=B#2#*
0&;U_&<@/*
- Luyện tập kĩ năng đếm, thêm bớt trong phạm vi 9
- Ôn kĩ năng xếp tương ứng 1- 1
- Biết cách chia nhóm có 9 đối tượng thành 2 phần.
C',]*
- Phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ
- Phát triển chú ý có chủ định.
+'E*
- Giáo dục trẻ tính kỷ luật và nề nếp học tập.
#[C:*
_Mỗi trẻ có 9 hạt me, 9 quả cà chua, 2 bìa chữ số có tổng là 9( Số 1 và số 8, số 2 và
số 7, số 3 và số 6)
- Đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước hợp lí.
- Nội dung tích hợp: Bài hát, trò chơi dân gian “Tập tầm vông”
QK/J'J*
- Làm mẫu, đàm thoại, luyện tập.
S+G(*

a. Mở đầu hoạt động:
- Cô cho đọc bài thơ: “Hoa kết trái”
cTrò chuyện :
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Trong bài thơ có những loại quả gì?
- Các loại quả cung cấp chất gì cho cơ thể?
14
- Các con phải làm gì để có các loại quả để ăn?
b, Hoạt động trọng tâm:
1E/* Luyện tập nhận biết nhóm đồ vật có 9 đối tượng
- Cô và trẻ đứng vòng tròn hát bài “ Qủa gì”
- Các con hãy nhìn xem lớp mình mấy cây đu đủ? ( Cây đu đủ xếp ở từng góc và trẻ
đếm được 9 cây đu đủ)
- Các con hãy tìm xem còn đồ chơi gì cũng có 9 cái .
- Trẻ tìm và thấy có các bông hoa. Các con hãy hái hoa để cắm vào lọ cho đẹp ( 9
trẻ, mỗi trẻ cầm 1 bông hoa)
- Bạn nào hái được hoa giơ lên nào.
- Cả lớp cùng đếm xem các bạn hái được mấy bông hoa ( 9 bông hoa)
- Cô sẽ gõ trống lắc, các con nghe và tính xem cô gõ mấy tiếng thì các con vỗ tay
bấy nhiêu tiếng.
- Bây giờ các con không vỗ tay nữa mà lắc đầu sang 2 bên vừa đếm nhé.
1E/: Dạy trẻ chia 9 đối tượng thành hai phần.
- Trẻ đứng tự do xung quanh cô
- Các con xem cô có gì đây? Cô xèo tay ra ( Tay cô cầm những hạt me)
- Xem trong tay cô có bao nhiêu hạt me?( Cô đếm từ tay này qua tay kia -Trẻ cùng
đếm từ 1 đến 9)
- Cô sẽ chơi tập tầm vông để các con đoán xem tay nào có, tay nào không nhé. Cô
đọc bài ca và chơi như trò chơi ( Trẻ cùng đọc lời ca)
+ Cô sẽ chia số hạt này ra hai tay để các con đoán mỗi tay có mấy hạt nhé.
- Đọc : “ Tập tầm vông tay không, tay có

Tập tầm vó tay có, tay không?
- Đố các con đoán được mỗi tay của cô có mấy hạt? ( Chơi 2 – 3 lần)
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi cùng cô
- Các con đếm xem có đủ 9 hạt me không?
- Các con hãy chia số hạt me ra 2 tay rồi đố cô nhé
+ Cô đoán : Cô chỉ vào tay một trẻ và nói : 4 hạt, 5 hạt. Cô đi vòng quanh lớp sau
đó cho trẻ đoán số hạt trong tay của cô, xoè tay ra cho trẻ xem, mỗi tay có mấy hạt
và đặt từng hạt xuống sàn đếm.
- Các con hãy chia thành hai phần, mà số hạt ở mõi phần b_ng số hạt trong mỗi
15
phần của cô thì xoè tay ra
- Trẻ chơi 2 lần và chia 9 hạt thành hai phần theo các cách khác nhau.
- Các con chia sao cho 1 tay có 4 hạt tay kia còn mấy hạt ? ( 5 hạt )
- Các con gộp lại 1 tay có mấy hạt? ( 9 hạt)
- Cho trẻ chia tiếp 1 tay có 3 hạt, tay kia có mấy hạt? (có 6 hạt)
1E/Q: Luyện tập
- Các con nhìn xem trong rổ của mình còn có gì nữa? ( Còn cà chua và thẻ số)
- Các con xem có mấy quả cà chua? ( 9 quả)
- Cho trẻ chia số quả cà chưa thành 2 phần theo yêu cầu của cô
- Cô cho trẻ chia 1 phần có 1 quả cà chua, phần kia có mấy quả cà chua ? ( 8 quả cà
chua)
- Cô cho trẻ chia 1 phần có quả cà chua, phần kia có mấy quả cà chua? ( 7 quả cà
chua)
-Cô cho trẻ chia 1 phần có 3 quả cà chua ,phần kia có mấy quả cà chua? ( 6 quả cà
chua )
- Trong giỏ của các con có những số gì?
+ Ai có số 1 và số 8 giơ lên
+ Ai có số 2 và số 7 giơ lên
+ Ai có số 3 và số 6 giơ lên
- Cho trẻ kiểm tra lẫn nhau.

- Cho trẻ chơi trò chơi “ Tìm về đúng nhà”
- Trẻ về đúng nhà sao cho tổng số chấm tròn của số nhà và thẻ của trẻ là 9 chấm
tròn.
c.Kết thúc hoạt động:
- Cô cho trẻ hát bài: "Qủa gì"
V(J'JS*G0',-./0J\MJ67^/4])
- Ngoài lựa chọn các trò chơi lồng ghép vào các tiết học thì còn phải lựa chọn sao
cho phù hợp với từng chủ điểm, chủ đề của bài dạy như:
- Đối với chủ điểm Trường Mầm Non: Chúng ta có thể lựa chọn các trò chơi như
“Chơi lù lù” “Chơi âm, chơi u” “Giấú vật, tìm vật” “Nu na nu nống” “Tập tầm
vông” …
16
- Đối với chủ điểm Bản thân: Chơi trò chơi “Vật tay” “Kéo co” “Vật ngón tay cái”
“Vào vòng, ra vòng” “Nhắm mắt, bắt chộp”…
- Đối với chủ điểm gia đình: Chơi trò chơi “Chiếm nhà” “Dung dăng dung
dẻ”………
- Đối với chủ điểm Nghề nghiệp: Chơi các trò chơi như “Dệt vải” “Kéo cưa lừa
xẻ”…
- Đối với chủ điểm thế giới thực vật – Tết và mùa xuân: Tổ chức các trò chơi như
“Gieo hạt” “Trồng nụ trồng hoa” “Cướp cờ” “Ném còn” “Chơi đu” “Bịt mắt đập
niêu”……
- Đối với chủ điểm thế giới động vật: Tổ chức chơi các trò chơi như “Mèo đuổi
chuột” “Bịt mắt bắt dê” “Bắt bướm” “Đua ngựa” “Cắp cua” “Bắt bướm” “Hổ bắt
lợn” “Xỉa cá mè” “Cá sấu lên bờ” “Cưỡi ngựa bắn cung” “Ấp trứng, đập vở trứng”
“Con hổ - thợ săn – cô gái” “Thả đĩa ba ba” “Dung dăng dung dẻ”…….
- Chủ điểm Nước và các hiện tượng tự nhiên: Chơi “Lộn cầu vồng:……
- Chủ điểm An toàn giao thông: Chơi trò chơi “Ôtô và chim sẻ”
- Chủ điểm Quê hương – Đất nước – Bác Hồ: Chơi các trò chơi như “Cướp cờ”
“Ném còn” “Nhảy dây”
V(J'Je*.=U/fAN#=;NbAE/6B,80)/06,-


- Để trò chơi lôi cuốn hấp dẫn trẻ chơi hơn tôi luôn tạo cho trẻ cảm giác thoải mái
và luôn gây hứng thú để trẻ tích cực tham gia vào trò chơi như khi chơi trò chơi:
“Mèo đuổi chuột” tôi làm mũ chuột, mũ mèo cho trẻ đội và tôi thấy trẻ rất thích thú
khi được đội mũ các con vật khi chơi trò chơi này. Ngoài ra đối với trẻ chưa mạnh
dạn, tự tin khi tham gia vào hoạt động thì tôi luôn khuyến khích, động viên trẻ b_ng
cách trao đổi, bàn bạc và thăm dò ý kiến của trẻ trước để tạo dựng tính chủ động,
tích cực của trẻ trong quá trình chơi.
QQ#N(G(/DJ'JAC(J'J
]G('/DJ'JAC(J'J,B2OX/#N( 0#*
- Sự nhiệt tình, say mê, ham học hỏi của bản thân giáo viên. Không ngại khó khăn,
gian khổ. Luôn có ý thức tự học, tự tìm tòi sáng tạo và nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ.
17
- Sự quan tâm của Lãnh đạo trường và các ban ngành đoàn thể ở địa phương, tạo sự
động viên khuyến khích về vật chất cũng như tinh thần để công cuộc đổi mới dạy
học đạt hiệu quả cao.
QS5"B(/X0/DJ'JAC(J'J
- Tất cả các phương pháp và biện pháp tôi đã đưa vào để thực hiện việc lồng ghép
các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục đều nh_m thu hút, khuyến khích trẻ,
tạo sự hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục. Tuy nhiên
cũng vào từng môn học, từng chủ điểm, từng thời điểm thích hợp mà lựa chọn hình
thức, phương pháp và biện pháp một cách phù hợp để sử dụng linh hoạt, khéo léo
đảm bảo được các yêu cầu đã đề ra.
- Các giải pháp, biện pháp trên có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại,
hỗ trợ lẫn nhau, được tiến hành tuần tự theo kế hoạch đã đề ra đảm bảo đạt hiệu quả
cao.
Qe&;3#DND/()A/',:N0406`/BU#
- Qua việc thực hiện b_ng nhiều hình thức lồng ghép các trò chơi dân gian vào
hoạt động giáo dục, nhờ sự cố gắng tìm tòi học hỏi của bản thân, kết quả đã cho ta

thấy các cháu hứng thú, hăng say và rất thích tham gia vào các hoạt động học và từ
khi áp dụng các biện pháp trên đến nay tôi đã thu được một số kết quả đáng kể như
sau:
Nội dung Trước khi áp dụng biện
pháp
Sau khi áp dụng biện pháp
Về học sinh - 40 % trẻ hứng thú tham gia
vào các hoạt động giáo dục
- 50 % trẻ thích chơi các trò
chơi dân gian.
- 80 % trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt
động giáo dục
- 80 – 85 % trẻ thích chơi các trò chơi dân
gian.
- Trẻ tập trung chú ý và không còn nhàm
chán khi tham gia vào các hoạt động.
S&;3#D#KM3#0ND/()A/',:N0406`/B
U#
18
- Với những biện pháp đã thực hiện, tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế trong
việc tổ chức, lồng ghép các trò chơi dân gian vào một số hoạt động của trẻ 5 – 6
tuổi và đã mang lại một số kết quả như sau:
- Trẻ hứng thú, yêu thích khi tham gia vào các hoạt động giáo dục, tham gia chơi
trò chơi dân gian tích cực hơn.
- Trẻ có một số vốn hiểu biết về trò chơi dân gian, các phong tục tập quán, truyền
thống quý báu của dân tộc.
- Trẻ nhanh nhẹn, tự tin, năng động khi tham gia vào các môn học.
- Trẻ đã biết tạo các nhóm chơi dân gian cùng các bạn trong lớp.
3. Kết luận và kiến nghị
3.1 . Kết luận

- Qua việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục tôi nhận ra r_ng
khi muốn lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục đòi hỏi giáo viên
phải biết lựa chọn các trò chơi dân gian sao cho phù hợp từng môn học, từng chủ
điểm và cần phải chu|n bị tốt các điều kiện để trẻ hứng thú, lôi cuốn, hấp dẫn trẻ
tham gia.
- Nhận thức được ý nghĩa việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động, đó
chính là “Chơi mà học, học mà chơi”
- Tạo không khí thân mật, gần gũi, khuyến khích, động viên tất cả trẻ tham gia.
- Cần tìm hiểu rõ các trò chơi và lựa chọn các trò chơi mang tính giáo dục, lành
mạnh và an toàn cho trẻ.
- Trước khi tổ chức các trò chơi dân gian cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, chu|n bị
tốt, đồ dùng, đồ chơi, lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với không gian, đặc điểm
của buổi chơi và đúng chủ đề đang thực hiện.
- Việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào hoạt động giáo dục có ảnh hưởng tích
cực đến quá trình học tập, vui chơi và phát triển của trẻ, mang hiệu quả tốt hơn
trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non.Từ đó nâng cao chất lượng chăm
sóc – giáo dục trẻ một cách toàn diện, sâu rộng và triệt để.
- Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã lồng ghép các trò chơi dân gian cho trẻ 5
-6 tuổi vào các hoạt động giáo dục ở trường Mầm Non đã được thực hiện tại lớp
mình và đạt được một số kết quả khả quan tuy nhiên nó vẫn còn một số hạn chế và
thiếu sót nhất định. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban giám hiệu trường,
19
các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm
ơn!
Q&;/:
- Mong nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện tổ chức các
chuyên đề lồng ghép các trò chơi dân gian để các giáo viên có thể tham khảo và
học hỏi thêm. Qua đó giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Tạo điều kiện để các giáo viên tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng tổ chức các trò chơi
dân gian để các giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn

trong việc lồng ghép các trò chơi dân gian vào các hoạt động giáo dục.
EaBar ngày 10 tháng 03 năm 2014
20
gg
1. Phần mở đầu: 1
1.1. Lý do chọn đề tài. 1
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. 1
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 1
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu. 2
2. Phần nội dung. 2
2.1. Cơ sở lý luận 2
2.2. Thực trạng 3
2.2.1. Thuận lợi, khó khăn 3
2.2.2. Thành công, hạn chế 4
2.2.3. Mặt mạnh, mặt yếu 4
2.2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 4
21
2.3. Giải pháp, biện pháp 4
2.3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 4
2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 5
2.3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp 13
2.3.4. Mối liên hệ giữa giải pháp, biện pháp 13
2.3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu. 14
2.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.14
3. Phần kết luận, kiến nghị 15
3.1. Kết luận 15
3.2. Kiến nghị 15-16.
+hi+j&kl


1. 100 trò chơi dân gian nhà xuất bản Thanh Niên
2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non trẻ 5- 6 độ
tuổi. Nhà xuất bản giáo dục.
3. Trò chơi dân gian Nhà xuất bản Lao Động.
22

×