Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

III.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền và thủ tục xử phạt vi phạm hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.33 KB, 4 trang )

1. Những điểm mới về người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Khác với việc xét xử các hành vi phạm tội mà ở đó thẩm quyền thực hiện công
việc này được giao cho một cơ quan duy nhất là tòa án thực hiện, việc xử phạt vi
phạm hành chính được giao cho nhiều cơ quan, cán bộ có thẩm quyền khác nhau
thực hiện. Theo quy định của pháp luật, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
thuộc về các cơ quan, cá nhân sau: Ủy ban nhân dân các cấp; Cơ quan công an
nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cơ quan cảnh sát biển; Cơ quan hải quan; Cơ quan
kiểm lâm; Cơ quan thuế; Cơ quan quản lí thị trường; Cơ quan thanh tra chuyên
ngành; Giám đốc cảng vụ hàng hải, giám đốc cảng vụ đường thủy nội địa, giám
đốc cảng vụ hàng không; Tòa án nhân dân và cơ quant hi hành án dân sự; Cục
trưởng cục quản lí lao động nước ngoài, chủ tịch hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng
cơ quan quản lí cạnh tranh; Ủy ban chứng khoán.
Đồng thời pháp luật cũng quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cụ
thể của mỗi cán bộ có thẩm quyền xử phạt trong các cơ quan này.
Cần lưu ý rằng mức phạt tiền mà pháp luật quy định cho những người có thẩm
quyền xử phạt như trên là mức phạt cho một hành vi vi phạm hành chính. Tuy
nhiên trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được ban hành
trước Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 điều này không được quy định
rõ ràng. Vì vậy trong nhiều trường hợp đã xảy ra nhưng tranh luận xung quanh
trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện đồng thời nhiều vi phạm hành chính một lúc
và mức phạt tiền tổng hợp đối với các cá nhân, tổ chức này vượt quá mức mà pháp
luật quy định cho thẩm quyền của người xử phạt. Về nguyên tắc, nếu tất cả các vi
phạm đó đều thuộc thẩm quyền xử phạt của người có thẩm quyền thì dù mức phạt
tổng hợp có lớn hơn mức quy định cho thẩm quyền của người xử phạt, vụ việc đó
vẫn thuộc thẩm quyền xử phạt của người này. Trường hợp nếu có một vi phạm
hành chính mà mức phạt tiền được pháp luật quy định vượt quá thẩm quyền của
người xử phạt thì vụ việc đó phải chuyển cho người khác có thẩm quyền xử phạt.
2. Những điểm mới trong nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm
hành chính
Để khắc phục việc thiếu tính rõ ràng trong các quy định về thẩm quyền xử phạt
như đã phân tích ở trên và bảo đảm cho việc thực hiện đúng thẩm quyền xử phạt,


Điều 42 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi bổ sung năm 2008)
quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là:
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ
Điều 31 đến Điều 40d của Pháp lệnh này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều
người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
- Thẩm quyền xử phạt của những người được quy định tại các điều từ Điều
28 đến Điều 40d của Pháp lệnh này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi
phạm hành chính. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định
căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm
cụ thể.
- Trong trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm
hành chính thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây:
+ Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với từng hành vi đều thuộc
thẩm quyền của người xử phạt, thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
+ Nếu hình thức, mức xử phạt được quy định đối với một trong các hành vi
vượt quá thẩm quyền của người xử phạt, thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến
cấp có thẩm quyền xử phạt;
+ Nếu các hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thuộc các
ngành khác nhau, thì quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm
quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.
3. Những điểm mới trong thủ tục ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Theo quy định của Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính hiện hành thì việc ra
quyết định xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo thủ tục sau đây:
- Khi phát hiện vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức thì người có thẩm quyền xử
phạt phải ra lệnh đình chỉ ngay hành vi vi phạm của cá nhân, tổ chức.
- Thủ tục đơn giản: nếu xét thấy vi phạm của cá nhân, tổ chức chỉ bị phạt ở mức

cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng thì người có thẩm quyền
xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ mà không cần phải lập biên bản về hành vi vi
phạm hành chính.
- Thủ tục xử phạt có lập biên bản: nếu thấy rằng vi phạm đó của tổ chức, cá nhân bị
phạt tiền từ mức 200.000 đồng trở lên thì người có thẩm quyền xử phạt phải tiến
hành lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính. Biên bản này phải có chứ kí của
người vi phạm hành chính và của người lập biên bản. Nếu có người làm chứng
hoặc người bị thiệt hại thì họ cùng kí vào biên bản. Nếu họ không kí thì phải ghi rõ
lí do vào biên bản. Biên bản lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm một
bản, nếu vụ vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì người
đó phải gửi biên bản tới người có thẩm quyền xử phạt. Thời hạn ra quyết định xử
phạt là mười ngày kể từ ngày lập biên bản về vi phạm hành chính, đối với vụ vi
phạm có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 30 ngày.
Trong trường hợp xét thấy cần them thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì
người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để
xin gia hạn, việc gia hạn phải bằng văn bản. Thời hạn gia hạn không được quá 30
ngày.
- Trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính, khi xét thấy hành vi vi phạm có dấu
hiệu tội phạm, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan xử lí
hình sự có thẩm quyền giải quyết. Pháp luật nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi
phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lí hành chính.
4. Những điểm mới trong thủ tục thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính
Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày kí, trừ trường hợp trong quyết định
quy định ngày có hiệu lực khác. Quyết định này phải được gửi cho tổ chức, cá
nhân vi phạm hành chính và cơ quan thu tiền phạt trong thời hạn ba ngày kể từ
ngày ra quyết định. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải tự nguyện thi hành quyết định
xử phạt trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được giao quyết định xử phạt trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác. Cá nhân, tổ chức bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt
tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt hoặc nộp tại kho bạc nhà nước. Hết thời

hạn tự nguyện thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không thi hành
quyết định xử phạt thì cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt buộc tổ chức, cá nhân đó phải thi hành, bao gồm:
- Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản
tại ngân hàng;
- Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
- Áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành quyết định xử phạt.

×