Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.93 KB, 32 trang )

Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
Nhóm 8

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI – DU LỊCH – MARKETING
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI :
Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường hàng không

GVHD : Ths. Ngô Thị Hải Xuân
Sinh viên thực hiện :
1.Chim Lê Tân
2.Hồ Thị Xuân Liên
3. Nguyễn Thị Bích Phương


TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2014
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
BẢNG MÔ TẢ CÔNG VIÊC

STT Thành viên Công việc
Mức độ hoàn
thành
1
Hồ Thị Xuân Liên
Chương 2
100%
2
Nguyễn Thị Bích Phương


Chương 1
100%
3
Chim Lê Tân
Chương 3
100%
Nhóm 8

2
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng
không 5
1.1. Sơ đồ xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không 5
1.2. Các bước thực hiện 5
1.2.1. Đặt chỗ và nhận booking confirm 5
1.2.2. Chuẩn bị hàng hóa, chứng từ và Khai hải quan 6
1.2.3. Vận chuyển hàng hóa ra sân bay, đưa hàng vào bãi TCS/SCSC để làm
thủ tục hải quan 7
1.2.4. Xuống hàng và Cân hàng 7
1.2.5. Gửi chi tiết cho hãng hàng không làm MAWB 9
1.2.6. Thanh lý hải quan 9
1.2.7. Soi chiếu an ninh 9
CHƯƠNG 2: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng
không 10
2.1. Sơ đồ giao nhận hàng hóa nhập khẩu theo hình thức kinh doanh 10
2.2. Các bước thực hiện 10
2.2.1. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ 10
2.2.2. Đăng ký mở tờ khai và làm thủ thục hải quan 11
2.2.3. Làm thủ tục xuất kho 15

2.2.4. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa 15
2.2.5. Thanh toán các khoản phí liên quan, thông quan 16
2.2.6. Thanh lý Hải quan cổng và đưa hàng ra sân bay 16
Chương 3: Các hình thức khác – Điểm khác so với quy trình chung 10
Nhóm 8

3
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
3.1.Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công quốc tế 10
3.2. Quy trình thủ tục kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất 10
3.3. Quy trình tổ chức thực hiện hàng sản xuất xuất khẩu 23
3.4. Quy trình xuất nhập khẩu hàng bưu điện , chuyển phát nhanh 24
3.5. Sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa thủ tục hàng Gia công, sản xuất xuất
khẩu, Tạm nhập-tái xuất 25
3.6. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 26
3.7. Thuế tiêu thụ đặc biệt 29
3.8. Thuế bảo vệ môi trường 29
3.9. Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu 30
Phụ lục 31
Tài liệu tham khảo 32
Nhóm 8

4
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
CHƯƠNG 1: Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng
đường hàng không
1.1. Sơ đồ xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không:
1.2. Các bước thực hiện :
1.2.1. Đặt chỗ và nhận booking confirm:
Sau khi ký hợp đồng ngoại thương, thu thập thông tin về chi tiết lô hàng (khối

lượng, trọng lượng, tên mặt hàng, ngày đi, nơi đến…) như trong hợp đồng, người
xuất khẩu tiến hành chọn hãng hàng không phù hợp, sau đó gửi chi tiết thông tin
của lô hàng (khối lượng, trọng lượng, tên mặt hàng, ngày đi, nơi đến…) cho hãng
hàng không để đặt chỗ (booking) cho lô hàng.
Sau khi hãng hàng không đã đặt được chỗ và gửi lại thông báo xác nhận cho
người xuất khẩu (booking confirmed). Trên booking có đầy đủ thông tin của
chuyến bay ,số Master Airway Bill (MAWB), ngày bay, cước phí, hình thức thanh
toán qua email.
Nhóm 8

4. Xuống hàng và Cân
hàng.
3. Vận chuyển hàng hóa
ra sân bay, đưa hàng vào
bãi TCS/SCSC để làm
thủ tục hải quan.
5.Gửi chi tiết cho
hãng hàng không làm
MAWB.
7. Soi chiếu an ninh lô
hàng và bấm hồ sơ.
1.Đặt chỗ và nhận
booking confirm.
2.Chuẩn bị hàng hóa
và chứng từ để làm thủ
tục hải quan. Đồng
thời khai hải quan điện
tử.
6. Thanh lý hải quan,
đóng phí TCS/SCSC

5
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
1.2.2. Chuẩn bị hàng hóa, chứng từ và Khai hải quan.
1.2.2.1. Chuẩn bị hàng hóa và chứng từ
Ngay sau khi kí kết hợp đồng ngoại thương, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị
hàng hóa theo đúng quy cách đã ký kết. Hàng hóa sẵn sàng vận chuyển đưa ra sân
bay. Đồng thời doanh nghiệp phải chuẩn bị các chứng từ cần thiết như:
o Tờ khai Hải quan xuất HQ/2012-XK. ( 2 bản chính).
o Giấy phép xuất khẩu (Export Licence) (nếu có)
o Hóa đơn thương mại (Commecial Invoice)
o Phiếu đóng gói (Packing list)
o Giấy chứng nhận khử trùng nếu có(Fumigation Certificate)
o Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (thú y) (Veterinary Certificate)
o Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
o Tờ khai hàng nguy hiểm (nếu có) (Declaration for Dangerous goods)
o Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật ( Certificate of Phytosanitary)
1.2.2.2.Khai hải quan điện tử.
Sau khi chuẩn bị các loại chứng từ cần thiết người khai tiến hành khai tờ khai
hải quan điện tử, “ tờ khai trị giá (nếu có ) theo đúng tiêu chí và khuôn dạng
chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan hải quan.
Tại chi cục hải quan sẽ có cán bộ tiếp nhận thông tin trên , tiến hành kiểm tra,
nếu thông tin đầy đủ và áp mã số thuế chính xác thì sẽ chấp nhận khai báo và hệ
thống tự động cho doanh nghiệp số tờ khai, kết quả phân luồng :
Luồng Xanh: Miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
Lô hàng được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan . Doanh nghiệp in tờ
khai rồi lên cán bộ phụ trách đóng dấu, sau đó doanh nghiệp đem tờ khai đi
làm thủ tục xuất hàng.
Nhóm 8

6

Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan. Nếu được yêu cầu sửa đổi, bổ sung
hồ sơ hải quan thì người xuất khẩu thực hiện theo yêu cầu và xuất trình hồ
sơ giấy để cơ quan hải quan kiểm tra. Tùy theo tính chất và thông tin lô
hàng mà phía HQ có thể quyết định thông quan hay tiếp tục kiểm tra thực tế
hàng hóa.
Luồng đỏ: Người xuât khẩu xuất trình hồ sơ giấy và hàng hóa để cơ quan
hải quan kiểm tra. Có 3 mức độ kiểm hóa :
• Mức (3).a : Kiểm tra 100% lô hàng.
• Mức (3).b: Kiểm tra thực tế 10% lô hàng, nếu không phát hiện vi
phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục
kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
• Mức (3).c: Kiểm tra thực tế tới 5% lô hàng, nếu không phát hiện vi
phạm thì kết thúc kiểm tra, nếu phát hiện có vi phạm thì tiếp tục
kiểm tra cho tới khi kết luận được mức độ vi phạm.
1.2.3. Vận chuyển hàng hóa ra sân bay, đưa hàng vào bãi TCS/SCSC để làm
thủ tục hải quan.
Hàng hóa đã chuẩn bị xong công ty báo cho nhân viên giao nhận để giao hàng
tại sân bay trước giờ closing time nhân viên giao nhận sẽ xin phép an ninh cổng
cho xe chở hàng vào trong kho để chất xếp hàng .
1.2.4. Xuống hàng và Cân hàng.
Nhân viên hãng hàng không cho hàng xuống, chất xếp sao cho dễ dàng kiểm
đếm và chắc chắn trong quá trình cân hàng.
Hàng được cân bởi một nhân viên TCS/ SCSC nếu :
Nhóm 8

7
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
• Hàng nặng, thể tích nhỏ thì tính theo trọng lượng thực tế cả bao bì
( Goss weight )

• Hàng nhẹ ,thể tích lớn, tính theo thể tích ( volume weight ).
Việc tính cước này nhằm xác định :
Nếu G.W > V.W : thì C.W (Chargeable Weight) được xác định là G.W
Nếu G.W < V.W: thì C.W (Chargeable Weight) được xác định là V.W.
Lưu ý : G.W thường để khai HQ vì HQ chỉ quan tâm đến G.W, còn C.W để
hãng hàng không tính cước hàng air.
 Lập phiếu cân hàng :
Phiếu cân hàng gồm có 4 liên có ý ngh}a và nội dung thông tin như sau:
Liên màu trắng: Giành cho việc phát hành Master Airway Bill của
hãng hàng không
Liên màu đỏ và màu vàng: Giành cho việc thanh toán tiền dịch vụ của
công ty TCS/ SCSC trong kho TCS/ SCSC.
Liên màu xanh: Giành cho việc làm thanh lý hải quan và giải quyết
các vấn đề phát sinh khi hàng hóa xãy ra sự cố.
Khi lập phiếu cân hàng nhân viên giao nhận khai báo đầy đủ thông
tin như : địa chỉ người gửi, người nhận, loại hàng, số kiện, trọng lượng, số hiệu
chuyến bay, ngày bay, …và dán nhãn MAWB có nội dung : tên hãng hàng không,
số MAWB, cảng đến), cảng đi, tổng số kiện.
Sau khi cân xong, Nhân viên giao nhận và đại diện hãng hàng không
sẽ ký xác nhận vào phiếu cân hàng nhằm xác thực trọng lượng của hàng hóa và
dán nhãn của hãng hàng không lên kiện hàng. Sau đó đến kho TCS/ SCSC xác
nhận hàng đúng kích thước trọng lượng và kí mã hiệu đầy đủ.
Nhóm 8

8
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
1.2.5. Gửi chi tiết cho hãng hàng không làm MAWB.
Tiếp đó nhân viên giao nhận cầm phiếu cân màu trắng và booking dựa vào đó
hãng hàng không đánh MAWB và cấp MAWB cho người xuất khẩu. Khi đó
người xuất khẩu/ đại lý sẽ gửi MAWB và các chứng từ kèm theo hàng cùng

chuyến bay đó để cho người nhập khẩu nhận hàng và chứng từ kịp thời.
Chứng từ gồm :
 01 Bộ MAWB/ HAWB
 01 Invoice & Packing list,
 02 Manifest
 01 C/O (nếu có)…
1.2.6. Thanh lý hải quan.
Sau khi hàng được xác nhận, người giao nhận sẽ đi đóng tiền dịch vụ TCS tại
phòng thương vụ và trả lại tờ cân trắng và xanh. Người giao nhận sẽ dùng phiếu
cân hàng màu xanh và lấy bộ hồ sơ mà nhân viên chứng từ đã khai báo để thanh lý
hải quan.
Khi qua thanh lý nhân viên giao nhận dùng một tờ khai hải quan bản hải quan
lưu và phiếu cân hàng liên màu xanh cho hải quan đối chiếu lại các thông tin. Sau
đó hải quan thanh lý bằng cách ký tên, đóng dấu vào phiếu cân màu xanh và tờ
khai.
1.2.7. Soi chiếu an ninh.
Trình phiếu cân vừa thanh lý xong để cho hàng vào soi nếu hàng soi thấy
không có vấn đề gì thì Hải quan đóng dấu lên Tờ khai Hải quan xuất khẩu.
Cầm hồ sơ (những chứng từ cần thiết để người nhận hàng có thể nhận hàng)
cùng với tờ cân trắng lên hãng hàng không để bấm hồ sơ.
Nhóm 8

9
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
CHƯƠNG 2: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường hàng không
2.1. Sơ đồ giao nhận hàng hóa nhập khẩu theo hình thức kinh doanh.
2.2. Các bước thực hiện:
2.2.1. Nhận và kiểm tra bộ chứng từ :
Theo sự uỷ thác của người giao nhận nước ngoài hay người nhập khẩu, người

đại lý hay người giao nhận sẽ tiến hành giao nhận hàng hoá bằng các chứng từ
được gửi từ nước xuất khẩu và các chứng từ do nước nhập khẩu cung cấp như :
• Hợp đồng ngoại thương ( Sale contract): 1 bản sao.
• Hóa đơn thương mại(Comercial invoice): 1bản gốc,1bản sao.
• Phiếu đóng gói (Packing list):1 bản gốc, 1 bản sao.
• Vận đơn hàng không. (MAWB / HAWB ) :2 bản sao,
• Giấy giới thiệu: 3 bản gốc .
• Các chứng từ khác :( giấy chứng nhận xuất xứ …. (nếu có).
Tuy nhiên : nếu nhân viên giao nhận phải đến trực tiếp công ty nhập khẩu để
nhận bộ chứng từ. Sau khi kiểm tra và nhận đầy đủ bộ chứng từ để chuẩn bị cho
Nhóm 8

Nhận và kiểm tra
bộ chứng từ
Đăng ký tờ khai
và làm thủ tục
HQ
Thanh toán các
khoản phí có liên
quan và thông
quan
Thanh lý tờ khai
và đưa hàng ra
sân bay
Làm thủ tục
xuất kho
Nhận và kiểm
tra hàng
10
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân

việc làm thủ tục Hải Quan, nhân viên giao nhận phải ký xác nhận là đã nhận đủ bộ
chứng từ.
Khi nhận được giấy báo hàng đến, người giao nhận phải đến hãng hàng không
để nhận các chứng từ liên quan. Nếu như có thông qua đại lý của hãng hàng không
,nhân viên giao nhận đến đại lý theo địa chỉ trên giấy báo hàng đến để nhận nhận
bộ chứng từ bao gồm: MAWB, HAWB, giấy ủy quyền ,Invoice, Packing list (nếu
nhà xuất khẩu gởi cùng hàng hóa. )
Sau khi kiểm tra đầy đủ bộ chứng từ đại lý giao nhân viên giao nhận đóng một
số phí như HAWB, D/O, Handling fee, freight (nếu là freight collect).
2.2.2. Đăng ký mở tờ khai và làm thủ thục Hải Quan :
Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật Hải quan đã được thông qua, có hiệu
lực thi hành từ ngày 10/9/2013; Thông tư 128/2013/TT-BTC của Bộ tài chính quy
định chi tiết một số điều của Luật Hải quan thay thế cho các quy định cũ tại Thông
tư 194/2010/TT-BTC. Hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan,
giúp người thực hiện thủ tục hải quan có thể dễ dàng tra cứu và áp dụng các quy
định của pháp luật một cách thống nhất.
2.2.2.1. Chuẩn bị hồ sơ :
Trước khi đến cơ quan hải quan làm thủ tục, doanh nghiệp phải khai báo qua
hải quan điện tử, người khai hải quan khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ
thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan .
Bộ hồ sơ hải quan bao gồm :
Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu: (2 bản chính)
Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các chứng từ pháp lý có giá trị tương
đương hợp đồng:( 1 bản sao)
Vận đơn đường không ( Master Airway Bill và House Airway Bill) : 2 bản
sao, hoặc bản chính của các vận tải đơn có ghi chữ COPY;
Nhóm 8

11
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân

Hoá đơn thương mại: (1 bản chính, 1 bản sao.)
Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông
báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng
như kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch đối với hàng hóa nhập
khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về
vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: (1
bản chính)
Bảng kê chi tiết hàng hóa đối với hàng có nhiều chủng loại họặc hàng đóng
gói không đồng nhất : (1 bản chính và 1 bản sao.)
Tờ khai giá trị hàng nhập khẩu trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ
khai giá trị hàng hóa: (1 bản chính)
Giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hóa phải có
giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: 1 bản ( là bản chính nếu
nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình
bản chính để đối chiếu).
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chủ hàng phải yêu cầu được
hưởng thuế suất ưu đãi đặt biệt: 1 bản gốc và 1 bản sao
Các chứng từ khác theo quy định pháp luật liên quan phải có: (1 bản chính.)
Giấy giới thiệu 1 bản chính
 Các giấy tờ là bản sao phải do người đứng đầu doanh nghiệp hoặc người
được người đứng đầu doanh nghiệp uỷ quyền xác nhận (ký tên, đóng dấu) và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này.
 Đối với các chứng từ: C/O, không về kịp cùng hàng hóa thì doanh nghiệp
phải có công văn xác nhận đồng ý xin nợ của cơ quan hải quan dùng bản
photo chung với bộ hồ sơ khai báo để nộp cho cán bộ hải quan trong thời
hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Nhóm 8

12
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân

2.2.2.2. Đăng ký mở tờ khai :
Trước tiên người khai phải nhập thông tin TKHQ điện tử, TK trị giá trên hệ
thống khai hải quan điện tử được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài
chính quy định.
Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng theo đúng các tiêu chí
nhưng phải dựa vào bộ chứng từ hàng hóa: về tên và mã số hàng hoá, đơn vị tính,
số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, các loại thuế
suất và các tiêu chí khác quy định tại tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế,
các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về các nội dung đã khai và gửi tới hệ thống của cơ quan HQ.
Sau khi truyền số liệu, bạn sẽ nhận được thông tin phản hồi từ cơ quan hải
quan. Trường hợp hệ thống phát hiện thấy lỗi, sẽ có thông báo trên màn hình máy
tính, Bạn chỉnh sửa cho chính xác rồi truyền lại.
Khi các bước thực hiện và số liệu sơ bộ hợp lệ, hệ thống sẽ trả về về số tờ khai
hải quan, kết quả phân luồng: có 3 mức
 Luồng xanh: được miễn kiểm tra hồ sơ chi tiết và miễn kiểm tra thực tế,
cán bộ HQ sẽ đóng dấu thông quan hàng hoá trên tờ khai doanh nghiệp đã
khai nếu hàng không có nợ bất cứ giấy tờ gì. Hàng nợ kết quả giám định
chất lượng hay giấy chứng nhận khác thì cán bộ HQ sẽ đóng dấu giải phóng
hàng nhưng chỉ đưa hàng về kho bảo quản. Khi nào doanh nghiệp bổ sung
đầy đủ thì cán bộ HQ mới đóng dấu thông quan cho hàng hoá.
 Luồng vàng: Kiểm tra hồ sơ hải quan chi tiết , miễn kiểm tra thực tế. Cán
bộ đối chiếu tờ khai với bộ chứng từ. Nếu tờ khai phù hợp với chứng từ thì
công chức Hải quan đóng dấu thông quan ( nếu hàng không chịu sự kiểm
tra của các cơ quan chuyên ngành). Nếu bộ chứng từ và tờ khai HQ không
trùng khớp thì HQ sẽ yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa và khai báo lại.
Nhóm 8

13
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân

 Luồng đỏ: Doanh nghiệp xuất trình hồ sơ để HQ kiểm tra chi tiết hồ sơ
tương tự như hàng luồng vàng. Nếu bộ chứng từ Phù hợp , cán bộ HQ sẽ
chuyển qua bước kiểm tra thực tế hàng hoá.
Có 3 mức độ kiểm tra ở luồng đỏ :
• Mức 3a: kiểm tra 100% lô hàng.
• Mức 3b: kiểm tra 10% lô hàng, nếu không phát hiện thì kết thúc
kiểm tra,nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức
độ quy phạm.
• Mức 3c: kiểm tra 5% lô hàng. Nếu không phát hiện thì kết thúc kiểm
tra,nếu phát hiện vi phạm thì tiếp tục kiểm tra để kết luận mức độ
quy phạm.
 Sau khi cấp số tờ khai và đã phân luồng thì nhân viên khai HQ in tờ
khai với bộ chứng từ cần thiết cho lô hàng và tiến hành làm thủ tục
nhận hàng tại kho TCS/SCSC.
Lưu ý :
• Hàng nhập khẩu bằng đường hàng không thường xuyên phải lưu kho tuy
nhiên hàng lưu kho được miễn phí trong 3 ngày kể từ khi chuyến bay đáp,
quá 3 ngày này chi phí lưu kho sẽ được tính cho chủ hàng theo khối
lượng hàng số ngày lưu kho ở TCS (không tính ngày lễ và Chủ nhật).
• Sau khi có số tờ khai người mở tờ khai sẽ đến quầy đăng ký lấy hàng để
đăng ký đồng thời cung cấp thông tin liên lạc để cán bộ hải quan thông
báo khi hàng về đến kho của sân bay.
2.2.3. Làm thủ tục xuất kho.
Khi hàng đã về đến kho. Lúc này người mở tờ khai sẽ mang giấy giới thiệu của
công ty và chứng minh nhân dân của mình đến quầy đăng ký lấy hàng để nhận lại
Air Waybill gốc đồng thời đóng phí lưu kho (nếu có) ở phòng thương vụ TCS/
SCSC. Nhân viên giao nhận cắt lấy phần dưới của hóa đơn là phiếu xuất kho cùng
với AirwayBill gốc và phiếu đăng ký kiểm tra hàng hóa đem đến hải quan kho
xuất trình.
Nhóm 8


14
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
Sau khi kiểm tra chính xác, hải quan kho sẽ ký và đóng trên AirwayBill, nhập
số tờ khai, giữ phiếu đăng ký kiểm tra hàng hóa để chuyển sang phòng đăng ký lấy
hàng và giao lại AirwayBill.
2.2.4. Nhận hàng và kiểm tra hàng hóa :
Nhân viên giao nhận mang Air Waybill xuống bộ phận quản lý kho TCS/SCSC
để làm thủ tục nhận hàng tại đây sẽ nhận số thứ tự sau đó đưa cho bộ phận kho để
nhận hàng và kiểm tra tình trạng hàng hóa ,ký nhận lên phiếu xuất kho của nhân
viên kho TCS/SCSC.
 Đối với trường hợp hàng miễn kiểm hóa hải quan : nhận ngay hàng và
làm các thủ tục thông quan.
 Đối với hàng phải kiểm hóa hải quan thì phải làm các thủ tục cho lô
hàng tại khu vực kiểm hóa hải quan.
 Kiểm tra hàng hóa :
Nhân viên giao nhận phải theo dõi bảng phân công kiểm hóa, sẽ có hai
công chức hải quan phụ trách kiểm hóa. Việc kiểm hóa thực hiện tại khu vực hàng
chờ kiểm hóa của kho TCS/SCSC, cán bộ kiểm hóa sẽ kiểm hóa hàng cùng với
nhân viên giao nhận.
Nhân viên giao nhận sẽ mời Cán bộ kiểm hóa đến kiểm hóa hàng. Cán bộ kiểm
hóa sẽ dựa vào số tờ khai và các chứng từ đối chiếu với hàng hóa nếu hợp lệ thì
tiến hành kiểm hóa tùy theo mức độ kiểm hóa mà hải quan kiểm tra lô hàng đó.
sau khi kiểm tra xong thì cán bộ hải quan sẽ lên tờ khai.
2.2.5. Thanh toán các khoản phí liên quan, thông quan.
Nhân viên thực hiện ngh}a vụ đóng thuế, lệ phí Hải quan để được thông quan.
Biên lai thu lệ phí lập thành 2 bản, 1 lưu vào tờ khai hàng hóa nhập khẩu (bản
lưu hải quan), 1 bản nhân viên giao nhận giữ để về quyết toán với công ty.
Nhân viên giao nhận đem biên lai đóng lệ phí Hải quan và bản sao biên lai
đóng thuế đến quầy trả tờ khai đưa cho cán bộ hải quan để nhận lại tờ khai của

mình.
2.2.6. Thanh lý Hải quan cổng và đưa hàng ra sân bay.
Nhóm 8

15
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
Nhân viên giao nhận kéo lô hàng ra ngoài và đưa tờ khai để thanh lý cổng.
HQ cổng xác định hàng đã đã qua khu vực khám sát hải quan.
Sau đó, nhân viên giao nhận làm biên bản giao hàng đưa cho chủ hàng kèm
theo tờ khai bản chính, các hóa đơn để thu tiền chủ hàng.
Chương 3: Các hình thức khác – Điểm khác so với quy trình
chung.
Quy trình giao nhận hàng xuất hay nhập khẩu đều tương tự các bước thực hiện
của hình thức thông thường ( kinh doanh ). Nhưng có một vài điểm khác biệt :
3.1. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng gia công quốc tế .
Hiện nay khái niệm gia công trong thương mại và gia công hàng hóa có yếu
tố nước ngoài được quy định trong luật thương mại ngày 14/6/2005 và Nghị định
12/2006/NĐ-CP “ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán
hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa
với nước ngoài” ngày 23/01/2006.
Nhóm 8

16
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
Theo thông 117/2011/TT-BTC 15 tháng 8 năm 2011 của bộ tài chính quy
trình thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài như sau:
3.1.1. Thủ tục đăng kí hợp đồng gia công.
Chậm nhất một ngày trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đầu tiên của
hợp đồng gia công, doanh nghiệp đăng kí hợp đồng gia công với cơ quan Hải
quan.

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm:
• Hợp đồng gia công và các phụ mục lục hợp đồng nếu có: 2 bản chính (1
bản Hải quan lưu và 1 bản trả lại doanh nghiệp sau khi đăng kí hợp
đồng có đóng dấu công chức hải quan “ hợp đồng đã được tiếp nhận”.
và 1 bản dịch tiếng Việt (nếu bằng tiếng nước ngoài, trừ tiếng Anh).
• Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư: (nộp 1 bản
sao.)
• Giấy chứng nhận đăng kí mã số kinh doanh xuất nhập khẩu.: (nộp 1 bản
sao.)
• Giấy phép của bộ công thương đối với hàng hóa gia công thuộc danh
mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép: (nộp 1 bản sao, xuất trình
bản chính.)
• Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu( đối với nhập khẩu phế
liệu làm nguyên liệu gia công)
• Văn bản giải trình , chứng minh cơ sở sản xuất đối với doanh nghiệp
nhận gia công lần đầu: nêu rõ địa chỉ trụ sở doanh nghiệp, địa chỉ cơ sở
sản xuất, năng lực quản lý, năng lực sản xuất….
3.1.2.Thủ tục đăng kí , điều chỉnh và kiểm tra định mức:
Nhóm 8

17
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
Đăng kí định mức sử dụng, định mức tiêu hao, tỷ lệ hao hụt nguyên liệu,
vật tư( sau đây gọi chung là định mức).
Trên cơ sở định mức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng gia công
theo quy định tại điều 31 NĐ 12/2006/NĐ-CP . Định mức này phải phù hợp
với định mức thực tế doanh nghiệp thực hiện.
- Thời điểm đăng kí, điều chỉnh định mức của mã hàng:
+ Thời điểm đăng kí định mức: đăng kí định mức được tiến hành cùng với
việc đăng kí hợp đồng gia công hoặc tại thời điểm đăng kí tờ khai làm thủ

tục hải quan nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên của hợp đồng
gia công.
+ Thời điểm điều chỉnh định mức: trước khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu
sản phẩm mã hàng cần điều chỉnh định mức.
- Định mức doanh nghiệp đã đăng kí, đã điều chỉnh với cơ quan Hải quan là
định mức để thanh khoản hợp đồng gia công.
3.1.4.Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công.
Đối với nguyên liệu, vật tư gia công do bên thuê gia công cung cấp từ nước
ngoài.
Thực hiện theo hướng dẫn về thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu
thương mại quy định tại tại phần Thông tư số 128/2013/TT-BTCcủa Bộ Tài
chính về thủ tục hải quan nhưng không thực hiện việc khai thuế và kiểm tra
tính thuế.
Đối với nguyên liệu, vật tư do bên đặt gia công mua và chỉ định đối tác thứ
ba gửi cho bên nhận gia công thì trong hồ sơ hải quan nhập khẩu lô hàng có
thêm văn bản của bên đặt gia công thông báo cho bên nhận gia công về việc
nhận hàng từ đối tác thứ ba.
Nhóm 8

18
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
3.1.5. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài.
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định về thủ tục đối với hàng hóa xuất
khẩu thương mại nhưng không thực hiện việc kiểm tra tính thuế
Cơ quan Hải quan chỉ làm thủ tục đăng kí tờ khai xuất khẩu cho từng mã
hàng doanh nghiệp đã đăng kí định mức.
3.1.6. Thủ tục Thanh khoản hợp đồng gia công .
Khi hợp đồng gia công hết hiệu lực ,hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp
đồng ,sau đó doanh nghiệp phải tiến hành thanh khỏan hợp đồng với bộ
phận Hải Quan quản lý hàng gia công

Hồ sơ thanh khoản:
 Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo mẫu 01/HSTK-GC:
01 bản chính.
 Bảng tổng hợp sản phẩm gia công xuất khẩu theo mẫu 02/HSTK-GC:
01 bản chính.
 Tờ khai xuất khẩu sản phẩm: xuất trình bản chính.
 Bảng tổng hợp nguyên liệu, vật tư đã qua sử dụng để sản xuất thành
sản phẩm xuất khẩu theo mẫu 05/HSTK-GC: 1 bản chính.
 Bảng thanh khoản hợp đồng gia công theo mẫu 06/HSTK-GC: 2 bản
chính( trả lại 1 bản chính cho doanh nghiệp sau khi thanh khoản).
 Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản chậm nhất 45 ngày làm việc,
kể từ ngày hợp đồng gia công(phụ lục hợp đồng gia công) kết thúc hoặc
hết hiệu lực.
3.2. Quy trình thủ tục kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất .
Nhóm 8

19
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc
từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Một số lưu ý về tạm nhập tái xuất :
• Theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BCT, hàng hóa kinh doanh tạm
nhập tái xuất được lưu tại Việt Nam không quá 45 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ
tục hải quan tạm nhập. Trường hợp thương nhân cần kéo dài thời hạn lưu tại Việt
Nam thì phải có văn bản đề nghị gửi Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục
tạm nhập hàng hóa, việc gia hạn chỉ được thực hiện 01 lần và không quá 15 ngày.
Quá thời hạn được phép lưu giữ tại Việt Nam, thương nhân chỉ được tái xuất qua
cửa khẩu tạm nhập trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn được phép lưu giữ,

nếu không tái xuất được thì bị tịch thu và xử lý theo quy định.
• Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt
Nam và chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất khẩu ra khỏi Việt
Nam.
• Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp
đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương
nhân nước ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập
khẩu.
3.2.1. Địa điểm là thủ thục hải quan:
Hàng hoá kinh doanh tạm nhập-tái xuất chỉ được làm thủ tục hải quan tại
cửa khẩu.
Hàng hoá khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa
khẩu tái xuất.
Hàng hoá tạm nhập – tái xuất là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu
thì phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại
Nhóm 8

20
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được
phép đi qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hoá
trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụng như đối với hàng
chuyển cửa khẩu.
3.2.2.Thủ tục tạm nhập.
• Hồ sơ tạm nhập cũng như hàng nhập khẩu thương mại. Nhưng người
nhập khẩu phải đăng kí cửa khẩu tái xuất vào ô “ ghi chép khác” trên tờ
khai Hải quan. ( 2 bản chính )
• Nếu hàng hóa có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất
thì làm bảng kê chi tiết ( 1 bản chính và 1 bản sao )
• Nộp 1 bản hợp đồng xuất khẩu để công chức làm thủ tục tạm nhập

ghi số tờ khai và đóng dấu công chức. Trả lại hợp đồng cho doanh nghiệp
để sau này làm thủ tục tái xuất.
• Hợp đồng mua bán (1 bản sao )
3.2.3. Thủ tục tái xuất.
Hồ sơ tái xuất cũng như hàng xuất khẩu thương mại. Nhưng người khai
phải xuất trình hợp đồng xuất có đóng dấu công chức làm thủ tục tạm nhập. Đồng
thời, ghi vào ô “ghi chép khác” hàng tái xuất theo tờ khai tạm nhập.
3.2.4. Quản lý hàng tạm nhập - tái xuất:
Khi làm thủ tục tái xuất, ngoài những chứng từ như đối với hàng hóa xuất
khẩu thương mại, người khai hải quan phải nộp một bản sao và xuất trình
bản chính tờ khai hàng tạm nhập;
Hàng hóa tạm nhập phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan và có thể
được chia thành nhiều lô hàng để tái xuất. Khi tái xuất, doanh nghiệp phải
tái xuất một lần hết lượng hàng khai trên một tờ khai tái xuất;
Hàng hóa tái xuất đã hoàn thành thủ tục hải quan phải được xuất qua cửa
khẩu trong thời hạn tám giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất.
Trong trường hợp có lý do chính đáng được Lãnh đạo Chi cục Hải quan cửa
Nhóm 8

21
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
khẩu xuất chấp nhận thì hàng hóa tái xuất được lưu tại cửa khẩu xuất,
nhưng không quá thời hạn hiệu lực của tờ khai tái xuất.
3.2.5. Thanh khoản tờ khai tạm nhập :
Hồ sơ thanh khoản gồm :
• Công văn yêu cầu thanh khoản tờ khai tạm nhập trong đó nêu cụ
thể tờ khai tạm nhập - tờ khai tái xuất, lượng hàng hoá tạm nhập, lượng
hàng hoá tái xuất tương ứng .
• Tờ khai tạm nhập, tờ khai tái xuất;
• Các giấy tờ khác có liên quan.

 Thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản: Trong thời hạn bốn mươi lăm
ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
 Trường hợp hàng hóa tạm nhập nhưng không tái xuất hết, doanh
nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa thì phải có văn bản gửi cơ quan
hải quan. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hàng xem xét, giải
quyết cho doanh nghiệp chuyển tiêu thụ nội địa và thanh khoản trên cơ sở tờ
khai tạm nhập, không đăng ký tờ khai mới mà chỉ khai và nộp thuế nhập
khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định. Thời hạn nộp
thuế, phạt chậm nộp thuế thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 18
Thông tư 79/ 2009/TT-BTC ngày 20/4/2009
3.3. Quy trình tổ chức thực hiện hàng sản xuất xuất khẩu.
Theo thông tư 128/2013/TT-BTC thì quy trình thực hiện hàng sản xuất xuất
khẩu như sau:
3.3.1.Thủ tục đăng kí nguyên liệu, vật tư nhập khẩu.
Doanh nghiệp đăng kí nguyên liệu, vật tư nhập khẩu cho cơ quan hải quan.
Khi nguyên liệu, vật tư được đăng kí xong doanh nghiệp đăng kí tờ khai nhập
khẩu theo quy định thủ tục hải quan nhưng có sự kiểm tra về tính thuế nhập khẩu.
Nhóm 8

22
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
3.3.2. Thủ tục đăng kí định mức và sản phẩm xuất khẩu.
• Doanh nghiệp đăng kí sản phẩm xuất khẩu với cơ quan Hải
quan .
• Doanh nghiệp xây dưng định mức để sản xuất sản phẩm xuất
khẩu.
• Sau khi đăng kí định mức và sản phẩm xuất khẩu với thì doanh
nghiệp thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định thủ tục hải quan.
3.3.3. Thủ tục thanh khoản hàng sản xuất xuất khẩu
- Hồ sơ thanh khoản.

Theo thông tư 128/2013/TT-BTC ngày 10/09/2013 bộ hồ sơ gồm:
- Bảng thông báo định mức từng mã hàng: 3 bản chính.
- Báo cáo nguyên phụ liệu tồn sau thanh khoản.3 bản chính
- Báo cáo tính thuế trên nguyên liệu, vật tư nhập khẩu. 3 bản chính
- Bảng kê các tờ khai nhập khẩu nguyên phụ liệu đưa vào quyết toán. 3 bản
chính .
- Bảng kê các tờ khai xuất khẩu sản phẩm đưa vào quyết toán. 3 bản chính
3.4. Quy trình xuất nhập khẩu hàng bưu điện , chuyển phát nhanh.
3.4.1. Hàng Phi mậu dịch.
3.4.1.1. Hàng xuất.
Đối với hàng cá nhân-cơ quan.
- Khi cá nhân/cơ quan có muốn gửi vật phẩm qua đường bưu điện hay công
ty chuyển phát nhanh (gọi tắt là hàng chuyển phát nhanh). Cá nhân đem vật
phẩm đó đến công ty chuyển phát nhanh gặp bộ phận xuất. nhân viên của
Nhóm 8

23
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
chuyển phát nhanh đưa mẫu điền thông tin gồm tên va địa chỉ người gửi,tên
và địa chỉ người nhận, tên hàng hóa số kiện, số kg.Nhân viên chuyển phát
nhanh nhập dữ liệu vào hệ thống và in ra bill đưa cho khách hàng. Khách
hàng thanh toán cước . phần còn lại, về thủ tục hải quan thì nhân viên bưu
điện họ tự làm thủ tục hải quan xuất.
3.4.1.2. Hàng nhập.
Đối với hàng cá nhân.
Nhân viên công ty chuyển phát nhanh liên hệ với chủ hàng, để tìm hiểu về
tên hàng chi tiết. Sau đó làm thủ tục Hải quan.
Hàng cá nhân thì công ty chuyển phát nhanh tự động họ mở tờ khai và thông
quan đóng thuế luôn. Sau đó, hàng được chuyển về theo địa chỉ người nhận
hàng và thanh toán các phí trên hóa đơn, biên lai thu thuế.

Đối với hàng cơ quan.
Khi có xác nhận của công ty nhận hàng là hàng khai theo hình thức phi mậu
dịch và giao theo điều kiện incoterm nào ( để biết bên nào chịu thuế nhập
khẩu ). Công ty nhận hàng cung cấp tên hàng , mã HS, để công ty chuyển phát
nhanh làm thủ tục nhập khẩu. Khi làm thủ tục nhập khẩu và thông quan xong
thì công ty chuyển phát nhanh phát hàng đến địa chỉ người nhận.
3.4.2. Hàng mậu dịch.
3.4.2.1. Hàng xuất.
Công ty chuyển phát nhanh liên hệ với khách hàng nhận hàng tại kho của
khách hàng sau đó nhận tờ khai xuất để thanh lý tại chi cục chuyển phát
nhanh . Khi thanh lý xong thì công ty chuyển phát nhanh chuyển trả tờ khai
cho khách hàng.
Nhóm 8

24
Môn Vận tải- Bảo hiểm GVHD: Th.s Ngô Thị Hải Xuân
3.4.2.1. Hàng nhập.
Công ty nhận hàng khai tờ khai theo hình thức mậu dịch tùy theo chi cục Hải
quan . Sau đó, đem tờ khai lại công ty chuyển phát nhanh, để họ chuyển hàng
về công ty nhận hàng.
3.5. Sự giống nhau và khác nhau cơ bản giữa thủ tục hàng Gia công, sản xuất
xuất khẩu, Tạm nhập-tái xuất.
 Giống nhau: Hồ sơ hải quan giống như hàng xuất nhập khẩu
thương mại.
 Khác nhau:
Loại hình
XNK
Chính sách
ưu đãi Việt
Nam

Mã số kinh
doanh
chuyên
ngành
Ngh}a vụ
thuế NK khi
làm thủ tục
nhập khẩu
Ngh}a vụ
thuế tiêu thụ
đặc biệt khi
làm thủ tục
nhập khẩu
Lưu trữ
hàng hóa
Chuyển mục
đích tiêu thụ
nội địa
Gia công Rất ưu đãi không không không Tại kho
doanh
nghiệp
Được phép
Sản xuất
xuất khẩu
Rất ưu đãi Không Ân hạn 275
ngày
Không Tại kho
doanh
nghiệp
Được phép

Nhóm 8

25

×