Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đồ án xử lý nước thải tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư xuân bắc, huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai có công suất 800 m3ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 66 trang )

Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
1
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
MÔN HỌC XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Họ và tên sinh viên : Ngô Quang Toàn
Lớp : 06-KTMT-01
Ngành: Công Nghệ Kỹ Thuật Môi Trường
1. Ngày giao đồ án: 24/09/2014
2. Ngày hoàn thành đồ án: 08/01/2015
3. Đầu đề đồ án: Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư
Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
4. Yêu cầu số liệu ban đầu:
-Phân bố nước thải sinh hoạt theo giờ của KDC cho trong bảng 1.
-Thành phần và tính chất nước thải cho trong bảng 2.
-Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý đạt cột B của quy chuẩn hiện hành.
5. Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:
Lập bảng thuyết minh tính toán bao gồm:


 Tổng quan về nước thải sinh hoạt và đặc trưng của nước thải.
 Đề xuất 02 phương án công nghệ xử lý nước thải cho khu dân cư trên, từ đó phân
tích lựa chọn công nghệ thích hợp.
 Tính toán 3 công trình đơn vị chính của phương án đã chọn.
 Tính toán và lựa chọn thiết bị (bơm nước thải , máy thổi khí )cho các công trình
đơn vị tính toán trên.
6. Các bản vẽ kỹ thuật
- Vẽ bản vẽ mặt cắt công nghệ của phương án chọn: 01 bản vẽ khổ A2.
- Vẽ chi tiết hai công trình đơn vị hoàn chỉnh: 01 bản vẽ khổ A2.
TP.HCM ngày 24 tháng 09 năm 2014

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)


Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
2
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng


Bảng 1 Phân Bố Nước Thải Sinh Hoạt Theo Thời Gian Trong Ngày và Đêm
Giờ
%Q
sh

Giờ
%Q

sh

0 –1
1.6
12 – 13
5.7
1 - 2
1,9
13 – 14
4,6
2 – 3
1,6
14 – 15
5,3
3 – 4
1,7
15 – 16
5,5
4 – 5
1,8
16 – 17
5.0
5 – 6
3,5
17 – 18
5.6
6 – 7
5.3
18 – 19
6,3

7 – 8
4.5
19 – 20
6,8
8 – 9
4,1
20 – 21
4.9
9 – 10
5,7
21 – 22
3,4
10 – 11
6.1
22 – 23
1,7
11 – 12
6,0
23 - 24
1,4
Bảng 2 Số liệu thành phần tính chất nước thải sinh hoạt như sau:
STT
CHỈ TIÊU
ĐƠN VỊ
GÍA TRỊ
Trung bình
Khoảng giá trị
1
pH
mg/L

7.2
6.5 – 8.0
2
SS
mg/L
280
100-350
3
BOD
5

mg/L
350
110-400
4
COD
mg/l
495
-
5
Dầu mỡ
mg/L
80
50-100
6
Tổng n
mg/L
35
20-40
7

Tổng P
mg/L
6
4-8
8
Tổng Coliform
MPN/100ml
3,8.10
7

3,8.10
5
- 10
9


TP.HCM ngày 24 tháng 09 năm 2014

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)



Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
3
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





















Ký tên








Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
4
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng


LỜI MỞ ĐẦU
Với sự gia tăng dân số của tỉnh Đồng Nai nói chung và các khu dân cư nói riêng,
xử lý nước thải đang là một đề tài nóng hiện nay. Nước thải từ khu dân cư, khu nhà ở
mang đặc tính chung của nước thải sinh hoạt: bị ô nhiễm bởi bã cặn hữu cơ (SS), chất
hữu cơ hòa tan (BOD), các chất dầu mỡ trong sinh hoạt (thường là dầu thực vật) và các
vi trùng gây bệnh.
Từ hiện trạng nêu trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là xử lý triệt để các chất ô nhiễm
để thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn xả thải, không ảnh hưởng đến môi trường sống của
người dân.
Do đó, đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân
Bắc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai” được đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
Với đề tài này, để xử lý nước thải khu dân cư xuân bắc thì thiết kế phải phù hợp
với quy hoạch cũng như chi phí đầu tư, vận hành phù hợp, không gây ô nhiễm môi
trường là lựa chọn hàng đầu.
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc với yêu
cầu là đưa ra phương án xử lý nước thải một cách hợp lý, tính toán các công trình, trình
bày quá trình vận hành, các sự cố và biện pháp khắc phục.

Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm

5
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quãng thời gian làm đồ án xử lý nước thải, các thầy cô đã luôn tạo
mọi điều kiện, hướng dẫn chỉ bảo cho chúng em với sự tận tụy và nhiệt huyết của
mình.Các thầy cô đã không ngại khó khăn và giành những thời gian quý báu của mình
để giảng dạy tận tình cho chúng em.Chính những điều đó là động lực để em không
ngừng học hỏi, phấn đấu, trau dồi kiến thức trong thời gian vừa qua.
Và đồ án nươc thải chính là sự vận dụng, tổng hợp, kiến thức mà em đã được học
trong thời gian qua dưới sự giảng dạy của thầy cô.Hơn nữa, đồ án cũng giúp em hiểu
được phần nào công việc của người cử nhân môi trường trong tương lai.Tuy nhiên với
kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô góp
ý, sửa chữa để em có thể hoàn thiện tốt hơn.
Bên cạnh đó, để hoàn thành tốt bài luận văn này, em đã nỗ lực hết sức và nhận
được sự giúp đỡ của mọi người, đặc biệt là thầy Tôn Thất Lãng .Thầy đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo những sai sót và những kinh nghiệm quý báu trong thực tiễn để giúp em
hoàn thành tốt đồ án này.
Do đó, lời cảm ơn đầu tiên em xin chân thành gửi đến thầy Tôn Thất Lãng. Kế
đến, em xin cảm ơn đến cô Đinh Thị Nga giảng viên bộ môn Xử Lý Nươc Thải ,cùng
với các thầy cô trong khoa Môi trường nói riêng và toàn thể thầy cô Trường Đại Học
Tài Nguyên Môi Trường TP.Hồ Chí Minh nói chung đã truyền đạt kiến thức cho em để
em có thể hoàn thành đồ án của mình một cách tốt nhất.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn!
Ngày 24 tháng 09 năm 2014
Ngô Quang Toàn

Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh

Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
6
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Khu dân cư Xuân Bắc nằm trong địa phận xã Xuân Bắc là một xã vùng sâu của
huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Với dân số tập trung khá đông với dân số của toàn xã
là khoảng 20000 người . Là một trong những vùng sản xuất lương thực thực phẩm cây
công nghiệp lớn của tỉnh Đồng Nai. Bên cạnh đó, theo định hướng phát triển kinh tế -
xã hội của khu dân cư, cơ cấu kinh tế của huyện Xuân Lộc đang có sự dịch chuyển từ
công – nông nghiệp sang công nghiệp – dịch vụ với sự hình thành các công ty, xí nghiệp,
do đó cũng đã thu hút một lượng dân cư về đây sinh sống làm ăn.
Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết hiện nay, nhà máy xử lý nươc thải khu dân cư
Xuân Bắc huyện Xuân Lộc được hình thành và nằm trong kế hoạch quy hoạch mặt bằng,
tính toán nhằm bảo vệ môi trường của tỉnh . khi dân số tăng nhanh ,vấn đề đáng quan
tâm chính là việc nước thải sinh hoạt phát sinh từ khu dân cư ở đó được xử lý và giải
quyết như thế nào để không gây ô nhiễm môi trường cho nguồn nước khi thải ra ngoài.
Do yêu cầu cấp thiết đó, đề tài “Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho
khu dân cư xuân bắc huyện xuân lộc tỉnh đồng nai” được đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu
trên.
Với đề tài này, để xử lý nước thải khu dân cư xuân bắc thì thiết kế phải phù hợp
với quy hoạch cũng như chi phí đầu tư, vận hành phù hợp, không gây ô nhiễm môi
trường là lựa chọn hàng đầu. Do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, khu nhà ở thường
bị ô nhiễm bởi bã cặn hữu cơ (SS), chất hữu cơ hòa tan (BOD), các chất dầu mỡ (thường
là dầu thực vật) và các vi trùng gây bệnh, cho nên phương án xử lý lựa chọn là bể sinh
học thiếu khí Anoxic + bể sinh học hiếu khí Aerotank để xử lý các chất ô nhiễm trên.












Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
7
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
LỜI CÁM ƠN 5
TÓM TẮT ĐỒ ÁN 6
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 9
CHƯƠNG: MỞ ĐẦU 11
1. ĐẶT VẤN ĐỀ : 11
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN: 11
3. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN: 12
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 12
5. Ý NGHĨA NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN 12
CHƯƠNG 1 13
TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ XUÂN BẮC 13
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG 13

1.1.1 Vị trí địa lý 13
1.1.2 Điều kiện địa hình 13
1.1.3 Điều kiện khí tượng 13
1.1.4 Điều kiện thủy văn 14
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC 14
1,2,1 Điều kiện kinh tế 14
1.2.2 Điều kiện xã hội 15
1.3 QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT 16
1.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN 18
CHƯƠNG II 18
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 19
2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 19
2.1.1 Nguồn phát sinh, đặc tính nước thải sinh hoạt 19
2.1.2 Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt 19
2.2 CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI 20
2.2.1 Thông số vật lý 21
2.2.2 Thông số hóa học 21
2.2.3 Thông số sinh học 23
Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
8
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

2.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI: 23
2.3.1 Phương pháp xử lý cơ học 23
2.3.2 Phương pháp xử lý hóa lý 27
2.3.3 Phương pháp xử lý hóa học 29
2.3.4 Phương pháp xử lý sinh học 31

CHƯƠNG III 36
ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KHU DÂN CƯ 36
3.1 TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO 36
3.2 TIÊU CHUẨN XẢ THẢI 36
3.3 ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ: 36
3.3.1 Phương án 1 36
3.3.2 Phương án 2 38
3.4 LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 40
3.4.1 So sánh 2 phương án đề xuất 40
3.4.2 Lựa chọn phương án xử lý 41
CHƯƠNG IV TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ THEO PHƯƠNG ÁN
CHỌN 42
4.1 THÔNG SỐ TÍNH TOÁN 42
4.1.1 Lưu lượng : 42
4.2.2 Mức Độ Cần Thiết Xử Lý 42
4.2.3 Hiệu suất cần thiết xử lý nước thải 43
4.2 TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 44
4.2.1 Bể lắng I (bể lắng đứng) 44
4.2.2 Bể Anoxic 48
4.2.3 Bể Aerotank 49
4.2.4 Bể lắng II (bể lắng đứng) 56
4.2.5 Bể tiếp xúc khử trùng 62
CHƯƠNG VII 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
7.1 KẾT LUẬN 65
7.2 KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66




Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
9
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu sử dụng đất của khu dân cư Xuân Bắc 16
Bảng 1.2 Hệ thống đường giao thông trong khu vực 17
Bảng 2.1 Tải trọng chất bẩn theo đầu người 19
Bảng 2.2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 20
Bảng 2.3 Các chất ô nhiễm quan trọng trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt… …19
Bảng 2.4 Ứng dụng quá trình xử lý hóa học 30
Bảng 3.1 Số liệu thành phần tính chất nước thải đầu vào và đầu ra của khu dân cư 36
Bảng 3.2 Bảng so sánh bể Aerotank và bể SBR 40
Bảng 4.1 Tóm tắt các thông số thiết kế bể lắng I (bể lắng đứng) 47
Bảng 4.2 Tóm tắt các thông số thiết kế bể Anoxic 48
Bảng 4.3 Các kích thước điển hình của bể Aerotank xáo trộn hoàn toàn 51
Bảng 4.4 Tóm tắt các thông số thiết kế bể Aerotank 56
Bảng 4.5 Tóm tắt các thông số thiết kế bể lắng II ( bể lắng đứng) 61
Bảng 4.6 Liều lượng Chlorine cho khử trùng 62
Bảng 4.7 Tóm tắt các thông số thiết kế bể tiếp xúc khử trùng 615


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Song chắn rác cơ giới 24
Hình 2.2 Bể tách dầu mỡ 26
Hình 2.3 Bể điều hòa 27
Hình 2.4 Bể aerotank 29

Hình 2.5 bể
sbr…………………………………………………………………………… 34





Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
10
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD : Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa, mg/l
BTCT : Bê tông cốt thép
COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học, mg/l
DNTN : Doanh nghiệp tư nhân
DO : Dissolved Oxygen – Oxy hòa tan, mg/l
F/M : Food/Micro – Organism – Tỷ lệ lượng thức ăn và lượng vi sinh
vật
N : Nitơ
P : Photpho
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
SBR : Sequencing Batch Reactor – Bể sinh học phản ứng theo mẻ
SS : Suspended Solid – Chất rắn lơ lửng, mg/l
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
TDS : Total Dissolves Solid – Tổng chất rắn hòa tan, mg/l
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn

TSS : Total Suspended Solid – Tổng chất rắn lơ lửng, mg/l
UASB : Upflow Anaerobic Sludge Blanket Reactor – Bể sinh học kỵ khí
XLNT : Xử lý nước thải













Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
11
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

CHƯƠNG: MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ :
-Môi trường và những vấn đề liên quan đến môi trường là đề tài được bàn luận một
cách sâu sắc trong kế hoạch phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Trái đất ngôi nhà chung của chúng ta đang bị đe dọa bởi sự suy thoái và cạn kiệt dần tài
nguyên. Nguồn gốc của mọi sự biến đổi về môi trường trên thế giới ngày nay do các
hoạt động kinh tế - xã hội. Các hoạt động này, một mặt cải thiện chất lượng cuộc sống

con người và môi trường, mặt khác lại mang lại hàng loạt các vấn đề như: Khan hiếm,
cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường khắp nơi
trên thế giới.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế của nước ta có những bước phát triển
mạnh mẽ và vững chắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao thì vấn đề
môi trường và các điều kiện vệ sinh môi trường lại trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Trong đó các vấn đề về nước được quan tâm nhiều hơn cả. Các biện pháp để bảo vệ môi
trường sống, bảo vệ nguồn nước mặt, nước ngầm không bị ô nhiễm do các hoạt động
sinh hoạt và sản xuất của con người là thu gom và xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý
sẽ đáp ứng được các tiêu chuẩn thải vào môi trường cũng như khả năng tái sử dụng nước
sau xử lý.
Hiện nay, việc thu gom và xử lý nước thải là yêu cầu không thể thiếu được của vấn đề
vệ sinh môi trường, nước thải ra ở dạng ô nhiễm hữu cơ, vô cơ cần được thu gom và xử
lý trước khi thải ra môi trường. Điều này được thực hiện thông qua hệ thống cống thoát
nước và xử lý nước thải đô thị. Tuy độc lập về chức năng nhưng cả hai hệ thống này cần
hoạt động đồng bộ. Nêu hệ thống thu gom đạt hiệu quả nhưng hệ thống xử lý không đạt
yêu cầu thì nước sẽ gây ô nhiễm khi được thải trở lại môi trường. Trong trường hợp
ngược lại, nếu hệ thống xử lý nước thải được thiết kế hoàn chỉnh nhưng hệ thống thoát
nước không đảm bảo việc thu gom vận chuyển nước thải thì nước thải cũng sẽ phát thải
ra môi trường mà chưa qua xử lý. Chính vì thế, việc đồng bộ hóa và phối hợp hoạt động
giữa hệ thống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải của một đô thị, một khu dân cư là
hết sức cần thiết vì hai hệ thống này tồn tại với mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau.

Với mong muốn môi trường sống ngày càng được cải thiện, vấn đề quản lý nước
thải sinh hoạt được dễ dàng hơn để phù hợp với sự phát triển tất yếu của xã hội và cải
thiện nguồn tài nguyên nước đang bị thoái hóa và ô nhiễm nặng nề nên đề tài “Tính toán
thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Xuân Bắc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng
Nai” là rất cần thiết nhằm góp phần cho việc quản lý nước thải khu dân cư ngày càng
tốt hơn, hiệu quả hơn và môi trường ngày càng sạch đẹp hơn.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỒ ÁN:

- Lựa chọn công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu dân cư Xuân Bắc
huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai. Đảm bảo các yêu cầu về môi trường theo quy định của
nhà nước.
- Nước thải sau khi qua xử lý đạt QCVN 14 – 2008 BTNMT Loại B.
Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
12
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

3. NỘI DUNG CỦA ĐỒ ÁN:
- Thu thập số liệu, tài liệu, đánh giá tổng quan về dự án khu dân cư Xuân Bắc khả năng
gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải trong khu dự án khu dân cư Xuân Bắc.
-Khảo sát, phân tích, đo đạc, thu thập số liệu khu dự án khu dân cư Xuân Bắc.
-Lựa chọn thiết kế công nghệ và thiết bị xử lý nước thải nhằm tiết kiệm kinh phí phù
hợp với điều kiện dự án khu dân cư Xuân Bắc.
-Lập kế hoạch thi công.
-Xây dựng kế hoạch quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu về dân số, điều kiện tự nhiên làm
cơ sở để đánh giá hiện trạng và tải lượng chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra khi
Dự án hoạt động.

Phương pháp so sánh: So sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để đưa
ra giải pháp xử lý chất thải có hiệu quả hơn.

Phương pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý
kiến của giáo viên hướng dẫn về vấn đề có liên quan.
Phương pháp tính toán: Sử dụng các công thức toán học để tính toán các công

trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ thống.
Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocard để mô tả kiến trúc công nghệ
xử lý nước thải.
5. Ý NGHĨA NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN
Lựa chọn công nghệ phù hợp để có thể áp dụng thực tế cho khu đô thị.
Góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan đô thị ngày càng
trong sạch hơn.
Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.









Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
13
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ KHU DÂN CƯ XUÂN BẮC
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG
1.1.1 Vị trí địa lý:
-Xã Xuân Bắc nằm ở phía Bắc Huyện Xuân Lộc, ranh giới hành chính qua các thời kỳ
có sự thay đổi: Xã Suối Nho – Định Quán chuyển cho xã Xuân Bắc 27 ha, Xã Suối Cao

chuyển cho xã Xuân Bắc 20 ha, xã Xuân Bắc chuyển cho xã Suối Cao 17 ha, Nhân hộ
khẩu trước kia do Xã Xuân Thọ - Huyện Xuân lộc quản lý, xã Xuân Bắc được thành lập
từ tháng 7/1988 có địa giới hành chính được xác định như sau:
+Hướng Đông giáp xã Suối Cao - Huyện Xuân Lộc
+Hướng Tây giáp xã Suối Nho - Huyện Định Quán
+Hướng Nam giáp xã Xuân Thọ - Huyện Xuân Lộc
+Hướng Bắc giáp xã Phú Ngọc - Huyện Định Quán
-Xã Xuân Bắc bao gồm:
01 Trụ sở UBND xã, 12 ấp, 126 tổ Nhân dân
Cụ thể: ấp 1, 2A, 2B, 3A, 3B, 4A, 4B, 5, 6, 7, 8, và ấp Bầu Cối ( hiện nay 12/12 ấp đã
có trụ sở làm việc)
Diện tích đất tự nhiên: 6.329,84 ha, Diện tích đất nông nghiệp 5.688,62 ha.
1.1.2 Điều kiện địa hình:
Địa hình của xã xuân bắc có hai dạng địa hình chính là: núi, đồi thoải lượn sóng.
- Địa hình núi: Phân bố rải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn,
chiếm khoảng 20 -30% tổng diện tích toàn xã, trong đó lớn nhất là núi sabi với độ
cao 300 m, ….
- Địa hình đồi thoải lượn sóng: Là dạng địa hình chính, hiện chiếm khoảng 85%
tổng diện tích toàn xã. Độ dốc phổ biến từ 3 đến 8
0
. Khá thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp với các loại cây hàng năm và lâu năm nổi tiếng của huyện như: cây
bắp lai; sầu riêng, chôm chôm, xoài,…
1.1.3 Điều kiện khí tượng
 Nhiệt độ
Xã xuân bắc nằm trong vùng ký hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với
những
đặc trưng như sau:
Năng lượng bức xạ dồi dào với chế độ nhiệt cao và ổn định, Nắng nhiều
(trung bình từ 5,7 - 6 giờ/ngày), nhiệt độ cao và cao đều trong năm (trung bình

Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
14
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

25,4
0
C); tổng tích ôn lớn trung bình 9.271
0
C/năm. Xuân bắc hầu như không bị ảnh
hưởng của thiên tai như: bão, lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết của Huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp, ít có thiên tai như: bão lụt, sương muối
 Lượng mưa
Chế độ mưa: Xuân Lộc là nơi có chế độ mưa tương đối cao so với các
huyện khác trong tỉnh. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào khoảng cuối
tháng 11. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở đây là thường có những đợt hạn
ngắn vào đầu vụ Hè Thu. Lượng mưa nhiều nhất trong năm vào khoảng tháng 7
đến tháng 9, kết hợp với độ ẩm không khí cao. Lượng mưa trung bình hàng năm
1.956 mm, cao nhất 2.139 mm và thấp nhất 1.150 mm. Số ngày mưa trung bình
trong năm 98 ngày. Lượng mưa lớn nhất trong ngày 138 mm.
 Chế độ Gió
Hướng gió chủ đạo hướng đông nam (tháng 2, tháng 5) tốc độ gió trung
bình 3 - 3,5 m/s, tốc độ lớn nhất10,9m/s. hướng bắc - đông bắc (tháng 12, tháng
1)
tốc độ gió trung bình 3,4 - 4,7m/s, lớn nhất 6m/s.
1.1.4 Điều kiện thủy văn
 Nguồn nước:

Xuân bắc có mật độ sông suối tương đối dày, nhưng phần lớn đều ngắn và dốc
nên khả năng giữ nước kém, nghèo kiệt vào mùa khô.
Người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm để tưới tiêu và sinh hoạt. tuy nhiên
nguồn nước đang ngày càng khan hiếm nên việc xây dựng các hồ chứa kết hợp
với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế, xã
hội mà đặc biệt là cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp của xã.
1.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU VỰC
1,2,1 Điều kiện kinh tế
Kinh tế phát triển không đồng đều, phần lớn là sản xuất nông nghiệp, đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân còn khó khăn, mặt bằng dân trí thấp, cơ sở hạ tầng còn
nhiều hạn chế.Với thế mạnh về Nông nghiệp và du lịch xã Xuân Bắc đã đóng vai trò
trong phát triển Kinh Tế của Huyện Xuân Lộc. Là nơi có vị trí chiến lược rất quan trọng
về mặt Kinh Tếvà Quân sự.

Các yếu tố đất đai, khí hậu thuận lợi phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng
Nguồn lao động dồi dào, một số khu vực có thể thâm canh cao một số cây trồng
vật nuôi quan trọng phát huy thế mạnh của từng tiểu vùng
Nền kinh tế phát triển khá, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo xu hướng tích
cực đời sống nhân dân được cải thiện theo và có hướng phát triển
Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
15
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

 Nông nghiệp
-Cây màu – cây nông nghiệp: chủ yếu là cây lúa, ngô,khoai mỳ…
-Phát triển vườn: xây dựng kế hoạch quảng bá du lịch để khai thác hiệu quả
-Chăn nuôi: đàn bò thịt và heo vẫn tiếp tục tăng.

 Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn với
những nội dung chủ yếu như: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo
hướng sản xuất hàng hoá, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp - dịch vụ
1.2.2 Điều kiện xã hội
 Về giáo dục:
- Về Trường học: Có 01 Trường Trung học cơ sở, 04 Trường Tiểu Học, 02 Trường Mẫu
giáo cụ thể như sau:
+ Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Thái Bình có 01 phân hiệu tại ấp 3B xã Xuân Bắc,
gồm 25 phòng học và làm việc, có học sinh
+ Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân có 3 phân hiệu, Phân hiệu chính tại ấp 1 xã Xuân
Bắc, gồm 21 phòng học và làm việc, có học sinh
+ Trường tiểu học Lê Hồng Phong có một phân hiệu tại ấp 3A xã Xuân Bắc, có 11
phòng học và làm việc, số học sinh em
+ Trường Tiểu Học Đinh Tiên Hoàng có 03 phân hiệu, Phân hiệu chính tại ấp 2B xã
Xuân Bắc, gồm 18 phòng học, có học sinh
+ Trường Mầm non Thọ vực Công Lập gồm 04 phân hiệu, phân hiệu chính tại ấp 6 xã
xuân Bắc có 17 phòng học và làm việc.
+ Trường Mầm non Dân Lập Vinh Sơn gồm 01 phân hiệu tại ấp 5 xã Xuân Bắc, có 6
phòng học và làm việc.
 Về Tôn giáo:
-Phật Giáo gồm: 02 Niệm Phật Đường ( Niệm Phật Đường Giác Huệ tại ấp 1 và Niệm
Phật Đường Quảng Phước tại ấp Bầu cối ) 656 hộ ; 3488 khẩu
-Thiên Chúa Giáo: 1153 hộ ; 10459 khẩu; Tin Lành : 16 hộ; 94 khẩu; Cao Đài :14 hộ ;
80 khẩu; Hồi Giáo :1 hộ , 02 khẩu;
 Về Y tế:
-Có 01 Trạm Y tế đạt chuẩn Quốc gia, có 05 giường bệnh, về cơ cấu nhân sự có 01 Bác
sỹ,

01 y sỹ, 01 y tá và 02 cán bộ điều dưỡng, có 04 cơ sở y tế tư nhân.

-Có 01 nhà truyền thống dân số có 01 cán bộ không chuyên trách và 12 công tác viên.
 Hệ thống chính trị địa phương:
- Có 01 Đảng bộ gồm 14 chi bộ trực thuộc, 226 Đảng viên
- Số lượng Đại biểu HĐND xã 33 người
- Số lượng Thành viên UBND xã 04 người
- Số lượng Hội viên Hội Cựu Chiến Binh có 264 Hội viên
 Về hiện trạng diện tích, dân số các ấp thuộc xã Xuân Bắc:
Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
16
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

Stt

TÊN ĐƠN VỊ
DIỆN TÍCH
Đất tự nhiên
( ha)
Dân số
GHI CHÚ

Số hộ

Số khẩu
1
ẤP 1
409,3700
254

1371

2
ẤP 2A
527,2600
370
1907

3
ẤP 2B
1.367,5400
429
2147

4
ẤP 3A
235,5400
303
1663

5
ẤP 3B
231,1057
403
2026

6
ẤP 4A
240,6040
205

1104

7
ẤP 4B
111,7515
349
1831

8
ẤP 5
131,1100
256
1212

9
ẤP 6
1.545,0000
498
2720

10
ẤP 7
607,8000
249
1236

11
ẤP 8
642,4888
427

2090

12
ẤP BẦU CỐI
281,2700
278
1413


1.3 QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT
 Về giao thông nông thôn - Đường điện:
Giao thông: Tổng cộng hệ thống giao thông toàn xã là 50,4 km
Trong đó : Có tỉnh lộ 763 dài 9 km chạy dọc xã, đường nhựa liên ấp 1- ấp 6 - ấp 4B và
ấp 5

chiều dài 6 Km, còn lại chủ yếu là đường cấp phối, đường
Đường điện: Có 32 km đường Trung Thế, 48,3 km đường Hạ Thế, có 12 /12 ấp sử
dụng điện, tỷ lệ hộ sử dụng diện toàn xã đạt 93%
 Hệ thống phòng cháy, chữa cháy
Theo quy định hiện hành về phòng cháy chữa cháy, ở mỗi khu vực bố trí các
họng nước cứu hỏa theo khoảng cách phù hợp. Hệ thống máy bơm gồm 01 máy dùng
Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
17
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

điện và 01 máy dùng xăng phòng khi có sự cố. Mỗi tầng đều có hộp chữa cháy kèm theo
các bình bọt.

 Hệ thống cấp nước
Nhiệm vụ của mạng lưới cấp nước là vận chuyển nước từ nguồn cấp đến nơi tiêu
thụ nước.
Bố trí mạng lưới cấp nước sinh hoạt: dạng mạng vòng kết hợp với mạng cụt đấu
nối trực tiếp với đường ống cấp nước của thị trấn qua van tổng. Tại các hạng mục dùng
nước sử dụng hệ thống bơm nước lên bồn chứa (có lắp van phao) để đáp ứng nhu cầu
dùng nước cho từng hạng mục riêng biệt.
Bố trí mạng cấp nước chữa cháy: dạng mạng vòng kết hợp với mạng cụt. Sử dụng
chung với hệ thống cấp nước sinh hoạt.
 Hệ thống thoát nước
- Hệ thống thoát nước sinh hoạt và xử lý nước thải
Hệ thống ống thoát nước sinh hoạt gồm ống thoát phân, ống thoát nước và ống
thông hơi sẽ được lắp đặt cho các khu công trình. Ống thoát phân sẽ được dẫn đến bể tự
hoại xử lý sơ bộ trước khi dẫn đến trạm xử lý. Tổng lưu lượng nước thải cần xử lý bằng
100% lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt, thương mại. Từ đó có thể ước tính tổng lượng
nước thải sinh hoạt phát sinh là 750 m
3
/ngày đêm. Để đảm bảo trạm xử lý nước thải hoạt
động hiệu quả và an toàn, trạm xử lý sẽ được xây dựng với công suất 800 m
3
/ngày đêm,
nước thải xử lý đạt quy chuẩn môi trường QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) trước khi
được thải ra rạch trong khu vực nhà ở. Hệ thống xử lý nước thải sử dụng hóa chất và hệ
thống bơm tiêu chuẩn cao để ngăn mùi hôi phát sinh và dễ dàng cho công tác bảo trì,
thiết bị đặc chủng dùng cho nhà cao tầng. Vật liệu cho ống thoát nước sử dụng ống gang
đúc hoặc ống uPVC.
- Hệ thống thoát nước mưa và thoát nước ngưng tụ
Nước mưa từ mái nhà và sân vườn được thu hồi và thải thẳng vào hệ thống thoát
nước của khu vực.
Ống thoát nước ngưng tụ từ máy điều hòa không khí được nối vào ống thoát riêng

và dẫn ra hố ga bên ngoài.
 Hệ thống xử lý nước thải
Nhằm khắc phục tác động tiêu cực của nước thải sinh hoạt phát sinh, nước thải
sẽ được xử lý sơ bộ bằng các bể tự hoại. Sau khi xử lý sơ bộ, nước thải được tiếp tục
dẫn về trạm xử lý nước thải để xử lý. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại B của
QCVN 14:2008/BTMT trước khi xả vào rạch phía Nam trong khu nhà ở.

Trên cơ sở mục đích sử dụng nước và tính chất ô nhiễm có trong các thành phần
nước thải, tổng lượng nước thải cần được xử lý của khu dân cư. Do quỹ đất hạn chế và
trên cơ sở tính toán hiệu quả đầu tư của “hệ thống xử lý nước thải” sẽ thu gom toàn bộ
nước thải về trạm xử lý nước thải tập trung để xử lý, do đó công suất xử lý cần thiết của
trạm dự kiến là 800 m
3
/ngày đêm.
 Hệ thống thu gom rác thải
Chất thải rắn ra từ khu dân cư bao gồm: thực phẩm, rau quả dư thừa, bọc nilon,
giấy, lon, chai…
Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
18
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

Rác thải trong khu nhà ở sẽ được thu gom hàng ngày, tập trung tại khu vực kế
bên khu xử lý nước thải, diện tích điểm tập kết là 20 m
2
và sẽ kết hợp với Công ty Dịch
vụ công ích huyện xuân lộc thu gom và vận chuyển về khu xử lý rác thải tập trung của
tỉnh đồng nai.

1.4 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN:
 Thuận lợi:
Xã có tỉnh lộ 763 nối liền với các Quốc lộ 1A và Quốc lộ 20 đi qua xã với chiều dài
9 km, xã Xuân Bắc là cửa ngõ giao lưu hàng hóa giữa Huyện Xuân Lộc và Thành phố
Đà Lạt Tỉnh Lâm Đồng, có cảnh quan thiên nhiên Thác trời đẹp có thể phát triển thành
khu du lịch và sẻ mở ra triển vọng to lớn trong phát triển Kinh tế xã hội
Với thế mạnh về Nông nghiệp và du lịch xã Xuân Bắc đã đóng vai trò trong phát
triển Kinh Tế của Huyện Xuân Lộc. Là nơi có vị trí chiến lược rất quan trọng về mặt
Kinh Tế và Quân sự.
Các yếu tố đất đai, khí hậu thuận lợi phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng Nguồn
lao động dồi dào, một số khu vực có thể thâm canh cao một số cây trồng vật nuôi quan
trọng phát huy thế mạnh của từng tiểu vùng
Nền kinh tế phát triển khá, cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo xu hướng tích cực
đời sống nhân dân được cải thiện theo và có hướng phát triển
 Khó khăn:
Thiếu lao động kỹ thuật cao
Cơ cấu kinh tế chuyển đổi còn chậm, công nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp chiếm tỷ
trọng nhỏ trong cơ cấu GDP, thu nhập bình quân đầu người tăng hàng năm nhưng chưa
ngang bằng với còn thấp so với toàn Huyện
Xã có 12 ấp, dân cư đông, diện tích rộng có Công ty Thọ Vực đóng chân trên địa
bàn, Tiếp giáp với với Huyện Định Quán Tỉnh Đồng Nai và Thị xã Long Khánh Tỉnh
Đồng Nai … vì vậy khó khăn trong việc quản lý dân cư, phát triển sản xuất, giữ gìn an
ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.









CHƯƠNG II
Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
19
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1.1 Nguồn phát sinh, đặc tính nước thải sinh hoạt
Nguồn gốc phát sinh tại khu dân cư Xuân Bắc chủ yếu là nước thải sinh hoạt
trong quá trình hoạt động vệ sinh của dân cư sinh ra.
Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh
hoạt của cộng đồng: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải
ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các công trình công cộng khác.
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã
hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD
5
/COD), các chất dinh
dưỡng (Nitơ, Phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliform…).
Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: lưu lượng nước thải, tải
trọng chất bẩn tính theo đầu người.
Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào: mức sống, điều kiện sống
và tập quán sống; điều kiện khí hậu.
Tải trọng chất bẩn theo đầu người được xác định trong Bảng 2.1

Bảng 2.1 Tải trọng chất bẩn theo đầu người


Chỉ tiêu ô nhiễm
Hệ số phát thải
Các quốc gia gần gũi với
Việt Nam (g/người/ngày)
Theo TCVN (TCXD
51:2008) (g/người/ngày)
Chất rắn lơ lửng (SS)
70 – 145
50 – 55
BOD
5
đã lắng
45 – 54
25 – 30
BOD
20
đã lắng
-
30 – 35
COD
72 – 102
-
N-NH
4
+
2.4 – 4.8
7
Phospho
0.8 – 4.0
1.7

Dầu mỡ
10 – 30
-
(Nguồn:Trang 12 - Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế
công trình – Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân)

2.1.2 Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn
nước thải. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phu thuộc vào dân số, tiêu
chuẩn cấp

nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Ngoài ra, lượng nước thải ít hay nhiều còn
phụ thuộc vào tập quán sinh hoạt.
Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
20
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh.
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ nhà bếp,
các chất tẩy rửa, các chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ
sinh sàn nhà.
Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh
nước thải này đều giống nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn các loại
carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân hủy thì vi
sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ trên thành CO
2

,
N
2
, H
2
O, CH
4
… Chỉ thị cho lượng chất hữu cơ có trong nước thải có khả năng bị phân
hủy hiếu khí bởi vi sinh vật chính là chỉ số BOD
5
. Chỉ số này biểu diễn lượng oxi cần
thiết mà vi sinh vật phải tiêu thụ để phân hủy lượng chất hữu cơ có trong nước thải. Như
vậy chỉ số BOD
5
càng cao cho thấy chất hữu cơ có trong nước thải càng lớn, oxi hòa tan
trong nước thải ban đầu bị tiêu thụ nhiều hơn, mức độ ô nhiễm của nước thải cao hơn.
Trong các công trình xử lý nước theo phương pháp sinh học, người ta cần lượng dinh
dưỡng trung bính tính theo tỷ lệ BOD
5
:N:P:K là 100:5:1. Các chất hữu cơ có trong nước
thải không được chuyển hóa hết bởi các loài sinh vật mà có khoảng 20% - 40% BOD
không qua quá trình chuyển hóa bởi vi sinh vật, chúng chuyển ra cùng với bùn lắng.
Đặc điểm quan trọng của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối
ổn định. Các thành phần này bao gồm: 52% chất hữu cơ, 48% các chất vô cơ. Ngoài ra
nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng, phần
lớn vi sinh vật trong nước thải là vi-rút, vi khuẩn gây bệnh tả, kiết lỵ và thương hàn.

Bảng 2.2 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Thông số
Mức độ ô nhiễm

Nặng
Trung bình
Nhẹ
Chất rắn lơ lửng (SS)
350
220
100
Chất rắn hòa tan (TDS)
850
500
250
BOD
5

400
220
110
Amoniac
50
30
10
Nitrit
0,4
0,2
0
Tổng N
85
40
20
Tổng P

15
8
4
Dầu mỡ
150
100
50
Sunfat
50
30
20
Coliform MPN/100ml
10
7
– 10
9

10
7
– 10
8

10
6
– 10
7
(Nguồn:Trang 11 – Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế
công trình – Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân)
2.2 CÁC THÔNG SỐ Ô NHIỄM ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI
Đồ án xử lý nước thải

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
21
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

2.2.1 Thông số vật lý
 Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS – SS) có thể
có bản chất là:
- Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét)
- Các chất hữu cơ không tan
- Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…)
Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất trong
quá trình xử lý.
 Mùi
Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H
2
S – mùi trứng thối. Các hợp chất khác,
chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều kiện yếm
khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H
2
S.
 Độ màu
Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm hoặc
do các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị đo độ
màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt – Co).
Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử dụng
để đánh giá trạng thái chung của nước thải.
2.2.2 Thông số hóa học

 Độ pH của nước
pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H
+
có trong dung dịch, thường được dùng
để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hòa tan trong nước.
pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh hưởng đến các
quá trình trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể sinh vật nước. Do vậy rất có ý nghĩa về
khía cạnh sinh thái môi trường.
Nước thải sinh hoạt có pH = 7.2 – 7.6
 Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand – COD)
COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước bao gồm
cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hóa toàn bộ các chất hóa
học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa một phần các hợp
chất dễ phân hủy bởi vi sinh vật.
COD là một thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói
chung và cùng với thông số BOD, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh học
của nước từ

đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
 Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand – BOD)
BOD là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ theo phản
ứng:
Chất hữu cơ + O
2
 CO
2
+ H
2
O + tế bào mới + sản phẩm trung gian

Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
22
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật
sử dụng oxy hòa tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hòa tan cần thiết cho quá trình
phân hủy sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với
nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị
phân hủy bằng các vi sinh vật.
 Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen – DO)
DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật
nước (cá, lưỡng thê, thủy sinh, côn trùng,…) thường được tạo ra do sự hòa tan từ khí
quyển hoặc do quang hợp của tảo.
Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 – 10 ppm, và dao động mạnh
phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy hóa chất, sự quang hợp của tảo và v.v… Khi nòng
độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ
số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thủy vực.
 Nitơ và các hợp chất chứa Nitơ
Nitơ là nguyên tố quan trọng trong sự hình thành sự sống trên bề mặt Trái Đất.
Nitơ là thành phần cấu thành protein có trong tế bào chất cũng như các acid amin trong
nhân tế bào. Xác sinh vật và các bã thải trong quá trình sống của chúng là những tàn tích
hữu cơ chứa các protein liên tục được thải vào môi trường với lượng rất lớn. Các protein
này dần dần bị vi sinh vật dị dưỡng phân hủy, khoáng hóa trở thành các hợp chất Nitơ
vô cơ như NH
4
+
, NO

2
-
, NO
3
-
và có thể cuối cùng là trả lại N
2
cho không khí.
Như vậy, trong môi trường đất và nước luôn tồn tại các thành phần chứa Nitơ từ
các protein có cấu trúc phức tạp đến acid amin đơn giản, cũng như các ion Nitơ vô cơ là
sản phẩm quá trình khoáng hóa các chất kể trên.
Trong nước mặt cũng như nước ngầm, Nitơ tồn tại ở 3 dạng chính là: ion amoni
(NH
4
+
), nitrit (NO
2
-
) và nitrat (NO
3
-
). Dưới tác động của nhiều yếu tố hóa lý và do hoạt
động của một số sinh vật các dạng Nitơ này chuyển hóa lẫn nhau, tích tụ lại trong nước
ăn và có độc tính đối với con người. Nếu sử dụng nước có NO
2
-
với hàm lượng vượt
mức cho phép kéo dài, trẻ em và phụ nữ có thai có thể mắc bệnh xanh da vì chất độc
này cạnh tranh với hồng cầu để lấy oxy.
 Phospho và các hợp chất chứa phosphor

Nguồn gốc của các hợp chất chứa Phospho có liên quan đến sự chuyển hóa các
chất thải của người và động vật và sau này là lượng khổng lồ phân lân sử dụng trong
nông nghiệp và các chất tẩy rửa tổng hợp có chứa phosphate sử dụng trong sinh hoạt và
một số ngành công nghiệp trôi theo dòng nước.
Trong các loại nước thải, Phospho hiện diện chủ yếu dưới các dạng phosphate.
Các hợp chất chứa phosphate được chia thành phosphate vô cơ và phosphate hữu cơ.

Phospho là một chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết đối với sự phát triển của sinh
vật. Việc xác định Phospho tổng là một thông số đóng vai trò quan trọng để đảm bảo
quá
trình phát triển bình thường của các vi sinh vật trong các hệ thống xử lý chất thải bằng
phương pháp sinh học.
Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
23
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

Phospho và các hợp chất chứa Phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú
dưỡng hóa nguồn nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển
mạnh của tảo và vi khuẩn lam.
 Chất hoạt động bề mặt
Chất hoạt động bề mặt là những chất hữu cơ gồm 2 phần: kị nước và ưa nước tạo
nên sự phân tán của các chất đó trong dầu và trong nước. Nguồn tạo ra các chất hoạt
động bề mặt là do việc sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt và trong một số ngành
công nghiệp
2.2.3 Thông số sinh học
Nhiều vi sinh vật gây bệnh có mặt trong nước thải có thể truyền hoặc gây bệnh
cho người. Chúng vốn không bắt nguồn từ nước mà cần có vật chủ để sống ký sinh, phát

triển và sinh sản. Một số các sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian khá dài trong
nước và là nguy cơ truyền bệnh tiềm tang, bao gồm vi khuẩn, virus, giun sán.
Vi khuẩn: các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nước thường gây bệnh về đường
ruột, như dịch tả (cholera) do vi khuẩn Vibrio comma, bệnh thương hàn (typhoid) do vi
khuẩn Salmonella typhosa…
Virus: có trong nước thải có thể gây bệnh có liên quan đến sự rối loạn hệ thần
kinh trung ương, viêm tùy xám, viêm gan… Thông thường khử trùng bằng các quá trình
khác nhau trong các giai đoạn xử lý có thể diệt được virus.
Giun sán (helminths): giun sán là loại sinh vật ký sinh có dòng vòng đời gắn liền
với hai hay nhiều động vật chủ, con người có thể là một trong số các vật chủ này. Chất
thải của người và động vật là nguồn đưa giun sán vào nước. Tuy nhiên, các phương pháp
xử lý nước hiện nay tiêu diệt giun sán rất hiệu quả.
2.3 TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI:
2.3.1 Phương pháp xử lý cơ học
Những phương pháp loại các chất rắn có kích thước và tỷ trọng lớn trong nước
thải được gọi chung là phương pháp cơ học.
Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho xử lý sinh học tiếp theo. Xử lý nước thải
bằng phương pháp cơ học thường thực hiện trong các công trình và thiết bị như song
chắn rác, bể lắng cát, bể tách dầu mỡ… Đây là các thiết bị công trình xử lý sơ bộ tại chỗ
tách các chất tán thô nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước hoặc các công trình xử lý
nước thải phía sau hoạt động ổn định.
Phương pháp xử lý cơ học tách khỏi nước thải sinh hoạt khoảng 60% tạp chất
không tan, tuy nhiên BOD trong nước thải giảm không đáng kể. Để tăng cường quá trình
xử lý cơ học, người ta làm thoáng nước thải sơ bộ trước khi lắng nên hiệu suất xử lý của
các công trình cơ học có thể tăng đến 75% và BOD giảm đi 10 – 15%.
Một số công trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học bao gồm:

 Song chắn rác
Nhiệm vụ: song chắn rác dùng để giữ lại các tạp chất thô như giấy, rác, túi nilon,
vỏ


cây và các tạp chất có trong nước thải nhằm đảm bảo cho máy bơm, các công trình và
thiết bị xử lý nước thải hoạt động ổn định.
Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
24
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

Song chắn rác là các thanh đan xếp kế tiếp nhau với các khe hở từ 16 đến 50mm,
các
thanh có thể bằng thép, inox, nhựa hoặc gỗ. Tiết diện của các thanh này là hình chữ nhật,
hình
tròn hoặc elip. Bố trí song chắn rác trên máng dẫn nước thải. Các song chắn rác đặt song
song với nhau, nghiêng về phía dòng nước chảy để giữ rác lại. Song chắn rác thường đặt
nghiêng theo chiều dòng chảy một góc 50
0
đến 90
0
.
Phân loại:
- Kích thước: thô, trung bình, mịn
- Hình dạng: song chắn, lưới chắn
- Phương pháp làm sạch: thủ công, cơ khí
- Bề mặt lưới chắn: cố định, di động
Thiết bị chắn rác bố trí tại các máng dẫn nước thải trước trạm bơm nước thải và
trước các công trình xử lý nước thải.

Hình 2.1 Song chắn rác cơ giới.

 Bể lắng
 Bể lắng cát
Trong thành phần cặn lắng nước thải thường có cát với độ lớn thủy lực  = 18 mm/s.
Đây là các phần tử vô cơ có kích thước và tỷ trọng lớn. Mặc dù không độc hại nhưng
chúng cản trở

hoạt động của các công trình xử lý nước thải như tích tụ trong bể lắng, bể mêtan,…

làm giảm dung tích công tác công trình, gây khó khăn cho việc xả bùn cặn, phá hủy quá
trình công nghệ của trạm xử lý nước thải. Để đảm bảo cho các công

Đồ án xử lý nước thải
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai có công suất 800 m3/ngày.đêm
25
Svth: Ngô Quang Toàn
Gvhd: Pgs.Ts Tôn Thất Lãng

trình xử lý sinh học nước thải sinh học, nước thải ổn định họat động cần phải có các
công trình và thiết bị phía trước.
Nhiệm vụ:

- Loại bỏ các cặn vô cơ lớn như cát, sỏi…có kích thước hạt > 0,2mm
- Bảo vệ các trang thiết bị động (bơm) tránh mài mòn
- Giảm cặn lắng trong ống, mương dẫn và bể phân hủy
- Giảm tần suất làm sạch bể phân hủy
Có thể chia làm 3 loại: bể lắng cát ngang, bể lắng cát thổi cơ khí và bể lắng cát
tiếp tuyến. Các loại bể lắng cát chuyển động quay có hiệu quả lắng cát cao và hàm lượng
chất hữu cơ có trong cát thấp. Do cấu tạo đơn giản, bể lắng cát ngang được sử dụng rộng
rãi hơn cả. Tuy nhiên trong điều kiện cần thiết phải kết hợp các công trình xử lý nước

thải, người ta có thể dùng bể lắng cát đứng, bể lắng cát tiếp tuyến hoặc thiết bị xiclon
hở một tầng hoặc xiclon thủy lực.
Cát lưu giữ trong bể từ 2 đến 5 ngày. Các loại bể lắng cát thường dùng cho các
trạm xử lý nước thải công suất trên 100m
3
/ngày. Từ bể lắng cát, cát được chuyển ra sân
phơi để làm khô bằng biện pháp trọng lực trong điều kiện tự nhiên.
 Bể lắng nước thải
Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nước thải theo nguyên tắc
dựa vào sự khác nhau giữa trọng lượng các hạt cặn có trong nước thải. Vì vậy, đây là
quá trình quan trọng trong xử lý nước thải, thường bố trí xử lý ban đầu có thể bố trí nối
tiếp nhau, quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90% - 95% lượng cặn có trong nước hay
sau khi xử lý sinh học. Để có thể tăng cường quá trình lắng, ta có thể thêm vào chất đông
tụ sinh học. Sự lắng của các hạt xảy ra dưới tác dụng của trọng lực.
Dựa vào chức năng và vị trí có thể chia bể lắng thành các loại: bể lắng đợt I trước
công trình xử lý sinh học và bể lắng đợt II sau công trình xử lý sinh học.
Theo cấu tạo và hướng dòng chảy, người ta phân ra các loại bể lắng ngang, bể
lắng đứng và bể lắng ly tâm.
 Bể tách dầu mỡ
Bể tách dầu mỡ dùng để tách và thu các loại mỡ động thực vật, các loại dầu… có
trong nước thải. Đối với nước thải sinh hoạt khi hàm lượng dầu mỡ không cao thì việc
vớt dầu mỡ thực hiện ngay ở bể lắng nhờ thiết bị gạt chất nổi. Các chất này sẽ bịt kín lỗ
hổng giữa các vật liệu lọc có trong bể sinh học…và chúng sẽ phá hủy cấu trúc bùn hoạt
tính có trong bể Aerotank và Thường được đặt trước cửa xả vào cống chung hoặc trước
bể điều hòa.
Bể tách dầu mỡ thường được bố trí trong các bếp ăn của khách sạn, trường học,
bệnh viện… xây bằng gạch, BTCT, thép, nhựa composite… và bố trí bên trong nhà, gần
các thiết bị thoát nước hoặc ngoài sân gần khu vực bếp ăn để tách dầu mỡ trước khi xả
vào hệ thống


thoát nước bên ngoài cùng với các loại nước thải khác.

×