Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC
THẢI SINH HOẠT CHO KHU DÂN CƯ RIVIERA
POINT, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH
CÔNG SUẤT 640 M
3
/NGÀY ĐÊM
NGÀNH : MÔI TRƯỜNG
CHUYÊN NGÀNH : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S VÕ HỒNG THI
SINH VIÊN THỰC HIỆN : VÕ THỊ YẾN
MSSV : 1191080130 LỚP : 11HMT01
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
ii
Khoa: Môi trường & CNSH
PHIẾU GIAO ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1. Họ và tên sinh viên/ nhóm sinh viên được giao đề tài:
Họ và tên: Võ Thị Yến MSSV: 1191080130 Lớp:
11HMT01
Ngành : Môi Trường
Chuyên ngành : Kỹ Thuật Môi Trường
2. Tên đề tài :
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT KHU
DÂN CƯ RIVIERA POINT, QUẬN 7, TP. HỒ CHÍ MINH, CÔNG SUẤT
640M
3
/NGÀY.ĐÊM
3. Các dữ liệu ban đầu :
Thành phần, tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt.
Dân số dự kiến của khu dân cư.
Công suất nước thải sinh hoạt.
4. Các yêu cầu chủ yếu :
Giới thiệu về khu dân cư Riviera Point.
Tổng quan về thành phần, tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt.
Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải cho khu dân cư Riviera
Point, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, công suất 640m
3
/ngày.đêm.
Tính toán các công trình đơn vị theo phương án đề xuất.
Dự toán kinh tế cho trạm xử lý nước thải.
Bố trí công trình và vẽ mặt bằng tổng thể cho trạm xử lý.
Vẽ sơ đồ mặt cắt công nghệ.
Vẽ chi tiết các công trình đơn vị.
Ngày giao đề tài: 03/12/2012 Ngày nộp báo cáo: 01/04/2013
Chủ nhiệm ngành
(Ký và ghi rõ họ tên)
TP. HCM, ngày … tháng … năm ……….
Giảng viên hướng dẫn chính
(Ký và ghi rõ họ tên)
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đồ án tốt nghiệp của tôi, do tôi tự thực hiện,
không sao chép. Những kết quả và các số liệu trong đồ án chưa được ai công
bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan
này.
Tp.HCM, ngày 30 tháng 03 năm 2013
Sinh viên
Võ Thị Yế n
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
iv
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu
Trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP. HCM,
các thầy cô trong Khoa
Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học đã tận tình dạy bảo, truyền đạt kiến thức
và nhiều kinh nghiệm quý báo cho em trong suốt thời gian em học ở trường.
Trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp, em xin chân thành cảm
ơn cô Th.S Võ Hồng Thi đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn em thực hiện đồ án và
giúp em hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình. Và em cũng xin chân thành
cảm ơn Thầy (Cô)
Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và Công nghệ sinh học
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em hoàn thành đồ án của mình.
Sau cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và những người thân đã hết
lòng giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua .
Do kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn đề tài còn nhiều sai sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 30 tháng 03 năm 2013
Sinh viên.
Võ Thị Yến
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vi
LỜI MỞ ĐẦU 1
A. Đặt vấn đề 1
B. Mục tiêu đề tài 2
C. Nội dung đề tài 2
D. Phương pháp nghiên cứu 2
E. Ý nghĩa đề tài 3
F. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN KHU DÂN CƯ RIVIERA POINT,
QUẬN 7, TP HỒ CHÍ MINH 4
1.1. Giới thiệu chung 4
1.2. Điều kiện tự nhiên tại khu vực quận 7, thành phố Hồ Chí Minh 6
1.2.1. Vị trí địa lý quận 7 6
1.2.2. Địa hình địa chất công trình 7
1.2.3. Điều kiện khí tượng 7
1.2.4. Chế độ thủy văn 8
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực quận 7, thành phố Hồ Chí Minh 9
1.3.1. Điều kiện kinh tế quận 7 9
1.3.2. Điều kiện xã hội quận 7 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT & CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT 13
2.1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt
13
2.1.1. Nguồn phát sinh, đặc tính nước thải sinh hoạt 13
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
vi
2.1.2. Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt 14
2.2. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải 15
2.2.1. Thông số vật lý 15
2.2.2. Thông số hóa học 15
2.2.3. Thông số vi sinh vật học 18
2.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải 19
2.3.1. Phương pháp xử lý cơ học 19
2.3.2. Phương pháp xử lý hoá lý 22
2.3.3. Phương pháp xử lý hoá học 24
2.3.4. Phương pháp xử lý sinh học 25
2.3.5. Phương pháp xử lý bùn cặn 31
2.4. Một số công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt điển hình 32
2.4.1. Công nghệ sinh học hiếu khí lơ lửng 32
2.4.2. Công nghệ MBBR 33
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO
KHU DÂN CƯ RIVIERA POINT, QUẬN 7, TP.HCM 36
3.1. Tính chất nước thải đầu vào 36
3.2. Đề xuất công nghệ xử lý 36
3.2.1 Phương án 1 37
3.2.2 Phương án 2 40
CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 44
4.1. Mức độ xử lý cần thiết và thông số tính toán 44
4.2. Tính toán các công trình đơn vị 46
4.2.1.
Phương án 1 46
4.2.1.1. Song chắn rác 46
4.2.1.2. Bể điều hòa 53
4.2.1.3. Bể Aerotank 57
4.2.1.4. Bể lắng II 70
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
vii
4.2.1.5. Bể chứa trung gian 76
4.2.1.6. Bể lọc áp lực 78
4.2.1.7. Bể tiếp xúc khử trùng 82
4.2.1.8. Bể chứa và nén bùn 84
4.2.2. Phương án 2 88
CHƯƠNG 5. DỰ TOÁN KINH TẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 98
5.1. Phương án 1 110
5.1.1. Dự toán chi phí xây dựng 110
5.1.2. Dự toán thiết bị 111
5.1.3. Chi phí xử lý 01m
3
nước thải 114
5.2. Phương án 2 115
5.2.1. Dự toán chi phí xây dựng 115
5.2.2. Dự toán thiết bị 117
5.2.3. Chi phí xử lý 01m
3
nước thải 119
5.3. Các ưu nhược điểm của 2 phương án đề xuất và lựa chọn phương án
121
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 125
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NTST : Nước thải sinh hoạt
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
Tp. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
VSV : Vi sinh vật
XLNT : Xử lý nước thải
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Trình bày cơ cấu sử dụng đất của dự án. 6
Bảng 2.1: Tải trọng chất bẩn theo đầu người. 13
Bảng 2.2: Thành phần nước thải sinh hoạt đặc trưng. 14
Bảng 2.3: Ứng dụng quá trình xử lý hóa học. 25
Bảng 2.4: Các quá trình sinh học dùng trong xử lý nước thải. 29
Bảng 3.1: Thành phần nước thải sinh hoạt đặc trưng. 36
Bảng 4.1: Thống kê lượng nước sinh hoạt trong ngày – giai đoạn 2. 45
Bảng 4.2: Hệ số không điều hòa chung. 46
Bảng 4.3: Hệ số
β
để tính sức cản cục bộ của song chắn. 49
Bảng 4.4: Tổng hợp thông số song chắn rác. 50
Bảng 4.5: Tổng hợp thông số bể thu gom 52
Bảng 4.6: Tổng hợp thông số bể điều hòa. 57
Bảng 4.7: Tổng hợp thông số bể Aerotank. 69
Bảng 4.8: Tổng hợp thông số bể lắng đợt II. 76
Bảng 4.9: Tổng hợp thông số bể chứa trung gian. 78
Bảng 4.10: Tổng hợp thông số bể lọc áp lực. 81
Bảng 4.11: Tổng hợp thông số bể tiếp xúc khử trùng 83
Bảng 4.12: Tổng hợp thông số bể nén bùn trọng lực. 87
Bảng 4.13: Các thông số tính toán thiết kế bể lọc sinh học. 90
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ vị trí dự án khu dân cư Riviera Point. 4
Hình 1.2: Phối cảnh dự án khu dân cư Riviera Point 5
Hình 2.1: Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công ty trách
nhiệm hữu hạn Furukawa. 33
Hình 2.2: Sơ đồ xử lý nước thải sinh hoạt sử dụng công nghệ MBBR. 34
Hình 3.1: Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phương án 1. 38
Hình 3.2: Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phương án 2. 41
Hình 4.1: Tiết diện ngang các loại thanh chắn rác. 49
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
1
LỜI MỞ ĐẦU
A. Đặt vấn đề
Việt Nam đang chuyển mình hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong những
năm gần đây quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã góp phần thúc đẩy nền
kinh tế Việt Nam phát triển. Xã hội Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể, đời
sống của người dân được nâng cao, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn ngày
càng được rút ngắn.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, công nghiệp
lớn nhất cả nước, có số dân tập trung ngày càng cao theo mỗi năm. Vì vậy, nhu cầu
nhà ở tại thành phố Hồ Chí Minh cũng tăng theo và việc các nhà đầu tư cho quy
hoạch và xây dựng các khu chung cư là tất yếu .
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng môi trường sống cũng như
khi dân số ngày một gia tăng, trong một vài năm trở lại đây các dự án cải tạo, nâng
cấp đô thị, xây dựng mới các cao ốc văn phòng cho thuê, khu căn hộ cao cấp ngày
càng được đẩy mạnh. Do vậy, hiện nay trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có rất
nhiều dự án quy hoạch các khu dân cư, căn hộ cao cấp… trong đó khu dân cư
Riviera Point là một trong những dự án quan trọng của quận 7 nhằm giải quyết vấn
đề nhà ở đáp ứng nhu cầu an cư lạc nghiệp của người dân.
Tuy nhiên, khi khu dân cư Riviera Point hoàn thành và đi vào hoạt động, các
tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường nảy sinh là tất yếu. Môi trường không
khí, nước mặt, nước ngầm… đều bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau do các loại
chất thải phát sinh. Đặc biệt là vấn đề nước thải, với quy mô khu nhà ở khoảng
12.576 người (khoảng 4 người trong một căn hộ) thì hàng ngày lượng nước sinh
hoạt thải ra là tương đối lớn. Về lâu dài nếu không có biện pháp xử lý khắc phục thì
sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận.
Trước tình hình đó, việc xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung cho khu dân
cư Riviera Point là cần thiết nhằm đạt tới sự hài hoà lâu dài, bền vững giữa nhu cầu
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
2
phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường một cách thiết thực nhất. Do đó đề tài
“Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point,
quận 7, thành phố Hồ Chí Minh” được hình thành.
B. Mục tiêu đề tài
Tính toán, thiết kế chi tiết hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư
Riviera Point, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, công suất 640m
3
/ngày đêm, để nước
thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt quy chuẩn QCVN 14:2008, cột A trước khi thải
ra sông Cả Cấm.
C. Nội dung đề tài
Giới thiệu tổng quan về khu dân cư cao Riviera Point, quận 7, thành phố Hồ
Chí Minh.
Tổng quan về nước thải sinh hoạt và các phương pháp xử lý nước thải sinh
hoạt.
Đề xuất các công nghệ xử lý nước thải và tiêu chuẩn xã thải
Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera
Point, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, công suất 640m
3
/ngày đêm.
D. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu về dân số, điều kiện tự nhiên
làm cơ sở để đánh giá hiện trạng và tải lượng ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra
khi dự án đi vào hoạt động.
Phương pháp so sánh: So sánh ưu khuyết điểm của các công nghệ xử lý để
đưa ra giải pháp xử lý chất thải có hiệu quả hơn.
Phương pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý
kiến của giáo viên hướng dẫn về vấn đề có liên quan.
Phương pháp tính toán: Sử dụng các công thức toán học để tính toán các
công trình đơn vị của hệ thống xử lý nước thải, chi phí xây dựng và vận hành hệ
thống.
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
3
Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm Autocad để mô tả kiến trúc công nghệ
xử lý nước thải.
E. Ý nghĩa đề tài
Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt tại khu dân cư Riviera Point, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó góp phần
vào công tác bảo vệ môi trường, cải thiện tài nguyên nước ngày càng trong sạch
hơn.
Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.
Hạn chế việc xả thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm tài nguyên nước.
F. Kết cấu của đồ án tốt nghiệp
, các bài luận văn, và quá tr
nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point, quận 7, thành phố Hồ Chí Minh,
công suất 640m
3
/ngày đêm.”
• Chương 1: Giới thiệu về dự án khu dân cư Riviera Point, quận 7,
thành phố Hồ Chí Minh.
•
thải sinh hoạt.
• Chương 3: Đề xuất các công nghệ xử lý nước thải cho khu dân cư
Riviera Point.
• lý nước thải sinh hoạt công
suất 640m
3
/ngày đêm.
• Chương 5: Dự toán kinh tế các phương án đề xuất.
• Chương 6: Kết luận – Kiến nghị
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
4
CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN KHU DÂN CƯ RIVIERA
POINT, QUẬN 7, TP HỒ CHÍ MINH
1.1. Giới thiệu chung
Tên dự án:
KHU DÂN CƯ RIVIERA POINT
Chủ dự án:
Công ty TNHH Riviera Point.
Địa chỉ: Lầu 8, Saigon Centre, 65 Lê Lợi – Quận 1 – TP HCM
Vị trí địa lý của dự án:
Khu quy hoạch Khu dân cư Riviera Point tại phường Tân Phú, quận 7 có ranh
giới tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp khu dân cư hiện hữu và đường Huỳnh Tấn Phát.
- Phía Tây giáp rạch Cả Cấm.
- Phía Nam giáp đường Phú Thuận và khu dân cư hiện hữu.
- Phía Bắc giáp khu dân cư hiện hữu.
Quy mô diện tích: 89.710,38 m
2
Hình 1.1. Bản đồ vị trí dự án khu dân cư Riviera Point
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
5
Mục tiêu và quy mô của dự án:
Mục tiêu của dự án Riviera Point nhằm tạo dựng một khu dân cư và thương
mại tiêu chuẩn quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh. Dự án được triển khai nhằm
tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên thuận lợi của khu vực ven sông, đặc biệt là hướng
nhìn ra sông Cả Cấm và vị trí tiếp giáp với khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, mang đến
cho cư dân và du khách một lối sống đô thị ven sông sống động, mang hơi thở thời
đại mới và tràn đầy sức sống.
Do tính chất chính của khu quy hoạch được xác định là Khu dân cư Riviera
Point nên khu chức năng chủ yếu gồm có:
+ Khu nhà ở cao tầng, công trình công cộng phục vụ và công viên cây
xanh.
+ Khu thương mại - dịch vụ và công viên cây xanh.
Hình 1.2. Phối cảnh dự án khu dân cư Riviera Point
Giai đoạn 1 sẽ tiến hành xây dựng một khu vực có nhiều mục đích sử dụng,
gồm 14 khối nhà ở cao 39 tầng ( trong đó có 2.184 căn ), một dãy trung tâm thương
mại cao 3 tầng, tất cả đều hướng mặt ra sông.
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
6
Giai đoạn 2 sẽ tiến hành xây dựng 06 khu phức hợp cao 40 tầng (trong đó có
960 căn)
Giai đoạn 3 sẽ tiến hành xây dựng các công trình phục vụ công cộng.
Bảng 1.1. Trình bày cơ cấu sử dụng đất của dự án
STT
Loại đất
Đơn vị
tính
Diện tích
(m
2
)
Tỷ lệ
(%)
A
Đất đơn vị ở
m
2
85.346,05
95,14
1
Đất nhóm nhà ở
m
2
67.103,09
74,79
-
Đất nhà ở cao tầng phức hợp
m
2
42.868,50
47,78
-
Đất cây xanh, vườn hoa nhóm nhà ở và bờ
rạch nhánh khu ở
m
2
8,682,35 9,68
-
Đất giao thông sân bãi
m
2
15.552,24
17,33
2
Đất công trình công cộng (trường
tiểu học)
m
2
9.000,00 10,03
3
Đất cây xanh công cộng đơn vị ở
m2
9.242,96
10,30
B
Đất ngoài đơn vị ở
m
2
4.364,33
4,86
1
Đất cây xanh cách ly
m2
2.769,65
3,08
2
Đất rạch
m
2
1.594,68
1,77
Tổng cộng
m
2
89.710,38
100
(Nguồn: công ty TNHH Riviera Point)
Dự báo quy mô dân số nên khống chế ở mức khoảng 12.576 người. (khoảng 4
người trong một căn hộ)
Dự án bắt đầu xây dựng vào năm 2012 và đến năm 2015 là hoàn tất và đi vào
hoạt động
1.2. Điều kiện tự nhiên tại khu vực quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
1.2.1. Vị trí địa lý quận 7
Quận 7 được hình thành từ 05 xã phía Bắc và một phần Thị trấn huyện Nhà Bè
cũ với tổng diện tích tự nhiên là 3576 ha nằm về phía Đông nam Thành phố.
Phía Bắc giáp quận 4 và quận 2; ranh giới là kênh Tẻ và sông Sài Gòn.
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
7
Phía Nam giáp huyện Nhà Bè; ranh giới là rạch Đĩa, sông Phú Xuân.
Phía Đông giáp quận 2, Đồng Nai; ranh giới là sông Sài Gòn và sông Nhà
Bè.
Phía Tây giáp quận 8 và huyện Bình Chánh; ranh giới là rạch Ông Lớn.
Quận 7 có vị trí địa lý khá quan trọng với vị trí chiến lược khai thác giao thông
thuỷ và bộ, là cửa ngõ phía Nam của Thành phố, là cầu nối mở hướng phát triển của
Thành phố với biển Đông và thế giới. Các trục giao thông lớn như xa lộ Bắc Nam,
đường cao tốc Nguyễn Văn Linh. Sông Sài Gòn bao bọc phía Đông với hệ thống
cảng chuyên dụng, trung chuyển hàng hoá đi nước ngoài và ngược lại, rất thuận lợi
cho việc phát triển thương mại và vận tải hàng hoá cũng như hành khách đi các
vùng lân cận.
1.2.2. Địa hình địa chất công trình
Địa hình quận 7 tương đối bằng phẳng, độ cao địa hình thay đổi không lớn,
trung bình 0,6m đến 1,5m. Thổ nhưỡng của Quận 7 thuộc loại đất phèn mặn.
1.2.3. Điều kiện khí tượng
Khí hậu:
Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo.
Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết quận 7 là nhiệt
độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi
trường cảnh quan sâu sắc.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11
- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Độ ẩm:
- Ðộ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%;
- Bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%;
- Bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
Mưa:
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
8
- Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm.
- Năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958).
- Số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày.
Gió:
- Chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và chủ yếu là gió mùa Tây - Tây
Nam và Bắc - Ðông Bắc.
- Ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam - Ðông Nam, khoảng từ tháng 3 đến
tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s.
1.2.4. Chế độ thủy văn
- Quận 7 có khoảng 1.020 ha sông rạch, chiếm 28,38% diện tích tự nhiên. Hệ
thống sông rạch chính của quận 7 bao gồm: sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Phú
Xuân, rạch Đĩa, rạch Ông Lớn, kênh Tẻ và nhiều rạch nhỏ.
- Chế độ thủy triều là một tổ hợp của các tương tác giữa các sông Đồng Nai,
sông Sài Gòn và Biển Đông. Đây là một loại triều “ tiền biển pha sông”. Do đó lưu
lượng, độ mặn và hàm lượng phù sa chịu sự ảnh hưởng chế độ triều của Biển là
chính.
- Nguồn nước ngọt đổ về các cửa sông vào khu vực quận 7 do hệ thống sông
Đồng Nai cung cấp. Sự phân bố lượng nước không đồng đều về không gian và thời
gian.
- Tổng lượng dòng chảy trong 5 tháng mùa kiệt (các tháng 12, 1, 2, 3, 4) trên
dòng chảy chính chiếm 6-7% tổng lượng dòng chảy trong năm. Tổng lượng dòng
chảy trong mùa lũ (các tháng 7, 8, 9, 10) chiếm 82-83%.
- Mực nước trong sông rạch quận 7 biến động mạnh do chịu ảnh hưởng của
thủy triều, lưu lượng nguồn, mưa tại chổ, gió chướng, chênh lệch áp suất không khí.
Các dao động đó theo nhịp ngày đêm, tuần trăng, nguồn nước.
- Thủy triều theo chế độ bán nhật triều không đều. Triều cường vào các ngày 1
– 3 và 15 – 18, triều kém vào các ngày 9 – 11 và 23 – 26 âm lịch. Trong thời kỳ
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
9
triều cường, biên độ triều lớn, nước sông dồn mạnh vào kênh rạch, chân triều thấp
nước rút mạnh. Đây là thời kỳ nước trong sông và kênh rạch trao đổi mạnh nhất,
nước bẩn từ các nguồn ô nhiễm của đô thị và dân cư rút mạnh xuống hạ lưu, ảnh
hưởng mạnh và xa nhất.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực quận 7, thành phố Hồ Chí Minh
1.3.1. Điều kiện kinh tế quận 7
Được sự chỉ đạo của Quận ủy và thực hiện theo Nghị quyết của HĐND Quận về kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hộị. Kinh tế quận 7 cơ bản đạt sự phát triển tương đối
ổn định, các thành phần kinh tế có xu hướng tăng về doanh thu, lao động và số đơn
vị hoạt động. Sự gia tăng nhanh các đơn vị hoạt động tập trung trong các lĩnh vực:
kinh doanh vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất, dịch vụ nhà đất…
Ngành Thương mại - Dịch vụ
Quận 7 đang trong quá trình đô thị hóa, nhu cầu về vật tư xây dựng và các
dịch vụ liên quan rất lớn từ các công trình cải tạo cơ sở hạ tầng quận và các công
trình dân dụng.
Bên cạnh đó,thực hiện Luật Doanh nghiệp, đơn giản hoá các thủ tục hành
chính cho các nhà đầu tư khi đăng ký kinh doanh đã thu hút một lượng lớn vốn
trong dân vào sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết việc làm cho lực lượng lao
động trên địa bàn. Đồng thời,tạo cho các đơn vị hoạt động trước đó có sự đầu tư
mang tính chiến lược, lâu dài hơn như: xây dựng nhà xưởng mở rộng hoạt động,
chấn chỉnh lại mạng lưới kho tàng, cửa hàng trực thuộc, thay đổi phương thức kinh
doanh, chú trọng đến chất lượng sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng …tạo cho
doanh nghiệp tính cạnh tranh cao trên thị trường.
Ngành Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng phù
hợp với người tiêu dùng nội địa và đáp ứng yêu cầu hàng xuất khẩụ
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
10
Các hộ tiểu thủ công nghiệp liên tục tăng do sức cầu của người dân tăng
nhanh. Nhưng hầu hết chúng đều tập trung trong các khu dân cư làm ảnh hưởng đến
môi trường sống người dân do không xử lý ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nguồn
nước.
Ngành Xây dựng
Hoạt động xây dựng của khu vực cá thể phát triển rất nhanh chiếm tỷ trọng
ngày càng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành. Tuy nhiên,sự quản lý Nhà
nước đối với hoạt động này chưa chặt chẽ, việc xây dựng tự phát, trái phép diễn ra
ngày càng phức tạp ảnh hưởng đến quy hoạch và kiến trúc đô thị chung của Quận 7.
Nhìn chung, yêu cầu về xây dựng của Quận 7 là rất lớn với các dự án khu
Nam Sài Gòn và các dự án nhà ở, giao thông, nhưng lưu lượng xây dựng do các đơn
vị trên địa bàn quận thực hiện lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ, đa số các doanh nghiệp
xây dựng trên địa bàn quận thiếu vốn để tham gia giành thầu xây dựng các công
trình lớn chỉ đủ sức thực hiện những công trình, dự án nhỏ hoặc tham gia vào các
công đoạn của công trình lớn do các nhà thầu lớn ký hợp đồng.
Ngành Nông nghiệp
Trình độ khoa học kỹ thuật của người nông dân được nâng cao rất nhiều so
với những năm đầu mới thành lập Quận cũng như những năm đầu nhiệm kỳ Đại hội
Đảng bộ Quận, dưới sự hỗ trợ tích cực từ công tác khuyến nông của phòng Kinh tế
Quận, tiếp cận được nhiều thông tin khoa học kỹ thuật mới, tự định hướng việc sản
xuất con giống chất lượng cao, đặc sản, cây kiểng, trồng nấm…phù hợp hơn với
quy luật phát triển của quận đô thị. Tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nông
nghiệp đô thị phát triển như: nuôi cá cảnh, chim cảnh, trồng cây kiểng, lan cắt
cành…
1.3.2. Điều kiện xã hội quận 7
Đặc điểm tình hình dân cư: Kể từ khi được thành lập (4/1997) với dân số là
90.920 nhân khẩu, nhưng chỉ sau gần 1 năm (12/1997) theo thống kê của quận, dân
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
11
số đã tăng lên 97.806 người, tăng 7,57% và tính đến ngày 01/04/2001 dân số của
quận đã lên đến 115.024 người, tốc độ tăng dân số đã lên đến 8,38% so với năm
1997. Xét cơ cấu dân số theo độ tuổi, tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 15-34 tuổi chiếm
42,3% tổng dân số của quận. Tình trạng dân cư đang xáo trộn rất mạnh và phân bố
không đều, mật độ dân số bình quân là 3.220 ngưới/km
2
. Tỷ lệ dân số có hộ khẩu tại
quận chiếm 72% số hộ và 74% số nhân khẩu. Tỷ lệ số dân ở diện KT2, KT3, KT4
chiếm 34% số hộ và 33% số nhân khẩu
Tổng diện tích đường bộ trên địa bàn quận khoảng 38 ha, chiếm 1,86% diện tích
tự nhiên. Trong đó các cầu Tân Thuận 1, Tân Thuận 2, kinh Tẽ và rạch Ông kết nối
giữa quận 7 với nội thành, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của quận.
Đại lộ Nam Sài Gòn nối liền quận 7 với quốc lộ 1A. Trên địa bàn quận 7 có 3 cảng
lớn là Cảng Bến Nghé, Cảng Tân Thuận Đông, Cảng Bông Sen và một số cảng
chuyên dùng phục vụ cho nội bộ như Cảng Rau quả, Cảng Dầu thực vật
Nhìn lại, trong 05 năm qua quận 7 đã tập trung đầu tư để xây dựng và trang bị
cho các nghành giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao… và qua đó đã đáp ứng
được nhu cầu học tập và hưởng thụ ngày càng tăng của nhân dân địa phương về văn
hóa – xã hội (đầu tư cho Giáo dục là 56.536,763 triệu đồng chiếm tỷ trọng 29,965%
trên tổng vốn đầu tư, Y tế là 12.708,476 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,736%, văn hóa
- TDTT là 11.645,860 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,172%) qua đó đã nâng trình độ
dân trí bình quân lên lớp 7, đã phổ cập trung học cơ sở 8/10 phường; nhà tình nghĩa,
209 tình thương và chống dột 249 căn; giải quyết việc làm cho hơn 44.50 lao động,
522 hộ làm ăn có hiệu quả ra khỏi chương trình xóa đói giảm nghèo, đời sống từng
bước được cải thiện. Công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng chu đáo
hơn. Hệ thống y tế từ quận đến phường từng bước được hoàn chỉnh, 10 trạm y tế
phường đều có Bác sỹ.
Quận đã tập trung lãnh đạo và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch để
đảm bảo ổn định chính trị, đấu tranh có hiệu quả chống các loại tội phạm, từng bước
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
12
giữ vững trật tự xã hội, nâng cao kỹ cương pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để thúc
đẩy kinh tế xã hội của quận phát triển.
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
13
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT & CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
2.1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt
2.1.1. Nguồn phát sinh, đặc tính nước thải sinh hoạt
- Nguồn phát sinh tại khu dân cư Riviera Point chủ yếu là nước thải sinh hoạt
trong quá trình hoạt động vệ sinh của dân cư khu dự án.
- Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn
bã hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chất
dinh dưỡng (Nitơ, phospho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliform…).
- Mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào: lưu lượng nước thải;
tải trọng chất bẩn tính theo đầu người.
- Tải trọng chất bẩn tính theo đầu người phụ thuộc vào: mức sống, điều kiện
sống và tập quán sống; điều kiện khí hậu.
- Tải trọng chất bẩn theo đầu người được xác định trong Bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tải trọng chất bẩn theo đầu người.
Chỉ tiêu ô nhiễm
Hệ số phát thải
Các quốc gia gần gũi với
Việt Nam (g/người/ngày)
Theo TCVN (TCXD 51-
2008) (g/người/ngày)
Chất rắn lơ lửng (SS)
70 - 145
50 - 55
BOD5 đã lắng
45 - 54
25 - 30
BOD20 đã lắng
-
30 - 35
COD
72 - 102
-
N-NH4+
2.4 - 4.8
7
Phospho tổng
0.8 - 4.0
1.7
Dầu mỡ
10 - 30
-
Nguồn: Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp – Tính toán thiết kế công trình, Lâm
Minh Triết, 2004.
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
14
2.1.2. Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt
- Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào
nguồn nước thải. Ngoài ra lượng nước thải ít hay nhiều còn phụ thuộc vào tập quán
sinh hoạt.
Thành phần nước thải sinh hoạt gồm 2 loại :
- Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết con người từ các phòng vệ sinh;
- Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã, dầu mỡ từ các nhà
bếp, các chất tẩy rửa, chất hoạt động bề mặt từ các phòng tắm, nước rửa vệ sinh sàn
nhà…
- Đặc tính và thành phần tính chất của nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh
nước thải này đều giống nhau, chủ yếu là các chất hữu cơ, trong đó phần lớn các
loại carbonhydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy. Khi phân
hủy thì vi sinh vật cần lấy oxi hòa tan trong nước để chuyển hóa các chất hữu cơ
trên thành CO2, N2, H2O, CH4,…
Bảng 2.2. Thành phần nước thải sinh hoạt đặc trưng.
STT Thành phần nước thải Đơn vị Nồng độ
QCVN
14:2008, cột A
1
pH
-
6,5 – 7,5
5 - 9
2
SS
mg/l
150 - 200
50
3
BOD5
mg/l
200 - 250
30
4
COD
mg/l
300 - 400
50
5
NH4+ (tính theo N)
mg/l
15 - 25
5
6
NO3- (tính theo N)
mg/l
5 - 10
30
7
Photpho tổng
mg/l
5 – 10
6
8
Tổng Coliform
MPN/100ml
108
3.000
Nguồn: Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Trần Văn Nhân – Ngô Thị Nga, 2000.
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải sinh hoạt cho khu dân cư Riviera Point
15
2.2. Các thông số ô nhiễm đặc trưng của nước thải
2.2.1. Thông số vật lý
Hàm lượng chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lơ lửng trong nước ((Total) Suspended Solids – (T)SS - SS) có
thể có bản chất là:
- Các chất vô cơ không tan ở dạng huyền phù (Phù sa, gỉ sét, bùn, hạt sét).
- Các chất hữu cơ không tan.
- Các vi sinh vật (vi khuẩn, tảo, vi nấm, động vật nguyên sinh…).
- Sự có mặt của các chất rắn lơ lửng cản trở hay tiêu tốn thêm nhiều hóa chất
trong quá trình xử lý.
Mùi
- Hợp chất gây mùi đặc trưng nhất là H2S _ mùi trứng thối. Các hợp chất
khác, chẳng hạn như indol, skatol, cadaverin và cercaptan được tạo thành dưới điều
kiện yếm khí có thể gây ra những mùi khó chịu hơn cả H2S.
Độ màu
- Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm
hoặc do các sản phẩm được tao ra từ các quá trình phân hủy các chất hữu cơ. Đơn vị
đo độ màu thông dụng là mgPt/L (thang đo Pt _Co).
- Độ màu là một thông số thường mang tính chất cảm quan, có thể được sử
dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải.
2.2.2. Thông số hóa học
Độ pH của nước
- pH là chỉ số đặc trưng cho nồng độ ion H+ có trong dung dịch, thường được
dùng để biểu thị tính axit và tính kiềm của nước.
- Độ pH của nước có liên quan dạng tồn tại của kim loại và khí hoà tan trong
nước. pH có ảnh hưởng đến hiệu quả tất cả quá trình xử lý nước. Độ pH có ảnh