Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

BÁO cáo THỰC tập tại NHÀ máyTINH bột sắn HƯỚNG hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 39 trang )

Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN HƯỚNG HÓA
1.1 Sơ lược về nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa
Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa trực thuộc công ty TNHH một thành viên
thương mại Quảng Trị, là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, có địa chỉ đóng
tại xã Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được xây dựng và đi vào hoạt động
ngày 9 tháng 3 năm 2004. Bước đầu Nhà máy được đầu tư dây chuyền và thiết bị
công nghệ hiện đại, đồng bộ, đội ngũ kỹ sư và công nhân có trình độ tay nghề cao.
Sau 3 năm đi vào hoạt động mỗi năm Nhà máy thu hơn 40 ngàn tấn sắn củ tươi,
doanh thu đạt hơn 40 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 93 lao động trực tiếp, thu
nhập bình quân hơn 1.5 triệu đồng/ tháng/ người.
Hình 1.1 Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa
Đến bây giờ thì số lao động tăng gần 170 người, thu nhập bình quân người lao động
5,5triệu đồng/tháng. Cây sắn đã góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho
hơn 3 ngàn hộ gia đình, chủ yếu là dân tộc thiểu số của các xã vùng Lìa huyện
Hướng Hóa vốn là những xã đặc biệt khó khăn. Trước đây người dân chủ yếu làm
nương rẫy, đời sống thiếu thốn. Nói cách khác thì sự thay đổi của người dân gắn
chung với sự phát triển của Nhà máy. Vùng nguyên liệu phân bố chủ yếu ở địa bàn
huyện Hướng Hóa, Đakrong và các huyện thị lân cận (Cam Lộ, Quảng Bình…).
Hiện nay đang mở rộng thu mua sang các vùng của nước bạn Lào.
Để giúp người dân nâng cao thu nhập cũng như đảm bảo sản xuất, từ khi
hoạt động đến nay, Nhà máy hết sức quan tâm xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.
Nhà máy đã làm việc với chính quyền các xã quy hoạch vùng nguyên liệu, tích cực
vận động nhân dân mở rộng diện tích trồng, đồng thời đã có nhiều biện pháp hỗ trợ
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
1
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
giúp đỡ nhân dân như làm đường giao thông, hỗ trợ giống, tập huấn kĩ thuật trồng,
chăm sóc thâm canh, trợ giá, trợ cước thu mua sản phẩm. Tính bình quân, một hộ
trồng một ha sắn mỗi năm lãi hơn 20 triệu đồng.


Công suất của nhà máy ban đầu chỉ đạt 50-60 tấn thành phẩm/ngày đêm, đến
nay đã nâng công suất lên 200 - 220 tấn thành phẩm/ngày đêm tương đương 700 –
800 tấn nguyên liệu/ngày đêm. Cùng với việc cải tiến dây chuyền sản xuất, giảm chi
phí, nâng cao chất lượng, tăng giá thu mua nguyên liệu, mở rộng thị trường, nhà
máy đang thực hiện các biện pháp để giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng ô
nhiểm môi trường. Nhà máy đã nghiên cứu sản xuất thành công sản phẩm phân vi
sinh chất lượng cao, giá rẻ cho cây sắn để phục vụ tái đầu tư cho vùng nguyên liệu.
1.2 Một số thuận lợi và khó khăn của Nhà máy
1.2.1 Thuận lợi
- Nhà máy có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực, trình độ tay nghề cao,
nhiệt tình năng nổ, hết mình vì sự phát triển chung của Nhà máy cũng như công
ty
- Sự thống nhất trong cả nhà máy về sản xuất và chiến lược phát triển.
- Sự quan tâm kịp thời, động viên, phê bình các cán bộ công nhân viên, để đạt
được năng suất chất lượng cao hơn, đảm bảo lương cho cán bộ công nhân.
- Tình hình tinh bột sắn trên thị trường tạo bước chuyển biến tốt cho quá trình sản
xuất, tiêu thụ nhanh, tránh bị động vốn.
- Đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý Biogas qua thiết bị kỵ khí ngựơc (UASB) để
tạo hai sản phẩm gồm khí CH
4
cung cấp cho quá trình sấy của nhà máy, đầu tư
xây dựng hệ thống sản xuất phân vi sinh và hệ thống sấy bã vừa tiết kiệm chi phí
vừa giảm ô nhiễm cho người dân và môi trường.
1.2.2 Khó khăn
- Nguồn nguyên liệu mang tính thời vụ nên việc sản xuất còn bị phụ thuộc, chưa
chủ động.
- Sự cạnh tranh gay gắt về giá cả nên sản xuất không liên tục, đồng đều.
- Giá cả thị trường ngày càng tăng nên chi phí cũng tăng theo.
1.3 Tổ chức quản lý tại nhà máy
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
2
BAN
GIÁM
ĐỐC: 02
GIÁM
ĐỐC :
01
P. GIÁM
ĐỐC :
01
P.TCHC: 03
Trưởng phòng: 01
LĐ T. lương : 01
Văn thư : 01
P.KẾ TOÁN:
07
Kế toán trưởng: 01
Kế toán viên: 04
Thủ kho: 01
Thủ quỷ: 01
P.K.DOANH :
04
P.GĐ kiêm TP
Nhân viên : 04
VP XƯỞNG : 04
Quản đốc : 01
Phó quản đốc : 01
Nhân viên : 01
VSCN: 01

P.KCS &
MT : 07
Trưởng phòng : 01
Phó phòng : 01
Nhân viên : 05
TỔ BẢO VỆ : 05
Tổ trưởng : 01
Nhân viên : 04
TỔ XE MÁY: 07
Tổ trưởng: 01
Tổ phó: 01
Nhân viên: 01
TRẠM THU MUA A TÚC: 02
PP kiêm trạm trưởng: 01
Nhân viên: 01
CA A: 21
Ca trưởng: 01
Băng tải:04
Tách mũ:02
Tách bã:02
Tách nước:03
Sấy:02
Đốt lò: 01
T. phẩm: 06
TỔ CẤP DƯỠNG: 02
Tổ trưởng : 01
Nhân viên: 01
TỔ CÂN: 02
Tổ trưởng : 01
Nhân viên: 01

TỔ CƠ ĐIỆN:10
Tổ trưởng: 01
Tổ phó: 01
Tổ viên: 08
CA B: 20
Ca trưởng: 01
Băng tải:04
Tách mũ:02
Tách bã:02
Tách nước:03
Sấy:02
Đốt lò: 01
T. phẩm: 06
CA C: 21
Ca trưởng: 01
Băng tải:04
Tách mũ:02
Tách bã:02
Tách nước:03
Sấy:02
Đốt lò: 01
T. phẩm: 06
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
3
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ
1.3.2.1 Ban giám đốc
Giám đốc có nhiệm vụ quản lý tổng thể nhà máy, là người có quyền cao nhất

và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi hoạt động, kết quả sản
xuất kinh doanh của nhà máy.
1.3.2.2 Phòng tổ chức hành chính
Có nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về công tác đào tạo, bồi dưỡng,
quy hoạch và sử dụng đội ngũ cán bộ công nhân viên. Ban hành quy chế hoạt động
của Nhà máy nhằm quản lý về mọi mặt nhân sự, chế độ tiền lương, giải quyết
những vấn đề liên quan giữa Nhà máy và người lao động.
1.3.2.3 Phòng tài chính kế toán
- Lập kế hoạch tài chính theo tháng, quý, năm đồng thời định kỳ báo cáo hoặc báo
cáo theo yêu cầu của Ban lãnh đạo về tình hình tài chính của Nhà máy.
- Đánh giá hoạt động tài chính của Nhà máy, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động tài chính.
- Ghi chép và hạch toán đúng, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, phù
hợp với quy định của Nhà nước và Quy chế quản lý tài
- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các loại chứng từ, hoàn chỉnh thủ tục kế
toán trước khi trình Ban lãnh đạo duyệt.
- Theo dõi, lập kế hoạch và thu hồi công nợ của khách hàng đầy đủ, nhanh chóng
bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà máy
1.3.2.4 Phòng kinh doanh
Tổ chức hoạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy,
đồng thời tham mưu cho ban giám đốc trong việc phân tích hoạt động kinh tế, xác
định kết quả kinh doanh.
1.3.2.5 Ca sản xuất
Trực tiếp điều hành,quản lý ca sản xuất và tham mưu cho ban giám đốc về
lĩnh vực kĩ thuật như quản lý máy móc, thiết bị công nghệ, tiến hành công tác sửa
chữa, bảo dưỡng theo định kì, thực hiện kế hoạch sản xuất và quản lý về chất lượng
sản phẩm.
1.3.2.6 Phòng KCS và môi trường
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
4

Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Kiểm tra chặt chẽ từ khâu chuẩn bị, nhập nguyên liệu, giám định chất lượng
đầu vào đến quản lý chất lượng trong quá trình sản xuất để sản phẩm cuối cùng đạt
chất lượng tốt.
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các tác nhân gây ô nhiễm môi trường từ
dây chuyền sản xuất, từ đó nghiên cứu đề xuất các biện pháp xữ lí để hạn chế những
ảnh hưởng đến môi trường sinh thái khu vực.
1.4. Định hướng kế hoạch sản xuất và phát triển trong những năm tới
Trong thời gian tới nhà máy sẽ có kế hoạch quy hoạch nguồn nguyên liệu hợp lý,
vận động bà con nông dân thâm canh tăng năng suất trên diện tích hiện có, trồng
các giống sắn có hàm lượng tinh bột cao.
Thường xuyên theo dõi sự tác động của nhà máy đến môi trường xung quanh vì
đây là điều kiện để nhà máy hoạt động bền vững. Đề ra những biện pháp khắc phục
ảnh hưởng đến môi trường:
- Khống chế ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, chất thải
- Vệ sinh an toàn lao động và phòng sự cố
- Giám sát môi trường, bảo vệ môi trường
- Xây dựng và quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
5
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU ( CỦ SẮN)
2.1 Cấu tạo nguyên liệu
Hình 2.1 Cấu tạo củ sắn
Cây sắn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh và được trồng
cách đây khoảng 5000 năm. Tùy giống, vụ trồng, thổ nhưỡng và mục đích sử dụng
mà sắn có kích thước khác nhau. Đường kính của củ sắn không đồng đều theo chiều
dài của củ, phần đầu cuống có đường kính to hơn phần chuôi. Gồm nhiều giống sắn
như: Sắn dù, sắn vàng, sắn đỏ. Nếu phân loại theo hàm lượng HCN thì chia làm hai

loại là sắn đắng và sắn ngọt. Sắn có hàm lượng HCN cao thì có hàm lượng tinh bột
cao nhưng không ăn được chỉ dùng để sản xuất.
Củ sắn được chia làm 4 phần chính: Vỏ gổ, vỏ cùi, thịt sắn, lỏi sắn.
2.1.1 Vỏ gỗ
Chiếm 0.5 – 3% khối lượng củ. Gồm các tế bào cấu tạo từ cellulose và
hemicellulose, hầu như không có tinh bột. Vỏ gỗ là lớp ngoài cùng, sần sùi, màu
nâu thẫm. Vỏ gỗ có nhiệm vụ bảo vệ củ, khi thu hoạch vận chuyển dễ bị tróc ra
nhưng cũng dễ hình thành vỏ mới trong điều kiện 30
0
C, W = 90%. Ngoài ra vỏ gỗ
còn giữ nước cho củ. Bản thân nó cứng nhưng liên kết với vỏ cùi không bền, dễ bị
tróc ra.
2.1.2 Vỏ cùi
Dày hơn vỏ gỗ, chiếm 8 – 20% khối lượng củ. Gồm các tế bào cấu tạo từ
cellulose và tinh bột (5 – 8%). Giữa các lớp vỏ là mạng lưới ống dẫn nhựa củ, giúp
chống mất nước và các tác động bên ngoài. Trong mủ có chứa các polyphenol trong
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
6
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
đó acid elorogenic sản sinh các tế bào mới của vỏ gỗ. Do tác dụng lưu thông mủ
nên liên kết giữa vỏ cùi và thịt sắn không bền có thể bóc ra dễ dàng.
2.1.3 Thịt cùi
Là thành phần chiếm chủ yếu của củ sắn, bao gồm các tế bào có cấu tạo từ
cellulose và pentozan, bên trong là các hạt tinh bột và nguyên sinh chất. Lớp ngoài
của thịt sắn là tầng sinh gỗ. Tiếp đến là thịt sắn, đây là phần dự trữ của củ. Hàm
lượng tinh bột trong ruột sắn không đều. Kích thước hạt tinh bột sắn khoảng 15 -
80µm. Trong các củ sắn lâu năm thì hình thành các vòng xơ nên sắn càng già thì
càng nhiều xơ.
2.1.4 Lõi sắn
Thường nằm ở trung tâm dọc theo thân củ, nối từ thân đến đuôi củ. Chiếm từ

0.3 – 1% khối lượng củ. Lỏi sắn được cấu tạo từ cellulose và hemicellose. Là xương
của củ có chức năng vận chuyển nước, dinh dưỡng cho cây và củ. Khi chặt củ khỏi
gốc cây quá trình lưu thông này chấm dứt, nhưng lại xảy ra hiện tượng mất nước
của củ qua cuống, đồng thời không khí ngoài môi trường xâm nhập vào qua cuống
dọc theo lỏi. Vì vậy những củ cuống to thường chảy mủ trước, những củ cuống nhỏ
dễ bảo quản hơn củ cuống to.
2.2 Loại nguyên liệu sắn và tiêu chuẩn nguyên liệu dùng để sản xuất
2.2.1 Loại nguyên liệu sắn
Nguyên liệu để sản xuất tinh bột là các loại củ sắn tươi, nguyên liệu thường
chọn giống là KM 94, Km98, Ấn Độ, vì các loại giống sắn này có hàm lượng tinh
bột cao.
2.2.2 Tiêu chuẩn nguyên liệu dùng để sản xuất
- Hàm lượng tạp chất không quá 15%. Nếu nguyên liệu nhập vào nhà máy có
nhiều gốc, rễ, cùi…hoặc tạp chất trên 15% thì phải tiến hành làm sạch, loại bỏ tạp
chất khỏi lô hàng rồi mới nhập vào nhà máy. Tạp chất quá 15% không nhập.
- Nguyên liệu không bị thâm đen, chảy nhựa, hư thối. Trường hợp hư thối
nhiều phải tiến hành lập biên bản xử lí. Nếu lượng hư thối trên 16% thì không nhập.
- Hàm lượng chử bột phải lớn hơn 12%.
2.2.3 Phương pháp tồn trữ sắn tươi trong thời gian chờ sản xuất
Trong nhà máy thường sữ dụng sắn tươi không quá 24 giờ kể từ khi nhổ lên,
vì lúc đó sắn không bị mất bột, sản xuất tốt nhất. Tuy nhiên cũng trong thời gian đó
thì sắn được đổ thành đống ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, nhằm
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
7
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
giữ cho sắn tươi lâu, tránh bị chảy nhựa, bị héo gây ảnh hưởng đến hàm lượng bột
và chất lượng tinh bột sau này.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
8
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ CÁC THIẾT BỊ SẢN XUẤT VÀ CHẤT
LƯỢNG THÀNH PHẨM TẠI NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN
HƯỚNG HÓA
3.1 Quy trình công nghệ
3.1.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột sắn
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất tinh bột sắn
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
9
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.1.2 Thuyết minh tổng quát dây chuyền sản xuất.
Sắn nguyên liệu được thu mua, gom mang từ rẫy về. Sau khi được kiểm tra
chất lượng để xác định hàm lượng tinh bột và các chỉ tiêu khác, rồi đưa vào bải
chứa. Sắn được xe xúc đưa lên phểu chứa nguyên liệu ban đầu, sau đó được chuyển
lên băng tải đến thiết bị máy rửa khô. Nhờ cấu tạo của máy rửa khô mà đất cát và
phần lớn vỏ gỗ được tách ra. Sau khi đã làm sạch đát cát và lớp vỏ gỗ thì sắn được
đưa vào hai máy rữa nước. Nhờ chuyển động của hệ thống cánh khuấy và dòng
nước mà đất cát và lớp vỏ ngoài được làm sạch hoàn toàn sau khi sắn ra khỏi thiết
bị.
Tiếp theo đó, sắn được vận chuyển vào máy cắt khúc và băm nhỏ qua băng tải
(công nhân sẽ loại bỏ những tạp chất sót lại trong quá trình sắn chạy trên băng tải).
Tại đây, dưới tác dụng của những lưỡi dao băm, củ sắn được băm nhỏ trước khi vào
thiết bị mài nghiền.Trong máy nghiền, sắn được nghiền nhuyễn thành hỗn hợp gồm:
Nước, tinh bột, mũ và bả lỏng. Hỗn hợp này được bơm qua hệ thống tách bả. Nhờ
các thiết bị ly tâm cao tốc tách riêng dịch sữa và bã. Bã được chuyển qua máy ép ép
khô nước tận thu dịch sữa, còn bả được chuyển ra bãi chứa đem phơi khô làm thức
ăn gia súc hay phục vụ cho các nhu cầu khác.
Dịch sữa được bơm qua các máy separator để tách mủ ( dịch bào) trong dịch
tương sữa. Sau đó dịch sữa được đưa vào hệ thống ly tâm tách nước, độ ẩm của bột
lúc này khoảng 35%. Bột ướt theo băng tải chuyển đến thiết bị đánh tơi để đưa vào

thiết bị cung cấp, trước khi qua thiết bị ống sấy nhanh bằng không khí nóng. Bột
sau khi sấy khô được thu hồi bằng các cyclon. Rồi bột được chuyển đến sàn rây cân
và đóng bao theo yêu cầu.
3.2 Các thiết bị sản xuất tại nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa
3.2.1. Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu
Nhà máy thu mua sắn tươi vừa được thu hoạch sau đó được vận chuyển về
Nhà máy. Xe vận chuyển sắn vào Nhà máy thì được đi qua trạm cân, sử dụng cân
điện tử để cân xe có chứa nguyên liệu, sau khi cho nguyên liệu vào bãi thì xe chạy
lại bàn cân để cân trọng lượng xe. Khi đó sẽ xác định được lượng nguyên liệu nhập
vào.
Sắn nguyên liệu đưa vào bãi theo hướng dẫn của nhân viên KCS. Tiếp đó là
lấy mẫu sắn ngẫu nhiên đem kiểm tra xác định hàm lượng tinh bột, chữ bột và tạp
chất. Nguyên liệu sắn phải không bị thâm đen, chảy nhựa, hư thối.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
10
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.2.2. Xữ lý nguyên liệu.
3.2.2.1. Phểu chứa
- Mục đích: Tạo điều kiện vận chuyển sắn sang băng tải dễ dàng và loại dần một
phần tạp chất.
- Tiến hành: Sắn tươi được xe xúc nạp vào phểu. Phểu có hình côn nên khi cho sắn
vào sẽ được đưa cho xuống dưới. Đáy phểu đựơc thiết kế bộ phận sàn rung và cửa
tháo
- Thiết bị:
+ Sàn rung: Sàn rung được thực hiện theo dao động tịnh tiến để đưa nguyên liệu từ
phểu sang băng tải cao su nằm ngang. Sàn rung gồm phểu nạp liệu, mặt sàng rung,
dưới sàn rung có các trục đặt lệch tâm di chuyển nhờ gối đở trục.
+ Băng tải: Băng tải dùng để vận chuyển nguyên liệu tới lồng sóc bóc vỏ và vận
chuyển sắn sau khi rữa tới máy băm.
3.2.2.2. Rửa khô

- Mục đích: Loại bỏ một phần vỏ gỗ và tạp chất bám trên vỏ củ sắn.
- Tiến hành: Nguyên liệu sắn được đưa vào lồng bóc vỏ. Máy hoạt động liên tục
nhờ vào bộ phận truyền động của động cơ, bên trong có các rảnh xoắn định hướng,
sự va chạm ma sát giữa nguyên liệu với nhau và với các thanh thép trên thành lồng
nên vỏ được bóc ra. Sau đó sắn được chuyển xuống máy rửa nước. Vỏ rơi lọt qua
các rãnh ra khỏi máy và được chuyển đến bãi chứa rác thải rắn của Nhà máy.
- Thiết bị: Lồng bóc vỏ
- Thông số kĩ thuật:
- Cấu tạo
1. Môtơ 2. Lồng bóc vỏ
3. Vỏ máy 4. Thanh thép
5. Cánh xoắn 6. Bánh chủ động
7. Bể chất thải Hình 3.2 Lồng bóc vỏ
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
11
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.2.2.3. Rữa nước
- Mục đích: Tách các tạp chất gồm đất, cát, vỏ gỗ… còn bám trên củ.
- Thiết bị: Máy rửa củ
1. Môtơ
2. Vỏ máy
3. Cánh khuấy
4. Trục máy

Hình 3.3 Máy rữa củ.
3.2.3. Băm nghiền và xữ lý dịch sữa.
3.2.3.1. Băm củ sắn
- Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phá vỡ tế bào, nâng cao hiệu suất thu
hồi tinh bột, tăng năng suất máy nghiền.
- Thiết bị: Máy băm

- Thông số kĩ thuật:
+ Công suất động cơ: 5.5 kwh
+ Vận tốc quay : 250 v/p
+ Năng suất làm việc: 10 – 20 tấn nguyên liệu/ h
+ Số lưỡi dao: 8 cái
- Cấu tạo
1. Thân trên
2. Trục máy
3. Thùng phân phối
4. Cánh gạt phân phối
5. Vít định lượng
6. Môtơ cánh gạt
7. Họng máy băm Hình 3.4 Máy băm củ

GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
12
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
3.2.3.2. Nghiền (mài)
- Mục đích: Phá vỡ tế bào tinh bột để tách lấy tinh bột, giải phóng hạt tinh bột ra
ngoài và hòa tan trong nước tạo thành hỗn hợp dịch sữa tinh bột. Nâng cao hiệu suất
thu hồi tinh bột.
- Thiết bị: Máy nghiền (mài)
- Thông số kĩ thuật:
+ Công suất động cơ: 5.5 kwh
+ Vận tốc quay: 1000 v/p
+ Năng suất làm việc: 10 - 15 tấn nguyên liệu/h
+ Trục mài có đường kính: 600 mm
+ Số lưỡi dao răng cưa: 120 lưởi
Hình 3.5 Máy mài (nghiền).
1. Đế máy 2. Rôto 3. Vỏ máy

4. Môtơ 5. Hộp che dây đai 6. Trục máy
7. Khe lắp dao 8. Tấm kê 9. Tấm sàng
3.2.3.3. Tách bả.
* Tách bả thô
- Mục đích: Dịch sữa hổn hợp sau khi
nghiền có độ nhớt cao, bả nhiều. Vì vậy
tách bả thô nhằm tách phần bả có trong
dịch bào.
- Thiết bị: Máy tách bả thô
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
13
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Thông số kĩ thuật:
+ Công suất làm việc: 2.5 MPa
+ Vận tốc quay: 600 v/p
+ Năng suất làm việc: 35 – 40m
3
/h
+ Kích thước lỗ lưới: 200 µm
Hình 3.6 Máy tách bả.
* Tách bả tinh
- Mục đích: tách bả tinh nhằm tách bỏ những phần tử bả có kích thước nhỏ hơn ở
công đoạn tách thô, làm dịch sữa có kích thước nhỏ hơn.
- Thiết bị: Tương tự máy tách bả thô
* Tách cát
Công đoạn tách cát được thực hiện đồng thời
với quá trình tách bả thô và tách bả mịn.
- Mục đích: Tách cát, tách bùn, tách tạp chất ra
khỏi dịch sữa tinh bột sau giai đoạn tách bả thô,
tách bả mịn và tách mủ.

- Thiết bị: Máy tách cát

Hình 3.7 Sơ đồ tách cát.
3.2.3.4. Tách mủ
* Tách mủ lần 1
- Mục đích: Nhằm tách các tạp chất mủ, protein, các chất kết tụ ở trong dịch sữa để
thu hồi dịch sữa có hàm lượng tinh bột cao.
* Tách mủ lần 2
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
14
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Mục đích: Cũng giống như tách mủ lần 1 nhưng ở lần này thu hồi được dịch sữa
có độ Be cao hơn và tách bỏ gần như được các tạp chất kết tụ, protein, mủ có trong
dịch sữa bột.
1.Thùng chứa sữa
2. Ống thoát sữa
3. Thân máy
4. Môtơ
5. Đế máy
6. Ống dẫn sữa
7. Ống hồi lưu
Hình 3.8 Sơ đồ máy tách mủ.
3.2.4. Công đoạn tách nước và sấy khô tinh bột.
* Ly tâm tách nước
- Mục đích: Tách nước trước khi sấy nhằm tạo điều kiện và tăng tốc độ cho quá
trình sấy.
- Thiết bị: Máy tách nước
- Thông số kĩ thuật:
+ Công suất động cơ: 2.5 Mpa
+ Vận tốc quay: 1200 v/p

+ Năng suất làm việc: 35 – 40
m
3
/h
+ Độ ẩm bột ra: 35 –
37%
- Cấu tạo:
1. Vỏ máy 2. Dao cào bột
3. Rỗ lưới 4. Trục máy
5. Pully 6. Vòi phun
7. Piston thuỷ lực
Hình 3.9 Máy tách nước
3.2.4.2 Qúa trình tạo không khí nóng
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
15
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
* Sơ đồ tạo không khí nóng
Dầu nguội
hồi về
Dầu nóng

Bơm tuần hoàn

* Thuyết minh quy trình
Dầu dẫn nhiệt được đốt nóng lên bằng lò đốt sữ dụng than và gas (từ hệ thống
xữ lí nước thải, thu hồi khí metan làm nhiên liệu). Tại lò đốt, dầu dẫn nhiệt nằm
trong ống, nhận nhiệt nóng lên và được bơm tuần hoàn bơm đến bộ phận caloriphe
để trao đổi nhiệt với không khí nguội sạch sau khi qua bộ phận lọc gió nhờ quạt hút.
Tại caloriphe, dầu dẫn nhiệt trao đổi nhiệt với không khí nguội. Dầu đi bên trong
ống còn không khí sạch đi tiếp xúc bên ngoài ống. Không khí nguội nhận nhiệt và

nóng lên được quạt hút hút lên tháp sấy. Dầu dẫn nhiệt sau khi trao đổi nhiệt sẽ
giảm nhiệt độ và được bơm tuần hoàn bơm về lò đốt để tiếp tục được đốt nóng và
rồi bơm đến caloriphe trao đổi nhiệt. Qúa trình diễn ra tuần hoàn.
3.2.4.3. Sấy bột ẩm
-Mục đích: Làm khô tinh bột sắn đến thủy phần yêu cầu bảo quản (W<13%). Thuận
lợi cho quá trình rây đóng bao. Để giảm thiểu sự lên men tinh bột cần phải được
làm khô càng nhanh càng tốt.
- Thông số kĩ thuật:
+ Công suất máy vung bột: 1.5 MPa
+ Công suất quạt hút: 2.5 Mpa
+ Nhiệt độ hỗn hợp bột-không khí nóng: 55- 56
0
C
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
16
Than hoặc khí gas
Không khí nóng
Caloriphe
Lọc gió
Không khí nguội
Lò đốt than, khí gas
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Nhiệt độ khí sấy: 170 – 190
0
C
+ Nhiệt độ dầu: 240 – 245
0
C
+ Nhiệt độ sấy vào: 170 – 190
0

C
+ Nhiệt độ sấy ra: 55 – 60
0
C
+ Áp suất vào: 0.5 bar
+ Áp suất ra: 0.2 bar
+Độ ẩm bột sau khi sấy: 13% Max
3.2.4.4 Làm nguội bột khô
- Mục đích: Hạ nhiệt độ xuống 25 – 30
0
C trước khi rây và đóng bao nhằm tránh
hiện tượng cháy tinh bột khi vào bao, bảo quản cũng như các hiện tượng giảm chất
lượng và hư hại do nhiệt độ gây ra.
3.2.4.5 Rây, đóng bao và bảo quản
- Mục đích: Rây – để tinh bột đồng nhất và có kích thước đảm bảo yêu cầu, làm
tăng chất lượng và giá trị cảm quan tinh bột. Đóng bao nhằm bảo quản tinh bột, giữ
cho tinh bột không hút ẩm, hấp phụ mùi lạ, các sinh vật phá hoại và thuận lợi cho
qúa trình vận chuyển.
- Phương pháp bảo quản tinh bột sắn:
+ Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
+Bố trí sắp xếp, xuất nhập kho hợp lí.
+Kiểm tra lô hàng định kì, chống mọt, chuột…
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
17
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG IV
AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY,
VỆ SINH CÔNG CỘNG
4.1 Nội quy Nhà máy
4.1.1 Đối với CBCNV

- Thời gian làm việc
+ Buổi sáng: Từ 7h30 đến 11h30
+ Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h00
- Ra vào phải đi đúng cổng và phải xuất trình giấy tờ, dụng cụ, phương tiện cần
thiết mang theo nếu bảo vệ yêu cầu. Nếu đi xe đạp, xe máy phải xuống xe tắt
máy đưa vào nơi quy định. Nếu đi xe ôtô thì phải dừng lại để xuất trình giấy tờ
xe và lí do ra vào được bảo vệ đồng ý mới được ra vào. Không được tự ý đưa xe
máy đưa vào nơi quy định
- Không được tụ tập chờ ở cổng, khi ra cổng phải tự báo và đưa cho bảo vệ cổng
kiểm tra các thứ mang theo.
- Khi ra cổng trong giờ sản xuất phải có giấy phép của phụ trách bộ phận hoặc
giám đốc nhà máy và đi đúng thời gian cho phép.
- Không tự ý tiếp nhận người than, bạn bè trong giwof làm việc. Nếu có việc khẩn
cấp phải báo và được lãnh đạo nhà máy đồng ý mới được tiếp trong giờ làm việc.
Tuyệt đối không được tự tiện đua bạn bè, người than vào những nơi: phương
xưởng sản xuất, kho hang, nhà ở khi chưa được sự đồng ý của lãnh đạo nhà máy,
lực lượng bảo vệ có quyền: nhắc nhở người phạm vi lần đầu, thứ hai trở đi sẽ lập
biên bản và đề nghị mức độ xử phạt gửi lãnh đạo nhà máy xem xét.
- CBCNV làm việc tại nhà máy không được mang theo chất cháy nổ, vũ khí (trừ
khi lực lượng được phép như công an, bộ đội, tự vệ cơ quan). Các vật tư, phương
tiện khác phải có giấy phép kê khai đăng kí trước và được phụ trách bảo vệ đồng
ý mới được đưa vào hay đưa ra khỏi nhà máy. Nếu vật tư tài sản hàng hóa của
nhà máy thì phải được giám đốc duyệt.
4.1.2 Đối với khách hàng
- Khách hàng vào nhà máy tham quan, làm việc phải xuất trình và gửi lại giấy tờ
hợp lệ (giấy giới thiệu, CMND được lãnh đạo nhà máy đồng ý theo sự hướng dẫn
của bảo vệ vào các nơi cần thiết, không được tự ý đi lại ngoài những nơi được
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
18
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp

phép, giữ gìn trật tự, không ồn ào ảnh hưởng đến sản xuất nhà máy. Khi ra cổng
khách hang cũng phải chịu sự kiểm soát của bảo vệ nhà máy.
- Khách hàng đến làm việc có nhu cầu ở lại qua đêm thì phải báo trước để bảo vệ
đăng kí tạm trú với cơ quan công an địa phương
4.2 An toàn lao động
Hình 4.1 Bảng theo dõi an toàn lao động
4.2.1 Mục đích của công tác an toàn – vệ sinh lao động
- Bảo đảm sự toàn vẹn cơ thể và sức khỏe người lao động (không bị tai nạn,
bệnh nghề
nghiệp)
,
giữ
gìn và hồi phục sức khỏe kịp thời sau t
hời

gian
lao động
nhất là những nơi có nhiều yếu tố nguy hiểm, độc hại, cải thiện điều kiện lao
động, giảm cường độ lao động.
- Hướng dẫn cho nhân viên, Khách hàng biết rõ các Quy định, Nội quy về
ATLĐ, VSLĐ và các yêu cầu của Công để mọi người làm việc được an toàn.
4.2.2 Ý nghĩa của công tác An toàn – Vệ sinh lao động
- Giảm tổn thất về người, Tài sản, Thời gian.
- Tạo một môi trường làm việc an toàn cho người lao động nhằm yên tâm trong
quá trình lao động tại nơi làm việc.
- Bảo vệ cuộc sống chính bản thân, gia đình, hạnh phúc.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
19
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 4.1 Bảng theo dõi an toàn lao động

4.3 Phòng cháy chữa cháy
Trang bị các bình bột và bình CO2 chữa cháy cho những khu vực nguy hiểm dễ xảy
ra tai nạn.
- Công nhân làm việc trên công trường phải có ý thức cao, cẩn thận trước các nguy
cơ cháy nổ tại khu vực mình đang làm việc. Trong trường hợp có cháy nhỏ nơi
làm việc trên công trường thì bổn phận công nhân phải tự lo dập tắt đám cháy
bằng các phương tiện chữa cháy hiện có.
- Khi cần đốt thiêu hủy rác, phế liệu phải được Ban điều hành công ty cho phép, chỉ
được phép thực
hiện
t
ại
những nơi được chỉ định. Khi thiêu đốt, phải có biện pháp
ngăn ngừa đề phòng lan tỏa. Khi có cháy
lớn

ngoài
khả năng chữa cháy của công
trường thì phải thông báo ngay cho đơn vị phòng cháy chữa cháy địa phương trong
thời gian nhanh nhất.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
20
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG V
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ HIỆU QUẢ XƯ LÍ CỦA NHÀ MÁY TINH
BỘT SẮN HƯỚNG HÓA
5.1 Tổng quan về chất thải và nguồn gốc phát sinh tại nhà máy
- Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác
- Chia theo trạng thái tồn tại nhà máy có các loại chất thải sau

+ Nước thải: chất thải lỏng
+Khí thải: chất thải dạng khí
+ Rác thải: dạng rắn.
5.1.1 Nước thải
5.1.1.1 Đặc điểm
- Dạng lỏng, thành phần chủ yếu là nước, trong đó có chứa một tỷ lệ các chất gây ô
nhiểm (tùy vào mỗi ngành nghề khác nhau mà tỷ lệ và thành phần chất gây ô nhiễm
khác nhau)
- Mức độ gây ô nhiễm rất nhanh, lớn và khó xử lý
5.1.1.2 Phân loại
Nước thải được chia làm 3 loại:
- Nước thải sinh hoạt: mức độ ô nhiễm thấp
- Nước thải đô thị: lưu lượng lớn, nhiều chất gây bệnh, lây nhiễm
- Nước thải hoạt động sản xuất: tùy vào sản phẩm sản xuất mà sinh ra mỗi loại nước
thải khác nhau, mức độ ô nhiễm khác nhau.
Tại Nhà Máy nước thải được phân làm hai loại: Nước rửa nguyên liệu và nước
thải công nghệ (nước mủ)
- Nước rửa nguyên liệu: Loại nước thải này chỉ ô nhiễm đất cát, ít bị ô nhiễm bởi
các chất hữu cơ hòa tan nên tách riêng xử lý đơn giản và tận dụng để rửa lại củ.
- Nước thải chế biến: chứa nồng độ cao cặn lơ lửng và chất hữu cơ thải ra từ công
đoạn nghiền, tách bã và lọc tinh. Thành phần nước thải từ quá trình chế biến chứa:
tinh bột, đường, protein, xeluloza, các khoáng chất và độc tố CN
-
.
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
21
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhìn chung, nước thải từ quá trình sản xuất tinh bột khoai mì có hàm lượng
chất hữu cơ rất cao đặc biệt là N,P. Hàm lượng SS cao sinh ra chủ yếu do xác mì
mịn trong lúc nghiền khoai mì. Bên cạnh đó, hàm lượng độc tố CN

-
cũng khá cao
gây cản trở hoạt động của vi sinh vật trong gian đoạn xử lý sinh học.
5.1.1.3 Nguồn phát sinh nước thải
Nước thải của nhà máy tinh bột sắn chủ yếu từ các công đoạn rửa nguyên liệu,
nghiền củ, tách mũ…vệ sinh. Tùy theo mỗi công đoạn mà thành phần nước thải
khác nhau; nước thải trong quá trình rửa củ ít bị thay đổi về tính chất, nhiễm bẩn
chủ yếu từ đất cát trên vỏ củ và vỏ gỗ. Độ pH của nước sau khi rửa ít bị thay đổi,
chủ yếu độ trong bị thay đổi nhiều. Lượng nước sử dụng trong công đoạn này bao
nhiêu thì lượng nước thải cũng bấy nhiêu.
Từ các công đoạn: Nghiền, lọc, tách mũ,… khoảng 2 đến 3% lượng tinh bột bị
mất mát theo nước thải xả ra ngoài. Ngoài lượng nước sử dụng trong các công đoạn
này còn có 1 lượng dịch tách ra từ nước chứa trong củ. Lượng nước này rất giàu
khoáng chất và dinh dưỡng. Như vậy nước thải từ các công đoạn này lớn hơn so với
lượng nước sử dụng, rất giàu các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng, chất
khoáng tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển đó là nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường. Để tránh gây ô nhiễm môi trường cần phải thực hiện xây dựng hệ thống
xử lí nước thải trước khi xả ra môi trường.
Ngoài ra còn nước thải từ quá trình sinh hoạt của công nhân ở 3 khu tập thể và
văn phòng hành chính.
5.1.2 Chất thải rắn
5.1.2.1 Đặc điểm
- Dạng rắn, về mặt vật lý nó cũng chứa các vật chất giống như sản phẩm hữu dụng
- Bị loại bỏ trong cuộc sống, tính thiếu hữu dụng, thiếu giá trị sử dụng…
- Cần phải được thu dọn và xử lý
5.1.2.2 Phân loại
Phân ra làm hai loại:
- Chất thải rắn dễ phân hủy: thành phần chủ yếu là các chất hữu cơ, dể dàng phân
hủy trong thời gian ngắn.
- Chất thải rắn khó phân hủy: thành phần chủ yếu là các hợp chất vô cơ, cần một

thời gian dài để phân hủy
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
22
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tại Nhà máy có thể phân ra 4 loại chất thải rắn
- Chất thải hữu cơ
- Bả thải
- Chất thải nguy hại
- Chất thải sinh hoạt
5.1.2.3 Nguồn phát sinh chất thải rắn tại Nhà máy
Chất thải rắn chủ yếu được phát sinh trong công đoạn rửa khô, rửa nước và bả
thải sau công đoạn tách bả, trong công đoạn rửa khô chất thải rắn chủ yếu là đất cát,
vỏ gỗ, các loại tạp chất khác như các loại thân gỗ loại nhỏ, tre nứa, gốc cây nhỏ, các
loại cỏ rác, rác thải này được xe xúc vào khu vực riêng quy định trước để ủ cho hoai
trước khi đem đi làm phân vi sinh. Ở giai đoạn rửa nước chất thải rắn chủ yếu là
bùn đất loại nhỏ, vỏ lụa, sắn vụn bị vỡ ra trong quá trình rửa, loại này được thu gom
bằng máy lọc rác tách nước riêng và rác riêng, rác này cũng được tập kết cùng với
rác rửa khô để làm phân vi sinh.
Bả thải (bả sắn) là khó xử lý nhất, vì khó sấy khô, khối lượng nhiều, riêng bả
thải đã chiếm đến 60% tính trên lượng nguyên liệu đầu vào, tinh bột chiếm 25 đến
30%, thành phần của bả thải bao gồm nước, chất xơ, tinh bột tự do không tách được
và một lượng tinh bột thất thoát do công nghệ, ngoài ra còn có một lượng mũ nhất
định
Bả sắn được bán cho công ty Tân Lợi để chế biến thức ăn gia súc và một phần
dùng để chăn nuôi lợn ở trang trại của Nhà Máy. Vấn đề bất cập ở đây là khi công
ty không bán được hết thì thải ra môi trường gây hôi thối ô nhiễm môi trường
không khí và nước. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người mùi hôi khó chịu gây buồn
nôn, chóng mặt
Chất thải nguy hại: Đối với Nhà máy tinh bột sắn ở Việt Nam nói chung và
Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa nói riêng thì lượng Chất thải nguy hại phát sinh

trong quá trình sản xuất rất ít chủ yếu là dầu mỡ từ các động cơ, bôi trơn hộp số,
bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau dầu trên động cơ dẽ lau dầu, nhớt, mỡ Nhà máy
đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Nam Giang - Đà Nẵng để thu gom và mua lại
chất thải này
Rác thải sinh hoạt: từ sinh hoạt của công nhân trong Nhà máy, trong Nhà
máy có 3 khu tập thể mỗi khu có 8 phòng ở bao gồm 1 khu tập thể cho công nhân ở
xa và độc thân và 2 khu tập thể cho các hộ gia đình cùng làm việc trong Nhà Máy,
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
23
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
nên số lượng rác thải sinh hoạt không nhiều. Nhà máy đã phân loại để xữ lý như
đốt, và công ty môi trường đô thị huyện Hướng Hoá đến thu gom theo quy định.
5.1.3 Khí thải
5.1.3.1 Đặc điểm
Dạng khí, mang theo hơi nóng, bụi, thường là phát tán trong không khí trong
phạm vi rộng.
5.1.3.2 Phân loại
Khí thải được phân làm hai loại:
- Khí mang theo thành phần chủ yếu là bụi từ quá trình sản xuất
- Khí thoát ra dưới dạng khói trắng hoặc đen, có mùi khó chịu
5.1.3.3 Nguồn phát sinh khí thải
Nguồn khí thải từ Nhà Máy xuất phát từ hai đường, một là khí thải từ hai lò hơi
sấy tinh bột, hai là nguồn khí nóng sau khi sấy tinh bột sau khi qua các cyclone
được thải ra ngoài.
Khí thải từ hai lò hơi không đáng kể và hầu như không gây ô nhiểm, vì hai lò
này được đốt bằng khí biogas rất sạch và ít gây ô nhiễm, đây đang là xu hướng của
tương lai.
Khí thải sau khi sấy tinh bột thì ô nhiễm hơn, ô nhiểm ở đây là ô nhiểm bụi tinh
bột, vì cyclone chỉ thu hồi được 98% lượng tinh bột, phần thoát ra ngoài chủ yếu là
những hạt bột mịn, nhỏ, không thể thu hồi bằng cyclone.

5.2 Hệ thống xử lí chất thải phát sinh tại nhà máy
5.2.1 Nước thải
5.2.1.1 Hệ thống xử lý nước thải
 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
24
Khoa Môi Trường – Đại học Duy Tân Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hình 5.1 Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hồng Tình SVTH: Nguyễn Thị Ý Nhi – K15KMT
25

×