Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.49 KB, 43 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Sự nghiệp công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước với mục tiêu
phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp đã đi
được một chặng đường khá dài. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy rằng chúng
ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng
năm đạt trên 7%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và không những
đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hóa – xã hội,
giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc
phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt
được những thành công đó bên cạnh khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì
sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng và trong đó viện trợ phát
triển chính thức (ODA) của các quốc gia và tổ chức quốc tế giữ vai trò chủ đạo.
Thực tế tiếp nhận và sử dụng vốn và thực hiện các dự án ODA thời gian qua
cho thấy ODA thực sự là một nguồn vốn quan trọng đối với phát triển đất nước,
ODA đã giúp chúng ta tiếp cận, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện
đại, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và tạo ra hệ thống cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội tương đối hiện đại. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu trở thành
nước công nghiệp vào năm 2020 chúng ta cần phải huy động và sử dụng hiệu quả
hơn nữa các nguồn lực cho phát triển, trong đó ODA có một vai trò quan trọng. Do
đó một câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta có huy động được nhiều hơn và sử dụng hiệu
quả hơn nguồn vốn ODA không? Có thể khẳng định ngay điều đó là hoàn toàn có
thể. Vậy những giải pháp nào cần được xúc tiến thực hiện để nâng cao hiệu quả quản
lý và sử dụng ODA?.
Với mong muốn giải đáp được câu hỏi trên và có một cái nhìn sâu hơn, toàn diện
hơn về ODA.Vì vậy em chọn đề tài: “Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA
ở Việt Nam- thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu chuyên đề bao gồm:
Chương I: Lý luận chung về nguồn vốn ODA
Chương II: Thực trạng thu hút nguồn vốn ODA
Chương III: Một số giải pháp tăng cường khả năng thu hút và sử dụng nguồn


vốn ODA
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA
1. Nguồn vốn ODA
1.1.Khái niệm
ODA (Official Development Assistance) có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức
hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức
Năm 1972, tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển đã đưa ra định nghĩa như sau:
“ODA là một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này
có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”.
Tại điều 1 quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
ban hành ngày 5/8/1977 của nước ta có nêu khái niệm về ODA như sau: “Hỗ trợ phát
triển chính thức được hiểu là sự hợp tác phát triển giữa nước cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam với một hay nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, bao gồm các hình thức
sau:
1) Hỗ trợ cán cân thanh toán
2) Hỗ trợ theo chương trình
3) Hỗ trợ kỹ thuật
4) Hỗ trợ theo dự án
ODA bao gồm ODA không hoàn lại và ODA cho vay ưu đãi có yếu tố không
hoàn lại chiếm ít nhất 25% giá trị khản vay”.
Hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện
trợ có hoàn lại , hoặc tín dụng ưu đãi của các chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống
Liên Hiệp Quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang phát triển và
chậm phát triển.
1.2. Đặc điểm của ODA
Thứ nhất là vốn ODA mang tính ưu đãi : vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn

trả vốn dài từ 10-20 năm), có thời gian ân hạn dài (từ 10-12 năm).Chẳng hạn như vốn
ODA của Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)… có thời
gian hoàn trả là 40 năm, thời gian ân hạn là 10 năm
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và
chậm phát triển.Có 2 điều kiện cơ bản để các nước đang và chậm phát triển có thể
nhận được ODA là:
Điều kiện 1: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp,đặc biệt
là các nước có GDP bình quân đầu người dưới 220 USD/người/năm.
Điều kiện thứ hai: Mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp
với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và
bên nhận ODA
Thứ hai là vốn ODA mang tính ràng buộc:ODA có thể ràng buộc (hoặc không
ràng buộc, ràng buộc một phần) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra các nước
viện trợ cũng có những ràng buộc khác và nhiều khi ràng buộc này rất chặt chẽ đối
với nước nhận.Ví dụ Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiện bằng
đồng Yên Nhật.
ODA mang yếu tố chính trị: các nước viện trợ nói chung đều không quên dành
được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hoá
và dịch vụ tư vấn vào nứoc tiếp nhận viện trợ. Kể từ khi ra đời tới nay viện trợ luôn
chứa đựng 2 mục tiêu cùng tồn tại song song.
Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước
đang phát triển
Mục tiêu thứ 2 là tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ.Các nước phát
triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị: xác định vị thế ảnh hưởng của mình
tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA.
Thứ ba là ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ: Khi tiếp nhận và sử dụng
nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nợ thường chưa xuất hiện. Một số

nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng
sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Vấn đề là ở
chỗ ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu
trong khi việc trả nợ lại bằng ngoại tệ. Do đó trong khi hoạch định chính sách sử
dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế và khả
năng xuất khẩu.
Thứ tư là ODA là một giao dịch quốc tế, thể hiện ở chỗ hai bên tham gia giao
dịch này không cùng quốc tịch. Bên cung cấp thường là các nước phát triển hay các
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tổ chức phi chính phủ.Bên tiếp nhận thường là các nước đang phát triển hay các nước
gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế hay môi
trường.
Thứ năm là ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song
phương và kênh đa phương. Kênh song phương, quốc gia tài trợ cung cấp ODA trực
tiếp cho chính phủ quốc gia được tài trợ. Kênh đa phương, các tổ chức quốc tế hoạt
động nhờ khoản đóng góp của nhiều thành viên cung cấp ODA cho quốc gia được
viện trợ. Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp ODA gián tiếp
Thứ sáu là ODA là một giao dịch chính thức : tính chính thức của nó được thể
hiện ở chỗ giá trị nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì phải được sự chấp
thuận và phê chuẩn của chính phủ quốc gia tiếp nhận. Sự đồng ý tiếp nhận đó được
thể hiện bằng văn bản hiệp định hiệp ước quốc tế ký kết với nhà tai trợ.
Thứ bảy là ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng: mục đích của việc cung
cấp ODA là nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước nghèo. Đôi lúc
ODA cũng được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnh khó khăn như khủng
hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh…Do đó, có lúc các nước phát triển cũng được
nhận viện trợ ODA. Nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được đặt lên hàng
đầu, nhiều khi các nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm thực hiện
những toan tính khác.

ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng có khi là
hiện vật.
2. Vai trò của vốn ODA đối với đầu tư phát triển ở Việt Nam
2.1. Nhu cầu vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế ở Việt Nam
Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối đề ra tại đại
hội đảng lần thứ VIII với mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên mức
1500 USD vào năm 2020 tức là tăng gấp 7 lần so với năm 1995. Để tiếp tục thực hiện
công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Việt Nam cần một lượng vốn đầu
tư phát triển rất lớn. Theo tính toán của Chính phủ Việt Nam, trong giai đoạn 2001 –
2005 Việt Nam cần khoảng 60 tỷ USD vốn đầu tư phát triển, trong đó nguồn vốn huy
động bên ngoài khoảng 20 tỷ USD gồm khoảng 11 tỷ USD FDI và 9 tỷ USD ODA.
Mục tiêu này mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm phải là 8%. Về mặt lý
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thuyết, muốn đạt được mức tăng trưởng này vốn đầu tư phải tăng ít nhất 20%/năm
cho đến năm 2015.
Trong báo cáo tổng quan về tình hình quản lý và thực hiện các dự án ODA tại
Hội nghị quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn ODA cũng đã nêu lên nhu cầu vốn
ODA riêng cho đầu tư cơ bản là rất đáng kể.
Bảng 1: Dự kiến nhu cầu vốn ODA trong tổng vốn đầu tư cơ bản
Nguồn : Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
2.2. Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tế Việt Nam
Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực như: Hàn Quốc,
Malayxia và từ tình hình thực tế trong nước, trong những năm gần đây Việt Nam đã
và đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế với xu hướng mở rộng và đa dạng hóa
các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Một trong những mục tiêu chính trong chiến lược
này là thu hút ODA cho phát triển kinh tế. Vai trò của ODA được thể hiện ở một số
điểm chủ yếu sau:
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48

Ngành Dự kiến vốn đầu tư cơ bản giai đoạn 2001-
2010 (tỷ đồng)
ODA dự kiến
2001- 2010
Tổng
cộng
%
theo
ngành
2001-
2005
2006-
2010
Tỷ đồng %
trong
tổng
số vốn
Đường bộ 121.420 59,2 79.583 41.837 67.998 56,0
Hàng hải 18.357 8,9 8.210 10.147 5.050 27,5
Đường sắt 11.080 5,4 6.144 4.936 2.602 28,5
Đường thủy
nội địa
3.819 1,9 1.820 1.999 2.340 61,3
Hàng không 9.744 4,7 8.568 1.176
Cộng 164.420 80,1 104325 60.095 77930 50,4
Giao thông đô thị 25.492 12,4 15.055 10.437 17.542 68,8
Giao thông nông thôn 15.315 7,5 9.275 5.940 3.430 22,4
Tổng cộng 205.227 100,0 128.755 76.472 98.962 50,6
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu
vốn trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm nguồn vốn để phục vụ cho
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ODA mang lại nguồn lực cho đất nước. ODA là
nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm
gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Vốn ODA với đặc tính ưu việt là thời hạn cho
vay dài thường là 10 - 30 năm, lãi suất thấp khoảng từ 0,25% đến 2%/năm. Chỉ có
nguồn vốn lớn với điều kiện cho vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát
triển mới có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như
đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Những cơ sở
hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều
kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo. Theo tính toán
của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính
sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng thêm 0,5%. Nhờ có
sự tiếp nhận nguồn vốn ODA mà các nước đang và kém phát triển đã có điều kiện tạo
lập một môi trường thuận lợi cho sự phát triển. Do những đặc điểm mang tính chất
ưu đãi, nguồn vốn ODA được các nước nhận sử dụng vào các mục đích như:
+ Thực hiện các chương trình đầu tư quốc gia, đặc biệt là các dự án cải tạo,
năng cấp, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để làm nền tảng vững chắc cho
ổn định và tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy đầu tư của tư nhân trong và ngoài nước.
+ Cải thiện chất lượng giáo dục, y tế, môi trường sinh thái dinh dưỡng. ODA
giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Một
lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước tiếp nhận ưu tiên dành cho đầu tư
phát triển giáo dục, đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này,
tăng cường một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc dạy và học của các nước đang
phát triển. Bên cạnh đó, một lượng ODA khá lớn cũng được dành cho các chương
trình hỗ trợ lĩnh vực y tế, đảm bảo sức khoẻ cộng đồng. Nhờ có sự tài trợ của cộng
đồng quốc tế, các nước đang phát triển đã gia tăng đáng kể chỉ số phát triển con
người của quốc gia mình.
+ Bù đắp thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế (do nhập siêu) để chính phủ
có đủ thời gian để quản lý tốt hơn ngân sách trong giai đoạn cải cách hệ thống tài

chính hay chuyển đổi hệ thống kinh tế (viện trợ để điều chỉnh cơ cấu). ODA là nguồn
bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang
phát triển. Đa phần các nước đang phát triển rơi vào tình trạng thâm hụt cán cân vãng
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lai, gây bất lợi cho cán cân thanh toán quốc tế của các quốc gia này. ODA, đặc biệt
các khoản trợ giúp của IMF có chức năng làm lành mạnh hoá cán cân vãng lai cho
các nước tiếp nhận, từ đó ổn định đồng bản tệ.
+ Thực hiện các chương trình nghiên cứu tổng hợp nhằm hỗ trợ chính phủ
hoạch định chính sách hay cung cấp thông tin cho đầu tư tư nhân bằng các hoạt động
điều tra, khảo sát, đánh giá tài nguyên, hiện trạng kinh tế xã hội các ngành các vùng.
ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. Ở
những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò như nam châm “hút”
đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ. Đối với những nước
đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu
vực tư nhân vào công cuộc đổi mới của Chính phủ. Tuy nhiên, không phải lúc nào
ODA cũng phát huy tác dụng đối với đầu tư tư nhân. Ở những nền kinh tế có môi
trường bị bóp méo nghiêm trọng thì viện trợ không những không bổ sung mà còn
“loại trừ” đầu tư tư nhân. Điều này giải thích tại sao các nước đang phát triển mắc nợ
nhiều, mặc dù nhận được một lượng ODA lớn của cộng đồng quốc tế song lại không
hoặc tiếp nhận được rất ít vốn FDI.
+ ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực và thể chế thông qua
các chương trình, dự án hỗ trợ công cuộc cải cách pháp luật, cải cách hành chính và
xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế.
Thứ hai, theo các nhà kinh tế việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển
nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn điểm mà ở đó sự tăng trưởng
kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển
Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc
tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA.

ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có
thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ
chức tài chính quốc tế mang lại.
ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng
cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở
hạ tầng về kinh tế.
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng
cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng quy mô doanh nghiệp.
Ngoài ra ODA còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy
móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các
nước phát triển. Thông qua nước cung cấp ODA nước nhận viện trợ có thêm nhiều
cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn
hơn về vốn từ các tổ chức này.
Thứ ba, nhờ có nguồn vốn ODA mà đã khuyến khích thu hút đầu tư trong và
ngoài nước, đặc biệt là nguồn vốn trực tiếp nước ngoài FDI. Một trong các khó khăn
lớn của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư trong nứoc khi có nhu cầu đầu
tư vào các nước đang phát triển là cơ sở hạ tầng còn yếu kém khiến cho chi phí bán
hàng cao hơn dự tính, giảm tính sinh lãi và tính khả thi của việc đầu tư. Thậm chí,
nhiều nhà đầu tư còn phải tự xây dựng nguồn cung cấp điện cho mình, đặc biệt là ở
các khu công nghiệp. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng luôn lo lắng tới tính
ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý…Các tổ chức tài chính
quốc tế, chính phủ nhiều nước cung cấp ODA cho nhiều nước với khối lượng cam
kết cho vay lớn thể hiện sự tin tưởng của các bên, kéo theo lòng tin của một loạt các
nhà đầu tư. Việc hình thành và thực hiện các chương trình, các dự án có vốn ODA đã
tạo ra nhiều cơ hội lớn cho các công ty, các nhà sản xuất trong và ngoài nước, đó là
tạo ra nhu cầu lớn về các loại dịch vụ và hàng hoá đủ loại. Các nhu cầu này được
đảm bảo tương đối chắc chắn về khả năng thanh toán như các chương trình có vốn

ODA đã từng được thực hiện trên thế giới và các nước xung quanh Việt Nam. Vì
vậy, có thể nói Việt Nam là mảnh đất vàng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Đối với nước ta, nhu cầu về vốn để thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại
hoá rất lớn.Vì vậy, chúng ta cần phải tranh thủ mọi nguồn vốn, trong đó có cả nguồn
vốn ODA và các nguồn viện trợ khác.
Trong những năm trước đây, nguồn viện trợ chủ yếu là từ các tổ chức phi chính
phủ (NGOs) và nguồn ODA từ các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh tế. Gần đây
việc Nhật Bản đã tăng nguồn vốn ODA cho các nước đang phát triển đã thúc đẩy
lượng vốn ODA tăng mạnh.
Thứ tư, nguồn vốn ODA đã góp phần nâng cao điều kiện sống cho người dân.
Mục tiêu chủ yếu của các dự án hay chương trình sử dụng nguồn vốn ODA đều nhằm
cải thiện đời sống chho người dân, tăng phúc lợi công cộng và cải thiện điều kiện
Nguyễn Văn Trường Lớp: Kinh Tế Học 48
8

×