Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Bảo lưu điều ước quốc tế và vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.1 KB, 33 trang )

BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ VẤN ĐỀ BẢO
LƯU ĐƯQT Ở VIỆT NAM
1
Lời nói đầu
Đối với các chủ thể của Luật Quốc tế, việc tham gia kí kết và thực hiện điều ước quốc tế
không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ cơ bản. Vì vậy, trong hệ thống pháp luật quốc tế
đã có những văn bản rất quan trọng quy định những vấn đề cơ bản về điều ước quốc tế,
cụ thể là Công ước viên về Luật điều ước quốc tế 1969. Trong hệ thống pháp luật Việt
Nam, để thống nhất quản lí về mặt nhà nước, các hoạt động kí kết và thực hiện điều ược
quốc tế đã có những văn bản độc lập quy định về vấn đề này và phát triển qua từng thời
kì ( Pháp lệnh 1998 về kí kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế 2005﴿.
Trình tự kí kết và thực hiện điều ước quốc tế đều dựa trên ý chí chủ quan của từng quốc
gia, tự nguyện kí kết và tận tâm thực hiện. Trừ trường hợp một quốc gia cảm thấy không
đem lại lợi ích gì cho mình và quyết định không tham gia, hay cảm thấy không hoàn toàn
chấp thuận tất cả các điều khoản của một điều ước. Từ đó, cơ chế bảo lưu điều ước quốc
tế ra đời và được qui định cụ thể tại chương II, phần 2, Công ước viên về Luật điều ước
quốc tế 1969.
Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi tìm hiểu những nội dung cơ bản, hiệu lực pháp
lý liên quan đến vấn đề bảo lưu điều ước quốc tế và thực tiễn của việc thực hiện hành vi
pháp lý này của Việt Nam.
2
I. BẢO LƯU ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ TRONG LUẬT QUỐC TẾ
1. Khái niệm
I.1. Định nghĩa
Công ước viên năm 1969 về Luật điều ước quốc tế ở Điều 2 mục d đã định nghĩa về bảo
lưu như sau: “bảo lưu dùng để chỉ một tuyên bố đơn phương, bất kể cách viết hoặc tên
gọi như thế nào, của một quốc gia đưa ra khi ký kết, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt
hoặc gia nhập điều ước đó, nhằm qua đó mà loại bỏ hoặc sửa đổi tác dụng pháp lý của
một số quy định của điều ước trong việc áp dụng chúng đối với quốc gia đó.”
Có thể thấy qua định nghĩa trên, bảo lưu điều ước quốc tế là tuyên bố đơn phương của


chủ thể luật quốc tế khi tham gia điều ước quốc tế, nhằm mục đích loại trừ hoặc thay đổi
hiệu lực của một số quy định của điều ước đó đối với quốc gia đã đưa ra tuyên bố. Quốc
gia không thể bảo lưu sau khi họ đã chấp nhận các điều ước quốc tế; bảo lưu phải được
thực hiện tại thời điểm mà điều ước ảnh hưởng đến quốc gia đó.
Cơ sở để xác định một tuyên bố đơn phương có phải là bảo lưu hay không chính là việc
nó có làm thay đổi hiệu lực của một số qui định của điều ước đối với quốc gia đã đưa ra
tuyên bố đó hay không. Người ta có thể dễ dàng phân biệt được tuyên bố bảo lưu với các
tuyên bố đơn phương khác chỉ nhằm giải thích hoặc thể hiện quan điểm cụ thể của một
quốc gia đối với một điều ước nhất định.
I.2. Ý nghĩa:
Bảo lưu cho phép một quốc gia tham gia vào điều ước, trong đó nó sẽ không thể tham gia
do một điều khoản hay quy định không thể chấp nhận.Trong nhiều trường hợp mục đích
của bảo lưu chỉ đơn thuần là để điều chỉnh việc đặt nghĩa vụ của nhà nước theo điều ước
quốc tế cho phù hợp với luật pháp nước mình ở đâu, vì một hoặc một số lí do khách
quan như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Mặt khác, quốc gia có thể đưa ra bảo lưu khi
tham gia điều ước quốc tế nhằm thực hiện chính sách đối ngoại của mình một cách nhất
quán.
3
Tuy nhiên, bảo lưu cũng sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của các điều ước, và thay đổi các
mục tiêu của nó, nhất là các điều ước về quyền con người. Đối với hầu hết các bảo lưu đã
được thực hiện trong Công ước về xóa bỏ mọi phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), và
chủ yếu liên quan các quyền liên quan đến quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân,
một số quốc gia Hồi giáo đòi hỏi các điều ước về quyền của phụ nữ phải tương ứng với
nội dung của luật Hồi giáo. Vì vậy mà trong Bình luận chung số 24 của mình, Ủy ban
Nhân quyền lập luận vào năm 1994 rằng, các quy định của Công ước Viên 1969 không
thể áp dụng các điều ước quốc tế về quyền con người, bởi vì: Điều ước quốc tế về quyền
con người không điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia, nhưng đảm bảo quyền
lợi của cá nhân với nhà nước. Các quốc gia nên do đó không được phép quyết định về
tính hợp lệ của việc bảo lưu. Tất cả các quyền con người là liên quan chặt chẽ và không
thay thế được.

2. Điều kiện tuyên bố bảo lưu
Về phương diện pháp lý quốc tế, bảo lưu là quyền của các chủ thể của luật quốc tế. Tuy
nhiên căn cứ vào thực tiễn bảo lưu và quy định tại Điều 19 Công ước viên 1969 thì khi
ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt hoặc khi gia nhập một điều ước, một quốc gia có
thể đề ra một bảo lưu trừ các trường hợp sau đây:
 Thứ nhất: đối với một điều ước song phương không thể có việc một bên đưa ra
tuyên bố bảo lưu một số điều khoản của điều ước. Các điều ước quốc tế song
phương chỉ có thể được kí kết và thực hiện khi có sự đồng thuận của hai bên tham
gia. Nếu một trong hai bên không có khả năng hoặc không mong muốn thực hiện
một điều khoản nào đó của điều ước thì các bên sẽ phải đàm phán, thương lượng
để đi đến một thỏa thuận cuối cùng. Nếu thương lượng thất bại thì điều ước đó
không thể ra đời.
Theo hướng dẫn thực hành về bảo lưu điều ước quốc tế 2011 được thông qua bởi
Ủy ban Luật pháp Quốc tế tại phiên họp 63, 2011, các quốc gia cũng có thể trông
cậy vào thủ tục thay thế, chẳng hạn như:
4
- Chèn trong điều ước một điều khoản có nội dung để giới hạn phạm vi hoặc
ứng dụng của nó.
- Thêm kết luận của việc thỏa thuận, theo một quy định cụ thể của một điều
ước, theo đó hai hay nhiều quốc gia có thể loại trừ hoặc sửa đổi các quy
phạm pháp luật của mình ảnh hưởng của một số điều khoản của điều ước.
 Thứ hai: không thực hiện việc bảo lưu đối với những điều ước quốc tế đa phương
cấm bảo lưu. Quốc gia nào muốn trở thành thành viên của điều ước đó thì phải
tuân thủ toàn bộ điều ước, nếu không có khả năng thực hiện dù chỉ với một số điều
khoản thì cũng không thể là thành viên của điều ước đó được.
Lý do cho lệnh cấm như vậy là các công ước này ảnh hưởng đến hoạt động lập
pháp của các nước tham gia, vì vậy nó được coi là cần thiết để cố gắng đảm bảo áp
dụng thống nhất các quy tắc giữa các quốc gia với nhau, ngay cả khi các điều
khoản cấm bảo lưu này sẽ ngăn cản một số quốc gia trở thành các bên tham gia
điều ước. Một lý do khác cho việc cấm bảo lưu là điều ước quốc tế đa phương

phức tạp thường thể hiện một sự thỏa thuận trọn gói có liên quan đến sự thỏa hiệp
giữa các lợi ích khác nhau của tất cả các bên; bất kỳ sự bảo lưu nào cũng có thể
làm ảnh hưởng đến lợi ích đó.
Ví dụ: Hiến chương Liên hiệp quốc, Công ước về Luật biển 1982. Điều 309 Công
ước về Luật biển 1982 qui định: “ Công ước không cho phép bảo lưu, cũng không
chấp nhận các ngoại lệ ngoài những điều đã được các các điều khác của công ước
cho phép rõ ràng”. Công ước về Luật biển 1982 là một điều ước bao quát toàn bộ
những vấn đề pháp lý của biển và đại dương, quy định về quyền và nghĩa vụ của
tất cả các quốc gia có biển hay không có biển, chế độ chính trị, nền kinh tế, văn
hóa xã hội khác nhau. Nếu công ước này không cấm bảo lưu thì việc thực hiện
quyền bảo lưu sẽ phá vỡ tính toàn diện của công ước này.
 Thứ ba: chỉ được phép bảo lưu những điều khoản mà điều ước quốc tế đa phương
cho phép bảo lưu. Trong trường hợp này, một quốc gia không thể sử dụng quyền
bảo lưu để thay đổi hiệu lực của những điều khoản khác ngoài những điều khoản
mà điều ước đó cho phép.
5
Ví dụ: Điều 98, Công ước 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế
qui định: “ Không một bảo lưu nào được cho phép ngoài các bảo lưu được cho
phép bởi Công ước này”. Hay Khoản 2 Điều 24 Công ước Chicago năm 1944 về
hàng không dân dụng quốc tế qui định: “Mỗi quốc gia có thể tại thời điểm kí, phê
chuẩn hoặc gia nhập Công ước này tuyên bố rằng họ không bị giới hạn bởi khoản
trên (khoản 1 của Điều này qui định: “Mọi tranh chấp giữa hai hay nhiều quốc gia
liên quan đến việc hiểu hoặc áp dụng công ước”). Các quốc gia kí kết khác không
bị giới hạn bởi khoản trên đối với bất kì quốc gia nào đã có bảo lưu như vậy”. Như
vậy, Công ước này chỉ cho phép bảo lưu một khoản duy nhất mà thôi.
 Ngoài ra, Công ước viên 1969 về Luật điều ước quốc tế cũng quy định quyền bảo
lưu của quốc gia còn bị hạn chế bởi những bảo lưu không phù hợp với đối tượng
và mục đích của điều ước quốc tế. Bảo lưu gắn liền với quyền chủ quyền của mỗi
quốc gia khi tham gia điều ước, tức là mỗi quốc gia đều có quyền bảo lưu điều ước
quốc tế mà không cần có sự đồng ý từ các bên còn lại, nhưng quyền này chỉ được

thực hiện khi bảo lưu phù hợp với nội dung, với đối tượng và mục đích của điều
ước.
Ví dụ: Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất đã thực hiện bảo lưu một số điều
trong Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ năm
2006: điều 2 (f), 9, 15, đoạn 1 điều 29 của Công ước. Chính phủ Áo đã kiểm tra
các điều khoản bảo lưu này sau khi gia nhập Công ước về xóa bỏ mọi hình thức
phân biệt đối xử đối với phụ nữ liên quan đến các điều 2 (f), 9, 15, đoạn 1 điều
29.Chính phủ Áo thấy rằng việc bảo lưu các điều này, nếu đưa vào thực hiện, chắc
chắn sẽ dẫn đến việc phân biệt đối xử với phụ nữ trong quan hệ tình dục. Điều này
là trái với các đối tượng và mục đích của Công ước là phải xóa bỏ phân biệt đối
với phụ nữ trong mọi lĩnh vực. Chính phủ Áo chỉ muốn nhắc lại rằng, theo Điều
28, khoản 2 của Công ước cũng như luật pháp quốc tế là Công ước Viên về Luật
điều ước quốc tế, việc bảo lưu không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều
ước quốc tế thì không được phép. Đó là vì lợi ích chung của các quốc gia đối với
6
các điều ước quốc tế mà họ đã gia nhập, bởi tất cả các quốc gia đang chuẩn bị để
thực hiện bất kỳ sự thay đổi pháp lý cần thiết để thực hiện nghĩa vụ của họ theo
hiệp ước. Vì những lý do này, Chính phủ Áo phản đối việc bảo lưu nói trên được
thực hiện bởi chính phủ các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất của Công ước về
xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ.
3. Hệ quả pháp lý của tuyên bố bảo lưu.
Việc tham gia vào các quan hệ điều ước quốc tế đa phương là quyền của các quốc gia có
thể chế chính trị- kinh tế- xã hội khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Các quốc gia này
trong tiến trình đàm phán, thương lượng để đi đến kí điều ước quốc tế có thể thống nhất
được với nhau những vấn đề cơ bản. Nhưng một số qui định khác có liên quan đến quyền
và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên, đối với quốc gia này là phù hợp nhưng đối với
quốc gia khác lại không phù hợp. Trong trường hợp này, nếu luật điều ước quốc tế nói
riêng và luật quốc tế nói chung không cho phép bảo lưu thì điều ước đó sẽ khó có khả
năng ra đời hoặc một số quốc gia sẽ bị gạt ra ngoài quan hệ điều ước quốc tế chỉ vì họ
không thể thực hiện được một số điều khoản nào đó của điều ước. Các quốc gia đều có

thái độ, quan điểm, lợi ích riêng của họ đối với một điều ước nhất định. Với điều ước đa
phương, có quốc gia bảo lưu, có quốc gia chấp nhận bảo lưu, nhưng lại có quốc gia phản
đối bảo lưu.
Đối với việc bảo lưu, chấp thuận và phản đối bảo lưu, Điều 20 Công ước quốc tế 1969 đã
qui định rõ các trường hợp làm phát sinh hệ quả pháp lý như sau:
 Đối với điều ước quốc tế có những điều khoản cho phép bảo lưu: Khoản 1 Điều 20
có nội dung như sau: quốc gia có quyền đưa ra tuyên bố bảo lưu đối với những
điều khoản này, bất chấp việc các quốc gia khác phản đối hay chấp nhận. Quốc gia
đã tuyên bố bảo lưu sẽ không bị ràng buộc bởi những điều khoản mà họ đã bảo
lưu.
 Đối với điều ước quốc tế mà việc thi hành trọn vẹn những điều khoản là yếu tố
chủ yếu dẫn đến việc ràng buộc các bên trong điều ước đó:Khoản 2 Điều 20 quy
7
định, một quốc gia muốn bảo lưu những điều khoản này phải được sự chấp nhận
của tất cả các bên, gọi là nguyên tắc đồng thuận.
 Đối với những điều ước là văn kiện thành lập nên tổ chức quốc tế: 1 quốc gia
muốn bảo lưu đòi hỏi có sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền của tổ chức
này, trừ khi điều ước có quy định khác theo như khoản 3 Điều 20 của Công ước.
 Đối với các trường hợp bảo lưu còn lại, khi một quốc gia tham gia điều ước tuyên
bố bảo lưu điều khoản và việc bảo lưu đó là hợp pháp, thì việc chấp thuận hay
phản đối tuyên bố bảo lưu của các quốc gia khác sẽ dẫn đến những hậu quả pháp
lý nhất định. Khoản 4 Điều 20 Công ước viên 1969 qui định cụ thể việc chấp
thuận và phản đối bảo lưu:
Thứ nhất, đối với bên chấp thuận bảo lưu:Nếu một quốc gia cho rằng, việc bảo
lưu của quốc gia khác là phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước thì quốc
gia đó có quyên tự quyết đưa ra tuyên bố chấp nhận điều khoản bảo lưu của quốc
gia trên.
Đối với bên im lặng theo quy định tại khoản 5 Điều 20 Công ước quốc tế 1969:
“Nhằm những mục đích của các khoản 2 và 4 và trừ khi điều ước có quy định
khác, một bảo lưu được coi như được một quốc gia chấp nhận nếu quốc gia này

không phản đối bảo lưu sau 12 tháng kể từ ngày nhận được thông báo về bảo lưu
đó hoặc vào ngày quốc gia này biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước,
nếu hành động này xảy ra sau ngày bảo lưu được đưa ra.” Khi đó im lặng sẽ được
coi là chấp thuận bảo lưu, như vậy quốc gia sau 12 tháng không có quan điểm rõ
ràng thì sẽ đồng nghĩa với việc chấp thuận bảo lưu.
Hệ quả pháp lý:Việc một quốc gia kí kết chấp nhận một bảo lưu sẽ làm cho quốc
gia đề ra bảo lưu trở thành một bên tham gia điều ước trong quan hệ với quốc gia
đó, nếu điều ước đã có hiệu lực hoặc khi điều ước có hiệu lực đối với quốc gia đó.
Hay quan hệ giữa bên chấp nhận bảo lưu và bên đưa ra bảo lưu vẫn diễn ra bình
thường dựa trên các nguyên tắc, quy định, điều khoản của Công ước mà hai bên đã
tham gia. Điều khoản bảo lưu đương nhiên có hiệu lực giữa các bên.
8
Một văn kiện theo đó, một quốc gia biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của mình
đối với một điều ước kèm theo một bảo lưu sẽ có giá trị khi một quốc gia ký kết
khác chấp nhận bảo lưu đó.
Thứ hai, đối với bên phản đối bảo lưu: Mỗi quốc gia là thành viên của điều ước
có quyền xem xét giá trị của bảo lưu và thực hiện quyền này theo quan điểm
riêng của họ. Nếu bảo lưu mà không phù hợp với đối tượng và mục đích của
điều ước thì mỗi quốc gia có quyền tự quyết quan hệ của mình đối với bảo
lưu đó hoặc là phản đối bảo lưu. Trong trường hợp bảo lưu được lưu hành, các
nước liên quan có 12 tháng để phản đối, bắt đầu kể từ ngày nhận được thông báo
hoặc vào ngày mà quốc gia này biểu thị sự đồng ý bị ràng buộc bởi điều ước
(Khoản 5 Điều 20 Công ước 1969).
Hệ quả pháp lý:
Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 20 Công ước quốc tế năm 1969 quy định
“Việc một quốc gia ký kết khác phản đối một bảo lưu không cản trở việc điều ước
có hiệu lực giữa quốc gia phản đối bảo lưu và quốc gia đề ra bảo lưu trừ khi quốc
gia phản đối bảo lưu bày tỏ ý định ngược lại của mình”. Theo cách tiếp cận này
một quốc gia đã đưa ra bảo lưu mà sau đó được quốc gia khác coi là "không hợp
lệ" vẫn có thể được ràng buộc bởi các điều ước quốc tế. Ví dụ, khi Mỹ phản đối

việc bảo lưu của Pakistan về Công ước chống tra tấn (CAT) và Công ước Quốc tế
về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR), các quốc gia khác cũng cho rằng việc bảo
lưu này không phù hợp với đối tượng và mục đích của điều ước quốc tế . Tuy
nhiên, họ vẫn duy trì các điều ước với Pakistan, ngoại trừ đến mức bảo lưu của
nước đó. Một quốc gia công bằng phải xác định phạm vi của một bảo lưu để thực
hiện một nỗ lực thiện chí tôn trọng cả bên.
Việc phản đối bảo lưu cũng mang lại những hệ quả như sau, được quy định tại
Điều 21 Công ước quốc tế năm 1969:
9
“1. Một bảo lưu đề ra đối với một bên khác chiểu theo các điều 19, 20 và 23 sẽ:
a) Thay đổi những quy định trong quan hệ giữa quốc gia đề ra bảo lưu với bên
khác trong chừng mực xác định mà bảo lưu đã nêu ra; và
b) Thay đổi, cũng trong chừng mực đó, những quy định bên trong quan hệ giữa
các bên tham gia điều ước với quốc gia đề ra bảo lưu.
2. Bảo lưu sẽ không thay đổi các quy định của điều ước đối với các bên khác
tham gia điều ước trong những quan hệ giữa họ (interse).
3. Khi một quốc gia bác bỏ một bảo lưu mà không chống lại hiệu lực của điều ước
giữa quốc gia đó và quốc gia đề ra bảo lưu, thì những quy định có bảo lưu sẽ
không áp dụng giữa hai quốc gia trong chừng mực mà bảo lưu đó đề ra.”
Từ việc phản đối của một quốc gia đưa ra, quốc gia phản đối bảo lưu không áp
dụng điều khoản bảo lưu giữa hai bên. Còn đối với những điều khoản còn lại quan
hệ vẫn diễn ra bình thường , khoản 1 Điều 21 Công ước 1969. Vậy một quốc gia
vẫn có thể được xem là thành viên của công ước trong khi vẫn tiếp tục duy
trì bảo lưu mặc dù bảo lưu đó đã bị một hoặc nhiều quốc gia khác phản đối
vì một công ước đa phương được xem là kết quả của việc tự do kí kết dựa
trên các điều khoản và kéo theo đó, không một thành viên nào có quyền
ngăn cản và phá huỷ mục đích và lí do tồn tại của công ước bởi những quyết
định đơn phương và thoả thuận đặc biệt.
Việc bảo lưu không làm thay đổi các quy định của điều ước đối với các mối quan
hệ giữa quốc gia khác tham gia điều ước, qui định tại khoản 2 Điều 21 Công ước

1969.
Theo như Khoản 3, Điều 21 Công ước 1969, nếu một quốc gia phản đối mạnh mẽ
về việc bảo lưu, đồng thời phản đối hiệu lực điều ước trong quan hệ giữa hai bên
10
thì quan hệ điều ước giữa hai bên không diễn ra,và khi tranh chấp xảy ra không
được áp dụng điều khoản bảo lưu trong quan hệ giữa hai bên. Trong trường hợp
điều ước quy định các điều khoản mà các quốc gia có thể tuyên bố bảo lưu thì các
quốc gia phản đối bảo lưu có quyền tuyên bố không áp dụng điều ước nói chung
trong quan hệ với quốc gia bảo lưu.
4. Trình tự, thủ tục tuyên bố bảo lưu
Điều 23 Công ước viên 1969 quy định chung về trình tự, thủ tục bảo lưu và Hướng dẫn
thực hành về bảo lưu điều ước quốc tế2011được thông qua bởi Ủy ban Luật pháp Quốc tế
tại phiên họp 63, 2011 như sau:
 Đối với một tuyên bố bảo lưu:
Hình thức: Một bảo lưu phải được xây dựng bằng văn bản.
Thủ tục liên hệ: Trừ khi có quy định khác trong các điều ước quốc tế hoặc thỏa thuận của
các nước ký kết điều ước và tổ chức ký điều ước, một bảo lưu phải được gửi đến tổ chức
và các quốc gia khác và trở thành các bên tham gia điều ước. Các thông tin liên lạc của
bảo lưu được coi là đã được thực hiện đối với một quốc gia hoặc một tổ chức quốc tế chỉ
sau khi họ nhận được thông báo đó.
Nếu một bảo lưu được nêu ra vào lúc ký điều ước cần có sự phê chuẩn, chấp thuận hoặc
phê duyệt thì quốc gia đề ra bảo lưu phải chính thức khẳng định bảo lưu này khi quốc gia
đó biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của điều ước. Trong trường hợp này, bảo lưu coi
như được đề ra vào ngày mà bảo lưu đó được khẳng định.
Thẩm quyền ra tuyên bố bảo lưu: Tronggiới hạn chức năng và quyền hạn, sau đâyđược
coi là đại diện cho nhà nước của họ với mục đích xây dựng bảo lưuở cấp độ quốc tế:
- Đứng đầu Nhà nước, đứng đầu Chính phủ và Bộ trưởng Ngoại giao;
- Đại diện được công nhận bởi các quốc gia trong một hội nghị quốc tế, với mục
đích xây dựng bảo lưu điều ước quốc tế được thông qua tại hội nghị.
11

- Đại diện được công nhận bởi các quốc gia trong một tổ chức quốc tế hoặc một
trong các cơ quan của mình, với mục đích xây dựng một bảo lưu thông qua tổ
chức, cơ quan đó.
- Thủ trưởng cơ quan đại diện thường trực cho một tổ chức quốc tế.
 Đối với tuyên bố chấp nhận, phản đối bảo lưu:
Hình thức: Một tuyên bố phản đối bảo lưu và sự chấp thuận bảo lưu phải được thực hiện
dưới hình thức văn bản.
Thủ tục liên hệ: Một tuyên bố phản đối bảo lưu và chấp thuận bảo lưu phải thông báo
một cách công khai cho tất cả các quốc gia thành viên, riêng trường hợp đồng ý bảo lưu
có thể được thể hiện dưới dạng im lặng.
Một văn kiện theo đó, một quốc gia biểu thị sự đồng ý chịu sự ràng buộc của mình đối
với một điều ước kèm theo một bảo lưu sẽ có giá trị khi một quốc gia ký kết khác chấp
nhận bảo lưu đó.
Việc chấp nhận rõ ràng một bảo lưu hoặc phản đối một bảo lưu, nếu được đề ra trước khi
có sự khẳng định bảo lưu đó thì việc chấp nhận và phản đối bảo lưu không cần phải
khẳng định lại nữa.
Thẩm quyền ra tuyên bố: Phản đối và chấp nhận bảo lưu có thể được xây dựng bởi bất
kỳ Quốc gia và tổ chức ký kết điều ước quốc tế.
 Đối với tuyên bố rút bảo lưu, rút lại phản đối bảo lưu:
Hình thức: Việc rút bảo lưu, rút phản đối bảo lưu phải được xây dựng bằng văn bản.
Thủ tục liên hệ: Quốc gia tuyên bố bảo lưu, phản đối bảo lưu có quyền rút bảo lưu, rút
phản đối bảo lưu trong bất kì thời gian nào.
12
Việc rút bảo lưu chỉ có giá trị hiệu lực đối với các quốc gia kí kết khác khi quốc gia này
nhận được thông báo.Việc rút lại phản đối bảo lưu chỉ có giá trị hiệu lực khi nào quốc gia
đề ra bảo nhận được thông báo về việc rút phản đối này.
Thẩm quyền: Người có chức năng quyền hạn của quốc gia ra tuyên bố bảo lưu, phản đối
bảo lưu có quyền rút bảo lưu, rút lại phản đối bảo lưu.
Ví dụ: Ngày 31-5-1980, khi tuyên bố gia nhập Công ước viên 1961 về quan hệ ngoại giao
Việt Nam đã đưa ra bảo lưu Điều 37 khoản 2 nhưng đến ngày 7-9-1993 Việt Nam đã đưa

ra tuyên bố rút bảo lưu này.
5. Vai trò của Ủy ban pháp luật quốc tế (The International Law Commission)
Bởi vì một số lượng lớn bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhân quyền, Ủy ban Luật pháp
Quốc tế (ILC) từ năm 1994, đã ban hành các chủ đề trong chương trình làm việc của
nó. Các chủ đề đã được đặt tên là "Luật và thực tiễn liên quan đến bảo lưu điều ước quốc
tế" nhưng sau đó được đổi thành "bảo lưu đối với điều ước quốc tế". Báo cáo viên đặc
biệt, ông Alain Pellet, được bổ nhiệm chịu trách nhiệm chủ đề này.Tính đến năm 2009,
việc xử lý của chủ đề này vẫn còn đang trong giai đoạn thực hiện.
ILC đã được yêu cầu để kiểm tra xem Công ước quốc tế 1969 sẽ phải được thay đổi với
việc bảo lưu chống lại các điều ước về quyền con người. Trong báo cáo năm 1997ILC từ
chối ý tưởng này. Theo ILC, bảo lưu các điều ước chống lại nhân quyền cùng lý do với
vấn đề bảo lưu chống lại các điều ước khác. Do đó, ILC quyết định rằng không có chế độ
đặc biệt cho các công ước nhân quyền sẽ được yêu cầu.
Ủy ban pháp luật quốc tế đã đề xuất việc bảo lưu điều ước quốc tế của các quốc gia như
sau:
- Các quốc gia cần phải làm rõ quy định trong điều ước là hạn chế cơ hội của
việc bảo lưu.
- Các quốc gia còn phải làm rõ ràng trong điều ước các đối tượng và mục đích
của điều ước là gì.
13
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho hòa giải và đàm phán giữa các quốc gia bảo lưu và
quốc gia phản đối bảo lưu.
- Các cơ quan nhân quyền nên tiếp tục theo dõi tất cả các điều ước để đảm bảo
sự phù hợp của Công ước nhân quyền.
Kết luận:Những qui định về bảo lưu hiện nay về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu và
thực tiễn của các quan hệ quốc tế. Nó giúp cho các chủ thể của Luật quốc tế nói chung và
các quốc gia nói riêng đảm bảo được thực chất của các thỏa thuận đồng thời cho phép
một số quốc gia khắc phục được những khó khăn của riêng họ. Nhưng những quy định về
bảo lưu điều ước quốc tế có thể còn thay đổi. Yếu tố tất yếu tác động đến sự thay đổi này
là ngày càng có nhiều quốc gia và các chủ thể của luật quốc tế tham gia vào việc kí kết

điều ước quốc tế và lĩnh vực kí kết cũng ngày càng được mở rộng.
14
II. VẤN ĐỀ BẢO LƯU Ở VIỆT NAM.
1. Pháp luật về bảo lưu Điều ước quốc tế tại Việt Nam.
1.1. Cơ sở pháp lý:
Ngày 20/08/1998, pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước của Ủy ban thường vụ
Quốc hội số 07/1998/ PL-UBTVQH10 được ban hành .Trong đó, tại Điều 15 và 16 của
Pháp lệnh này quy định về việc bảo lưu và rút bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam (sau đây viết là CHXHCNVN). Có thể nói, việc ban hành Pháp lệnh
năm 1998 đã đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy
mạnh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế [1].
Trong quá trình thực hiện, thực tiễn phát triển cho thấy những hạn chế, tồn tại của Pháp
lệnh 07/1998/PL-UBTVQH10 đặt ra vấn đề cần một văn bản pháp luật mang tính toàn
diện và cụ thể hơn.
Ngày 14/06/2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp
thứ 7 đã thông qua Luật kí kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế (sau đây viết là
ĐƯQT). Luật kí kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế được ban hành nhằm đáp
ứng những yêu cầu, đòi hỏi khách quan và chủ quan của thực tiễn. Trong khi Pháp lệnh
1998 chỉ dành hai điều khoản quy định về chế định bảo lưu thì trong Luật kí kết, gia
nhập và thực hiện Điều ước quốc tế việc quy định rõ ràng và chi tiết hơn.
Chế định bảo lưu được quy định tại Chương IV về bảo lưu điều ước quốc tế nhiều bên.
Trong đó, quy định cụ thể:
- Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thông báo bảo
lưu.
- Chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài.
- Quy định về rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu.
15
1.2. Quy định bảo lưu Điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt
Nam.
1.2.1. Khái niệm về bảo lưu trong pháp luật Việt Nam.

Tại Khoản 11, Điều 2, Luật kí kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế giải thích
thuật ngữ “bảo lưu”:
“Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tuyên bố của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước
quốc tế nhiều bên nhằm loại trừ hoặc thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số
quy định trong điều ước quốc tế khi áp dụng đối với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.” Cách giải thích trong pháp luật Việt Nam có sự thống nhất với thuật ngữ
“bảo lưu” trong Công ước viên về luật điều ước quốc tế 1969.
1.2.2. Các quy định cụ thể trong quá trình bảo lưu ĐƯQT của Việt Nam:
1.2.2.1. Bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
thông báo bảo lưu.
 Vấn đề bảo lưu:
Trong vấn đề bảo lưu Điều ước quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
được quy định tại Điều 54, Luật kí kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế 2005.
Cụ thể:
- Khi xét thấy cần bảo lưu một hay một số điều trong điều ước quốc tế Việt Nam
chuẩn bị ký kết, gia nhập thì cơ quan: Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân
tối cao, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi là cơ quan đề xuất)
có trách nhiệm nêu rõ kiến nghị đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhiều bên, yêu
cầu, nội dung, thời điểm tuyên bố bảo lưu trong tờ trình Chính phủ về việc ký, phê
chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên được phép bảo lưu và có
điều khoản mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần tuyên bố bảo lưu.
- Sau đó, cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ kiến nghị chính thức khẳng định
lại bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhiều bên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
16
tuyên bố khi ký điều ước quốc tế đó trong tờ trình Chính phủ về việc phê chuẩn hoặc
phê duyệt điều ước quốc tế nhiều bên.
Khi đó, thẩm quyền quyết định việc bảo lưu điều ước quốc tế thuộc về cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quyết định ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc
tế nhiều bên đó. Chẳng hạn: trong Công ước viên Giơ-ne-vơ về bảo hộ nạn nhân chiến

tranh, Chủ tịch nước là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký gia nhập Công ước, nên
Chủ tịch nước cũng có thẩm quyền quyết định việc bảo lưu đối với một hay một số điều
khoản quy định trong Công ước này.
 Thông báo bảo lưu:
Sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phê chuẩn, phê
duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế có điều khoản mà Việt Nam tuyên bố bảo lưu
hoặc phải khẳng định lại bảo lưu đã tuyên bố khi ký điều ước quốc tế đó, thì các cơ
quan được quy định cụ thể tại Điều 55, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005:
- Cơ quan đề xuất phối hợp với Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan lưu chiểu
điều ước quốc tế nhiều bên về bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khi ký điều ước quốc tế đó.
- Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về
bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phê
chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế có điều khoản mà Việt Nam tuyên bố
bảo lưu hoặc phải khẳng định lại bảo lưu đã tuyên bố khi ký điều ước quốc tế đó.
- Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan nhà nước hữu quan về ngày có hiệu
lực của tuyên bố bảo lưu của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với điều
ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan
lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
1.2.2.2. Chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài:
17
 Đưa ra vấn để chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước
ngoài:
Trong vấn đề đưa ra một bảo lưu cho ĐƯQT mà nước CHXHXNVN ký kết, gia nhập
hay đưa ra vấn đề chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài thì các
cơ quan đề xuất đóng vai trò chủ đạo, có trách nghiệm cho các vấn đề đó. Cụ thể tại
Điều 56:
Cơ quan đề xuất có trách nhiệm nêu rõ yêu cầu, nội dung chấp nhận hoặc phản đối bảo
lưu của bên ký kết nước ngoài; kiến nghị thời điểm đưa ra chấp nhận hoặc phản đối bảo

lưu và hậu quả pháp lý của việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu trong tờ trình Chính
phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhiều bên trong
trường hợp điều ước quốc tế nhiều bên được phép bảo lưu nhưng phải có sự chấp nhận
của các bên ký kết đối với bảo lưu được đưa ra.
Trong trường hợp bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhiều
bên sau khi cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia
nhập điều ước nhiều bên thì cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình bổ sung về việc chấp
nhận hoặc phản đối bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư
pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan.
Hồ sơ của cơ quan đề xuất trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu trong
trường hợp bên ký kết nước ngoài đưa ra bảo lưu đối với điều ước quốc tế nhiều bên sau
khi cơ quan đề xuất trình Chính phủ về việc ký, phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập
điều ước nhiều bên bao gồm:
- Tờ trình của cơ quan đề xuất có những nội dung: yêu cầu, nội dung chấp nhận
hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài; kiến nghị thời điểm đưa ra
chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu và hậu quả pháp lý của việc chấp nhận hoặc
phản đối bảo lưu ;
- Bản sao điều ước quốc tế nhiều bên, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt;
- Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan;
- Các tài liệu cần thiết khác.
18
 Thẩm quyền quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết
nước ngoài.
Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối
với điều ước quốc tế nhiều bên mà Quốc hội quyết định phê chuẩn hoặc gia nhập.
Chủ tịch nước quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
đối với điều ước quốc tế nhiều bên mà Chủ tịch nước quyết định ký, phê chuẩn hoặc gia
nhập.
Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối
với điều ước quốc tế nhiều bên mà Chính phủ quyết định ký, phê duyệt hoặc gia nhập.

 Trình tự, thủ tục trình, quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của
bên ký kết nước ngoài
Trình tự, thủ tục trình, quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước
ngoài đối với điều ước quốc tế nhiều bên được thực hiện tương tự quy định tại Điều 38
của Luật kí kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế 2005. Cụ thể, Điều 38 quy định
như sau:
“Điều 38. Trình tự, thủ tục trình, quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế
1. Cơ quan đề xuất có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ
chức hữu quan về việc phê chuẩn điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ
ngày nhận được bản chính hoặc bản sao điều ước quốc tế quy định tại Điều 29 của
Luật này.
2. Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm trả
lời bằng văn bản cho cơ quan đề xuất trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận
được văn bản lấy ý kiến.
19
3. Cơ quan đề xuất trình Chính phủ để Chính phủ trình Chủ tịch nước về việc phê
chuẩn điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được trả lời
bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức hữu quan.
4. Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế trong thời hạn
mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về việc phê chuẩn điều ước quốc tế.
5. Chủ tịch nước xem xét, quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế trong thời hạn mười
lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Chính phủ trình hoặc trình Quốc hội phê
chuẩn điều ước quốc tế chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc
hội.
6. Quốc hội quyết định phê chuẩn điều ước quốc tế tại kỳ họp Quốc hội.”
Tương tự như việc ký kết, phê chuẩn, phê duyệt ĐƯQT thì các cơ quan: Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp nhận hay phản đối
bảo lưu của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế nhiều bên:
- Quốc hội quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết
nước ngoài đối với điều ước quốc tế nhiều bên khi quyết định phê chuẩn hoặc gia

nhập điều ước quốc tế đó hoặc sau khi nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp
nhận hoặc phản đối bảo lưu.
- Chủ tịch nước, Chính phủ quyết định chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu
của bên ký kết nước ngoài đối với điều ước quốc tế nhiều bên khi quyết định ký,
phê chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế đó hoặc trong thời hạn ba
mươi ngày, kể từ ngày nhận được tờ trình bổ sung về việc chấp nhận hoặc phản
đối bảo lưu.
 Thông báo về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước
ngoài.
Việc thông báo về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài
được tiến hành gần như tương tự với thông báo bảo lưu ĐƯQT của chính nước
20
CHXHCNVN. Cụ thể được quy định tại Điều 59, Luật kí kết, gia nhập và thực hiện
Điều ước quốc tế 2005:
“Cơ quan đề xuất phối hợp với Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều
ước quốc tế nhiều bên tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chấp
nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài trong thời hạn mười lăm ngày,
kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên về việc
chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu của bên ký kết nước ngoài khi gửi các văn kiện phê
chuẩn, phê duyệt hoặc gia nhập điều ước quốc tế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ
ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ký thông báo đối ngoại về việc chấp nhận hoặc phản đối bảo
lưu gửi cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên trong thời hạn mười lăm ngày, kể
từ ngày nhận được quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trong trường hợp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao vắng mặt thì một Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao được Bộ trưởng ủy nhiệm ký, trừ trường hợp có quy định khác của cơ quan lưu
chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
Bộ Ngoại giao thông báo cho các cơ quan nhà nước hữu quan về ngày có hiệu lực của
việc chấp nhận hoặc phản đối bảo lưu trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận

được thông báo của cơ quan lưu chiểu điều ước quốc tế nhiều bên.
1.2.2.3. Quy định về rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu:
Cơ quan đề xuất có trách nhiệm trình Chính phủ về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối
bảo lưu sau khi lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan,
tổ chức hữu quan.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đưa ra bảo lưu hoặc phản đối bảo lưu có
quyền quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu đó.
21
Trình tự, thủ tục trình, quyết định rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu được thực hiện
tương tự quy định tại Điều 38 của Luật kí kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc tế
2005. Việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu phải được thể hiện bằng văn bản.
Hồ sơ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu bao gồm:
- Tờ trình về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu, hậu quả pháp lý
của việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu;
- Bản sao điều ước quốc tế, bản dịch điều ước quốc tế bằng tiếng Việt;
- Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan, tổ chức hữu quan
- Các tài liệu cần thiết khác.
Thủ tục thông báo về việc rút bảo lưu hoặc rút phản đối bảo lưu được thực hiện tương
tự quy định tại Điều 55 và Điều 59 của Luật kí kết, gia nhập và thực hiện Điều ước quốc
tế 2005.
2. Thực tiễn áp dụng bảo lưu điều ước Quốc tế tại Việt Nam.
Bảo lưu điều ước Quốc tế có vai trò hết sức quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi
cho các bên tham gia thực hiện điều ước một cách tốt nhất. Cũng chính vì vậy, Việt
Nam đã vận dụng rất tốt việc bảo lưu để có thể tham gia các điều ước quốc tế quan
trọng khác nhưng vẫn đảm bảo được sự nhất quán trong hệ thống pháp luật cũng như tư
tưởng lãnh đạo, chính sách của nhà nước.
2.1. Một số điều ước Việt Nam đã thực hiện bảo lưu và hậu quả pháp lý.
2.1.1. Bảo lưu các điều ước quốc tế liên quan đến nguyên tắc chủ đạo trong
quan hệ đối ngoại của Đảng và nhà nước ta:
Theo quan điểm của Việt Nam sẽ bảo lưu các điều khoản của bất kì điều ước quốc tế

nào mà CHXHCNVN tham gia nếu điều ước Quốc tế đó vi phạm các nguyên tắc có tính
chủ đạo trong quan hệ đối ngoại của Đảng và nhà nước ta. Từ trước tới nay,
CHXHCNVN đã tuyên bố bảo lưu một số các điều khoản của các điều ước Quốc tế
như:
- Điều 11, Công ước Geneva năm 1949 về việc đối xử với tù binh
- Điều 10, Công ước Geneva năm 1949 về cải thiện tình trạng thương binh bệnh
binh và những người bị đắm tàu thuộc lực lượng hải quân
22
- Điều 10, Công ước Geneva năm 1949 về cải thiện tình trạng thương binh bệnh
binh và những người bị đắm tàu thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu trên bộ
- Điều 29, Công ước tổ chức khí tượng thế giới năm 1947
- Điều 75, Quy chế tổ chức y tế thế giới năm 1946
- Khoản 1, Điều 24, Công ước Tokyo năm 1963 về tội phạm và một số hành vi khác
thực hiện trên máy bay.
- Khoản 2, Điều 12 Công ước Lahaye năm 1970 về trừng trị các hành vi cưỡng đoạt
máy bay.
- Khoản 1, Điều 14 Công ước Montréal năm 1971 về trừng trị các hành vi bất hợp
pháp chống lại an ninh hàng không dân dụng
- Khoản 2, Điều 11 công ước về thông báo nhanh chóng khi xảy ra sự cố hạt nhân
- Khoản 2, Điều 13 Công ước về giúp đỡ trong trường hợp có sự cố hạt nhân hoặc
có tình trạng khẩn cấp về phóng xạ
- Công ước về quyền ưu đãi miễn trừ của Liên hợp quốc được đại hội đồng cổ đông
thông qua ngày 13/2/1946
- Công ước Vienna 1961 về quan hệ ngoại giao ( bảo lưu khoản 2 điểu 37 vào ngày
31/5/19080 sau đó Chủ tịch nước đã tuyên bố rút bảo lưu vào 7/9/1993)
- Điều 20 về hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp, điều 26 trách nhiệm hình
sự pháp nhân, điều 44 về dẫn độ, điều 66 về thủ tục giải quyết tranh chấp của công
ước Liên hợp quốc chống tham nhũng 2003
- Điều 5, Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về quyền trẻ em
Trong những Điều ước Quốc tế này, Việt Nam bảo lưu những điều khoản tránh với việc

đi trái lại với những nguyên tắc chủ đạo của Đảng, nhà nước Việt Nam trong đường lối
đối ngoại đó là:
- Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau.
Đây là nguyên tắc cơ bản, là quan điểm nhất quán trong quan hệ đối ngoại của Đảng và
nhà nước và phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế. Thực hiện nguyên tắc này
chúng ta phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, đề cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh
và làm thất bại mọi âm mưu và hành động can thiệp bằng diễn biến hoà bình của các thế
lực thù địch.
23
- Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình
Đây là nguyện vọng chung của nhân dân tất cả các nước trên thế giới và là một nguyên
tắc chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta. Chúng ta tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi
nước, bảo vệ các nước nghèo nhỏ yếu, chống chủ nghĩa dân tộc nước lớn, và chủ nghĩa
dân tộc hẹp hòi; kiên quyết làm thất bại mọi âm mưu và hành động gây sức ép hoặc áp
đặt đe doạ đến lợi ích của dân tộc ta.
- Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
Khẳng định sự tôn trọng lẫn nhau, thực hiện quyền bình đẳng thể hiện tư thế và vị trí
chính đáng của Việt Nam trong quan hệ quốc tế. Cùng có lợi là nguyên tắc khách quan có
ý nghĩa toàn diện và lâu dài.
Cụ thể trong các điều ước Quốc tế, Việt Nam thường bảo lưu các điều khoảnliên quan
đến giải quyết tranh chấp về giải thích hoặc áp dụng công ước. Ví dụ Việt Nam bảo
lưuKhoản 1, Điều 14 công ước Montréal năm 1971: “Mọi tranh chấp giữa hai hoặc
nhiều Quốc gia ký kết liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước này mà
không thể giải quyết bằng thương lượng, sẽ được đưa ra trước trọng tài theo yêu cầu của
một trong số các bên. Nếu trong vòng 6 tháng kể từ ngày đề nghị trọng tài giải quyết mà
các Bên không thể thoả thuận được tổ chức trọng tài, một trong số các Bên có thể yêu
cầu đưa tranh chấp ra Toà án quốc tế theo Quy chế của Toà án”
Chính vì vậy, để đảm bảo sự nhất quán giữa các điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã kí kết

và đường lối chính sách của Đảng, nhà nước, Việt Nam đã bảo lưu điều ước quốc tế liên
quan đến vấn đề này.
2.1.2. Bảo lưu xuất phát từ lập trường của ta đối với các nguyên tắc bình đẳng
chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
24
Thông qua bảo lưu mà các quốc gia thể hiện ý chí riêng của mình nhằm loại trừ hoặc
thay đổi hiệu lực pháp lý của một hoặc một số điều khoản cụ thể của điều ước khi áp
dụng. Các bảo lưu này của Việt Nam xuất phát từ lập trường của ta đối với các nguyên
tắc bình đẳng chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Ví dụ:
- Nước CHXHCNVN bảo lưu các Điều 17, 18 về hạn chế không cho một số nước
tham gia Công ước, công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc.
- Điều 22 về việc sử dụng Toà án Quốc tế giải quyết các bất đồng liên quan tới
Công ước.
- Ta bảo lưu các Điều 9 về sử dụng Toà án Quốc tế, Điều 12 về quyền của các lãnh
thổ quản thác và Điều 11 về hạn chế việc tham gia của một số quốc gia khi tham
gia Công ước về tội phạm chiến tranh và tội ác chống nhân loại.
- Với Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự, Chính trị, ta bảo lưu Mục 1 Điều 26
và Mục 1 Điều 48 về cấm không cho một số quốc gia tham gia Công ước.
- Việt Nam bảo lưu Mục 1 Điều 29 về sử dụng trọng tài và Toà án quốc tế trong
Công ước Quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với Phụ nữ
2.1.3. Bảo lưu vì điều ước quốc tế đi trái lại với pháp luật trong nước.
Việt Nam gia nhập công ước viên về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (viết tắt là
CISG). CISG đóng vai trò hết sức quan trọng điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba
phần tư thương mại hàng hóa thế giới. Đây là bảo lưu liên quan đến hình thức của hợp
đồng, theo đó, các quốc gia mà pháp luật đòi hỏi các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế phải được lập thành văn bản như Việt Nam có thể bảo lưu. Vì vậy, Việt Nam đã gia
nhập Công ước Viên 1980 với bảo lưu này (bảo lưu duy nhất)
2.1.4. Bảo lưu điều ước quốc tế trong các công ước quốc tế về nhân quyền:
Chủ trương tham gia các Công ước Quốc tế về nhân quyền của Nhà nước ta chứng tỏ

quyết tâm cao độ bảo đảm thực hiện ngày càng tốt các nhân quyền được cộng đồng
quốc tế công nhận. Hoạt động này của ta cũng tạo điều kiện để chúng ta có thêm cơ sở
pháp lý đấu tranh với các thế lực thù địch vu cáo Nhà nước ta không tôn trọng các nhân
quyền. Tham gia hầu hết các Công ước quốc tế chính về nhân quyền là nỗ lực to lớn của
Nhà nước và nhân dân ta, mặt khác đó là một thành tích được cộng đồng quốc tế ghi
nhận và đánh giá cao. Việc tham gia các Công ước quốc tế này thể hiện cam kết và
25

×