Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

Phân tích nguồn bổ trợ của luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.36 KB, 74 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
KHOA LUẬT
  
Tiểu luận môn: LUẬT QUỐC TẾ
Đề tài: PHÂN TÍCH NGUỒN BỔ TRỢ CỦA
LUẬT QUỐC TẾ

GVHD : Th.S Nguyễn Thị Thu Trang
Lớp : K12504
Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Tp. Hồ Chí Minh, 11/2014
2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
STT HỌ VÀ TÊN MSSV
1 Trương Thị Trang Anh K125042018
2 Lê Thị Mỹ Duyên K125042028
3 Trần Thị Mỹ Duyên K125042029
4 Nguyễn Thị Thanh Hiền K125042045
5 Trần Thuận Thúy Kiều K125042062
6 Nguyễn Phượng Liên K125042064
7 Cao Thảo Nguyên K125042082
8 Bùi Thị Tuyết Sương K125042102
9 Lê Thị Bảo Trâm K125042123


Nhóm trưởng: Nguyễn Phượng Liên
MSSV: K125042064
SĐT: 01635332648
Email:


MỤC LỤC
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và thực tiễn
vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định mối quan hệ giữa các chủ thể của Luật quốc
tế. Trong hệ thống Luật quốc tế hiện đại ngoài nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều
ước quốc tế và Tập quán quốc tế có thể xác định một cách rõ ràng khi tranh chấp xảy
ra thì cơ quan tài phán sẽ có căn cứ để xác định nghĩa vụ của các chủ thể. Tuy nhiên,
trong các tranh chấp quốc tế không phải vụ tranh chấp nào cũng đều có thể áp dụng dễ
dàng Điều ước quốc tế hay Tập quán quốc tế hoặc khi không có cả hai nguồn trên thì
tòa án quốc tế dựa vào đâu để giải quyết tranh chấp. Từ đó đặt ra vấn đề, ngoài nguồn
cơ bản ra còn có nguồn nào khác để hỗ trợ cho các cơ quan tài phán dễ dàng căn cứ
vào đó để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế với nhau. Từ các nguyên
nhân trên nguồn bổ trợ của Luật quốc tế được hình thành và phát triển cùng với nguồn
cơ bản. Thế nhưng vai trò của nguồn bổ trợ có vai trò như thế nào trong Luật quốc tế,
nó góp phần quan trọng ra sao trong các phán quyết giải quyết tranh chấp quốc tế?
Với những lý do trên, nhóm đã tiến hành thực hiện bài tiểu luận này với đề tài
"Phân tích nguồn bổ trợ Luật quốc tế" nhằm mục đích trả lời những câu hỏi đã đặt ra,
4
từ đó làm nổi bật vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế nói riêng và tầm ảnh
hưởng đến toàn thế giới nói chung để có cái nhìn sâu rộng và bao quát về vấn đề này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu vai trò của nguồn bổ trợ của Luật quốc tế
trong mối quan hệ với các nguồn Luật quốc tế cơ bản và thông qua thực tiễn áp dụng
hiện nay để từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện hơn những
nguồn bổ trợ của Luật quốc tế.
Với tầm quan sát và đúc kết thực tiễn còn giới hạn ở vị trí sinh viên, bài tiểu
luận chỉ tham khảo và phân tích trong một số tài liệu có liên quan. Từ đó, đưa một số
kết luận thông qua thực tiễn để hoàn thiện bài tiểu luận.

3. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn đề tài này, nhóm đã hướng đến hai mục tiêu chính, đó là đảm bảo cả
tính lí luận và thực tiễn:
Trên cơ sở thu thập, xử lí và phân tích các tài liệu, các học thuyết khoa học về
Luật quốc tế, nhóm muốn hướng đến mục đích tìm hiểu những vai trò của nguồn bổ
trợ trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế trong từng trường hợp
cụ thể, thông qua đó xác định mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với Điều ước quốc tế
và Tập quán quốc tế.
Đây là bài tiểu luận mang tính thực tiễn cao. Vì vậy, nhóm đã đặt ra mục tiêu là
có thể nghiên cứu thực tiễn áp dụng của nguồn bổ trợ Luật quốc tế hiện nay, đồng thời
đưa ra những kiến nghị, giải pháp đối với một trong những nguồn bổ trợ của Luật
quốc tế đang được quan tâm trong lĩnh vực nghiên cứu luật học, đó là án lệ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu đề tài này là sự kết hợp của hai phương pháp sau:
 Phương pháp diễn dịch và quy nạp.
 Phương pháp phân tích và tổng hợp.
Trên cơ sở thu thập và tổng hợp thông tin từ các tài liệu chuyên môn, các bài
luận nghiên cứu, tạp chí uy tín để có được cái nhìn tổng quát về vấn đề. Sau đó nhóm
5
thực hiện sử dụng phương pháp diễn dịch và phân tích để hiểu rõ hơn về các khái
niệm, nội dung cơ bản trong nguồn bổ trợ, trình bày lại theo quan điểm cá nhân dựa
trên: sự tôn trọng các nghiên cứu đã có.
5. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về nguồn bổ trợ của luật quốc tế từ các bài
tiểu luận đến các luận văn cao học đều phân tích tống quát về nguổn bổ trợ. Tuy
nhiên, các bài nghiên cứu còn mang tính khái quát cao mà chưa chuyên sâu vào một
vấn đề cụ thể để có thể làm sáng tỏ các khía cạnh của nguồn bổ trợ.
Trong bài tiểu luận này, nhóm thực hiện cũng đã có cơ hội tham khảo nhiều
những nguồn tài liệu, bài viết có liên quan đến vấn đề này. Nhóm thực hiện xin giới
thiệu một số nguồn tâm đắc sau:

Thứ nhất, cuốn sách “Luật quốc tế” sách chuyên khảo của Tiến sĩ Ngô Hữu
Phước, NXB Chính trị quốc gia phát hành.
Đây là cuốn sách cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan nhất về các
nguồn bổ trợ trong luật quốc tế. Cuốn sách đã đưa ra được khái niệm và giới thiệu
được các hình thức của các loại nguồn bổ trợ khác nhau trong Luật quốc tế. Tuy
nhiên, cuốn sách này chỉ dừng lại ở phần khái niệm và chưa đi phân tích sâu hơn vào
từng loại nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế.
Thứ hai, cuốn sách “Luật quốc tế” , sách tham khảo của học viện Quan hệ quốc
tế Hà Nội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
Cuốn sách này không đưa ra các khái niệm cơ bản theo tuần tự mà đã cung cấp
những phân tích, những ví dụ cụ thể nhất của án lệ, các tuyên bố đơn phương của các
quốc gia, các bài viết của các học giả nổi tiếng, các nghị quyết của tổ chức Liên hợp
quốc qua các giai đoạn phát triển. Qua đó, giúp người đọc thấy rõ được sự cải cách và
thay đổi mạnh mẽ những quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc, các quy chế tòa
án quốc tế và các công ước quốc tế. Đồng thời, nhóm tác giả đã có sự dẫn dắt cụ thể từ
thực tế thi hành giúp người đọc liên hệ mật thiết với các quy định của pháp luật quốc
tế. Tuy nhiên, kiến thức được trình bày trong cuốn sách này quá rộng và mang tính
6
chuyên sâu. Người đọc phải nắm được các khái niệm, đặc điểm cơ bản của nguồn cơ
bản nói riêng và của Luật quốc tế thì mới có thể hiểu được cách viết của các tác giả.
Bên cạnh đó còn nhiều các công trình nghiên cứu, các bài viết mang tính thời
sự về vấn đề này được đăng tải trên các trang thông tin uy tín trong và ngoài nước.
Hiện nay, pháp luật quốc tế đã đưa vai trò của nguồn bổ trợ lên tầm quan trọng
trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Từ những nghiên cứu của các tác giả
trước và các văn bản pháp luật hiện hành liên quan, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ có
những nghiên cứu nối tiếp để làm rõ hơn về nguồn bổ trợ trong việc áp dụng, thực thi
pháp luật quốc tế.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Nhóm thực hiện đề tài này với mong muốn nhằm làm sáng tỏ hơn các quan
điểm khác nhau về lý luận của nguồn bổ trợ trong luật pháp quốc tế. Đồng thời, trong

quá trình viết bài, nhóm muốn nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu
của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế. Mặc dù nguồn cơ bản chiếm vị trí phần lớn
trong quá trình đàm phán, giải quyết các tranh chấp hiện nay trên thế giới và giá trị
pháp lý bắt buộc, tuy nhiên điều đó cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng và
giá trị thực tiễn cao của nguồn bổ trợ trong khoa học pháp lý quốc tế. Đồng thời, khi
nghiên cứu đề tài này, nhóm thực hiện cũng có cơ hội tìm hiểu kỹ và sâu sắc hơn về
Luật quốc tế nói chung và nguồn bổ trợ của Luật quốc tế nói riêng. Từ đó trang bị
được cho mình những kiến thức cần thiết trong học tập và công việc sau này.
7. Bố cục bài tiểu luận
Bài tiểu luận của nhóm được chia làm 3 phần:
Chương 1: Những lý luận chung về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế
Chương 2: Các nguồn bổ trợ của Luật quốc tế
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp
Trong quá trình nghiên cứu với thời gian có hạn, đồng thời với sự hiểu biết
chưa sâu sắc, và khó khăn trong quá trình tìm kiếm tài liệu nên bài tiểu luận còn nhiều
7
sai sót, nhóm rất mong nhận được phản hồi tích cực từ người đọc nhằm hoàn thiện
hơn tri thức mà bài tiểu luận mang đến.
Xin chân thành cảm ơn!
NHÓM THỰC HIỆN.
8
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT
QUỐC TẾ
1. 1. Khái niệm
1.1.1 Khái niệm nguồn của Luật quốc tế
Vấn đề nguồn của Luật quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về pháp lý và
thực tiễn vì nó liên quan chặt chẽ đến việc xác định việc hình thành của quan hệ pháp
luật quốc tế nói riêng và quá trình thực thi Luật quốc tế nói chung.
Nguồn của Luật quốc tế là hình thức biểu hiện của các quy phạm pháp luật biểu

hiện dưới hai dạng thành văn và bất thành văn. Liên quan đến nguồn của Luật quốc tế
có nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo nghĩa hẹp: Nguồn là hình thức chứa đựng, ghi nhận các nguyên tắc, các
quy phạm pháp lí quốc tế nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể
khi tham gia vào các quan hệ pháp lí quốc tế.
Theo nghĩa rộng: Nguồn của Luật quốc tế là tất cả những cái mà cơ quan có
thẩm quyền có thể dựa vào đó để đưa ra các quyết định pháp luật.
1.1.2. Cơ sở pháp lí xác định nguồn của Luật quốc tế
Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế của Luật quốc tế quy định:
“1. Tòa án, với chức năng là giải quyết phù hợp với Luật quốc tế các vụ tranh
chấp được chuyển đến Tòa án, sẽ áp dụng:
a) Các Điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về những nguyên tắc được các
bên đang tranh chấp thừa nhận.
b) Các tập quán quốc tế như những chứng cứ thực tiễn chung, được thừa nhận như
những quy phạm pháp luật.
c) Các nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận
9
d) Với những điều kiện nêu ở Điều 59, các án lệ và các học thuyết của các chuyên gia có
chuyên môn cao nhất về Luật quốc tế của các quốc gia khác nhau được coi là phương
tiện để xác định các qui phạm pháp luật.”
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế và thực tiễn thì nguồn
của Luật quốc tế có hai loại:
Nguồn cơ bản: chủ yếu bao gồm các Điều ước quốc tế (nguồn thành văn) và
Tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn).
Nguồn bổ trợ: Đây là bổ trợ nguồn của Luật quốc tế, bao gồm các phán quyết
của Tòa án công lý quốc tế, các nguyên tắc pháp luật chung, nghị quyết của tổ chức
quốc tế liên chính phủ, hành vi pháp lí đơn phương của các quốc gia, các học thuyết
của các học giả danh tiếng về Luật quốc tế….
1.2 Lịch sử hình thành
Gắn liền với sự ra đời và phát triển của Luật quốc tế cùng với quá trình xuất

hiện nhu cầu thiết lập các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia với nhau. Theo đó,
cùng với quá trình phát triển của nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ khác nhau,
Luật quốc tế hay nguồn bổ trợ cũng có lịch sử hình thành, phát triển và hoàn thiện qua
4 giai đoạn chính là:
 Luật quốc tế Cổ đại
 Luật quốc tế Trung đại
 Luật quốc tế Cận đại
 Luật quốc tế Hiện đại
1.2.1 Luật quốc tế Cổ đại
Sự ra đời: Luật quốc tế cổ đại hình thành đầu tiên ở khu vực Lưỡng Hà và Ai
Cập, rồi sau đó là một số khu vực khác như Ấn Độ, Trung Quốc và ở phương tây như
Hy Lạp, La Mã
Đặc điểm: Hình thành trên nền tảng kinh tế thấp kém, quan hệ giữa các quốc
gia yếu ớt, rời rạc, lại bị cản trở bởi điều kiện tự nhiên và phát triển xã hội rất hạn chế
nên Luật quốc tế thời kỳ này mang tính khu vực là chủ yếu và hầu như chỉ được sử
dụng để điều chỉnh các quan hệ về chiến tranh.
10
Nguồn luật điều chỉnh: chủ yếu sử dụng các luật lệ và tập quán.
Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Mặc dù pháp
luật quốc tế thời kỳ này còn bó hẹp trong phạm vi của từng khu vực nhất định, tuy
nhiên nội dung các quy phạm thời kỳ này đã đặt nền móng cho sự ra đời của Luật
Nhân đạo quốc tế sau này. Ngoài ra, do nhu cầu thiết lập các quan hệ là “bang giao”
giữa các quốc gia nên việc trao đổi các sứ thần bắt đầu hình thành cơ sở cho các
quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao sau này.
1.2.2 Luật quốc tế Trung đại
Sự ra đời: Khoa học - kỹ thuật bắt đầu phát triển, ranh giới giữa nhà nước và tư
nhân bắt đầu bị xóa nhòa, sở hữu nhà nước thuộc về những người đứng đầu nhà nước.
Ở thời kỳ này tôn giáo rất phát triển.
Đặc điểm: Luật quốc tế trong thời kỳ này đã có những bước phát triển nhất
định, do nhu cầu phát triển kinh tế, khoa học-kỹ thuật nên tính khu vực trong thời kỳ

này dần bị phá vỡ và thay vào đó là các quan hệ có tính liên khu vực trong quan hệ
giữa các quốc gia. Cũng trong thời kỳ này, bên cạnh những vấn đề chiến tranh, sự hợp
tác của các quốc gia còn mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị,
Nguồn luật điều chỉnh: Bao gồm nguồn luật tập quán và Điều ước quốc tế.
Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Sang thời kỳ
này, Luật quốc tế đã có những bước hoàn thiện nhất định với sự xuất hiện của các quy
phạm và chế định về Luật Biển, về quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao và việc xuất hiện
cơ quan thường trực của quốc gia tại quốc gia khác. Đây là những tiền đề quan trọng
cho quá trình phát triển Luật quốc tế hiện đại sau này.
1.2.3 Luật quốc tế Cận đại
Sự ra đời: Quan hệ quốc tế phát triển trên nhiều lĩnh vực khác nhau và là thời
kỳ Luật quốc tế phát triển tương đối rực rỡ.
Đặc điểm: Đây là thời kỳ các quốc gia tăng cường mối quan hệ hợp tác trên
hầu hết các lĩnh vực của đời sống quốc tế, là thời kỳ Luật quốc tế được phát triển trên
cả hai phương diện luật thực định và khoa học pháp lý quốc tế.
11
Nguồn luật điều chỉnh: Tập quán quốc tế và Điều ước quốc tế
Đóng góp vào quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế: Đây là thời kỳ
ghi nhận sự hình thành các nguyên tắc mới của Luật quốc tế như: nguyên tắc bình
đẳng về chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Tuy nhiên, đóng
góp quan trọng nhất là sự ra đời của các tổ chức quốc tế đầu tiên đánh dấu sự liên kết
và ràng buộc có tính cộng đồng quốc tế của các quốc gia như: Liên minh điện tín quốc
tế (1865), Liên minh bưu chính thế giới (1879)
Hạn chế: vẫn còn tồn tại những học thuyết, những quy chế pháp lý phản động,
bất bình đẳng trong quan hệ quốc tế như chế độ thuộc địa, tô giới
1.2.4 Luật quốc tế Hiện đại
Cơ sở hình thành và phát triển: Đây là thời kỳ quan hệ hợp tác quốc tế diễn ra
vô cùng mạnh mẽ cùng với sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa và liên kết khu vực
trong những thập kỷ sau của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI
Đặc điểm: Luật quốc tế thời kỳ này phát triển hết sức đa dạng, các lĩnh vực hợp

tác đã mở rộng sang hầu hết các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa Đây cũng là thời
kỳ ghi nhận một loạt các nguyên tắc tiến bộ của Luật quốc tế như: nguyên tắc cấm
dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, dân tộc tự quyết, hòa bình
giải quyết các tranh chấp quốc tế song song với đó là sự phát triển hiện đại về nội
dung của nhiều nghành luật như: Luật Biển quốc tế, Luật hàng không quốc tế Đặc
biệt, trong thời kỳ này Luật quốc tế đã bắt đầu xuất hiện những chế định mới không
mang tính truyền thống như: hợp tác chống khủng bố quốc tế. Đây cũng là thời kỳ ghi
nhận sự ra đời của hành loạt các tổ chức quốc tế toàn cầu, khu vực hay liên khu vực
như: LIÊN HỢP QUỐC, ILO, ICAO, FAO, WHO, WIPO, ASEAN
Mặc dù còn tiềm ẩn những hành vi vi phạm pháp Luật quốc tế, nhưng Luật
quốc tế hiện nay đang phát triển theo xu hướng ngày càng bình đẳng tạo ra tiền đề
quan trọng thúc đẩy các quốc gia trên thế giới tham gia một cách rộng rãi vào các tổ
chức quốc tế.
12
1.3 Quy định về nguồn bổ trợ của Luật quốc tế trên thế giới
Ngoài hai loại nguồn cơ bản của Luật quốc tế là Điều ước quốc tế và Tập quán
quốc tế còn có các nguồn bổ trợ bao gồm: Phán quyết của Tòa án công lý quốc tế (Án
lệ), các học thuyết khoa học về Luật quốc tế, các nguyên tắc chung được các nước văn
minh trên thế giới thừa nhận, nghị quyết của các tổ chức liên chính phủ, tuyên bố đơn
phương của các chủ thể Luật quốc tế.
Vị trí pháp lý: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 chương II – Quy chế Tòa án
quốc tế thì bên cạnh nguồn cơ bản là các loại nguồn được hình thành từ sự thỏa thuận
của các chủ thể Luật quốc tế, trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp Luật quốc tế, có
giá trị ràng buộc với các chủ thể quan hệ pháp Luật quốc tế, chủ yếu bao gồm Điều
ước quốc tế (nguồn thành văn) và tập quán quốc tế (nguồn bất thành văn) thì việc giải
quyết tranh chấp quốc tế Tòa án còn dựa vào các nguồn bổ trợ. Nguồn bổ trợ của Luật
quốc tế là loại nguồn không trực tiếp chứa đựng các quy phạm pháp Luật quốc tế, hầu
như chỉ có ý nghĩa khuyến nghị đối với các chủ thể Luật quốc tế.
Trong trường hợp không có Điều ước quốc tế hoặc Tập quán quốc tế hoặc làm
rõ hơn nguồn cơ bản, thì nguồn bổ trợ mới được áp dụng làm cơ sở để các bên giải

quyết vụ việc. Cần lưu ý rằng, nguồn bổ trợ và phương tiện bổ trợ là hai khái niệm
khác nhau; phương tiện bổ trợ dùng để bổ trợ cho nguồn cơ bản, vẫn được sử dụng khi
có nguồn cơ bản.
Khoản 1 Điều 38 của Quy chế toà án quốc tế không hề nhắc đến cụm từ
“Nguồn của Luật quốc tế” nhưng lại được công nhận như một tiền đề để xác định các
loại nguồn của luật. Thực sự trong bối cảnh hiện nay, khi các quốc gia chưa thể thỏa
thuận rõ ràng các “nguồn” của Luật quốc tế là gì thì bản danh sách những vấn đề mà
Toà án công lý quốc tế cần xem xét khi giải quyết một trường hợp cụ thể đã trở thành
cơ sở cho mọi cuộc thảo luận về những nguyên tắc liên quan. Một khi nguồn của Luật
quốc tế được xác định một cách rõ ràng, cụ thể thì chắc chắn các quy phạm pháp Luật
quốc tế cũng sẽ đạt được một sự ràng buộc mạnh mẽ và chặt chẽ hơn, nhưng điều này
lại mâu thuẫn với đặc tính “thỏa thuận – tự nguyện” vốn có của Luật quốc tế.
13
Những nguyên tắc pháp luật chung được cả pháp luật quốc gia và pháp luật
quốc tế thừa nhận và được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, ví dụ,
nguyên tắc gây thiệt hại thì phải bồi thường, nguyên tắc luật không có hiệu lực hồi tố,
nguyên tắc không ai là quan tòa chính trong vụ việc của mình… Trong thực tiễn,
nguyên tắc pháp luật chung chỉ áp dụng sau Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế với
ý nghĩa để giải thích hay làm sáng tỏ nội dung của quy phạm luật quốc tế. Khi nói đến
phán quyết của tòa án với vai trò là nguồn bổ trợ của Luật quốc tế, chúng ta chủ yếu
đề cập đến các phán quyết của tòa án công lý quốc tế. Bản thân các phán quyết là kết
quả của quá trình áp dụng pháp luật của tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp
quốc tế, và các quyết định tài phán này chỉ có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh
chấp. Điều 59 Quy chế Tòa án quốc tế quy định “Quyết định của tòa án có giá trị bắt
buộc chỉ đối với các bên tham gia vụ án và chỉ đối với các vụ án cụ thể đó”. Sở dĩ các
phán quyết này không thể trở thành nguồn cơ bản của Luật quốc tế vì các nguồn cơ
bản phải được hình thành trên cơ sở của sự thỏa thuận giữa các chủ thể Luật quốc tế.
Tự bản thân các phán quyết của Tòa không sinh ra quy phạm pháp lý có giá trị bắt
buộc các chủ thể phải tuân theo mà chỉ là phương tiện hỗ trợ cần thiết để xác
định đúng sai của các quốc gia khi áp dụng quy phạm luật quốc tế cụ thể nào đó.

Học thuyết của các chuyên gia có uy tín cao về Luật quốc tế cũng chỉ có thể là
“nguồn bổ trợ để xác định quy phạm pháp lý” như quy định tại Điều 38 Quy chế Tòa
án quốc tế, do không phải là văn bản pháp lý ràng buộc các quốc gia, không sinh
ra quy phạm pháp lý quốc tế, không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ ràng buộc các
quốc gia, và không có sự công nhận hay không công nhận chính thức từ phía các quốc
gia, cũng như không được áp dụng thường xuyên trong quan hệ quốc tế.
Dựa vào Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế chúng ta có thể thấy Luật quốc tế có
các loại nguồn khác nhau: Các Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, các nguyên tắc cơ
bản của luật, các án lệ và các học thuyết của các luật gia nổi tiếng. Trong đó hai nguồn
chính, quan trọng và cơ bản nhất đó là các Điều ước quốc tế và các Tập quán quốc tế.
Trong cuốn Các giới hạn của Luật quốc tế và cách tiếp cận bình đẳng giới của
H.Charlesworth và C. Chinkin
1
, tác giả đã trình bày rằng: “Danh mục truyền thống
1 Hilary Charlesworth and Christine Chinkin, The Boundaries of International Law: a Feminist Analysis, Juris
Publishing, Inc. (August 1, 2000)
14
những nguồn của Luật quốc tế ở Điều 38 đảm bảo sự kiểm soát của quốc gia đối với
những gì được coi là luật, nhưng là một sự phản ánh không đầy đủ hiện thực của lập
pháp quốc tế đương đại. Nhiều hình thức lập pháp quan trọng khác đã được xác định,
ví dụ thông qua nghị quyết của các tổ chức quốc tế như Đại hội đồng Luật quốc tế,
thực tiễn hoạt động của các tổ chức quốc tế và các bản quy tắc ứng xử quốc tế…”.
Như vậy, các loại nguồn của Luật quốc tế hiện nay không chỉ giới hạn trong
Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế mà đã được bổ sung và áp dụng trong việc xét xử
các tranh chấp ở Toà án công lý quốc tế cũng như cơ sở để xác định các quy phạm
pháp Luật quốc tế như các nghị quyết của các tổ chức quốc tế, các hành vi pháp lý
đơn phương của các quốc gia… . Trong quan hệ quốc tế, các chủ thể Luật quốc tế
thường quan tâm đến các nghị quyết của Liên hợp quốc vì tính chất toàn cầu của tổ
chức này. Tuy nhiên, không phải mọi nghị quyết của tổ chức liên chính phủ đều được
xếp vào nhóm này, chỉ những nghị quyết chứa đựng nội dung liên quan đến các vấn đề

kinh tế, xã hội…còn những nghị quyết có tính chất gây hại đến quan hệ giữa các quốc
gia sẽ không được xếp vào nhóm này. Tương tự với các tuyên bố đơn phương của chủ
thể Luật quốc tế, tuy có thể làm phát sinh nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ chính trị,
đạo đức nhưng theo Điều 38 Quy chế Toà án quốc tế thì không được xem là nguồn
của Luật quốc tế bởi nguồn của luật chỉ có thể là các quy phạm sinh ra từ sự thỏa
thuận.
Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế coi các nguyên tắc chung của luật, phán quyết
của Tòa và học thuyết của các chuyên gia giỏi nhất về công pháp quốc tế là nguồn bổ
trợ để xác định quy phạm pháp Luật quốc tế. Quy định trên ngày càng không đáp ứng
được đòi hỏi của thực tiễn quốc tế. Tuy nhiên việc quy định này cũng dễ hiểu, bởi lẽ
nội dung tương tự như Điều 38 đã được hình thành từ sau thế chiến thứ nhất đối với
Pháp viện thường trực quốc tế. Khi tòa án quốc tế được thành lập, nhiều nội dung của
Quy chế Pháp viện thường trực quốc tế được chuyền tải vào Quy chế của Tòa. Khi các
văn kiện quốc tế còn quá ít ỏi, nên Điều 38 không đề cập đến loại văn kiện cực kì
quan trọng khác như Nghị quyết của các tổ chức quốc tế liên chính phủ hay Tuyên bố
đơn phương của các chủ thể Luật quốc tế.
15
1.4 Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Nguồn cơ bản: Hình thành từ sự thỏa thuận của các chủ thể LQT. Nó chứa
đựng các quy phạm pháp lý quốc tế và có giá trị rang buộc đối với các chủ thể LQT.
Nguồn bổ trợ: có thể chứa đựng quy phạm pháp lý quốc tế, nhưng đa phần là
không chứa các quy phạm. Nó không được hình thành từ sự thỏa thuận, trong nhiều
trường hợp nó không có giá trị ràng buộc.
Giữa nguồn cơ bản và phương tiện hỗ trợ có mối quan hệ qua lại, hỗ trợ cho
nhau. Điều này thể hiện ở chỗ:
 Nguồn hỗ trợ đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ cho nguồn cơ bản, thông qua các
phương tiện này người ta xây dựng các quy phạm LQT nhanh chóng hơn.
 Nguồn hỗ trợ có vai trò trong việc giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật quốc tế
trong từng trường hợp cụ thể. Góp phần làm sáng tỏ các quy định của LQT, tạo tiền đề
quan trọng để các chủ thể LQT có cơ hội tiếp cận và giải thích LQT theo nghĩa chung

thống nhất.
Các chủ thể của LQT có thể viện dẫn nguồn bổ trợ (phán quyết của tòa án) để
xác định trách nhiệm của các chủ thể liên quan.
Ví dụ: Dựa vào phán quyết của tòa án quốc tế về việc giải quyết tranh chấp
giữa Thái Lan và Campuchia liên quan đến đền Preah Vihear, Thái Lan không thể
khẳng định ngôi đền đó thuộc về mình.
Một số quy phạm trước đây đã tồn tại trong nguồn bổ trợ, tùy từng trường hợp
nó có thể trở thành nguồn cơ bản của Luật quốc tế.
Ví dụ: Phán quyết của tòa án quốc tế trong vụ giải quyết tranh chấp ngư trường
Anh – Nauy năm 1951. Từ phán quyết này của tòa án, rất nhiều quốc gia có đường bờ
biển khúc khuỷu như của Nauy đã áp dụng phương pháp đường cơ sở thẳng để tính
chiều rộng lãnh hải. Như vậy, ban đầu phán quyết "thẳng để xác định các vùng biển
của quốc gia mình” này của tòa án quốc tế chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh
chấp, nhưng sau đó đã trở thành "được sử dụng rộng rãi và được cộng đồng quốc tế
thừa nhận được ghi nhận trong công ướcLiên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
16
Mối quan hệ giữa các nguồn bổ trợ với Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế
được thực tiễn hóa trong quá trình giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể của Luật
quốc tế hay cụ thể là quá trình áp dụng các nguồn của Luật quốc tế để đưa ra các phán
quyết của Tòa án quốc tế. Ví dụ, các phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực trong
vụ MOXplant giữa Ireland và Anh
2
, Iron Rhine (Bỉ và Hà Lan)
3
, Tòa án Quốc tế về
Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea, ITLOS) trong vụ MOX
(Ireland và Anh), Trung tâm Quốc tế về giải quyết các tranh chấp về đầu tư
(International Centre for the Settlement of Investment Disputes, ICSID) trong các vụ
Trail Smelter (Mỹ và Canada)
4

hay Metaclad (Metalclad Corporation và Mexico)
5
. Từ
các phán quyết trong các tranh chấp này đã góp phần hình thành hệ thống các quy
phạm tập quán trong luật môi trường quốc tế. Ngoài ra, nguồn của Luật quốc tế hiện
đại ngày nay, chẳng hạn như Điều ước quốc tế thường được hình thành từ các nghị
quyết của các tổ chức liên chính phủ, ví dụ: Tuyên ngôn về quyền con người được
thông qua trên cơ sở Nghị quyết số 217A (III) của Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày
10/12/1948 trên cơ sở này hai Điều ước quốc tế quan trọng đã được các thành viên
Liên hợp quốc kí kết đó là Công ước về các quyền dân sự, chính trị và Công ước các
quyền kinh tế, xã hôi năm 1996.
Trong bối cảnh hiện nay các quan hệ, tranh chấp giữa các chủ thể quốc tế ngày
càng phát triển và theo xu hướng phức tạp hóa không ngừng cần được giải quyết một
cách nhanh chóng và tối ưu nhất các tranh chấp xảy ra, bên cạnh đó để góp phần hạn
chế hậu quả thiệt hại nếu những quan hệ, tranh chấp đó không được giải quyết kịp
thời. Với vai trò là cơ sở căn cứ đưa ra phán quyết giải quyết các tranh chấp khi các
bên cùng đồng ý đem ra giải quyết bằng co đường tài phán, thì các nguồn chính thức
2 MOX Plant Case (Ir. v. U.K.), "Dispute Concerning the MOX Plant, International Movements of Radioactive
Materials, and the Protection of the Marine Environment of the Irish Sea” (Perm. Ct. Arb., decision pending as
of January 2007.
3 Arbitration regarding the Iron Rhine ("Ijzeren Rijn”) Railway between the Kingdom of Belgium and the
Kingdom of the Netherlands, 2005.
4 Trail Smelter, UNRIAA, vol. III (Sales No. 1949.V.2).
5 Metalclad Corporation v. The United Mexican States(ICSID Case No. ARB(AB)/97/1).
17
của pháp Luật quốc tế là rất quan trọng, nhưng không thể lúc nào các nguồn này cũng
“đủ” để có thể giải quyết tốt, đều này cũng dễ hiểu, chẳng hạn: như một Điều ước
quốc tế dù là song phương hay đa phương thì để các chủ thể của Luật quốc tế cùng
nhau đi đến việc kí kết là một khoảng thời gian rất lâu, trải qua rất nhiều thủ tục đôi
khi là đi đến bế tắc. Vì vậy, góp phần làm phong phú thêm các quan hệ tranh chấp mới

phát sinh cần điều chỉnh, cũng như đẩy nhanh quá trình kí kết điều ước lúc này các
nguồn bổ trợ sẽ đóng một vai trò không kém, vì khi đi từ một nghị quyết của một tổ
chức liên chính phủ đã được các quốc gia thành viên thừa nhận để nâng lên thành
Điều ước quốc tế sẽ dễ được các chủ thể luật quốc thể đồng ý hơn nhiều so với việc
một quan hệ phát sinh mới hoàn toàn. Bên cạnh đó, nhiều căn cứ của nguồn chính
Luật quốc tế chưa được hiểu thống nhất để áp dụng thì lúc này vai trò của nguồn bổ
trợ là sẽ hỗ trợ cho việc giải thích các vấn đề rõ ràng hơn.
Vấn đề cuối cùng, một khi các tranh chấp đã xảy ra rồi đang cần giải quyết
bằng con đường tài phán nhưng chưa có một Điều ước quốc tế hay tập quán quốc tế
điều chỉnh thì lúc này các nguồn bổ trợ sẽ được các bên cũng như cơ quan tài phán
tham khảo đôi khi lấy làm lí giải cho mình.
1.5 Ý nghĩa và vai trò của nguồn bổ trợ đối với Luật quốc tế
Mặc dù không có giá trị pháp lý bắt buộc như nguồn cơ bản của Luật quốc tế
(Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế) nhưng nguồn bổ trợ đóng một vai trò hết sức
quan trọng và có giá trị thực tiễn cao trong khoa học pháp lý.
Các loại nguồn bổ trợ là cơ sở để hình thành nên các loại nguồn cơ bản, đồng
thời là phương tiện giải thích, làm sáng tỏ nội dung của các nguồn cơ bản. Các loại
nguồn bổ trợ có thể được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế trong
trường hợp không có nguồn cơ bản để điều chỉnh. Nguồn bổ trợ là cơ sở có tính thuyết
phục cao nhằm xác định các tiêu chuẩn pháp lý chung, đặc biệt khi có sự không thống
nhất về một vấn đề nào đó của Luật quốc tế. Trên cơ sở khẳng định sự đúng đắn và
hợp lý, các nguồn bổ trợ có vai trò là cơ sở vật chất làm nền tảng xây dựng các quy
phạm mới của Luật quốc tế, kể cả việc hình thành các quy phạm Luật quốc tế dưới
dạng các tập quán.
18
Nguồn bổ trợ cũng đóng vai trò là phương tiện hỗ trợ cho nguồn cơ bản, là nguồn
gốc hình thành nguồn cơ bản, thông qua các phương tiện này người ta xây dựng các
quy phạm Luật quốc tế nhanh chóng hơn. Không chỉ có vai trò trong việc giải thích,
hướng dẫn áp dụng pháp Luật quốc tế trong từng trường hợp cụ thể, hỗ trợ các quốc
gia xác định đúng sai khi áp dụng quy phạm Luật quốc tế cụ thể nào đó, nguồn bổ

trợ còn góp phần làm sáng tỏ các quy định của Luật quốc tế, đồng thời tạo tiền đề
quan trọng để các chủ thể Luật quốc tế có cơ hội tiếp cận và giải thích Luật quốc tế
theo một nghĩa chung thống nhất.
Ngoài ra, các nguồn bổ trợ còn có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển của
Luật quốc tế và quá trình nhận thức của con người về khoa học Luật quốc tế. Từ đây
khi xây dựng những Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế, chúng đóng góp vai trò
không nhỏ trong việc tạo nên những Điều ước quốc tế mới.
CHƯƠNG 2: CÁC NGUỒN BỔ TRỢ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
19
2.1 Án lệ (Precedent)
2.1.1 Góc nhìn tổng quan về án lệ (precedent)
Khái niệm:
Theo hệ thống Thông luật (Common law) - Án lệ (precedent) là việc làm luật
của tòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; hay vụ
việc đã được giải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình
tiết hoặc vấn đề tương tự sau này
6
.
Ở các quốc gia thông luật, án lệ được xem là nguồn luật chủ yếu, nhiều lĩnh
vực pháp luật không pháp điển thành các bộ luật, đặc biệt ở Anh nguồn luật án lệ được
áp dụng triệt để nhất. Ở các nước này, các thẩm phán vừa sáng tạo ra các quy tắc án lệ
vừa chịu sự ràng buộc từ các quy tắc án lệ đã có. Các quy tắc án lệ được tạo ra không
chỉ bởi tòa tối cao mà còn bởi tất cả các tòa án khác có thẩm quyền phúc thẩm đối với
các bản án của các tòa án cấp dưới. Theo nguyên tắc này, một phán quyết của Tòa
ngoài ý nghĩa là cách giải quyết một vụ án cụ thể, còn có ý nghĩa thiết lập ra một “tiền
lệ” để áp dụng cho những vụ án tương tự sau này được gọi là nguyên tắc “stare
decisis” (nguyên tắc tôn trọng án lệ).
Đặc điểm:
Thứ nhất, án lệ do tòa án tạo ra trong qua trình xét xử nên nguồn luật án lệ còn
được gọi là luật được hình thành từ vụ việc (case law) hay luật do thẩm phán ban hành

(judge make law)
Khác với nguồn luật văn bản do nghị viện ban hành, án lệ được hình thành
thông qua quá trình xét xử, thẩm phán dựa trên cơ sở thực tiễn của vụ việc và khả
năng, kinh nghiệm trong quá trình thực thi áp dụng pháp luật mà đưa ra kết luận, phán
quyết cho vụ án. Kết luận, phán quyết đó được xem như luật của thẩm phán có thể
được viện dẫn trong các bản án tương tự sau này có giá trị bắt buộc đối với bản án đó
do đã viện dẫn án lệ. Kết luận, phán quyết đó còn mang tính thực tiễn cao và cụ thể,
6 Black's law dictionary 2nd Ed-p.105.
20
tạo nên định hướng giải quyết các vụ án tương tự tránh tạo ra các hậu quả pháp lý
khác nhau mà nội dung các vụ án lại giống nhau.
Thứ hai, án lệ được hình thành phải mang tính mới.
Đặc điểm này được hiểu là quy tắc chưa có trước đó. Xét về định nghĩa của án
lệ thì án lệ được tạo ra trong quá trình xét xử nhưng không phải quá trình xét xử nào
cũng tạo ra án lệ. Tính mới ở đây được hiểu là khi giải quyết một vụ việc mà chưa có
các quy tắc tiền lệ trước đó về vụ án này thì lúc này án lệ mới ra đời.
Thứ ba, kỹ thuật xây dựng và vận hành là dựa vào yếu tố tương tự.
Xuất phát từ tư tưởng công bằng của nhà triết học Aristote là “Các trường hợp
giống nhau phải được xử lý như nhau” (Like cases must be decided alike). Kỹ thuật tư
duy được các nước thông luật áp dụng đó là suy luận tương tự (analogical thinking) có
nghĩa là lấy tính giống nhau làm tiêu chuẩn hay cái tương tự. Quy tắc án lệ chỉ được
hình thành khi có ba yếu tố: Các tình tiết của vụ việc, Lý lẽ lập luận và Phán quyết của
Tòa án. Khi vụ việc đầu tiên được giải quyết để hình thành án lệ thì quy tắc án lệ chỉ
là bản mẫu chưa hoàn hảo, qua quá trình xây dựng và áp dụng án lệ cho các vụ án
tương tự sau này thì quy tắc án lệ mới được hoàn thiện để tạo nên cách giải quyết
chung cho các vụ án tương tự sau này.
2.1.2 Án lệ trong hệ thống Luật quốc tế
Từ cách hiểu khái quát về án lệ đã nêu ở trên, trong hệ thống Luật quốc tế
ngoại trừ các Điều ước quốc tế và Tập quán quốc tế là nguồn cơ bản đóng vai trò chủ
yếu trong Luật quốc tế thì án lệ - tuy không phải là nguồn cơ bản nhưng án lệ lại có

tầm ảnh hưởng rất lớn đối với các đối tượng áp dụng pháp Luật quốc tế cũng như các
chủ thế áp dụng Luật quốc tế.
Khái niệm
Án lệ hay những bản án, quyết định xét xử của Tòa án quốc tế (judicial
decisions) được xác định là một nguồn bổ trợ của Luật quốc tế.
“Theo tập quán xét xử của Tòa án là từ việc khởi hành từ án lệ, khi cần thiết
trong một số trường hợp là việc tạo ra ngoại lệ như nguyên tắc chung của Tòa án,
21
đóng một vai trò vô cùng hiệu quả trong quyết định của Tòa án quốc tế được xem là
một nguồn của Luật quốc tế”
7
. Như vậy, án lệ được xác định là một nguồn bổ trợ của
Luật quốc tế hay đầy đủ hơn là “nguồn bổ trợ để xác định các quy tắc pháp luật”
(subsidiary means for the determination of rules of law)
8
Các loại án lệ trong nguồn bổ trợ của Luật quốc tế:
 Phán quyết (judgment/decision) của Tòa án Công lý quốc tế (International Court of
Justice – ICJ)
9
bản án ở đây được hiểu là những phán quyết xét xử những vụ tranh
chấp quốc tế theo quy định tại Điều 34 và 35 của Quy chế Tòa án quốc tế
Luật quốc tế là một hệ thống luật nên các quyết định tòa án nhằm áp dụng luật
có tầm quan trọng đáng kể. Điều này đúng ngay cả khi các quyết định của ICJ chỉ
chính thức ràng buộc các bên liên quan của một vụ tranh chấp và không được coi là
tạo nên một hệ thống tiền lệ
10
. Có sự tranh cãi ở đây giữa việc có hay không một hệ
thống tiền lệ thực sự tồn tại trong thực tế vì các quyết định của tòa có sự ảnh hưởng
đáng kể đến cộng đồng quốc tế
11

.
Theo quy chế của mình, tòa án quốc tế khi giải quyết tranh chấp giữa các quốc
gia có quyền áp dụng các phán quyết trước đó của Tòa với tư cách là phương tiện để
xác định rõ quy phạm Luật quốc tế liên quan đến các bên tranh chấp, giúp cho việc
đưa ra những quyết định mới một cách đúng đắn. Trong thực tiễn hoạt động của mình,
tòa án quốc tế Liên hợp quốc không chỉ xác nhận sự tồn tại thực tế của các tiền lệ mà
còn đưa ra nhiều định nghĩa và nguyên tắc mới, trở thành cơ sở của luật tập quán
và điều ước. Khẳng định này được tổng kết từ thực tiễn của Tòa trong việc giải
7 Lauterpacht, H. (1982). The Development of International Law by the International Court, Cambridge
University Press
8 Khoản 1 Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế.
9 Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) được thành lập 1946 - là một trong sáu cơ quan chính của Liên hợp quốc có vai
trò giả quyết tranh chấp quốc tế. ICJ được thành lập và hoạt động dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và Quy
chế Tòa án quốc tế.
10 Điều 59 Quy chế Tòa án quốc tế
11 Hàng loạt các Vụ Pinochet ở Anh tiếp tục phát huy ảnh hưởng đáng kể lên cách thức tác động qua lại giữa
các nghĩa vụ nhân quyền và các nguyên tắc miễn trừ chủ quyền.
22
quyết tranh chấp về biển và phân định biển, cũng như trong việc giải thích và áp dụng
quy phạm Luật quốc tế nói chung
12
.
Như vậy, khi Tòa viện dẫn án lệ thì điều đó có thể hiểu đó chính là những bản
án của chính ICJ. Những phán quyết này có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên
tranh chấp đã đồng ý chấp nhận sự xét xử của Tòa
13
. Tuy nhiên những phán quyết này
chỉ có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp chứ không có giá trị bắt buộc chung
như “luật” như khi áp dụng án lệ trong hệ thống thông luật (Common law) đối với các
vụ tương tự diễn ra sau đó. Do đó, trong phiên tòa xét xử các vụ tranh chấp có nội

dung tương tự Tòa viện dẫn án lệ nhằm làm rõ hoặc củng cố lập luận của mình.
Kết luận tư vấn của Tòa án Công lý Quốc tế:
Đây là một chức năng của Tòa được quy định tại Điều 65 Chương IV Quy chế
Tòa án quốc tế, theo đó Tòa án có thể đưa ra những kết luận tư vấn về một vấn đề
pháp lý bất kỳ nào mà theo yêu cầu của một cơ quan hoặc tổ chức bất kỳ được chính
Hiến chương Liên hợp quốc, hoặc phù hợp với các điều khoản của Hiến chương cho
phép yêu cầu một kết luận tư vấn. Cho đến nay Tòa đã đưa ra gần 30 kết luận tư vấn
về những vấn đề khác nhau. Mặc dù theo định nghĩa về án lệ và theo Khoản 1 Điều 38
Quy chế Tòa án quốc tế thì án lệ phải là những phán quyết xét xử mang tính ràng buộc
về mặt pháp lý nhưng xét về giá trị đóng góp của chúng cũng như bản án của Tòa do
chúng cũng đề cập đến một nội dung pháp lý cụ thể và có làm sáng tỏ nội dung đó
giúp cho việc thực thi Luật quốc tế được nghiêm chỉnh và thống nhất. Như vậy, trong
hệ thống Luật quốc tế kết luận tư vấn của Tòa cũng có thể được xem là án lệ theo một
nghĩa rộng hơn
14
.
Một số các kết luận tư vấn của Tòa có giá trị thực tiễn rất lớn, bởi chúng khẳng
định nguyên tắc jus cogen của Luật quốc tế, xác định nội hàm pháp lý của những quy
phạm pháp Luật quốc tế
15
. Ví dụ như kết luận tư vấn của Tòa về việc sử dụng vũ khí
hạt nhân trong chiến tranh hoặc về vấn đề diệt chủng, vụ Thềm lục địa Biển Bắc
12 Vi dụ: Đường cơ sở thẳng trong vụ tranh chấp Anh - Na Uy về ngư trường năm 1951
13 Điều 59 Quy chế Tòa án quốc tế.
14 Như kết luận về Các điều kiện để kết nạp một quốc gia vào Liên hợp quốc (Điều 4 Hiến Chương LIÊN
HỢP QUỐC) ngày 4-5-1948…
23
(Cộng hòa Liên Bang Đức với Đan Mạch, CHLB Đức với Hà Lan) cho thấy một sự
đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Luật quốc tế.
Do đó, các kết luận tư vấn của tòa được xem như “án lệ đặc biệt”.

 Ngoài ra còn có phán quyết của Pháp viện thường trực của Hội quốc liên (League of
Nations)
16
Đây là cơ quan giải quyết tranh chấp tồn tại trong thời kỳ Hội quốc liên tồn tại
nhưng khác với Tòa án Công lý quốc tế, Pháp viện thường trực quốc tế không phải là
một cơ quan chính của Liên hợp quốc. Sau khi Liên hợp quốc ra đời, theo Hiến
chương Liên hợp quốc và Quy chế Tòa án quốc tế, Tòa án công lý quốc tế là cơ quan
kế thừa Pháp viện thường trực quốc tế, thể hiện ở quy định những các bên tranh chấp
bằng tuyên bố đơn phương của mình đã đồng ý chấp nhận thẩm quyền xét xử bắt buộc
của Pháp viện thường trực quốc tế mà vẫn còn hiệu lực thì Tòa án Công lý quốc tế sẽ
có thẩm quyền giải quyết.
Tương tự Tòa án Công lý quốc tế cũng tiếp nhận những vụ việc trong trường
hợp những Điều ước quốc tế mà các bên ký kết đã đồng ý rằng khi có tranh chấp xảy
ra thì sẽ do Pháp viện thường trực quốc tế giải quyết. Trong các phán quyết sau này
của Tòa án Công lý quốc tế cũng như giáo trình và tài liệu nghiên cứu về Luật quốc tế
của các học giả trên thế giới thì các phán quyết trước đây của Pháp viện thường trực
quốc tế vẫn thường được viện dẫn để làm sáng tỏ những phân tích và lập luận về các
vấn đề pháp lý chẳng hạn như Tunis – Nghị Định về Quốc tịch của Macrốc 1923 về
việc đưa ra ý kiến tư vấn của tòa về vấn đề quốc tịch, đặc biệt như các vấn đề có tính
truyền thống như luật ngoại giao và lãnh sự, luật Điều ước quốc tế, bảo hộ ngoại giao,
trách nhiệm pháp lý quốc tế… như vụ tranh chấp Đền Preah – Vihear (Campuchia
kiện Thái Lan) năm 1959 liên quan đến lập luận của Thái Lan viện dẫn đến phán
quyết vụ tai nạn máy bay năm 1955 (Isarel/Bungari).
15 Trần Thăng Long - TS Luật học, G. v. K. L. q. t., Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. (2012). "Vai trò
của án lệ đối với sự phát triển của pháp Luật quốc tế và sự cần thiết của việc sử dụng án lệ vào nghiên cứu và
giảng dạy Luật quốc tế ở Việt Nam Nam hiện nay ".
16 Trích từ nguồn Tạp chí Khoa học pháp lý số 04/2012 – Vai trò của án lệ đối với sự phát triển của pháp Luật
quốc tế
24
 Theo thuật ngữ pháp lý về “án lệ” còn có những bản án của các cơ quan tài phán quốc

tế khác. Tuy Quy chế tòa án quy định tại Điều 38 án lệ là các phán quyết của Tòa án
Công lý quốc tế nhưng không có nghĩa là Tòa chỉ được viện dẫn những bản án, phán
quyết của Tòa mà có thể viện dẫn của các Tòa hay cơ quan tài phán quốc tế khác như:
Tòa án quốc tế về Luật biển, Tòa án quốc tế Tokyo, Singapore, ICC, hay phán quyết
của Trọng tài vụ việc hay Trung tâm trọng tài thường trực Lahaye.
Những phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế khác đã có những đóng
góp không nhỏ trong sự phát triển của Luật quốc tế nói chung và án lệ nói riêng đặc
biệt khi chúng được viện dẫn trong các vụ tranh chấp quốc tế và được sử dụng như
các công trình nghiên cứu về Luật quốc tế của Ủy ban Pháp Luật quốc tế của Liên hợp
quốc
Do đó, trong khoa học Luật quốc tế, khái niệm “án lệ” nên được hiểu theo
nghĩa rộng chỉ cho tất cả những phán quyết, kết luận tư vấn của các cơ quan tài phán
quốc tế, trong đó trước tiên và chủ yếu là của Tòa án Công lý quốc tế của LIÊN HỢP
QUỐC.
2.1.3 Vai trò của án lệ trong Luật quốc tế
2.1.3.1 Là cơ sở thực tế có tính thuyết phục cao nhằm xác định các tiêu
chuẩn pháp lý chung,đặc biệt khi có sự không thống nhất về một vấn đề nào đó
của Luật quốc tế
Phán quyết của Tòa là nguồn bổ trợ góp phần giải thích, làm sáng tỏ các quy
phạm pháp luật, các khái niệm pháp lý trong Luật quốc tế.
Đây được coi là vai trò cơ bản của án lệ. Chẳng hạn, trong phán quyết về vụ
Las Palmas, khái niệm chủ quyền lãnh thổ được định nghĩa là sự “… bao hàm đặc
quyền thể hiện các hoạt động của một quốc gia. Quyền này có một nghĩa vụ tương
ứng: nghĩa vụ của các quốc gia bảo vệ trong phạm vi lãnh thổ đó đối với quyền của
các quốc gia khác, cụ thể là quyền đối với sự toàn vẹn và bất khả xâm phạm trong
chiến tranh và hòa bình, cùng với các quyền mà mỗi quốc gia có thể viện dẫn đối với
25
công dân của mình ở lãnh thổ nước ngoài ”
17
. Hay tòa đã giải thích vấn đề “thời điểm

kết tinh tranh chấp” trong Vụ các đảo Minquiers và Ecréhous (Pháp và Anh) năm
1953 hoặc Tòa đã làm rõ khái niệm “quốc tịch của pháp nhân” trong Vụ kiện công ty
điện lực, ánh sáng và động cơ Barcelona (Bỉ kiện Tây Ban Nha) năm 1970, hay định
nghĩa về vịnh lịch sử “người ta gọi chung là “vùng nước lịch sử” là các vùng nước mà
người ta đối xử như các vùng nước nội thủy, trong khi cả vùng nước này thiếu một
danh nghĩa lịch sử thì nó sẽ không có tính chất đó”
18
Các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế được ghi nhận trong các Điều ước
quốc tế được làm rõ qua quá trình hình thành án lệ:
Tại vụ án Các hoạt động quân sự và bán quân sự tại Nicaragoa và chống lại
Nicaragoa (Nicaragoa kiện Mỹ). Tòa đã xem xét và lập luận những hành vi của Mỹ đã
vi phạm nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế nêu
ra tại Điều 2.4 Hiến chương Liên hợp quốc cũng như cấm can thiệp vào công việc nội
bộ của một quốc gia khác. Trên cơ sở những lập luận đó, Tòa đã kết luận Mỹ đã vi
phạm các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và xử cho Nicaragoa thắng kiện.
Ngoài ra, án lệ còn làm rõ tính chất của bảo lưu điều ước
19
, hay xác định vai
trò của hành động phản đối liên tục đối với việc hình thành tập quán mới cũng như
yêu cầu phải có sự đồng ý hay chấp thuận ngầm những tuyên bố đơn phương xâm
phạm các quyền hiện có tại khu vực quốc tế
20
.
Các án lệ có ý nghĩa khẳng định sự tồn tại một vấn đề cơ bản ở những lĩnh vực
trong khoa học Luật quốc tế mà hiện nay quá trình pháp điển hóa còn đang tiếp diễn:
như trách nhiệm pháp lý (opino juris), “trách nhiệm pháp lý là một hệ quả tất yếu của
một quyền. Tất cả các quyền của một chủ thể Luật quốc tế đều liên hệ tới trách nhiệm
17 Trích từ nguồn Tạp chí Khoa học pháp lý số 04/2012 – Vai trò của án lệ đối với sự phát triển của pháp Luật
quốc tế
18 Phán quyết về vụ Ngư trường Na-uy năm 1951.

19 Vụ Tội diệt chủng ở Nam Tư , việc áp dụng Công ước 1993.
20 Vụ Ngư trường Na-uy 1951

×