Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Kết cấu thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp hiện nay.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.09 KB, 18 trang )

ĐỀ TÀI: KẾT CẤU THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
A/ Lời mở đầu
B/ Nội dung
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Kết cấu thu nhập người lao động trong doanh nghiệp
1.1. Tiền lương
a. Khái niệm
b. Các hình thức trả lương
c. Hệ thống thang bảng lương. Quy chế trả lương
1.2. Các khoản thu nhập ngoài lương
a. Tiền thưởng
b. Phụ cấp
c. Trợ cấp
d. Phúc lợi
2. Ảnh hưởng của kết cấu thu nhập tới thu nhập và động lực làm việc của
người lao động
a. Ảnh hưởng tới thu nhập
b. Ảnh hưởng tới người lao động
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu thu nhập
a. Môi trường doanh nghiệp
b. Người lao động
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ KẾT CÂU THU NHẬP CỦA
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG THĂNG LONG
1. Giới thiệu chung về công ty xây dựng Thăng Long
2. Kết cấu thu nhập của người lao động trong công ty
2.1. Tiền lương
a. Cách tính lương của các hình thức trả lương
b. Ngạch, bậc lương
c. Tính toán và trả lương
d. Chế độ và thủ tục xét lương


2.2. Phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi
2.3. Chế độ thưởng
3. Các vấn đề còn tồn tại và kiến nghị, giải pháp
a. Các vấn đề còn tồn tại
b. Kiến nghị, giải pháp
C/ KẾT LUẬN
A/ LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, thu nhập của người lao động là tổng các khoản
mà người lao động nhận được do sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Người lao động đã bỏ ra sức lao động của
mình, những người chủ doanh nghiệp sử dụng sức lao động đó để tạo ra của
cải vật chất và đổi lại họ phải trả cho người lao động một khoản tiền. Đó
chính là thu nhập của người lao động. Kết cấu thu nhập bao gồm tiền lương,
và các khoản thu nhập khác ngoài lương như: tiền thưởng, các khoản phụ
cấp, trợ cấp, phúc lợi, bảo hiểm. Chính những khoản tiền lương, tiền
thưởng phụ cấp nhận đúng, đủ kịp thời và sự quan tâm nhiệt tình, tinh
thần trách nhiệm của doanh nghiệp là sợi dây gắn chặt hơn nữa giữa
người lao động với doanh nghiệp, tạo động lực thúc đẩy người lao động
hăng say, nhiệt tình với công việc tạo ra nhiều sản phẩm, doanh thu
hơn. Trong mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp khác nhau thì thu nhập và
kết cấu thu nhập của người lao động lại có sự thay đổi khác nhau, phức tạp.
Sau đây, chúng ta sẽ đi nghiên cứu sâu hơn về đề tài để có thể thấy
được thực trạng kết cấu thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp
hiện nay.
B/ NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1. Kết cấu thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
1.1. Tiền lương
a. Khái niệm

Tiền lương là số tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương
ứng với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã hao phí trong quá trình
thực hiện những công việc được giao. Nó là một công cụ đãi ngộ tài chính
quan trọng nhất
b. Các hình thức trả lương
- Trả lương theo thời gian
Tiền lương theo thời gian là tiền lương thanh toán cho ngừơi lao động
căn cứ vào thời gian làm việc và trình độ chuyên môn của họ.Tiền lương
tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, tuần, ngày hoặc ngày
làm việc của người lao động tùy thuộc theo yêu cầu và trình độ quản lý thời
gian lao động của doanh nghiệp. Trong mỗi thang lương, tuỳ theo trình độ
thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên môn và chia làm nhiều bậc lương,
mỗi bậc lương có một mức tiền lương nhất định.
Tiền lương trả theo thời gian có thể tính theo thời gian giản đơn hay tính
theo thời gian có thưởng.
+ Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc tính toán
+ Nhược điểm: không gắn giữa chất lượng và số lượng lao động mà
người lao động đã tiêu hao trong quá trình thực hiện công việc. Chính vì thế,
hình thức trả lương này không kích thích người lao động thi đua sáng tạo để
có thể đạt được một kết quả cao hơn, tốt hơn.
Hiện nay trong các doanh nghiệp, người ta sử dụng hình thức trả lương theo
thời gian cho những công việc chưa hoặc không thể xây dựng được định
mức lao động, những công việc mà khối lượng hoàn thành không xác định
được, những công việc cần thiết phải trả lương theo thời gian để nhằm đảm
bảo chất lượng sản phẩm….
- Trả lương theo sản phẩm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương căn cứ vào số lượng
và chất lượng sản phẩm mà người lao động tạo ra và đơn giá tiền lương theo
sản phẩm để trả lương cho nguời lao động. Có một số hình thức trả lương
theo sản phẩm như sau:

+ Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp
+ Tiền lương tính theo sản phẩm gián tiếp
+ Tiền lương tính theo sản phẩm lũy tiến
+ Tiền lương tính theo khối lượng công việc
+ Tiền lương tính theo sản phẩm cuối cùng
Ưu điểm:
+ Làm cho nguời lao động vì lợi ích vật chất mà quan tâm đến số
lựơng và chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian cho từng công việc.
+ Khuyến khích mọi người học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn, hợp lý hóa quy trình làm việc, tích cực sáng tạo để có thể
tạo ra nhiều sản phẩm hơn với mong muốn nhận được nhiều tiền lương
hơn.
+ Tạo ra một sự công bằng trong việc đánh giá thành tích và đãi ngộ
người lao động.
Nhược điểm: tính toán phức tạp, không đánh giá đúng hiệu quả của từng
người lạo động. Doanh nghiệp có thể không kiếm soát được những thất
thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất.
- Trả lương theo hình thức kết hợp
Theo hình thức trả lương này thì người lao động sẽ được hưởng một
mức lương cứng, cố định mà người lao động nhận được đã thỏa thuận hợp
đồng giữa doanh nghiệp mà người lao động làm việc với bản thân người lao
động. Và ngoài ra họ sẽ còn được phần lương theo % doanh thu hoặc sản
phẩm mà họ làm được vượt mức so với chỉ tiêu, chia đều cho nhân viên liên
quan được hưởng.
Ưu điểm:
+ Đảm bảo cho người lao động vẫn nhận được 1 mức lương cứng cố
định đủ bù đắp cho các chi phi tối thiểu cho dù không làm được việc
+ Tạo động lực, cổ vũ tinh thần làm việc cho mọi người. Làm ra nhiều
sản phẩm, mang lại nhiều doanh thu thì sẽ được hưởng lương nhiều hơn.
Nhược điểm: công việc nhiều, áp lực, có sự cạnh tranh cao và đòi hỏi cường

độ làm việc của người lao động cao.
- Trả lương theo hình thức 3P
+ Position: tức là trả lương theo vị trí, chức vụ mà người lao động
đảm nhận. Ví dụ: cấp nhân viên là hệ số 1, chuyên viên hệ số 2, quản lý hệ
số 3, điều hành hệ số 4…
+ Person: trả lương theo phẩm chất, năng lực của mỗi người lao động.
+ Performance: trả lương theo sự đóng góp, hiệu quả làm việc của
người lao động.
c. Hệ thống thang bảng lương, quy chế trả lương
Là bảng xác định quan hệ tỉ lệ về tiền lương giữa người lao động
trong cùng một ngành nghề hoặc một nhóm ngành nghề giống nhau, theo
trình độ tay nghề của họ. Những nghề khác nhau sẽ có thang lương khác
nhau.
Hệ thống thang bảng lương giúp cho doanh nghiệp có căn cứ để đưa
ra các quy chế về trả lương như:
- Thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động .
- Xây dựng đơn giá tiền lương , thực hiện chế độ nâng bậc lương theo
thỏa thuận trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
- Đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm XH , bảo hiểm y tế theo quy
định của pháp luật.
-Trả lương ngừng việc và các chế độ khác theo quy định của pháp luật
lao động
Trong doanh nghiệp tồn tại 2 nhóm thang bảng lương: thang bảng
lương cho nhân viên và thang bảng lương cho nhà quản trị. Việc quy định hệ
thống thang bảng lương hẹp hay rộng là do quan điểm khác nhau về cách
thức khuyến khích người lao động vươn lên những nấc thang cao hơn trong
nghề nghiệp. Người lao động phải cảm nhận được dự khác nhau về cả giá trị
vật chất và tinh thần giữa các bậc lươn khác nhau để hăng hái phấn đầu vươn
lên.
Hệ thống thang lương, bảng lương cho các đối tượng là khác nhau

(cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kĩ thuật, nhân viên hoặc viên chức hành
chính). Ở nước ta hiện nay tồn tại 2-12 ngạch lương
Quy chế lương trong doanh nghiêp:
Phản ánh những quy định liên quan đến việc xếp lương, tăng lương,
trả lương,...cho các đối tượng người lao động khác nhau trong DN, bao gồm
2 loại quy chế cơ bản sau :
- Quy chế xếp lương, tăng lương và các quy định cụ thể về hình thức
trả lương, đồng tiền được sử dụng để trả lương, cách tính lương trong các
điều kiện khác nhau của các công việc và môi trường làm việc.
Ví dụ: Doanh nghiệp có chế độ xét tăng 10% lương cho 10 nhân viên đạt
doanh thu cao nhất mỗi năm. Lương của công nhân làm việc trong mỏ than,
ngoài biển... thì dĩ nhiên phải cao hơn các lao động trong điều kiện bình
thường khác.
- Quy chế trả lương cho các cá nhân người lao động có trình độ lành
nghề, thâm niên, năng suất lao động, trình độ học vấn khác nhau, cùng làm 1
công việc như nhau. Về cơ bản các quy chế này đều đựợc dựa theo nguyên
tắc: Những người có thâm niên cao hơn, trình độ học vấn cao hơn, khả năng
hoàn thành công việc tốt hơn... thường được trả lương cao hơn và ngược lại.
Việc trả lương cho người lao động theo quy chế này thường dựa vào các yếu
tố như: Kết quả thực hiện công việc, kinh nghiêm công tác, tiềm năng phát
triển...
1.2. Các khoản thu nhập ngoài lương
a. Tiền thưởng
Đây là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động do họ có
những thành tích và đóng góp vượt trên mức độ chức trách quy định. Tiền
thưởng cùng với tiền lương tạo nên khoản thu nhập bằng tiền chủ yếu của
người lao động. Vì vậy, tiền thưởng cũng góp phần giúp người lao động thỏa
mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động và gia đình họ ở
mức cao hơn. Từ đó có thể thấy, tiền thưởng là một công cụ khuyến khích
vật chất có hiệu quả đối với tinh thần làm việc của người lao động, nhất là

đối với những người còn tiềm ẩn nhiều năng lực làm việc. Tiền thưởng gồm
nhiều loại, bao gồm những loại sau:
- Thưởng theo năng suất chất lượng làm việc tốt: Đây là hình thức
thưởng phổ biến trên thị trường. Ở loại hình thưởng này người lao động làm
việc với năng suất cao thì sẽ được thưởng theo quy định của cấp trên. Năng
suất cao ở đây có thể thể hiện bởi số lượng sản phẩm,hay là kết quả cuối
cùng mà người lao động làm được, nhưng kèm theo đó là phải đảm bảo chất
lượng tốt.
- Thưởng do tiết kiệm vật tư nguyên liệu: Người lao động sẽ được
thưởng nếu trong quá trình sản xuất người lao động vẫn làm ra sản phẩm
nhưng vẫn tiết kiệm được nhiều nguyên vật liệu cho công ty.
- Thưởng do sáng kiến, cải tiến kỹ thuật: Hình thức này là hình thức
đòi hỏi người lao động có những sáng kiến, ý tưởng trong quá trình lao động
sản xuất. Nó có thể là những ý tưởng để giảm thiểu chi phí, hay tăng năng
suất lao động…giúp ích cho doanh nghiệp.
- Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh: Đây là hình thức thưởng
căn cứ vào kết quả kinh doanh mà nhân viên đã đạt được để đưa ra những
mức thưởng phù hợp.
- Thưởng do hoàn thành tiến độ sớm so với quy định: Nếu người lao
động hoàn thành doanh số so với quy định thường được nhận mức lương
thưởng. Điều này kích thích người lao động có động lực làm việc nhanh
nhạy hơn…
Tóm lại, những lợi ích lâu dài về chế độ tiền thưởng hợp lý sẽ mang
lại cho các doanh nghiệp những lợi ích lớn trong tương lai. Với sự gia nhập
WTO như ngày nay thì chính sách tiền thưởng càng quan trọng gắn bó lợi
ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
b. Phụ cấp
Phụ cấp là một khoản tiền được trả thêm cho người lao động do họ
đảm nhận thêm trách nhiệm hoặc làm việc trong các điều kiện không bình
thường. Phụ cấp có tác dụng tạo ra sự công bằng về đãi ngộ thực tế. Doanh

nghiệp có thể áp dụng một số loại phụ cấp sau:
- Phụ cấp trách nhiệm công việc: dùng để bù đắp cho những người
kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc. Ví dụ: người lao động vừa trực
tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất vừa tham gia vào công tác quản lý,
công tác công Đoàn…
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm: dành cho người lao động phải làm việc
tại những nơi có điều kiện làm việc nguy hiểm, độc hại, môi trương làm việc
ồn ã, có thể lây bệnh truyền nhiễm… ảnh hưởng đến sức khỏe của con
người.
- Phụ cấp khu vực: là phụ cấp dành cho những người sống, làm việc ở
những vùng có điều kiện khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, cơ sở hạ tầng thấp
kém, đi lại, sinh hoạt khó khăn nhằm góp phần ổn định đời sống cho họ.
- Phụ cấp thu hút: là loại phụ cấp nhằm khuyến khích, thu hút công
nhân, viên chức, công chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở
kinh tế, đảo xa đất liền, ở đó thời gian đầu chưa có cơ sở hạ tầng, ảnh hưởng
đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
- Phụ cấp lưu động: là phụ cấp dành cho những người lao động làm
công việc phải thường xuyên đi lại, thay đổi nơi làm việc và chỗ ở. Điều
kiện sinh hoạt không ổn định và khó khăn. Áp dụng với các công việc mang
tính chất lưu động chưa xác định trong mức lương.
c. Trợ cấp
Trợ cấp được thực hiện nhằm giúp nhân sự khắc phục được các khó
khăn phát sinh do hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, nếu có nhu cầu trợ cấp thì doanh
nghiệp mới chi trả. Trợ cấp có nhiều loại khác nhau như : Bảo hiểm, trợi cấp
y tế, trợ cấp giáo dục, trợ cấp đi lại, trợ cấp nhà ở, trợ cấp đắt đỏ, trợ cấp xa
nhà…
d. Phúc lợi
Phúc lợi được cung cấp cho người lao động để họ có thêm điều kiện
nâng cao chất lượng cuộc sống và sinh họat của gia đình. Phúc lợi có 2 phần
chính: phúc lợi theo quy định của pháp luật và phúc lợi do các doanh nghiệp

tự nguyện áp dụng.
- Phúc lợi theo quy định của pháp luật do Nhà nước quy định nhằm
đảm bảo quyền lợi cho người lao động ở mức độ tối thiểu cho họ ở vào thế
yếu hơn so với người sử dụng lao động. tùy theo đặc điểm của mỗi quốc gia

×