Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Bước đầu phân tích đánh gía nhóm thuốc nước ngoài được đăng ký lưu hành ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 78 trang )

Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
BÙI THUÝ VÂN
BƯỚC ĐẦU PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NHÓM
THUỐC NƯỚC NGOÀI Được ĐẢNG KÝ
LƯU HÀNH Ở VIỆT NAM
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 2001 - 2006)
Người hướng dẫn : PGS.TS. NGUYEN t h ị t h á i h a n g
Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược
Thời gian thực hiện : Tháng 01 - 05/2006
HÀ NỘI, 05/2006
I *. ; , *, ' '
ị < ỉ Ị - A V
. /1Ị lÁòlử"
s\. . "
M f o VcAm c m
(Đầit tìêỉi em jriết ạủl lởi eảm ổtỉ ehâễi thành tâi ừồ íịìáú eủa em
- ^ ) ộ tĩ.G ^ f
QlxậẦíựíit & h i Q"hAi 'Tỗằềtụ, - & tủ n h iêm hê tnêễi Qjtuut tiị úh k ìn h iè ^DíìỔe. Q ỉầễtíi ơêit
Uìến thứe ehuụềễt tnêíỉ ảãíi vềễtty, làtiiị nhiềL tình, ẳit trìiễi huụỉt úêi nụhỀ ỆiụhiệfL oủ
tình ụều thud tuy đồi úềi ắÌiiíi oiêiĩ eo ĩtã ehũ em ỉilỉữttỉi Uiêễt tliứe, táừ pltOiiíị làm
oỉèe UlĩOa lư}ef nhữnụ, hùi hoe, Lởi khuụèiL thụt đátĩíị quí t)ỉ etíồe áêễtịẬ
ố m sehv ehãễi th ành OÍIÍH đu <T)&. (J)hjcut @òềtạ, @hiz»Lf elỉíiụêễĩ oiêit phòềtíị
đăng, k íị th u ế ef (djjbd Quàn Jhị 0)ư ọe <Zfỉẻi Q lunt

ttíịiù íì đ ã v ất n h ỉêl tìn h ạ ỉú ft ĩtổ
etn tvtmtị quá trình thu thập 3ẻ' lie Uy ehú eỉti thêm. nhiều Uiêtt thứe thực tê úỉ eêtiíẬ
táo íỊíiảtt ỉ lị ^ Đ 3 C x ĩ ờiítiạ íUỸi những, eh l dẫ n Íịu í him trữiUị su ú t t h à i íịỉa n là in Ultúá
lu ã i t
(5ifi eủiUị sehv trăết tmnự, eủtềt úềi:


@âe tíỉẩụ íịiát), eê íịiáú Qỉê môn Qítàii tíị úù Uiễíh tè ^OiỉỢe, rĩraòễiíi (Đai hoe
nOiìoe '3ÔỈL Qlậi ĩtũ ễihìêi (ìti li íịiáíiíị day ttliữtỉíị ki en tlỉửe o ỉ 3Cỉtĩh tề íliioe,
<7)ưđe XJỖL hôi liúe ĩtó tù ttềễí iảtĩíị eliú em trởễtịi quá trình time hi en khứắ
í it ân oỉi Uhi ĩtã trẬ thành ^Dưổe ẳiị

@tíe ừâễi hê ừồễtịi táe lại
Ểtté
Qíiáỉi lý n)ưo'e (Ịỳièt Qỉian ítã tíio đĩỉu Uíêễt tíiiiâĩi
lọ’ì elió em trũềiíi íịná ivìnlĩ t/iíí filftp sê liêu,
• (Bcưt ụiám hiêíí eúe ỉhãiị ụiáo, eè ụìáú tt'iiOiKj <Dai hoe ^Díỉổe /Jỗ€L Qtộỉ đủ
ạiỏMtty d ạ lị où í a ú ỉtiều Uiêii tlit tả n Lđl eítú em ti'OUif 3 it fit 5 Hit lit hoe tu p till
trutònty.
(ễUiấi etíUíị, em deitr íịửì Lài earn ổn tẻi hê mẹ Oíi em ạúi tíiíHi íjẦẨiý hạn bèý
nhữnụ, níỊitờì tỉiíiii đã it it ôi íltíf)’ií(Ịý ítồiỉíị oỉên, ạìúp ĩtữ etit tiftư)ítạ thành tl'Oitij
ừíiộe ẳúHíỊ DÙ 3 ti’ Itụlỉiệp
'TÔỈl Qlộiỹ tlỉánụ 5 íiâtu 2006
Sinh ữiẻi t
(Bùi Qỉlĩuặ (ỉ)ảtt
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
ADR: Adverse Drug Reaction (Phản ứng bất lợi của thuốc)
BYT: Bộ Y Tế
ĐKT: Đăng Kí Thuốc
FDA: Food and Drug Administration (Cơ quan quản lí thuốc và thực phẩm)
GDP: Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội)
GLP: Good Laboratory Practice (Thực hành tốt kiểm nghiệm thuốc)
GMP: Good Manufacture Practice (Thực hành tốt sản xuất thuốc)
MHBT: Mô hình bệnh tật
KST: Ký sinh trùng
QLD: Quản lý dược
SDK: Số Đăng Ký

USD: Đồng Đô la Mỹ
VN: Việt Nam
XD: Xét duyệt
WTO: World Trade Organization
MỤC LỤC
ĐẶT VÂN ĐỂ
PHẦN I- TỔNG QUAN 1
1.1.Một sô khái niệm 1
1.2. Một số văn bản pháp qui liên quan đến quản lý đăng ký thuốc

2
1.3. Tầm quan trọng của việc Đăng ký thuốc

.

3
1.4.CƠ quan quản lý và đăng ký thuốc của một số nước trên thế giới

8
1.4.1. Thái Lan 8
1.4.2. Singapo 10
1.4.3. Trung Quốc 11
1.5. Tổng quan về Quản lý và đăng ký thuốc ở Việt Nam

13
1.5.1. Cơ quan quản lý nhà nước về ĐKT 13
1.5.2.HỒ sơ ĐKT và qui trình xét duyệt ĐKT
14
1.6. Khái quát về thị trường thuốc Việt Nam 17
1.6.1.Tình hình thuốc sản xuất trong nước 17

1.6.2. Tình hình lưu hành thuốc nước ngoài ở Việt Nam

19
PHẦN II- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

21
2.1. Đối tượng nghiên cứu 21
2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
21
2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
2.4. Kỹ thuật trình bày và xử lý sô liệu 23
PHẦN III- KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u VÀ BÀN LUẬN 24
A- KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 24
3.1. Tổng sô số đăng ký thuốc được cấp qua từng năm 24
3.2. Khảo sát tổng trị giá thuốc nước ngoài được sử dụng ở VN

28
3.3. Sô lượng hoạt chất được đăng ký lưu hành qua các năm.

29
3.4. Một sô sô liệu về tình hình ĐKT nước ngoài tại Việt Nam

33
3.3.1. Cơ cấu SDK theo thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt
dược 33
3.3.2. Cơ cấu SDK theo dạng đơn chất và dạng phối hợp

37
3.5. Phân tích SDK thuốc nước ngoài theo nhóm tác dụng dược lý


38
3.5.1 Sơ lược đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc nước ngoài
với mô hình bệnh tật ở Việt Nam

40
3.5.2 So sánh cơ cấu SDK theo nhóm dược lý giữa thuốc trong nước và
thuốc nước ngoài 41
3.5.3 Một số nhóm thuốc có ít SDK 43
3.5.4 Đánh giá về tính độc quyền của một số thuốc, nhóm thuốc

44
3.6. Các hoạt chất có nhiều SDK 47
3.7. Phân tích SDK thuốc nước ngoài theo nước sản xuất

49
3.8. Khảo sát vi phạm về chất lượng của thuốc nướcngoài 52
B- BÀN LUẬN 57
PHẦN IV- KẾT LUẬN, ĐỂ x u ấ t
61
4.1. KẾT LUẬN 61
4.2. ĐỂ XUẤT 64
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng số
Tên bảng
Trang
3.1
Số lượng SDK thuốc được cấp qua các năm
24
3.2

So sánh giữa thuốc nhập khẩu chưa có SDK và
thuốc nhập khẩu có SDK
27
3.3
Kết quả Sản xuất -Kinh doanh- Xuất nhập khẩu từ
năm 2001 đến 9 tháng đầu năm 2005
28
3.4
Số lượng hoạt chất và tỷ lệ trung bình SDK trên
một hoạt chất được đăng ký lưu hành qua các năm
30
3.5
Một số số liệu về tình hình ĐKT nước ngoài tính
đến hết tháng 5/2006
33
3.6
Giá của một số thuốc mang tên biệt dược và tên
gốc
35
3.7
Thị phần của thuốc mang tên biệt dược và thuốc
mang tên Generic năm 2004
35
3.8
Cơ cấu SDK thuốc nước ngoài theo nhóm dược lý
39
3.9
Các bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất và các bệnh có tỷ
lê chết cao nhất năm 2003
40

3.10
So sánh số lượng SDK của TTN và TNN theo một
số nhóm dược lý
42
3.11
Các nhóm thuốc có ít SDK
43
3.12
Số lượng SDK của một số nhóm thuốc có sự độc
quyền cao trước đây
45
3.13
Hai mươi hoat chất có nhiều SDK nhất
47
3.14
Các hoạt chất trong nước có nhiều SDK
49
3.15
SDK thuốc nước ngoài theo nước sản xuất
49
3.16
10 nước có doanh số nhập khẩu cao nhất vào Việt
Nam năm 2004
52
3.17
Vi phạm chất lượng xếp theo nhóm thuốc của
thuốc nước ngoài từ năm 2002-2005
54
3.18
Vi phạm chất lượng xếp theo nước nhập khẩu của

thuốc nước ngoài từ năm 2002-2005
55
DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN
Hình
số
Tên hình
Trang
1.1 Qui trình thiết kế sản phẩm mới 5
1.2 Quan niệm toàn diện về đảm bảo chất lượng thuốc 7
1.3
Đăng ký thuốc là rào cản về Pháp lý, Kỹ thuật 8
1.4 Sơ đồ tổ chức của DCD
9
1.5 Mô hình tổ chức của HSA 10
1.6 Sơ đồ tổ chức của SFDA 12
1.7
Mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về ĐKT
13
1.8
Sơ đồ qui trình xét duyệt đăng ký thuốc 16
2.9
ứ ig dụng pp Hồi cứu- Tiến cưú trong nghiên cứu đề
tài
22
2.10
ứng dụng phương pháp phỏng vấn và thảo luận với
chuyên gia trong nghiên cứu đề tài
23
3.11 Biến thiên số lượng SDK thuốc được cấp qua các
năm của TTN vẩ TNN

25
3.12 Biểu diễn tương quan giữa SDK được cấp của thuốc
nước ngoài và thuốc trong nước từ 2001 đến 05/2006
26
3.13 Thị phần của thuốc sản xuất trong nước và thuốc
nước ngoài
29
3.14 Mô tả tỷ lệ trung bình SDK trên một hoạt chất qua
từng năm của TTN và TNN
30
3.15 Số lượng hoạt chất được đăng ký lưu hành qua các
năm của TTN và TNN
32
3.16 Mô tả tỷ lệ thuốc mang tên gốc và tên biệt dược
trong tổng số 5642 SDK còn hiệu lực
33
3.17 Biểu diễn thị phần của thuốc mang tên biệt dược và
mang tên Generic theo từng khu vực
36
3.18 Cơ cấu SDK TNN theo dạng đơn chất, dạng phối hợp
và nguyên liệu
37
3.19
Cơ cấu SDK TNN theo một số nhóm tác dụng dược

40
3.20 SDK thuốc nước ngoài theo nước sản xuất 50
3.21
Thuốc không đạt chất lượng bị đình chỉ lưu hành và
thu hồi toàn quốc từ năm 1997-2005

53
3.22 Vi phạm chất lượng xếp theo nhóm thuốc 54
3.23 Vi phạm chất lượng xếp theo nước nhập khẩu 55
Khảo sát danh mục TNN được đăng ký lưu hành ở Việt Nam
theo một số chỉ tiêu.
Sơ bộ đánh giá, nhận xét về thực trạng ĐKT nước ngoài ở
VN, những thuận lợi, bất cập trong công tác ĐKT
Một số kiến nghị trong việc quản lý đăng ký TNN ở nước
- U -
Tổng quan
- Môt số khái niệm
- Một số văn bản pháp qui liên quan đến quản lý ĐKT
- Tầm quan trọng của việc ĐKT
- Cơ quan quản lý và ĐKT của một số nước trên thế giới
- Tổng quan về quản lý và ĐKT ở Vệt nam
- Khái quát về thị trường thuốc Việt Nam
Đối tượng NC
Danh mục thuốc nước ngoài
đăng ký lưu hành ở Việt Nam
HồsơĐKT
Các báo cáo tổng kết của CQLD
Viện kiểm nghiệm
Một số văn bản pháp qui,
Phương pháp NC
- Phương pháp hồi cứu- tiến cứu
- Các phương pháp phân tích kinh
tế
- Phương pháp phỏng vấn và thảo
luận nhóm với chuyên gia
- Phương pháp phân tích SWOT

Nội dung NC
X - Tổng số SDK thuốc qua từng năm và tổng trị giá
TNN được sử dụng ở VN
- Số lượng hoạt chất được đăng ký lưu hành qua các
năm
- Một số số liệu về tình hình ĐKT nước ngoài
- Phân tích SDK TNN theo nhóm tác dụng dược lý,
theo nước sx
- Các hoạt chất có nhiều SDK
- Khảo sát vi phạm chất lượng của TNN Ji
u
(ĐcẶ<3 < V cẨ Q lfĐ &
Bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mô hình bệnh tật
của Việt Nam là một mô hình bệnh tật phức tạp, có sự đan xen giữa các bệnh
truyền nhiễm, ký sinh trùng của những nước đang phát triển và cả các bệnh
của những nước phát triển như tim mạch, ung thư, tai nạn Chính vì vậy mà
nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân của ngành y tế càng trở nên
cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Ngày 20/6/1996 tại nghị quyết số
37/CP Thủ tướng chính phủ đã chính thức ban hành hai văn bản: “Định hướng
chiến lược chăm sóc sức khoẻ nhân dân từ nay đến năm 2000 và 2020” và “
Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam”. Trong đó chính sách thuốc
Quốc gia của Việt Nam đã đề ra hai mục tiêu lớn:
Đảm bảo cung ứng thường
xuyên và đủ thuốc cố chất lượng đến tận người dân; đảm bảo sử dụng thuốc
hợp ỉý, an toàn và cố hiệu quả. Hai mục đích trên là một thể thống nhất và chỉ
khi nào hai mục đích đó được thực hiện tốt, mới có thể nói ngành Dược đã
hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Trong những năm qua thuốc sản xuất trong nước đã được nâng cao về chất
lượng, cải thiện về mẫu mã, đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên sản xuất trong
nước mới chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, trong đó lại chủ yếu là

thuốc Generic có trị giá thấp, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chưa chuyên
môn hoá, dạng bào chế còn đơn giản, trùng lặp. Hơn nữa, ngành công nghiệp
Dược Việt Nam vẫn phải nhập khẩu tới trên 90% nguyên liệu để phục vụ sản
xuất thuốc. Do vậy, để đáp ứng cho yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân thì ngoài việc đẩy manh sản xuất thuốc trong nước, ngành Dược vẫn
phải nhập khẩu một số thuốc mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất
được nhưng chưa đáp ứng nhu cầu.
Việt Nam là một quốc gia đạt tốc độ phát triển cao trong tiến trình hội
nhập, tình hình chính trị, xã hội ổn định. Nhà nước ta lại ban hành chính sách
cửa nền kinh tế, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
tham gia vào sản xuất, kinh doanh thuốc. Hiện nay, thị trường thuốc hết sức
phong phú. Bên cạnh những thuốc được sản xuất trong nước còn cả thuốc
nước ngoài được nhập vào Việt Nam theo nhiều con đường khác nhau. Với số
lượng thuốc ngày càng phong phú, ngành Dược đang đáp ứng ngày một tốt
hơn cho nhu cầu thuốc của nhân dân. Mặc dù vậy, vấn đề quản lý thuốc cũng
gặp không ít khó khăn.
Để thống nhất quản lý nhà nước về sản xuất và lưu hành thuốc, để đảm bảo
tính an toàn, hiệu lực và chất lượng của thuốc, Bộ Y tế ban hành Quy chế đăng
ký thuốc phòng bệnh, chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ cho người (được gọi tắt
là Quy chế đăng ký thuốc).
ĐKT là vấn đề mà tất cả các Quốc gia phải quan tâm bởi đó chính là rào
cản về pháp lý và kỹ thuật đối với các thuốc muốn được sản xuất và lưu hành
trên thị truờng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến thị truờng thuốc chữa bệnh và việc
tiếp cận thuốc của nhân dân.
Với mong muốn tìm hiểu thực trạng đăng ký thuốc nước ngoài ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay, đề tài:
“Bước đầu phân tích đánh giá nhóm thuốc nước ngoài được đăng ký
lưu hành ở Việt Nam” được thực hiện với những mục tiêu, yêu cầu cụ thể
sau:
1. Khảo sát danh mục thuốc nước ngoài được đăng ký lưu hành ở Việt

Nam từ năm 2000 đến tháng 5/2006 theo một số chỉ tiêu.
2. Sơ bộ đánh giá, nhận xét về thực trạng ĐKT nước ngoài ở VN cũng như
những thuận lợi, bất cập trong công tác ĐKT
3. Đề xuất một số ý kiến trong việc quản lý đăng ký thuốc nước ngoài ở
nước ta.
PHẦN 1- TỔNG QUAN
1.1. Một sô khái niệm [18]
> Định nghĩa về thuốc:
Luật Dược (được Quốc hội thông qua ngày14/6/2005; có hiệu lực từ ngày
01/10/2005) có định nghĩa: “Thuốc là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho
người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều
chỉnh chức năng sinh lý của cơ thể, bao gồm các thuốc thành phẩm, nguyên
liệu làm thuốc, vắc-xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng”.
> Chất lượng thuốc:
Chất lượng thuốc là tổng hợp các tính chất đặc trưng của thuốc thể hiện
mức độ phù hợp những yêu cầu đã được định trước trong điều kiện xác định về
kinh tế, kĩ thuật xã hội được thực hiện bởi các yêu cầu sau đây:
- Có hiệu lực trong phòng bệnh.
- Không có hoặc ít có tác dụng phụ có hại.
- Ổn định về chất lượng trong thời hạn đã xác định.
- Tiện dùng dễ bảo quản.
'r Biệt dược:
Là những thuốc có tên thương mại do cơ sở sản xuất thuốc đặt ra, khác
với tên gốc hoặc tên chung quốc tế.
> Thuốc mới:
Là thuốc có dược chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã
được ban hành.
> Thuốc tân dược:
Là các nguyên liệu làm thuốc hay các thuốc thành phẩm có nguồn gốc là
các hoá dược, sản phẩm sinh học hoặc các hoạt chất tinh khiết nguồn gốc từ

tự nhiên.
1
Là thuốc được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động
vật, thực vật hoặc khoáng chất.
Thuốc có hoạt chất tinh khiết được chiết xuất từ dược liệu, thuốc có sự
kết hợp giữa dược liệu với các hoạt chất hoá học tổng hợp không gọi là thuốc
từ dược liệu
> Thuốc sản xuất nhượng quyền
Thuốc sản xuất nhượng quyền là thuốc của một cơ sở sản xuất đã được
Bộ Y tế cấp SDK hoặc thuốc được phép lưu hành ở một nước nào đó (cơ sở
nhượng quyền) nhượng quyền sản xuất thuốc cho một cơ sở khác có chức
năng sản xuất thuốc (cơ sở nhận nhượng quyền ).
> Thuốc nhập khẩu phi mậu dịch
Nguồn thuốc chữa bệnh cho người được nhập theo đường phi mậu dịch
do người Việt Nam định cư ở nước ngoài: đi hợp tác lao động, hợp tác chuyên
gia, công tác, học tập ở nước ngoài và người nước ngoài nhập cảnh vào VN,
công tác và làm việc tại VN mang theo hoặc gửi về nước. Thuốc nhập khẩu
phi mậu dịch chỉ để điều trị cho bản thân và gia đình, không bán ra thị trường
hay sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác.
1.2. Một sô văn bản pháp qui liên quan đến quản lý ĐKT [5], [18]
- Lụât Dược (được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005; có hiệu lực từ
ngày 01/10/2005), tại điều 35 có ghi: “Trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng BYT cấp SDK thuốc, trường hợp không cấp
phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”
- Ngày 11/7/1989 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Luật bảo vệ sức khoẻ
nhân dân, trong đó điều 38 ghi rõ: “BYT thống nhất quản lý, sản xuất, lưu
thông, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc, tổ chức bán và
cung cấp thuốc thiết yếu trong phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân
- Trong điều lệ thuốc phòng bệnh, chữa bệnh ban hành kèm theo Nghị
định số 23/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ngày 24/01/1991, điều 10 có ghi: “

'> Thuốc từ dược liệu
2
Tất cả các loại thuốc và nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước hay nhập
khẩu đều phải đăng ký và được BYT cấp SDK”.
- Ngày 31/8/1992 BYT có văn bản số 5517/QLD qui định cả nước chỉ có
một Hội đồng xét duyệt đặt tại BYT để thống nhất xét duyệt cấp SDK lưu
hành trong cả nước.
- Ngày 30/08/1999 Thủ tướng chính phủ ban hành qui chế ghi nhãn hàng
hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu {Ban hành kèm
theo quyết định số 178/1999.QĐ-TTg)
- Ngày 18/07/2001 Bộ trưởng BYT đã ban hành Qui chế ĐKT (kèm theo
quyết định số 3121/2001/ QĐ-BYT) trong đó có ghi: “Thuốc được sản xuất,
lưu hành ở VN cho phòng bệnh, chữa bệnh, bồi dưỡng sức khoẻ cho người
phải đăng ký và được BYT cấp SDK. Những trường hợp đặc biệt (thuốc dùng
cho phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thuốc khan hiếm), BYT sẽ xem xét cho
lưu hành thuốc chưa có SDK”.
1.3. Tầm quan trọng của việc Đăng ký thuốc.
Thị trường thuốc thế giới và thị trường thuốc VN hiện nay vô cùng phong
phú.Trong đó có nhiều loại thuốc có chất lượng tốt song cũng có nhiều loại
thuốc cần phải được xem xét về nhiều phương diện
Việc nghiên cứu, thẩm định, xem xét, lựa chọn và cấp SDK cho phép sản
xuất, lưu hành thuốc được BYT các nước và BYT Việt Nam đặc biệt quan tâm,
nhằm đảm bảo chất lượng, an toàny hiệu quả và phù hợp với chính sách Quốc
gia về thuốc của mỗi nước.
ĐKT là rào cản vê pháp lý và kỹ thuật đối với các thuốc muôn
được sản xuất và lưu hành trên thị trường:
3
> Đăng ký thuốc là rào cản về pháp lý [11]
Tất cả các thuốc được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài
để lưu hành trên thị trường VN đều phải đăng ký tại cơ quan quản lý thuốc

của BYT
Qui chế ĐKT đòi hỏi khi đăng ký thuốc công ty đăng ký phải có đầy đủ
các tài liệu pháp lý được chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền như:
Bằng phát minh; Tài liệu nghiến cứu về: độ ổn định, độc tính, dược lý thực
nghiệm, dược lý lâm sàng; Giấy phép lưu hành thuốc ở nước sở tại (thuốc
nước ngoài); Giấy chứng nhận GMP
Việc ĐKT cũng nhằm thông báo cho các nhà quản lý, nhà phân phối,
người dùng biết việc cho phép một loại thuốc nào đó chính thức được lưu hành
hợp pháp ở Việt Nam.
> Đăng ký thuốc là rào cản về kỹ thuật [8], [9]
Trước khi được đưa ra thị trường, thuốc phải được thẩm định để đảm bảo
các yêu cầu về chất lượng, độ an toàn, tính hiệu quả và được cấp SDK
- Về độ an toàn và tính hiệu quả [17]:
Có thể nói thuốc là con dao hai lưỡi. Bên cạnh những lợi ích to lớn trong
phòng ngừa và điều trị bệnh, bản thân thuốc cũng có thể gây ra những phản
ứng bất lợi, những bệnh lý nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho người
dùng thuốc. Ngày nay, với sự ra đời nhanh chóng của các sản phẩm thuốc
mới, ADR ngày càng trở thành một vấn đề quan trọng.
Tại Mỹ tử vong do thuốc đứng sau các bệnh lý tim mạch, ung thư và đột
quỵ. Tỷ lệ phải nhập viện do ADR ở Mỹ khoảng 5%; Na Uy là 11,5%; Pháp
khoảng 13% và ở Anh là 16%.
Lịch sử thế giới đã từng chứng kiến những phản ứng bất lợi do việc sử
dụng các thuốc không đảm bảo chất lượng và độ an toàn gây ra [26], [27]:
s Thalidomid là một loại thuốc an thần xuất hiện trên thị trường từ 1957
do một viện bào chế ở Đức sản xuất. Mùa đông năm 1961 “Thảm hoạ
Thalidomid” đã làm rung chuyển toàn châu Âu khi hàng loạt đứa trẻ
4
sinh ra đều bị quái thai do mẹ dùng thuốc này. Như ở Cộng hoà Liên
bang Đức là 6000-8000 trẻ, ở Anh gần 1000 và Nhật Bản khoảng 1000
trẻ nhưng trước đó người ta lại quảng cáo Thalidomid là thuốc an thần

vô hại.
S Gần đây nhân loại đã chứng kiến Vioxx, một thuốc chống viêm của
hãng Merck được coi là thần dược có doanh số bán đứng thứ hai ở Mỹ,
hãng Merck chi 100 triệu USD cho quảng cáo mỗi năm, đẩy mạnh các
hoạt động marketing để bán Vioxx vào 80 quốc gia với giá 40 Euro/28
viên. Năm 2000 Vioxx được đưa sang Pháp, đến năm 2002 Pháp phát
hiện được tai biến trên tim mạch của thuốc này nhưng Merck vẫn tiếp
tục quảng cáo. Trên thế giới có khoảng 84 triệu người sử dụng và ở
Mỹ đã có 27.000 người tử vong liên quan đến việc sử dụng Vioxx.
Merck đã phải bồi thường 253,4 triệu USD cho Carol Emet (vận động
viên Maraton đã chết do nhồi máu cơ tim) và phải đối mặt với hàng
trăm ngàn đơn kiện. Tháng 9/2004 Vioxx đã bị thu hồi.
s Sau việc thu hồi Vioxx những nghiên cứu tiếp theo đã chỉ ra Bextra
(Vandecoxib) và Celebrex (Celecoxib) trong dòng Cox-2 cũng làm
tăng nguy cơ bệnh tim và đột quị. Ngày 7/4/2005 FDA đã ra quyết
định thu hồi Bextra (đây là sản phẩm của Pfizer). Toà án Mỹ đã xét xử
tập đoàn dược phẩm khổng lồ này. Nhờ Celebrex mà Pfizer đã thu
được 2, 29 tỷ USD chỉ trong 9 tháng đầu năm 2004, còn Bextra là 687
triệu USD (2004).
Chính những biến cố bất lợi của thuốc xảy ra ở giai đoạn Post-marketing
mà trước đó nó chưa được chứng minh rõ ràng trong giai đoạn Pre-marketing
đã làm cho các qui định pháp lý về việc ĐKT trở nên chặt chẽ hơn. Bởi khi kết
thúc giai đoạn nghiên cứu hình thành ra thuốc, người ta đòi hỏi phải chứng
minh tính hiệu quả, an toàn của sản phẩm bằng việc thử nghiệm lâm sàng
(gồm có tiền lâm sàng I,II,III,IV) (hình 1.1) và thử nghiệm giai đoạn 3 (tiền
lâm sàng III) chính là cơ sở quan trọng để các cơ quan quản lý xem xét cấp
giấy phép cho một thuốc mới được lưu hành hay không. Và như vậy ĐKT
5
chính là rào cản về mặt kỹ thuật đảm bảo độ an toàn và hiệu lực của các thuốc
lưu hành trên thị trường

Ý tưởng (2) Luận Biên soạn Phân tích
(1) ^ chứng KT- ^ chiến lược ^ khả năng
Kỹ thuât Mar (3) tiêu thụ(4)
10
năm
12- 15
năm
Hình 1.1: Qui trình thiết kế sản phẩm mới
- Về chất lượng thuốc:
Hình 1.2 thể hiện các nội dung cơ bản trong quá trình đảm bảo chất
lượng thuốc. Trong đó giai đoạn (1) và (4) tạo ra chất lượng, giai đoạn (6) duy
trì chất lượng, giai đọan (7) thể hiện chất lượng.
Khi kết thúc giai đoạn nghiên cứu, hình thành ra thuốc, người ta đòi hỏi
phải chứng minh tính hiệu quả, an toàn của sản phẩm bằng việc “thử lâm sàng
tốt” (GCP- Good Clinical Practice). Quá trình sản xuất tạo ra hàng loạt sản
phẩm có chất lượng như đã nghiên cứu buộc phải tuân theo tiêu chuẩn “Thực
hành tốt sản xuất thuốc” (GMP). Còn khi đưa thuốc vào lưu thông, phân phối,
phải “Thực hành bảo quản tốt” (GSP- Good Storage Practice) và thực hành
6
phân phối tốt (Good distribution practice). Và trong sử dụng thuốc, phải thực
hành sử dụng hợp lý, an toàn (RU- Rational use) với:
+ GPP- Good Prescribing Practice (Thực hành kê đơn tốt)
+ GPP- Good Pharmacy Practice (Thực hành nhà thuốc tốt)
+ GPP- Good Pharmacovigilance Practice (Thực hành cảnh giác thuốc)
Hình 1.2 : Quan niệm toàn diện về đảm bảo chất lượng thuốc
Như vậy ĐKT là một trong các nội dung cơ bản nhằm đảm bảo chất
lượng thuốc.
Những hạn chế trong khâu: nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản
thuốc, sự cố ý của người sản xuất và kinh doanh thuốc, là những nguyên
nhân gây nên tình trạng thuốc giả, thuốc kém phẩm chất trên thị trường. Qui

chế ĐKT đòi hỏi cơ sở đăng ký phải chứng minh các tài liệu kỹ thuật về độ ổn
định, về kiểm nghiệm, GMP (xin xem phần 1.5.2) nhằm đảm bảo chất
lượng thuốc theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.
Do đó các qui định của qui chế ĐKT càng chặt chẽ thì càng hạn chế được
tình trạng thuốc giả, thuốc kém chất lượng lưu hành trên thị trường, hạn chế
Đăng ký thuốc
(3)
Sản xuất thuốc
GMP (4)
Nghiên cứu, phát
minh GCP (1)
GPP
GPP
GPP
7
được những biến cố bất lợi, đảm bảo hiệu quả điều trị của thuốc, nhằm bảo vệ
sức khoẻ và quyền lợi của ngưòi bệnh.
Thuốc giả Thuốc bất hợp lý Thuốc kém chất lượng
i ủ ứ
E E E
ĐẢNG KÝ THUÔC
• Thủ tục đăng ký
• Các chứng minh
về chất lượng
Thị trường thuốc VH
Thuốc đạt TCKT
Chất lưọng-An toàn- Hiệu quả/
KINH TẾ
YTẾ
Hình 1.3 : Đăng ký thuốc là rào cản về Pháp lý, Kỹ thuật

1.4. Cơ quan quản lý và đăng ký thuốc của một sô nước trên thê giới
1.4.1. Thái Lan [30]
* Mô hình tổ chức của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Thái
(Thai Food and Drug Administration - Thai FDA)
Thuộc BYT Thái Lan, Thai FDA được chia thành hai bộ phận chính: bộ
phận Kiểm soát các sản phẩm ảnh huởng tới sức khoẻ và bộ phận Hỗ trợ. Bộ
phận Kiểm soát các sản phẩm ảnh huởng tói sức khoẻ bao gồm:
+ Phòng kiểm soát mỹ phẩm và các chất gây nguy hiểm cho sức khoẻ
8
+ Bộ phận kiểm soát thuốc.
+ Bộ phận kiểm soát thực phẩm
+ Bộ phận kiểm soát trang thiết bị y tế
+ Bộ phận kiểm soát các chất gây nghiện
+ Thanh tra xuất nhập khẩu.
Trong đó bộ phận kiểm soát thuốc (Drug Control Division - DCD ) được
tổ chức như sau:
Giám
đốc
DCD
Phòng triển khai
chế độ và chính
sách
Phòng kiểm soát
Pre- Marketing
Phòng kiểm soát
Post- Marketing
Hìnhl.4 : Sơ đồ tổ chức của DCD
* Đăng ký thuốc ở Thái Lan
Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào muốn sản xuất, buôn bán, nhập khẩu thuốc
vào Thái Lan đều phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Bộ phận

kiểm soát thuốc (DCD) của Thai FDA là cơ quan ĐKT và cấp phép cho các
thuốc được sản xuất, nhập khẩu và buôn bán trong phạm vi Băng Cốc và một
số khu vực lân cận. Sở Y Tế các tỉnh sẽ chịu trách nhiệm trong việc cấp phép
sản xuất, nhập khẩu các thuốc cổ truyền và cấp phép buôn bán thuốc ở các
tỉnh. Việc ĐKT là rất cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng, độ an toàn và hiệu
lực của các thuốc được lưu hành ở trong nước. Theo đạo luật mới về ĐKT,
giấy chứng nhận ĐKT có hiệu lực 5 năm kể từ ngày được cấp.
Đăng ký thuốc ở Thái Lan được chia thành hai kênh:
9
+ Đăng ký thuốc cổ truyền
+ Đăng ký thuốc general (Thuốc general gồm: thuốc Generic, thuốc
mới và thuốc generic mới)
1.4.2. Singapo [31]
Ở Singapo cơ quan quản lý dược phẩm là Health Science Authority
(HSA). HSA được tổ chức theo mô hình sau:
HSíy
s ộ PHẬtt G UẢ M
IÝ UJỌc PH Ẩ M
TWJMG j a m a m
K A M G THIÍ1 m V l í ,0 “ ;;, £ "
T*ừ flG T Â M
TftUYsrl M Á U
TKUHG T Ã M
PHÁ? Y
U U H G T Â M
PH Â N TÍCH
3Ộ PHẬi'1 Pi-IÒHG Ks
UUYÌiN HOẠCH
TH ÔN G
a ộ PHẶ H O UẢM

» A «r 'A * r-^v A ịsị
£>ICH VỤ
TÀI CrlỈMrl i'lrlAi'l s ự Th ô n g Tin
Hình 1.5 : Mô hình tổ chức của HSA
Trung tâm Pháp y\ Cung cấp các dịch vụ về y pháp cho các cơ quan thi
hành pháp luật, các bộ của chính phủ, các tổ chức và đặc biệt là trong lĩnh vực
điểu tra tội phạm cũng như giải quyết các vụ tranh chấp của công dân.
Bộ phận quản lý trang thiết bị y tế: chịu trách nhiệm quản lý các trang
thiết bị y tế nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng bằng cách kiểm soát toàn bộ quá
trình từ: đánh giá tiền marketing, kiểm soát quá trình sản xuất và tiếp tục theo
dõi ở giai đoạn Post - Marketing đối với các trang thiết bị y tế.
Trung tâm an toàn bức xạ: là cơ quan kiểm soát việc sử dụng an toàn của
các bức xạ ion hoá và không ion hoá ở Singapo
Trung tâm truyền máu: chịu trách nhiệm trong việc thu thập, bảo quản và
phân phối máu tới các bệnh viện công và tư ở Singapo.
10
Trung tâm phân tích: Hỗ trợ các dịch vụ về phân tích nhằm đảm bảo chất
lượng, độ an toàn của thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm, bảo vệ môi trường và
nghiên cứu về thuốc lá.
Bộ phận quản lý dược phẩm (Centre Drug Administration- CDA): CDA
bảo vệ cộng đồng bằng việc đảm bảo rằng các thuốc và các sản phẩm có ảnh
hưởng tới sức khoẻ ở Singapo đều đạt tiêu chuẩn về độ an toàn, chất lượng và
hiệu lực.
CDA cũng tiến hành đánh giá thuốc ở giai đoạn Pre- Marketing, tiến
hành các cuộc thử nghiêm lâm sàng và cung cấp thông tin thuốc cho nhân viên
y tế và công chúng. Ngoài ra CDA còn hỗ trợ chính phủ trong việc giảm tỷ lệ
hút thuốc lá của cộng đồng
* Kiểm soát các thuốc đăng ký ở Singapo
Đạo luật về thuốc qui định tất cả các thuốc được lưu thông ở Singapo và
được sản xuất ở trong nước để xuất khẩu đều phải được bộ phận quản lý dược

phẩm (CDA) của HSA cấp phép. Mục đích của hoạt động này nhằm đảm bảo
chất lượng, hiệu quả, độ an toàn của các thuốc được lưu hành trên thị trường.
Phòng đăng ký thuốc và bộ phận thẩm định thuốc của CDA sẽ chịu trách
nhiệm trong việc ĐKT
1.4.3. Trung Quốc [32], [33] :
Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Trung Quốc (State Food and
Drug Administration-SFDA) cũng được tổ chức theo mô hình FDA của một số
nước như Mỹ, Thái Lan (hình 1.6)
Trong đó Vụ ĐKT(Department of Drug Registration- DDR) là một
trong những vụ có tầm quan trọng nhất của SFDA. DDR được chia thành 6 bộ
phận :Bộ phận quản lý thuốc cổ truyền, Bộ phận quản lý tân dược, Bộ phận
quản lý sản phẩm sinh học, Bộ phận quản lý thực phẩm bổ sung, Bộ phận
quản lý chung, Phòng tiếp nhận hồ sơ.
11
Vụ đăng ký thuốc
Vụ chính sách và pháp luật
Vụ điều phối về an toàn thực phẩm
Vụ giám sát về an toàn thực phẩm
-K
V
Vụ trang thiết bị y tế
Vụ thanh tra và an toàn dược phẩm
Vụ quản lý thị trường
Vụ tổ chức cán bộ và giáo dục
Vụ hợp tác quốc tế
Hình 1.6 : Sơ đồ tổ chức của SFDA
* Thủ tục đăng ký thuốc Generic ở Trung Quốc:
1. Cơ quan quản lý cấp tỉnh kiểm tra sơ bộ:
- Kiểm tra cơ sở sản xuất, cơ sở nghiên cứu
- Lấy mẫu gửi lên Viện Kiểm nghiệm

- Kiểm tra tài liệu gốc lưu tại cơ
sở xem có phù hợp không
Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý dược
cấp tỉnh phải hoàn thành các bước trên và gửi hồ sơ về SFDA để duyệt cấp
SDK
2. Viện kiểm nghiệm hoàn thành kiểm nghiệm, gửi báo cáo cho SFDA
12
3. SFDA nhận hồ sơ, đưa vào máy tính. Hồ sơ sau khi kiểm tra được
đóng gói gửi về trung tâm thẩm định để tiến hành thẩm định đánh giá.
4. Trung tâm thẩm định: Thẩm định hồ sơ theo 3 nhóm: Dược lý, Sinh
học, Lâm sàng và Tiêu chuẩn
5. Sau khi có kết quả thẩm định : gửi về vụ DKT-SFDA để cân nhắc cấp
SDK
1.5. Tổng quan về quản lý và đăng ký thuốc ở Việt Nam
1.5.1. Cơ quan quản lý nhà nước vê ĐK T [11]
Dưới đây là mô hình tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về ĐKT:
Hình 1.7: Mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về ĐKT
Ở nước ta, cơ quan Quản lý nhà nước về Dược chưa được tổ chức theo mô
hình FDA như nhiều nước trên thế giới, bởi việc quản lý thuốc, thực phẩm,
vắc xin và sinh phẩm y tế do các cơ quan khác nhau đảm nhiệm:
+ Cục Y tế dự phòng: Quản lý vắc xin, sinh phẩm y tế và hoá chất, chế
phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế
13
+ Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm: giúp Bộ trưỏng BYT thực hiện chức
năng quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động chuyên môn về vệ sinh
an toàn thực phẩm trong cả nước
+ Cục Quản lý dược VN là cơ quan quản lý nhà nước, chịu trách nhiệm
quản lý, giám sát việc thực hiện đăng ký thuốc và mỹ phẩm
Dưới đây là các bộ phận cố chức năng quản lý, thực hiện việc ĐKT:
Hôi đồng xét duvêt thuốc

Được BYT thành lập gồm:
- Chủ tịch Hội Đồng thuốc (Thứ trưởng BYT)
- Phó chủ tịch Hội Đồng thuốc (Cục trưởng Cục
QLD)
- Các thành viên của Hội Đồng: Viện trưởng
Viện Kiểm Nghiệm, Vụ trưởng Vụ Điều Trị,
Vụ trưởng Vụ Y Học cổ Truyền, Tổng Giám
Đốc Tổng công ty Dược, Trưởng bộ môn Dược
lý trường Đại học Y.
Nhiêm vu chính:
- Thẩm tra các tài liệu gửi đến
- Tổ chức việc thử nghiệm
kiểm tra
- Đánh giá kết quả thử nghiệm
- Tư vấn cho Bộ trưởng: Cấp
SDK, huỷ bỏ SDK đã cấp,
cho phép thử lâm sàng một số
loại thuốc.
Các tiểu ban chuyên môn
Do Cục QLD thành lập gồm:
- Tiểu ban qui chế và nhãn thuốc
- Tiểu ban kỹ thuật bào chế
- Tiểu ban tiêu chuẩn và kiểm nghiệm
- Tiểu ban Dược lý, Độc tính, Dược lâm sàng
Nhiêm vu chính:
- Thẩm tra các tài liệu gửi đến
- Xác định xem hồ sơ đạt hay
không đạt
- Cho ý kiến đề nghị cấp SDK
hay yêu cầu bổ sung hồ sơ

Tổ thườns tníc tiếp nhân hồ sơ ĐKT
Là một bộ phận của Cục QLD, nằm trong phòng
ĐKT
Nhiêm vu chính:
Tiếp nhận và xử lý hồ sơ của các
cơ sở
1.5.2. Hồ sơ ĐKT và quỉ trình xét duyệt ĐKT [7]
> Hồ sơ đăng ký thuốc nước ngoài
Hàng năm, Cục QLD thông báo kế hoạch và tổ chức tiếp nhận hồ sơ theo
từng đợt. Nội dung hồ sơ ĐKT nước ngoài bao gồm:
14
1. Đơn đăng ký thuốc
2. Tóm tắt đặc tính của thuốc
3. Các giấy phép:
- Cơ sở trong nước đứng tên đãng ký: giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề,
giấy phép đăng ký kinh doanh
- Công ty nước ngoài đứng tên đăng ký: có giấy phép đăng ký công ty nước
ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam.
- Giấy phép lưu hành thuốc tại nước sở tại do cơ quan có thẩm quyền cấp
(FSC- Certificate of Free Sale).
- Giấy chứng nhận sản phẩm dược (CPP - Certificate of Pharmaceutical Product
CPP có thể thay thế cho FSC và GMP)
- Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc
do cơ quan có thẩm quyền cấp (GMP)
4. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm (đầy đủ, chi tiết).
5. Phiếu kiểm nghiệm thuốc
6. Qui trình sản xuất
7. Tài liệu nghiên cứu về độ ổn định
8. Mẫu nhãn
9. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá hoặc bản tra cứu nhãn hiệu hàng

hoá hoặc thông báo chấp nhận đơn hợp lệ (đối với thuốc đặt theo tên thương mại)
10. Mẫu thuốc
11. Tài liệu nghiên cứu về: Lâm sàng, dược lý, độc tính, sinh khả dụng (đối với
thuốc mới)
12. Lệ phí
> Qui trình xét duyệt ĐKT
Dưới đây là sơ đồ qui trình ĐKT được Cục QLD VN áp dụng từ ngày
1/8/2005:
15

×