Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Phân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần dược phẩm trung ương mediplantex trong năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 58 trang )

Bộ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HOC Dươc HÀ NÔI
NGUYỄN HOÀNG YÊN
PHÂN TÍCH CO CẲr GIÁ THÀNH THUốC
NHẬP KHẨU Của công t y cổ phần
Dược TRUNG ƯƠNG MEDIPLA1VTEX
(CKháa luân tút n ụ h i ê : Ị i tlude sĩ khéít 200 1-2006)
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thanh Bình
Nơi thực hiện Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex
- Bộ môn quản lý kinh tế dược
Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện : 2/2006-5/200Ố -
/ '' '
TRONG \AIYI 2005
í
Ị •
HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2006
MỜ3 OcẲM ơql
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thanh Bình, người
thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng, các thầy
cô giáo bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội đã
tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty cổ phần Dược Trung Ương
Međiplantex, đặc biệt là Ths. Tô Minh Phúc, DS. Tăng Minh Sơn, các cô
chú và các anh chị trong phòng Kinh doanh - Nhập khẩu, đã nhiệt tình chỉ bảo
và giúp đõ' để tôi hoàn thành khóa luận của mình.
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà
trường, các thầy cô giáo các bộ môn đã dạy dỗ và dìu dắt tôi trong suốt năm


năm học tập tại mái trường này.
Tôi vô cùng biết ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong cuộc sống.
Hà nội, tháng 5 năm 2006
S i n h . tùên : Qi ụuụẽn
' d t m ĩ i ễ i X ị
(tẠỉ'n
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1- TỔNG QUAN
2
1.1. Khái niệm giá thành sản phẩm và cơ cấu giá hàng nhập khẩu

2
1.1.1. Giá thành sản phẩm 2
1.1.2. Cơ cấu giá hàng xuất nhập khẩu 2
1.2. Các yếu tố cấu thành nên giá thuốc nhập khẩu

5
1.2.1. Giá nhập khẩu- giá đầu vào 5
1.2.2. Các chi phí cấu thành nên giá thuốc nhập khẩu

6
1.2.3. Các khoản thuế 10
1.2.4. Lợi nhuận 11
7.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuốc nhập khẩu
12
1.3.1 .Sự phụ thuộc vào thị trường thế giới và biến động tỷ giá đồng ngoại tệ. 12
1.3.2. Sự tăng giá của nhiên liệu 12

1.3.3. Sự thay đổi mức thuế nhập khẩu 13
1.3.4. Hoạt động tiếp thị thuốc ngoại 13
1.3.5. Tinh trạng lòng vòng của thuốc từ khâu nhập khẩu đến người
tiêu dùng 14
1.3.6. Công tác quản lý thuốc của nhà nước 15
1.3.7. Tâm lý dùng thuốc của người dân 16
1.3.8. Một số nguyên nhân khác 17
1.4. Cơ cấu giá thuốc nhập khẩu của một số nước trên thế giới

17
1.5. Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex

19
1.5.1. Giới thiệu vài nét về lịch sử hình thành và phát triển công ty

19
1.5.2. Chức năng hoạt động 19
1.5.3. Năng lực nhân sự và kỹ thuật 20
1.5.4. Về năng lực kinh doanh 20
PHẦN 2- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u

21
2.1. Đối tượng, nội dung nghiên cứu
21
2.2. Phương pháp nghiên cứu và xử lý số liệu 21
PHẨN 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN 24
3.1. Kết quả nghiên cứu 24
3.1.1.Tinh hình nhập khẩu thuốc của công ty Mediplantex 24
3.1.2. Các chi phí cấu thành giá thuốc nhập khẩu


31
3.1.3. Cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty năm 2005 35
3.2. Bàn luận 39
3.2.1. Về tình hình nhập khẩu thuốc của công ty Mediplantex

39
3.2.2. Về các chi phí và các yếu tố cấu thành giá thuốc nhập khẩu của công
ty Mediplantex 41
3.2.3. Về cơ cấu giá thuốc nhập khẩu 46
PHẨN 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT
49
4.1. Kết luận 49
4.2. Đề xuất 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
CFS
(Container freight station cost)- Phí gia hàng lẻ
CIF
(Cost, Insurance, Freight) - Giá giao hàng đến cảng người mua
CP
Chi phí
D/0
(Deliver order) - Lệnh giao hàng
DPTWI
Công ty dược phẩm trung ương I
DT
Doanh thu
Ex- factory

Giá của nhà sản xuất
FOB
(Free on board) - Giá giao hàng tại cảng người bán
GMP
(Good Manufacture Practice) - Thực hành tốt sản xuất thuốc
GSP
(Good Store Practice) - Thực hành tốt bảo quản thuốc
KNNK
Kim ngạch nhập khẩu
L/C
(Letter of credit)- thư tín dụng
Mediplantex
Công ty cổ phần dược trung ương Mediplantex
NK
Nhập khẩu
OTC
Over The Counter
sx
Sản xuất
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ
Tài sản cố định
VAT
(Value Added Tax) - Thuế giá trị gia tăng
vc
Vận chuyển
WHO (World Health Organization) - Tổ chức y tế thế giới
XNK
Xuất nhập khẩu

ĐẶT YẤN ĐỂ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt "ừa mang các đặc tính của hàng hóa
thông thường vừa mang tính xã hội cao. Ớ các nước phát triển tiền thuốc được
trả bằng tiền trợ cấp thông qua bảo hiểm xã hội, trong khi ở các nước đang
phát triển như Việt Nam hầu như bệnh nhân phải tự bỏ tiền túi ra để mua
thuốc [30]. Do đó vấn đề giá thuốc ở các nước đang phát triển tác động trực
tiếp đến người dân. Giá thuốc cao là rào cản chính cho việc sử dụng thuốc và
nâng cao sức khỏe của nhân dân.
Ớ nước ta, hiện tượng tăng giá nhiều mặt hàng thuốc trong những năm gần
đây đã làm xôn xao dư luận và là mối quan tâm, lo ngại cho toàn xã hội. Đặc
biệt, giá dược phẩm tăng cao được thấy rõ ở các mặt hàng thuốc ngoại, do trị giá
thuốc nhập khẩu lớn hơn thuốc nội khá nhiều. Hơn nữa thuốc nhập khẩu chiếm
đến hơn 60% thị trường dược phẩm. Những thay đổi về giá thuốc ngoại gây ra
những biến động cho thị trường thuốc, mà các nhà phân tích kinh tế gọi là
“nhũng cơn sốt tăng giá thuốc”.
Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý khi nghiên cứu vấn đề giá thuốc là:
giá tăng do nguyên nhân từ đâu? Trong thời gian qua, khi đưa ra lời giải thích
trước công chúng, các nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành nêu ra rất nhiều
nguyên nhân tăng giá thuốc. Đa số các tác giả đều phân tích do có quá nhiều
yếu tố "cộng thêm" trên giá thuốc từ khi được nhập khẩu đến khi đến được tay
người tiêu dùng. Các công ty kinh doanh thì giải thích cho việc nâng giá thuốc
nhập khẩu là do giá nhập khẩu tăng, chi phí tăng Như vậy những yếu tố
cộng thêm thực tế nào các công ty phải chi khi lưu thông thuốc ngoại và
những yếu tố đó tác động như thế nào đến giá thuốc ?
Để góp phần đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi trên và có một cái nhìn
tổng thể về cơ cấu giá thuốc nhập khẩu chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
’Thân tích cơ cấu giá thành thuốc nhập khẩu của công ty cổ phần
dược trung ương Mediplantex trong năm 2005”.
Với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát tình hình nhập khẩu thuốc của công ty Mediplantex.

2. Phân tích các chi phí cấu thành giá thuốc nhập khẩu.
3. Phân tích cơ cấu giá thuốc nhập khẩu của công ty năm 2005.
1
PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Giá thành sản phẩm và CO' cấu giá hàng xuất nhập khẩu
1.1.1.Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của
doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ / hay tiêu thụ một loại
sản phẩm nhất định.
Giá là một trong những công cụ cạnh tranh trên thị trường, là sự đối thoại
trực tiếp giữa sản phẩm với khách hàng nên giá phải thoả mãn 3 yêu cầu sau :
- Bù đắp đủ chi phí.
- Có lãi.
- Được khách hàng chấp nhận [5].
1.1.2. Cơ cấu giá hàng xuất nhập khẩu
Kể từ khi sản phẩm được hoàn thiện, để được xuất khẩu và tới được cửa
hàng người nhập khẩu thì người bán và người mua phải thực hiện rất nhiều thủ
tục cũng như phải chi rất nhiều loại p h í.
Với các nhà nhập khẩu, giá hàng hóa nhập khẩu bao giờ cũng được tính
bắt đầu bằng giá nhập khẩu dựa vào thoả thuận về điều kiện giao hàng của bên
bán và bên mua, giá này thường là giá CIF hoặc giá FOB, cộng thêm các chi
phí phải trả để đưa hàng về đến công ty nhập khẩu, sau đó cộng với tất cả các
chi phí mà người phân phối phải chi trả để có thể phân phối hàng ra thị trường,
cộng với một tỷ lệ lợi nhuận của người phân phối [10] [24].
Giá thành tiêu thụ của một sản phẩm nhập khẩu được tính theo công thức:
Giá thành sản = Giá CIF / giá FOB + Chi phí lưu thông + Lợi nhuận của
phẩm nhập khẩu người phân phối
Cơ cấu giá hàng xuất nhập khẩu kể từ khi là sản phẩm hoàn chỉnh đến
khâu bán lẻ cuối cùng được thể hiện trong hình sau :
2

CP: Chi phi
QC: quảng cáo
HQ: hải quan
DN: doanh nghiệp
NM: nhà máy
XK: xuất khẩu
v/c : vận chuyển
Hình 1.1: Biểu đồ cơ cấu giá hàng xuất nhập khẩu[10],[24].
(*) Chi phí không được tính vào giá:
- Thưởng quá mức tối thiểu theo luật định - Các khoản từ thiện, tặng, cho
- Nợ qua hạn và tiền bảo chứng - Lỗ lãi khi chuyển nhượng tài sản
3
Hỉnh 1.2: Các yếu tố cấu thành giá thuốc nhập khẩu
4
1.2. Các yếu tố cấu thành giá thuốc nhập khẩu
1.2.1.Giá nhập khẩu- giá đầu vào
1.2.1.1.Khái niệm giá nhập khẩu trong ngoại thương
Giá nhập khẩu gồm năm loại khác nhau tuỳ vào trách nhiệm mà nhà
sản xuất thực hiện, quy định theo địa điểm giao hàng :
Giá bán hàng tại nhà máy (Ex-Factory, Ex-Work)
Giá giao dọc mạn tàu (Free Along Sideship)
Giá giao hàng tại cảng người bán (Free on board- FOB)
Giá giao hàng đến cảng người mua (Cost, Insurance, Freight - CIF)
Giá bao gồm cả thuế hải quan (Delivered Duty Paid)
Thông thường ở Việt Nam hàng nhập thường sử dụng hai loại giá CIF và FOB
Giá giao hàng tại cảng người bán (Free on board- FOB):
Theo INCOTERM 2000 thì điều kiện FOB có nghĩa là người bán hoàn
thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng hoá đã vượt qua lan can tàu tại cảng
bốc hàng quy định, người mua hàng phải chịu mọi phí tổn, rủi ro, mất mát về
hàng hoá kể từ thòi điểm đó. Điều kiện FOB đòi hỏi người bán phải thông quan

hàng hoá để xuất khẩu.
Giá giao hàng đến cảng người mua (Cost, Insurance, Freight, CIF):
Theo điều kiện CIF (tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí), người bán
phải chịu các phí tổn, cước phí cần thiết và mua bảo hiểm hàng hoá để đưa
hàng đến cảng quy định. Nhưng rủi ro về mất mát hay hư hỏng của hàng hoá
cũng như mọi chi phí do những sự cố xảy ra sau khi giao hàng, được chuyển
từ người bán sang người mua. Người bán hoàn thành nghĩa vụ khi hàng đã qua
lan can tàu tại cảng quy định này. Tuy nhiên theo điều kiện CIF, người bán
còn phải mua bảo hiểm hàng hải để bảo hiểm những rủi ro về mất mát hay hư
hỏng của hàng hoá mà người mua phải chịu trong quá trình vận chuyển hàng
bằng đường biển. Tuy nhiên người bán chỉ phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu,
mức này theo quy định là 10% giá CIF. Nếu người mua muốn bảo hiểm ở mức
5
cao hơn, thì người mua cần thoả thuận rõ ràng với người bán hoặc tự mua bảo
hiểm bổ sung. Điều kiện CIF cũng đòi hỏi người bán thông quan hàng xuất
khẩu [8],[23],[24].
1.2.1.2.Giá nhập khẩu áp dụng cho thuốc
Trong công tác xuất nhập khẩu, thuốc cũng giống như các loại hàng hoá
khác. Giá nhập khẩu của thuốc cũng theo như các điều kiện thương mại quốc
tế quy định. Các nhà nhập khẩu thuốc ở Việt Nam thường áp dụng cách tính
giá CIF cho các mặt hang'cua mình. Đối với khu vực miền Bắc, chúng ta
thường nhập giá CIF cảng Hải Phòng (có nghĩa là hàng nhập khẩu được giao ở
cảng Hải Phòng), hoặc giá CIF sân bav Gia Lâm Hà Nội, giá CIF sân bay Nội
Bài. Đối với khu vực miền Nam thường nhập giá CIF cảng Viet, CIF cảng Tân
Cảng thành phố Hồ Chí Minh, giá CIF sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất [17].
1.2.2.Các chi phí cấu thành nên giá thuốc nhập khẩu :
Định giá thuốc nhập khẩu thường được thực hiện bằng phương pháp tiếp
cận chi phí, tức là doanh nghiệp phải tính đủ tất cả các chi phí phát sinh kể từ khi
nhận hàng của bên bán tại cảng và các chi phí liên quan đến việc phân phối sản
phẩm sau đó cộng thêm lợi nhuận định mức để có giá của sản phẩm [10]. Các

loại chi phí gồm các khoản sau :
I.2.2.I. Các chi phí làm thủ tục và nhận hàng nhập khẩu
Tại cảng giao nhận quy đinh, để lấy hàng nhập khẩu từ phương tiện chuyên chở
của bên bán, bên nhận hàng phải thực hiện các thủ tục và chịu các khoản chi phí sau :
• Phí hải quan : theo quy định các mặt hàng nhập khẩu phải làm các thủ
tục hải quan tại cảng, người nhận hàng sẽ mất một khoản chi phí nhỏ để làm
giấy tờ thủ tục.
• Phí chứng từ : là khoản phí trả cho các chứng từ liên quan đến hàng hoá
• Phí nâng hạ Container: Trong vận tải ngoại thương dược phẩm được
đánh giá là hàng hoá hoàn toàn phù hợp với phương tiện vận chuyển nhanh
6
gọn và kinh tế nhất hiện nay là vận chuyển bằne Container. Theo quy định khi
hàng về tới cảng quy định người mua sẽ chịu chi phí nâng hạ Container. Chi
phí này để thuê cần cẩu chuyển Container lên để xếp dỡ hàng hoá và hạ
Container trở lại phương tiện vận tải.
• Phí khai thác hàng lẻ (CFS) : Thông thường nếu lượng hàng đủ để xếp
vào một Container thì khi nhận hàng người nhận chỉ cần tháo dỡ hàng hoá
khỏi Container, nếu lượng hàng không đủ xếp đầy Container thì sẽ được xếp
chung với hàng hoá khác, khi đó về đến cảng giao nhận, người nhận hàng
phải trả một khoản phí cho việc phân loại, gia hàng lẻ tại trạm trả hàng (CFS -
Container freight station), và chi phí này thường được gọi là phí CFS
(Container freight station cost).
• Chi phí liên quan đến hãng tàu để cấp lệnh giao hàng (Phí D/O-Deliver order)
• Chi phí bốc xếp hàng hoá: là khoản chi phí trả cho công nhân bốc xếp
hàng lên xuống phương tiện chuyên chở.
• Phí lưu kho tại cảng: Trong trường hợp bên nhận hàng chưa thể chở
hàng thẳng về kho công ty sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng tại cảng,
hàng hoá sẽ gửi tại kho trên cảng và phải trả các khoản phí lun kho tuỳ theo
thời gian lưu tại cảng.
• Các phí khác như phí làm vệ sinh container, phí lun container tại bãi khi

chờ giao hàng cho bên nhận, các chi phí phát sinh [9], [22], [23].
1.2.2.2. Phí uỷ thác nhập khẩu
Theo quy định của Bộ Y Tế chỉ những doanh nghiệp có chức năng xuất
nhập khẩu dược phẩm mới được làm công tác xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp
khác muốn bán hàng nhập khẩu phải thông qua công ty nhận nhập khẩu uỷ thác và
phải nộp một khoản phí cho công ty nhận uỷ thác. Phí này thường chiếm 1,5 - 3 %
giá trị hợp đồng [17].
1.2.2.3. Lãi vốn vay ngân hàng
7
Để mua hàng, các doanh nghiệp thường phải huy động một phần vốn từ
vay ngân hàng và phải trả tiền lãi vay cho ngân hàng. Do vậy khi tính toán giá
của một lô hàng nhập, các doanh nghiệp sẽ phải dự kiến bán hết lô hàng đó trong
bao lâu và lượng tiền lãi phải trả cho ngân hàng trong thời gian đó theo tỷ lệ lãi
suất quy định của ngân hàng.
I.2.2.4. Chi phí bán hàng:
a. Chi phí vận chuyển
Trong kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu, chi phí vận tải là một bộ
phận cấu thành nên giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu, bỏ qua các yếu tố khác
tác động tới giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới thì chi phí vận tải là yếu
tố được các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu hết sức quan tâm, do vậy điều
kiện vận tải nằm trong chính hợp đồng mua bán ngoại thương. Trong một
chừng mực nhất định, người kinh doanh xuất nhập khẩu có thể bán hoặc mua
ở thị trường nào còn phải phụ thuộc vào chi phí vận tải [9]. Đối với các nhà
nhập khẩu nhập hàng bằng giá CIF, chi phí vận tải phải trả bao gồm:
- Phí vận chuyển từ cảng về kho công ty
- Phí vận chuyển từ kho tới các địa điểm phân phối
b. Chỉ phí quảng cáo tiếp thị và hổ trợ bán hàng
Để tồn tại trên thị trường, các loại hàng hoá phải được người tiêu dùng
biết đến và hiểu được tính chất cũng như lợi ích của sản phẩm. Do vậy doanh
nghiệp phải thực hiện công tác quảng cáo tiếp thị cho các mặt hàng của mình.

Ở nước ta, các nhà kinh doanh thuốc nhập khẩu đã không ngừng học hỏi kinh
nghiệm của các hãng dược phẩm lâu năm trên thế giới, do vậy các phương thức
quảng cáo tiếp thị dược phẩm áp dụng cho các thuốc ngoại cũng được sử dụng
khá bài bản. Chi phí dành cho hoạt động này nhiều khi là một trong các yếu tố
chiếm tv lệ lớn trong giá, đặc biệt đối với các mặt hàng thuốc kê đơn [29].
Chi phí dành cho hoạt động quảng cáo tiếp thị và xúc tiến bán hàng của một số
hãng dược phẩm lớn trên thê gicd chiếm tỷ lệ lớn trên tổng doanh thu (15- 50%) [17].
8
Bảng 1.1 : Chi phí quảng cáo tiếp thị của một sô hãng dược phẩm lớn trên
thế giới 2003
ST
T
Hãng dược phẩm
Tổng DT
(Triệu USD)
Chi phi Marketing
Giá trị
TT/DT(%)
1 Merck & Co., Inc
47.716
6.203 13
2
Pfizer, Inc.
32.259
11.290 35
3
Bristol-Myers Squibb
19.423
5.244 27
4

Abbott Laboratorie
16.285 3.746 23
5 Wyeth
14.129
5.228
37
6 Pharmacia Corporation
13.837 6.088 44
7 Eli Lilly & Co
11.543 3.373
30
8
Schering-plough Corporation
9.802 3.529
36
9
Allergan, Inc
1.685
708 42
Tổng (Triệu USD)
166.678 45.200
(Nguồn : Seourities & Exchange Commission, 2003)
c. Lương nhân viên bán hàng :
Gồm khoản chi phí trả lương cho người bán hàng, các khoản thưởng,
phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phí công đoàn.
d. Các chi phí khác :
Phí mở và sửa L/C, phí kiểm nghiệm, phí in và dán tem hàng hoá, chi
phí bao bì vật liệu đóng gói, chi phí bảo quản tại kho của doanh nghiệp, chi
phí bất thường (nếu có)
I.2.2.5. Chi phí quản lý

-0. Chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý
Bao gồm các khoản chi phí trả lương, thưởng, phụ cấp, bảo hiểm y tế,
' bảo hiểm xã hội trả cho người lao động gián tiếp, người quản lý, điều hành
chung các hoạt động trong kinh doanh [5].
b. Khấu hao tàí sản cô định (Khâu hao cơ bản):
9
Khấu hao cơ bản là giá trị của tài sản cố định được tính vào giá thành
sản phẩm. Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán phân bổ một cách có hệ
thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử
dụng của tài sản cố định. Để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong
quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuyển dịch dần dần phần
giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm trong kỳ [5].
Các chi phí khác
Tiền văn phòng phẩm, thuế nhà đất, thuế vốn iyiôn bài, điện nước, điện
thoại điện báo, chi phí đào tạo huấn luyện các chi phí cho hoạt động quản lý
như họp, công tác, tiếp khách
1.2.3. Các khoản thuế
1.2.3.1. Thuê nhập khẩu
Với các mặt hàng thuốc nhập vào Việt Nam, tuỳ theo từng mặt hàng có
thể bị đánh thuế nhập khẩu hoặc không bị đánh thuế nhập khẩu. Mức thuế
nhập khẩu được quy định cụ thể trong “ Danh mục và thuế suất đối với hàng
hóa XNK” do Bộ tài chính ban hành [4]. Thuốc thành phẩm có hai mức tỷ
suất thuế nhập khẩu là 5% hoặc 10%. Với một số thuốc thuộc diện áp dụng
mức thuế nhập khẩu ưu đãi, thuế nhập khẩu sẽ được tính theo “ Danh mục sửa
đổi thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu ưu
đãi” cho một số mặt hàng thuốc thuộc nhóm 3004, do Bộ Y Tế ban hành kèm
theo quyết định 48/2005/QĐ-BTC ngày 14 tháng 7 năm 2005 [3].
1.2.3.2. Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Tất cả các mặt hàng bán trên thị trường là đối tượng chịu thuế giá trị gia
tãng(VAT) thì giá bán cho khách hàng phải tính thêm phần thuế VAT với mức

tỉ suất được Bộ tài chính quy định cụ thể cho từng mặt hàng [4].
, Tuỳ theo quy định của từng quốc gia, mức thuế VAT áp dụng cho thuốc ở
các nước khác nhau cũng khác nhau. Một số nước như Australia, Đan Mạch có
mức thuế VAT dược phẩm rất cao, trong khi đó chính phủ một số nước như Thuỵ
10
Điển, Anh, Nhật Bản không đánh thuế VAT nhầm khuyến khích sản xuất dược
phẩm tron 2 nước và tăng cườns xuất khẩu ra các nước khác [28]. Đối vói các nhà
kinh doanh thuế VAT không tính vào giá thành sản phẩm vì sau đó doanh nghiệp
được hoàn thuế giá trị gia tăng, nhưng mức quy định VAT sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến giá bán lẻ tới người tiêu dùng.
Bảng 1.2 : Thuê VAT dược phẩm của một sô nước trên thế giới năm 2001
Tên nước
Thuê VAT dược phẩm (%)
Đức
15,8
Australia
33,10
Bỉ
5,66
Đan Mạch
20,00
Pháp
5,50
Tây Ban Nha
3,80
Hà Lan
6,00
Anh
0,00
Thuỵ Điển

0,00
Switzland
2,37
Thổ Nhĩ Kỳ
18,00
Ở nước ta, theo quy định của Bộ tài chính tất cả các thành phẩm tân
dược và đông dược chịu mức thuế suất VAT là 5 %.
1.2.4. Lợi nhuận
I.2.4.I. Khái niệm:
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng từ hoạt động sản xuất kinh
doanh là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của
■J doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó từ
các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại [5].
11
1.2.4.2.Cách tính lợi nhuận
-Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán
-Tổng lợi nhuận = Doanh thu thuần - I chi phí (hợp lý, hợp lệ) + các
lợi nhuận khác
-Lợi nhuận sau thuế = I Lợi nhuận - Thuế thu nhập doanh nghiệp
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá thuốc nhập khẩu
1.3.1. Sự phụ thuộc vào thị trường thế giói và biến động của tỷ giá đồng ngoại tệ
Thuốc nhập từ nước ngoài nên do công ty nước ngoài định gĩá. Giá nhập
khẩu thuốc (CIF) cũng biến đổi theo giá cả của đối tác nước neoài theo từng
thời điểm. Do phải nhập khẩu đến 60% thuốc thành phẩm và 90% dược liệu
làm thuốc, thị trường dược phẩm nước ta phụ thuộc nhiều vào thị trường thuốc
thế giới, vì thế sự biến động giá cả trên thế giới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá
dược phẩm trên thị trường trong nước [18]. Trong khi đó nhà nước không kiểm
soát được giá cả nguồn hàng nhập dẫn đến tình trạng các công ty nước ngoài
triệt để khai thác và liên tục đẩy giá thuốc nhập khẩu vào Việt Nam.

Mặt khác, để nhập khẩu thuốc, các công ty trong nước phải sử dụng
ngoại tệ để thanh toán, chủ yếu là giao dịch bằng đồng USD và đồng EURO.
Và chính sự biến động tỷ giá đồng ngoại tệ (chủ yếu là đổng EURO) đã làm
giá thuốc nhập khẩu tính theo đồng Việt Nam tăng lên. Bên cạnh đó thuốc
nhập khẩu từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Hàn Quốc (mua bằng đồng
USD) mặc dù sự biến động của đồng USD không lớn, nhưng lợi dụng cơ hội
tăng giá của các loại thuốc trên nên cũng tăng theo.
Một nguyên nhân nữa làm giá thuốc lên cao là do chính sách tăng giá
thuốc hàng năm của các hãng dược phẩm nước ngoài từ 5-10% nhằm đảm bảo
tái sản xuất kinh doanh [2],[17],[18].
1.3.2. Sự tăng giá của nhiên liệu
Xăng dầu là nguồn nhiên liệu chính phục vụ cho các ngành kinh tế. Đối
với ngành dược đây là nguồn nhiên liệu cho công nghiệp hoá dược, công
12
nghiệp sản xuất dược phẩm và vận tải. Giá nhiên liệu là yếu tố ảnh hưởng đến
chi phí sản xuất thuốc và chi phí cho vận tải đường biển đã bao gồm trong giá
buộc các nhà xuất khẩu tăng siá hàng, có nghĩa là 2Ĩá thuốc nhập (CIF) vào
Việt Nam cũng phụ thuộc vào sự biến động giá nhiên liệu trên thế giới.
Do diễn biến phức tạp của thị trường dầu khí thế giới, ở Việt Nam chỉ
trong năm 2005 giá xăng dầu có sự điều chỉnh giá đến 4 lần, trong đó 3 lần
tăng giá rất mạnh và 1 lần giảm giá nhẹ vào cuối năm. Tính từ đầu năm 2004
đến cuối năm 2005, giá bán lẻ xăng dầu đã tăng đến gần gấp đôi (xăng 92
tăng 1,58 lần, xăng 83 tăng 1,6 lần, dầu Diezen tăng 1,61 lần). Điều đó ảnh
hưởng trực tiếp đến chi phí vận tải trong nước của các công ty dược do cước
phí vận tải tăng theo gía xăng dầu [2], [17].
1.3.3. Sự thay đổi mức thuê nhập khẩu
Trong thời gian qua, do thuế suất hải quan với một số mặt hàng có tăng
lên (khoảng vài %), do đó các sản phẩm này cũng tự đẩy giá lên khoảng 10%. Bộ
y tế đã kết hợp với Tổng cục Hải quan đưa ra một danh mục hàng nhập khẩu chia
theo hoạt chất, dựa theo 28 nhóm tác dụng dược lý. Nhưng còn thiếu nhiều thuốc

trong danh mục biểu thuế (chỉ có 300/10.000 mặt hàng). Tuy nhiên đến nay giữa
hai cơ quan chưa có được nguyên tắc thống nhất của việc áp mã thuế cho dược
phẩm. Chẳng hạn, Erylikgel trước đây được coi là dược phẩm đánh thuế nhập
khẩu 0% hoặc tối đa là 10%, nhưng hiện nay được coi là mỹ phẩm bởi vậy áp
dụng thuế nhập khẩu là 20%. Tonicalcium B ( 10 amps) thuế suất = 0% (2002)
hiện nay thuế suất = 10%. Việc áp mã thuế không rõ ràng và thay đổi liên tục
làm doanh nghiệp rất lúng túng khi tính giá thành hàng bán [17],[18],[21].
1.3.4. Hoạt động tiếp thị thuốc ngoại
Sau khi nhập thuốc về kho, muốn cho thuốc bán được trên thị trường
các nhà phân phối phải “giới thiệu bề mặt” qua các cuộc giao ban hoặc hội
thảo khoa học ở các khoa phòng của bệnh viện. Sau đó nhà phân phối tổ chức
“giới thiệu bề sâu” thông qua hệ thống trình dược viên bủa vây xung quanh
13
bệnh viện, khoa dược, phòng khám của các bệnh viện nhằm xúc tiến đẩy
mạnh việc kê đơn của bác sỹ. Để làm được việc này, trình dược viên phải chi
cho bác sỹ điều trị, trưởng khoa dược một khoản lợi nhuận nhất định tính theo
phần trăm các thuốc đã kê. Ngoài ra còn các khoản khuyến mãi dành cho các
bác sỹ như kê toa đạt chỉ tiêu tham quan du lịch dưới hình thức hội thảo khoa
học nước ngoài, tặng các vật phẩm đắt tiền cho bác sỹ. Chi phí giới thiệu, hoa
hồng cho các trình dược viên làm tăng giá thuốc 50% so với giá vốn ban
đầu. Toàn bộ các chi phí này được cộng thêm vào giá thuốc làm cho giá thuốc ,
nhập khẩu khi đến tay người tiêu dùng đã tăng lên quá cao[2], [17].
1.3.5. Tình trạng lòng vòng của thuốc từ khâu nhập khẩu đến ngưòi tiêu dùng
Thuốc nhập khẩu về qua các công ty xuất nhập khẩu dược phẩm với
chênh lệch giá thường là 5-10% so với giá nhập khẩu (chưa kể phí uỷ thác đối
với công ty không có chức năng XNK dược phẩm). Giá bán lẻ ngoài thị trường
tự do tại các nhà thuốc phải cộng thêm bình quân từ 10-15% so với giá bán
buôn. Giá thuốc sau khi qua các công đoạn của quá trình phân phối từ lúc
nhập khẩu đến lúc vào đến bệnh viện đã tăng bình quân khoảng 20-25% so với
giá nhập khẩu ban đầu. Đó là chưa tính đến hoa hồng cho bác sỹ. Giá thuốc

đội lên do hệ thống phân phối thuốc “lòng vòng” đó đã đổ lên đầu người tiêu
dùng [2],[18].
Đồng thời có thể thấy một thực trạng là hệ thống phân phối còn phân
tán, công nghệ lạc hậu, các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuốc chưa thực hiện đầy
đủ, nghiêm túc về quy định hoá đơn chứng từ kế toán, bán thuốc theo đơn,
việc triển khai thặng số bán buôn, bán lẻ chưa thể tiến hành ngay được trong
giai đoạn hiện nay; đặc biệt là thặng số bán buôn vì không thể theo dõi được
đường đi của thuốc : có thuốc từ nơi sản xuất đến thẳng người bán lẻ, nhưng
cũng có những loại thuốc qua 4-5 cầu bán buôn. Dưới góc độ quản lý thì điều
này thể hiện hệ thống phân phối hiện nay hoạt động với hiệu quả rất kém và
gây lãng phí rất lớn tài lực của xã hội [2], [12],[13].
14
1.3.6. Công tác quản lý của nhà nước
Việc nhà nước chưa kiểm soát được giá cả nguồn hàng nhập khẩu, để
tình trạng một số công ty nước ngoài đẩy giá thuốc nhập khẩu vào Việt Nam
cao hơn so với thị trường một số nước trong khu vực một cách vô lý. Ví dụ
như thuốc chống thải ghép Neoral của Novatis bán tại Việt Nam là 3,2 triệu
đồng/hộp, ở Thái Lan và Phillipin là 1,7 -2,2 triệu đồng/ hộp. Một số công ty
liên doanh sản xuất tại Việt Nam được hưởng nhiều ưu đãi nhưng giá bán tại
Việt Nam lại cao hơn khi xuất khẩu sang một số nước trong khu vực, một
trong số này là công ty Liên Doanh Sanofi Synthelabo, giá bán buôn sản phẩm
Lactacyd chai 250 trong nước là 38.000 đổng nhưne giá CIF nhập đến cảng
Hồng Kông chỉ là 13.000đ, đến Phnompênh Campuchia là 34.000đ. Thêm vào
đó là hiện tượng độc quyền của một số doanh nghiệp nước ngoài khi phân
phối thuốc vào Việt Nam, điển hình là công ty Zuellig Pharma Việt Nam
(ZPV) một thời gian đã nắm giữ một phần lớn thuốc trên thị trường Việt Nam,
dựa vào ưu thế độc quyền tự ý nâng giá thuốc [21]
Bảngl.3: Chênh lệch giữa giá nhập khẩu uỷ thác và giá bán buôn các sản
phẩm của công ty Zueelig Pharma Việt Nam [17]
STT

% Chênh lệch Chiếm tỷ lệ doanh số
1
8-13%
85%
2
20-60%
15%
3
150-200% 0,2%
Mặt khác, do các quy định về nhập khẩu thuốc chưa có số đăng ký như
hiện nay chưa được chặt chẽ, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc các cơ quan
chức năng khó kiểm tra nguồn gốc và chất lượng thuốc chưa có số đăng ký
nên khi nhập khẩu đã nhập những loại thuốc giá rẻ rồi đánh đồng giữa thuốc
chưa có số đăng ký với thuốc hiếm để nâng giá thuốc lên gấp nhiều lần.
Một trong các nguyên nhân gây tình trạng mua đi bán lại thuốc nữa là
trước đây do chính sách quy định chỉ các doanh nghiệp nhà nước mới được đấu
15
thầu cung cấp thuốc vào bệnh viện. Dẫn đến hiện tượng mua bán trao đổi qua
lại siữa các công ty, nhà thuốc, công ty trách nhiệm hữu hạn Mỗi khi qua một
khâu trung gian thì giá thuốc lại bị đẩy lên do phải cộng thêm các chi phí, đặc
biệt với các loại kháng sinh và thuốc bổ làm giá thuốc taị bệnh viện cao hơn thị
trường, người bệnh phải chịu mức giá cao hơn so với giá bán buôn thuốc nhập
khẩu từ 20-28%. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu kinh phí thuốc cho bệnh viện dẫn
đến mối quan hệ chồng chéo giữa công ty dược với bệnh viện cũng ảnh hưởng
đến giá thuốc tăng cao. Do thiếu kinh phí nên các bệnh viện triền miên là con
nợ của các công ty dược (tại thời điểm 12/3/2004 có 15 bệnh viện phía Bắc
đang nợ các công ty dược lên đến hơn 50 tỷ đồng) [1], [2],[17].
Trong thời gian qua nhà nước và các nhà quản lý vẫn đang cố gắng tìm
ra giải pháp có hiệu quả cho việc kiểm soát giá thuốc .
1.3.7. Tâm lý dùng thuốc của người dân

Một thực tế đang diễn ra hiện nay là có những loại thuốc cùng thành
phần, cùng công dụng nhưng khác nhau về nguồn gốc xuất xứ, khi bán trên thị
trường thì giá cả lại khác nhau, thậm chí có loại chênh lệch đến 30-50%.
Người tiêu dùng khi mua thuốc không phải ai cũng biết đọc và phân tích được
các thành phần của thuốc. Vì thế với tâm lý “tiền nào của ấy”, cộng với lòng
tin “lương y như từ mẫu” người tiêu dùng đành chấp nhận mua thuốc đắt tiền
với sự tin tưởng đó là loại thuốc tốt. Mặt khác hiểu biết của phần lớn người
tiêu dùng về thuốc nội còn có hạn, cộng với tâm lý “sính ngoại” tạo nên tâm
lý thiếu tin tưởng về chất lượng đối với thuốc nội. Vì vậy mặc dù chất lượng
nhiều loại thuốc do Việt Nam sản xuất được đánh giá không thua kém gì thuốc
nhập ngoại và giá cả lại rẻ hơn, nhưng trên thực tế vẫn không được người tiêu
dùng ưa chuộng, tỷ lệ sử dụng thuốc nội hiện nay còn rât thấp, trung bình chỉ
chiếm khoảng 26,2%( qua khảo sát tình hình sử dụng thuốc 3 tháng đầu năm
2005 tại 85 bệnh viện trung ương và địa phương). Ngoài tâm lý “sính ngoại” của
người tiêu dùng, còn phải kể đến nguyên nhân do tự thân sản phẩm, đó là các nhà
sản xuất trong nước chưa lấy được lòng tin của người tiêu dùng do chưa chú
16
trọng nhiều đến hình thức, mẫu mã bao bì và hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm của mình, đặc biệt là về các sản phẩm mới còn thua kém thuốc của các
hãng dược phẩm nước ngoài rất nhiều. Chính vì dựa vào tâm lý này của người
dân nên dù giá cao nhưng thuốc nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế trên thị trường hơn
thuốc sản xuất trong nước [16], [17].
1.3.8. Một sô nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân trên còn phải kể đến một số nguyên nhân khác
như do các đơn vị bán lẻ ém hàng tạo nên sự thiếu hàng giả tạo gây cơn sốt
tăng giá giả tạo, chính sách tăng lương cho CBCNV, tâm lý thích kê thuốc
ngoại của chính một số cán bộ chuyên ngành
1.4. Cơ cấu giá thuốc của một sô nước trên thế giới
Với các thuốc nhập khẩu, cấu trúc giá được bắt đầu bằng giá “CIF”, phí
này chính là phí sản xuất cho dược phẩm đó, cộng thêm phí vận chuvển bằng

đường thuỷ vào nước nhập khẩu. Đặc biệt, ngoài giá CIF, có các chi phí cộng
thêm, những chi phí này được trả cho chính phủ của nước đó và cho các đại lý
để cho phép nhập thuốc qua cảng. Đó có thể là phí nhập khẩu và/ hoặc phí uỷ
thác bởi các công ty nhập khẩu. Khi đã được nhập khẩu, lại có chi phí cộng
thêm cho mỗi bước trong kênh phân phối. Và có thể có thêm các loại thuế
khác trong quá trình tiêu thụ. Kết quả là giá tiêu thụ cuối cùng được ấn định
cao hơn giá CIF đơn thuần nhiều.
Giá tăng thêm từ giá CIF đến giá tiêu thụ khác nhau giữa các quốc gia.
Điều này một phần bởi vì các chính sách khác nhau của chính phủ các nước
đối với việc nhập khẩu, thuế và giới hạn giá cộng thêm cho phép. Đồng thời
cũng khác nhau do cấu trúc thị trường từng nước khác nhau, ví dụ có bao
nhiêu mắt xích trong kênh phân phối, có đối thủ cạnh tranh đáng kể không, lợi
nhuận kinh doanh mong muốn và thu được, và các yếu tố khác.
Một ví dụ về cấu trúc giá thuốc ở hai nước Sri Lanka và Kenya giá
cộng thêm vào giá CIF tăng lên rất cao (Sri Lanka là tăng 64.4% và Kenya là
107,5%). Ở Sri Lanka trước khi đến giai đoạn phân phối cuối cùng là bán lẻ
thì giá thuốc đã tăng lên trên 42% so với giá CIF, người bág lẻ.iặng lên thêm
23% giá CIF. Giá tăng thêm ở Kenya còn lớn hơn nhiều, cả Kenya và Sri
Lanka đều không có thuế VAT với thuốc. Tuy nhiên ở một số thăm dò ở một
- số nước khác, thuế VAT chiếm khoảng 18% trong giá bán lẻ [27],
64.4%
Hình 1.3 : Tỷ lệ các yếu tô cộng thêm sau giá CIF với các thuốc nhập khẩu tại
Sri Lanka và Kenya
Ở một số quốc gia quản lý giá thuốc theo cơ chế nhà nước kiểm soát
hoàn toàn, nhà nước quy định thặng số cộng thêm vào giá CIF cho thuốc nhập
khẩu. Do đó ở các nước này thuốc có cơ cấu giá khá ổn định, mô hình này sẽ
đảm bảo giá cả tương đối đồng nhất, chống được đầu cơ và đảm bảo cung ứng
thuốc diễn ra bình thường. Tuy nhiên, cơ chế này sẽ làm giá thuốc có thể cao
lên do các nhà cung cấp ghi tăng giá trên hoá đơn [26], [28].
Bảng 1.4 : Một sô mô hình quản lý giá thuốc theo cơ chế nhà nước kiểm

soát hoàn toàn
Nước
Cơ quan quản lý
giá
Thặng số bán buôn
Thặng sô hiệu thuốc
Ecuador Bộ Y Tế
Giá QF + chi phí+20%
+ 25%
Honduras
Bộ Kinh Tế Giá CIF + chi phí + 4%
+ 27%
Panama
Vãn phòng kiểm
soát giá của chính
phủ
Thuốc kê đơn : + 30%
Thuốc OTC : + 25%
Thuốc kê đơn:+33%
Thuốc OTC: +30%
Costa Rica
Bộ Kinh Tế CIF + 30%
(CIF + 25% cho TTY)
+ 30%
+ 25% cho TTY
18
1.5. Cồng ty cổ phần dược trung ương Medipiantex
^ 1.5.1. Giới thiệu vài nét vê lịch sử hỉnh thành và phát triển công ty
Công tv cổ phần dược trung ương Mediplantex có quá trình lịch sử hình
thành và phát triển trong 35 năm nay với nhiều biến động lớn. Công ty

Mediplantex là một doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chủ về
tài chính, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng, được sử dụng
con dấu riêng theo quy định của pháp luật nước CHXHCN Việt Nam; hoạt
động theo điều lệ của Công ty cổ phần, luật Doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần Dược trung ương Mediplantex, nguyên là Công ty Dược
liệu Trung ương I được thành lập từ năm 1971 theo quyết định thành lập số 170
(QĐ170/BYT) ngày 01 tháng 04 năm 1971. Từ đó công ty dược liệu Trung ương
I là đơn vị kinh doanh bán buôn, có nghiệp vụ kinh doanh các mặt hàng thuốc
Nam, thuốc Bắc, cao đơn hoàn tán, giống dược liệu và nuôi trổng dược liệu. Đến
năm 1985, công ty đổi tên thành công ty dược liệu trực thuộc các xí nghiệp dược
Việt Nam (nay là Tổng công ty dược Việt Nam) từ ngày 09 tháng 02 năm 1993
Bộ Y Tế đã ra quyết định số 95 (QĐ95/BYT) về việc “Bổ sung ngành nghề kinh
doanh chủ yếu của công ty kinh doanh thành phẩm tân dược, dụng cụ y tế thông
thường, bao bì và thương hiệu, mỹ phẩm để hỗ trợ cho phát triển dược liệu”. Từ
năm 1993 công ty lấy tên giao dịch đối ngoại là Centre Medican Plant Company
No -1, viết tắt là Mediplantex, trực thuộc Tổng công ty dược Việt Nam. Công ty
đã chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo quyết định
số 4410/QĐ - BYT ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Y Tế. Với số vốn điều lệ
là 17.000.000.000 đồng do góp vốn của Tổng Công Ty Dược và 663 cổ đông.
Tên giao dịch quốc tế là Mediplantex National Pharmaceutical Joint - Stock
Company (viết tắt là Mediplantex.,JSC).
1.5.2. Chức năng hoạt động
* Công ty có chức năng sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu dược phẩm,
thảo dược, dược liệu, nguyên liệu dược phẩm, tinh dầu, mỹ phẩm, máy móc thiết
bị y tế Mạng lưới phân phối rộng khắp trên cả nước nhanh chóng hiệu quả và
19
văn phòng chi nhánh công ty ở nước ngoài. Các chi nhánh khu vực: Chi nhánh
TPHCM phục vụ thành phố HCM và các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, chi nhánh Đắc
Lắc phục vụ các tỉnh miền Trung, Tây Nguvên và Đông Nam Bộ, ngoài ra còn có
các Chi nhánh Bắc Giang, Chi nhánh Thái Bình, Chi nhánh tại nước Lào.

1.5.3. Vê năng lực nhân sự và kỹ thuật
Hiên công ty có trên 400 cán bộ công nhân viên trong đó có trên 140 cán bộ
có trình độ đại học và sau đại học. Số còn lại là cán bộ trung cấp, kỹ thuật viên,
công nhân có tay nghề cao. Công ty có xưởng sản xuất thuốc viên đạt tiêu chuẩn
GMP - ASEAN, phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn GSP - ASEAN, ngoài ra còn
có xưởng chiết xuất các nguyên liệu, bán tổng hợp các nguyên liệu làm thuốc từ
dược liệu trong nước với trang thiết bị máy móc hiện đại.
1.5.4. Về nàng lực kinh doanh
Trong những năm qua, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh
nghiệp với nhau, nhưng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đã có nhiều
cố gắng trong việc duy trì bạn hàng cũ và tìm kiếm bạn hàng mới. Hiện nay,
công ty đã thiết lập được mối quan hệ với các công ty ở trên 20 nước từ châu
Âu tới châu á như: Pháp, Anh, Áo, Đức, Tiệp, Trung Quốc, Ấn Độ Kim ngạch
nhập khẩu của công ty trong các năm gần đây đạt khoảng 10.000.000 USD mỗi
năm trên 6 thị trường trọng điểm: Pháp, úc, Đức, Ấn độ, Nhật, Hàn Quốc. Kinh
doanh trong nước của công ty hàng năm cũng đạt doanh số khoảng 500 tỉ đồng
Việt Nam, thu nộp thuế vào ngân sách nhà nước mỗi năm khoảng 15 tỉ đồng
Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm sang các nước Nga, Irắc, Lào,
Cămpuchia, Châu phi khoảng 6.000.000 USD.
Công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex đã 3 lần được nhà
nước tặng thưởng Huân chương lao động, giải thưởng cao quý Hồ Chí Minh và
gần đây được người tiêu dùng bình chọn là “Thương hiệu mạnh”, “Thương
hiệu có uy tín”. Năm 1997- 1998 và năm 2000 công ty được Bộ thương mại
tặng bằng khen về công tác xuất nhập khẩu.
20

×