Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tổng quan về thuốc phòng và điều trị bệnh loãng xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 68 trang )





"IB
BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI


TRẦN THỊ THANH HẢI
TỔNG QUAN VỂ THUỐC PHÒNG
VÀ ĐIỂU TRỊ BỆNH LOÃNG XƯƠNG
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHÓA 2001 - 2006)
Người hướng dẫn : PGS-TS. TRẦN ĐỨC HẬU
Noi thực hiện : Bộ môn Hoá dược
Trường Đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện: 9/2003 5/2006
Hà Nội, tháng 5 - 2006
Si ^ g g — — — — — ífff
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tói PGÔ.TỖ
Trần Dức Hậu người thầy trực tiếp hướng dẫn, đã dành nhiều công sức
giúp đõ và truỵển đạt những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo, cán bộ kỹ thuật viên của bộ
môn Hoá Dược - Trường Dại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giúp đõ tạo
điểu kỉộn để tôi hoàn thành khoá luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận này tôi đã nhận được sự hướng dẫn,
giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo ỏ Trường Dại học Y Hà Nội và các
bác sĩ ỏ Khoa Ầương khớp Bệnh viện ồạch Mai. Tôi xin chân thành cảm
ơn.


Cuối cùng, tôi vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã
động viên và hết lòng giúp đõ để tôi hoàn thành khoá luận này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2006
Trần Thị Thanh Hải
MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
1. Đại cương 3
1.1. Định nghĩa 3
1.2. Thành phần hoá học và cấu tạo của xương 4
1.3. Quá trình hình thành và phát triển xương 4
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tói quá trình duy trì khối lượng xương ở người lớn
6
1.4.1. Vai trò của tập luyện trong việc duy trì sự rắn chắc của xương

6
1.4.2. Vai trò của calci trong việc duy trì tỷ trọng xương 7
1.4.3. Ảnh hưởng của estrogen lên tỷ trọng xương 7
1.4.4. Ảnh hưởng của hormon tuyến cận giáp lên sự loãng xương và đau
xương 8
1.4.5. Một số thuốc cũng gây loãng xương 8
1.5. Cơ chế bệnh sinh của loãng xương 8
1.6. Triệu chứng loãng xương 9
1.6.1. Các triệu chứng lâm sàng
9
1.6.2. Các triệu chứng X quang 10
1.6.3. Các xét nghiệm sinh hoá 11
1.7. Chẩn đoán 12
1.7.1. Chẩn đoán xác định 12
1.7.2. Chẩn đoán nguyên nhân 12

1.7.3. Chẩn đoán phân biệt 13
1.8. Tiến triển của loãng xương 14
1.9. Các biện pháp phòng và điều trị loãng xương 14
1.9.1. Phòng bệnh loãng xương 14
1.9.2. Điều trị bệnh loãng xương 15
2. Thuốc phòng và điều trị loãng xương 19
A. Các thuốc tán dược 19
2.1. Các muối calci 19
2.2. Vitamin D 21
2.2.1. Nguồn gốc .21
2.2.2. Tác dụng và cơ chế tác dụng
23
2.2.3. Liều lượng và cách dùng 25
2.3. Calcitonin 25
2.3.1. Tên chung quốc tế 25
2.3.2. Nguồn gốc 25
2.3.3. Cấu tạo 26
2.3.4. Tác dụng và cơ chế tác dụng 26
2.3.5. Dược động học 27
2.3.6. Chỉ định 28
2.3.7. Chống chỉ định, thận trọng, tác dụng không mong muốn

28
2.3.8. Liều lượng và cách dùng
29
2.4. Các bisphosphonat 29
2.4.1. Tác dụng và cơ chế tác dụng 29
2.4.2. Liên quan giữa cấu trúc và tác dụng của bisphosphonat 30
2.4.3. Dược động học của các bisphosphonat 31
2.4.4. Các thế hệ của bisphosphonat 32

2.5. Hormon sinh dục trị liệu 37
2.5.2. Các chất Progestin 43
2.6. Các estrogen chọn lọc mô (SERMs) 47
2.6.1. Tamoxifen 48
2.6.2. Raloxifen (BD: Keofixen, Vista) 48
2.7. Teriparatid (BD: Forteo) 50
2.8. Các thuốc điều trị khác 51
B. Đông dược 53
4. Bàn luận 55
4.1. Xu hướng phát triển và đặc điểm dịch tễ của bệnh lý 55
4.2. Về nguyên nhân gây bệnh và cơ chế bệnh 55
4.3. Về các xét nghiệm phát hiện đánh giá
55
4.4. Về những thách thức trong điều trị và định hướng trong tương lai

56
4.4.1. Những thách thức 56
4.4.2. Những định hướng trong tương lai 56
5. Kết luận và đề xuất 59
5.1. Kết luận 59
5.2. Đề xuất 59
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CHỮ VIẾT TẤT
BC
Bào chế
CRP
c - reactive protein
SERMs
Các estrogen chọn lọc mô

CCĐ
Chống chỉ định
FDA
Cục quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ
NOF
Hội loãng xương quốc gia Hoa Kỳ
LD
Liều dùng
LPTTHM
Liệu pháp thay thế hormon
HDL
Lipoprotein tỷ trọng cao (high density lipoprotein)
LDL
Lipoprotein tỷ trọng thấp (low density lipoprotein)
TDKMM
Tác dụng không mong muốn
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
TP
Thành phần
ĐẶT VÂN ĐỂ
Với sự gia tăng của tuổi thọ và sự phát triển của xã hội, mỗi chúng ta đều được
tận hưởng một cuộc sống lâu dài hơn, đầy đủ hơn, hạnh phúc hơn. Bên cạnh đó,
chúng ta cũng phải đương đầu với không ít khó khăn của cuộc sống hiện đại. Trong
đó, bệnh tật của con người luôn luôn là vấn đề thách thức đối với nhân loại. Một
trong những bệnh tật có xu hướng ngày càng tăng là bệnh loãng xương.
Tiến sĩ Lê Anh Thư, khoa Nội xương khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy, đã phát biểu:
“Mức độ nặng nề của biến chứng gãy xương trong bệnh loãng xương được xếp
tương đương với nhồi máu cơ tim và đột quỵ”. Bệnh loãng xương diễn biến từ từ và
thầm lặng. Người bị loãng xương thường không biết mình bị bệnh cho đến khi có

biến chứng gãy xương. Căn bệnh này lan rộng khắp thế giới, có xu hướng ngày càng
tăng và trở thành gánh nặng cho y tế cộng đồng. Vì vậy, hiện nay người ta đang coi
nó như một dịch bệnh âm thầm, rất cần được quan tâm để góp phần cải thiện chất
lượng cuộc sống. Ở Mỹ, đất nước đi đầu trong tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thành
lập Hội loãng xương quốc gia vào năm 1999, viết tắt là NOF (National osteoporosis
foundation), tiền thân là tổ chức ngừa và điều trị loãng xương.
Hiệp hội Phẫu thuật Mỹ gọi bệnh loãng xương là căn bệnh của thế kỷ 21, vì có
khoảng 44 triệu phụ nữ và đàn ông ở Mỹ ở độ tuổi 50 và trên 50 hiện nay đang ở
tình trạng có khối lượng xương thấp và bị loãng xương. Con số này vẫn tiếp tục tăng
và ước tính khoảng trên 52 triệu người vào năm 2010 và nếu cứ tiếp tục tăng như
hiện nay thì có thể trên 61 triệu người vào năm 2020. Ở châu Âu, cứ khoảng 30 giây
có một người gãy cổ xương đùi do loãng xương. [28]
Loãng xương là một bệnh lí thường rất hay gặp ở người có tuổi, là một trong
những nguyên nhân làm giảm chất lượng cuộc sống, gây tàn phế và làm giảm tuổi
thọ của con người. Hàng năm, chi phí cho điều trị loãng xương ở các nước phát triển
không ngừng tăng lên.
ở nước ta, các chi phí về y tế cho việc điều trị loãng xương còn chưa được tính.
Riêng ở Mỹ, chi phí cho điều trị loãng xương luôn là một con số rất đáng được toàn
1
xã hội quan tâm: 5,1 tỷ USD / năm (1986); 6,1 tỷ USD / năm (1990); 7 tỷ USD /
năm (1992) và gần 10 tỷ USD / năm (cuối thập niên 90). [28]
Mặc dù, bệnh loãng xương hiện nay đang là căn bệnh của thế kỷ nhưng ở nước
ta sự hiểu biết về bệnh cũng như cách phòng và điều trị còn ít tài liệu đề cập.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài với các mục tiêu sau:
- Cung cấp các thông tin về bệnh loãng xương bao gồm: Nguyên nhân, các yếu
tố nguy cơ, cách phát hiện bệnh, tác hại
- Hệ thống hoá các biện pháp và thuốc phòng và điều trị bệnh loãng xương.
2
1. ĐẠI CƯƠNG
1.1. ĐỊNH NGHĨA

Loãng xương là một bệnh lý, trong đó xương trở nên dòn và dễ gãy. Là hiện
tượng tăng phần xốp của xương do giảm số lượng tổ chức xương, giảm trọng lượng
xương trong một đơn vị thể tích, là hậu quả của sự suy giảm các khung protein và
lượng calci gắn với các khung này. [14]
Nếu không được đề phòng và điều trị, bệnh tiến triển âm thầm không đau. Khi
đã bị loãng xương nặng, xương trở nên yếu gây đau lưng, có khi gây gãy xương.
Trong bệnh loãng xương, tất cả các xương đều ảnh hưởng. Tuy nhiên, các
xương thường bị ảnh hưởng là xương đùi, xương sống và xương cổ tay.
Nếu bị gãy cổ xương đùi, phải đi bệnh viện phẫu thuật ngay và qua khảo sát
cho thấy khoảng 20-50% bệnh nhân sẽ bị huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch
phổi, tỷ lệ tử vong khoảng 5-20% trong năm đầu tiên, 50% mất tự chủ trong cuộc
sống. Nếu gãy đốt sống thì thường không có triệu chứng lâm sàng, chỉ tình cờ chiếu
chụp với mục đích khác mới phát hiện ra; tuy nhiên, nếu nhiều đốt sống bị gãy thì
bệnh nhân bị mất chiều cao (5-7 cm); bị gù, đau lưng. [15]
Theo WHO 1994, loãng xương được định nghĩa dựa trên mật độ chất khoáng của
xương (BMD-Bonne Mineral Density) theo chỉ số T (T-score) như sau: T-score của một
cá thể là chỉ số mật độ xương (BMD) của các cá thể đó so vói BMD của nhóm người trẻ
tuổi làm chứng. Trên cơ sở đó, có các giá trị của BMD như sau: [10]
BMD bình thường: Tscore > -1
Tức là BMD của đối tượng không dưới 1 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình
của người lớn trẻ tuổi.
Thiểu xương: -1 > Tscore > -2,5
Khi BMD từ -1 đến -2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người lớn
trẻ tuổi.
Loãng xương: Tscore < -2,5
Khi BMD dưới ngưỡng cố định là -2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình
của người lớn trẻ tuổi, tại bất kỳ vị trí nào.
Loãng xương nặng: Tscore < -2,5 và có một hoặc nhiều xương gãy. [13]
3
1.2. THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ CẤU TẠO CỦA XƯƠNG

Bộ xương chiếm khoảng 15 - 17% khối lượng cơ thể, được coi là ngân hàng
khoáng chất của cơ thể.
Cấu tạo của bộ xương gồm hai phần chính là các chất hữu cơ và các khoáng
chất. Các chất hữu cơ chiếm 30% trọng lượng của bộ xương, chủ yếu là nền collagen
(chiếm tới 90% phần hữu cơ), tạo nên một khung protein để các khoáng chất calci,
phospho, magnesi gắn vào. Hai hợp chất hữu cơ thứ yếu là osteocalci và
osteonectin, chúng có tác dụng làm tăng sự gắn kết hydroxyapatid và calci vào nền
collagen và điều hoà tốc độ vô cơ hoá xương. Các khoáng chất chiếm 70% trọng
lượng của bộ xương, thành phần chủ yếu là muối calciphosphat dưới dạng
hydroxyapatid Ca10(PO4)6(OH)3. Đối với người nặng khoảng 70kg, hàm lượng calci
trong toàn cơ thể khoảng lkg, trong đó ở xương trên 99%; phospho có khoảng 500
đến 600g, ở xương có khoảng 85%. [15]
Cấu tạo xương được điều hoà chủ yếu nhờ hai loại tế bào chính: Các tế bào
sinh xương (tạo cốt bào - osteoblast) và các tế bào huỷ xương (huỷ cốt bào -
osteoclast).
Về mặt cấu tạo, xương gồm hai loại mô, một loại mô tạo nên xương vỏ và một
loại mô tạo nên xương xốp. Trong đó 80% khung xương thuộc loại xương vỏ (như các
xương dài ở cánh tay, xương quay và xương trụ). Xương vỏ có tỷ trọng tương đối cao
(calci hoá tới 80-90%) và tạo nên khung đỡ của xương. Vùng khoang ổ ở tuỷ xương,
các xương bẹt và các đầu xương thuộc loại xương mô xốp; gọi là xương xốp vì chúng
xốp hơn xương vỏ và có tỷ trọng thấp hơn (chỉ calci hóa từ 5 đến 20%). [15]
1.3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XƯƠNG
Xương được hình thành rất nhanh từ trong bào thai và trong năm đầu sau khi
sinh, sau đó cho đến khoảng 11 tuổi (con gái) và muộn hơn (con trai) thì tốc độ tạo
xương hơi chậm lại.
ở tuổi dậy thì, xương phát triển rất nhanh và đạt khối lượng tối đa ở khoảng 18
tuổi, sau đó cho đến 28 tuổi, khối lượng xương có tăng thêm song không đáng kể.
Trong quá trình này, có một số yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới quá trình
tạo xương, đó là estrogen đối với nữ và testosteron đối với nam và đặc biệt quan
4

trọng là hormon tuyến cận giáp PTH (parathyroid hormon) và vitamin D; ngoài ra,
còn có calcitonin, prolactin, hormon tăng trưởng, insulin, hormon thyroid.
Yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng tói quá trình hình thành và phát triển xương,
trong đó quan trọng nhất là phải lao động chân tay và ăn uống tốt. Hút thuốc lá và dùng
các chất kích thích trong giai đoạn này sẽ làm giảm khối lượng xương.
Độ rắn khoẻ của xương phụ thuộc vào khối lượng và tỷ trọng của xương.
Tỷ trọng của xương chủ yếu phụ thuộc vào thành phần calci, phospho và các
chất vô cơ hoá có trong xương. Khi xương chứa ít chất vô cơ, độ cứng của xương
giảm và nó mất cấu trúc trụ cột của cơ thể.
Do xương cũng là một mô sống như các loại mô sống khác, nên nó luôn thay
đổi, mô xương mới luôn được tạo thành và mô xương cũ bị thay đi. Đây là quá trình
thay xương hay còn gọi là bảo dưỡng xương và được thực hiện bởi tế bào tạo cốt
bào, tế bào huỷ cốt bào.
Toàn bộ một chu kỳ thay xương mất khoảng từ 2-3 tháng. Tế bào huỷ cốt bào
(osteoclast) là những tế bào lớn, chúng nằm ở phần giữa xương và có chức năng hoà
tan xương nên tạo thành các hốc nhỏ. Các tế bào tạo cốt bào (osteoblast) có nhiệm
vụ lấp các hốc này bằng các mô xương mới. Vì vậy, các mô xương luôn luôn được
hình thành và mất đi.
ở tuổi trẻ (dưới 25), khi cơ thể đang phát triển, hoạt động của các tế bào tạo
cốt bào sẽ trội hơn, hoạt động hơn các tế bào huỷ cốt bào, khối lượng chất khoáng
của bộ xương tăng dần cùng sự phát triển của cơ thể để đạt tới khối lượng đỉnh.
ở độ tuổi 25 - 30 hoạt động của các tế bào sinh xương và các tế bào huỷ
xương cân bằng giữ cho khối lượng khoáng chất cao nhất (optimal peak bone
mineral density). Sau độ tuổi này, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, hoạt động của các
tế bào tiêu xương sẽ trội hơn hoạt động của các tế bào sinh xương, khối lượng
khoáng chất của bộ xương giảm dần theo tuổi và hàng năm khối lượng xương mất
đi khoảng từ 0,3 đến 0,5%.
Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ, lượng estrogen giảm nên khối lượng xương giảm
nhanh với tốc độ từ 1% đến 3% mỗi năm. Chung quanh tuổi 60, tốc độ mất xương
chậm lại song không dừng hẳn.

5
Phụ nữ cao tuổi có thể mất tới 35 đến 50% khối lượng xương; đàn ông mất từ
20 đến 35%.
Do quá trình thay đổi xương thực hiện trên toàn bộ bề mặt của xương nên tốc
độ thay đổi xương vỏ chậm hơn xương xốp (3% so với 25% trong năm), vì xương
xốp có diện tích bề mặt lớn hơn nhiều. Vì vậy, xương xốp dễ gãy hơn xương vỏ (cổ
xương đùi, xương cổ tay). [15]
1.4. CÁC YẾU TÔ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH DUY TRÌ KHỐI LƯỢNG XƯƠNG
Ở NGƯỜI LỚN
Tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo xương lúc còn trẻ cũng ảnh
hưởng tới quá trình duy trì xương lúc lớn tuổi. Những ảnh hưởng quan trọng nhất là
việc cung cấp calci, tình trạng hormon sinh dục, chức năng tuyến cận giáp, hoạt
động cơ bắp.
1.4.1. Vai trò của tập luyện trong việc duy trì sự rắn chắc của xương.
Do xương là một mô sống, nó cũng chịu ảnh hưởng của môi trường như các
mô sống khác:
Những người không vận động như nằm trên giường lâu hoặc bị liệt sẽ làm mất
xương đáng kể.
Những vận động viên có khối lượng xương nhiều hơn những ngưcd bình thường.
Sự khác nhau về khối lượng xương rõ ràng nhất thể hiện ở thời kỳ bắt đầu phát
triển và trước tuổi dậy thì.
Tập thể dục loại mang vác như đi bộ, chạy, đi nước kiệu và nhảy là những kiểu
tập mà các thầy thuốc thường khuyên để tăng khối lượng xương.
Đối với những người già, chương trình tập thể dục bằng cách thường xuyên đi
bộ là rất tốt cho việc duy trì xương.
Cử tạ giúp ngăn ngừa mất tỷ trọng xương đùi và do đó phòng được gãy xương
đùi, cổ xương đùi tốt.
Một số nghiên cứu cho thấy, khi ngừng tập khối lượng xương sẽ giảm nên
chương trình tập là phải duy trì thường xuyên.
Vì vậy, những người sống ở nông thôn và những người sống ở các nước mà lao

động chân tay duy trì đến lúc già ít có nguy cơ gãy xương hơn những cộng đồng
người khác.
6
Tuy nhiên, tác dụng của tập thể dục đối với người già là không lớn, chỉ làm
tăng khối lượng xương lên khoảng 1-2%.
1.4.2. Vai trò của calci trong việc duy trì tỷ trọng xương
Đối với người, xương chiếm trên 99% tổng lượng calci trong toàn cơ thể. Calci
rất cần thiết cho sự hoạt động bình thường của nhiều cơ quan trong cơ thể như điều
hoà nhịp đập của tim, sự dẫn truyền các xung động thần kinh, kích thích tiết các
hormon và giúp sự đông máu cũng như xây dựng và duy trì khối lượng của xương.
Calci có trong nhiều loại thực phẩm và việc ăn uống đầy đủ là rất quan trọng vì
cơ thể người không tự tổng hợp được calci. Thậm chí ngay cả khi khối lượng xương
đã đạt được mức tối đa, việc cung cấp calci vẫn rất quan trọng vì hàng ngày cơ thể
vẫn mất calci thông qua việc thay da, móng, tóc, ra mồ hôi cũng như bị đào thải qua
nước tiểu và phân. Lượng calci bị mất này phải được bù đắp hàng ngày qua thức ăn.
Khi chế độ ăn không cung cấp đủ calci cho các hoạt động này thì cơ thể lấy calci từ
xương, là nơi dự trữ calci nên làm giảm nhanh khối lượng xương.
1.4.3. Ảnh hưởng của estrogen lên tỷ trọng xương.
Các thí nghiệm lâm sàng cho thấy rằng, các loại estrogen khác nhau như các
loại estrogen liên hợp, estradiol, estron, các estrogen đã ester hoá, ethinyl estradiol
và mestranol có tác dụng làm giảm sự huỷ cốt bào, ngăn cản sự mất xương và làm
tăng nhẹ khối lượng xương sống, xương đùi và tổng khối lượng xương.
Khi estrogen không được tạo thành (phụ nữ thời kỳ mãn kinh hoặc do phẫu
thuật cắt bỏ cả hai buồng trứng) thì các tế bào huỷ cốt bào tăng cường hoạt động và
do đó làm tăng sự mất xương.
Việc tăng mức độ mất xương thòi kỳ mãn kinh ít liên quan đến lượng calci ăn vào.
Tuy nhiên, sau tuổi 60 việc ăn uống đầy đủ calci lại có tác dụng làm tăng tỷ
trọng xương. Các số liệu nghiên cứu cho thấy những phụ nữ đã già dùng các thức ăn
có bổ sung calci (cùng vitamin D) giảm gãy xương được 30% so với những người
không dùng calci bổ sung (kể cả gãy cổ xương đùi).

Vai trò của testosteron đối với nam giới ít được nghiên cứu, song việc mất
testosteron làm tăng tốc độ loãng xương ở đàn ông.
7
1.4.4. Ảnh hưởng của hormon tuyến cận giáp lên sự loãng xương và đau xương.
Nồng độ calci trong cơ thể được điều hoà bởi hormon tuyến cận giáp. Hormon
tuyến cận giáp có vai trò điều hoà sự hấp thu calci từ thức ăn, sự đào thải calci qua
thận, sự dự trữ calci ở xương.
Khi hoạt động của tuyến này tăng (chứng tăng năng tuyến cận giáp) thì xương
sẽ giải phóng calci vào máu một cách liên tục, nên làm cho xương giảm tỷ trọng và
độ cứng (do calci làm cứng xương) sẽ dẫn đến loãng xương.
Sự hoà tan liên tục của xương trung tâm do chứng tăng năng tuyến cận giáp
gây đau xương, điều này cũng gây ra sự mềm xương cột sống nên làm cho người già
khi đi bị còng lưng về trước.
1.4.5. Một sô thuốc cũng gây loãng xương
Các thuốc như: Heparin, các thuốc chống động kinh (phenytoin, phenobarbital) và
các thuốc glucocorticoid sử dụng lâu dài cũng là những yếu tố gây loãng xương.
1.5. Cơ CHẾ BỆNH SINH CỦA LOÃNG XƯƠNG [10]
Khi quá trình huỷ xương cao hơn quá trình tạo xương thì khối lượng xương sẽ
giảm, tỷ trọng xương giảm; khi trọng lượng xương giảm dưới 25% thì chưa gây nên
tình trạng bệnh lí và được gọi là thiểu sản xương (bệnh giòn xương), khi trọng lượng
giảm trên 25% thì được gọi là loãng xương (thưa xương, xốp xương) xương trở nên
dòn và rất dễ gãy. [13]
Trong loãng xương thì khung xương (phần hữu cơ) trở nên mỏng và thưa hơn,
nhưng các hợp chất khoáng được cố định trên một đơn vị khung xương không thay
đổi, có thể nói xương giảm về lượng nhưng không đổi về chất.
Loãng xương được chia làm hai loại: Nguyên phát và thứ phát.
Loãng xương nguyên phát là tình trạng lão hoá của mô xương, nó tăng dần
theo tuổi tác và chịu ảnh hưởng của giới tính. Sau 50 tuổi, do tình trạng lão hoá, sự
hoạt động của các tạo cốt bào giảm dần về số lượng và cả về chất lượng; trong khi các
huỷ cốt bào vẫn hoạt động bình thường; một số nội tiết tố cũng có sự tác động nhiều

trên sự hoạt động của tạo và huỷ cốt bào, đặc biệt là nội tiết tố sinh dục nữ, khi buồng
trứng ngừng hoạt động (mãn kinh) thì quá trình tạo xương giảm rất nhiều. Dựa vào cơ
chế bệnh sinh này người ta chia loãng xương nguyên phát thành 2 tip: [12]
8
Tip 1 loãng xương do mãn kinh.
Tip 2 loãng xương do tuổi già.
Ngoài ra, một số yếu tố cũng có tác động làm tăng quá trình loãng xương như:
Hút thuốc lá, nghiện rượu, ít vận động, thiếu dinh dưỡng và vitamin, sử dụng một số
thuốc kéo dài (corticosteroid, heparin, barbituric .)•
Loãng xương tip 1 thường xuất hiện sau khi phụ nữ mãn kinh từ 5 đến 15 năm,
tình trạng loãng xương gặp ở các xương xốp nhất là cột sống, gây nên các tình trạng
còng, gù, vẹo và đau lưng.
Loãng xương tip 2 do tuổi già sau 70 tuổi ở cả hai giới và tuổi càng cao thì
loãng xương càng tăng, thương tổn chủ yếu ở các xương đặc (các chi), hậu quả dẫn
đến gãy các xương chi dễ dàng.
Loãng xương thứ phát do nhiều nguyên nhân khác nhau: Bệnh và hội chứng
Cushing, cường cận giáp trạng, sử dụng corticosteroid, bất động kéo dài, đa u tuỷ
xương, các bệnh gan thận mãn tính
1.6. TRIỆU CHÚNG LOÃNG XƯƠNG
1.6.1. Các triệu chứng lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng của loãng xương xuất hiện muộn, những triệu chứng chủ
yếu gồm đau cột sống cấp hoặc mạn tính, gù và dễ gãy xương. Những cơn đau cấp
tính thường xuất hiện đột ngột, tự nhiên hoặc sau những động tác bất thường của cột
sống, bệnh nhân có thể không đi lại được trong vòng vài ngày đến vài tuần. Đau
lưng có thể âm ỉ, kéo dài, với những đặc điểm của đau cơ học, thường xuất hiện sau
vài lần đau lưng cấp, kèm theo đau lưng có thể có biến dạng cột sống (gù) và giảm
chiều cao. Người bệnh rất dễ bị gãy xương, đặc biệt là gãy xẹp các đốt sống không
do chấn thương, gẫy cẳng tay kiểu Pouteau Colles và gãy cổ xương đùi.
1.6.1.1. Triệu chứng cơ năng [10][13]
Các triệu chứng cơ năng đầu tiên của loãng xương có thể liên quan đến quá trình

xẹp đốt sống hoặc gãy xương ngoại vi. Thông thường loãng xương không gây đau.
1.6.1.2. Xẹp đốt sông
- Đau cột sống do xẹp các đốt sống
Xuất hiện hoặc tự nhiên hoặc liên quan tới gắng sức hoặc chấn thương nhỏ.
Thường biểu hiện bằng đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không
9
có hiện tượng chèn ép thần kinh kèm theo. Đau giảm rõ khi nằm và giảm dần rồi
biến mất trong vài tuần. Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt
sống ban đầu bị xẹp nặng hơn.
- Đau cột sống mạn tính do rối loạn tư thế cột sống
Sau các đợt đau cột sống cấp tính tương tự, dần dần, các đợt đau mới này sẽ
xuất hiện trên nền đau cột sống mạn tính, do các rối loạn tư thế cột sống gây nên.
Với thời gian, bệnh nhân sẽ xuất hiện sự giảm chiều cao, gù đoạn lưng, có thể tới
mức các xương sườn cuối cùng cọ sát vào cánh chậu, các biến dạng này làm cho
bệnh nhân đau cột sống và đau do cọ sát sườn - chậu.
Tuy nhiên, một tỷ lệ rất lớn các lún xẹp đốt sống không có triệu chứng đau cột
sống. Trước khi xuất hiện lún xẹp đốt sống, không bao giờ có đau cột sống do loãng
xương.
1.6.1.3. Gãy xương
Các vị trí gãy xương thường gặp thường là đầu trên xương đùi, xương cánh tay,
đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.
1.6.2. Các triệu chứng X quang
1.6.2.L Tại cột sống
X quang quy ước
- Giai đoạn sớm: Có thể thấy hình ảnh tăng thấu quang, hình ảnh đốt sống răng
lược, tương ứng với sự tồn tại của các bè xương thẳng đứng, là dấu hiệu gợi ý. X
quang cho phép khẳng định sự mất xương chỉ khi đã có biến chứng gãy hoặc lún đốt
sống. Khi khối lượng xương đã mất từ 30% trở lên thường mới phát hiện được, do đó
không được dùng để chẩn đoán sớm.
- Giai đoạn muộn: Có thể thấy các biến dạng đốt sống. Tiến triển của loãng

xương được đánh giá bằng chỉ số Meunier: Các số chỉ số hình thái cột sống cho thấy
tình trạng và số lượng các đốt sống bị lún (chủ yếu đánh giá đối với xương bè).
Một triệu chứng âm tính quan trọng là không có các vùng huỷ xương trên hình
ảnh X quang của thân đốt sống. Các đốt sống có mật độ đồng nhất, có kết đặc ở
vùng mâm đốt sống (“hình ảnh viền tang”). Khe đĩa đệm không bị hẹp, các cung sau
hầu như bình thường.
10
Cộng hưởng từ
Nếu không có gẫy xương: Hình ảnh bình thường.
Khi có lún xẹp đốt sống mới: Giảm tín hiệu (hyposinal) ở Tl, tăng tín hiệu
(hypersinal) ở T2, khó phân biệt với lún xẹp đốt sống do di căn K. Trường hợp này,
điểm quan trọng cho phép loại trừ lún xẹp đốt sống do di căn là không có các cấu
trúc tròn kiểu di căn trong lòng thân đốt sống; và khi đó, thành sau và tại thân đốt
sống bị xẹp không có hình bóng vòng lên (bombement convexe) trong khoang ống
sống, tuy nhiên nó có thể bị hẹp ở bờ hình chữ nhật. Sau 2 tháng, hình ảnh giảm tín
hiệu cũng xuất hiện ở T2 trong trường hợp lún xẹp đốt sống do loãng xương, nhờ đó
mà việc chẩn đoán trở nên dễ dàng.
I.6.2.2. Tại các vị trí khác
- Chỉ số Barnet và Nordin: đo tỷ lệ độ dày giữa vỏ/tuỷ xương bàn ngón, thường
ngón thứ hai. Chẩn đoán loãng xương: chỉ số > 45.
- Chỉ số Singh-1970
1.6.3. Các xét nghiệm sinh hoá
1.6.3.1. Các xét nghiệm thông thường
Bình thường
Các xét nghiệm về hội chứng viêm (tốc độ máu lắng, CRP, điện di, protid
máu, protein niệu ) và bilan phospho - calci (calci máu, niệu, phosphatase kiềm )
bình thường.
Một số bất thường có thể gặp trong loãng xương nguyên phát:
- Ngay sau khi có một lún đốt sống mới, tốc độ máu lắng có thể tăng tới 30
mm và phosphatase kiềm tăng thoáng qua; song các chỉ số này sẽ trở lại bình thường

sau một vài tuần.
- Tăng calci máu vừa phải: Bất động lâu.
- Tăng phosphatase kiềm (mà không có gãy xương mới), kèm giảm calci
niệu, có thể là một nhuyễn xương (osteomalacie) kết hợp.
- Tuy nhiên, ở Việt Nam, có thể do chế độ ăn không đủ calci nên thường
hiếm khi thấy tăng calci máu ở những trường hợp loãng xương nguyên phát. Bất kì
trường hợp có tăng calci máu nào đều phải tìm nguyên nhân.
11
1.6.3.2. Các chỉ số (marqueurs) huỷ và tạo xương huyết thanh
Các chỉ số này thường được dùng để phát hiện các bệnh nhân có nguy cơ loãng
xương do mãn kinh.
Chỉ số tạo xương huyết thanh
Osteocalcin huyết thanh: Được coi như một trong các chỉ số tạo xương quan
trọng nhất hiện nay, đó là một protein không phải collagen, đặc hiệu cho tổ chức
xương, được tổng hợp bởi tạo cốt bào, có mặt ở tổ chức xương ngoài tế bào, trừ phần
lưu chuyển trong máu, được định lượng nhờ phương pháp miễn dịch huỳnh quang.
Chỉ sô tiêu xương huyết thanh
Đó là pyridinolin và deoxypyridinolin, chúng là các phân tử cầu nối làm ổn
định chuỗi collagen trong chất xương ngoài tế bào. Deoxypyridinolin đặc hiệu cho
xương hơn là pyridinolin, chúng tồn tại trong nước tiểu dưới dạng tự do (40%) hoặc
dưới dạng peptid (60%). Trên thực tế, trong quá trình tiêu xương, deoxypiridinolin
và piridinolin được giải phóng và chế tiết trong nước tiểu dưới dạng tự do và dạng
kết hợp với telopeptid của collagen type 1.
1.7. CHẨN ĐOÁN
1.7.1. Chẩn đoán xác định
Việc chẩn đoán xác định bệnh loãng xương nói chung là không khó nếu như
đã có lún xẹp đốt sống, ngoài ra còn phải loại trừ các lún xẹp đốt sống do các
nguyên nhân khác, đặc biệt là nguyên nhân ác tính.
Chẩn đoán xác định theo tiêu chuẩn WHO, 1994, dựa vào BMD (phần định
nghĩa loãng xương). Khi có tổn thương trên XQ tức là loãng xương nặng.

1.7.2. Chẩn đoán nguyên nhân
❖ Loãng xương nguyên phát
♦♦♦ Loãng xương thứ phát: Việc phát hiện loãng xương thứ phát gồm các
bước dưới đây.
Hỏi bênh nhân
Tuổi mãn kinh (phát hiện mãn kinh sớm)
Tim các gãy xương bệnh lý có tính gia đình (Bệnh Lobstein)
Tiền sử bất động kéo dài, điều trị corticoid, heparin, hormon giáp trạng.
12
Khám bênh
Tìm các triệu chứng gợi ý một bệnh nội tiết
Cường giáp trạng, cường cận giáp trạng.
Bệnh Cushing, suy sinh dục, to đầu chi (hiếm).
Các bất thường da và niêm mạc
Rối loạn sắc tố trong nhiễm thiết huyết tố (Hemochromatose)
Nốt mẩn nhiễm sắc trong Mastocytose
Màu xanh nhạt của củng mạc, thường kèm theo điếc, biến dạng sọ và lùn
(bệnh Lobstein).
Các xét nghiêm
- Các xét nghiệm trong loãng xương nguyên phát là bình thường.
- Tăng calci máu: Gợi ý cường giáp trạng, K xương di căn, đa u tuỷ xương
(bệnh Kahler)
1.7.3. Chẩn đoán phân biệt
1.7.3.1. Trường hợp không có lún xẹp đốt sống
Nếu không có lún xẹp đốt sống, chỉ đau cột sống, tìm các nguyên nhân khác
(thoái hoá ).
1.7.3.2. Trường hợp có lún xẹp đốt sống
Tìm các nguyên nhân khác ngoài loãng xương, có một số bệnh lý sau đây cần
lưu ý.
Các bệnh lý ác tính của tổ chức xương

(Đa u tuỷ xương-bệnh Myelome; di căn xương): Các dấu hiệu gợi ý: đau
không phải kiểu cơ học, không hoàn toàn giảm đau khi nằm; lún xẹp đốt sống trên
D5; đau lan hoặc có dấu hiệu thần kinh; tàng calci máu hoặc tốc độ máu lắng trên
30 mm, hoặc tốc độ lắng máu không trở lại bình thường sau lún xẹp đốt sống.
Cường cận giáp trạng tiên phát
Hiếm gặp. Gây tăng calci máu và tăng PTH. Hình ảnh X quang có mất chất
khoáng lan toả, giả loãng xương nhiều khi khó phân biệt. Hình ảnh hốc hoặc u
xương ở các xương dài. Đặc biệt có hình ảnh tiêu xương dưới màng xương ở các đầu
ngón, ở bờ quay của ngón 2, 1/3 ngoài xương đòn và phần dưới cổ xương đùi, xương
mu. Rất hay có calci hoá sụn khớp kèm theo.
13
Dấu hiệu sớm: Đau vùng cùng chậu, đau xương, gãy xương hoặc u xương.
Thường có sỏi thận và các rối loạn tiêu hoá (viêm tuỵ mạn calci hoá, loét dạ dày - tá
tràng). Tuy nhiên bệnh có thể kết hợp với loãng xương (có triệu chứng giảm calci
niệu). Trường hợp này phải dùng vitamin D.
1.8. TIẾN TRIỂN CỦA LOÃNG XƯƠNG [10]
Người bị bệnh loãng xương ỏ giai đoạn đầu rất ít phát hiện được, vì bệnh tiến
triển âm thầm, không đau. Người bệnh bị đau chỉ khi bệnh phát triển đến giai đoạn
nặng như lún xẹp đốt sống, gãy xương đùi hay cổ xương đùi
Đau do lún xẹp đốt sống kéo dài trong vài tuần. Một đợt đau mới có nghĩa là
có một lún xẹp đốt sống mới, tuy nhiên, không phải bao giờ cũng thấy trên X quang
(đó là các lún xẹp đốt sống ở mức độ vi thể).
Sau nhiều lần đau, bệnh nhân đau cột sống mạn tính do biến dạng cột sống.
Giảm chiều cao ở bệnh nhân loãng xương nặng. Gãy cổ xương đùi đặc biệt tiên
l
ượng nặng, tỉ lệ tử vong 15 - 20% trong những tuần, tháng đầu. [13]
1.9. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ ĐIỂU TRỊ LOÃNG XƯƠNG
1.9.1. Phòng bệnh loãng xương
Việc tạo được bộ xương phát triển đầy đủ, rắn chắc, đặc biệt là trước tuổi 30 là
biện pháp phòng bệnh loãng xương tốt; lối sống lành mạnh cũng là một yếu tố quan

trọng giữ cho xương chắc khoẻ và phòng loãng xương.
Để phòng bệnh loãng xương phải thực hiện cả bốn bước sau:
• Chế độ ăn uống phải có nhiều calci và vitamin D.
• Rèn luyện thân thể bằng cách tập tạ, xà đơn, xà kép (người trẻ)
• Lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá và không uống nhiều rượu.
• Kiểm tra tỷ trọng xương định kỳ và dùng thuốc khi cần.
Tuỳ theo độ tuổi mà nhu cầu về calci khác nhau, dao động từ 1000 đến 1300
mg mỗi ngày. Nếu số lượng này không cung cấp đủ từ thức ăn thì phải dùng thực
phẩm có bổ sung calci.
Vitamin D rất cần thiết cho cơ thể để hấp thu calci từ thức ăn. Nếu thiếu
vitamin D, số lượng calci hấp thu không đủ cung cấp cho cơ thể và cơ thể sẽ lấy
calci từ xương. Nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể chúng ta gồm hai nguồn:
14
Tạo thành từ da (ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào da chúng ta và sẽ được
da hấp thu và tổng hợp vitamin D3 từ 7-dehydrocholesterol).
Lấy từ thức ăn.
Nhu cầu hàng ngày từ 400 đến 800 đơn vị quốc tế; thực phẩm giàu vitamin D
như là lòng đỏ trứng, cá và gan cá nước mặn.
Rèn luyện thân thể lúc thanh thiếu nhi là rất quan trọng, nó sẽ tạo cho cơ thể có
được tỷ trọng xương tối đa, cao hơn những người không rèn luyện. Tuy nhiên, tốt nhất là
rèn luyện những môn tập có sức nặng đè lên thân thể như đi bộ, chạy nhảy
Hút thuốc lá lâu ngày có hại tới khối lượng xương do nó ảnh hưởng gây độc tới
các tế bào tạo xương, làm thay đổi chuyển hoá estrogen. Nói chung, những người
hút thuốc lá thường sẽ mãn kinh sớm hơn bình thường từ 1 đến 2 năm. Hút thuốc lá
làm cho người ta ốm yếu nên lười tập luyện, hay phải dùng thuốc do bệnh phổi (như
glucocorticoid ) nên sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.
Tác dụng của rượu và cà phê lên xương chưa được giải thích rõ ràng. Tuy
nhiên, nếu mỗi ngày uống rượu trên hai lần thì gây tăng mất xương; mỗi ngày uống
trên hai cốc cà phê cũng gây mất xương. Tác dụng này có lẽ do chúng làm tăng tác
dụng làm mất xương của các yếu tố khác.

Những người có nguy cơ cao bị loãng xương thì cần phải kiểm tra xương như
người già, phụ nữ sau mãn kinh
1.9.2. Điều trị bệnh loãng xương [13]
1.9.2.1. Điều trị gãy xương do loãng xương
Thông thường, bệnh nhân bị loãng xương chỉ phát hiện được khi đã bị gãy
xương. Vì vậy, điều đầu tiên là điều trị gãy xương do loãng xương.
Nếu gãy cổ xương đùi thì phải đưa đi bệnh viện ngay và phải phẫu thuật. Tuỳ ở
vị trí và mức độ nặng nhẹ của chỗ gãy, tình trạng các khớp gần cạnh và sức khoẻ
bệnh nhân mà đóng đinh hoặc nẹp, tạo khớp bán động và sau đó phải phục hồi
các chức năng hoạt động như trước khi bị gãy.
Chỉ khoảng 25% đến 30% trường hợp bị gãy xương sống do đè nặng là bị đau
lưng đột ngột. Đối với các trường hợp gãy xương có triệu chứng đau thì phải dùng
thuốc giảm đau phi steroid, có khi phải thêm thuốc giảm đau gây nghiện như codein
hoặc oxycodon.
15
Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy, calcitonin cũng có tác dụng giảm đau
do gãy xương sống cấp.
Gần đây người ta đang nghiên cứu đưa ximăng nhân tạo (polymethylmetha
crylat) tiêm xuyên da vào thân đốt sống để điều trị (tạo hình đốt sống hoặc
kyphoplasty) và có tác dụng giảm đau rất nhanh.
Nằm nghỉ trên giường trong một thời gian ngắn cũng là một biện pháp giảm
đau tốt, song phải sớm vận động để ngăn ngừa sự mất xương tiếp theo do bất động.
Gãy xương do đè nặng cấp thường kèm theo co cơ và cần phải điều trị bằng
thuốc giãn cơ hoặc bằng phương pháp làm ấm.
Đau nặng thường khỏi sau 6 đến 10 tuần, đau dai dẳng thường không phải do
xương mà do cơ, dây chằng, gân bị căng bất thường hoặc do thay đổi hình dạng
ngực, bụng gây viêm mặt khớp. Đau dai dẳng thường khó điều trị thành công và
phải dùng thuốc giảm đau, đôi khi phải dùng thuốc giảm đau gây nghiện. Thỉnh
thoảng, cần phải nằm ngửa hoặc bán nghiêng để cho các mô mềm bị đè nặng được
giãn ra, làm ấm giúp giãn cơ nên sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Cũng có nhiều phương

pháp vật lý như siêu âm và kích thích thần kinh dưới da cũng có tác dụng tốt.
Đau còn xảy ra ở vùng cổ (không phải do gãy vì nơi này hầu như không bao
giờ bị gãy do loãng xương) mà là do sự căng cơ thường xuyên để ngẩng đầu đối với
những người bị gù nặng.
Khi bị gãy nhiều đốt sống thường kèm theo các triệu chứng tâm thần. Sự thay
đổi hình dáng cơ thể và đau lưng nặng gây cho bệnh nhân trầm cảm. Sự mất cân
bằng do gù và sự vận động lao về phía trước do thay đổi trọng tâm cơ thể làm cho
bệnh nhân sợ bị ngã và do đó họ sợ ra ngoài và tách khỏi cộng đồng.
Những triệu chứng này đôi khi được cải thiện nhờ sự giúp đỡ của gia đình hoặc
được điều trị tâm thần. Tuy nhiên, cũng cần dùng thuốc nếu bệnh nhân bị gãy do đè nén.
1.9.2.2. Điều trị loãng xương
Bệnh loãng xương có thể được cải thiện nhờ một chế độ ăn uống, sinh hoạt và
thuốc men hợp lý. Các nghiên cứu theo dõi dài hạn cho thấy việc điều tri đã làm tăng
được khối lượng khoáng chất của xương, giảm đau đớn, phòng ngừa được gãy xương,
giảm các nguy cơ gãy xương cải thiện chất lượng cuộc sống cho người có tuổi.
16
Chế độ ăn uống, sinh hoạt
Cần duy trì một chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng, hợp lý, phù hợp với nhu cầu
của cơ thể trong từng giai đoạn, từng lứa tuổi, từng thói quen sinh hoạt kể cả
người đã bị loãng xương.
Theo các nghiên cứu gần đây của Trung tâm dinh dưỡng Thành phố Hồ Chí
Minh, chế độ ăn của dân ta nói chung thiếu calci. Sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ,
phomat ) giàu calci chỉ chiếm một vị trí rất khiêm nhường trong khẩu phần ăn của
đa số dân ta và con số ít ỏi này cũng chỉ tập trung ở một số Thành phố lớn như TP.
Hồ Chí Minh và Hà Nội.
ở người lớn tuổi cần đặc biệt quan tâm đến các thành phần khoáng chất (đặc
biệt là calci) và protid trong khẩu phần ăn vì ở người có tuổi khả năng ăn uống và
hấp thu các chất dinh dưỡng và khoáng chất đều bị hạn chế.
Chính vì vậy, sữa là một loại thức ăn lý tưởng để cung cấp cả calci và protid
cho người có tuổi. Lượng sữa cần thiết mỗi ngày từ 500 đến 1.000 ml (có thể là sữa

tươi, sữa chua hoặc sữa pha từ sữa bột).
Cần duy trì một chế độ sinh hoạt đa dạng, năng động: Vận động thể lực đều
đặn, vừa sức, tăng cường các hoạt động thể lực ở ngoài trời sẽ không những giúp
phòng mà còn điều trị loãng xương. Việc vận động thường xuyên vừa có ích cho
toàn cơ thể (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thống tiêu hoá ) vừa tác dụng trực tiếp cho
hệ thống xương cơ khớp, chống thoái hoá và chống loãng xương (do tăng cường
hoạt động của tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu calci và protid).
Đối với người bị bệnh loãng xương cần hết sức tránh té ngã vì khi xương đã bị
loãng, gãy xương sẽ rất dễ xảy ra, khi gãy lạí rất khó liền. Việc bất động để điều trị
gãy xương không những làm cho loãng xương nặng thêm mà còn là nguy cơ của
nhiều loại bệnh lý do nằm lâu khác.
Chế độ thuốc men
Hiện nay, các thuốc điều trị loãng xương có thể chia thành hai nhóm:
- Thuốc làm giảm tốc độ mất xương, nghĩa là thuốc chống tiêu xương “anti -
resorption drugs”, đó là các muối calci, estrogen, các estrogen chọn lọc mô,
calcitonin, các bisphosphat.
17
í
V
\
- Thuốc làm tăng tốc độ tạo xương “bone forming drugs” như: Teriparatiđ.
Thuốc giảm đau chỉ dùng khi cần thiết, tuỳ mức độ có thể dùng các thuốc giảm
đau đơn thuần (Paracetamol, Idarac Tránh dùng các thuốc kháng viêm giảm đau,
đặc biệt nhóm thuốc kháng viêm chứa corticosteroid.
Để có kết quả, việc điều trị loãng xương cần toàn diện, liên tục và lâu dài. Thời
gian điều trị bệnh loãng xương phải được tính bằng năm chứ không tính được bằng
tháng (để đánh giá kết quả điều trị, thường phải sau 2 năm) nên chi phí thường quá
cao so với mức sống hiện nay của đa số nhân dân lao động. Chính vì vậy, việc phòng
ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế.
18

2. THUỐC PHÒNG VÀ ĐlỂU TRỊ LOÃNG XƯƠNG
A. CÁC THUỐC TÂN Dược
2.1. CÁC MUÔI CALCI [32]
Calci là thành phần quan trọng tạo nên bộ xương. Chỉ đơn thuần dùng calci
không thể ngăn ngừa hoặc điều trị bệnh loãng xương, nhưng nó là một thuốc đóng
vai trò rất quan trọng trong phác đồ phòng và điều trị bệnh loãng xương.
Nhiều khảo sát tầm quốc gia đã cho thấy rằng rất nhiều người dân Mỹ không
cung cấp đủ calci. Ở phụ nữ, dưới một nửa hàng ngày được bổ sung đủ calci. [5]
Viện y học Mỹ khuyên nên dùng calci hàng ngày như sau: (bảng 2.1)
Bảng 2.1. Lượng calci cần dùng hàng ngày.
Giới thiệu lượng calci cần thiết
Tuổi
mg/ngày
Mói sinh - 6 tháng 210
6 tháng - 1 năm
270
1 - 3 500
4 - 8 800
9 - 1 3 1300
14 -1 8 1300
1 9 -3 0
1000
3 1 -5 0
1000
5 1 -7 0
1200
trên 70
1200
phụ nữ có thai và cho con bú
1000

Rất nhiều sô liệu nghiên cứu cho thấy, việc cung cấp đủ calci có tác dụng
làm giảm sự mất xương và ức chế sự thay xương.
Nguồn cung cấp calci tốt nhất là từ thức ăn hoặc từ các nguồn thực phẩm khác;
tuy nhiên nhiều bệnh nhân cần cung cấp thêm calci.
Những thực phẩm nhiều calci như là: Sữa, format, sữa chua, thực phẩm đã làm
giàu như ngũ cốc, bánh quế, nước ép hoa quả, bánh quy
Nếu cần bổ sung calci thì liều không quá 600 mg/lần vì sự hấp thu calci sẽ
giảm nếu liều cao hơn (liều lượng trên là tính theo calci nguyên tố).
19

×