Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.82 KB, 69 trang )


Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI QUỐC KHÁNH
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Văn Thuận
Họ và tên sinh viên : Phạm Thị Dư
Lớp : Kế toán 12B
Mã sinh viên : 13112986
Hng Yªn, 10/ 2013
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
i
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: Đặc điểm lao động, tiền lương và quản lý lao động, tiền
lương tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh
3
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty 3
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty 4
1.3. Trích, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty 6
1.4. Tổ chức quản lý lao động, tiền lương tại Công ty 9
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh
12


2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty 12
2.1.1. Chứng từ sử dụng 12
2.1.2. Phương pháp tính lương 12
2.1.3. Tài khoản sử dụng 16
2.1.4. Quy trình kế toán 16
2.2. Kế toán các khoản trích theo lương tại Công ty 36
2.2.1. Chứng từ sử dụng 36
2.2.2. Tài khoản sử dụng 36
2.2.3. Quy trình kế toán 37
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo
lương tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh
55
3.1. Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty và phương hướng hoàn thiện
55
3.1.1. Những ưu điểm 56
3.1.2. Những tồn tại 57
3.1.3. Phương hướng hoàn thiện 59
3.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các
khoản trích theo lương tại Công ty
60
Kết luận 63
Danh mục tài liệu tham khảo 64
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
ii
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Nhận xét của đơn vị thực tập
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
iii
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
STT KÝ HIỆU DIỄN GIẢI
1 TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
2 SX
Sản xuất
3 TM
Thương mại
4 PGĐ
Phó giám đốc
5 TK
Tài khoản
6 BHXH
Bảo hiểm xã hội
7 BHYT
Bảo hiểm y tế
8 BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
9 KPCĐ
Kinh phí công đoàn
10 KQKD
Kết quả kinh doanh
11 BCTC
Báo cáo tài chính
12 CNV
Công nhân viên
13 CB
Cán bộ

14 TM
Tiền mặt
15 TGNH
Tiền gửi ngân hàng
16 PCCV
Phụ cấp chức vụ
17 NLĐ
Người lao động
18 CTGS
Chứng từ ghi sổ
19 BCĐSPS
Bảng cân đối số phát sinh
20 VNĐ
Việt Nam đồng
iv
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán


Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
v
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
DANH MỤC BẢNG BIẾU
Nội dung Trang
Biểu 1.1: Tình hình lao động của Công ty 4
Biểu 2.1: Bảng chấm công tổ kẹo cứng 22
Biểu 2.2: Bảng chấm công làm thêm giờ tổ kẹo cứng 23
Biểu 2.3: Bảng chấm công phòng tổ chức hành chính 24
Biểu 2.4: Bảng thanh toán lương tổ kẹo cứng 25
Biểu 2.5: Bảng thanh toán lương phòng tổ chức hành chính 26
Biểu 2.6: Bảng tổng hợp tiền lương của doanh nghiệp 27

Biểu 2.7: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 28
Biểu 2.8: Chứng từ ghi sổ số 125 30
Biểu 2.9: Chứng từ ghi sổ số 126 31
Biểu 2.10: Phiếu chi số 120 32
Biểu 2.11: Chứng từ ghi sổ số 127 33
Biểu 2.12: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 34
Biểu 2.13 : Sổ cái tài khoản 334 35
Biểu 2.14: Chứng từ ghi sổ số 128 41
Biểu 2.15: Chứng từ ghi sổ số 129 42
Biểu 2.16: Chứng từ ghi sổ số 130 43
Biểu 2.17: Chứng từ ghi sổ số 131 44
Biểu 2.18: Giấy chứng nhận nghỉ ốm, thai sản 45
Biểu 2.19: Phiếu thanh toán trợ cấp BHXH 46
Biểu 2.20: Bảng thanh toán BHXH 47
Biểu 2.21 : Phiếu chi số 121 48
Biểu 2.22: Chứng từ ghi sổ số 132 49
Biểu 2.23: Số đăng ký chứng từ ghi sổ 50
Biểu 2.24: Sổ cái tài khoản 3382 51
Biểu 2.25: Sổ cái tài khoản 3383 52
Biểu 2.26: Sổ cái tài khoản 3384 53
Biểu 2.27: Sổ cái tài khoản 3389 54


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Nội dung Trang
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
vi
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Sơ đồ 1.1: Tổ chức quản lý lao động, tiền lương tại Công ty 10
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ 17

Sơ đồ 2.2: Hạch toán các khoản phải trả công nhân viên 19
Sơ đồ 2.3: Quy trình luân chuyển chứng từ 38
Sơ đồ 2.4: Hạch toán các khoản trích theo lương 40
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
vii
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
LỜI NÓI ĐẦU
Trong kế toán hiện đại có rất nhiều bộ phận kế toán: kế toán tiền mặt, kế
toán tài sản cố định, kế toán vật tư, kế toán công nợ và trong số đó không
thể không nhắc tới kế toán các khoản thanh toán với người lao động. Đây có
thể coi là một trong những bộ phận kế toán quan trọng nhất đối với bất kì
doanh nghiệp và tổ chức nào. Bởi lẽ nó gắn bó mật thiết với người lao động,
lực lượng lao động của doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung.
Đối người lao động, tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là
nguồn thu nhập chủ yếu giúp cho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia
đình. Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một trong ba bộ phận chi phí cấu
thành nên giá thành sản xuất của sản phẩm.
Có thể nói rằng, tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong
những vấn đề được cả doanh nghiệp và người lao động quan tâm. Vì vậy việc
hạch toán, phân bổ chính xác tiền lương cùng các khoản trích theo lương vào
giá thành sản phẩm sẽ một phần giúp cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh trên
thị trường nhờ giá cả hợp lý. Qua đó cũng giúp cho người lao động thấy được
quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tăng năng suất lao động, từ đó thúc
đẩy việc nâng cao chất lượng lao động của doanh nghiệp. Mặt khác việc tính
đúng, tính đủ và thanh toán kịp thời tiền lương cho người lao động cũng là
động lực thúc đẩy họ hăng say sản xuất và yên tâm tin tưởng vào sự phát triển
của doanh nghiệp.
Nhận thấy tầm quan trọng của hạch toán thanh toán với người lao động nên
trong quá trình tìm hiểu Công ty cùng với sự chỉ bảo và giúp đỡ của thầy giáo
TS. Trần Văn Thuận và bộ phận Kế toán cùng các Phòng ban chức năng

khác của Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh em đã chọn
đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
1
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh” cho Chuyên đề thực tập tốt
nghiệp của mình.
Nội dung Chuyên đề gồm 3 chương :
Chương 1: Đặc điểm lao động, tiền lương và quản lý lao động, tiền lương tại
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh.
Trong quá trình hoàn thành Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, mặc dù đã
rất cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp, cũng như kiến thức còn nhiều hạn
chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong Công
ty để Chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
2
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Chương 1: Đặc điểm lao động, tiền lương và quản lý lao động, tiền lương
tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh
1.1. Đặc điểm lao động của Công ty:
- Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty là lĩnh vực sản xuất do vậy Công
ty không đòi hỏi tất cả mọi người đều có trình độ đại học, cao đẳng mà chỉ bắt
buộc đối với khối nhân viên văn phòng, trình độ trung cấp trở lên đối với
phòng kỹ thuật. Đối với công nhân sản xuất yêu cầu tốt nghiệp trung học phổ
thông trở lên.

- Do Công ty làm về lĩnh vực sản xuất nên công việc diễn ra liên tục, ổn định
không mang tính chất thời vụ, thời gian làm việc vào ban ngày, khi khối
lượng công việc nhiều Công ty sẽ làm tăng ca nhưng không quá 2 tiếng làm
thêm trong một ngày.
- Về phân loại lao động theo quan hệ với quy trình sản xuất gồm có:
+ Lao động trực tiếp sản xuất: lao động trực tiếp sản xuất chính tức là bộ phận
công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất: người điều khiển thiết bị
máy móc, người phục vụ quy trình sản xuất.
+ Lao động gián tiếp sản xuất: tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất bao
gồm: nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, hành chính.
Tình hình lao động của Công ty được thể hiện qua bảng sau:


Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
3
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Biểu 1.1: Tình hình lao động của Công ty
1.2. Các hình thức trả lương của Công ty:
- Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo
thời gian là hình thức tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian
làm việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang lương theo quy định
Hình thức tiền lương theo thời gian được chia thành: lương thời gian giản
đơn và lương thời gian có thưởng.
- Lương thời gian giản đơn là tiền lương được tính theo thời gian làm việc và
đơn giá lương thời gian. Lương thời gian được chia thành:
+ Lương tháng: tiền lương trả cho người lao động theo thang bậc lương quy
định gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ cấp (nếu có).
Lương tháng thường được áp dụng trả cho nhân viên làm công tác quản lý
hành chính, quản lý kinh tế và nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có
tính chất sản xuất.

+ Lương ngày: được tính bằng cách lấy lương tháng chia cho số ngày làm
việc theo chế độ.
Lương ngày làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH phải trả CNV, tính lương cho
công nhân viên trong những ngày hội họp, học tập, trả lương theo hợp đồng.
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
STT Chỉ tiêu Số CNV Tỷ trọng(%)
1 Tổng số CBCNV 140 100
2 + Nam 40 28.6
3 + Nữ 100 71.4
4 Trình độ
5 + Đại học, cao đẳng 25 17.9
6 + Trung cấp 15 10.7
7 + THPT 100 71.4
8 Phân loại lao động
9 + Lao động trực tiếp 100 71.4
10 + Lao động gián tiếp 40 28.6
4
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
+ Lương giờ: được tính bằng cách lấy lương ngày chia cho số giờ làm việc
trong ngày theo chế độ.
Lương giờ làm căn cứ để tính phụ cấp làm thêm giờ.
- Đối với việc trả lương làm thêm giờ:
+ Nếu làm thêm vào ngày thường:
Lương làm thêm = Lương giờ * Số tiếng làm thêm * 150%
+ Nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần:
Lương làm thêm = Lương giờ * Số tiếng làm thêm * 200%
+ Nếu làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết:
Lương làm thêm = Lương giờ * Số tiếng làm thêm * 300%
( Công ty chỉ làm 8 tiếng đối với làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần và ngày
nghỉ lễ, tết chứ không tăng ca).

- Lương thời gian có thưởng: là hình thức tiền lương thời gian giản đơn kết
hợp với chế độ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng về làm đủ ngày công, giờ
công…).
Ngoài tiền lương, BHXH, công nhân viên có thành tích trong sản xuất trong
công tác còn được hưởng khoản tiền thưởng, việc tính toán tiền thưởng căn cứ
vào quyết định và chế độ khen thưởng hiện hành.
+ Tiền thưởng thi đua từ quỹ khen thưởng. Căn cứ vào kết quả bình xét A, B,
C và hệ số tiền thưởng để tính.
+ Tiền thưởng về sáng kiến nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm vật tư,
tăng năng suất lao động căn cứ vào hiệu quả kinh tế cụ thể để xác định.
+ Đối tượng xét thưởng:
Lao động có thời gian làm việc tại Công ty từ một năm trở lên đóng góp vào
kết quả kinh doanh của Công ty.
+ Mức thưởng: mức thưởng một năm không thấp hơn một tháng lương.
1.3. Trích, nộp và sử dụng các khoản trích theo lương tại Công ty:
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
5
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
1.3.1. Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương của Công ty (tổng quỹ lương) là tất cả các khoản tiền lương
mà Công ty phải trả cho công nhân viên trong một thời gian nào đó.
Công ty căn cứ vào thang lương, bậc lương và chế độ phụ cấp do Nhà nước
quy định để tính đơn giá tiền lương trong sản phẩm. Đơn giá tiền lương được
điều chỉnh theo tình hình giá cả biến động trong từng thời kỳ.
Quỹ tiền lương của Công ty gồm các khoản chủ yếu sau:
- Tiền lương tính theo thời gian.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa
vụ do chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học
- Các loại phụ cấp, trợ cấp: xa nhà, chuyên cần, làm thêm giờ

- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên
- Các khoản tiền chi trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong thời gian ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động
Xét về phương diện hạch toán, tiền lương cho công nhân viên trong Công ty
được chia làm 2 loại:
- Tiền lương chính: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian công
nhân viên thực hiện nhiệm vụ của họ, nghĩa là thời gian có tiêu hao thực sự
sức lao động. Đây là khoản tiền lương trả theo cấp bậc hoặc quy định mức
lương của Công ty.
- Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian thực
hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ: làm thêm giờ, các khoản
phụ cấp, trợ cấp kèm theo và thời gian công nhân viên được nghỉ theo đúng
chế độ (nghỉ phép, nghỉ lễ, đi họp, nghỉ vì ngừng sản xuất, ). Ngoài ra tiền
lương trả cho công nhân sản xuất sản phẩm hàng tháng trong phạm vi chế độ
quy định cũng được xếp vào lương phụ.
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
6
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
1.3.2. Các quỹ trích theo lương:
Ngoài tiền lương để đảm bảo tái sản xuất sức lao động và cuộc sống lâu dài,
bảo vệ sức khoẻ và đời sống tinh thần của người lao động, theo chế độ tài
chính hiện hành, Công ty còn phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một
bộ phận chi phí gồm các khoản trích: bảo hiểm xã hội (BHXH ), bảo hiểm y
tế (BHYT ) và kinh phí công đoàn (KPCĐ), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
(Theo Quyết định 1111/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 10 năm 2011 của Bảo
Hiểm Xã Hội Việt Nam).
*Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH):
- Nguồn hình thành: Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập và tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty 1 khoản chi phí BHXH theo quy
định của Nhà nước. Theo quy định hiện hành, hàng tháng Công ty tiến hành

trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ phần trăm nhất định trên tiền lương cơ bản của
công nhân viên và phân bổ chúng cho các đối tượng liên quan đến việc sử
dụng lao động. Chế độ kế toán hiện hành cho phép mức trích là 24% tiền
lương cơ bản trong đó 17% là người sử dụng lao động được tính vào chi phí
sản xuất kinh doanh, còn lại 7% là người lao động phải tính trừ vào phần thu
nhập của mình.
- Phạm vi chi dùng quỹ BHXH: ốm đau (con ốm, bản thân người lao động
ốm), thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, già yếu, nghỉ mất sức, hưu
trí, tử tuất và chi nuôi sống bộ máy quản lý quỹ BHXH.
- Phương thức quản lý, chi tiêu quỹ BHXH: hàng tháng, Công ty phải nộp
toàn bộ các khoản BHXH đã trích vào cơ quan quản lý quỹ BHXH. Các
khoản chi tại Công ty như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động sau khi đã chi
trả cho người lao động Công ty phải nộp các chứng từ gốc hợp lệ cho cơ quan
quản lý quỹ để đề nghị cơ quan này thanh toán.
*Quỹ bảo hiểm y tế (BHYT):
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
7
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
- Nguồn hình thành: BHYT theo quy định của chế độ tài chính hiện hành
được hình thành từ 2 nguồn: 1 nguồn do Công ty phải chịu, được trích để tính
vào chi phí sản xuất kinh doanh hàng tháng theo tỷ lệ phần trăm nhất định
trên tổng số tiền lương cơ bản của công nhân viên. Theo chế độ kế toán hiện
nay cho phép tỷ lệ trích vào tiền lương cơ bản để nộp BHYT là 4,5% trong đó
3% Công ty được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1,5% người lao động
phải chịu trừ vào tiền lương của mình.
- Phương thức quản lý chi tiêu quỹ: BHYT được nộp lên cho cơ quan chuyên
môn chuyên trách (thường dưới hình thức mua BHYT) để phục vụ, bảo vệ,
chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên như khám bệnh, kê đơn, mua thuốc,
chữa bệnh.
*Kinh phí công đoàn ( KPCĐ):

- Nguồn hình thành quỹ: Quỹ này cũng được hình thành do việc trích lập, và
tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty hàng tháng theo tỷ lệ quy
định tính trên tổng số tiền lương thực tế phải trả công nhân viên trong kỳ.
Theo chế độ kế toán hiện nay quy định tỷ lệ trích KPCĐ của Công ty là 2%
tiền lương thực tế của công nhân viên trong tháng.
- Quản lý, chi tiêu quỹ: Trong số 2% trích lập KPCĐ, Công ty được phép giữ
lại 1% để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại Công ty, còn 1% phải nộp lên
cho cơ quan quản lý công đoàn cấp trên.
*Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN):
Bảo hiểm thất nghiệp là khoản hỗ trợ tài chính tạm thời dành cho những
người bị mất việc mà đáp ứng đủ yêu cầu theo Luật định. Đối tượng được
nhận bảo hiểm thất nghiệp là những người bị mất việc không do lỗi của cá
nhân họ. Người lao động vẫn đang cố gắng tìm kiếm việc làm, sẵn sàng nhận
công việc mới và luôn nỗ lực nhằm chấm dứt tình trạng thất nghiệp. Những
người lao động này sẽ được hỗ trợ một khoản tiền theo tỉ lệ nhất định.
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
8
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì mức đóng bảo hiểm thất
nghiệp được quy định như sau: người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp
bằng 1% tiền lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1%
quỹ tiền lương, tiền công tháng và Nhà nước sẽ hỗ trợ từ ngân sách bằng 1%
quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người
lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
1.4. Tổ chức quản lý lao động, tiền lương tại Công ty:
Sơ đồ 1.1: Tổ chức quản lý lao động, tiền lương tại Công ty

Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
Giám đốc
9

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán

Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận:
- Giám đốc: là người đứng đầu Công ty, trực tiếp điều hành Công ty, có quyền
quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty.
- PGĐ kinh doanh: chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của Công ty
dưới sự kiểm soát của Giám đốc.
- Phòng Tổ chức hành chính: làm chức năng văn phòng và tổ chức tiền lương,
có nhiệm vụ quản lý hồ sơ và quỹ tiền lương.
- Phòng Kế toán: có trách nhiệm ghi chép các nghiệp vụ tài chính phát sinh
trong quá trình hoạt động của Công ty, xác định KQKD, lập BCTC theo quy
định.
- Phòng Kinh doanh: xây dựng định mức lao động , tiền lương, vật tư.
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
PGĐ kinh doanh
Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính
Kế toán trưởng
Kế toán tiền lương
Các tổ trưởng
Quản đốc
10
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
- Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo toàn bộ công tác kế toán của Công ty,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động tài chính, có nhiệm vụ quản lý,
điều hành nhân viên trong phòng kế toán, kiểm soát tình hình thu chi của
Công ty, làm tham mưu cho Giám đốc về tài chính kế toán.
- Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ theo dõi, tính toán và giám sát việc tính
lương cho cán bộ, công nhân viên. Đồng thời thực hiện việc trích các khoản
theo lương để nộp các cơ quan chức năng.
- Quản đốc: có nhiệm vụ quản lý, điều hành và chỉ đạo các tổ trưởng trong

việc quản lý lao động và chịu sự điều hành của Giám đốc Công ty.
- Các tổ trưởng: có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động lao động của tổ
mình, thực hiện việc chấm công và đề bạt các công nhân viên có thành tích
xuất sắc để khen thưởng, nâng bậc.
Chương 2: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Quốc Khánh.
2.1. Kế toán tiền lương tại Công ty:
2.1.1. Chứng từ sử dụng:
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
11
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Kế toán thanh toán với người lao động phải căn cứ vào các chứng từ hợp lệ,
hợp pháp để kiểm tra và ghi chép vào các sổ sách kế toán . Những chứng từ
chủ yếu được sử dụng trong kế toán bao gồm:
- Bảng chấm công (mẫu số 01a - LĐTL)
- Bảng chấm công làm thêm giờ (mẫu số 01b - LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền lương (mẫu số 02 - LĐTL)
- Bảng thanh toán tiền thưởng (mẫu số 03 - LĐTL)
- Chứng từ thanh toán gồm: phiếu chi, báo nợ của ngân hàng
Các chứng từ trên là cơ sở để kiểm tra, tính toán và hạch toán tiền lương và
các khoản thanh toán khác với người lao động trong và ngoài Công ty.
2.1.2. Phương pháp tính lương:
* Đối với công nhân sản xuất:
Công ty áp dụng mức lương cơ bản là 2.080.000 đồng/tháng, số ngày làm
việc theo quy định là 26 ngày.
Các khoản trợ cấp áp dụng cho công nhân như sau:
+ Chuyên cần: 200.000 đồng/tháng
+ Xa nhà: 100.000 đồng/tháng( đối với các CNV ngoài tỉnh Hưng Yên)
+ Sinh hoạt: 200.000 đồng/tháng
+ Thâm niên: 150.000 đồng/tháng( đối với CNV có thâm niên từ 2 năm trở

lên)
100.000 đồng/tháng( đối với CNV có thâm niên 1 năm )
Đối với CNV có thâm niên từ một năm trở lên sẽ có 12 ngày nghỉ phép.
Trong tháng nếu CNV nghỉ phép vào ngày nào thì tiền lương của CNV ngày
đó vẫn được tính là một ngày lương và trừ vào số phép quy định.
Nếu trong thời gian làm việc CNV nghỉ hết số phép thì cuối năm không được
hưởng tiền nghỉ phép nữa. Cuối năm nếu số ngày nghỉ < 12 ngày thì CNV
được hưởng số tiền nghỉ phép là: số ngày còn lại * lương ngày * 200%.
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
12
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Riêng tổ trưởng ngoài tiền lương được tính theo thang bậc trên thì tổ trưởng
còn được lương trách nhiệm là: 300.000 đồng/tháng.
Với cách tính lương như sau:
Lương tháng = Lương chính + Lương phụ - Các khoản giảm trừ
Trong đó:
Lương cơ bản
Lương chính = * Số ngày làm việc trong tháng
26 ngày
Lương phụ = Lương làm thêm + các khoản phụ cấp, trợ cấp(nếu có)
Lương ngày
Lương làm thêm = * Số tiếng làm thêm * 150%
ngày 8 tiếng
Đối với làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ lễ, tết thì phần trăm
mức tăng thêm lần lượt là: 200%, 300%. Thông thường Công ty ít khi làm
thêm vào ngày nghỉ lễ, tết.
Ví dụ 01: Tính lương tháng 08/2013 của chị Nguyễn Thị Mai làm ở tổ kẹo
cứng, nhà ở Hưng Yên, có thâm niên 3 năm.
Số ngày làm việc: 26 công
Số tiếng làm thêm giờ ngày thường: 12 tiếng

Số tiếng làm thêm giờ ngày nghỉ: 8 tiếng
Lương chị Mai được tính như sau:
Lương chính: 2.080.000 đồng
Lương ngày = 2.080.000/26= 80.000 đồng
Lương làm thêm ngày thường = 80.000/8 * 12 tiếng * 150% = 180.000 đồng
Lương làm thêm ngày nghỉ = 80.000/8 *8 tiếng * 200% = 160.000 đồng
Tổng các khoản trợ cấp = chuyên cần + sinh hoạt + thâm niên
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
13
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
= 200.000 + 200.000 + 150.000 = 550.000 đồng
Các khoản giảm trừ = 2.080.000 * 9,5% = 197.600 đồng
Vậy tổng tiền lương mà chị Mai nhận được là:
∑ Lương = 2.080.000 + 180.000 + 160.000 + 550.000 - 197.600 = 2.772.400
đồng
Ví dụ 02: Tính lương tháng 08/2013 của chị Trần Thị Thúy làm ở tổ kẹo tổng
hợp, nhà ở Hà Nam, thâm niên dưới 1 năm.
Số ngày làm việc: 24 công
Số tiếng làm thêm giờ ngày thường: 15 tiếng
Số tiếng làm thêm giờ ngày nghỉ: 16 tiếng
Lương chị Thúy nhận được như sau:
Lương chính = 80.000 * 24 = 1.920.000 đồng
Lương làm thêm ngày thường = 10.000 * 15 tiếng * 150% = 225.00 đồng
Lương làm thêm ngày nghỉ = 10.000 * 16 tiếng * 200% = 320.000 đồng
Tổng các khoản trợ cấp = sinh hoạt + xa nhà
= 200.000 + 100.000 = 300.000 đồng
Các khoản giảm trừ = 197.600 đồng
Vậy tổng tiền lương mà chị Thúy nhận được là:
∑ Lương = 1.920.000 + 225.000 + 320.000 + 300.000 - 197.600 = 2.567.400
đồng

* Đối với khối văn phòng:
Khối nhân viên văn phòng áp dụng các mức lương cơ bản khác nhau tùy từng
vào chức vụ. Số ngày làm việc theo quy định 26 ngày và không làm thêm vào
ngày nghỉ hàng tuần và tăng ca.
Các khoản phụ cấp chức vụ như sau:
+ Giám đốc: 2.000.000 đồng/tháng
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
14
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
+ Phó giám đốc, trưởng các phòng ban: 1.500.000 đồng/tháng
+ Nhân viên các phòng ban, quản đốc: 1.000.000 đồng/tháng
Lương tháng = Lương chính + Phụ cấp chức vụ - Các khoản giảm trừ
Lương cơ bản
Lương chính = * Số ngày làm việc trong tháng
26 ngày
Ví dụ 03: Tính tiền lương tháng 08/2013 của chị Đào Thị Lê – nhân viên
phòng kế toán.
Số ngày làm việc: 26 ngày
Lương cơ bản: 2.500.000 đồng
Phụ cấp chức vụ: 1.000.000 đồng
Các khoản giảm trừ = 2.500.000 * 9,5% = 237.500 đồng
Lương tháng = 2.500.000 + 1.000.000 – 237.500 = 3.262.500 đồng
Ví dụ 04: Tính tiền lương tháng 08/2013 của anh Phạm Văn Tuấn – Trưởng
phòng tổ chức hành chính.
Số ngày công: 26 ngày
Lương cơ bản: 4.000.000 đồng
Phụ cấp chức vụ: 1.500.000 đồng
Các khoản giảm trừ = 4.000.000 * 9,5% = 380.000 đồng
Lương tháng = 4.000.000 + 1.500.000 – 380.000= 5.120.000 đồng
2.1.3. Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động, kế toán sử
dụng TK 334: Phải trả người lao động.
TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán
các khoản đó (gồm: tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản thuộc thu
nhập của CNV)
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
15
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Kết cấu của TK 334 – Phải trả người lao động
Bên Nợ: + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và
các đã trả, đã ứng cho người lao động.
+ Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.
Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và
các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động.
Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất
lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.
TK 334 còn có thể có số dư bên Nợ trong trường hợp cá biệt. Số dư bên Nợ
( nếu có) thể hiện số tiền đã trả quá số phải trả công nhân viên. Hạch toán trên
tài khoản này cần theo dõi riêng biệt theo các nội dung: Thanh toán tiền lương
và thanh toán các khoản khác.
Ngoài TK 334, kế toán còn sử dụng các TK khác như: TK 111, 112, 622, 627,
641, 642….
2.1.4. Quy trình kế toán:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán tiền lương lập chứng từ
ghi sổ. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để
ghi vào sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên, dùng vào bảng phân bổ tiền
lương. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ Cái TK 334 rồi từ sổ
Cái vào bảng Cân đối số phát sinh và lập Báo cáo tài chính.
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ


Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
Chứng từ kế toán gồm:
- CT hạch toán lao động
- CT tiền lương và các
khoản trích theo lương
- CT khác: TM, TGNH
Bảng phân
bổ tiền lương
và BHXH
16
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng
Đối chiếu
( Nguồn: phòng kế toán Công ty TNHH SX và TM Quốc Khánh )
Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
Sổ cái TK 334
333333338
BCĐSPS
BCTC

CTGS
Sổ đăng
ký chứng
từ ghi sổ
Sổ chi tiết
thanh toán
với CNV
17

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Viện Kế toán – Kiểm toán
* Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:
- Hàng tháng căn cứ vào các bảng thanh toán tiền lương và các chứng từ liên
quan khác kế toán tổng hợp số tiền lương phải trả công nhân viên và phân bổ
tiền lương vào chi phí sản xuất kinh doanh theo từng bộ phận sử dụng lao
động, kế toán ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Nợ TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 334 - Phải trả người lao động
- Tính tiền thưởng phải trả công nhân viên trong tháng:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi
Có TK 334 - Phải trả người lao động
- Tính tiền BHXH phải trả cho người lao động:
Nợ TK 338 - BHXH
Có TK 334 - Phải trả người lao động
- Các khoản phải trừ vào lương như BHXH ,BHYT, tạm ứng:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 338 - BHXH, BHYT
Có TK 141 - Tạm ứng
- Khi ứng trước tiền hoặc trả tiền lương cho công nhân viên:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động
Có TK 111,112 - Tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng

Phạm Thị Dư - Lớp LT 12B.05 Chuyên đề thực tập
18

×