Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần ĐT và XD CICO 501

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.15 KB, 78 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
o0o
CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP CHUYÊN NGÀNH
Đề tài:
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN ĐẦU
TƯ VÀ XÂY DỰNG CICO 501
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH
Lớp : KẾ TOÁN TỔNG HỢP 52B
Mã sinh viên : CQ523031
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. PHẠM QUANG
HÀ NỘI, 05/2014
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Phạm Quang và Ban
Giám đốc công ty cùng các anh chị Phòng Kế toán công ty cổ phần đầu tư và xây dựng
CICO 501 đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Do thời gian và trình độ có hạn nên đề
tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cô để em có thể hoàn thành bài báo cáo hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
MỤC LỤC
HÀ NỘI, 05/2014 1
LỜI CẢM ƠN 2
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CICO 501 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT & XD CICO 501 16


2.1.Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần ĐT & XD CICO 501 16
2.1.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18
2.1.2.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 29
2.1.3.Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 38
2.1.4.Kế toán chi phí sản xuất chung 47
2.1.5.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê tính giá sản phẩm dở dang 55
2.2.Tính giá thành sản xuất của sản phẩm tại công ty cổ phần ĐT & XD CICO 501 56
2.2.1.Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 56
2.2.2.Quy trình tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 56
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT & XD CICO 501 62
KẾT LUẬN 71
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ĐT : Đầu tư
XD : Xây dựng
BĐH : Ban điều hành
BCH : Ban chỉ huy
SX : Sản xuất
CP : Chi phí
NVL : Nguyên vật liệu
XDCB : Xây dựng cơ bản
HĐQT : Hội đồng quản trị
CCDC : Công cụ dụng cụ
GTGT : Giá trị gia tăng
TSCĐ : Tài sản cố định
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ : Kinh phí công đoàn
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TC–HC : Tổ chức hành chính
KH – DA : Kế hoạch dự án
VT – TB : Vật tư thiết bị
KT – CL : Kỹ thuật chất lượng
NCTT : Nhân công trực tiếp
SXC : Sản xuất chung
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, khi đời sống của con người ngày một phát triển hơn thì nhu cầu của
cuộc sống không chỉ dừng lại ở ăn no, mặc ấm, mà nâng lên một tầm cao mới, hướng
tới cái đẹp và sang trọng. Trong những năm gần đây, hàng loạt các trung tâm mua sắm,
các khu đô thị, khu vui chơi giải trí, khu chung cư, rồi hàng loạt các công trình giao
thông, công trình công cộng mọc lên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người, về ăn, ở,
đi lại và giải trí. Các công trình này không chỉ đầy đủ chức năng, tiện nghi mà còn phải
đẹp, sang trọng, mới lạ nhằm thu hút khách hàng. Chính vì vậy, vai trò của ngành xây
dựng ngày càng quan trọng. Mỗi một công trình đều đem lại nhiều giá trị to lớn cả về
mặt tinh thần và vật chất. Một công trình đẹp, sang trọng, phù hợp với thời đại và mục
đích sử dụng thể hiện bộ mặt, quy cách làm việc của một tổ chức hay cá nhân, và rộng
hơn là thể hiện được sự phát triển về khoa học, kỹ thuật của cả đất nước. Đồng thời,
mỗi một công trình được xây dựng đem lại giá trị to lớn cho nền kinh tế quốc dân, góp
phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước ta.
Có thể thấy ngành xây dựng có vai trò rất quan trọng và có tiềm năng, cơ hội
phát triển rất tốt. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu (Báo cáo của IMF) và thực tế tại

Việt Nam cũng cho thấy rằng; sự phát triển của ngành xây dựng khá nhạy cảm với sự
phát triển của nền kinh tế, trong điều kiện kinh tế phát triển ổn định, ngành xây dựng
phát triển rất nhanh và người trong ngành có thể kiếm tiền tỉ một cách dễ dàng nếu như
có kiến thức và có chuyên môn. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế suy thoái và không
ổn định, thì ngành xây dựng lại là ngành chịu nhiều ảnh hưởng nhất, phải hứng chịu
khó khăn do việc chậm tiêu thụ, tồn đọng hàng hoá, và thiếu việc làm. Trong khi đó,
chủ đầu tư các dự án lại chậm thanh toán, lãi suất cho vay còn cao, khó tiếp cận với
nguồn vốn. Thực tế trong các năm vừa qua cũng cho thấy được điều đó, khi nền kinh tế
suy thoái, hàng loạt các dự án bị ngừng hoạt động do không có vốn đổ vào, các dự án
khu dân cư xây dựng xong bỏ trống, không ai mua, không tiêu thụ được. Hàng tồn kho
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
trong các doanh nghiệp chiếm đến 70, 80%, làm ứ đọng vốn hoạt động của doanh
nghiệp, một loạt các doanh nghiệp nhỏ đã bị sụp đổ trong giai đoạn vừa qua.
Riêng lĩnh vực xây lắp, thực tế trong năm vừa rồi, nhiều công trình không thể
triển khai thi công tiếp; nguyên nhân do việc thu xếp vốn của chủ đầu tư không kịp
thời, dẫn đến bị đình trệ hay tạm hoãn, khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản phải
gánh chịu chi phí lãi vay và các chi phí đầu vào liên tục tăng cao. Về nhà ở và hạ tầng,
do thị trường bất động sản đang đóng băng cùng những khó khăn, hạn chế trong việc
tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng, lượng vốn huy động từ xã hội đạt được rất
thấp, đã làm cho nhiều dự án phát triển nhà và đô thị hoặc phải dừng đầu tư, hoặc triển
khai rất chậm.
Do vậy, việc quản lý chi phí và tính giá thành đối với các sản phẩm( hạng mục,
công trình) trong doanh nghiệp xây lắp là hết sức quan trọng. Quản lý chi phí tốt giúp
làm tăng lợi nhuận của mỗi công trình trong thời điểm kinh tế phát triển, sản phẩm xây
lắp tiêu thụ tốt, đồng thời; trong thời kì kinh tế suy thoái, việc quản lý chi phí tốt cũng
làm giảm bớt phần nào chi phí mà doanh nghiệp gánh chịu, giúp doanh nghiệp có thêm
khoản vốn đầu tư; để giúp doanh nghiệp lúc khó khăn. Đặc biệt đối với các doanh
nghiệp xây lắp, do đặc thù của ngành, những sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian
sản xuất lâu dài và không ở gần công ty, do vậy việc quản lý chi phí càng cần thiết.

Nếu quản lý không tốt có thể dẫn đến các hiện tượng tiêu cực như mua hóa đơn, khai
khống nguyên liệu hay sử dụng lãng phí nguyên liệu, mua nguyên liệu không đảm bảo
chất lượng, thuê nhân công không đủ trình độ, ….làm tăng giá thành của công trình,
hạng mục; mà lại không đạt được chất lượng công trình như trong hợp đồng, hoặc việc
hạch toán, tập hợp chi phí không tốt, không đầy đủ có thể ảnh hưởng đến chi phí của
công ty.
Sau một thời gian thực tập tại công ty cổ phần ĐT và XD CICO 501, thấy rõ
được tầm quan trọng của việc quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm, nên em đã
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại công ty cổ phần ĐT và XD CICO 501”
Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM , TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN
LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CICO 501
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CICO
501
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CICO
501
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu và tìm hiểu, tuy nhiên bài viết của em còn có
nhiều khiếm khuyết và sai sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét và phê bình của
các thầy cô để em tiếp tục hoàn thiện và nâng cao kiến thức cho bản thân, phục vụ cho
công việc học tập và làm việc trong tương lai.
Em xin chân thành cảm ơn!
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN
LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG

CICO 501
1.1. Đặc điểm sản phẩm của công ty
Công ty cổ phần ĐT & XD CICO 501 là một công ty thuộc lĩnh vực xây dựng
với 3 loại hình hoạt động chính là xây lắp, sản xuất công nghiệp và đầu tư địa ốc.
1.1.1. Sản phẩm xây lắp
Bao gồm:
- Xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp, thuỷ lợi, công trình
điện.
- Đầu tư - xây dựng - chuyển giao theo phương thức BOT các công trình giao
thông, thuỷ điện.
- Quản lý dự án xây dựng.
Đối với hoạt động xây lắp, sản phẩm chính là các công trình xây dựng, các dự
án như: khu đô thị, các công trình giao thông, công trình thủy lợi…Các sản phẩm này
đều là những sản phẩm có quy mô lớn, có kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, với
thời gian sản xuất lâu dài và cố định tại nơi sản xuất, nơi thực hiện dự án, còn tiêu
chuẩn chất lượng lại phụ thuộc vào yêu cầu của mỗi công trình.
Tiêu chuẩn chất lượng:
Mỗi công trình được đề ra các tiêu chuẩn và yêu cầu riêng trong bản thiết kế theo
nhu cầu và yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, mỗi công trình, hạng mục của công ty
đểu phải luôn tuân theo ;khung tiêu chuẩn mà công ty đã cam kết; để đem lại sản phẩm
tốt nhất đến khách hàng, đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Những tiêu chuẩn chất
lượng sản phẩm xây lắp ; mà công ty đã cam kết :
- Tiêu chuẩn ‘quy định chung về thiết kế xây dựng’ ;
- Tiêu chuẩn về vật liệu, cấu kiện xây dựng ;
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
- Tiêu chuẩn về thiết kế công trình xây dựng ;
- Tiêu chuẩn về thiết kế kết cấu xây dựng.
Tính chất sản phẩm :
Mỗi sản phẩm xây lắp của công ty đều là sản phẩm có quy mô lớn, có kết cấu

phức tạp, và mang tính đơn chiếc với địa điểm khác nhau. Đồng thời, yêu cầu về thiết
kế, thi công của mỗi sản phẩm là khác nhau, phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng và
địa hình - nơi thực hiện sản phẩm.
Quá trình thi công của một công trình thường được chia thành nhiều giai đoạn,
với công việc khác nhau. Và các công việc đều được thực hiện ở ngoài trời, do đó ;
chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện thiên nhiên ; như nắng, mưa … làm ảnh hưởng tới
công tác quản lý NVL, máy móc thiết bị, chi phí NVL ; và ảnh hưởng tới thời gian thi
công. Đồng thời, các yếu tố tham gia sản xuất(máy thi công, thiết bị thi công…) phải di
chuyển theo công trình; làm gia tăng chi phí. Do đó, việc quản lý các chi phí sao cho
đảm bảo theo thiết kế, dự toán; và phải đảm bảo chất lượng công trình là thật sự rất
quan trọng. Hơn nữa, giá của các sản phẩm này đã được xác định trước trong hợp
đồng, do vậy việc quản lý chi phí tốt, làm giảm giá thành sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi
nhuận của công ty.
Loại hình sản xuất và thời gian sản xuất:
Công ty xây dựng các hạng mục công trình theo đơn đặt hàng của khách hàng;
hoặc do trúng thầu( do công ty trúng thầu hoặc các đơn vị thi công trúng thầu).
Thời gian sản xuất một sản phẩm( hạng mục, công trình) kéo dài, liên quan đến
nhiều kỳ kinh doanh, do đó mà chi phí sản xuất của từng công trình được tập hợp, phân
bổ; và theo dõi từ khi công trình bắt đầu cho đến khi công trình kết thúc, nghiệm thu
và ban giao cho khách hàng.
Sản phẩm dở dang:
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Đối với sản phẩm dở dang của hoạt động xây lắp, phụ thuộc vào từng hạng mục,
công trình
- Với những công trình thỏa thuận thanh toán giá sản phẩm xây lắp khi hoàn
thành ;và bàn giao toàn bộ công trình, thì chi phí dở dang là chi phí từ khi
khởi công cho đến khi đánh giá sản phẩm dở dang
- Với các công trình thỏa thuận thanh toán sản phẩm xây lắp theo từng phần
công việc hoàn thành; hay điểm dừng kỹ thuật thì sản phẩm dở dang là giá

trị của phần công việc đang thực hiện; chưa hoàn thành tính đến thời điểm
đánh giá.
1.1.2. Sản phẩm sản xuất công nghiệp
Bao gồm:
- Kinh doanh vật tư, VLXD, các loại sản phẩm phục vụ cho sản xuất công
nghiệp và nông nghiệp;
- Kinh doanh các thiết bị giao thông vận tải;
- Thí nghiệm về kiểm định vật liệu xây dựng;
- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn ngoài địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp, sản phẩm là bê tông nhựa (sử dụng
trong đường ô tô, đường đô thị, đường sân bay), (bao gồm bê tông nhựa nóng và bê
tông nhựa polymer), đá thành phẩm, và đá xây dựng.
Các sản phẩm này đều là sản phẩm đơn chiếc, với thời gian sản xuất ngắn, được
sản xuất ngay tại xưởng sản xuất của công ty; hoặc tại địa điểm theo thỏa thuận trong
hợp đồng; và không có sản phẩm dở dang. Chất lượng và quá trình tạo ra các sản phẩm
này cũng chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài; như thời tiết, con người….Do vậy,
việc quản lý các chi phí và chất lượng vật liệu đầu vào là rất quan trọng, có ảnh hưởng
tới chất lượng của sản phẩm.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Các chỉ tiêu chất lượng của bê tông nhựa: Công ty luôn tuân thủ theo các tiêu
chuẩn thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông nhựa( TCVN 8819)…
- Chỉ tiêu thời gian từ khi xuất xưởng: Thời gian duy trì chất lượng bê tông trong
xe vận chuyển: trên 04 tiếng ở điều kiện thời tiết tốt.
- Chỉ tiêu cơ lý:
Bảng 1 Chỉ tiêu cơ lý của bê tông nhựa
STT Chỉ tiêu
Yêu cầu với bê tông nhựa loại
1 2

1 Độ rỗng cốt liệu khoáng chất, % thể tích 15 - 19 15 – 21
2 Độ ngâm nước, % thể tích 1,5 – 3,5 1,5 – 4,5
3 Độ nở, %thể tích, không lớn hơn <=0,5 <=1
4
Cường độ chịu nén, N/cm2, nhiệt độ
- 20oC
- 50oC
>=35
>=14
>=25
>=12
5 Hệ số ổn định nước >=0,9 >=0,85
1.1.3. Sản phẩm đầu tư địa ốc
Bao gồm:
- Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp, khu đô thị, cụm dân
cư.
- Kinh doanh bất động sản.
Đối với hoạt động đầu tư địa ốc, sản phẩm là các dự án được khai thác bán nền
như dự án khu biệt thự ven biển Cửa đại – Hội An – Quảng Nam, dự án Khu phố chợ
Vĩnh Điện – huyện Điện Bản – Tỉnh Quảng Nam, Dự án Khu đô thị Điện Nam – Điện
Ngọc…Các sản phẩm này cũng là sản phẩm đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài và
nằm ở vị trí thực hiện dự án.
1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của công ty cổ phần ĐT & XD
CICO 501
1.2.1. Quy trình công nghệ
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Sơ đồ 1 Sơ đồ quy trình công nghệ( Quy trình sản xuất)
Đối với quá trình sản xuất của tổ đội thi công, làm việc theo hình thức giao
khoán của công ty. Công ty có 3 hình thức khoán gọn:

- Khoán giao việc
- Khoán các yếu tố trong sản xuất.
- Khoán tiền lương.
KHOÁN GIAO VIỆC :
Đơn vị thi công tổ chức thi công theo thiết kế của công ty, đúng quy trình, đảm
bảo tiến độ, chất lượng công trình, đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự, an toàn
giao thông tại công trường, đảm bảo quyền lợi, chế độ cho nhân viên trong thời gian
thi công. Đơn vị thi công; được công ty tạm ứng vốn theo từng khối lượng công việc
giao khoán; (Chịu chi phí lãi sử dụng vốn). Công ty điều máy thi công; và thiết bị lao
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
động đến chân công trình; nếu như đơn vị yêu cầu. Các chi phí sửa chữa, bảo quản máy
thi công do đơn vị chịu. Đơn vị thi công tự thuê và ký các hợp đồng giao khoán với
lao động thời vụ tại khu vực thi công. Quá trình thi công có sự điều hành của ban điều
hành của công ty; và nhân viên kỹ thuật do công ty cử xuống. Hàng tháng, ban điều
hành tập hợp các chứng từ; chuyển về phòng kế toán. Sau khi nghiệm thu công trình,
đội thi công trích nộp cho công ty theo tỷ lệ phần trăm giá trị công trình như: chi phí
quản lý(3 – 8%), tiếp thị(3 – 8%), Thuế 10%, Lợi nhuận(>=3%), phí nhượng quyền
thương hiệu cho Cienco 5, phí sử dụng vốn tạm ứng…. Ngoài ra, nếu chi phí xây dựng
công trình tạm; tại công trường thi công do công ty đầu tư; thì công ty sẽ thu hồi lại
vốn
KHOÁN CÁC YẾU TỐ TRONG SẢN XUẤT :
Đối với các hình thức khoán này, công ty hầu như chịu trách nhiệm toàn bộ về
quá trình sản xuất thi công, nghiệm thu, bàn giao; thanh quyết toán công trình. Người
chỉ huy công trường; phải chịu trách nhiệm trước công ty về điều hành công trình;
đảm bảo yêu cầu tiến độ, kỹ thuật chất lượng, an toàn. Kiểm tra theo dõi, thực hiện đầy
đủ khép kín các thủ tục; hồ sơ nghiệm thu theo khối lượng thi công. Lập và trình
duyệt các hồ sơ phát sinh khối lượng, nghiệm thu; quyết toán công trình.
Căn cứ giao khoán là công ty lập lại thiết kế thi công, dự trù các khoản chi phí
về vật tư; nhiên liệu tiền lương; và các khoản chi phí khác trên công trường theo khối

lượng thực tế, giá cả tại thời điểm thi công để giao khoán; và thanh toán cho đơn vị
thi công.
Với hình thức này tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng công trình; mà công ty
có thể giao khoán chi phí điều hành công trường cho BCH công trường.
KHOÁN TIỀN LƯƠNG:
Áp dụng cho các công trình công ty trực tiếp chỉ đạo; phối hợp nhiều bộ phận.
Phòng TC-HC phối hợp cùng phòng KH-DA sẽ căn cứ khối lượng công việc được giao
định mức tiền lương trong dự toán và các chế độ liên quan để lập bảng khoán tiền
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
lương cho đơn vị thi công. Hàng tháng đơn vị thi công tập hợp khối lượng thực hiện;
có xác nhận của các công trường và của phòng KT-CL, phòng KH-DA để phòng TC-
HC và phòng TC-KT có cơ sở thanh toán.
Quy trình thi công gồm: 3 giai đoạn
Sơ đồ 1 Sơ đồ quy trình thi công
Trước khi thi công mỗi một hạng mục công trình đơn vị thi công phải có đủ thủ tục
XDCB như :
- Nhật ký thi công.
- Biên bản giao nhận cọc mốc, cao độ.
- Biên bản bàn giao mặt bằng giữa Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát, Tư vấn thiết kế
và nhà thầu.
- Các phiếu thí nghiệm về các chỉ tiêu cơ lý của vật tư cần dùng.
- Thủ tục thí nghiệm thành phần cấp phối, vật liệu và phải có sự chấp thuận của
giám sát kỹ thuật cũng như kỹ sư tư vấn bằng văn bản .
Mỗi một công trình khi thi công xong; phải được tiến hành nghiệm thu nội bộ trước khi
chuyển tiếp giai đoạn thi công, (theo đúng trình tự XDCB).Việc nghiệm thu, quyết toán
khối lượng công trình cho các đội thi công chỉ được giải quyết khi các đội đã nộp đầy
đủ: Biên bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công, các chứng chỉ thí nghiệm, kiểm tra chất
lượng công trình và biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành.
Phần thi công công trình bao gồm:

SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Thi công phần thô:
- Làm móng: bao gồm khoan thăm dò địa đất( tìm hiểu đặc điểm đất và độ ẩm của
địa điểm xây dựng), đóng cọc chính, xây tường vây, đào đất; và đổ móng. Phần
móng là kết cấu kỹ thuật xây dựng; nằm dưới cùng của công trình; với chức năng
trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất; bảo đảm cho công trình chịu được sức
ép của trọng lực từ các tầng, lầu; đảm bảo sự chắc chắn của công trình. Đây là nơi
quyết định cho sự kiên cố, bền vững; và là nền tảng nâng đỡ cho cả công trình. Do
vậy, phần làm móng phải quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn khi xây dựng; tuân
theo thiết kế kỹ thuật thi công; và biện pháp thi công.
- Làm công trình ngầm( làm đường cống, đường thoát nước…)
- Xây dựng phần khung nhà : đan thép, đổ và dầm bê tông, ghép cốt pha, , chờ bê
tông ngưng kết, rút cốt pha, xây tường.
Hoàn thiện công trình:
- Trát tường, trang trí;
- Lắp điện nước, lát gạch sơn, lắp đặt các thiết bị( bóng đèn, điều hòa, bình nóng
lạnh, tivi…)
1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất
Ban chỉ huy và điều hành công trình: chỉ đạo, bàn bạc, trao đổi tổ chức thi công
công trường bằng các buổi họp bàn giao hàng tuần tại hiện trường , điều hành trực tiếp
thi công tại công trường, toàn quyền giải quyết mọi vấn đề trên công trường và chịu
trách nhiệm trước công ty về mọi quyết định của mình. Đồng thời chịu trách nhiệm về
các thủ tục pháp lý với cơ quan chính quyền tại nơi thi công công trình, với người lao
động. Nhận bảng vật tư, theo dõi nhân công và các chứng từ khác chuyển lên phòng kế
toán
Đội công trình( đơn vị thi công) là đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của công ty; làm ra sản phẩm là những công trình; và hạng mục công trình
được nghiệm thu; bàn giao theo hợp đồng kinh tế đã ký.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 11

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
Bao gồm:
- Lực lượng gián tiếp: Gồm đội trưởng, đội phó (nếu cần), kỹ thuật viên công
trình kiêm thống kê, kỹ thuật viên hoặc nhân viên VT-TB.
- Lực lượng lao động: Gồm công nhân hợp đồng có thời hạn do công ty trực tiếp
ký kết hợp đồng lao động theo định biên của đội và lao động hợp đồng thời vụ
do công ty ủy quyền cho đội và báo về công ty (phòng TC-HC) để theo dõi.
Đội trưởng được quyền chỉ huy điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt
động sản xuất kinh doanh, an toàn lao động xã hội ở đơn vị mình. Tổ chức sử dụng,
bảo vệ tốt vật tư, nhiên liệu, thiết bị đơn vị đang quản lý; không để hư hỏng mất mát.
Trực tiếp chịu trách nhiệm về công tác an toàn lao động. Quan hệ với chính quyền,
nhân dân nơi đóng công trình và các đơn vị bạn để tranh thủ được sự giúp đỡ của mọi
người tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị hoạt động. Trực tiếp ứng vốn, vay vốn, xin
điều động xe máy thiết bị, xin cung ứng vật tư tại công ty. Đội trưởng thi công là người
chịu trách nhiệm đầu tiên trước Giám đốc về :chất lượng công trình, tiến độ, an toàn
lao động tại công trường.
Định kỳ hàng tháng gửi về công ty các bản báo cáo sau:
- Khối lượng công trình đã thực hiện trong tháng có xác nhận của giám sát kỹ thuật.
- Khối lượng tích lũy từ khi khởi công đến kỳ báo cáo (gửi cho phòng KH-DA) .
- Báo cáo lực lượng lao động, bảng chấm công, chia lương (gửi cho phòng TC-HC) .
- Báo cáo tình hình sử dụng vật tư thiết bị (gửi cho phòng KT-CL và phòng KH-DA) .
- Có trách nhiệm tối đa, trọn vẹn với lực lượng hợp đồng có thời hạn của đội.
1.3. Quản lý chi phí sản xuất của công ty
Chức năng nhiệm vụ cơ bản của từng phòng ban, phần hành
Hội đồng quản trị: xem xét việc có nhận dự án, đơn đặt hàng hay không( kể cả
các dự án do ban giám đốc và đơn vị thi công nhận về), tổ chức lập các ban xây dựng
các định mức cho từng công trình, đưa ra giá đấu thầu dự án, đưa ra bảng giá cho các
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
sản phẩm sản xuất công nghiệp, xây dựng đơn giá tiền lương; phù hợp với chính sách

của nhà nước và với từng dự án. Ngoài ra, HĐQT quyết định lập ban quản lý dự án hay
thuê bên ngoài, tham gia nghiệm thu công trình theo từng phần; và khi hoàn thành,
xem xét có đầu tư máy móc thiết bị, máy thi công mới hay không, duyệt chi các khoản
tạm ứng vốn cho đơn vị thi công. Do đó những quyết định của HĐQT có ảnh hưởng tới
chi phí tiền lương nhân công, khấu hao TSCĐ, máy thi công, ảnh hưởng tới quy mô, số
lượng dự án, do đó có thể ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.
Giám đốc là thành phần trong ban xây dựng các định mức cho từng công trình,
ban quản lý dự án(nếu công ty tự xây dựng ban quản lý dự án), giám sát việc thực hiện
các đơn đặt hàng sản xuất công nghiệp. Giám đốc xem xét, đối chiếu với dự toán và
đưa ra các quyết định thông qua giấy xin cấp vật tư, giấy tạm ứng(đối với những dự án
lớn), điều hành việc thực hiện dự án, đơn đặt hàng. Ngoài ra, giám đốc cũng tham gia
nghiệm thu công trình từng phần; và khi công trình hoàn thành, bàn giao. Vì vậy, quyết
định của giám đốc có ảnh hưởng tới chi phí nguyên vật liệu, tiến độ thực hiện dự án
Phó giám đốc là thành phần trong ban quản lý dự án, trực tiếp thông qua các
giấy cấp vật tư, giấy tạm ứng, hợp đồng giao khoán với các dự án nhỏ, có giá trị dưới
10 tỉ đồng. Phó giám đốc tham gia nghiệm thu và bàn giao các sản phẩm sản xuất công
nghiệp, nghiệm thu công việc giao khoán với các dự án xây lắp, theo dõi thực hiện dự
án theo tiến độ thiết kế, giám sát trực tiếp các công trình thông qua báo cáo của ban chỉ
huy công trình ngay tại hiện trường thi công công trình. Ngoài ra, phó giám đốc thực
hiện ký kết, nhận và tiến hành thực hiện các hợp đồng thuộc lĩnh vực sản xuất công
nghiệp. Do đó, quyết định của phó giám đốc có ảnh hưởng tới chi phí nguyên vật liệu,
chi phí sản xuất chung đối với các dự án xây lắp và có ảnh hưởng tới quy mô sản xuất
công nghiệp, do đó ảnh hưởng tới các khoản mục chi phí của sản phẩm sản xuất công
nghiệp.
Phòng tổ chức hành chính xây dựng chế độ tiền lương cho nhân viên lâu dài và
nhân viên giao khoán dựa vào hợp đồng giao khoán và bảng chấm công do các phòng
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
ban chuyển về. Nghiên cứu, bố trí điều động nhân viên đến các công trình cho hợp lý.
Do đó, quyết định của phòng TC - HC ảnh hưởng chủ yếu tới chi phí nhân công.

Phòng vật tư – thiết bị: Tham gia xây dựng dự toán NVL, CCDC, máy móc thiết
bị cho từng dự án, xem xét và duyệt các giấy đề nghị mua vật tư, điều động máy thi
công do ban quản lý công trình gửi lên, tham mưu cùng các ban ngành về số lượng vật
tư cho phù hợp với thiết kế, đánh giá và theo dõi CCDC, máy thi công cấp cho từng
công trình; từ khi bắt đầu chuyển giao cho đến khi nhận lại thiết bị, chuyển số liệu
đánh giá cho phòng kế toán làm cơ sở tính khấu hao máy thi công và chi phí CCDC,
chi phí sử dụng máy cho từng công trình. Hàng tháng, nhân viên phòng vật tư thiết bị
được cử xuống chân công trình kiểm nhận vật tư còn lại kho công trình, từ đó nắm
được số vật tư thất thoát. Do vậy, quyết định của phòng vật tư thiết bị có ảnh hưởng tới
chi phí NVL, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung của từng công
trình.
Phòng Tài chính - Kế toán tiếp nhận, ghi chép và lưu trữ mọi thông tin liên quan
tới chi phi sản xuất. Sau đó, tổng hợp, tính toán giá thành của từng dự án, từng sản
phẩm công nghiệp theo các giai đoạn và khi kết thúc. Đồng thời so sánh giá thành thực
tế với hồ sơ thiết kế, vạch ra và tìm rõ nguyên nhân của những khoản mục chi phí tăng,
những khoản chi phí không hợp lý, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho các nhà
quản trị để đưa ra những quyết định phù hợp và có phương án thiết kế, quản lý chi phí
tốt hơn cho các dự án.
Phòng kế hoạch dự án: lập hồ sơ thiết kế ban đầu, tham gia lập dự toán cho các
công trình, nghiệm thu và đánh giá công trình theo từng phần, khi hoàn thành, cử ít
nhất 1 cán bộ xuống; trực tiếp chỉ đạo thi công công trình; tránh tình trạng lãng phí vật
liệu, thi công không đúng kế hoạch.
Phòng kỹ thuật – chất lượng: đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng cho vật tư
cho từng công trình, tiếp nhận các giấy đề nghị mua vật tư của ban quản lý dự án
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
chuyển lên. Xem xét, phê duyệt và cử cán bộ đến chân công trình trực tiếp nhận vật tư
với ban quản lý, kiểm tra chất lượng vật tư. Nghiệm thu công trình và đánh giá chất
lượng công trình từng phần và khi hoàn thành. Phòng KT-CL phải chịu trách nhiệm về
mặt kỹ thuật chất lượng đối với những công trình được giám đốc phân công chỉ đạo,

giám sát từ khi thi công đến khi kết thúc công trình. Do đó, quyết định của phòng kỹ
thuật chất lượng có ảnh hưởng đến chi phí NVL.
Ban điều hành, chỉ huy công trình( ban quản lý công trình) cùng đội trưởng thi
công: tham gia trực tiếp điều khiển thi công công trình, gửi giấy đề nghị mua vật tư,
điều động máy thi công cho các phòng ban phù hợp với từng tiến độ, quản lý số lượng,
chất lượng vật tư tại kho. Trực tiếp ký hợp đồng giao khoán với các nhân viên thời vụ,
tiếp nhận và đánh giá, điều chỉnh các bảng chấm công, bảng thanh toán hợp đồng cho
lao động thời vụ, các chi phí liên quan đến công trình và chuyển về phòng kế toán để
ghi sổ, chuyển về các phòng ban khác để theo dõi tiến độ và chất lượng dự án. Do đó,
quyết định của ban điều hành, chỉ huy công trình có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản
xuất của từng dự án.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐT &
XD CICO 501
2.1. Kế toán chi phí sản xuất tại công ty cổ phần ĐT & XD CICO 501
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Công ty cổ phần ĐT và XD CICO 501 hoạt động trong ba lĩnh vực xây lắp, sản
xuất công nghiệp và đầu tư địa ốc. Tuy nhiên, hoạt động chính là trong lĩnh vực xây
lắp, các sản phẩm là các công trình có thời gian sản xuất lâu, giá trị lớn, nằm ở những
địa điểm khác nhau; và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết, mặt bằng
xây dựng. Đồng thời, giá hoàn thành công trình đã được xác định trước trong hợp đồng
thi công của công ty. Do đó, việc hạch toán và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm là hết sức quan trọng và cần thiết với công ty, có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận
của công ty. Nếu công ty quản lý chi phí sản xuất tốt, tiết kiệm được chi phí, làm giảm
giá thành và tăng lợi nhuận. Do đó, đối tượng tập hợp chi phí ;sản xuất sản phẩm; xây
lắp của công ty là: từng công trình, hạng mục thi công. Mỗi công trình, hạng mục thi
công được công ty mở sổ sách theo dõi chi tiết; từ khi kí kết hợp đồng cho đến khi
công trình hoàn thành, nghiệm thu và bàn giao.

Ngay khi kí kết hợp đồng nhận thầu công trình, căn cứ vào hợp đồng giao nhận
thầu, phòng kế hoạch dự án; lập hồ sơ thiết kế dự án. Sau đó, hội đồng quản trị, ban
giám đốc cùng các phòng ban lập kế hoạch thiết kế thi công chi tiết, lập dự toán cho
từng giai đoạn công việc cụ thể, về tiêu chuẩn vật tư thiết bị và chất lượng; công trình ở
mỗi giai đoạn. Các ban điều hành và ban chỉ huy công trình tại địa phương; nơi thực
hiện công trình sau khi nhận kế hoạch thi công, tiến hành tổ chức thi công công trình
theo kế hoạch (mua vật liệu dựa vào phê duyệt của cấp trên, tuyển lao động thời vụ).
Để tránh tình trạng thi công không đúng với đồ án thiết kế, không đảm bảo chất lượng,
gây lãng phí, mỗi công trình thi công phải có ít nhất một cán bộ kỹ thuật của công ty
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
trực tiếp chỉ đạo thi công, làm việc với những người có trách nhiệm như : chỉ huy công
trường, đội trưởng, cán bộ kỹ thuật đơn vị.
Khi công trình hoàn thành, bàn giao cho phòng kỹ thuật chất lượng để kiểm
định về khối lượng, chất lượng công trình. Việc nghiệm thu, quyết toán khối lượng
công trình cho các đội thi công chỉ được giải quyết khi các đội đã nộp đầy đủ : Biên
bản nghiệm thu, hồ sơ hoàn công, các chứng chỉ thí nghiệm, kiểm tra chất lượng công
trình và biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành. Sau đó tiến hành quyết toán và bàn
giao cho chủ đầu tư.
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Công ty tiến hành tập hợp các chi phí sản
xuất theo từng hạng mục, công trình. Hàng tháng, các chi phí phát sinh cho từng hạng
mục, công trình nào thì được chuyển về phòng kế toán, và tập hợp vào chi phí sản xuất
của công trình, hạng mục đó.
Các khoản mục chi phí sản xuất của công ty bao gồm:
- Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm các chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử
dụng trực tiếp cho công trình; như cát, đá, xi măng
- Chi phí Nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản chi trả và phụ cấp cho nhân viên
trực tiếp thi công công trình
- Chi phí sử dụng máy thi công: bao gồm chi phí vận chuyển máy đến chân công
trình, chi phí nhiên liệu sử dụng cho máy thi công, chi lương nhân viên sử dụng

máy, chi phí khấu hao máy thi công và chi phí thuê máy(nếu có)
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm tiền lương của nhân viên quản lý công trình, ban
quản lý dự án, chi phí xây nhà tạm, các công trình tạm tại nơi thi công
Công ty sử dụng các TK 6211,6221,6231,6271 chi tiết cho từng công trình để
hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp; và sử dụng TK 154 chi tiết theo từng
công trình để hạch toán sản phẩm dở dang
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
2.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu; tạo
nên khung của sản phẩm, có giá trị lớn. Chi phí NVLTT cần xác định một cách rõ
ràng; tách biệt cụ thể cho từng sản phẩm. Trong các khoản mục chi phí sản xuất của
công ty, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí ;chiếm tỷ trọng lớn nhất,
chiếm khoảng 60 - 70% trong tổng giá thành công trình, hạng mục Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp bao gồm chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc
các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển; tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây
lắp. Do đó, việc quản lý chi phí nguyên vật liệu; là hết sức quan trọng, có ảnh hưởng
rất lớn đến giá thành sản phẩm của công ty.
Các vật liệu này do công ty đặt mua trong nước, hoặc được cung cấp từ các sản
phẩm mà công ty kinh doanh.
Công ty dùng phương pháp kê khai thường xuyên đối với nguyên vật liệu tồn kho,
xác định giá vật liệu xuất kho theo giá gốc. Giá vật liệu mua vào nhập kho hay được
dùng trực tiếp cho công trình không qua nhập kho ; chính là tổng giá trị của quá trình
mua cho đến khi nhận được vật liệu ; bao gồm giá mua trên hóa đơn, với chi phí thu
mua, cộng chi phí vận chuyển bốc dỡ và cộng các chi phí liên quan khác.
2.1.1.1. Nội dung chi phí và chứng từ sử dụng
Nội dung:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: xi măng, đá, cát, nhựa đường, sỏi sắt, thép
- Nguyên vật liệu phụ: phụ gia bê tông, vật liệu hút ẩm, chất phụ gia…

- Nhiên liệu: xăng, dầu, nhớt
- Công cụ dụng cụ: cuốc, xẻng, thiết bị bảo hộ lao động, phụ tùng thay thế
Chứng từ sử dụng:
- Hóa đơn mua hàng, hóa đơn GTGT
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
- Phiếu xuất kho, nhập kho
- Biên bản giao nhận Nguyên vật liệu
Trong quá trình thi công, dựa vào hồ sơ thiết kế; và kế hoạch thi công gửi
xuống; cùng với hợp đồng giao khoán công việc từng phần, Đội trưởng thi công lập
giấy khối lượng mua vật tư; và giấy đề nghị tạm ứng, ghi rõ khối lượng vật tư, nhà
cung cấp, giá và chất lượng vật tư; gửi cho các phòng vật tư thiết bị, cho phòng kỹ
thuật chất lượng , và phó giám đốc trực tiếp quản lý công trình để xét duyệt. Sau đó
chuyển cho phòng kế toán tài chính để viết phiếu chi; và chi tiền. Sau khi nhận tiền tạm
ứng; tiến hành mua vật tư; chuyển đến chân công trình theo quyết định (quá trình kiểm
nhận vật tư tại chân công trình có sự tham gia của cán bộ phòng kỹ thuật chất lượng
hoặc vật tư thiết bị); và chuyển giấy tờ liên quan (Hóa đơn mua hàng, hóa đơn
GTGT ) về phòng kế toán để ghi sổ. Các loại vật tư: như xi măng, thép, nhựa, bê tông
nhựa, đá dăm cấp phối phải có phiếu thí nghiệm; kiểm định chất lượng hợp lệ; khi
đưa vào sử dụng
Đối với các công trình khoán gọn cho đội tự mua, khai thác đưa vào sử dụng
cho công trình các loại vật tư thứ yếu,thì đội trưởng, chỉ huy công trường phải chịu
trách nhiệm về số lượng, chất lượng về mặt kỹ thuật, và chứng từ mua bán hợp lệ (có
hóa đơn thuế VAT)
Các loại vật tư chủ yếu như: xi măng, sắt thép, nhựa đường, vật liệu nổ, vật liệu
đặc chủng hiếm, đá thành phẩm, đất, cát với số lượng lớn phải lập kế hoạch trình báo
công ty; để công ty chỉ đạo việc cung ứng.
Hàng tháng, quý, năm dựa trên cơ sở kế hoạch sản xuất, kế hoạch lao động, kế
hoặc cung ứng vật tư Phòng TC-KT lập kế hoạch vốn cần thiết; để phục vụ cho công
tác sản xuất kinh doanh và lập những kế hoạch chi tiêu khác. Căn cứ vào đó để có kế

hoạch cung ứng vốn thi công cụ thể cho từng công trình; hay xét duyệt giấy đề nghị
tạm ứng của đơn vị thi công. Mức ứng cụ thể của từng công trình; do Giám đốc và kế
toán trưởng xem xét quyết định; nhưng phải đảm bảo nguyên tắc chung là; không được
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phạm Quang
ứng quá 85% số kinh phí mà đơn vị được hưởng; kể cả phần tiền lãi do ứng vốn và tiền
thuê thiết bị xe máy của công ty.
Hàng tháng, quý và khi từng phần việc hoàn thành, các bộ phận, đơn vị thi công
lập báo cáo tình hình sử dụng vật tư cho công trình thi công (theo mẫu) nộp về phòng
KH-DA trước ngày 28 của tháng và trước ngày 20 của tháng cuối quý, kiểm kê khối
lượng vật tư còn ở công trình.
Hàng tháng phòng KH-DA cử cán bộ đến các đơn vị cung ứng vật tư, vật liệu
đối chiếu các loại vật tư vật liệu thực nhận trong tháng cho từng đội, từng công trình.
Bảng 2 Giấy đề nghị tạm ứng
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Kính gửi: Ban lãnh đạo công ty cổ phần đầu tư và xây dựng CICO 501
Tôi tên là: Nguyễn Hữu Mạnh, đội trưởng đội thi công 1.2
Địa chỉ: Ban chỉ huy khu đô thị mới Phước Trạch – Phước Hải
Đề nghị cho tạm ứng số tiền 50.000.000 triệu đồng
Lý do: Hoàn thành hợp đồng giao khoán số 5_PTPH về làm đường và trang trí KĐT
Vũng Tàu, ngày 18 tháng 1 năm 2013
Ban giám đốc Ban điều hành P.Trạch – PH Người viết đơn
Bảng 2 Hóa đơn GTGT
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh – Lớp Kế toán tổng hợp 52B 20

×