BIỆN PHÁP CỦA GIÁO VIÊN GIÚP HỌC SINH LỚP 2 TỰ KHẮC
PHỤC NHỮNG SAI LẦM KHI GIẢI DẠNG TOÁN “TÌM THÀNH PHẦN
CHƯA BIẾT”
Trang: 1
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển như hiện nay thì nhận thức của con
người ngày càng cao, nhu cầu học tập của học sinh là tất yếu. Có vai trò quan trọng
góp phần vào sự phát triển của đất nước sau này. Ngành giáo dục không ngừng mở
các lớp đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên .
Thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ sư phạm, đổi mới phương pháp dạy
học…
Đã qua nhiều năm nghiên cứu thay sách giáo khoa và đổi mới nội dung
chương trình, phương pháp dạy học môn Toán lớp 2. Học sinh đã làm quen với học
Toán qua chương trình học lớp 1. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi nên
việc tiếp cận với chương trình mới, với việc đổi mới phương pháp cũng khá nhanh
chóng.
Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham
khảo và đặc biệt là đồ dùng dạy học môn Toán lớp 2 khá đầy đủ.
Bộ đồ dùng của giáo viên và học sinh giống nhau, khi sử dụng rất thuận lợi.
Sự chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, Tổ chuyên
môn nhà trường có vai trò tích cực giúp giáo viên dạy lớp 2 đi đúng chương trình,
nội dung môn Toán lớp 2.
Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các
môn học nói chung và môn Toán nói riêng.
Bên cạnh đó, vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc dạy và học đối
với các trường ở vùng sâu vùng xa. Cơ sở vật chất còn thiếu, trình độ nhận thức của
người dân còn thấp, đời sống người dân còn khó khăn, điều kiện cho học sinh đến
trường còn nhiều trở ngại, có nhiều học sinh cách xa trường vài Ki-lô-met … thì
việc giúp đỡ học sinh học Toán và thực hành ngay tại lớp, sau đó nâng cao kiến
thức, bồi dưỡng học sinh khá giỏi là một vấn đề còn khó đối với giáo viên. Làm thế
nào cho các bậc phụ huynh yên tâm về việc học tập của con em mình. Làm thế nào
Trang: 2
để các em khắc phục những sai lầm khi giải toán. Chính vì vậy, việc sửa sai cho
học sinh lớp 2 khi giải dạng toán “Tìm thành phần chưa biết” là rất cần thiết.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu mong muôn sẽ giúp học sinh khắc phục được những yếu điểm đã
nêu về toán học từ đó đạt được kết quả cao khi giải bài toán nói riêng và đạt kết quả
cao trong quá trình học tập nói chung.
Ý nghĩa rất quan trọng mà đề tài đặt ra là: Tìm được một phương pháp tối ưu
nhất để trong quỹ thời gian cho phép hoàn thành được một hệ thống chương trình
quy định và nâng cao thêm về mặt kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo trong việc giải các
bài toán. Từ đó phát huy, khơi dậy, sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học
sinh, gây hứng thú học tập cho các em.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Sáng kiến kinh nghiệm có nhiệm vụ giải đáp các câu hỏi khoa học sau đây:
- Kỹ năng là gì? Cơ chế hình thành kỹ năng là như thế nào?
- Những tình huống điển hình nào thường gặp trong quá trình giải quyết những
vấn đề liên quan.
- Trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan, học sinh thường gặp những
khó khăn và sai lầm nào?
- Những biện pháp sư phạm nào được sử dụng để rèn luyện cho học sinh kỹ
năng giải quyết các vấn đề liên quan?
- Kết quả của thực nghiệm sư phạm là như thế nào?
IV. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
- Các dạng toán lớp 2 và phương pháp giảng dạy toán để giúp nâng cao hứng thú và
kết quả học tập môn toán của học sinh lớp 2
- Khách thể nghiên cứu là học sinh lớp trường Tiểu học xxx
V. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm sử dụng những phương
pháp sau: Nghiên cứu lý luận, điều tra quan sát thực tiễn, thực nghiệm sư phạm.
Trang: 3
Trên cơ sở phân tích kỹ nội dung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo,
phân tích kỹ đối tượng học sinh (đặc thù, trình độ tiếp thu…). Bước đầu mạnh dạn
thay đổi ở từng tiết học, sau mỗi nội dung đều có kinh nghiệm về kết quả thu được
(nhận thức của học sinh, hứng thú nghe giảng, kết quả kiểm tra,…) và đi đến kết
luận.
Lựa chọn các ví dụ các bài tập cụ thể phân tích tỉ mỉ những sai lầm của học
sinh vận dụng hoạt động năng lực tư duy và kỹ năng vận dụng kiến thức của học
sinh để từ đó đưa ra lời giải đúng của bài toán.
Trang: 4
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Mô tả sáng kiến:
Giúp học sinh khắc phục sai lầm khi giải dạng toán: Tìm một số hạng trong
một tổng; Tìm số bị trừ; Tìm số trừ.
1.1. Thông qua việc gọi học sinh lên chữa bài và chấm bài, tôi đã phát hiện ra
những sai lầm của học sinh trong khi giải dạng toán trên như sau:
a) Dạng toán: Tìm một số hạng trong một tổng.
* Cách giải sai của học sinh: Lấy tổng cộng với số hạng đã biết.
Ví dụ: 5 + x = 12
x = 12 + 5
x = 17
b) Dạng toán: Tìm số bị trừ
* Cách giải sai của học sinh: Lấy số trừ trừ đi hiệu
Ví dụ: x – 15 = 8
x = 15 – 8
x = 7
C) Tìm số trừ
* Cách giải sai của học sinh: Lấy hiệu cộng với số trừ
Ví dụ: 20 – x = 4
x = 4 + 20
x = 24
1.2. Từ những bài giải sai của học sinh, tôi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sai
lầm đó.
- Không hiểu bản chất của phép tính cộng, trừ.
- Không thuộc quy tắc để làm.
- Do vô ý hoặc cẩu thả.
1.3. Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sai lầm trên, tôi đã tiến hành một số biện
pháp khắc phục, giúp học sinh giải đúng dạng toán này như sau:
Trang: 5
a) Trực tiếp chữa bài cho học sinh còn mắc lỗi, cụ thể như sau:
Giúp các em lên chữa bài còn sai ở tiết học trước. Tiết sau tôi chấm bài, tôi đã
ghi tên và bài làm sai của em đó lại để giúp học sinh đó sửa.
Ví dụ: Tìm một số hạng trong một tổng.
Giáo viên ghi bảng một bài giải sai.
* Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn?
* Học sinh trả lời: Bài làm của bạn sai.
* Giáo viên hỏi: Vì sao sai?
* Học sinh: Cách làm của bạn sai.
Sau đó tôi gọi học sinh làm sai đứng lên kiểm tra lại lời nhận xét của bạn có
đúng hay không, bằng cách như sau:
* Giáo viên: Nêu tên gọi thành phần trong phép cộng này.
* Học sinh: Số 5 là số hạng đã biết
X là số hạng chưa biết
Số 12 là tổng.
* Giáo viên ghi bảng:
Số hạng Số hạng Tổng
5 + x = 12
* Giáo viên: Vậy 5 cộng với số nào đễ được 12?
* Học sinh: Số 7
* Giáo viên: Làm thế nào để tìm ra số 7?
* Học sinh: Dựa vào bảng cộng 5 + 7 = 12
* Giáo viên: Còn cách nào khác?
* Học sinh: Lấy 12 trừ đi 5 được 7.
Giáo viên: Vậy muốn tìm số hạng trong một tổng em làm thế nào?
Trang: 6
* Học sinh: Muốn tìm số hạng trong một tổng, ta lấy tổng trừ đi số hạng đã
biết.
* Giáo viên chỉ vào bài làm sai trên bảng và hỏi: Vậy vì sao bài giải này sai?
* Học sinh: Làm không đúng quy tắc.
* Giáo viên yêu cầu học sinh sửa lại bài.
* Học sinh giải lại:
5 + x = 12
x = 12 – 5
x = 7
Các trường hợp làm sai bài tìm số bị trừ và tìm số trừ tôi cũng tiến hành tương
tự như trên. Với cách làm như trên một lần nữa tôi đã củng cố, khắc sâu phần lí
thuyết để cho bản thân học sinh giải sai cũng như học sinh trong lớp nắm chắc bài,
không còn giảỉ sai bài tập nữa.
b) Rèn cho học sinh thói quen làm bài tập: Tìm thành phần chưa biết, phải
thực hiện theo hai bước sau:
- Bước 1: Nêu tên gọi của các thành phần chưa biết.
- Bước 2: Đọc thuộc quy tắc, sau đó mới vận dụng quy tắc để làm bài.
Tôi đã tiến hành ở tất cả các tiết học khi gặp dạng toán này. Vì được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần nên học sinh rất thuộc quy tắc, ghi nhớ cách làm và thực hiện
cách giải đúng.
Qua hai bước giải trên, tôi thấy học sinh đã hiểu được bản chất của phép tính
công, trừ thuộc quy tắc để làm bài và tránh được tình trạng vô ý, cẩu thả khi giải
toán của học sinh …
Từ chỗ khắc phục được sai lầm của học sinh khi giải dạng toán này, tôi đã
giúp học sinh nắm chắc được các kiến thức cơ bản. Từ đó học sinh tự tìm cách giải
hay nhằm rèn kĩ năng nâng cao trình độ thông qua các tiết thực hành.
c) Yêu cầu về phụ huynh:
- Thường xuyên theo dõi việc học ở nhà của các em.
Trang: 7
- Phải sắp xếp thời gian hợp lí cho các em tự học.
- Thường xuyên liên hệ với giáo viên để đánh giá tình hình học tập và có biện
pháp hướng dẫn các em học tập và có biện pháp hướng dẫn các em học tập đạt kết
quả cao hơn.
2. Kết quả, hiệu quả mang lại:
Qua hai năm thực hiện một số kinh nghiệm dạy dạng toán: “Tìm thành phần
chưa biết” Kết quả học tập của học sinh lớp tôi có nhiều tiến bộ rõ rệt, các đợt kiểm
tra định kì hầu như học sinh đều giải đúng dạng toán này, cụ thể như sau:
Lớp 2A1: Tổng số học sinh: 36
GIỮA HỌC KÌ I GIỮA HỌC KÌ II
G K TB Y G K TB Y
1 4 22 9 8 11 17 0
Để đạt được những kết quả trên, tôi thấy mình phải tự bồi dưỡng chuyên môn
thông qua các tài liệu dạy học Toán và đăc biệt phải học hỏi từ những đồng nghệp
có bề dày kinh nghiệm. Tôi nghĩ rằng, làm như vậy thì chất lượng giảng dạy của cá
nhân người giáo viên sẽ ngày càng được nâng cao.
3. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Để học sinh đạt kết quả cao trong học tập, đòi hỏi người thầy giáo phải có sự
kiên trì, nhẫn nại ,dạy học sinh bằng tình thương yêu và đầy trách nhiệm. Tìm ra
những sai lầm mà học sinh thường mắc phải khi thực hành, sau đó tìm biện pháp
khắc phục những sai lầm đó… Năm học 2011 - 2012 đề tài này được triển khai áp
dụng cho toàn khối 2 trên địa bàn trường Tiểu học Xxx. Chất lượng học tập của học
sinh được nâng lên rõ rệt.
Trang: 8
PHẦN III. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Sáng kiến kinh nghiệm đã thu được một số kết quả sau đây:
1. Đã hệ thống hóa, phân tích, diễn giải được khái niệm kĩ năng và sự hình
thành kĩ năng học và giải bài tập toán cho học sinh
2. Thống kê được một số dạng toán điển hình liên quan đến nội dung chuyên
đề thực hiện.
3. Chỉ ra một số sai lầm thường gặp của học sinh trong quá trình giải quyết
các vấn đề liên quan đến nội dung chuyên đề thực hiện.
4. Xây dựng một số biện pháp sư phạm để rèn luyện kĩ năng giải quyết các
vấn đề liên quan đến nội dung chuyên đề thực hiện.
5. Thiết kế các thức dạy học một số ví dụ, hoạt động theo hướng dạy học
tích cực.
6. Đã tổ chức thực nghiệm sư phạm để minh học tính khả thi và hiệu quả của
những biện pháp sư phạm được đề xuất.
Như vậy có thể khẳng định rằng: mục đích nghiên cứu đã được thực hiện,
nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được.
Trong quá trình giảng dạy môn Toán tại trường, từ việc áp dụng các hình
thức rèn luyện cách trình bày lời giải bài toán cho học sinh đã có kết quả rõ rệt, bản
thân tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm về phương pháp rèn luyện cách trình
bày lời giải bài toán cho học sinh đó là :
1 – Trình bày bài giải mẫu.
2 – Trình bày bài giải nhưng các bước sắp xếp chưa hợp lý.
3 - Đưa ra bài toán có gợi ý giải.
4 - Đưa ra bài giải sẵn có chứa sai sót để yêu cầu học sinh tìm chỗ sai và sửa lại cho
đúng.
Cũng qua thực tế kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, với nội dung và
phương pháp nêu trên đã giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về Toán học nói
Trang: 9
chung. Vấn đề tôi thấy học sinh khá, giỏi rất hứng thú với việc làm mà giáo viên
đã áp dụng trong chuyên đề này.
2. KIẾN NGHỊ
1. Với Sở GD&ĐT - Phòng GD&ĐT
Quan tâm hơn nữa đến việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
dạy toán. Nên tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên sâu cho giáo viên trong tỉnh.
Cần có những chỉ đạo sát hơn nữa về mặt chuyên môn, định hướng cho giáo viên
giảng dạy, áp dụng chuẩn kiến thưc, kĩ năng chung theo tinh thần chỉ đạo của cơ
quan quản lí.
Tổ chức cho giáo viên các trường giao lưu, học hỏi lần nhau.
2. Với BGH nhà trường
- Hiện nay, nhà trường đã có một số sách tham khảo tuy nhiên có vẻ như
chưa đầy đủ. Vì vậy nhà trường cần quan tâm hơn nữa về việc trang bị thêm sách
tham khảo môn Toán để học sinh được tìm tòi, học tập khi giải toán để các em có
thể tránh được những sai lầm trong khi làm bài tập và nâng cao hứng thú, kết quả
học tập môn toán nói riêng, nâng cao kết quả học tập của học sinh nói chung.
Đồ dùng dạy học môn Toán cần được trang bị thêm, thay thế thường xuyên
các đồ dũng cũ, hỏng đảm bảo cho việc sử dụng thiết bị dạy học của giáo viên được
thuận lợi.
3. Với PHHS
- Quan tâm việc tự học, tự làm bài tập ở nhà của con cái. Thường xuyên
kiểm tra sách, vở và việc soạn bài trước khi đến trường của các con.
Trang: 10