Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.67 KB, 40 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu:................................................................................................... 1
Chương I:
Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn – Hà Nội............................................................................................3
I. Quá trình hình thành và phát triển: ......................................................................3
II. Bộ máy cơ cấu tổ chức : .........................................................................................4
III. Các hoạt động kinh doanh cơ bản:......................................................................5
1. Huy động vốn:...........................................................................................................5
2. Hoạt động tín dụng : .................................................................................................6
3. Các hoạt động khác:..................................................................................................9
Chương II:
Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Sài Gòn - Hà Nội...........................................................................................11
I. Bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM:.........11
1. Bản chất của năng lực cạnh tranh của NHTM:.......................................................11
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM: ..............................12
2.1. Các nhân tố bên ngoài:..................................................................................12
2.1.1. Môi trường vĩ mô: .................................................................................12
2.1.1.1. Môi trường kinh tế: ..................................................................................12
2.1.1.2. Môi trường văn hoá – xã hội – dân số: ....................................................13
2.1.1.3. Môi trường pháp luật - chính sách nhà nước: .........................................13
2.1.2. Môi trường vi mô:..................................................................................15
2.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn: ...................................................15
2.1.2.2. Khách hàng: ..............................................................................................16
2.1.2.3. Các dịch vụ mới thay thế: ........................................................................18
2.2. Các nhân tố bên trong:..................................................................................19
2.2.1. Năng lực tài chính: ................................................................................19
2.2.2. Năng lực nhân lực: ................................................................................22
Website: Email : Tel : 0918.775.368


2.2.3. Năng lực phát triển sản phẩm:...............................................................23
2.2.4. Năng lực công nghệ: .............................................................................24
2.2.5. Năng lực quản lý:...................................................................................25
2.2.6. Hệ thống mạng lưới phân phối:.............................................................25
II. Đánh giá năng lực cạnh tranh của SHB qua Ma trận SWOT:..........................26
1. Điểm mạnh của SHB:..............................................................................................26
2. Điểm yếu (Weaknesses):.........................................................................................27
3. Cơ hội (Opportinities):............................................................................................27
4. Thách thức (Threats):..............................................................................................27
Chương III:
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Ngân hàng
thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội SHB...............................................29
I. Định hướng phát triển, phương hướng hoạt động của SHB năm 2010:.............29
II. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho SHB:................................30
III. Một số kiến nghị:.................................................................................................34
1. Kiến nghị với NHNN:.............................................................................................34
2. Kiến nghị với chính phủ:.........................................................................................35
Kết Luận....................................................................................................... 37
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Một số kí hiệu viết tắt
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NH TMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần
SHB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội
ACB : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
Incombank : Ngân hàng công thương Việt Nam
Sacombank : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
Techcombank : Ngân hàng kĩ thương Việt Nam
TCTD : Tổ chức tín dụng
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời Mở Đầu:

Trong xu thế toàn cầu hóa nói chung và kinh tế VN nói riêng đang trong giai đoạn mở
cửa, hội nhập sâu hơn vào thị trường quốc tế, ngành NH giữ vai trò rất quan trọng, là một
trong những kênh huy động và điều hòa nguồn vốn của nền kinh tế, đồng thời là công cụ
quan trọng ổn định thị trường tài chính và quản lý kinh tế của Nhà nước. Sự tăng trưởng và
phát triển của hệ thống này tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của toàn nền
kinh tế. Dưới sức ép mở cửa tự do tài chính, để không tụt hậu với thế giới, đảm bảo là tổ
chức trung gian tài chính mang tính huyết mạch của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh
tranh của NHTM Việt Nam là nhiệm vụ quan trọng, gắn kết với chiến lược hoạt động của
mỗi ngân hàng.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội là một ngân hàng vừa chuyển đổi hình thức từ cổ
phần nông thôn lên cổ phần đô thị, còn đang trong quá trình chiếm lĩnh thị trường về các
dịch vụ ngân hàng hiện đại, các điều kiện cơ bản về vốn, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm
quản lý…còn hạn chế. Do đó nhiệm vụ nâng cao năng lực cạnh tranh là thực sự cấp thiết
giúp SHB tồn tại, phát triển, tạo vị thế trong hệ thống NHTM đang ngày càng tăng về số
lượng của Việt Nam và sự thâm nhập ngày càng rộng của các ngân hàng quốc tế.
Xuất phát từ thực tế đó tôi đã chọn đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của
Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB “ làm đề tài cho Chuyên đề tốt
nghiệp. Chuyên đề gồm ba Chương lớn:
Chương I: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội.
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh của NH TMCP Sài Gòn Hà Nội.
Chương III: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh NH TMCP Sài Gòn Hà Nội.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên đề chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong phạm vi nhỏ là ngân hàng thương
mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB. Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn
PGS.TS Cô Cao Thuý Xiêm và sự giúp đỡ từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà
Nội SHB đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương I:

Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần
Sài Gòn – Hà Nội
I. Quá trình hình thành và phát triển:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SHB tiền thân là Ngân hàng CP Nông Thôn Nhơn
ái được thành lập theo giấy phép số 0041/NH/GP và chính thức đi vào hoạt động ngày
12/11/1993. Vốn điều lệ đăng kí ban đầu là 400 triệu đồng.
20/1/2006: Thống đốc NHNN Việt Nam đã kí quyết định số 93/QĐ - NHNN về việc
chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP Nông Thôn sang
NHTMCP đô thị, tạo thụân lợi cho SHB nâng cao tiềm lực về tài chính, mở rộng mạng
lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức cạnh tranh và phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát
triển mới của SHB. Với mục tiêu trở thành một ngân hàng TMCP bán lẻ đa năng hàng đầu
Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính năm 2015, Ngân hàng hoạt động vững mạnh và an
toàn, phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Trải qua 16 năm hoạt động đến nay vốn điều lệ của SHB đã đạt 2000 tỉ đồng tương
đương 125 triệu USD, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại hầu hết thành phố lớn
trên toàn quốc, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích. Đối tượng khách hàng đa dạng từ
cá nhân đến tổ chức, nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trong nhiều ngành nghề kinh
doanh khác nhau. Hoạt động kinh doanh những năm qua SHB luôn giữ được tỉ lệ an toàn
vốn cao cùng với chính sách tín dụng thận trọng và quy trình hợp lý đảm bảo chất lượng và
tài sản tốt với khả năng phát triển danh mục tín dụng khả quan.
SHB đã không chỉ tạo dựng được niềm tin, sự tín nhiệm, tin cậy trong khách hàng, đối
tác… mà còn được xã hội công nhận, được các cơ quan chức năng, các tổ chức, giới
chuyên môn và khách hàng trao tặng những giải thưởng, danh hiệu cao quý: TOP 20 Ngân
hàng lớn nhất Việt Nam; Top 30 sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng tin và dùng;
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thương hiệu mạnh Việt Nam 3 năm liên tiếp 2007,2008,2009; Sao vàng Đất Việt 2 năm;
Top 3 cổ phiếu có tính thanh khoản cao nhất Thị trường chứng khoán Hà Nội; Ngân hàng
có dịch vụ thanh toán quốc tế xuất sắc 2009 (Ngân hàng Wachovia B NewYork trao tặng);
NH tài trợ thương mại tốt nhất Việt Nam 2010 (Tạp chí Global finance bình chọn)

Với kế hoạch phát triển kinh doanh cụ thể phù hợp với chương trình hành động, lộ
trình hoạt động của ngành ngân hàng Việt Nam cùng tiềm lực tài chính mạnh của các cổ
đông tiềm năng, với quyết tâm của các nhà lãnh đạo và đội ngũ nhân viên sẽ là những nhân
tố tích cực trong giai đoạn phát triển mới và sẽ đưa SHB phát triển một cách bền vững,
thực hiện được mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam và Tập
đoàn tài chính lớn mạnh năm 2015.
II. Bộ máy cơ cấu tổ chức :
Bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội bao gồm Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Các Uỷ ban, Tổng giám đốc và các phòng ban
nghiệp vụ. Trong đó, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất ngân hàng.
Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị, là cơ quan quản trị ngân hàng, giữ vai trò
định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của
Ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng. Ban kiểm sát do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra, kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ
hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng;
thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp
pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng. Các Uỷ ban do hội đồng quản trị thành lậplàm
tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh
doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Tổng giám đốc,
là người chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị , trước pháp luật về hoạt động hằng
ngày của ngân hàng. Các phòng ban nghiệp vụ giúp việc cho Tổng giám đốc thực hiện các
nghiệp vụ theo quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn do Tổng giám đốc ban hành và
tuân thủ những quy định của NHNN.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sơ đồ : Bộ máy tô chức hoạt động của SHB
III. Các hoạt động kinh doanh cơ bản:
1. Huy động vốn:
Huy động vốn là một hoạt động được SHB chú trọng để đảm bảo cơ cấu nguồn vốn, sử
dụng vốn tuân thủ các qui định về an toàn vốn và thanh khoản trong kinh doanh NH.

Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB đã không ngừng mở
rộng mạng lưới chi nhánh, tính đến 31/12/2006, tổng vốn huy động đạt 770.001 triệu đồng.
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tốc độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, năm 2006 tăng 290 % so với năm
2005; mức tăng lần lượt là 1055% năm 2007; 186,76% năm 2008. Tổng số dư huy động
vốn đến 31/12/2009 đạt 24.514,6 tỉ đồng, tăng 12.871,4 tỉ, tương đương 109,6% so với
2008, đạt 133% kế hoạch 2009. Trong đó huy động từ thị trường I (Tổ chức kinh tế và dân
cư) đạt 14.486,9 tỉ đồng, tăng 4.978,8 tỉ đồng, tương đương 52.4% so với cuối 2008.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn năm 2006-2009 của SHB
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
2009
Số dư
(tỷ đồng)
Tỷ
trọng
Số dư
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
Số dư
(tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
Số dư
(tỷ
đồng)

Tỷ
trọng
Nguồnvốn
huy động
0.770 100% 9.895 100% 11.743 100% 24.614 100%
Thị trường
I
0.368 48% 2.804 28% 9.508 81% 14.487 58.9%
Thị trường
II
0.402 52% 7.091 72% 2.235 19% 10.127 41.1%
(Nguồn : Phòng nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ SHB)
Trong năm 2009, SHB đã thực hiện chiến lược đấy mạnh huy động vớn thị trường I
bằng nhiều chương trình huy động vốn linh hoạt, hấp dẫn: Tiết kiệm siêu hấp dẫn; gửi tiền
có tiền nhận liền niềm vui… Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng huy động vốn thị trường I chưa
cao, kém so với các NHTM khác: ACB tính đến tháng 14/5/2009 đạt 101000 tỷ;
Sacombank tính đến tháng 4/2009 đạt 63000 tỷ đồng; Habubank đạt 19961 tỷ đồng năm
2009. Nguồn vốn huy động không kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và cá
nhân rất thấp do các đơn vị không chủ động yêu cầu khách hàng giao dịch qua tài khoản
SHB khi cho vay .
2. Hoạt động tín dụng :
Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị trường trong
nước, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn thiện bộ máy hoạt động,
sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm thích ứng với điều kiện từng vùng
miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa các sản phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến
nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài ra, SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đầu tư vốn trên cơ sở thận trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được
sự tăng trưởng và bền vững. Năm 2006 tổng dư nợ đạt 492,984 triệu đồng, tăng 114,5%.

Năm 2007, 2008 tăng mạnh. Doanh số cho vay năm 2009 đạt 6.576,1 tỉ đồng, tương đương
tăng 105 % so với 2008, đạt 116% kế hoạch 2009.
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 2: Cơ cấu dư nợ tín dụng năm 2006-2009 của SHB
Chỉ tiêu
2006 2007 2008 2009
Dư nợ
(Tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
Dư nợ
(Tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
Dư nợ
(Tỷ
đồng)
Tỷ
trọng
Dư nợ
(Tỷ
đồng )
Tỷ
trọng
Tổng dư nợ
0.492 100% 4183,5 100% 6252,67 100% 12.828,7 100%
Cho vay ngắn

hạn
0.285 58% 2.510,1 0.6 3.894,57 62% 7.555,6 59%
Cho vay trung
dài hạn
0.207 42% 1.673,4 0.4 2.358,10 38% 5.273,1 41%
( Nguồn : Phòng quản lý tín dụng SHB )
Về chất lượng tín dụng :
- Nhóm 1 : 12.449,7 tỉ đồng, tương đương 97,04% tổng dự nợ
- Nhóm 2: 56,4 tỉ đồng, tương đương 0,44% tổng dư nợ
- Nhóm 3: 28,1 tỉ đồng, tương đương 0,22% tổng dư nợ
- Nhóm 4: 148,9 tỉ đồng, tương đương 1,16% tổng dư nợ
- Nhóm 5: 145,7 tỉ đồng, tương đương 1,14% tổng dư nợ
Nợ quá hạn (từ nhóm 2 -> nhóm 5): 379 tỉ đồng, chiếm 2,96% tổng dư nợ. Nợ xấu (từ
nhóm 3 -> nhóm 5): 322,6 tỉ đồng, chiếm 2,52% tổng dư nợ. Trong đó Nhóm 1 là nợ đủ
tiêu chuẩn, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn;
Nhóm 2 là nợ cần chú ý, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và
lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ; Nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn,
bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi khi đến hạn; Nhóm 4 là
nợ nghi ngờ, bao gồm nợ được đánh giá là có khả năng tổn thất cao; Nhóm 5 là nợ có khả
năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.
Trong hoạt động tín dụng SHB chủ động được nguồn vốn , đảm bảo thanh khoản ,
thẩm định kiểm tra kiểm soát trước và sau khi vay , thu hồi nợ quá hạn . Đẩy mạnh cho vay
các ngành nghề sản xuất kinh doanh ổn định : than , cao su … Bên cạnh đó nợ quá hạn, nợ
xấu tại một số đơn vị có xu hướng gia tăng. SHB chưa xây dựng được chính sách phát triển
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khách hàng tín dụng phù hợp, hạn chế sự cạnh tranh và tính chủ động của các đơn vị kinh
doanh. Việc đánh giá tài sản đảm bảo còn sai lệch với quy chế, quy định.
3. Các hoạt động khác:
- Hoạt động thanh toán quốc tế : Bắt đầu phát sinh năm 2006 và bước đầu mang lại thu

nhập, hoạt động TTQT của SHB luôn được ưu tiên. Năm 2007, SHB vẫn chưa được thanh
toán quốc tế trực tiếp (theo quy định NHNN), do đó doanh thu chưa đạt cao. Tính đến năm
2009, SHB đã lập quan hệ đại lý với 154 ngân hàng trên thế giới. Doanh số TTQT đạt
373,4 triệu USD, tăng 143,6% so với 2008 . Tổng giao dịch đạt 2.337 giao dịch, tăng hơn
10 lần so với 2008. Thu nhập thường từ TTQT đạt 13.245 triệu đồng. Hoạt động thanh
toán quốc tế cũng khá thành công với một số sản phẩm đặc biệt như: chuyển tiền No
Deduct, chuyển tiền đa tệ … Năm 2009, SHB được trao tặng danh hiệu “NH có dịch vụ
thanh toán quốc tế xuất sắc” từ phía Ngân hàng uy tín Wachovia, NewYork.
- Hoạt động kinh doanh tiền tệ liên ngân hàng (thị trường II) và kinh doanh ngoại tệ:
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy chưa đóng góp nhiều vào tổng doanh thu và lợi nhuận
của ngân hàng nhưng đang dần khẳng định vị trí quan trọng. Thu nhập thuần từ kinh doanh
ngoại tệ 2007 đạt 2467 triệu đồng, đến 2008 vượt bậc đạt 26023 triệu đồng. Năm 2009 đạt
doanh số 1,1 tỉ USD, thu nhập thuần đạt 60,5 tỉ đồng. Năm 2009 đầy biến động, SHB vẫn
kịp thời nắm bắt được cơ hội đầu tư và tích cực kinh doanh nguồn vốn trên thị trường II
với doanh số giao dịch đạt gần 80.000 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ hoạt động này đạt 29,2 tỉ
đồng.
- Hoạt động thẻ : Sản phẩm thẻ hiện tại của SHB là thẻ Solid - thẻ ghi nợ nội địa có
thấu chi . Phát hành từ năm 2007 , đến nay đã có 14538 thẻ được phát hành , tăng 45,13%
so với 2008 , với số dư tiền gửi bình quân 1,9 triệu đồng/1 tài khoản thẻ và 185.429 giao
dịch .Trong năm 2008 SHB đã liên kết với Vietcombank triển khai thực hiện khai thác dịch
vụ thẻ ATM. Tuy nhiên hoạt động thẻ của SHB chưa thật sự phổ biến để cạnh tranh với
các ngân hàng. Từ nay đến 2010 , SHB sẽ triển khai dịch vụ thẻ Visa, Master, và thẻ tín
dụng với 800 điểm chấp nhận thẻ, 50.000 thẻ ghi nợ, 20.000 thẻ quốc tế và 950 thẻ ATM.
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trải qua nhiều năm hoạt động, ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội SHB đã có những
chuyển biến đáng ghi nhận trong chặng đường khắc phục khó khăn và khẳng định được vị
thế của mình trên thương trường , vững bước phát triển .
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368

Chương II:
Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP
Sài Gòn - Hà Nội
I. Bản chất và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM:
1. Bản chất của năng lực cạnh tranh của NHTM:
Cạnh tranh là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động kinh tế. Thuật ngữ năng lực
cạnh tranh được sử dụng trên phạm vi toàn cầu, trong mọi ngành và mọi lĩnh vực. Hội
đồng chính sách năng lực cạnh tranh của Mỹ định nghĩa: Năng lực cạnh tranh là năng lực
kinh tế về hàng hoá và dịch vụ của một nền sản xuất có thể vượt qua thử thách trên thị
trường thế giới… Theo OECD, năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối
cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các
ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế. Ngân hàng là một ngành, một tổ chức sản xuất kinh doanh quan trọng trong
nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng thương mại là khả năng ngân hàng đó
tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt được mức
lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục phát triển đồng thời đảm bảo sự
hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất
lợi của môi trường kinh doanh.
Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại phụ thuộc vào các yếu tố thuộc môi
trường bên ngoài như môi trường vĩ mô gồm kinh tế, văn hoá - xã hội, pháp luật; môi
trường vi mô gồm đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, khách hàng, các dịch vụ mới thay
thế và các yếu tố thuộc môi trường bên trong ngân hàng như năng lực tài chính, nhân lực,
phát triển sản phẩm, quản lý tổ chức, công nghệ. Đánh giá năng lực cạnh tranh của một
ngân hàng thương mại chủ yếu dựa trên đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng.
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM:
2.1. Các nhân tố bên ngoài:
2.1.1. Môi trường vĩ mô:
2.1.1.1. Môi trường kinh tế:

Năm 2009 nền kinh tế thế giới khá khả quan. Chính phủ nhiều nước thực hiện các gói
giải pháp kích cầu đầu tư, tiêu dùng với tổng trị giá hơn 10.000 tỉ USD, tương đương 20%
GDP 2008. Kinh tế Mỹ trên đà phục hồi. Các ngân hàng lớn tại Mỹ bắt đầu cải thiện hoạt
động.
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế
giới, nhưng cũng nhanh chóng vượt lên khó khăn để có những bước đột phá trong những
tháng cuối năm và là một trong số ít quốc gia châu Á có tăng trưởng dương với mức tăng
trưởng GDP 2,5%, trên mức trung bình khu vực. Các chương trình kích cầu dựa trên gói
cứu trợ 14.000 tỷ đồng của chính phủ cũng được triển khai mạnh mẽ như: hỗ trợ 4% lãi
suất qua hệ thống ngân hàng thương mại; cho vay hỗ trợ doanh nghiệp trả lương 0% qua
VDB; cho vay tín chấp các DNVN qua bảo lãnh VDB… Những yếu tố này đã tác động
mạnh tới ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB. SHB đã triển khai có hiệu quả các
chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất, nhờ đó tăng thêm khách hàng, tăng dư nợ tín dụng, cơ
cấu danh mục đầu tư tín dụng phù hợp, chọn lọc thêm nhiều khách hàng tiềm năng, tăng uy
tín về quan hệ giao dịch tại SHB. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán đầu 2009 giảm, bất
động sản đóng băng, vàng biến động liên tục, không hấp dẫn nhà đầu tư. Do đó ngân hàng
thương mại thu hút được nguồn vốn huy động trong dân. Nhờ đó SHB tạo được mức tăng
trưởng huy động vốn khá cao.
Tuy nhiên năm vừa qua SHB cũng gặp không ít khó khăn. Do lãi suất cơ bản không
tăng trong 1 thời gian khá dài từ tháng 2 đến tháng 11, trong khi lãi suất huy động thị
trường I (Tổ chức kinh tế và dân cư) của các NHTM tăng mạnh, có lúc lên tới 20-30% gây
ra chênh lệch đầu ra so với đầu vào thấp. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tín dụng của SHB
giảm khoảng 1,51%/năm (không đủ bù đắp chi phí kinh doanh). Thị trường ngoại tệ liên
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tục xảy ra tình trạng khan hiếm USD, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Nền kinh tế chưa thật sự phát triển, các doanh nghiệp còn khó khăn, do đó nguy cơ nợ xấu
rất cao và các khoản vay mới khó thực hiện trong bối cảnh này.
2.1.1.2. Môi trường văn hoá – xã hội – dân số:
Dân số Việt Nam tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009 là 85,789 triệu người, tập trung chủ

yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội là 6,4 triệu người; TP Hồ Chí Minh là 7,1 triệu
người… những nơi hầu hết các Ngân hàng đóng trụ sở chính và các chi nhánh quan trọng.
Sự biến đổi về cơ cấu dân cư, tăng dân số ở những khu đô thị, khu công nghiệp dẫn
đến số lượng cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ ngân hàng tăng nhanh. Các chi nhánh,
phòng giao dịch của SHB đều được thiết lập trong những khu kinh tế trọng điểm đó và rất
có tiềm năng phát triển.
Nhiều hoạt động đầu tư kinh doanh diễn ra cũng làm tăng nhu cầu cần dịch vụ ngân
hàng. Kèm theo liên kết, hợp tác với nước ngoài đòi hỏi thông qua hoạt động thanh toán
quốc tế, số lượng người sống và làm việc ở ngước ngoài tăng lên nên dịch vụ ngân hàng
này đang ngày càng gia tăng. Sự phát triển của nền kinh tế, khoa học kĩ thuật, mức sống
người dân tăng lên và quá trình toàn cầu hoá sẽ mở thêm nhiều cơ hội cho khách hàng sử
dụng những nhu cầu dịch vụ ngân hàng khác nhau, giúp SHB có nhiều cơ hội kinh doanh.
Kinh tế càng phát triển, văn hoá tiêu dùng của người dân sẽ thay đổi phù hợp. Hiện nay
tốc độ cuộc sống được đẩy nhanh, sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn được người tiêu
dùng ưa thích hơn cả. Hoạt động với khẩu hiệu ˝Đối tác tin cậy, giải pháp phù hợp˝, các
dịch vụ ngân hàng của SHB đều đáp ứng được các tiêu chí đó. Xét trong nền kinh tế hiện
nay, gửi tiết kiệm cũng là kênh an toàn cho người dân, và đối với các doanh nghiệp cũng
cần vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất kinh doanh.
2.1.1.3. Môi trường pháp luật - chính sách nhà nước:
Môi trường chính trị của Việt Nam được đánh giá cao về tính ổn định. Là thành viên
của Tổ chức thương mại thế giới WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã được
13

×