Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

CÂU hỏi TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC về HIV AIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.49 KB, 18 trang )

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC VỀ HIV/AIDS
1. Bạn hãy cho biết, kết qủa xét nghiệm HIV(+) được thông báo cho đối tượng
nào sau đây:
A.Trưởng khu hành chính của người được xét nghiệm.
B. Người được xét nghiệm.
C. Cán bộ Thông tin- văn hoá xã.
D. Cả 3 đáp án trrên đều đúng.
Đáp án: B.
Khoản 1 điều 30 Luật phòng, chống Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người
quy định:
1. Kết quả xét nghiệm HIV dương tính chỉ được thông báo cho các đối tượng sau:
a. Người được xét nghiệm;
b. Vợ hoặc chồng của người được xét nghiệm, cha, mẹ, hoặc người giám hộ của
người được xét nghiệm là người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
c. Nhân viên được giao nhiệm vụ trực tiếp tư vấn, thông báo kết quả xét nghiệm HIV
dương tính cho người được xét nghiệm.
d. Người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các CSYT, bao
gồm trưởng khoa, trưởng phòng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được
giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại CSYT.
e. Người đứng đầu, CB phụ trách y tế, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ trực tiếp
CSSK cho người nhiễm HIV tại cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng,
cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam.
f. Người đứng đầu và cán bộ, công chức được giao trách nhiệm của các cơ quanquy
định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.
2. Bạn hãy cho biết, ưu tiên tiếp cận thông tin, giáo dục truyền thông về phòng,
chống HIV/ AIDS cho đối tượng nào sau đây?
A. Người nhiễm HIV và gia đình họ.
B. Người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
C. Phụ nữ có thai.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D


3. Bạn hãy cho biết, HIV không lây qua con đường nào sau đây?
A. Đường tình dục.
B. Giao tiếp thông thường ( ôm hôn, bắt tay…).
C. Lây từ mẹ nhiễm HIV sang con.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: B
4. Bạn hãy cho biết, ở nước ta hiện nay tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất nằm trong độ
tuổi nào?
A. Dưới 20 tuổi.
B. Từ 20- 29 tuổi.
C. Từ 30- 39 tuổi.
D. Trên 40 tuổi.
1
Đáp án: B.( Tỷ lệ nhiễm HIV ở độ tuổi dưới 20 là 10%; 20-29 là 55%; 30-39là 24%
và trên 40 chiếm 10%).
5. Bạn hãy cho biết tình dục an toàn là gì?
A. Sống chung thuỷ một vợ một chồng.
B. Dùng bao cao su đúng cách.
C. Thủ dâm.
D.Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D.
6. Bạn hãy cho biết, các bước trong quy trình tư vấn và xét nghiệm tự nguyện
HIV/AIDS?
A. Tư vấn trước xét nghiệm.
B. Tư vấn trong xét nghiệm HIV.
C.Tư vấn sau xét nghiệm.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D
7. Bạn hãy cho biết ở Việt Nam hiện nay, xét nghiệm kháng thể khẳng định
nhiễm HIV trẻ em có thể tiến hành khi nào?

A. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
B. Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
C. Trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.
D. Trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên.
Đáp án: D. ( Xét nghiệm phát hiện HIV ở trẻ em chỉ có giá trị trên 18 tháng tuổi. Vì
khi trẻ dưới 18 tháng tuổi két qủa dương tính có thể là “dương tính giả”, do kháng thể
HIV của mẹ truyền cho con qua nhau thai nên kết quả xét nghiệm không chính xác).
8. Theo bạn, thời gian dự phòng lây nhiễm HIV tốt nhất là trong thời gian nào?
A. Ngay sau 2-3 giờ đầu.
B. Sau 1 tuần.
C. Sau 10 ngày.
D. Khi xác định rõ nguồn lây nhiễm HIV của người lây nhiễm.
Đáp án: A ( Thời gian điều trị dự phòng tốt nhất là ngay từ những giờ đầu tiên, tức là
khoảng 2-3 giờ sau khi xẩy ra tai nạn, muộn nhất không quá 7 ngày).
9. Bạn hãy cho biết, thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV ( ARV) cho bệnh
nhân AIDS là bao lâu?
A. 1 năm.
B. 3 năm.
C. 5 năm.
D. Suốt đời.
Đáp án: D ( Hiện nay trên thế giới chưa có thuốc điều trị khỏi bệnh AIDS, chỉ có
thuốc kháng vi rút HIV, là thuốc ức chế sự phát triển của vi rút HIV do đó khi bệnh
nhân AIDS đã dùng thuốc kháng vi rút HIV thì phải dùng suốt đời).
10. Bạn hãy cho biết dấu hiệu lâm sàng chính của AIDS?
A. Sút cân trên 10% trọng lượng cơ thể.
B. Sốt kéo dài trên 1 tháng.
C. Ỉa chảy kéo dài trên 1 tháng.
D. Cả 3 đáp án trên.
2
Đáp án: D.

11. Bạn hãy cho biết, các giai đoạn lây truyền HIV từ mẹ sang con?
A. Khi mang thai.
B. Khi sinh con.
C. Khi cho con bú.
D Cả 3 đáp án trên.
Đáp án D.
12. Bạn hãy cho biết Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải quy định người nhiễm HIV có những nghĩa vụ nào dưới đây:
A. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác.
B. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho vợ, con, chồng hoặc người
chuẩn bị kết hôn biết.
C. Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng Hiv.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án D ( Điểm 2, Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định nghĩa vụ của
người nhiễm HIV).
Người nhiễm HIV có các nghĩa vụ sau đây:
a. Thực hiện các biện pháp phòng lây nhiễm HIV sang người khác.
b. Thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho vợ, chồng hoặc
cho người chuẩn bị kết hôn biết;
c. Thực hiện các quy định về điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV;
d. Các nghĩa vụ khác theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp
luật.
13. Bạn hãy cho biết, Nghị định 108/2007/NĐ- CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của
chính phủ là văn bản có nội dung như thế nào?
A. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
B. Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống HIV/AIDS.
C. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS.
D. Quy định chi tiết thi hành Luật vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đáp án: B
14. Bạn cho biết Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch

mắc phải ở người quy định người nhiễm HIV có các quyền nào sau đây?
A. Học văn hoá, học nghề, làm việc.
B. Sống hoà nhập với cộng đồng, xã hội.
C. Từ chối khám chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn cuối.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D ( Điểm 1 Điều 4 Luật phòng, chống HIV/AIDS quy định quyền của người
nhiễm HIV).
Người nhiễm HIV có các quyền sau đây:
a. Sống hoà nhập vào cộng đồng và xã hội.
b. Được điều trị và chăm sóc sức khoẻ.
c. Học văn hoá, học nghề và làm việc
d. Được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.
3
e. Từ chối khám bệnh, chữa bệnh khi đang điều trị bệnh AIDS trong giai đoạn
cuối.
f. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.
15. Khi bị bơm kim tiêm dính máu đâm vào tay, bạn cần làm gì ngay sau đó?
A. Băng kín vết thương bằng băng vô trùng;
B. Uống ngay kháng sinh và đến cơ sở y tế nơi gần nhất.
C. Nặn máu, rửa tay bằng xà phòng nhiều làn dưới vòi nước chảy rồi đến ngay Trung
tâm phòng, chống HIV/ AIDS.
D. Không cần xử trí.
Đáp án: C
16. Bạn hãy cho biết nguyên nhân gây ra HIV/ AIDS là gì?
A. Vi khuẩn.
B. Nấm.
C. Vi rút.
D. Ký sinh trùng
Đáp án: C ( HIV là Vi rút thuộc họ Retroviridae. Chúng có dạng hình cầu, kích

thước khoảng 80- 120 nanômet).
17. Theo bạn, loại dịch nào trong cơ thể sau đây có nhiều vi rút HIV?
A. Nước bọt.
B. Nước mắt.
C. Tinh dịch.
D. Mồ hôi.
Đáp án: C ( Trong nước bọt, nước mắt và mồ hôi, nước tiểu cũng có HIV, nhưng với
số lượng rất ít, không đủ “ Ngưỡng” nên không đủ khả năng làm lây truyền HIV từ
người này sang người kia khi tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch thể này)
18. Bạn hãy cho biết, người nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc vào năm nào? ở đâu?
A. Năm 1995 tại Thành Phố Vĩnh Yên.
B. Năm 1998 tại Huyện Tam Dương.
C. Năm 1995 tại Thị xã Phúc Yên.
D. Năm 1990 tại Thị xã Phúc Yên.
Đáp án: C ( Hiện nay người này vẫn còn sống)
19. Theo bạn những nhóm người nào sau đây có nhiều nguy cơ lây nhiễm
HIV/AIDS?
A. Người mua bán dâm.
B. Người tiêm chích ma tuý.
C. Trẻ mới đẻ có mẹ bị nhiễm HIV.
D. Cả 3 đáp án trên.
Đáp án: D ( Người mua bán dâm có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục,
người tiêm chích ma tuý có nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường máu và trẻ mới đẻ có
mẹ bị nhiễm HIV có nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con).
20. Bạn hãy cho biết những dấu hiệu nào thường thấy ở bệnh nhân AIDS giai
đoạn muộn?
4
A. Ỉa chảy kéo dài.
B. Ho kéo dài.

C. Lở loét toàn thân.
D. Cả 3 đáp án trên
Đáp án: D ( Ở giai đoạn này, lượng kháng thể trong cơ thể người nhiễm HIV suy
giảm mạnh, ngược lại lượng HIV tăng lên nhanh chóng, hệ thống miễn dịch bị suy
giảm hoàn toàn và người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với các bệnh cảnh
của nhiễm trùng cơ hội và ung thư dẫn đến tử vong).
21. Theo bạn người nhiễm HIV nên được chăm sóc tốt nhất ở đâu?
A. Tại nhà.
B. Tại bệnh viện.
C. Tại khu cách ly.
D. Tại các cơ sở y tế.
Đáp án: A.
22. Bạn hãy cho biết, khả năng điều trị HIV/ AIDS hiện nay của y học?
A. Chữa khỏi được bằng tây y.
B. Chữa khỏi được 1 thời gian sau đó lại tái phát.
C. Chữa khỏi được bằng đông y.
D. Chưa chữa khỏi được.
Đáp án: D
23. Khi bạn bị tai nạn rủi ro lây nhiễm HIV ( Kim tiêm người nhiễm HIV đâm
vào tay, bị máu hoặc dịch của người nhiễm HIV bắn vào niêm mạc hoặc vết
thương hở). Bạn có thể được điều trị dự phòng phơi nhiễm ở đâu?
A. Tại BVĐK tỉnh.
B. Tại BVĐK khu vực.
C. Tại trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS của tỉnh.
D. Tại trung tâm y tế dự phòng của tỉnh.
Đáp án: C.
24. Bạn hãy cho biết, Điều mấy trong luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người quy định quyền và nghĩa vụ của
người nhiễm HIV?
A. Điều 3.

B. Điều 4.
C. Điều 5.
D. Điều 7
Đáp án: B.
25. Bạn hãy cho biết luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người có hiệu lực kể từ ngày nào?
A. 01/01/2005.
B. 01/01/2006.
C. 01/01/2007.
D. 10/01/2007.
Đáp án: C.
26. Bạn hãy cho biết, Bộ Luật hình sự quy định người nào biết mình bị nhiễm
HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác sẽ bị xử lý như thế nào?
5
A. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 30.000.000 đến 50.000.000 đồng
D. Phạt tù từ 1- 3 năm.
Đáp án: D ( Điều 117).
Điều 117. Tội lây truyền HIV cho người khác:
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác,
thì bị phạt tù từ một đến 3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7
năm:
a. Đối với nhiều người.
b. Đối với người chưa thành niên;
c. Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữ bệnh cho mình;
d. Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
27. Bạn hãy cho biết ở nước ta hiện nay, tỷ lệ nhiễm HIV giữa nam và nữ như
thế nào?

A. Tỷ lệ nữ cao hơn nam;
B. Tỷ lệ nam nữ ngang nhau;
C. Nam cao hơn nữ 2 lần;
D. Nam cao hơn nữ 4 đến 5 lần;
Đáp án: D ( Tỷ lệ nam nhiễm HIV là 84%, nữ là 14%, không rõ là 2%).
28. Bạn hãy cho biết, hiện nay tỉnh ta đã tổ chức điều trị thuốc kháng vi rút HIV
(ARV) cho bệnh nhân AIDS tại cơ sở y tế nào?
A. Bệnh viện đa khoa tỉnh;
B. Trung tâm phòng, chống HIV/ AIDS tỉnh;
C. Bệnh viện đa khoa khu vực Mê Linh;
d. Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.
Đáp án: B.
29. Bạn hãy cho biết, giai đoạn cửa sổ trong nhiễm HIV thường kéo dài bao lâu:
A. Dưới 1 tháng;
B. Từ 1 đến 3 tháng;
C. Từ 4- 6 tháng;
D. Từ 6 đến 12 tháng.
Đáp án: B.
30. Bạn hãy cho biết tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con khi không được điều
trị dự phòng là bao nhiêu?
A. 10- 24%;
B. 25- 40%;
C. 41- 70%;
D. 71- 90%;
Đáp án: B.
6
Tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây
truyền qua đường tình dục và HIV
Có bao giờ bạn tự hỏi: “Mình có nguy cơ cao lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục và HIV
không?”

Tự trả lời các câu hỏi dưới đây giúp bạn tự nhận ra nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây qua đường tình
dục và HIV của bản thân. Điều này không thể cho bạn biết là bạn đã nhiễm bệnh lây qua đường tình
dục hoặc HIV hay chưa.
Các câu hỏi dưới đây được thiết kế cho tất cả mọi người không phải chỉ cho riêng bạn.
Bạn hãy đọc và tự trả lời riêng cho mình mà không cần nói ra là bạn có hành vi nguy cơ nào.
• Bạn có quan hệ tình dục không dùng bao cao su với người có HIV,
• Bạn là người lao động xa nhà, hoặc đang làm việc trong các tụ điểm ăn chơi.
• Bạn có nhiều hơn một bạn tình trong ba tháng qua.
• Bạn đã có quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình.
• Bạn tình của bạn có dấu hiệu bệnh lây qua đường tình dục, hoặc vừa mới điều trị một bệnh lây
qua đường tình dục.
• Bạn tình của bạn là người lao động xa nhà, lái xe đường dài.
• Bạn có dùng chung bơm kim tiêm với người khác.
• Bạn đã có quan hệ tình dục với người tiêm chích ma túy,
Nếu bạn có một hay nhiều câu trả lời “Có: cho các câu hỏi trên, bạn có thể đã mắc, hoặc có nguy cơ mắc các
bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc HIV, cần phải đi xét nghiệm, khám và chữa trị và biết được cách
phòng tránh trong tương lai.
CÂU HỎI TÌM HIỂU VỀ MA TÚY (Tự luận)
Câu 1: Để góp phần tích cực cùng xã hội trong công tác phòng chống ma túy học sinh
phải có những hành động gì?
Trả lời:
Không thử, không dùng, không tiêm chích ma túy, không tham gia mua bán, vận
chuyển, tổ chức hút, hít; vận động bạn bè, gia đình cảnh giác với ma túy vì ma túy
không chừa một ai.
Câu 2: Người nhiễm HIV/AIDS có thể chung sống với gia đình và cộng đồng được
không? Tại sao?
Trả lời:
Được. Vì HIV/AIDS không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường như dùng
chung chén dĩa, nhà tắm, nhà vệ sinh…Tuy nhiên đối với các dụng cụ có dính máu
như dao cạo, bàn chải răng, ống kim tiêm…người bệnh và các thành viên khác trong

gia đình cần dùng riêng.
Câu 3: Những người như thế nào có nguy cơ cao nghiện ma túy?
Trả lời:
- Người chung sống với người nghiện ma túy.
7
- Người gặp bế tắc trong cuộc sống nhưng thiếu bản lĩnh.
- Người lười biếng, có cuộc sống buông thả, ham đua đòi, ưa tìm cảm giác mạnh.
Câu 4: Bạn phải làm gì khi có người thân bị bệnh AIDS?
Trả lời:
- An ủi, động viên, chăm sóc người thân nhiễm HIV; không có thái độ sợ sệt, xa lánh
họ vì yếu tố tinh thần có ý nghĩa to lớn đối với người nhiễm HIV.
- Tăng cường bồi bổ sức khỏe, động viên người nhiễm luyện tập thể dục để tăng
cường sức đề kháng của cơ thể, giúp kéo dài giai đoạn khỏe mạnh trước khi chuyển
sang AIDS.
Câu 5: Triệu chứng chủ yếu của người mắc bệnh AIDS là gì?
Trả lời:
- Sụt cân trên 10% trọng lượng.
- Tiêu chảy kéo dài trên một tháng.
- Sốt kéo dài trên một tháng.
- Nổi nhạch ít nhất 2 nơi trên cơ thể, kéo dài hơn 3 tháng.
Câu 6: HIV lây truyền chủ yếu qua những con đường nào?
Trả lời:
- Qua quan hệ tình dục với người nhiễm HIV.
- Lây qua đường máu: truyền máu nhiễm HIV, dụng cụ truyền máu, bơm kim tiêm xử
lí không đúng cách…
- Mẹ nhiễm HIV lây truyền sang con khi mang thai, sinh con, cho con bú.
Câu 7: Ma túy đã làm cho trật tự an toàn xã hội bị đe dọa như thế nào?
Trả lời:
- Phần nhiều những người nghiện ma túy trở thành tội phạm hình sự.
- Các tổ chức tàng trữ, mua bán thường xuyên thanh toán lẫn nhau, tổ chức buôn lậu,

cướp giật, trộm cắp.
- Là điều kiện lây truyền bệnh AIDS.
- Xã hội phải tổn phí số tiền lớn để chữa chạy cho người nghiện.
Câu 8: Người bị nhiễm HIV có phải là người đã mắc bệnh AIDS không?
Trả lời:
Người nhiễm HIV là tên chung cho những người có mang HIV trong cơ thể nhưng có
thể chưa tới giai đoạn bệnh AIDS thật sự. Người bệnh AIDS là người có xét nghiệm
HIV dương tính và có những biểu hiện của bệnh như bị nhiễm trùng cơ hội, bệnh não
do HIV, mau gầy do HIV…
Câu 9: Người nghiện ma túy thường có biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Thường xuyên hay ngáp, chảy nước mắt, nước mũi, toát mồ hôi, ớn lạnh nổi da gà,
đau các cơ, gầy yếu, sụt cân, buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ, hay bực tức dể bị kích
động.
Câu 10: Từ khi bị nhiễm HIV đến khi phát bệnh AIDS phải mất thời gian bao lâu?
Trả lời:
Từ khi nhiễm HIV đến khi phát bệnh AIDS người bị nhiễm HIV phải trải qua nhiều
giai đoạn có thể kéo dài từ 6 tháng đến 10 năm. Tuy nhiên nếu người bị nhiễm HIV
đã nghiện ma túy hay mắc một số bệnh nhiễm trùng do lây lan qua đường tình dục thì
sau giai đoạn sơ nhiễm là rơi vào AIDS thực sự.
8
Câu 11: Ma túy khi lạm dụng sẽ gây ra hiểm họa cho cá nhân như thế nào?
Trả lời:
- Gây rối loạn nhịp tim, mất ngủ, biếng ăn;
- Dẫn đến hành vi giảm sút nhân cách, suy thoái đạo đức.
- Gây tai biến khi tiêm chích: nhiễm trùng máu, viêm gan, nhiễm HIV…
Câu 12: Tại sao nói AIDS là hiểm họa của loài người?
Trả lời:
- Cho đến nay chưa có vacxin phòng và thuốc trị.
- Gây tử vong cao: 90% số người mắc bệnh AIDS chết sau 5 đến 10 năm.

- Phát triển nhanh chóng và rộng khắp thế giới.
- Không trừ bất cứ ai, làm ảnh hưởng đến sự phát triển nòi giống.
Câu 13: Làm sao biết bị nhiễm HIV?
Trả lời:
Đi xét nghiệm HIV. Nếu kết quả âm tính, có thể không bị nhiễm hoặc trong thời kì
cửa sổ, nên xét ngiệm lại sau 3 đến 6 tháng. Nếu kết quả dương tính: nhiễm HIV.
Câu 14: Triệu chứng đầu tiên của người bị nhiễm HIV là gì?
Trả lời:
Đa số không có biểu hiện gì ra bên ngoài. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có
thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường cho nên
người bị nhiễm HIV không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên.
15. Ho và hắt hơi có thể lây truyền HIV?
Bạn không thể nhiễm HIV thông qua không khí được, nếu như thế thì tất cả chúng ta
đều nhiễm HIV. Bạn có thể nhiễm HIV qua đường máu, dịch tình dục và mẹ truyền
sang con.
16. Những người khỏe mạnh không thể nhiễm HIV?
HIV không phân biệt một ai.
17. Quan hệ tình dục với trẻ em nhỏ có thể chữa được AIDS?
Điều quan trọng nên biết là gì?
Sẽ không chữa được bệnh AIDS. Quan hệ tình dục với trẻ em là phạm luật và có thể
bị buộc tội.
Đây là một trong những thông tin sai lệch gây tổn thương nhiều nhất. Tổn thương về
tâm hồn và tổn thương về cơ thể sẽ để lại hậu quả trong suốt cuộc đời của các em. Sẽ
không chữa được AIDS và sự xâm phạm tình dục trẻ em cũng sẽ không xóa AIDS
được.
Ví dụ, tại Tòa án Namibia đã chứng minh rằng những người bị xét xử phạm tội
cưỡng hiếp trẻ em vẫn bị bệnh AIDS.
9
18. Nếu sử dụng bao cao su, liệu bạn tình của tôi có nghĩ rằng tôi đang lừa dối
anh ấy/cô ấy hay không?

Bao cao su nên được nhìn nhận như là một biểu tượng của sự tôn trọng và quan tâm,
chứ không phải là biểu tượng của lừa dối.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết những người lừa dối trong quan hệ thường
cố gắng che dấu điều này. Khăng khăng muốn quan hệ tình dục không an toàn có thể
là một cách giả vờ rằng họ chung thủy hoặc trước đó họ chưa hề có nguy cơ.
Bạn tình nếu thực sự yêu và tôn trọng bạn sẽ không muốn làm tổn thương bạn và chỉ
muốn làm những điều tốt đẹp cho bạn và cho cuộc sống của bạn mà thôi. Sử dụng
bao cao su là một cách tốt để chứng tỏ điều này cho bạn tình của mình, ngay cả khi cả
hai người đều quan hệ lần đầu bởi có thai ngoài ý muốn cũng có thể phả hỏng cuộc
sống của họ.
Bất cứ nguời nào giận dữ hoặc đối xử tệ với bạn khi bạn không đồng ý quan hệ tình
dục nếu không sử dụng bao cao su là những người không yêu bạn hoặc không quan
tâm sâu sắc đến bạn.
Bao cao su là dấu hiệu của sự quan tâm chăm sóc chứ không phải là nghi nghờ lẫn
nhau.
19. Muỗi hay những côn trùng cắn không truyền HIV?
Cho dù virus có vào trong con muỗi hay con côn trùng đang hút máu hay cắn, thì nó
cũng không thể sinh sản trong con côn trùng đó được. Do con côn trùng đó không thể
bị nhiễm HIV, nó không thể truyền HIV cho người tiếp theo khi nó ăn hoặc cắn
người đó.
20. HIV chỉ ảnh hưởng đến những người đồng tính và những người sử dụng ma
túy có phải không?
Câu trả lời là Không. Bất cứ ai có quan hệ tình dục không an toàn, sử dụng chung
bơm kim tiêm, hoặc truyền qua đường máu đã bị nhiễm bệnh đều có thể bị nhiễm
HIV. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm HIV thông qua mẹ trong quá trình mang thai, sinh
nở và sau khi sinh khi cho con bú.
90% các ca HIV là do lây truyền qua đường tình dục và 60-70% các ca HIV xảy ra ở
những thích quan hệ tình dục với người khác giới.
21. Chúng ta có thể nói một người nào đó nhiễm HIV khi chỉ nhìn bề ngoài của
họ không?

Bạn không thể nói ai nhiễm HIV hoặc AIDS khi chỉ nhìn bề ngoài của họ. Người bị
nhiễm HIV có thể nhìn bề ngoài vẫn khỏe mạnh và vui vẻ, tuy nhiên họ vẫn có khả
10
năng truyền virus sang cho bạn. Xét nghiệm máu là cách duy nhất có thể biết được
người đó có bị nhiễm HIV hay không.
22. Tôi có thể bị nhiễm nhiều bệnh lây qua đường tình dục (STI) cùng một lúc
hay không?
Câu trả lời là Có. Bạn hoàn toàn có thể nhiễm nhiều STI cùng một lúc. Mỗi bệnh cần
mỗi cách điều trị riêng. Bạn không thể miễn dịch với STI được. Bạn có thể nhiễm
cùng một bệnh lần này qua lần khác. Nhiều người đàn ông và phụ nữ thường không
thấy hoặc không cảm nhận được các triệu chứng ban đầu khi họ bắt đầu nhiễm STIs,
tuy nhiên lúc đó họ vẫn có thể lây cho bạn tình của mình.
23. Khi bạn đang trị liệu antiretroviral, liệu bạn có thể truyền virus cho những
người khác không?
Trị liệu antirertroviral không ngăn chặn người nhiễm HIV khỏi truyền virus cho
người khác. Liệu pháp này có thể khiến tốc độ lây truyền của virus giảm xuống thành
mức độ không phát hiện được, nhưng HIV vẫn còn tồn tại trong cơ thể người và có
thể truyền sang cho người khác qua giao hợp, qua sử dụng chung bơm kiêm tiêm
hoặc từ mẹ sang con khi cho con bú.
24. Thuốc ngừa thai có thể bảo vệ phụ nữ khỏi HIV hay không?
Câu trả lời là Không. Thuốc chỉ có tác dụng ngừa thai, do nó không tạo ra được màn
chắn nào đối với tinh trùng. Bao cao su là biện pháp phòng ngừa duy nhất vừa bảo vệ
tránh có thai, tránh HIV và STIs nếu được sử dụng đúng cách.
25. Hai từ HIV và AIDS có phải là hai từ khác nhau nhưng cùng ám chỉ đến một
thứ hay không?
Câu trả lời là Không. HIV là virus ảnh hưởng hệ miễn dịch và phá hủy hệ miễn dịch
của con người. Ở giai đoạn sau này, khi virus mạnh hơn hệ miễn dịch, cơ thể bị tấn
công bởi hàng loạt các bệnh dịch và người bệnh bước vào giai đoạn AIDS khi hàng
loạt các bệnh dịch kết hợp lại và làm cho người bệnh yếu hẳn.
26. Kết quả HIV dương tính có nghĩa rằng bạn sẽ chết trong vòng 3 năm?

Câu trả lời là Không. Còn tùy thuộc vào thời gian bạn biết tình trạng của mình sớm
như thế nào, vẫn có thể tiếp tục sống trong nhiều năm mà không hề đau ốm. Sống
một cách tích cực cả về phương diện thể chất (ăn thức ăn khỏe mạnh, tập thể dục và
điều trị lây nhiễm) và phương diện tinh thần (suy nghĩ tích cực, cho và nhận tình
thương và sự chăm sóc, các hoạt động ý nghĩa) sẽ giúp cho người bệnh chung sống
với HIV lâu hơn và làm chậm sự phát triển của AIDS.
27. Sử dụng bao cao su đúng cách có tránh sự lây truyền HIV qua đường tình
dục hay không?
11
Câu trả lời là Có. Nếu được sử dụng đúng cách và nhất quán (mỗi khi quan hệ và chỉ
một lần) thì bao cao su (dành cho cả nam và nữ) là biện pháp phòng tránh lây truyền
HIV qua đường tình dục an toàn nhất.
28. Bạn có thể nhiễm HIV nếu như người bên cạnh bạn hắt hơi?
Câu trả lời là Không. Virus HI không phải được sinh ra từ không khí và cũng không
thể lây truyền qua đường ho hoặc hắt hơi. Virus tập trung trong nước bọt không đủ
mạnh để có thể lan truyền.
29. Nếu một người đã bị mắc bệnh lây qua đường tình dục (STI), điều này có
làm tăng nguy cơ nhiễm HIV hay không?
Câu trả lời là Có. Đầu tiên, có bệnh STI có nghĩa là người đó đã có quan hệ không an
toàn, điều nay làm tăng nguy cơ. Nhiễm STI có nghĩa là hệ miễn dịch của người đó
đã yếu đi và khả năng tổn thương do virus HI càng cao. Ngoài ra một số bệnh STI
cũng có triệu chứng như là đau nhức, phồng rộp da, hay bị phát ban xung quanh bộ
phận sinh dục ngoài (chỗ kín), tạo cơ hội cho virus tấn công vào cơ thể.
30. Chạm vào người có HIV có nguy hiểm hay không?
Câu trả lời là Không. Những tiếp xúc trực tiếp vào thân thể chỉ nên tránh khi có vết
thương bị chảy máu, có thể có nguy cơ nhiễm HIV. Những người có HIV – cũng
giống như những người khác - cần được yêu thương và chăm sóc, cả về thể chất lẫn
tinh thần.
Tìm hiểu Luật Phòng chống ma túy
Câu1: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý được

Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua ngày, tháng,
năm nào? Bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào?
(5 điểm)
Trả lời :
Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý được Quốc
hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 3 thông qua
ngày 03 tháng 6 năm 2008. (2,5 điểm)
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.(2,5 điểm)
Câu 2: Luật Phòng, chống ma tuý quy định những hành vi nghiêm cấm nào?
(10 điểm)
12
Trả lời:
Điều 3 Luật Phòng, chống ma tuý quy định:
Các hành vi nghiêm cấm trong Luật phòng chống ma tuý:
1.Trồng cây có chứa chất ma tuý; (1 điểm)
2.Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, mua bán, phân phối, giám định,
trao đổi, xuất khẩu, quá cảnh, nghiên cứu trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, tiền
chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; (1 điểm)
3.Sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý; xúi giục, cưỡng bức, lôi kéo,
chứa chấp, hỗ trợ việc sử dụng trái phép chất ma tuý; (1 điểm)
4.Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc
sản xuất, sử dụng trái phép chất ma tuý; (1 điểm)
5.Hợp pháp hoá tiền, tài sản do tội phạm về ma tuý mà có; (1 điểm)
6.Chống lại hoặc cản trở cai nghiện ma tuý; (1 điểm)
7.Trả thù hoặc cản trở người người có trách nhiệm hoặc người tham gia phòng,
chống ma tuý; (1 điểm)
8.Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp để vi phạm pháp luật về phòng,
chống ma tuý; (1 điểm)
9.Các hành vi trái phép khác về ma tuý. (1 điểm)
Các hành vi nghiêm cấm này được quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống ma

tuý. (1 điểm)
Câu 3: Luật Phòng, chống ma tuý quy định trách nhiệm của cá nhân, gia đình,
nhà trường, cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống ma tuý như thế nào?
(20điểm)
Trả lời:
A. Điều 6 Luật Phòng, chống ma tuý quy định:( 5điểm)
“Cá nhân và gia đình có trách nhiệm:
1.Giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma tuý và thực
hiện quy định của pháp luật phòng, chống ma tuý; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn thành
viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý.(2 điểm)
13
2.Thực hiện đúng chỉ định của thầy thuốc về sử dụng chất gây nghiện, thuốc
hướng thần để chữa bệnh;( 1 điểm)
3.Đấu tranh với các hành vi trái phép về ma tuý của thân nhân của người khác.
(1 điểm)
4.Tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý tại các cơ sở cai nghiện và tại
cộng đồng; theo dõi, giúp đỡ người đã cai nghiện ma tuý hoà nhập cộng đồng; phòng,
chống tái nghiện.” ( 1 điểm)
B. Điều 7 Luật Phòng, chống ma tuý quy định : (5 điểm)
“Cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức có trách nhiệm phát hiện cung cấp
nhanh chóng các thông tin về tệ nạn ma tuý cho cơ quan công an hoặc cơ quan
khác có thẩm quyền. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết
kịp thời những thông tin, tố giác về tệ nạn ma tuý.”
C.Điều 8 có quy định:(5 điểm)
“1. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phát hiện, báo cáo kịp
thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền việc trồng cây có chứa chất ma tuý; tham
gia triệt phá cây có chứa chất ma tuý do chính quyền địa phương tổ chức. ( 2 điểm)
2.Tại các vùng phải xoá bỏ cây có chứa chất ma tuý, các cơ quan nhà nước
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện chủ
trương chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp để

thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý; quy hoạch cơ cấu nông nghiệp, lâm
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và thị trường phù hợp để nhân dân chuyển hướng sản
xuất có hiệu quả.” (3 điểm)
D.Theo Điều 10 Luật phòng chống ma tuý quy định: (5 điểm)
“Nhà trường và các cơ sở giáo dục khác có trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng chống ma tuý; giáo dục
pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh, sinh viên, học
viên; quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, sinh viên, học viên tham gia tệ nạn ma
tuý; (3 điểm)
2. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản
lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma tuý.” (1 điểm)
3. Phối hợp với cơ quan y tế và chính quyền địa phương tổ chức xét nghiệm
khi cần thiết để phát hiện học sinh, sinh viên, học viên nghiện ma tuý.” (1 điểm)

14
Câu 4: Luật Phòng, chống ma tuý quy định thế nào là người nghiện ma tuý?
(5 điểm)
Trả lời :
Theo Điều 2 khoản 11 Luật Phòng chống ma tuý quy định :
Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này. (5 điểm)

Câu 5: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý quy
định chính sách của Nhà nước về cai nghiện như thế nào?
(10 điểm)
Trả lời:
Theo Điều 25 sửa đổi, bổ sung có nêu
“ Chính sách của Nhà nước về cai nghiện ma tuý bao gồm:
1. Áp dụng chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý, khuyến khích
người nghiện ma tuý tự cai nghiện (2 điểm)

2.Tổ chức cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc; (2 điểm)
3. Khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan tổ chức thực hiện việc cai nghiện
tự nguyện cho người nghiện ma tuý, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma tuý, quản lý sau
cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma tuý; nghiên cứu sản xuất, ứng dụng thuốc
và phương pháp cai nghiện ma tuý; (2 điểm)
4.Hỗ trợ kinh phí thực hiện cai nghiện ma tuý, quản lý sau cai nghiện và
phòng, chống tái nghiện ma tuý (2 điểm)
5.Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hỗ trợ, đầu tư vào
hoạt động cai nghiện ma tuý được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp
luật.” (2 điểm)
Câu 6: Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống ma tuý quy
định những đối tượng nào được cai nghiện ma tuý tại gia đình, cộng đồng? Thời gian
cai nghiện là bao lâu? Cơ quan tổ chức nào chịu trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma
tuý tại gia đình và cộng đồng?
15
(10 điểm)

Trả lời:
Điều 27 sửa đổi bổ sung quy định:
“1. Hình thức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng
được áp dụng đối với người tự nguyện cai nghiện, trừ trường hợp người nghiện ma
tuý tự nguyện cai nghiện tại cơ sở cai nghiện.
Trường hợp người nghiện ma tuý không tự nguyện cai nghiện thì áp dụng biện
pháp cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cộng đồng theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp xã. (3 điểm)
2. Thời hạn cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai nghiện ma tuý tại cộng đồng từ
sáu tháng đến 12 tháng . (2 điểm)
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức cai nghiện ma tuý tại cộng
đồng, hướng dẫn, hỗ trợ cai nghiện ma tuý tại gia đình.(2 điểm)
4. Chính phủ quy định cụ thể về tổ chức cai nghiện ma tuý tại gia đình, cai

nghiện ma tuý tại cộng đồng và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện ma tuý
bắt buộc tại cộng đồng.” (3 điểm)

Câu 7: Luật Phòng, chống ma tuý quy định những đối tượng nào bị đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc? Thời gian cai nghiện là bao lâu? Trong thời gian cai nghiện
bắt buộc người nghiện có trách nhiệm gì? Người nghiện ma tuý có thể tự xin vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc để cai nghiện tự nguyện được không?
(15điểm)
Trả lời:
A. Điều 28 Luật Phòng, chống ma tuý quy định:
“Người nghiện ma tuý từ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng
đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc
không có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”
(5 điểm)
B. Điều 28 khoản 2 Luật Phòng, chống ma tuý quy định
16
Thời hạn cai nghiện ma tuý tại cơ sở cai nghiện bắt buộc từ một năm đến hai
năm. (3 điểm)
C. Điều 30 khoản 2 Luật Phòng, chống ma tuý quy định
Trong thời gian cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma tuý có trách nhiệm:
1. Tuân thử nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(2 điểm)
2. Lao động, học tập, chữa bệnh để cai nghiện và góp phần đảm bảo đời sống
trong thời gian cai nghiện. (2 điểm)
3. Người nghiện ma tuý được xin vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để cai nghiện
tự nguyện theo quy định tại Điều 28 khoản 3
“Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin cai nghiện thì được nhận vào cai
nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là xử lý vi phạm hành chính.” (3
điểm)


Câu 8: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma tuý
sau khi chấp hành xong thời gian cai nghiện ma tuý bắt buộc tại cơ sở cai nghiện,
người nghiện được đưa vào những hình thức quản lý sau cai nào? Đối tượng nào
được đưa vào quản lý sau cai tại cơ sở quản lý?
(5 điểm)
Trả lời:
Theo Điều 33 sửa đổi bổ sung quy định:
“Người nghiện ma tuý sau khi chấp hành xong thời gian cai nghiện ma tuý bắt
buộc tại cơ sở cai nghiện phải chịu sự quản lý sau cai nghiện từ một năm đến hai năm
theo một trong hai hình thức sau đây:
a) Quản lý tại nơi cư trú do Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện đối với người
không thuộc trường hợp quy định tại khoản b điều khoản này.(2,5 điểm)

b) Quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện đối với người có nguy cơ tái
nghiện cao.
(2,5 điểm)
17

Câu 9: Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Phòng, chống ma tuý
Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có người nghiện ma tuý có trách nhiệm gì trong công
tác cai nghiện này?
(5 điểm)
Trả lời:
Theo Điều 33 khoản 6 sửa đổi, bổ sung có quy định:
Người đã hoàn thành thời gian quản lý sau cai nghiện theo quy định tại điểm b
khoản 1 Điều này(Quản lý tại cơ sở quản lý sau cai nghiện đối với người có nguy cơ
tái nghiện cao) được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, gia đình tiếp nhận, tạo điều
kiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tham gia các hoạt động xã hội để hoà nhập
cộng đồng, giúp đỡ phòng, chống tái nghiện.


18

×