Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Nghiên cứu giải trình tự vùng gen trong hệ gen ty thể của loài sán lá ruột nhỏ haplorchis taichui phân lập tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 74 trang )

1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT



NGUYỄN THỊ KHUÊ



NGHIÊN CỨU GIẢI TRÌNH TỰ VÙNG GEN
TRONG HỆ GEN TY THỂ CỦA LOÀI SÁN LÁ RUỘT NHỎ
HAPLORCHIS TAICHUI PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC




Hà Nội – 12/2013
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT




Nguyễn Thị Khuê


Nghiên cứu giải trình tự vùng gen trong hệ gen ty thể
của loài sán lá ruột nhỏ Haplorchis taichui phân lập tại Việt Nam

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số : 60 42 01 14


LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. LÊ THANH HÒA
Viện Công nghệ sinh học

Hà Nội – 12/2013
3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

MỞ ĐẦU

Sán lá ruột nhỏ nguyên nhân gây ra bệnh sán lá ruột nhỏ (haplorchiasis), một
bệnh kí sinh trùng lây truyền từ động vật sang người (zoonotic), được phát hiện lưu
hành phổ biến ở nhiều nước châu Á, một phần châu Phi và miền Trung Nam Mỹ.
Các kết quả nghiên cứu gần đây về dịch tễ lưu hành, phân bố của sán lá ruột nhỏ
tại Việt Nam, trong dự án FIBOZOPA do Đan Mạch tài trợ, đã ghi nhận có sự lưu
hành của nhiều loài sán lá ruột nhỏ, trong đó chủ yếu là Haplorchis taichui (H.
taichui), nguyên nhân gây bệnh sán lá ruột nhỏ ở người tại nhiều địa phương trong cả

nước.
Sán lá ruột nhỏ H. taichui có nhiều đặc điểm tương đồng về hình thái, cũng
như đặc tính gây bệnh các loài sán lá ruột nhỏ trong cùng giống Haplorchis và một
số loài sán lá gây bệnh khác. Đây là vấn đề gây nhiều khó khăn cho việc chẩn đoán,
giám định, phân biệt loài sán lá ruột nhỏ H. taichui với các loài sán lá ruột nhỏ, dựa
trên các phương pháp hình thái học và sinh lí học truyền thống. Do đó, việc nghiên
cứu phát hiện chỉ thị đặc trưng của loài sán lá ruột nhỏ H. taichui so sánh với các
loài sán lá, đặc biệt là sán lá ruột nhỏ, nhằm tìm ra nguồn gốc lây nhiễm, phục vụ
công tác giám định, phân loại, chẩn đoán, giúp cho việc áp dụng các biện pháp
phòng ngừa và điều trị hiệu quả là thực sự cần thiết hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu di truyền cho phép phân tích sự biến đổi gen ở mức
độ phân tử, qua đó đánh giá những biến đổi đặc tính di truyền, bổ sung các dữ liệu
có giá trị khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thống trong việc giám
định và phân loại sinh vật. Trong đó, dữ liệu di truyền hệ gen ty thể của sinh vật, là
một trong các cơ sở dữ liệu đang được sử dụng phổ biến cho việc phân tích quan hệ
họ hàng và phân loại tiến hóa sinh vật, bao gồm cả các loài ký sinh trùng.
Trên thế giới, việc sử dụng một phần hoặc toàn bộ hệ gen ty thể, làm chỉ thị
phân tử trong chẩn đoán, giám định nghiên cứu kí sinh trùng và sán lá ruột nhỏ đã
được nhiều nước áp dụng. Ở Việt Nam, một số tác giả đã áp dụng chỉ thị di truyền
trong chẩn đoán, giám định nhiều loài ký sinh trùng như: sán dây Taenia asiatica,
sán lá phổi Paragonimus heterotremus, sán lá gan lớn Fasciola gigantica. Đặc biệt,
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

đối với loài sán lá ruột nhỏ H. taichui lưu hành tại Việt Nam, một số công trình
bước đầu cũng đã nghiên cứu sinh học phân tử sử dụng chỉ thị gen cox1, ITS-2,
16S và 18S, so sánh với các gen tương ứng trong hệ gen ty thể của các chủng thu
nhận từ Ngân hàng gen (GenBank) để chẩn đoán phân loại và thẩm định loài. Tuy
nhiên, cho đến nay, chưa có những dữ liệu hệ gen ty thể hoàn chỉnh cho các loài sán
lá ruột nhỏ (heterophyid) lây truyền từ động vật sang người nói chung và H. taichui

nói riêng, lưu hành ở các quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam trong cơ sở
dữ liệu Ngân hàng gen.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên, nhằm bổ sung dữ liệu hệ gen ty thể của loài
sán lá ruột nhỏ H. taichui lưu hành tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu giải trình tự vùng gen trong hệ gen ty thể của loài sán lá ruột nhỏ
Haplorchis taichui phân lập tại Việt Nam”.
- Đối tượng nghiên cứu:
Chủng H. taichui trưởng thành phân lập trên người tại Quảng Trị (Việt Nam) -
kí hiệu là HTAQT.
- Mục tiêu của đề tài:
Giải mã một phần hệ gen ty thể (chủ yếu là gen cox1, 16S RNA ribosome) của
loài sán lá ruột nhỏ H. taichui – loài sán lá động vật lây sang người (ĐVLSN) phổ
biến (mẫu thu tại Việt Nam), phân tích và so sánh đặc điểm sinh học phân tử với
các loài sán lá khác trong ngành sán dẹt (Platyhelminthes); ứng dụng chỉ thị ty thể
thu được để phát triển các phương pháp chẩn đoán giám định loài.
- Nội dung nghiên cứu:
1. Thu nhận khoảng 3 kb dữ liệu di truyền của hệ gen ty thể chứa gen mã
hóa protein, gen RNA vận chuyển (tRNA), gen RNA ribosome (rRNA) và phân tích
trật tự sắp xếp và thành phần gen của chúng trong hệ gen ty thể của chủng HTAQT.
2. Thống kê, phân tích về độ dài, trình tự nucleotide của từng nhóm gen.
3. Phân tích so sánh trình tự nucleotide và amino acid một gen đại diện mã hóa
cho protein (gen cox1), của sán lá ruột nhỏ H. taichui chủng HTAQT với gen tương
ứng của các chủng đại diện trong lớp sán lá.
5
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

4. Xác lập cây phả hệ sử dụng một đoạn gen đại diện (đoạn gen cox1) trong hệ
gen ty thể chủng sán lá ruột nhỏ H. taichui đang nghiên cứu, với các chủng đại diện
một số loài thuộc lớp sán lá.
5. Xác định vị trí sắp xếp và trình tự nucleotide trong cấu trúc bậc một (mạch

thẳng) của gen mã hóa cho protein, cung cấp mô phỏng cấu trúc bậc hai của gen
RNA vận chuyển (tRNA), của loài sán lá ruột nhỏ H. taichui chủng HTAQT.
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. PHÂN LOẠI VÀ DỊCH TỄ SÁN LÁ RUỘT NHỎ H. TAICHUI
1.1.1. Sơ lƣợc phân loại và dịch tễ sán lá ruột nhỏ
Sán lá ruột nhỏ gồm nhiều họ khác nhau thuộc bộ Plagiorchiida (phân bộ
Opithorchiata), lớp Trematoda (lớp phụ Digenea), ngành Platyhelminthes, giới
Animalia, lưu hành phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Trong số 70 loài sán lá ruột nhỏ được biết là ký sinh ở người, có tới 69 loài
sán ruột nhỏ thuộc 11 họ sán lá ruột nhỏ khác nhau được phát hiện ký sinh ở người,
trong đó:
- Họ Heterophyidae có 31 loài;
- Họ Echinostomatidae có 21 loài;
- Họ Leicithodendriidae có 5 loài;
- Họ Plagiorchiidae có 4 loài;
- Ba họ: Diplostomidae, Nanophyetidae và Paramphistomatidae, mỗi họ có 2
loài;
- Bốn họ: Gastrodiscidae, Gymnophallidae, Microphllidae và Strigeidae, mỗi
họ chỉ có 1 loài được phát hiện kí sinh ở người.
Đáng chú ý là hai họ Heterophyidae và Echinostomatidae, có số loài được phát
hiện kí sinh ở người nhiều nhất và lây truyền chủ yếu qua cá (WHO/WR, 2002). Họ
Heterophyidae được Odhner phát hiện năm 1914, thường ký sinh ở chim, một số
loài động vật có vú và người (Chai et al., 2007). Trong họ này, các loài trong giống
Haplorchis được đặc biệt quan tâm. Hiện nay, đã có 5 loài thuộc giống Haplorchis
được thông báo gây bệnh trên người, bao gồm: H. taichui, H. pumilio, H.

yokogawai, H. pleurolophocerca và H. vanissimus (WHO/WR, 2002). H. pumilio,
H. taichui và H. yokogawai là ba loài gây bệnh haplorchiasis được thường xuyên
công bố tại các nước châu Á bao gồm: Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam (Belizario et al., 2004; Chai et al., 2009; 2010; Dung et al.,
2007; Phan et al., 2010). Loài H. yokogawai được phát hiện ký sinh trên người ở
7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Philippin, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc và Đài Loan, bởi Katsuta vào năm
1932. H. pumilio được Loss phát hiện năm 1986, phân bố lưu hành và ký sinh trên
người ở các quốc gia: Đài Loan, Trung Quốc, Philippin, Ai Cập, Thái Lan,
Australia và cả ở Việt Nam (De, Le, 2011).
1.1.2. Dịch tễ học sán lá ruột nhỏ H. taichui
Sán lá ruột nhỏ H. taichui thuộc giống Haplorchis trong họ Heterophyidae
được Nishigori phát hiện lần đầu tiên vào năm 1924, ký sinh trên người ở Philippin.
Cho đến nay, H. taichui được ghi nhận là lưu hành rộng rãi ở Thái Lan, Lào, Đài
Loan, Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Palestin, Ai Cập, I rắc, nam Trung Quốc,
Malaysia và Việt Nam (Dung et al., 2007; Chai et al., 2004; 2007; 2012; De, Le,
2011). Sán lá ruột nhỏ H. pumilio được Loss phát hiện năm 1986, phân bố lưu hành
và ký sinh trên người ở Đài Loan, Trung Quốc, Philippin, Ai Cập, Thái Lan,
Australia và Việt Nam (De, Le, 2011).
Điều tra quốc gia về tình hình nhiễm bệnh giun sán tại Hàn Quốc năm 2004
cho thấy, tỉ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ Clonorchis sinensis và sán lá ruột nhỏ
(Heterophyidae) đã tăng lên so với các năm điều tra trước. Tổng số người được xét
nghiệm phân dương tính với sán lá nhỏ họ Heterophyidae là 228.253 người (Kim et
al., 2009).
Tại Lào, sán lá ruột nhỏ trưởng thành H. taichui được phát hiện đầu tiên năm
1991 trên 5 học sinh tại trường Czechslovakia (Giboda et al., 1991). Từ đó đến nay,
tình hình nhiễm H. taichui tại Lào ngày càng phổ biến. Năm 2007, tại tỉnh
Savannakhet có 67,1% người nhiễm các loài sán lá gan nhỏ và sán lá ruột nhỏ,

nhiễm phối hợp O. viverrini và 6 loài sán lá ruột nhỏ khác. Trong tổng số 7.693 sán
trưởng thành được thu nhận, đa số là các loài H. taichui, H. pumilio, H. yokogawai,
Prosthodendrium molenkampi, Phaneropsolus bonnei, và Echinostoma spp (Chai et
al., 2007). Tại một nghiên cứu khác ở hai tỉnh của Lào cho thấy có 65,2% số người
được xét nghiệm bị nhiễm phối hợp giữa sán lá gan nhỏ O. viverrini với sán lá ruột
nhỏ bao gồm các loài H. taichui, H. pumilio, H. yokogawai, Centrocestus caninus,
P. molenkampi, P. bonnie. Tiếp đó, năm 2009, một nghiên cứu sử dụng phương
pháp xét nghiệm phân cho thấy 62,9% những người được xét nghiệm (97 người) đã
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

nhiễm các loại sán lá ruột nhỏ, sau khi được điều trị và tẩy đãi. Sán lá trưởng thành
thu thập bao gồm 76/97 (78,4%) H. taichui, trong khi tỷ lệ nhiễm với P. bonnie là
22.7%, P. molenkampi (14.4%), H. pumilio (5.2%), H. yokogawai (3.1%) và
Echinochasmus japonicus (3.1%) (Sayasone et al., 2009). Trong nghiên cứu của
Chai và cộng sự năm 2013 tại Lào, cho thấy người nhiễm sán lá ruột nhỏ H. taichui
rất phổ biến, với tỉ lệ nhiễm cao ở hai tỉnh Saravane và Champasak trung bình
l21.565 và 12.079 sán/người (Chai et al., 2013).
Tại Thái Lan có 14 loài sán lá đã được ghi nhận, trong khi đó tại Philippin là
12 loài, tại Indonesia là 8 loài và Malaysia là 4 loài (Waikagul, 1991). Một cuộc
điều trị tổng quát ở phía Nam Phillippin cho thấy 36% bệnh nhân có biểu hiện đau
vùng bụng do heterophyid, chủ yếu là do H. taichui (Liu, 2012).
Chính do sự phân bố rộng rãi đó mà bệnh sán lá ruột nhỏ đang ngày càng
chiếm lĩnh sự quan tâm của cộng đồng ở châu Á, châu Phi và Trung Nam Mỹ (Chai
et al., 2009; 2010; Dung et al., 2007). H. pumilio, H. taichui và H. yokogawai là ba
loài gây bệnh haplorchiasis được thường xuyên công bố tại các nước châu Á bao
gồm: Trung Quốc, Philippin, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam (Belizario et al.,
2004; Chai et al., 2009; 2010; Dung et al., 2007; Phan et al., 2010).
Tại Việt Nam, haplorchiasis được ghi nhận do nhiều loài sán lá ruột nhỏ. Do
tập quán ăn gỏi cá nên con người cũng bị nhiễm với tỷ lệ cao ở một số vùng đặc

hữu. Tỉnh Nam Định được biết đến như một vùng đặc hữu với tỷ lệ nhiễm sán lá
truyền qua cá (Fish-borne zoonotic trematodes (FZT)) cao ở người (64,9%), mèo
(70,2%) và chó (56,9%) (Dung et al., 2007). Đặc biệt, có trường hợp bệnh nhân
được phát hiện mang trong người tới 4.834 sán lá ruột nhỏ và sán lá gan nhỏ (De,
2004). Chó, mèo và lợn cũng bị nhiễm sán lá lây truyền từ cá với tỷ lệ 13 - 38%
(Skov et al., 2009; Dung et al., 2007; Van et al., 2009). Mười tám tỉnh của Việt
Nam, đặc biệt là ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam đã được xác định là vùng
dịch tễ cho sán lá ruột nhỏ. Các khu vực này bao gồm vùng cao nguyên và cao
nguyên miền núi, đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng ven biển và đồng bằng
sông Cửu Long (De, Hop, 2006) (Hình 1.1).
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Hình 1.1. Bản đồ phân bố sán lá ruột nhỏ ở Việt Nam
(Nguyễn Văn Đề và cs., 2008)

1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SÁN LÁ RUỘT NHỎ H. TAICHUI
1.2.1. Hình thái, cấu tạo
Giống như nhiều loài sán lá ruột nhỏ khác, H. taichui trưởng thành có hình
chiếc lá dẹt theo hướng lưng bụng hoặc hình trụ. Kích thước cơ thể dao động từ 0,1-
120 µm.
Cơ quan bám đặc trưng là giác bám và gai bám thường nằm phần trước và
phần sau mặt bụng. Giác miệng nằm ở phía trước cơ thể có đường kính khoảng 0,06
mm, giác bụng nằm lệch về phía bên phải dọc trục cơ thể nối với giác sinh dục tạo
thành cơ quan giác bụng - sinh dục. Buồng trứng nằm phía trước tinh hoàn, tử cung
chứa đầy trứng tạo thành nhiều gấp khúc. Tinh hoàn lớn, nằm ở phía dưới (Le et al.,
2004) (Hình 1.2A).
Trứng của H. taichui hình oval, vỏ dày, nhẵn, có nắp nhô lên giống như có vai,
có thể có mấu nhỏ ở phía dưới hoặc không, kích thước (25-28) µm x (12-15) µm

(Mishra et al., 2007) (Hình 1.2B). Trong một nghiên cứu tại Nam Định, kích thước
của H. taichui là: (24,2-28) µm x (12,8-16) µm; của H. pumilio là (25,5-31,9) µm x
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

(12,8-17,9) µm (De Lellis et al., 2008). Trứng của các loài sán lá ruột nhỏ này có
hình thái và kích thước gần giống nhau, do đó bằng kĩ thuật xét nghiệm phân thông
thường như Kato hoặc Kato-Katz (Katz et al., 1972), không thể phân biệt được
trứng của loài sán lá ruột nhỏ này với trứng của loài sán lá khác (Nguyễn Văn Đề và
Lê Thanh Hòa, 2006).
A
B

Hình 1.2. Sán lá ruột nhỏ H. taichui trưởng thành (A) và trứng của H. taichui (B)
(Dung et al., 2007).

Ấu trùng (metaceraria) của H. taichui có hình elip có kích thước (0,19-0,22) x
(0,16-0,19) mm, giống như quả bóng chày (Hình 1.3A). Bộ phận sinh dục ở phần
bụng có 11-19 hạt kitin và một hệ bài tiết hình bầu dục, gọi là túi sinh dục – bụng
(ventrogenital). Bộ phận này chiếm một khoảng không gian lớn nằm ở phía đuôi
(Rim et al 1.3B).

Hình 1.3. Ấu trùng H. taichui (Rim et al., 2008). (A): Ấu trùng H. taichui phát hiện trong
cá nước ngọt ở Lào; (B): Hình phóng to các túi ventrogenital hình găng tay (mũi tên trong
hình A). Ghi chú: OS (oral sucker): giác miệng, EB (excretory bladder): bộ phận bài tiết.
11
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


1.2.2. Vật chủ và vòng đời của sán lá ruột nhỏ H. taichui

Sán lá ruột nhỏ H. taichui sinh trưởng, phát triển qua nhiều giai đoạn phức tạp:
trứng, ấu trùng và sán trưởng thành, trải qua nhiều loài vật chủ phức tạp: vật chủ
chính, vật chủ trung gian và thường ít được quan tâm trong cả y tế, thú y và thủy sản
(Hình 1.4) (Chai et al., 2009; Phan et al., 2010).
* Vật chủ:
- Người và một số loài động vật (chó, mèo và chim bay) là các vật chủ chính,
còn gọi là tự nhiên của H. taichui (Hình 1.4) (Yamaguti, 1958). Người và nhiều loài
động vật trên cạn nhiễm sán lá ruột nhỏ, thường do ăn thức ăn từ cá chứa nang ấu
trùng (metacercariae) chưa được nấu chín, như tập quán: ăn thịt cá sống, gỏi cá, lẩu
cá … (WHO/WR, 2002; Chai et al., 2012).
- Một số loài ốc nước ngọt như: Melania obliquegranosa, Melania juncea hoặc
Melanoides tuberculata, được coi là vật chủ trung gian đầu tiên của H. taichui
(Hình 1.4) (Faust, Nishigori, 1926; Velasquez, 1982).
- Nhiều loài cá nước ngọt là nơi cư trú của ấu trùng metacercaria và được coi
là vật chủ trung gian thứ 2, bao gồm: Cyclocheilichthys repasson, Cyprinus auratus,
Cyprinus carpio, Gambusia affinis, Hampala dispar, Labiobarbus leptocheila,
Puntius binotatus, Puntius brevis, Puntius gonionotus, Puntius leicanthus, Puntius
orphoides, Puntius palata, Pseudorasbora parva, Rhodeus ocellatus, và Zacco
platypus (Velasquez, 1982; Rim et al., 2008), Raiamas guttatus, Mystacoleucus
marginatus, Henichoryhnchus siamensis (Hình 1.4) (Kumchoo et al., 2007). Các
nghiên cứu dịch tễ của tổ chức Foodborne trematode - FBT cũng đã chỉ ra rằng, một
số loài cá nước ngọt và cá nước lợ nhiễm ấu trùng cercariae, là nguồn gốc chủ yếu
gây bệnh sán lá ruột nhỏ cho người và các động vật trên cạn trong vùng có sán lưu
hành (Scholz et al., 1990; Rim et al., 2008).
* Vòng đời:
Cũng như các loài sán lá ruột nhỏ khác, H. taichui có vòng đời phát triển phức
tạp qua nhiều giai đoạn (Hình 1.4):
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


- Sán lá ruột nhỏ trưởng thành ký sinh trong ống tiêu hóa (tá tràng, ruột non)
của người và một số loài động vật trên cạn: chó, mèo, lợn, bò, dê và cả chim (vật
chủ tự nhiên). Tại đây, sán trưởng thành đẻ trứng và trứng theo phân ra ngoài môi
trường. Ở môi trường nước trứng sán lá ruột nhỏ phát triển hình thành các thể
miracidia.

Hình 1.4. Chu kỳ phát triển của sán lá ruột nhỏ
(

Miracidia bơi lội trong nước gặp ký chủ thích hợp là các loài ốc (vật trung
gian đầu tiên). Ốc Cerithidia và Pironella hai loài vật chủ quan trọng ở châu Á và
Trung Đông, ở các loài này miracidia phát triển thành thể sporocysts, sau đó lớn dần
phát triển thành redia, và cercariae (ấu trùng đuôi).
Ấu trùng đuôi xâm nhập vào cá nước ngọt (vật trung gian thứ hai), ở cá ấu
trùng rụng đuôi phát triển thành nang trùng (metacercariae) rồi ký sinh ở trong thịt
hoặc mang của cá. Các nang trùng sán khó được phát hiện thấy bằng mắt thường
(Chai et al.,2005; Keiser et al., 2009).
Người và một số loài động vật trên cạn nhiễm sán lá ruột nhỏ do thói quen, tập
quán ăn uống các thức ăn từ cá chưa được nấu chín hoặc ăn cá sống có chứa ấu
13
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

trùng metacercariae. Trong cơ thể, các metacercariae di chuyển đến ruột phát triển
thành sán trưởng thành và ký sinh tại đây, tạo nên một vòng truyền lây linh hoạt
giữa động vật và người (Keiser et al., 2009; Phan et al., 2010). Phần lớn các loài sán
lá ruột nhỏ lây truyền qua cá thường kí sinh ở tá tràng, gây ra bệnh lí tổn thương tại
chỗ hoặc toàn thân, ảnh hưởng đến sức khỏe của người và một số loài động vật trên
cạn (Sukontason et al., 1999; Chai et al., 2009; Watthanakulpanich et al., 2010).
1.2.3. Bệnh sán lá ruột nhỏ
Sán lá ruột nhỏ là nguyên nhân gây ra bệnh sán lá ruột nhỏ, một trong các bệnh

kí sinh trùng lây truyền từ động vật sang người (zoonotic).
Bệnh sán lá ruột nhỏ (haplorchiasis) do loài sán lá ruột nhỏ H. taichui kí sinh ở
người gây nên, được phát hiện ngày càng phổ biến và trở thành mối quan tâm của
cộng đồng ở Châu Á, một phần châu Phi và Trung Nam Mỹ (Chai et al., 2009;
2010; Dung et al., 2007).
* Triệu chứng lâm sàng:
Sán lá ruột nhỏ H. taichui là loài sán rất nguy hiểm, có thể gây nên bệnh sán lá
ruột nhỏ (haplorchiasis) với bệnh cảnh nặng ở người. Bệnh thường gặp phổ biến
với hội chứng kích thích đường ruột và một số chứng bệnh khác, thậm chí có thể
phát triển thành ung thư (Sukontason et al., 1999; Chai et al., 2009;
Watthanakulpanich et al., 2010).
Khi nhiễm sán lá ruột nhỏ H. taichui hầu hết người nhiễm sán thường không
có biểu hiện triệu chứng, những người này là nguồn lây truyền quan trọng trong
dịch tễ học và thường ít được quan tâm.
Một số bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng bệnh ở các thể nhẹ hoặc nặng:
- Thể nhẹ: bệnh nhân có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ, thoáng qua: mệt
mỏi, tiêu chảy, chướng bụng. Sau đó, nếu không được phát hiện và điều trị sớm,
bệnh tiến triển nặng dần: tiêu chảy kéo dài và sức khỏe giảm sút nhanh chóng.
- Trường hợp nhiễm nhiều sán (hoặc ở thể nặng), thì có biểu hiện đau đầu,
buồn nôn, viêm ruột, tiêu chảy, sốt nhẹ, phù toàn thân và nặng hơn có thể là tắc
ruột, do bệnh nhân bị tổn thương viêm, phù nề ruột non, thậm chí cả ruột già. Niêm
mạc ruột bị sùi, có những đám xung huyết hoặc xuất huyết tại vị trí bám của sán,
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

đường kính của ruột bị giãn nở gây rối loạn tiêu hóa, một số trường hợp có thể bị
tắc ruột. Nếu bị bội nhiễm thêm vi khuẩn ở những chỗ ruột bị tổn thương thì có hiện
tượng viêm và sưng hạch mạc treo ruột (WHO/WR, 2002; Chai et al., 2009).
- Ngoài ra, các chất độc tố do sán tiết ra sẽ gây nên những thương tổn và rối
loạn chung như toàn thân bị phù nề, tràn dịch ở nhiều cơ quan nội tạng nhất là ở tim

và phổi, hoặc cổ trướng, tổn thương các cơ quan: lách, gan …
Bệnh nhân có thể có tình trạng thiếu máu: hồng cầu giảm, huyết cầu tố giảm,
bạch cầu toan tính tăng 15-20 % (Saenphet et al., 2008).
* Chẩn đoán bệnh: dựa trên các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và dịch tễ
học.
Chẩn đoán lâm sàng: không đặc hiệu, một số triệu chứng đáng quan tâm: mệt
mỏi, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng và bệnh nhân sống trong vùng dịch tễ hoặc ăn
thức ăn từ cá chưa được nấu chín (gỏi, lẩu cá) có nguồn gốc từ các vùng có sán lưu
hành.
Chẩn đoán cận lâm sàng: có tính chất đặc hiệu chủ yếu là xét nghiệm phân tìm
trứng sán lá ruột nhỏ bằng kỹ thuật Kato-Katz (Katz et al., 1972), cần lưu ý phân
biệt với trứng sán lá gan nhỏ và trứng giun đũa không thụ tinh. Tuy nhiên, do kích
thước sán nhỏ, hình dạng của trứng, ấu trùng (cercariae, metacercariae) và cả thể
trưởng thành rất giống với một số loài sán lá khác nên dễ chẩn đoán nhầm (Lê
Thanh Hòa, 2007). Dưới kính hiển vi thường hay gặp trứng sán nhiều hơn là sán
trưởng thành trong phân hoặc chất nôn (Dung et al., 2007).
Chẩn đoán bằng huyết thanh học: ELISA, Western blot…. sử dụng chủ yếu
trong nghiên cứu và ít được ứng dụng phổ biến.
Chẩn đoán bằng sinh học phân tử: Hiện nay kỹ thuật PCR được sử dụng dựa
trên chỉ thị di truyền phân tử (genetic markers) hệ gen ty thể (mitochondrial
genome), có độ tin cậy cao và được sử dụng phổ biến trong định loại các loài, kể cả
sán lá ruột nhỏ cũng như sán dây gây bệnh (Le et al., 2002; Blouin et al., 2002).
Thông thường, các gen cox1, nad1, cob và 16S/12S của hệ gen ty thể, được chọn
làm chỉ thị trong giám định và phân loại các loài kí sinh trùng (Lê Thanh Hòa,
2007).
15
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

* Điều trị:
Thuốc điều trị: trước đây dùng Bithionol song vì có nhiều độc tính trên người, nên

hiện nay thuốc praziquantel được sử dụng phổ biến trong điều trị sán lá ruột nhỏ.
Phác đồ điều trị: Praziquantel 25mg/kg/ngày x 3 ngày (liều duy nhất), hiệu quả
điều trị lên đến 90% (WHO/WR, 2002).
* Các biện pháp phòng bệnh:
Dựa vào đặc điểm chu kỳ sinh trưởng và phát triển (vòng đời) của sán lá ruột
nhỏ ở các loài vật chủ, người ta lựa chọn các biện pháp can thiệp nhằm dự phòng
bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Trong đó, biện pháp tác động cắt đứt đường lan truyền
từ cá sang người, một mắt xích truyền lây quan trọng trong vòng đời của sán lá ruột
nhỏ, được xác định có ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả nhất để phòng chống bệnh sán
lá ruột nhỏ. Như vậy, biện pháp phòng bệnh phòng bệnh sán lá ruột nhỏ có sự giống
như các biện pháp hướng dẫn phòng bệnh của bệnh sán lá gan nhỏ (De, 2004).
+ Truyền thông giáo dục về sán lá ruột nhỏ, bệnh sán lá ruột nhỏ và các biện
pháp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe trên nhiều kênh trong cộng đồng:
- Tổ chức bài giảng ngoại khóa trong cộng đồng, tại các trường học, nhất là
vùng lưu hành bệnh;
- Tiến hành tuyên truyền qua hệ thống loa của xã, vận động cộng đồng tham
gia phòng chống bệnh sán, thực hiện cam kết từ bỏ thói quen và tập quán ăn gỏi cá
hoặc cá nấu chưa chín có giám sát của y tế địa phương;
+ Đồng thời tiến hành phát hiện sớm và điều trị đặc hiệu ca bệnh;
+ Vệ sinh môi trường: xử lý phân và chất thải, không cho cá ăn phân người
hoặc thức ăn có nguồn gốc từ phân, chất thải động vật nuôi chưa được xử lý.
1.3. HỆ GEN TY THỂ ĐỘNG VẬT VÀ SÁN LÁ RUỘT NHỎ
1.3.1. Sinh học phân tử hệ gen ty thể động vật
* Sơ lược về nguồn gốc, cấu trúc ty thể động vật:
Ty thể là một bào quan, thành phần quan trọng trong bào tương tế bào của sinh
vật đa bào, tổng hợp nhiều protein enzyme tham gia quá trình ôxy hoá - khử, giải
phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào. Bào quan này nhân lên
độc lập không phụ thuộc vào quá trình phân chia của tế bào.
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Quan sát dưới kính hiển vi điện tử, ty thể có hình hạt đậu hoặc ovan, có kích
thước từ 0,5-1 m. Ty thể được bao bọc bởi hai lớp màng. Màng ngoài nhẵn, trên đó
có các protein có chức năng vận chuyển các chất vào và ra khỏi ty thể. Màng trong
cuộn lại thành các nếp gấp và là nơi diễn ra quá trình tổng hợp ATP (adenosine
triphosphate) của ty thể. Các protein của chuỗi chuyển điện tử và các enzyme tham
gia tổng hợp ATP được gắn ở các nếp gấp của màng trong (Hình 1.5). Hai màng ty
thể chia ty thể thành hai khoang khác biệt. Khoang chứa cơ bản (matrix) nằm bên
trong ty thể ằm giữa màng trong và màng ngoài.
ADN ty thể
Ribosome
Màng trong
Màng ngoài
Chất nền
Khoảng gian màng
Nếp gấp
Phức hệ
enzyme

Hình 1.5. Mô hình minh họa cấu trúc điển hình của ty thể.

Ty thể có chứa DNA hệ gen riêng, gọi là hệ gen ty thể (mitochondrial
genome) hay vật chất di truyền ngoài nhân, có cấu tạo dạng vòng, gồm các gen mã
hóa tổng hợp các protein enzyme tham gia quá trình ôxy hóa – khử xảy ra trong ty
thể, cùng với bộ máy phiên mã và dịch mã riêng. Các đặc điểm này của ty thể rất
giống với đặc điểm cấu tạo của vi khuẩn và do đó các nhà khoa học cho rằng, ty thể
là bào quan có nguồn gốc từ vi khuẩn cộng sinh nội bào (endosymbiotic) với các tế
bào nhân thật xuất hiện sớm nhất (Kuroiwa et al., 2006; Saccone et al., 1999).

* Đặc điểm hệ gen ty thể động vật:

17
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Ở hầu hết các động vật, hệ gen ty thể là các phân tử DNA dạng vòng, kích
thước 13-20 kb, chứa khoảng 36-37 gen, cùng với một số vùng cần thiết cho quá
trình tái bản và phiên mã (Boore, 1999). Trong hệ gen ty thể của động vật được xác
định có khoảng 12-13 gen mã hoá cho các protein tham gia vào chuỗi vận chuyển
điện tử; 2 gen RNA ribosome, 22 gen RNA vận chuyển amino acid cho quá trình
tổng hợp protein, và một vùng trình tự ncucleotid không mã hóa (non - coding, NR)
có kích thước thay đổi tùy theo loài (Bảng 1.1) (Zhang et al., 1997).
Bảng 1.1. Các gen trong hệ gen ty thể động vật (gồm: 13 gen mã hóa protein, 2 gen RNA
ribosome và 22 gen mã hóa cho RNA vận chuyển (Le et al., 2002).
Protein đƣợc mã hóa
Ký hiệu DNA ty thể động
vật
Tên chuẩn hóa đƣợc
dùng hiện nay
Cytochrome oxidase subunit I,
II, I
COI, COII, COIII
cox1, cox2, cox3
Cytochrome b apoenzyme
Cytb
cob
NADH dehydrogenase subunits
1-6, 4L
ND 1-6, 4L
nad1-6, nad4L
ATP synthase subunit 6, 8
A6, A8 hoặc ATP6, ATP8

atp6, atp8*
RNA ribosome tiểu phần lớn
LrRNA
rrnL
RNA ribosome tiểu phần nhỏ
SrRNA
rrnS
RNA vận chuyển chuyên biệt cho
mỗi amino acid (18 RNA)
Mỗi axít amin tương ứng
với một ký tự
trnV, trnH
RNA vận chuyển đặc hiệu cho
leucine (2 RNA)
Được phân biệt bởi codon
nhận biết L (CUN) và L
(UUR)
trnL1, trnL2

RN vận chuyển đặc hiệu cho
serine (2 RNA)
Được phân biệt bởi codon
nhận biết S (AGN) và S
(UCN)
trnS1, trnS2
Ghi chú: Dấu (*) biểu thị gen không có trong hệ gen ty thể của KST (Le et al., 2002).

Các gen mã hóa cho các protein ở hệ gen ty thể động vật bao gồm: 7 gen mã
hoá cho phức hợp nicotinamide dehydrogenase (nad) (nad1-6 và nad4L); 3 gen mã
hóa cho phức hợp cytochrome oxidase (cox) (cox1-3); 1 gen mã hoá cho

cytochrome b (cob) và 2 gen mã hoá cho adenosine triphosphatase (atp) (atp6 và
atp8) (Hình 1.6).
Cho đến nay, các nghiên cứu ở giun tròn (Nematoda) và tất cả các sán dẹt
(Platyhelminthes) cho thấy, không có sự hiện diện của gen atp8, là một gen ty thể
18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

được tìm thấy ở tất cả động vật bậc cao (Fleming, 1999; Le et al., 2000; 2001;
2002).



Hình 1.6. Minh họa cấu trúc vòng khép kín hệ gen ty thể hoàn chỉnh của một loại sán lá:
sán lá gan lớn (Fasciola hepatica) (Le et al., 2002). Ghi chú: Mũi tên chỉ gen mã hóa
protein và chiều sao chép; 2 gen ribosome; 22 gen RNA vận chuyển amino acid ký hiệu
bằng một chữ cái loại amino acid vận chuyển; SNR và LNR là các phân vùng trong vùng
không mã hóa.

Mặc dù thành phần và trật tự của các gen được bảo tồn trong hệ gen ty thể ở
đa số động vật đa bào, đặc biệt trong những loài có quan hệ gần gũi trong cùng một
lớp, nhưng bộ mã di truyền ở ty thể động vật đa bào có sự khác biệt với “mã di
truyền chung” và giữa các nhóm của ngành (Ozawa, 1995; Wolstenholme, 1992).
Sự khác nhau này có liên quan đến mã (codon) mở đầu, mã kết thúc và một số bộ
mã hóa chuyên biệt.
Mã mở đầu trong dịch mã tổng hợp các protein ở đa số loài là ATG, mã hóa
cho Methionine (Met), phù hợp với mã mở đầu chung của hệ gen nhân tế bào. Tuy
nhiên, ở nhiều loài động vật không xương sống việc dịch mã các protein ty thể
thường bắt đầu bằng bộ ba mã hóa ATT, ATA, và GTG (Le et al., 2004). Ở giun
sán ký sinh, một số gen sử dụng bộ ba TTG hoặc GTT làm mã mở đầu (Okimoto,
Wolstenholme, 1990). Một số loài thuộc ngành da gai dùng bộ ba ATC để bắt đầu

19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

dịch mã (Wolstenholme, 1992). Các mã kết thúc phổ biến là TAG hoặc TAA, trong
khi ở loài sán dẹt Dugesia japonica, TAA được ghi nhận là đặc hiệu cho Tyrosine
(Bessho et al., 1992). Trong một vài trường hợp, chỉ có ncucleotid T hoặc bộ đôi
TA được sử dụng làm bộ ba kết thúc một gen, như thường thấy ở hệ gen ty thể
nhiều loài giun tròn hoặc sinh vật nhân thật (metazoan) (Le et al., 2004). Việc gắn
thêm chuỗi adenyl (A) ở đầu 3‟ trong quá trình phiên mã sẽ bổ sung thêm A để hoàn
chỉnh mã kết thúc.
Một số mã di truyền chỉ đặc hiệu cho các amino acid của ty thể là: ATA,
AGA, AGG, AAA, TGA, GTG và TAA (khác với các mã trong hệ gen nhân). ATA
mã hoá cho Methionine ở hầu hết động vật đa bào, nhưng lại mã hóa cho Isoleucine
ở động vật da gai, sán lá và sán dây (Le et al., 2001). AGA và AGG mã hoá cho
Arginine trong bảng mã di truyền chung, nhưng là các mã kết thúc ở ty thể của động
vật có xương sống, hoặc mã hóa cho Serine ở động vật không xương và sán dẹt.
AAA đặc hiệu cho Lysine và TGA là mã kết thúc trong bảng mã di truyền chung,
nhưng ở nhiều ty thể của động vật đa bào bao gồm sán dẹt, thì AAA mã hoá cho
Asparagine và TGA mã hoá cho Tryptophan, TAA và TAG là các mã kết thúc ở sán
dẹt (Le et al., 2000; Telford et al., 2000).
* Chức năng và cấu trúc của RNA vận chuyển (tRNA):
* Chức năng của các tRNA:
Mỗi phân tử tRNA có hai chức năng chính là gắn và vận chuyển amino acid
đã được hoạt hóa đến phức hệ “ribosome-mRNA”, để tiến hành việc đọc - dịch mã
cho một codon cụ thể trên phân tử RNA thông tin (mRNA).
* Cấu trúc của các tRNA:
Hầu hết các tRNA hệ gen nhân có khoảng 75 - 80 nucleotide (các tRNA hệ
gen ty thể ngắn hơn, khoảng 55 - 72 nucleotide) và có cấu trúc bậc hai mở rộng, do
các tương tác giữa cặp base (A-U và G-C) ở một số đoạn của chúng, cũng như cấu
trúc bậc ba (không phải dạng siêu xoắn, mà nó có kiểu uốn gập thêm nữa trong

không gian ba chiều) (Hình 1.7). Đây là kiểu cấu trúc „lá sồi” (clove-leaf) gọn nhẹ
và vững chắc, đảm bảo phù hợp với các chức năng khác nhau của các tRNA. Nói
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

chung, các phân tử tRNA thường rất giống nhau ở nhiều đoạn và khác nhau chủ yếu
ở bộ ba đối mã (anticodon).
Trong cấu trúc mỗi tRNA thường có 3-4 vòng trên thân (tính từ đầu 5') có
chức năng khác nhau, bao gồm:
(i) vòng DHU nhận biết aminoacyl-tRNA synthetase;
(ii) vòng anticodon đọc mã trên mRNA bằng sự kết cặp anticodon-codon (theo
nguyên tắc bổ sung nhưng có sự linh hoạt);
(iii) vòng "phụ" (extra loop) có thể không có ở một số tRNA;
(iv) vòng TΨC nhận biết ribosome để đi vào đúng vị trí tiếp nhận aminoacyl-
tRNA (vị trí A), cuối cùng, đoạn mạch thẳng -CCA ở đầu 3' là vị trí gắn vào của
amino acid đã được hoạt hoá để tạo thành các aminoacyl-tRNA (Hoàng Trọng
Phán, Đỗ Quý Hai, 2008).
A
B

Hình 1.7. Cấu trúc bậc ba (A) và bậc hai (B) của một phân tử tRNA
(Hoàng Trọng Phán, 2008).

1.3.2. Cấu trúc hệ gen ty thể sán lá ruột nhỏ
Hiện nay, đã có 31 hệ gen ty thể hoàn chỉnh của sán dẹt; trong đó có 11 hệ gen
hoàn chỉnh của sán lá (Trematoda), 17 của sán dây (Cestoda) và 3 của các loài trong
các lớp khác (Monogenea) được đăng ký trong Ngân hàng gen (Bảng 2) (O‟Brien,
2009).
21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu


Bảng 1.2. Vị trí xác định từng gen (mã hóa protein, RNA vận chuyển và RNA ribosome) và các
vùng không mã hóa trong hệ gen ty thể H. taichui (một chủng của Hàn Quốc)
(
Gen và
trình tự
Chiều dài
(bp)
Vị trí
5' đến 3'
Bộ mã
bắt đầu
Bộ mã
kết thúc
Ghi chú
cox3
657
1–657
ATG
TAG



658-659


Vùng giao gen (2 bp)
tRNA-His
66
660-725






726-731


Vùng giao gen (6 bp)
cob
1110
732-1841
ATG
TAG



1842


Vùng giao gen (1 bp)
nad4L
264
1843-2106
ATG
TAG







Gen lồng (42 bp)
nad4
1281
2067-3347
GTG
TAA



3348-3356


Vùng giao gen (9 bp)
tRNA-Gln
66
3357-3422





3423-3426


Vùng giao gen (4bp)
tRNA-Phe
62
3427-3488




tRNA-Met
64
3489-3552



atp6
516
3553-4068
ATG
TAG



4069-4093


Vùng giao gen (25bp)
nad2
870
4094-4963
ATG
TAA



4964-4967



Vùng giao gen (4 bp)
tRNA-Val
60
4968-5027





5028


Vùng giao gen (1 bp)
tRNA-Ala
63
5029-5091





5092-5093


Vùng giao gen (2 bp)
tRNA-Asp
67
5094-5160




nad1
906
5161-6066
GTG
TAG



6067-6068


Vùng giao gen (2 bp)
tRNA-Asn
66
6069-6134





61356138


Vùng giao gen (4 bp)
tRNA-Pro
64
6139-6202









Gen overlap (4 bp)
tRNA-Ile
65
6199-6263





6264-6266


Vùng giao gen (3 bp)
tRNA-Lys
65
6267-6331



nad3
360
6332-6691

ATG
TAG



6692-6704


Vùng giao gen (13bp)
tRNA-Ser(UCN)
62
6705-6766





6767-6773


Vùng giao gen (7 bp)
tRNA-Trp
64
6774-6837





6838-6841



Vùng giao gen (4 bp)
cox1
1542
6842-8383
ATG
TAG



8384


Vùng giao gen (1bp)
tRNA-Thr
61
8385-8445



16S rRNA
979
8446-9424





9425



Vùng giao gen (1 bp)
tRNA-Cys
64
9426-9489



12S rRNA
747
9490-10236



cox2
624
10.237-10.860
ATG
TAG






Gen lồng (15 bp)
Nad6
459
10.847-11.305

ATG
TAG

tRNA-Tyr
67
11.306-11.372



22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu






Gen lồng (3 bp)
tRNA-Leu(CUN)
66
11.370-11.435








Gen lồng (2 bp)

tRNA-Ser(AGN)
64
11.434-11.497





11.498-11.503


Vùng giao gen (6 bp)
tRNA-Leu(UUR)
70
11.504-11.573





11.574-11.582


Vùng giao gen (9 bp)
tRNA-Arg
66
11.583-11.648






11.649


Vùng giao gen (1 bp)
nad5
1587
11.650-13.236
GTG
TAA



13.237-13.247


Vùng giao gen (11 bp)
tRNA-Glu
73
13.248-13.320





13.321-13.332


Vùng giao gen (2 bp)

Vùng lặp AT
1710
13.323-15.032





15.033-15.034


Vùng giao gen (2 bp)
tRNA-Gly
59
15035-15093




Loài sán lá ruột nhỏ H. taichui thuộc lớp Sán lá, ngành Sán dẹt, giới Động vật,
vì thế ty thể của loài này mang các đặc điểm chung cơ bản của giới, ngành và các
đặc điểm riêng của lớp sán lá.
Cho đến nay, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đặc tính phân tử hệ gen
ty thể đầy đủ của các loài H. taichui, gây bệnh sán lá ruột nhỏ trên thế giới và ở Việt
Nam được công bố. Một nghiên cứ ất của Lee, 2013, đã công bố dữ liệu
trình tự toàn bộ hệ gen ty thể 15130 bp củ H. taichui
chủng Hàn Quố
( Kết quả phân tích so sánh dữ
liệu di truyền hệ gen ty thể của chủng sán lá ruột nhỏ trên với các loài sán cho thấy:
-

ch ồng
nhau (gen overlap) (Hình 1.6).
- H. taichui
: cox3, cob, nad4L, nad4, atp6, nad2, nad1, nad3,
cox1, cox2, nad6, nad5
protein, có cấu trúc hoàn toàn đặc trưng có hình “lá sồi” (clover-leaf), ngoại trừ
tRNA của Serine (trnS1; trnS2), tRNA của Cysteine (trnC) trong đó cánh tay DHU
(DHU-arm) hoàn toàn bị khuyết ở tất cả hệ gen ty thể của sán dẹt (Le et al., 2004);
23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2 gen RNA ribosome rrnL (ribosomeal ribonucleic acid loại lớn (L) hay 16S) và
rrnS (ribosomeal ribonucleic acid loại bé (S) hay 12S) và một vùng không gen
không mã hóa cho bất kỳ protein nào (non-coding), có độ dài thay đổi từ vài trăm
đến hàng nghìn nucleotide 1.2) (Hu và Gasser, 2006; Le et al., 2002).
Như vậy, trật tự và cấu trúc gen (gen mã hóa protein, gen rRNA và tRNA)
trong hệ gen ty thể của H. taichui, cũng giống như những chủng của một số loài sán
dẹt trước đây đã được giải mã, không có sự biến đổi đặc biệt đối với các bộ mã khởi
đầu hay kết thúc. Theo Le et al. (2004), bộ mã khởi đầu ATG/GTG và bộ mã kết
thúc TAA/TAG của các gen mã hóa protein trong hệ gen ty thể H. taichui, cũng là
các bộ mã được sử dụng thông dụng ở hệ gen ty thể của sán dẹt được biết đến nay.
1.4. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU GIẢI MÃ HỆ GEN TY
THỂ LOÀI SÁN LÁ RUỘT NHỎ H. TAICHUI
Ngày nay, các bệnh do các loài kí sinh trùng (giun, sán), đặc biệt loài sán lá
ruột nhỏ kí sinh trong đường tiêu hóa xuất hiện phổ biến ở người và số người mắc
các bệnh này không ngừng gia tăng hàng năm. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh sán
lá ruột nhỏ là do ăn cá sống, ăn thức ăn chưa nấu chín từ cá có chứa ấu trùng sán lá
ruột nhỏ. Bên cạnh đó, khả năng nhiễm các loài sán lá ruột nhỏ ở người còn phụ
thuộc vào các vùng địa lý dịch tễ khác nhau, thói quen, tập quán ăn uống và hiểu
biết về chăm sóc sức khỏe của cộng đồng dân cư trong vùng dịch tễ. Hơn nữa, phần

lớn các loài sán lá ruột nhỏ đều có sự tương đồng về hình thái và sinh lý, đây là
điểm khó khăn đặt ra yêu cầu cần thiết cho công tác giám định, chẩn đoán sớm và
chính xác loài sán lá ruột nhỏ gây bệnh trên ký chủ, phục vụ công tác phòng chống
và điều trị các bệnh sán lá ruột nhỏ.
Hệ gen ty thể có đặc tính ổn định và đặc trưng cao giữa các loài động vật nói
chung và sán lá nói riêng. Nghiên cứu sự biến đổi đặc tính di truyền hệ gen ty thể
của các loài sán lá ruột nhỏ là thực sự cần thiết, nhằm tìm hiểu và phát hiện chỉ thị
đặc trưng khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thống trong việc giám
định, phân loại và phục vụ công tác chẩn đoán chính xác loài sán lá ruột nhỏ gây
bệnh. Ngoài ra, hiểu biết đầy đủ về hệ gen ty thể của các loài sán lá ruột nhỏ, còn có
24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

giá trị định hướng trong công tác phòng chống, tìm kiếm hóa chất, hóa dược, hoặc
thực nghiệm các loại vacxin thế hệ mới.
Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học phân tử của các
gen/hợp phần gen cả trong hệ gen nhân và hệ gen ty thể của loài sán lá ruột nhỏ
thuộc giống Haplorchis, bao gồm: gen ITS2 trong hệ gen nhân (Kim et al., 2009;
Kim Văn Vạn et al., 2007; Thaenkham et al., 2010, Chuboon et al., 2013, Skov et
al., 2009); gen cox1 (De NV, Le TH, 2011; Dung et al., 2007; 2012; 2013;
Thaenkham et al., 2007); gen RNA ribosome: gen 5.8S RNA ribosome (Thaenkham
et al., 2010; Nissen et al., 2013; Skov et al., 2009), gen 18S RNA ribosome
(Thaenkham et al., 2010), gen 28S RNA ribosome (Thaenkham et al., 2010; Skov
et al., 2009) và một số đoạn gen khác trong hệ gen ty thể.
Trong các nghiên cứu giám định loài trước đây, một số chỉ thị là các gen 28S,
18S, 12S, cox1 của hệ gen ty thể và chỉ thị hệ gen nhân như vùng giao gen ITS2 đã
được sử dụng. Đối với loài sán lá ruột nhỏ H. taichui, các dữ liệu nghiên cứu về hệ
gen ty thể còn rất hạn chế tại Việt Nam cũng như trên thế giới, tuy dữ liệu sinh học
phân tử gen 18S, 28S, ITS2 và cox1 đã bước đầu sử dụng trong giám định và phân
loại loài này (Lê Thanh Hòa, 2007).

Trên cơ sở thu thập chính xác một số chủng H. taichui dựa trên phương pháp
hình thái và sinh học, do hợp tác với Viện Sốt rét - Ký sinh trùng – Côn trùng Trung
ương và Bộ môn Ký sinh trùng – trường Đại học Y Hà Nội, chúng tôi tiến hành giải
mã toàn bộ hệ gen và phân tích những đặc điểm biến đổi thành phần nucleotide và
amino acid của hệ gen ty thể loài H. taichui từ các chủng nói trên. Dựa trên hiểu
biết về đặc điểm và chức năng gen cox1 ở các loài sán lá ký sinh và gây bệnh trên
hệ tiêu hoá của ngườ o protein cox1 có vai trò quan trọng
trong việc vận chuyển điện tử thực hiện phản ứng oxy-hoá khử của hệ thống hô hấp
tế bào. Gen này đã được xác định về mặt cấu trúc bằng sinh học phân tử ở nhiều
quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam và đã được đăng
, gen cox1 có độ bảo tồn rất cao, sự sai khác về thành phần nucleotide
cũng như của amino acid cho phép kết luận được sự biến đổi về nội loài, ngoại loài,
cũng như kết luận phân loại về loài sán lá ruột nhỏ đó. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn
25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

gen cox1 làm chỉ thị phân tử cho việc giám định loài sán lá ruột nhỏ của Việt Nam
dựa trên gen cox1 là đủ cơ sở khoa học và chính xác.
Như vậ ột nhỏ
, ột nhỏ
loài sán lá ruột nhỏ đang nghiên cứu .

×