Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Đề cương nghiên cứu thực trạng nạo phá thai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.58 KB, 40 trang )

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AIDS : Acquired Immuno Dificiency Syndrome
BCS : Bao cao su
BPTT : Biện pháp tránh thai
ĐH : Đại học
HIV : Human Immunodeficiency Virus infection
KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình
NPT : Nạo phá thai
QHTD : Quan hệ tình dục
SKSS : Sức khỏe sinh sản
TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
TW : Trung ương
VTN : Vị thành niên
WTO : Tổ chức Y tế Thế Giới
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với hội nhập phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hóa càng được mở rộng,
sự cởi mở trong các mối quan hệ nam nữ, quan niệm tình dục cũng thay đổi nhanh
chóng và đối tượng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc nhất đó là giới trẻ Việt Nam hiện
nay, điển hình là những người vẫn còn là học sinh, sinh viên. Theo nghiên cứu của
Trung tâm Tư vấn, sức khỏe sinh sản và phát triển cộng đồng, Hội Kế hoạch
hóa gia đình Việt Nam cũng chỉ ra rằng, có 96% học sinh khẳng định có cảm xúc
yêu đương ở lứa tuổi học sinh, sinh viên; gần 70% cho rằng đây là tình trạng phổ
biến [1]. Điều đó để lại những hậu quả không nhỏ, trong đó có thai ngoài ý muốn
là trường hợp hay gặp và đi kèm với nó là hành vi nạo phá thai không an toàn qua
đó thấy rằng quan hệ tình dục không an toàn tỉ lệ thuận với số ca nạo phá thai. Phá
thai là một trong những tình huống khó xử nhân quyền lớn nhất của thời đại chúng
ta [11]. Tại một số quốc gia như Hàn Quốc, tự tiện phá thai sẽ chịu sự trừng phạt
của pháp luật. Tại Việt Nam cũng có bộ luật về phá thai như tại điều 319 dự thảo
Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) quy định rõ sẽ phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm
hoặc bị phạt tù từ 1-3 năm nếu thực hiện việc phá thai trái phép gây thiệt hại đến
tính mạng hoặc thiệt hại về sức khỏe cho người mang thai [2]. Vấn đề nạo phá thai


là một đề tài chung rất được quan tâm. Tỉ lệ phụ nữ nạo phá thai nằm trong độ tuổi
từ 18 đến 24 là rất cao [3]. Nhóm này nằm trong đối tượng là những học sinh, sinh
viên. Vì thế nên nạo phá thai không an toàn của sinh viên là mối lo ngại của toàn
xã hội.
Thực tế, đã có nhiền nghiên cứu cho thấy nạo phá thai không an toàn sẽ dẫn tới
những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe nhất là sức khỏe sinh sản
[4]. Sinh viên là những đối tượng đã có sự phát triển đầy đủ về thể chất ( lớn hơn
18 tuổi) nhưng vẫn còn thiếu kiến thức về quan hệ tình dục an toàn, sử dụng các
biện pháp tránh thai hợp lí nên rất dễ dẫn đến có thai ngoài ý muốn sau khi quan hệ
tình dục. Trong những trường hợp này, phần lớn đối tượng lựa chọn nạo, phá thai.
Kiến thức của sinh viên về các dịch vụ phá thai hợp pháp và an toàn đã được tìm
thấy là khá nghèo và họ thường có thái độ lo ngại, xấu hổ và muốn dấu diếm nên
thường tìm đến những có sở nạo phá thai không hợp pháp hay nạo, phá thai "chui".
Những cơ sở "chui" này không đảm bảo an toàn và vệ sinh y tế nên có thể để lại
những di chứng cho sau khi nạo phá thai như: băng huyết, thiếu máu, sót nhau thai,
nhiễm trùng, tắc ống dẫn trứng, vô sinh, tử vong
Quan hệ tình dục không an toàn không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể,
nhiễm bệnh tình dục mà còn là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai
không an toàn diễn ra nhiều tràn lan gây hiếm muộn, vô sinh ở nữ và tăng nguy cơ
tử vong. Mỗi ngày, có khoảng 1.000 phụ nữ tử vong do các nguyên nhân có thể
phòng ngừa liên quan đến việc mang thai và sinh đẻ và 99% của tất cả các ca tử
vong mẹ xảy ra ở các nước đang phát triển [5].Bằng chứng cũng cho thấy thanh
thiếu niên phải đối mặt với một nguy cơ cao bị biến chứng và tử vong như một kết
quả của thai kỳ so với phụ nữ lớn tuổi Phá thai là một kinh nghiệm rất phổ biến
trong mọi nền văn hóa và xã hội [6,7]. Trong số 210 triệu người mang thai xảy ra
mỗi năm trên toàn cầu, ước tính có khoảng 46 triệu người (22 phần trăm) kết thúc
trong phá thai, trong mối quan hệ đó, 19 triệu phụ nữ phá thai không an toàn kinh
nghiệm hàng năm[6 - 9]. Trong khu vực châu Phi Đông, 2,3 triệu ca phá thai (hầu
như tất cả không an toàn, <0,05 an toàn) đã xảy ra trong năm 2003, đưa tỷ lệ nạo
phá thai ở các khu vực 39 trên 1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh. Cùng với xu hướng

yêu sớm, tỷ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên ( từ 15 - 19 tuổi) của Việt Nam
hiện bị xếp vào hàng cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới [6]
(khoảng 300.000 ca nạo hút mỗi năm). Theo thống kê của bệnh viện phụ sản trung
ương [10], những năm gần đây mỗi năm có trên 5.000 ca nạo phá thai, trong đó có
tới 30% dưới 24 tuổi. Đa số các trường hợp đi nạo hút thai khi đã có thai được 3 -
4 tháng.
Sinh viên là đối tượng được quan tâm nhất của xã hội, là động lực, nguồn lực cần
cho sự phát triển của xã hội vì vậy việc cung cấp kiến thức cho sinh viên hình
thành tư tưởng, lối sống quan hệ tình dục lành mạnh để tự bảo vệ chính bản thân
mình cũng như bảo vệ tương lai chung của đất nước là việc làm rất cần thiết của
gia đình, nhà trường, xã hội hay cũng chính bản thân mỗi sinh viên.
Tình trạng qua hệ tình dục bừa bãi, có thai ngoài ý muốn dẫn tới hành vi nạo phá
thai không an toàn cùng những hậu quả nguy hiểm để lại đang là mối quan tâm
chung của toàn xã hội. Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài: "Khảo sát kiến thức,
thái độ, thực hành về hành vi nạo phá thai không an toàn của sinh viên đại
học Huế năm 2015". Nhằm đánh giá thực trạng tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có
những giải pháp xử lí thích hợp.
Mục tiêu đề tài:
1. Khảo sát về kiến thức, thái độ, thực hành về hành vi nạo phá thai của sinh viên
đại học Huế năm 2015.
2. Mối quan hệ giữa kiến thức, thái độ và thực hành đến hành vi nạo phá thai của
sinh viên đại học Huế năm 2015.
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.TÌNH TRẠNG NẠO PHÁ THAI HIỆN NAY
1.1. Thế giới
Phá thai được coi là một thủ thuật an toàn trong nghành y tế. Tuy nhiên, những vụ
phá thai không an toàn tại các cơ sở y tế không được cấp phép là nguyên nhân gây
ra những hiểm họa khôn lường.Hàng năm trên thế giới có khoảng:
- 42 triệu ca phá thai
- 20 triệu ca phá thai không an toàn

- 70.000 ca tử vong bà mẹ
- 5 triệu ca khuyết tật
Ở Trung Quốc, theo con số thống kê của nước này vào năm 2009, trung bình mỗi
năm có tới 13 triệu ca nạo, phá thai. Nhưng những nhà chức trách khẳng định rằng,
trên thực tế con số này có thể lớn hơn rất nhiều vì không ai có thể kiểm soát được
hết những người uống thuốc phá thai tại nhà hoặc đến các cơ sở chui để nạo, phá
thai.
Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, cứ 1000 người phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở
Trung Quốc thì có tới 24 người nạo phá thai. Kinh khủng hơn, cũng tiêu chí này, tỉ
lệ ở Nga là 50 người trên 1000 người.
Với Hàn quốc, đất nước có luật chống phá thai, tỉ lệ phá cũng không phải là nhỏ.
Theo Bộ Y tế an sinh xã hội Hàn, có tới 342.433 vụ phá thai năm 2005. Theo
nghiên cứu năm 2012, số ca phá thai tính tới năm 2010 ở Hàn Quốc đã giảm xuống
còn 160.000 ca. Tuy nhiên con số này không phải là dấu hiệu khả quan. Lí do vì
Hàn Quốc là đất nước quy định phá thai là hành vi phạm tội, có thể bị bắt đi tù nên
nhiều người đã ra nước ngoài để làm việc này.
Theo số liệu của Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, ở Mỹ gần nửa
số phụ nữ có thai là ngoài ý muốn và trung bình cứ 10 trường hợp có thai ngoài ý
muốn thì có đến 4 trường hợp kết thúc bằng phá thai. 20% tổng số phụ nữ có thai
ngoài (không tính sảy thai) kết thúc bằng phá thai.
Cũng theo công bố này, 40% phụ nữ da trắng, 69% phụ nữ da đen và 54% phụ nữ
gốc Tây Ban Nha có thai ngoài ý muốn. Năm 2008 có 1,21 trệu ca phá thai được
thực hiện, giảm từ 1,31 trệu ca năm 2000. Tuy nhiên, trong các năm 2005 đến
2008, tình trạng phá thai giảm chậm. Điều đáng buồn là hầu hết những người phá
thai đều là những cô gái còn rất trẻ. Và những hậu quả phía sau lần “chối bỏ quyền
làm mẹ” đó là cả một bi kịch kéo dài.[12].
1.2. Việt Nam
Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam: Trung bình mỗi
năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60-70%
là học sinh, sinh viên.

Riêng tại Hà Nội, tỉ lệ thanh thiếu niên chiếm khoảng 30% dân số trong khi đó, tỉ
lệ nạo phá thai chiếm trên 22%.
Với con số kỷ lục này, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới.[13]
TP HCM được cho là có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất, đặc biệt là tình trạng nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên có xu hướng tăng sau mỗi năm. Nếu năm 2010 tỷ lệ nữ vị
thành niên phá thai là 2% trong tổng số ca nạo phá thai thì năm 2013 con số này đã
tăng gấp đôi.
Theo nhận xét của các chuyên gia dân số kế hoạch hóa gia đình, thực trạng nạo phá
thai của TP HCM nói riêng và cả nước nói chung cho thấy một bộ phận không nhỏ
vị thành niên và thanh niên còn hạn chế kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe
sinh sản.
Còn theo nhận định của Quỹ dân số Liên Hiệp quốc, việc mang thai ở tuổi vị thành
niên sẽ để lại những hệ lụy và hậu quả nặng nề do các bà mẹ nhỏ tuổi còn quá trẻ
về thể chất và tinh thần.
Trước thực trạng trên, hưởng ứng ngày Dân số thế giới với chủ đề "Đầu tư cho
thanh niên", ngành dân số TP HCM cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động
giáo dục - truyền thông, tư vấn và tạo điều kiện tối đa cho vị thành niên và thanh
niên nâng cao kiến thức để thay đổi hành vi nhằm cải thiện tỷ lệ nạo phá thai và
sinh con khi còn quá trẻ.
Tại Tiền Giang, năm 2013 tổng số phụ nữ phá thai đã thống kê được là
4.489/19.375 trẻ sinh sống. Như vậy cứ 100 trẻ được chào đời thì có đến 23 trường
hợp phá thai và 3,89% trong số đó là vị thành niên. Từ 2011 đến nay Chi cục Dân
số - KHHGĐ tỉnh Tiền Giang triển khai thực hiện Mô hình Tư vấn và khám sức
khỏe tiền hôn nhân tại 6 xã thuộc huyện Tân Phú Đông. Qua tư vấn, khám sức
khỏe cho 496 cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn đã phát hiện 20 trường hợp mang thai
trước khi cưới và 18 trường hợp vị thành niên .[14].
Cũng theo thống kê của Ủy ban quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, ở nước
ta, cứ 1 trẻ em ra đời thì có 1 bào thai bị phá bỏ. Mỗi năm có 1,2-1,6 triệu trẻ em
được sinh ra tương ứng với đó là số bào thai bị phá bỏ. Đáng chú ý hơn cả là số trẻ

vị thành niên nạo phá thai ở Việt Nam cao hơn nhiều lần so với các quốc gia dần
đầu về nạo phá thai.
Phải thừa nhận một thực tế rằng, phần lớn những ca phá thai đều rơi vào đối tượng
vị thành niên, chưa có gia đình, chưa kết hôn. Điều đó đồng nghĩa với việc khi có
thai, phần lớn các bạn trẻ nghĩ tới “giải quyết nhanh gọn”, “thủ tiêu hậu quả”.[12]
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, tình trạng nạo phá thai cũng đang tăng
theo trong giới trẻ chưa lập gia đình, chiếm gần 30% tổng số ca phá thai. Đặc biệt,
có tới 53% phá thai muộn, không an toàn và phá thai trên 1 lần, cũng không thiếu
những bạn nữ là học sinh, sinh viên đã hai lần chối bỏ đứa con của mình.
Tình trạng phá thai chung ở nữ giới nước ta cũng rất cao. Theo GS.BS Nguyễn Thị
Ngọc Phượng, nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, thực trạng nạo phá
thai rất đáng lo ngại. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 700.000 phụ nữ nạo phá
thai. Riêng ở TP.HCM, với khoảng 7 triệu dân, mỗi năm có khoảng hơn 100.000
ca sinh, nhưng số ca nạo phá thai cũng tương đương.
Tại bệnh viện Từ Dũ, mỗi năm tổng số sinh khoảng 45.000 người nhưng nạo phá
thai hơn 30.000 người. Cả nước có 5% em gái sinh con trước 18 tuổi và 15% sinh
con trước 20 tuổi, trong đó số thanh niên chưa lập gia đình chiếm khoảng 30%. Dù
tất cả các trường hợp đến phá thai đều được tư vấn, nhưng vẫn có rất nhiều người
quay trở lại phá thai lần hai Còn tại khoa KHHGĐ-Bệnh viện Phụ sản Hà Nội,
trung bình mỗi năm có từ 12.000-15.000 ca nạo hút thai. Trong số các ca nạo phá
thai ở tuổi vị thành niên có 60-70% là học sinh, sinh viên.
Con số nạo phá thai thật đáng báo động. Vấn đề này không chỉ nhức nhối ở thực
trạng nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, mà còn ở tình trạng phá thai chung trong nữ
giới nước ta cũng rất cao. Theo số liệu từ Viện Sức khỏe sinh sản và gia đình, Việt
Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, trung bình mỗi
ngày có 20 ca nạo phá thai, trong đó 30-40% người phá thai là các bạn học sinh,
sinh viên và công nhân.
1.3. Tại thành phố Huế
Tình trạng nạo phá thai ở tuổi vị thành niên luôn là một vấn đề gây nhức nhối cho
gia đình nhà trường và xã hội. Nhiều năm qua, công tác tuyên truyền giáo dục cho

thanh thiếu niên về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đã được quan tâm và chú
trọng. Tuy nhiên, trong xu thế xà hội ngày càng phát triển, tình trạng thanh thiếu
niên có quan hệ tình dục sớm đang ngày càng gia tăng, dẫn đến tình trạng nạo phá
thai cũng gia tăng nhanh hơn.[15].
Theo số liệu từ Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh Thừa Thiên Huế, trong 6
tháng đầu năm 2013, đơn vị này đã xử lý 76 trường hợp phá thai, phần lớn là học
sinh, sinh viên và 419 trường hợp cho thanh niên trẻ (20-24 tuổi). So với cùng kỳ
năm trước, tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên tăng hơn cấp đôi (76/33) và độ tuổi
thanh niên trẻ tăng 50% (419/332). Nhưng con số trên mới chỉ ở Trung tâm Chăm
sóc sức khỏe sinh sản. Thực tế còn lớn hơn nhiều bởi do tâm lý lo sợ, mắc cỡ khi
lầm lỡ, các em lại muốn giấu bặt người thân, bạn bè nên thường đến cơ sở y tế tư
nhân để giải quyết hậu quả.[16].
Từ các số liệu trên ta thấy so với cùng kì năm 2012, số lượng nạo phá thai trong độ
tuổi vj thành niên tại các Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Thừa Thiên Huế
tăng lên khá cao.
2. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG NẠO PHÁ THAI HIỆN NAY
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai, trong đó trước hết xuất
phát chính từ giới trẻ. Giới trẻ hoặc thiếu kiến thức, hoặc không làm chủ được
mình, hoặc thích cuộc sống hưởng thụ, buông thả, không tôn trọng chuẩn mực đạo
đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo. Và có vô vàn các lý do được các bạn
trẻ đưa ra để ngụy biện cho hành động của mình.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai nhưng chủ yếu là các
nguyên nhân sau đây:
a. Nguyên nhân bản thân
Do thiếu hiểu biết về kiến thức giới tính nên các bạn nữ tự đi tìm hiểu ở bạn bè
của mình hay tìm trên mạng những thước phim không lành mạnh. Đồng thời, nhiều
bạn đã không làm chủ được mình khi yêu nhau dẫn đến có thai. Theo chuyên viên
tư vấn, bà Lý Thị Mai, trung tâm tư vấn hôn nhân và gia đình TPHCM cho biết:
Một số bạn trẻ yêu nhau đến khi có thai, người yêu cao chạy xa bay, để lại hậu quả
cho đối phương một bào thai, cuối cùng người con gái đành phải đi nạo phá thai.

Hơn nữa, nhiều bạn đã tự nguyện sống thử trước hôn nhân, đặc biệt là các bạn
nữ sinh viên và công nhân. Các bạn thích một cuộc sống hưởng thụ, phóng đãng,
không tôn trọng chuẩn mực đạo đức của cộng đồng hay luật lệ của tôn giáo. Rất
nhiều bạn không những xem thường giáo luật và luật pháp mà còn tự hạ thấp nhân
phẩm của mình, không coi trọng gia đình, cho dù biết hành động mình đang làm là
sai trái với chuẩn mực cuộc sống nhưng vẫn cố tình bước vào.
Có rất nhiều trường hợp các bạn lấy lý do này để ngụy biện cho hành động tội
ác của mình. Cũng như mang lý lẽ đó ra để khoả lấp và biện minh cho việc làm sai
trái của mình.
b. Nguyên nhân từ gia đình
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, khoa học, cha mẹ mải mê kiếm tiền
nên ít có thời gian để chăm sóc con cái. Nhiều gia đình phó mặc con cho nhà
trường và xã hội, đến khi phát hiện con mình có thai thì đã muộn. Hơn nữa, cha mẹ
ngại chia sẻ kiến thức giới tính cho con cái. Có những trường hợp khi con hỏi cha
mẹ về vấn đề giới tính, họ lại nói: sau này con lập gia đình sẽ biết! Một bạn trẻ tâm
sự: Do cha mẹ em đi làm về muộn, mỗi lần đi học về, em cảm thầy buồn, không có
ai để chia sẻ, nên em đã kiếm bạn tâm sự. Sau một thời gian quen nhau, chúng em
đã vượt quá giới hạn, nên em đã có thai.
Người ta thường nói: “Sóng trước đổ đâu sóng sau cũng đổ đó”. Trong một gia
đình cha mẹ đã từng phá thai thì không thể giáo dục con cái lối sống lành mạnh và
khi con cái theo cha mẹ vấp phải sai lầm thì lẽ đương nhiên, phá thai sẽ tiếp tục
bành trướng và được xem như là một phương tiện cứu nguy cho gia đình ấy. Theo
tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm lý Đại học sư phạm TPHCM cho rằng: “
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nạo phá thai ở giới trẻ là sự giáo
dục của gia đình còn quá lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang
tuổi cặp kè yêu đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ”.
c. Nguyên nhân từ xã hội
Với định hướng giáo dục sai lầm trong xã hội về nguồn gốc loài người, so sánh
sự hình thành của thai nhi trong các giai đoạn với các động vật khác, đã dẫn đến
những tư duy không lành mạnh, xem thai nhi trong giai đoạn hình thành và phát

triển không phải là con người. Hay các chương trình giảm sinh, kế hoạch hoá,
tuyên truyền triệt sản, thậm chí doạ dẫm sa thải, đuổi việc, cách chức v.v đã làm
cho một số lớn cá nhân sẩy chân vào tệ nạn nạo phá thai… Ý thức sai lầm do các
đường lối giáo dục sai lầm và hệ thống luật pháp vừa lỏng lẻo vừa chệch hướng, sẽ
tồn tại rất lâu trong tâm thức con người, càng làm cho xã hội trở nên rối ren hơn và
tha hoá nhân cách hơn.
Bên cạnh đó, giới trẻ chúng ta đang bị cuốn hút bởi nền văn hóa Tây Phương du
nhập vào, đó là một nền văn hóa thực dụng, tự do thỏa mãn tình dục. Vì thế đánh
mất truyền thống tốt đẹp của người Á Đông, đó là: tôn trọng lễ nghĩa gia phong,
nam nữ thọ thọ bất tương thân, nét đẹp của người con gái là thùy mị nết na… Còn
nhiều vẻ đẹp truyền thống đang bị xóa mờ trong thế giới hưởng thụ nghĩa là tôi
được quyền sử dụng những gì thuộc về tôi ngay cả vấn đề tình dục. Đồng thời, Một
khi luật pháp còn chấp nhận phá thai thì làm sao trong nhà trường có thể giáo dục
ngược lại.
Hơn nữa, do những điều kiện thực tại như sống xa nhà, không có sự quản lý của
gia đình, thêm vào đó là đồng lương quá thấp, môi trường sống nghèo nàn thiếu
các loại hình giải trí lành mạnh. Đồng thời, nguyên nhân trực tiếp là do lối sống
buông thả hiện nay trong một bộ phận không nhỏ của giới trẻ chúng ta. Một số bạn
sinh viên nghèo không có điều kiện để giải trí. Tìm hiểu các khu nhà trọ sinh viên,
công nhân, phòng nào "giàu" lắm mới sắm được chiếc tivi hay đầu đĩa nghe nhạc.
Còn các chương trình biểu diễn khác thì năm thì mười họa mới có một đoàn tới,
nhưng phải mua vé vào cổng.
Mặt khác, con số nạo phá thai của giới trẻ đặc biệt tăng nhanh sau các kỳ nghỉ tết,
Quốc tế lao động, Quốc khánh và cuối học kỳ của năm học, sinh nhật…Một bạn
sinh viên đã chia sẻ: “Sau khi sinh nhật về, thay vì chở em về nhà, nhưng người
yêu em đã chở vào nhà nghỉ. Sau đêm đó, em đã có thai mà không hay biết.”
3. HẬU QUẢ CỦA VIỆC NẠO PHÁ THAI
Hàng năm có khoảng 46 triệu trường hợp phá thai trên thế giới, trong đó có 20
triệu trường hợp phá thai không hợp pháp, các trường hợp này thường xảy ra ở các
nước đang phát triển, đó là nguyên nhân cướp đi gần 1 triệu sinh mạng của chị em

phụ nữ do những tai biến và biến chứng của phá thai không an toàn.
Việc nạo phá thai để lại hậu quả không những cho sức khỏe, tâm lý mà còn ảnh
hưởng cả về lương tâm …
a. Hậu quả về sức khỏe
Theo bác sĩ Mai Lan bệnh viện Phụ sản TW cho biết, nạo phá thai rất dễ dẫn
đến hậu quả vô cùng nguy hiểm cho các chị em phụ nữ, nhất là giới trẻ.
Tỉ lệ trung bình của tai biến và biến chứng của nạo hút thai khỏang 2-10%.
Biến chứng của phá thai phụ thuộc vào tuổi thai và phương thức lấy thai. Nếu tuổi
thai < 8 tuần tỷ lệ biến chứng < 1%; tuổi thai 8 – 12 tuần tỷ lệ biến chứng 1,5 –
2%; tuổi thai 12 - 13 tuần tỷ lệ biến chứng 3 - 6%; phá thai ở tam cá nguyệt 2 tỷ lệ
biến chứng có thể tăng đến 50%.
Gần như nữ VTN thiếu hụt về kiến thức sinh sản nên không biết có thai lúc nào,
hoặc do lo sợ lúng túng không biết các giải quyết nên khi tuổi thai rất lớn mới
quyết định bỏ thai do đó có rất nhiều tai biến.

- Chảy máu âm đạo nhiều hoặc ứ máu trong tử cung nhiều: gặp trong các trường
hợp thai to, tử cung nhão do sinh đẻ nhiều lần.
- Rách cổ tử cung khi cổ tử cung siết cứng ở người chưa sinh.
- Thủng tử cung do tư thế tử cung bất thường.
- Tai biến do gây mê, tê hay do dị ứng thuốc (hiếm gặp)

- Sót nhau, sót thai: cần trở lại ngay khi có dấu hiệu bất thường như đau bụng, ra
huyết có mùi hôi, sốt, ớn lạnh…
- Nhiễm trùng: cần uống thuốc theo toa bác sĩ, giữ vệ sinh phụ nữ.
- Rong kinh.
- Dính buồng tử cung gây vô kinh khi tiền sử nạo thai nhiều lần.
- Ức chế về mặt tình cảm.
- Vô sinh: 20% người điều trị vô sinh có tiền sử phá thai.
- Thai ngoài tử cung.
Và rất nhiều bạn trẻ, sau khi nạo phá thai đã vĩnh viên không bao giờ được làm

mẹ nữa. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết mỗi năm trên thế giới có đến
70.000 người chết vì phá thai.
b. Hậu quả về tâm lý
Việc nạo phá thai làm cho tâm trí của người mẹ không những bị bị ám ảnh mà
còn sợ hãi, trầm cảm.
Theo tiến sĩ tâm lý Vũ Gia Hiền trưởng khoa xã hội học Đại học Bình Dương cho
biết: Sau khi nạo phá thai, các bạn trẻ thường rất hoang mang, ám ảnh của thai nhi,
nhất là mỗi khi nhìn thấy các chị em mang bầu là họ nhớ đến việc bỏ đi giọt máu
của mình . Còn theo chuyên viên tư vấn, bà Lý Thị Mai, trung tâm tư vấn hôn nhân
và gia đình TPHCM cho biết: Sau khi nạo phá thai, các bạn trẻ thường rất hoang
mang, lo lắng, có trường hợp còn mất ăn mất ngủ một thời gian rất lâu, dẫn đến
tâm lý không được ổn định.
Tại Tp.HCM sang chấn tâm lý sau bỏ thai ở nữ VTN thường biểu hiện dưới dạng
suy nhược tinh thần chiếm tỷ lệ 27,5% trong các trường hợp phá thai. Trong đó
mức độ nhẹ chiếm 63,64%, trung bình 27,27% và nặng 9,09%. Các trường hợp
nặng thường do có liên quan đến biến chứng và không được sự hỗ trợ tinh thần bởi
gia đình.
Bên cạnh đó, nạo phá thai không những làm tổn thương rất lớn cho người phụ
nữ sau khi lập gia đình mà còn làm cho họ rất mặc cảm đến những vết thương mà
mình đã gây ra. Theo Linh mục Lê Quang Uy, Dòng Chúa Cứu Thế, người phụ
trách Nhóm Bảo Vệ Sự Sống, cho biết: “Những trường hợp mà chúng tôi biết được
thì rõ ràng là có một hậu quả để lại rất nặng nề và lâu dài về mặt thể lý, tức là trên
thân xác của họ nó bị tổn thương kinh khủng.

Có thai sớm sẽ giới hạn cơ hội học tập và làm việc của phụ nữ trẻ, điều này có
khuynh hướng làm cho họ và con cái của họ sẽ nghèo. Bên cạnh đó là gánh nặng
trực tiếp mà xã hội phải gánh chịu: gia tăng chăm sóc y tế, trợ cấp nghèo khó và
gián tiếp tạo ra một lực lượng lao động có trình độ thấp.[17].
4. SỰ HIỂU BIẾT VỀ HÀNH VI NẠO PHÁ THAI
4.1. Một số khái niệm liên quan

• Phá thai được hiểu một cách đơn giản là một biện pháp nhằm chấm dứt quá
trình thai nghén. Nó có thể xảy ra theo hai cách: ngẩu nhiên hoặc có mục
đích. Hầu hết các vụ phá thai đều có mục đích. Những trường hợp ngoại lệ,
tức là những vụ phá thai vì “tai nạn”, được thực hiện do các khuyết tật của
người mẹ hoặc đứa con, đôi khi của cả hai. Chúng được gọi là trường hợp
“phá thai bộc phát” để phân biệt với những trường hợp không phải vì tai
nạn, mà bị gọi bằng cái tên “hơi quá mạnh” là “tội phá thai”. Điều này gây
lúng túng vì một số trường hợp “tội phá thai” lại được thực hiện một cách
bộc phát. Tốt hơn nên gọi hình thức thứ hai này bằng cái tên “ phá thai có
chủ đích” hay “cố ý phá thai”.
• Thế nào là phá thai an toàn:
Phá thai an toàn nhát và ít tai biến nhất là ở bệnh viện chuyên khoa sản, do các bác
sĩ có trình độ chuyên môn và có tay nghề cao thực hiện, theo dõi, cơ sở y tế đảm
bảo điều kiện vô cùng tuyệt đối và có thể cấp cứu kịp thời với những trường hợp
“tai biến”, điều kiện sức khỏe của thai sản cho phép việc thực hiện phá thai và tuổi
thai chưa lớn, trong vòng từ 7 đến 8 tuần.
• Thế nào là phá thai không an toàn:
Loại phá thai nguy hiểm nhất có lẽ là “lén lút” và “dân dã” mà những người có thai
tự đưa vào tử cung mình những chất hóa học. Một số bạn gái khi lần đầu có thai rất
lo sợ, không dám đến bệnh viện. Trong điều kiện ở nhà có bạn đã tự hành hạ mình
bằng cách đặt vào âm đạo những hóa chất hoặc tiêm qua ven những chất độc để
gây ra sẩy thai. Sau những cuộc phẫu thuật lén lút như vậy nguy cơ vô sinh thường
gặp cao gấp 4 lần. Nguy hiểm còn có thể xảy ra đối với những trường hợp phá thai
đã quá lớn - trên 12 tuần tuổi. Trong những trường hợp này khi nạo rễ xảy ra
những thương tổn khác nhau đối với tử cung. Một trong nhữg nguy hiểm là do
xương của bào thai đã quá to có thể làm xây xước hoặc làm thủng tử cung. Đối với
những bạn gái có khối u, phá thai cũng rất nguy hiểm.
4.2. Các biện pháp phá thai an toàn hiện nay
Hiện nay có các phương pháp phá thai an toàn khác nhau phụ thuộc vào tuần
tuổi của thai nhi,các bác sĩ sẽ đưa các phương pháp tốt nhất.

Theo các bác sĩ sản khoa, mức độ an toàn của các phương pháp nạo phá
thai tương ứng và phụ thuộc vào tuần thai của thai nhi. Với thai nhi dưới 12
tuần tuổi, có 2 phương pháp phá thai an toàn là dùng thuốc hoặc hút thai. Với
thai nhi 13 tuần đến 18 tuần tuổi thì dùng phương pháp nong và gắp.
Thủ thuật phá thai (phá thai an toàn) mục đích tránh những hậu quả do tai biến của
việc phá thai không an toàn gây ra và đặc biệt là không ảnh hưởng đến chuyện sinh
nở sau này.
• An toàn về thời điểm và biện pháp nạo phá thai
Điều đầu tiên, nếu bạn đã có đầy đủ lý do để không giữ cái thai trong bụng thì
đừng nên chần chừ, hãy quyết định một cách dứt khoát sớm chừng nào, tốt chừng
ấy vì càng “dấm” lâu, việc nạo phá thai sẽ càng kém an toàn, những rủi ro sau khi
nạo phá thai càng gia tăng gấp nhiều lần so với trước.
Theo đó, bạn cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa (bệnh viện phụ sản) uy tín để
kiểm tra sức khỏe và nhận được sự tư vấn, hỗ trợ về phương pháp nạo phá thai sao
cho hiệu quả, an toàn nhất có thể. Tùy thuộc vào tuổi thai và điều kiện của từng cơ
sở y tế mà các bác sỹ sẽ quyết định sử dụng biện pháp nào an toàn nhất cho bạn.
Đặc biệt, nên chú ý những thời điểm nạo phá thai và các biện pháp tương thích với
từng thời điểm cụ thể của thai kỳ:
– Phá thai bằng thuốc: được thực hiện đối với trường hợp tuổi thai dưới 7 tuần tuổi.
– Hút thai: được thực hiện khi tuổi thai chưa quá 8 tuần tuổi.
– Nạo thai: được thực hiện khi tuổi thai chưa quá 12 tuần tuổi.
– Phá thai bằng kovax: được thực hiện khi tuổi thai đã lớn.
Và chắc chắn là không được hút hoặc nạo phá thai ngoài tuổi thai đã quy định. Cụ
thể là các trường hợp: hút thai có chậm kinh so với tháng trước từ 7 – 10 ngày; nạo
phá thai có chậm kinh tính từ ngày kinh cuối cùng đã là 8 – 9 tuần lễ. Mỗi thời
điểm và mỗi biện pháp nạo phá thai đều tiềm ẩn những nguy cơ biến chứng riêng,
khi chúng được tiến hành càng muộn, độ nguy hiểm cho mẹ và thai nhi càng lớn.
• An toàn về địa điểm nạo phá thai
Nơi nạo phá thai an toàn nhất mà bạn có thể nghĩ đến trước tiên là bệnh viện sản
khoa, khoa sản của bệnh viện đa khoa tỉnh, nhà hộ sinh, trung tâm bảo vệ bà mẹ trẻ

em và kế hoạch hóa gia đình, chứ tuyệt nhiên không phải là các cơ sở y tế tư nhân,
nhất là những nơi chưa được cấp phép hay cơ sở của các thầy lang, thầy thuốc
“vườn”. Lý do rất đơn giản, bởi vì ở những địa điểm này mới đảm bảo đầy đủ các
điều kiện để tiến hành nạo phá thai một cách an toàn như cán bộ y tế có trình độ
chuyên môn, tay nghề cao, cơ sở y tế đảm bảo điều kiện vô trùng tuyệt đối và có
thể cấp cứu kịp thời với những trường hợp “tai biến”…
Riêng với thai to trên 3 tháng (trên 12 tuần tuổi), chỉ có khoa sản bệnh viện
tuyến tỉnh trở lên mới được giải quyết và cũng phải nằm trong tiêu chuẩn kỹ thuật
cho phép.
• An toàn trong và sau khi nạo phá thai
Các thai phụ muốn “bỏ” cái thai của mình an toàn thì trước khi nạo phá thai cần
phải được kiểm tra sức khỏe toàn diện và làm các xét nghiệm cần thiết, đồng thời
phải được sự tư vấn kỹ lưỡng của cán bộ y tế chuyên khoa. Bên cạnh đó, yếu tố
tinh thần là cực kỳ quan trọng để làm nên “thành công” của một ca nạo phá thai và
giúp bạn vững vàng, ổn định sức khỏe sau khi nạo, phá.
Nếu trong quá trình nạo, phá thai có bất thường phải được xử lý cấp cứu tại chỗ
hoặc được chuyển lên viện ở tuyến cao hơn, hoặc được tuyến trên về hỗ trợ kỹ
thuật an toàn cho thai phụ.
Sau khi đã tiến hành xong xuôi, thai phụ cần nằm bất động, nghỉ ngơi tại chỗ từ 1 –
6 giờ, nếu thấy bình thường mới trở về nhà. Cùng với đó, bạn còn phải tuân thủ
những bước sau để đảm bảo an toàn cho bản thân về lâu, về dài:
– Theo dõi sát tình trạng ra máu, nếu thấy một trong những dấu hiệu không bình
thường như đau nhiều ở bụng dưới, sốt hoặc cảm giác ớn lạnh, chảy máu nhiều
hơn ra máu kinh bình thường, ra máu kéo dài trên 10 ngày, cơ thể yếu, mệt, còn
các dấu hiệu nghén (nôn, buồn nôn, sợ mùi thức ăn…), chưa thấy kinh trở lại sau 6
tuần, âm đạo ra nhiều khí hư có mùi hôi… thì hãy đến ngay cơ sở y tế tái khám và
điều trị kịp thời nhé.
– Dùng thuốc theo đơn của bác sỹ.
– Vệ sinh bộ phận sinh dục bằng nước sạch hoặc nước rửa vệ sinh phụ nữ, thay
băng vệ sinh 3 – 4 lần/ngày và 1 lần/đêm. Không được thụt rửa âm đạo.

– Nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng.
– Ăn uống nhiều chất bổ dưỡng, tránh thức ăn, đồ uống có chất kích thích.
4.3. Những quy định của pháp luật đối với hành vi nạo phá thai
 !"#$%&'()*'+,-.&/01.,2
34332 ,5+6
Tại điều 319 dự thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi) quy định rõ sẽ phạt cải tạo không
giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 1-3 năm nếu thực hiện việc phá thai trái
phép gây thiệt hại đến tính mạng hoặc thiệt hại về sức khỏe cho người mang thai.
Mức án này còn áp dụng cho người đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành
vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Đáng
chú ý, hành vi phá thai đối với nhiều người hoặc phá thai cho trẻ vị thành niên sẽ bị
phạt tù từ 3-7 năm tù.[2].
5. MỐI LIÊN QUAN GIỮA KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỚI
HÀNH VI NẠO PHÁ THAI
Để xác định rõ tình hình nạo phá thai của quốc gia và triển khai các biện pháp can
thiệp phòng chống nạo phá thai tại quốc gia của mình nên bắt đầu từ đâu và các
biện pháp có sát với các yêu cầu thực tế tình trạng nạo phá thai hiện nay không…
tất cả các nước đều chủ yếu dựa vào điều tra kiến thức, thái độ, thực hành về nạo
phá thai làm nền móng cơ bản. Sinh viên là quần thể dễ bị tác động bởi hành vi nạo
phá thai.
Có nhiều yếu tố làm tăng tỉ lệ nạo phá thai trong thanh niên:
- Chính sự thiếu hiểu biết, tuổi trẻ, kinh nghiệm sống chưa nhiều, tâm sinh lý chưa
ổn định trong khi lại có nhu cầu tình dục rất cao nên hành vi tình dục không an
toàn trong sinh viên chiếm tỉ lệ cao.
- Dù là tầng lớp trí thức như học sinh, sinh viên được tiếp cận với nguồn thông tin
dế dàng nhất, được đào tạo cơ bản nhưng kiến thức thực hành về nạo phá thai của
học sinh, sinh viên vẩn còn thấp. Điều này cho thấy còn nhiều tồn tại trong việc
giáo dục, truyền thông của nhà trường, của cán bộ chương trình phòng chống nạo
phá thai.
- Sinh viên là đối tượng còn phụ thuộc nhiều về gia đình nên không có đủ điều kiện

về kinh tế để sinh con và nuôi con. Việc sinh con ở độ tuổi này sẽ gây ảnh hưởng
tới việc học tập, tương lai của bản thân nên hầu hết họ các bạn trẻ lựa chọn việc
phá thai vì tương lai của bản thân.
Do vậy hoạt động thông tin, truyền thông, giáo dục làm cho mọi người có kiến
thức về phòng tránh mang thai ngoài ý muốn hay hướng đến những giải pháp nạo
phá thai an toàn. Kiến thức về nạo phá thai của người dân thu được thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo, học tại trường… đã giúp quá trình
nhận thức về nguy cơ được hình thành, giáo dục truyền thông tốt sẽ có vai trò củng
cố niềm tin, từ đó có những hành vi bảo vệ mình, bạn bè và người thân.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.
Sinh viên các trường Đại học trực thuộc Đại học Huế.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Địa điểm nghiên cứu: các trường Đại học trực thuộc Đại học Huế.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 3 năm
2015.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu.
Kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định lượng ( điều tra trên mẫu thông qua bộ
câu hỏi phỏng vấn ) và phương pháp nghien cứu định tính ( thảo luận hóm có trọng
tâm).
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.3. Cỡ mẫu.
Cỡ mẫu được tính theo công thức:
n =Z
2
(1- )

Trong đó:
n: Là cỡ mẫu nghiên cứu.
Z: giá trị thu được từ bảng Z ứng với mức ý nghĩa thống kê α. Ở đây ta chọn α
=0,05 ta có Z = 1,96.
p: Tỷ lệ sinh viên các trường Đại học trực thuộc Đại học Huế có kiến thức, thái độ,
thực hành đúng về nạo phá thai, lấy p=0,5.
d: Độ chính xác mong muốn ( sai số chấp nhận),d = 5%.
Cộng với 10% đề phòng trường hợp phiếu điều tra không đạt, được cỡ mẫu cuối
cùng là 514.
2.2.4. Phương pháp chọn mẫu.
2.2.4.1. Chọn mẫu trong phương pháp nghiên cứu định lượng.
Bước 1: chọn ngẫu nhiên 4 trường Đại học trong tổng số 10 trường Đại học thuộc
Đại học Huế . Đã chọn được 4 trường là:
• ,1789:;$<
• ,1789=38$<
• ,17$>#$<
• ,1789?/@$.
Bước 2: Mỗi trường ta chọn ngẫu nhiên một lớp trong mỗi ngành
Bước 3: Trong mỗi lớp nói trên ta chọn ngẫu nhiên 25 sinh viên lập mẫu nghiên
cứu.
2.2.4.2. Chọn mẫu trong phương pháp nghiên cứu định tính.
Tổ chức thảo luận nhóm
-Tổ chức 2 cuộc thảo luận nhóm với:
Thảo luận nhóm 1: các đối tượng toàn nam.
Thảo luận nhóm 2: các đối tượng toàn nữ.
-Cách thức tổ chức:
Chọn có đích 8 sinh viên nam và 8 sinh viên nữ từ ban cán sự lớp ở các Trường
Đại học trong mẫu nghiên cứu. Trong đó mỗi trường chọn 2 nam và 2 nữ.
Tiến hành tổ chức thảo luận nhóm có trọng tâm.
2.2.5. Điều tra thử.

Tiến hành điều tra thử 30 sinh viên để phát hiện những nội dung không phù hợp
trong bộ câu hỏi. Sau đó chỉnh lí bổ sung trước khi tiến hành điều tra chính thức.
2.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN .
2.3.1. Kĩ thuật thu thập thông tin.
Định lượng: Thu thập thông tin bằng phiếu câu hỏi tự điền có soạn sẵn (phụ lục 1).
Định tính: Tổ chức thảo luận nhóm.
2.3.2. Các biến số cần thu thập.
2.3.2.1. Các biến số định lượng.
2.3.2.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
• Tuổi: Tính theo dương lịch.
• Giới: Nam/Nữ.
• Dân tộc: Kinh/ Khác.
• Tôn giáo: Không theo tôn giáo/ Phật giáo/ Thiên chúa giáo/ Tôn giáo khác.
2.3.2.1.2. Kiến thức của đối tượng nghiên cứu.
• Biết thế nào là QHTD không an toàn.
• Biết hậu quả của việc QHTD không an toàn.
• Biết những biện pháp tránh thai.
• Biết các dấu hiệu của mang thai.
• Biết nguyên nhân nào dẫn đến NPT.
• Biết những biện pháp phá thai an toàn.
• Biết NPT vào giai đoạn nào là an toàn.
• Biết hậu quả của nạo phá thai không an toàn.
• Biết những địa điểm NPT an toàn.
Nguồn thông tin cung cấp.
Phân loại kiến thức chung về NPT: kiến thức đúng và kiến thức chưa đúng.
Phân loại kiến thức chung dựa vào tiêu chí sau:
• Đánh giá dựa vào cách cho điểm( thang điểm kèm theo ở phần phụ lục).
• Kiến thức đạt khi tổng số điểm những câu trên >=11/14 điểm.
• Kiến thức chưa đạt: Khi tổng số điểm những câu trên <11/14 điểm.
• Ngoài ra tìm hiểu thêm các nguồn cung cấp cho sinh viên về NPT:

+Tivi ( truyền hình)
+Sách,báo,loa, đài của phường.
+Tranh ảnh, tờ rơi, áp phích.
+Cán bộ y tế, nhân viên y tế.
+Bạn bè,người thân,internet.
+Thầy cô giáo.
+Khác.
2.3.2.1.3. Thái độ của đối tượng nghiên cứu.
• Không đồng ý với hành vi QHTD trước hôn nhân.
• Không nên phá thai khi còn là sinh viên.
• Nên sử dụng biện pháp tránh thai.
• Khuyên giữ thai lại nếu bạn bè xung quanh bạn mang thai.
• Không đồng ý rằng nếu mang thai ngoài ý muốn sẽ bị bạn bè xa lánh.
• Không đồng ý rằng mang thai khi là sinh viên sẽ bị đuổi học.
• Đồng ý rằng sống lạnh mạnh trong quan hệ bạn bè, tình yêu giúp tránh mang
thai ngoài ý muốn.
Phân loại thái độ chung về hành vi nạo phá thai: thái độ tốt và thái độ chưa tốt.
Phân loại thái độ chung theo tiêu chí sau:
• Đánh giá dựa theo cách cho điểm (thang điểm đánh giá kèm ở phần phụ lục).
• Thái độ tốt: Khi tổng số điểm những câu trên >=7/9 điểm.
• Thái độ chưa tốt: Khi tổng số điểm những câu trên <7/9 điểm.
2.3.2.1.4. Thực hành của đối tượng nghiên cứu
• Thực hành tham gia các buổi học, thảo luận chăm sóc SKSS.
• Thực hành tham gia chương trình chăm sóc SKSS.
• Tuyên truyền về hậu quả NPT cho người thân, bạn bè.
Phân loại thực hành chung theo tiêu chí sau:
• Đánh giá dựa theo cách cho điểm (thang điểm đánh giá kèm ở phần phụ lục).
• Thực hành tốt: Khi tổng số điểm những câu trên >=4/5 điểm.
• Thực hành chưa tốt: Khi tổng số điểm những câu trên <4/5 điểm.
2.3.2.2. Các bến số định tính.

Các câu hỏi sử dụng trong buổi thảo luận nhóm:
- Câu hổi 1: Bạn đã từng gặp người mang thai ngoài ý muốn chưa? Nếu đã từng
gặp thì khi đó bạn có thái độ như thế nào? Và nếu chưa từng gặp thì nếu gặp bạn sẽ
có thái độ như thế nào?
- Câu hỏi 2: Bạn giúp đỡ người mang thai ngoài ý muốn như thế nào?
- Câu hỏi 3: Hiện nay tình trạng phá thai ngày càng tăng, nguy hiểm đối với sức
khỏe càng lớn thì bạn sẽ làm gì để bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè và những
người xung quanh.
2.4. PHÂN TÍCH, XỬ LÝ, TRÌNH BÀY SỐ LIỆU.
• Số liệu thu thập bằng phần mềm Epidata 3.1.
• Xử lý, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0.
• Trình bày số liệu kiến thức,thái độ,thực hành về NPT của sinh viên bằng
cách tình tỷ lệ phần trăm(%).
• Phân tích các mối liên quan bằng test X
2
, với mức ý nghĩa p <= 0,05.Kết quả
được trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ bằng phần mềm Ms Office 2007.
2.5. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU.
• Đối tượng nghiên cứu được giới thiệu rõ về mục tiêu, nội dung phỏng vấn và
có quyền được từ chối tham gia.
• Các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu hoàn toàn được giữ bí mật.
• Các số liệu, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
công bố
2.6. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.
Thành phố Huế nằm ở toạ độ địa lý 16-16,80 vĩ Bắc và 107,8-108,20 kinh Đông.
phía Bắc và phía Tây giáp thị xã Hương Trà, phía Nam giáp thị xã Hương Thủy,
phía Đông giáp thị xã Hương Thuỷ và huyện Phú Vang. Tọa lạc hai bên bờ hạ
lưu sông Hương, về phía Bắc đèo Hải Vân, cách Đà Nẵng 112 km, cách
biển Thuận An 14 km, cách sân bay quốc tế Phú Bài 14 km và cách Cảng nước
sâu Chân Mây 50 km.

Diện tích tự nhiên 71,68 km2, dân số năm 2012 ước là 344.581 người.
Đại học Huế hiện nay bào gồm:
• ,17$A 9B$C
• ,17$=38B$=C
• ,17$:D;B$:C
• ,17$?/@B$"C
• ,17$AB$AC
• ,17$>#B$C
• ,17$ 8B$EC
• A F2 DGHIB$JC
• A /+B$C
• ,17$"#B$KC
Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ
3.1. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ HÀNH VI PHÁ THAI
CỦA SINH VIÊN
3.1.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.1.7L'H'M;6<
Biến số Tần số (n=) Tỉ lệ (%)
Tuổi
18-20
>20
Giới
Nam
Nữ
Dân tộc
Kinh
Khác
Tôn giáo
Không theo tôn giáo
Phật giáo

Thiên Chúa giáo
Khác
3.1.2. Kiến thức về hành vi phá thai của đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.2. A.N$O? 'M;<
Biến số Tần số (n=) Tỉ lệ (%)
Biết về QHTD
không an toàn

Không
Biết hậu quả
của QHTD
không an toàn
Mang thai ngoài ý muốn
Mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục
Lây nhiễm HIV/AIDS
Lây nhiễm viêm gan B
Lây nhiễm Lao
Khác

Bảng 3.3. A.>323,2'M;<
Biến số Tần số (n=) Tỉ lệ (%)
Không biết
Bao cao su
Thuốc tránh thai
Đặt vòng
Triển sản
Khác
Bảng 3.4. A.DI>'M;<
Biến số Tần số (n=) Tỉ lệ (%)

Không biết
Nôn nghén
Chuột rút
Mất kinh
Chán ăn, mệt mỏi
Đau bụng
Khác
Bảng 3.5. A.*6@DP'32'M;<
Biến số Tần số (n=) Tỉ lệ (%)
Không biết
Vì sợ ảnh hưởng tới việc học
Chưa có ý định sinh con
Không đủ điều kiện kinh tế
Hành động bộc phát
Cha mẹ và bạn trai bắt phá thai
Khác
Bảng 3.6. A.>32332 'M;<
Biến số Tần số (n=) Tỉ lệ (%)
Không biết
Hút thai
Thuốc
Nạo thai
Nong gắp thai
Khác
Bảng 3.7. A.'98 32 'M;<
Biến số Tần số (n=) Tỉ lệ (%)
Không biết
3 tháng đầu
3 tháng giữu
3 tháng cuối

Khác
Bảng 3.8. A.#)32O? 'M;<

×