Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài 4 bệnh sâu răng, DS dương thị hoài xuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130 KB, 11 trang )

Bài 4
BỆNH SÂU RĂNG
BS. Dương Thị Hoài Xuân
Mục tiêu
1.Nắm được các khái niệm cơ bản.
2. Vẽ và phân tích được những yếu tố bệnh căn trong sơ đồ Keys cải tiến.
3. Hiểu được diễn tiến bệnh sâu răng.
4. Biết được hướng điều trị hiện nay.

1- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Sâu răng : là một bệnh nhiễm khuẩn của răng, nó đưa đến sự hòa tan tại
chỗ và phá hủy những mô Calci của răng.
Chữa răng: phục hồi lại những mất chất của răng(do sâu hay do nguyên
nhân khác)
Nội nha: điều trị tủy các răng bị bệnh tủy không có khả năng hồi phục.
2- BỆNH CĂN
Sang thương sâu răng chỉ xảy ra dưới một đám vi khuẩn có khả năng tạo
đủ lượng axit tại chỗ để làm mất khoáng cấu trúc răng. Khối gelatin vi khuẩn
dính vào bề mặt răng được gọi là mảng bám. Mảng bám vi khuẩn biến dưỡng
carbohydrate tinh chế cho năng lượng và axit hữu cơ như một sản phẩm phụ.
1
Sản phẩm axit có thể là nguyên nhân của sang thương sâu răng bởi sự hòa
tan những tinh thể cấu trúc răng. Sang thương sâu răng tiến triển từng đợt lúc
mạnh lúc yếu tùy theo mức độ pH trên mặt răng với sự thay đổi biến dưỡng của
mảng bám.Sâu răng hoạt động mạnh ở thời kỳ hoạt động biến dưỡng của vi
khuẩn cao và độ pH tại chỗ giảm dưới 5,5.
Các ion Ca
2+
và PO4
3-
trong nước bọt giữ nhiệm vụ làm nguồn cung cấp


nguyên vật liệu cho tiến trình tái khoáng hóa.
Sâu răng là 1 bệnh do nhiều nguyên nhân và được mô tả đơn giản qua sơ
đồ Keyes :là kết quả tác động hỗ tương giữa 3 yếu tố chính : Ký chủ ( răng &
nước bọt ), vi sinh vật miệng (vi khuẩn ),carbohydrate. Ngoài ra yếu tố thời
gian là kiện để sâu răng phát triển
2.1- Sơ đồ Keyes cải tiến:
2
Răng
Sâu răng
Vi khuẩn
Carbohydrateee
Thời gian
-Vi khuẩn , Cabohydrate , răng nhạy cảm : 3 yếu tố cần thiết gây sâu răng
- Thời gian : điều kiện để sâu răng phát triển
2.2- Quan điểm hiện nay:
2.2.1- Mảng bám vi khuẩn bệnh lý :
Như đã nói ở trên, mảng bám là một chất mềm, trong suốt và bám chặt
vào mặt răng. Đúng nghĩa thì ta phải nói là mảng bám vi khuẩn vì nó bao gồm
trong đó vi khuẩn và chất thứ phẩm.
Có nhiều loại vi khuẩn sống trong môi trường miệng (200 – 300 loại).
Một số trôi nổi tự do trong miệng , bị đẩy ra khỏi miệng bởi dòng chảy của
nước bọt và thường bị nuốt vào bụng. Chỉ một số sinh vật đặc biệt nhất là
streptococci mới có thể bám vào các bề mặt trong miệng như niêm mạc và cấu
trúc răng. Các vi khuẩn bám đó có những thụ thể (receptor) đặc biệt để có thể
bám vào mặt răng và nó cũng tạo một khung (matrix) dính để giúp cho chúng
bám vào với nhau. Sự bám vào răng và bám vào nhau giúp cho vi khuẩn tụ lại
trên mặt răng.
Khi các vi khuẩn đầu tiên đó đã bám dính được vào răng, chúng sinh
sôi nảy nở và lan tỏa ra theo chiều ngang để tạo ra một màng bọc trên mặt răng.
Vi khuẩn tiếp tục phát triển và lan ra theo chiều dọc của mặt răng. Khi mảng

streptococcus đã hình thành thì các sinh vật khác mới có thể bám vào như
3
lactobacilli, sinh vật hình dây, hình xoắn mà bình thường nó không thể nào
bám trực tiếp vào mặt răng được.
Như vậy có nhiều loại vi khuẩn sống trong mối trường miệng, nhưng chỉ
một số có thể kết cụm trên mặt răng , tạo thành mảng bám nhờ những thụ thể
đặc biệt.Trong số đó , nhóm streptococci dính , như Streptococus mutans, sống
bằng sucrose để tập hợp thành polysaccharide ngoại bào là thủ phạm chính gây
sâu răng, kế đó là Lactobacilli. Mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân chính của
sự lên men carbohydrates thức ăn, đồ uống để trở thành ion acid trên bề mặt
răng. Hiệu quả của chất đệm nước bọt của lượng acid này thì tỷ lệ nghịch với
chiều dày mảng bám.
Mảng bám này được giữ trong những rãnh, hố sâu, giữa những mặt bên,
đặc biệt là điểm tiếp xúc của mỗi răng,xung quanh mặt nhám hay quanh miếng
trám dư. Với phương pháp vệ sinh răng miệng cơ học thời ít có hiệu quả trong
việc lấy đi mảng bám ở những vị trí được nêu trên, bởi vậy phần lớn những
vùng này sẽ là khởi điểm của sâu răng
2.2.2- Cabohydrate :
Là chất nền cơ bản cho dinh dưỡng và vi khuẩn
- Polysaccharide ( Tinh bột ) : Ngũ cốc,rau quả .
- Disaccharide (Sucrose ) : Đường mía
- Mono Saccharide ( glucose / fructose) : bánh kẹo , đường chế biến , đường
trong trái cây.
4
Các loại rau quả , ngũ cốc chưa chế biến ít gây sâu răng . Các loại tinh
bột đã qua chế biến rất dễ biến đổi thành acid hữu cơ→ dễ sâu răng
Đường trong trái cây cũng gây sâu răng nhưng ít vì ăn số lượng không
đáng kể.
Các acid mạnh thường có sẵn từ các nguồn từ ngoài như carbohydrates
ở nước ngọt, các loại nước ngọt tăng cường thể lực, nước chanh vắt và chất

dịch hồi lưu bao tử hay ợ chua. Thường xuyên hoặc kéo dài sự hiện diện của
các dịch trên có thể đưa đến sự mất khoáng nhanh chóng và có thể từ sâu răng
nhẹ trở thành sâu răng lan rộng. Cụ thể trường hợp ở trẻ nhỏ bú bình sữa, nước
trái cây trong lúc ngủ. Độ pH hạ thấp một cách nhanh chóng và nó có thể như
vậy trong một thời gian dài sẽ dẫn đến sâu răng lan tràn .Còn dịch hồi lưu bao
tử là vấn đề khác,thường thì người bệnh không hề nhận biết, có thể là họ vẫn
thấy bình thường hay ít nhất họ chấp nhận và không trở thành một vấn đề gì
cho sức khỏe răng miệng).
Những yếu tố thức ăn bảo vệ :
Một số thực phẩm tạo thành những yếu tố chống lại sự mất khoáng.
Mảng bám sẽ giảm mức độ tấn công bề mặt răng với sự hiện diện của mỡ. Sản
phẩm sữa, đặc biệt là phó mát và có thể là loại hạt mầm nằm trong các loại thực
phẩm này. Những loại thức ăn đòi hỏi sự nghiền, nhai các loại rau có xơ có thể
coi như là bảo vệ, như kẹo cao su làm gia tăng lưu lượng nước bọt cho nên
được coi như có khả năng chất đệm. Chính yếu tố này có thể làm pH mảng bám
trở nên trung tính hoàn toàn một cách nhanh chóng.
5
2.2.3- Yếu tố ký chủ :
a. Răng : mô cứng của răng nhạy cảm , dễ bị acid hòa tan .Ngoài ra ở
những trũng rãnh quá sâu , bề mặt men không láng , răng mọc chen chúc
làm tăng lưu giữ mảng bám → dễ sâu răng
b. Nước bọt : nước bọt giữ 1 vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng
chống lại sự tấn công của acid. Một sư kiện thuyết phục trên lâm sàng là
sự tổn thương nghiêm trọng nhanh chóng của cấu trúc răng mà nguyên
nhân là sự mất bất ngờ của nước bọt .Đó có thể là hậu quả của một số
trường hợp như khi cần dùng thuốc , hoặc do xạ trị vùng đầu mặt cổ , bị
tress kéo dài hay tình trạng bệnh lý tuyến nước bọt.
Cơ chế bảo vệ của nước bọt :
 Sự đóng màng từ nước bọt là một hàng rào bảo vệ rất tốt chống lại sự
thách thức của acid. Nó tác động như một rào:

1. Cản sự xâm nhập của ion acid vào răng
2. Ngăn sự di chuyển của các chất apatite hòa tan từ răng ra.
3. Ngăn cản sự khoáng hóa của apatite thành đá răng khi mức ion
Ca
2+
và PO
4
3-
ở thể bão hòa cao trong nước bọt.
 Hệ thống chất đệm bicarbonate rất có hiệu quả trong sự kích thích lưu
lượng nước bọt ở mức độ cao trong việc chống lại acid hữu cơ cũng như
acid ăn mòn trên bề mặt răng.
6
 Tác dụng chải rửa: lưu lượng nước bọt và sự làm sạch miệng ảnh hưởng
trong việc lấy đi các mảnh vụn thức ăn và các vi sinh vật. Cần ghi nhận
lưu lượng nước bọt ở mức độ cao cũng có thể lấy đi một phần lượng
fluor đặt trên răng, cho nên ta cần tăng số lượng đòi hỏi ở mức tối đa
cho việc bảo vệ răng.
 Ion fluor chứa trong nước bọt ở mức thấp (0,03ppm hay 1,6 mmol/l
trung bình) nhưng nó vẫn còn giữ được công việc bảo vệ và điều chỉnh
sửa chữa sự vôi hóa của răng.
Fluor giữ vai trò lớn rõ rệt trong tiến trình mất khoáng và tái khoáng, đặc
biệt là nó thúc đẩy quá trình tái khoáng hóa xảy ra. Trong môi trường acid, ion
fluor phản ứng mạnh với các ion tự do Ca
2+
và ion PO
4
3-
tạo thành tinh thể
fluoroapatite Ca

10
(PO
4
)
6
(OH.F)
2
, trong đó fluor thay thế cho một vài ion
hydroxyl. Fluorapatite ít tan hơn hydroxyapatite nguyên chất bới các cụm thứ
cấp của nó chắc chắn hơn.
Ngoài ra fluor còn ngăn cản sự biến dưỡng của vi khuẩn .
2.2.4- Thời gian :
Sâu răng chỉ phát triển khi phản ứng sinh acid kéo dài và lặp đi lặp lại
trong một khoảng thời gian. An thường xuyên các chất carbohydrate lên men
thì dễ sâu răng hơn tổng lượng carbohydrate đó trong 1 lần.
3- DIỄN TIẾN SÂU RĂNG
3.1- Sâu men
7
- Men bị tổn thương(mất khoáng), có thể có lổ sâu hay không có.
- Không đau nhức.
- Thường không tự phát hiện được.
3.2- Sâu ngà
- Lỗ sâu tiến triển đến ngà.
- Đau khi có kích thích ( Cơ học , nhiệt độ …)và hết đau khi tác nhân kích
thích chấm dứt .
3.3- Viêm tủy
- Tổn thương lan đến tủy răng.
- Đau nhức dữ dội , nhất là khi nằm nghỉ ngơi ( về đêm ).
- Đau tự phát hay khi có kích thích và đau kéo dài khi tác nhân kích không còn.
3.4- Tủy chết

- Tủy hoại tử , có mùi hôi đặc trưng.
- Bệnh nhân không đau.
3.5- Biến chứng
- Nhiễm trùng chóp chân răng ( abces quanh chóp , u hạt hay nang chân răng )
- Viêm xương .
- Viêm cốt tủy xương.
- Viêm mô tế bào.
- Viêm xoang hàm .
8
-Viêm tắc tĩnh mạch xoang hang.
4- HƯỚNG ĐIỀU TRỊ
Các nghiên cứu về sinh học đã khám phá ra rằng sự phát triển của các
triệu chứng sâu răng bao gồm một loạt rất nhiều các thay đổi , từ sự hòa tan của
các tinh thể trong các cấu trúc siêu hiển vi , đến các lỗ sâu thấy được bằng mắt
thường . Vì vậy,giai đoạn được xem là khởi phát trước đây , thực tế , chỉ là biểu
hiện của một sự phát triển chậm , nhưng không thấy được bằng mắt thường của
các triệu chứng.
Việc chăm sóc SKRM hiện đại đòi hỏi một kiến thức sâu về tầm quan
trọng tương đối của các yếu tố môi trường trong xoang miệng quyết định sự
phát triển và tiến triển bệnh sâu răng.Một nha sĩ đương thời phải chọn lựa được
biện pháp thích hợp nhất để kiểm soát sự tiến triển của bệnh cho từng cá thể,
với mục tiêu tối hậu là loại bỏ việc đơn thuần chỉ điều trị triệu chứng.
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Bệnh sâu răng không phải là bệnh nhiễm khuẩn nên không lây
lan. (Đ-S)
2. Trong sơ đồ Keys, các yếu tố bệnh căn đóng vai trò như nhau.
(Đ-S)
9
3. Nước bọt giữ một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng chống
lại sự tấn công của axít. (Đ-S)

4. Vi khuẩn Streptococcus mutans là thủ phạm chính gây sâu răng
nhờ ưu thế bám dính được vào bề mặt răng và khả năng biến dưỡng đường.
(Đ-S)
5. Tinh thể Hydroxyapatite ít tan hơn tinh thể Fluoroapatite.(Đ-S)
6. Các loại thực phẩm đã qua chế biến ít gây sâu răng hơn những
thực phẩm thô, chưa qua chế biến.(Đ-S)
7. Hội chứng sâu răng ở trẻ bú bình” là khái niệm mô tả bệnh sâu
răng xảy ra trên tất cả trẻ em ở độ tuổi còn nhỏ.(Đ-S)
8. Sâu men là giai đoạn bệnh chỉ khu trú ở lớp men của răng, bao
giờ cũng tạo thành lỗ sâu.(Đ-S)
9. Đau khi bị kích thích là triệu chứng đặc trưng của sâu ngà.(Đ-S)
10. Đau tự phát là triệu chứng đặc trưng của viêm tủy cấp.(Đ-S)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Quế Dương- Bệnh sâu răng- Bài giảng lưu hành nội bộ- Bộ môn chữa
răng-Khoa RHM- ĐH Y Dược- TP HCM(2000)
10
2. Mai Đình Hưng-Bệnh sâu răng-Bài giảng răng hàm mặt-Bộ môn RHM
trường ĐH Y Hà Nội- Nhà xuất bản Y Học(2001)
3. Đào Thị Hồng Quân-Đại cương về sâu răng học- Bài giảng lưu hành nội bộ-
Bộ môn chữa răng-Khoa RHM- ĐH Y Dược- TP HCM(2000)
4. Richard S. Schwartz, James B.Summitt, J. William Robbins- Fundamentals
of Operative Dentistry- A Contemporary Approach- Quintessence books
(1996)
11

×