Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

NGHIÊN cứu ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC – THÁI độ HÀNH VI về DINH DƯỠNG, sức KHỎE bà mẹ TRẺ EM, nước SẠCH,VỆ SINH môi TRƯỜNG tại bốn HUYỆNKRÔNG PA, KÔNG CHRO, MANG YANG và KBANG – TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.5 KB, 58 trang )

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC – THÁI ĐỘ
- HÀNH VI VỀ DINH DƯỠNG, SỨC KHỎE BÀ MẸ
TRẺ EM, NƯỚC SẠCH,VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
TẠI BỐN HUYỆNKRÔNG PA, KÔNG CHRO,
MANG YANG VÀ KBANG – TỈNH GIA LAI
1
MỤC LỤC
2
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
3
I. Đặt vấn đề
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã kết luận rằng chất lượng nước và dung
lượng nước sinh hoạt có ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ con người. Nhiều vụ dịch bệnh
liên quan đến nước bị ô nhiễm như bệnh tả, thương hàn, lị, ỉa chảy, viêm gan A…đã và
đang xẩy ra ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Thiếu nước cũng gây ảnh
hưởng trầm trọng, đặc biệt là sự phát sinh và lây nhiễm các bệnh về da, mắt và các bệnh
truyền qua đường phân miệng. Ước tính trên thế giới có khoảng 6 triệu người bị mù do
bệnh đau mắt hột và khoảng 500 triệu người có nguy cơ bị mắc bệnh này. Từ những năm
1990, Tổ chức Y tế thế giới thông báo 80% bệnh tật con người liên quan đến nước,
25,000 người chết hàng ngày là do các bệnh có liên quan đến nước. Vi khuẩn, vi rút và
ký sinh trùng có khả năng lây truyền thông qua đất, nước, côn trùng, tay bẩn, từ đó thông
qua thức ăn có thể gây ra các bệnh tiêu chảy (bao gồm cả bệnh lỵ và bệnh tả), nhiễm ký
sinh trùng và đau mắt hột. Trên toàn thế giới hàng năm có gần 2 tỷ người bị lây nhiễm ký
sinh trùng đường ruột có tới 500 triệu người có nguy cơ bị đau mắt hột, 146 triệu người
bị đe dọa bởi mù lòa. Ngoài ra, có tới 133 triệu người bị mắc các bệnh đường ruột như
nhiễm giun sán, mà thường dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn như suy giảm nhận thức,
kiết lỵ lớn, hoặc thiếu máu. Những bệnh này gây ra khoảng 9400 ca tử vong mỗi năm.
Năm 2010, các nhà khoa học hàng đầu về lượng giá gánh nặng bệnh tật do các yếu tố
nguy cơ đã tiến hành hệ thống hóa các nghiên cứu trên thế giới liên quan đến gánh nặng
bệnh tật do ô nhiễm nước gây ra, kết quả cho thấy ô nhiễm nước chịu trách nhiệm cho
116,126 DALYs cho toàn cầu.


Tình trạng ô nhiễm nước đang là vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam, một nghiên cứu
về mức độ ô nhiễm nước ăn và sinh hoạt tại đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long
năm 1995 cho thấy nước sông Hồng bị ô nhiễm nhiều, nước máy tại 13 nhà máy ở 7 tỉnh
phía Bắc đều không đạt các tiêu chuẩn vệ sinh, các loại nước ở đồng bằng sông Cửu
Long ô nhiễm do phân người luôn ở mức đáng lưu ý. Ước tính số lượng nước trung bình
được sử dụng ở khu vực đô thị tại Việt Nam là 80-90 lít/người/ngày, thấp hơn nhiều so
với mức nước trung bình sử dụng tại các thành phố lớn trên thế giới (120-130
lít/người/ngày). Các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh như tiêu chảy, giun sán,
đường ruột rất phổ biến và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bệnh thường gặp trong nhân
dân. Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước sinh hoạt đạt quy chuẩn QCVN
2:2009/BYT là 40,7%. Một nghiên cứu khác của Cục Quản lý môi trường Y tế và
UNICEF trong năm 2010 tại khu vực nông thôn Việt Nam cho thấy 15,1% hộ gia đình sử
dụng nước trực tiếp từ sông, suối và ao/hồ. 30,4% các hộ gia đình có nguồn nước không
hợp vệ sinh. Còn đến 4,6% và 15,3% hộ gia đình sử dụng nguồn nước có nguy cơ ô
nhiễm cao và rất cao.
4
Liên quan đến điều kiện vệ sinh, cuộc khảo sát được tiến hành bởi Bộ Y tế trong năm
2007 cho thấy tỷ lệ tiêu chuẩn vệ sinh nhà tiêu hộ gia đình nông thôn theo Quyết định số
08/2005/QĐ-BYT là rất thấp. Chỉ có 18% hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn
trong xây dựng, sử dụng và bảo trì. Xem xét riêng vệ sinh trong sử dụng và bảo trì, chỉ có
22,2% hộ gia đình có đủ điều kiện. Cuộc khảo sát cũng tổng kết, trong số 75% hộ gia
đình nông thôn có nhà tiêu, chỉ có 33% là có nhà tiêu hợp vệ sinh. Kết quả khảo sát gần
đây nhất về KAP của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường tại 4 tỉnh đồng bằng
sông Hồng bao gồm Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương (năm 2009) cho thấy
về nguồn nước ăn uống, sinh hoạt, phần lớn các HGĐ sử dụng kết hợp nhiều nguồn nước
khác nhau tùy theo mùa để có thể đảm bảo cho mục đích ăn uống quanh năm và nước
mưa hiện vẫn là nguồn nước được sử dụng phổ biến nhất cho mục đích ăn uống, số còn
lại dùng giếng khoan, giếng đào và cũng còn một tỉ lệ tương đối cao các HGĐ sử dụng
nguồn nước mặt ô nhiễm (ao, hồ, sông, kênh, mương…) cho mục đích sinh hoạt. Các
phương pháp thu gom xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu hiện nay là người dân thực hiện

phân loại rác tại hộ gia đình, những loại rác khô dễ cháy thì được đốt ngay tại vườn, một
số thì đào hố chôn lấp, rác hữu cơ thì có thể tiết kiệm làm thức ăn cho gia súc hoặc làm
phân bón.
Đối với việc tiếp cận với các kênh thông tin giáo dục truyền thông, phần lớn người dân đã
từng nghe nói/đọc các thông tin liên quan đến nước sạch VSMT và từ nhiều nguồn khác
nhau. Các nguồn thông tin mà người dân tiếp nhận được chủ yếu là thông qua họp thôn,
loa phát thanh xã/thôn, cán bộ chính quyền đoàn thể, từ đài phát thanh, truyền hình của
tỉnh và trung ương.
Tỉnh Gia Lai đang thực hiện các giải pháp nâng cao hệ số sử dụng nước sạch và vệ
sinh môi trường ở vùng nông thôn, phấn đấu đến năm 2015 có 85% số dân sử dụng, trong
đó 35% số dân sử dụng nước đạt quy chuẩn của Bộ Y tế; trên 38% hộ gia đình có nhà
tiêu, 39% hộ nông dân chăn nuôi có chuồng trại, 100% trường học mầm non và phổ
thông (điểm trường chính), trạm y tế có nước sạch và nhà tiêu hợp vệ sinh. Qua kết quả
kiểm tra, giám sát của Ban Dân tộc – Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai về việc thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường cho thấy, nhiều công
trình nước sạch trên địa bàn tỉnh sử dụng kém hiệu quả, ảnh hưởng đến đời sống và sinh
hoạt của người dân, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, vẫn còn một
số nơi vùng sâu xa trong tỉnh có nước, có nhà tiêu nhưng không đưa vào sử dụng mà ra
sông suối để lấy nước về dùng và sinh hoạt bừa bãi. Hơn nữa, công tác vận động, tuyên
truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường chưa
được chú trọng, nhất là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhiều buôn làng dân tộc
vẫn còn tình trạng nuôi gia súc thả rông hoặc nuôi nhốt gần nơi ở, dưới sàn nhà; những
công trình nước sạch được xây dựng gần nơi đồng cỏ bị trâu bò gây hư hỏng.
5
Ở Gia Lai, nước sinh hoạt ở nông thôn chưa đạt tiêu chuẩn.Trung tâm Y tế dự phòng
Tỉnh đã xét nghiệm được 256 mẫu. Kết quả, 180 mẫu không đạt tỷ lệ về vi sinh hóa, chỉ
có 76 mẫu đủ tiêu chuẩn, phần lớn các mẫu không đạt là do độ đục, các hợp chất hữu cơ
cao, tỷ lệ sắt Florua, các chỉ số E.coli, Coliform đều cao.,vv. Nguyên nhân chính dẫn đến
các hợp chất chiếm tỷ lệ cao là do vệ sinh tại các nguồn nước không đảm bảo, bị ô nhiễm
ngay từ đầu nguồn nước. Một trong những nguyên nhân được đề cập đến là do nhận thức

và hành vi về vệ sinh môi trường của người dân chưa cao.
Dinh dưỡng và sức khỏe bà mẹ, trẻ em:
Ở nước ta, mặc dù việc tư vấn và truyền thông về lợi ích của việc NCBSM và các nỗ
lực hỗ trợ thực hành chăm sóc dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ đã được thực hiện từ những
năm của thập kỷ 80 và cho đến nay các hoạt động này đã được đưa vào các chương trình
y tế quốc gia về sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Kết quả điều tra dinh dưỡng quốc gia 2010
cho thấy tỷ lệ cho con bú sớm trên toàn quốc là khoảng 61,7%, tỷ lệ trẻ bú hoàn toàn đến
hết 6 tháng đầu là 19,6%, trong khi đó, các tỷ lệ này ở Gia Lai vào khoảng 73% và 22%.
Tuy nhiên Gia Lai cũng là tỉnh có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (26,2%) và còi cọc
(36,2%) ở trẻ dưới 5 tuổi xếp vào loại tỉnh có tỷ lệ cao trong toàn quốc.Những con số
thống kê năm 2012 của sở Y tế Gia Lai về công tác tiêm chủng mở rộng cho thấy công
tác này đang dần được cải thiện, trong đó số trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ
là 90,3%, số phụ nữ có thai tiêm vaccine uốn ván 2 mũi là 77,3%. Các hoạt động phòng
chống suy dinh dưỡng cũng được triển khai thông qua các hoạt động truyền thông, tư vấn
và thực hành dinh dưỡng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 2 và 5 tuổi dựa
trên cân nặng.Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình được tiến
hành nhưng đạt chỉ tiêu chưa cao. Ví dụ tỷ lệ phụ nữ có thai khám đủ 3 lần chỉ đạt 42%
(năm 2012) và tỷ lệ phụ nữ tiếp cận với các dịch vụ y tế là khoảng 74%.
Chương trình Sự sống còn và phát triển của trẻ em (CSD), một trong những hợp
phần của Chương trình Hợp tác giữa UNICEF và tỉnh Gia Lai 2012-2016 được thiết kế
nhằm tập trung giải quyết một số vấn đề chính về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, dinh
dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường do cách biệt về địa lý, xã hội và hạn chế về đầu
tư của chính quyền trung ương và địa phương. Qua phân tích số liệu của các chương trình
về các lĩnh vực kể trên, có thể thấy tại Gia Lai: (i) Tiếp cận đối với các dịch vụ chăm sóc
sức khỏe và xã hội cơ bản như nước sạch, vệ sinh môi trường và cá nhân, tiêm chủng cho
trẻ em, chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và bà mẹ còn khá hạn chế, gây ra nhiều thách thức
lớn trong việc giảm tỉ lệ tử vong và thấp còi ở trẻ em; (ii) Số lượng trẻ em dưới 6 tuổi có
bảo hiểm y tế chăm sóc sức khỏe miễn phí còn thấp; (iii) Hạn chế về năng lực của hệ
thống y tế địa phương trong những nội dung quan trọng như thực hiện/áp dụng các tiêu
chuẩn hướng dẫn của các chương trình mục tiêu và các chương trình quốc gia khác liên

quan đến y tế (tiêm chủng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, kiểm soát bệnh tả, nhiễm trùng hô
6
hấp cấp, cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn); (iv) Khả năng phân tích số liệu của
các cán bộ y tế còn hạn chế và chưa có các thông tin và dữ liệu phân tách cần thiết để xác
định những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất nhằm phục vụ cho việc hoạch định y tế
tại địa phương.
Thêm vào đó, hạn chế trong năng lực thực hiện hiệu quả công tác truyền thông cộng đồng
nhằm chăm sóc sức khỏe, cải thiện các thông tin, kiến thức và thực hành cơ bản trong
lĩnh vực chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe đặc biệt với đối tượng là bà mẹ và trẻ em là
một trong những lĩnh vực chương trình hướng tới hỗ trợ.
Trung Tâm Truyền Thông Gia Lai trực thuộc Sở Y Tế và dưới sự điều hành chuyên môn
của TTTT Trung Ương được thống nhất đóng vai trò đầu mối và thực hiện các hoạt động
truyền thông của hợp phần Vì Sự Sống Còn và Phát Triển trong chương trình hợp tác
2012-2016. Qua những cuộc họp làm việc giữa UNICEF và Sở Y Tế và Trung Tâm
Truyền Thông, một trong những ưu tiên cho hoạt động truyền thông trong chu kỳ của
chương trình được xác định là việc thực hiện các nghiên cứu điều tra về kiến thức, thái
độ và thực hành (KAP) một số các chỉ số về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dinh
dưỡng, nước sạch và vệ sinh môi trường nhằm cung cấp thông tin cho các can thiệp
truyền thông nhằm thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức và dẫn đến thay đổi cộng đồng
trong các thói quen và tập quán có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, cụ thể là
bà mẹ và trẻ em.
Do vậy, một nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi của người dân địa phương tại 4
huyện dự án về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tế, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh được
đề xuất thực hiện nhằm cung cấp thông tin cho các can thiệp truyền thông của tỉnh Gia
Lai.
Nghiên cứu triển khai với 3 mục tiêu chính:
1. Mô tả kiến thức và thực hành của người dân về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi
trường tại 4 xã thực hiện dự án.
2. Mô tả kiến thức và thực hành của người dân về dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe
bà mẹ trẻ em.

3. Mô tả hoạt động truyền thông về sử dụng nước sạch, VSMT và chăm sóc sức khỏe
bà mẹ trẻ em.
II. Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu:Nghiên cứu được thiết kế dưới dạng nghiên cứu mô tả cắt ngang kết
hợp định lượng và định tínhnhằm xác định hiểu biết và thực hành của bà mẹ có con dưới
5 tuổi về sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc SKBMTE.
7
Địa điểm nghiên cứu:Nghiên cứu được triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai, một tỉnh
miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực
nước biển. Diện tích: 15.536,9 km
2
. Dân số tỉnh Gia Lai có 1.322.000 người (số liệu
thống kê năm 2011), chủ yếu sống ở khu vực nông thôn, bao gồm 34 cộng đồng dân tộc
cùng sinh sống. Trong đó, người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc
Jrai (33,5%), Bahnar (13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng và một số dân tộc khác. Tổ chức hành
chính của Gia Lai gồm có 1 thành phố (Pleiku), 2 thị xã và 14 huyện (Đak Pơ, Đak Đoa,
Chư Pah, Chư Prông, Chư Sê, Đức Cơ, Ia Grai, Kbang, Krông Pa, Kông Chro, Mang
Yang, Ia Pa, Phú Thiện, Chư Pưh). Mỗi huyện có 1 thị trấn và từ 8 đến 13 xã.
II.1. Nghiên cứu định lượng
Đối tượng nghiên cứu: Chủ hộ hoặc vợ/chồng/con/bố mẹ chủ hộ có độ tuổi từ 18 tuổi
trở lên, có khả năng trả lời các câu hỏi của điều tra viên. Như vậy bà mẹ có con dưới 5
tuổi đồng ý tham gia nghiên cứu và có khả năng trả lời các câu hỏi thông qua phỏng vấn
trực tiếp tại hộ gia đình cũng sẽ là đối tượng nghiên cứu/người cung cấp thông tin cho cả
hai nội dung liên quan đến mà mẹ trẻ em và nước sạch và vệ sinh môi trường.
Quan sát điều kiện sử dụng nước, vệ sinh và rác thải của hộ gia đình:
Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu: Do tính tương đồng về chủng tộc, văn hóa và nhằm
đảm bảo tính khả thi và đại diện của mẫu được chọn, phương pháp chọn mẫu nhiều giai
đoạn. Cỡ mẫu dự tính cho điều tra KAP là 390 hộ gia đình có bà mẹ dưới 5 tuổi tại 4
huyện dự án. Cỡ mẫu này sẽ cho phép xác định được các vấn đề, hành vi sức khỏe phổ
biến trong quần thể với nguồn lực hạn chế.

Các bước chọn mẫu tại thực địa bao gồm:
Bước 1: Chọn xã từ các huyện được chọn: Chọn mỗi xã từ mỗi huyện thuộc 4 huyện
Krông Pa, Kông Chro, Mang Yang và K' Bang được chọn từ đầu bằng phương pháp bốc
thăm bằng cách viết tên các xã của từng huyện lên mỗi thăm và chọn ngẫu nhiên 1 thăm
từ số thăm tương ứng với số xã trong mỗi huyện. Sau bốc thăm ta sẽ có danh sách 4 xã
thuộc 4 huyện Krông Pa, Kông Chro, Mang Yang và K' Bang được chọn từ đầu. 4 xã
được chọn cụ thể là: Lơ Pang (huyện Mang Yang), Lơ Ku (huyện Kbang), Đăk Sông
(huyện Kông Chro) và Chư Đrăng (huyện Krong Pa).
Bước 2: Chọn hộ gia đình có bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại xã được chọn: Để thực hiện
việc chọn ngẫu nhiên các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại các xã được chọn, cán bộ y tế của
từng xã sẽ lên danh sách bà mẹ có con dưới 5 tuổi vào tháng 11/2013. Cỡ mẫu của từng
xã/ấp được tính tỷ lệ theo dân số và được chọn bằng phương pháp ngẫu nhiên hệ thống
với khung mẫu là danh sách bà mẹ có con dưới 5 tuổi của từng xã và với khoảng cách
mẫu là tổng số hộ có bà mẹ dưới 5 tuổi trong xã chia cho số hộ cần điều tra trong xã đó.
Tương ứng với mỗi xã được chọn, cỡ mẫu cụ thể cho mỗi xã ở 4 huyện là: Krông Pa: 120
bà mẹ, Kông Chro: 120 bà mẹ, Mang Yang: 80 bà mẹ và K’Bang: 80 bà mẹ.
8
Biến số và bộ công cụ định lượng thu thập số liệu:
Dựa trên mục tiêu của nghiên cứu, 4 bộ câu hỏi được xây dựng để đáp ứng được
nhu cầu thu thập các thông tin cần thiết, bao gồm: 01 bộ câu hỏi dành cho bà mẹ có trẻ
dưới 5 tuổi nhằm thu thập các thông tin liên quan đến kiến thức và thực hành của mẹ
trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, 01 bộ câu hỏi phỏng vấn đối tượng hộ gia đình
về thực trạng sử dụng và kiến thức thực hành liên quan đến nước sạch, nhà tiêu và vệ
sinh môi trường. 02 bộ câu hỏi quan sát tương ứng với quan sát các nguồn nước và nhà
tiêu, vệ sinh xung quanh của hộ gia đình nhằm bước đầu đánh giá được nguy cơ ô nhiễm
nước và vệ sinh của hộ gia đình tham gia nghiên cứu.
02 bộ câu hỏi quan sát được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu đánh giá nguy cơ ô
nhiễm nước và vệ sinh của Bộ Y tế và Cục quản lý môi trường y tế. Bộ câu hỏi quan sát
đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu đánh giá ban đầu về nguy cơ ô nhiễm nguồn
nước và vệ sinh tại hộ gia đình. Bộ câu hỏi cũng được thử nghiệm trên thực tế địa bàn

nghiên cứu trước khi được áp dụng để thu thập thông tin.
02 bộ câu hỏi phỏng vấn được xây dựng gồm 3 phần:
• Phần 1: thông tin chung về đối tượng nghiên cứu gồm các câu hỏi liên quan đến
tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp
• Phần 2: nội dung cụ thể phục vụ thu thập thông tin cho nghiên cứu. Phần này bao
gồm các câu hỏi liên quan đến thực trạng sử dụng nguồn nước, kiến thức và thực
hành của người dân trong sử dụng nước sinh hoạt/ăn uống và vệ sinh nhà tiêu (đối
với bộ câu hỏi phỏng vấn thành viên hộ gia đình). Đối với bộ câu hỏi về chăm sóc
sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phần 2 này bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập các
thông tin liên quan đến kiến thức và thực hành của các bà mẹ trong thời kỳ thai
sản.
• Phần 3: tìm hiểu các nội dung liên quan đến truyền thông và đánh giá truyền thông
nhằm tìm hiểu các thông tin gợi ý cho các can thiệp truyền thông.
Xử lý và phân tích số liệu: Tất cả các số liệu thu thập được làm sạch, nhập và quản lý
bằng chương trình Epi Data. Sau khi được làm sạch, số liệu được chuyển sang phần mềm
SPSS 12.0 và được phân tích theo mục tiêu nghiên cứu. Các phân tích thống kê mô tả
được dùng để đưa ra các phân bố tần số, tỷ lệ, số trung bình chung cho 4 huyện Dự án.
Các phân tích thống kê suy luận với các kiểm định tham số và phi tham số như Khi bình
phương, kiểm định t (Student-T test) được sử dụng để tính toán các mối liên quan.
II.2. Nghiên cứu định tính
9
Nghiên cứu định tính nhằm tìm hiểu sâu về thực trạng, rào cản văn hóa và các vấn đề
liên quan đến sức khỏe bà mẹ trẻ em, NS VSMTNT trong công tác cung cấp nước sạch,
thay đổi hành vi vệ sinh.
Đối tượng nghiên cứu: Thành viên hộ gia đình hoặc bà mẹ có con dưới 5 tuổi.
Các nhóm thông tin thu thập
 Thói quen và rào cản trong việc tiếp cận với dinh dưỡng, chăm sóc SSKBMTE
của bà mẹ.
 Thói quen và rào cản liên quan đến sử dụng nước, nguồn nước hợp vệ sinh, nhà
tiêu hợp vệ sinh và vệ sinh môi trường và hành vi vệ sinh cá nhân.

Cách thức thu thập thông tin: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và quan sát không tham dự.
 Thảo luận nhóm: mỗi xã 3 cuộc x 4 xã = 12 cuộc
 Phỏng vấn sâu: mỗi xã 3 cuộc x 4 xã = 12 cuộc
10
III. Kết quả nghiên cứuvà bàn luận
III.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 4 huyện địa bàn của Gia Lai là K’Bang, Kông
Chro, Krông Pa và Mang Yang với cỡ mẫu lần lượt là 80 (20,1%), 119 (29,8%), 120
(30%) và 80 (20,1%).Đặc điểm của đối tượng và hộ gia đình được mô tả ở các bảng 1
dưới đây.
Bảng 1. Đặc trưng cơ bản của đối tượng nghiên cứu
Các đặc trưng N %
Giới tính
Nam 18 4,5
Nữ 381 95,5
Dân tộc
Kinh 14 3,5
Tày 15 3,8
Bana 253 63,4
Gia Rai 108 27
Khác 20 2,3
Tôn giáo
Thiên chúa 18 4,5
Tin lành 14 3,5
Đạo phật 11 2,8
Cao đài 9 2,3
Không theo tôn giáo 365 91,5
Số thành viên
trong gia đình
Ít hơn hoặc bằng 5

người
253 63,4
Nhiều hơn 5 người 146 36,6
Tình trạng kinh tế
hộ gia đình
Hộ nghèo 203 50,9
Hộ không nghèo 196 49,1
Trình độ học vấn
Mù chữ 196 49,1
Biết đọc, biết viết 52 13
Cấp 1 50 14,8
Cấp 2 63 15,8
Cấp 3 20 5
Cao đẳng/đại học 9 2,3
Nghề nghiệp
Thất nghiệp 43 10,8
Cán bộ viên chức 8 2
Nông dân 329 85
Khác 9 2,2
Tổng số đối tượng tham gia trong nghiên cứu là 399 đối tượng, trong đó, nam giới
chiếm tỷ lệ thấp với 4,5%, 95,5% còn lại là nữ giới. Đối tượng nghiên cứu không cân
bằng về giới do thiết kế nghiên cứu có mục tiêu hướng đối tượng là các bà mẹ để tìm hiểu
về kiến thức và thực hành chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. 4,5% nam giới là những
11
đối tượng để tìm hiểu về tình trạng vệ sinh chung. Các hộ gia đình tham gia nghiên cứu
có trung bình 2 con nhỏ.
Về đặc điểm dân tộc, đối tượng nghiên cứu tập trung ở 2 nhóm dân tộc thiểu số là
dân tộc Bana (63,4%) và dân tộc Gia Rai (27%), các dân tộc khác như Kinh, Tày…
chiếm tỷ lệ ít hơn (9,6%). Về đặc điểm tôn giáo, các đối tượng nghiên cứu trên địa bàn đa
phần không theo tôn giáo nào (91,5%), đối tượng theo đạo Thiên chúa chiếm tỷ lệ cao

nhất trong nhóm các đối tượng theo đạo (4,5%). Các kết quả này phù hợp với đặc điểm
dân số, địa lý của địa phương khi các huyện này chủ yếu là các đồng bào Bana và Gia Rai
sinh sống.
Liên quan đến trình độ học vấn, tỷ lệ các đối tượng nghiên cứu bị mù chữ (49,1%),
tỷ lệ chỉ biết đọc biết viết chiếm đến 13% tổng số đối tượng nghiên cứu. Tốt nghiệp đại
học/cao đẳng chỉ có 2,3%. Kết quả này phản ánh đúng thực trạng của người dân tại địa
phương. Việc tham gia học tập thỏa mãn các bậc học không được chú trọng.
Nghề nghiệp chủ yếu của đối tượng nghiên cứu là nghề nông (chiếm 85% cơ cấu
nghề nghiệp của các đối tượng nghiên cứu).Tỷ lệ hộ nghèo là 50,9% trong tổng số đối
tượng nghiên cứu.
12
III.2. Thực trạng, kiến thức và thực hành của người dân về sử dụng nước sạch,
vệ sinh môi trường
III.2.1. Kiến thức của người dân về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường
Bảng 2. Kiến thức của người dân về nước sạch
T
r
o
n
g,
k
h
ô
n
g
m
à
u
K
h

ô
n
g
m
ù
i
v

K

ng

Vi
si
nh
vậ
t
K
h
ô
n
g

h
óa
ch
ất
Đạ
t
tiê

u
ch
uẩ
n
củ
a
B
YT
T
í
n
h
c
h
u
n
g
7
0,
7
4
8
,
3
4,
7
1,
3
0,0
K

B
a
n
g
1
9,
7
2
2
,
4
64
,3
50
,0
0
K
ô
n
g
C
h
r
o
3
0,
8
2
7
,

6
28
,6
50
,0
0
K
r
3
0,
3
4
0 0 0
13
o
n
g
P
a
8 ,
9
M
a
n
g
Y
a
n
g
1

8,
8
1
5
,
1
7,
1
0 0
T

n
g
1
0
0
1
0
0
10
0
10
0
10
0
Bảng 2 trình bày các thông tin liên quan đến kiến thức của người dân về thế nào là
nước sạch. Trong, không màu và không mùi vị là 2 đặc điểm của nước sạch mà các đối
tượng nghiên cứu biết đến nhiều nhất (70,7% và 48,3%). Xét chi tiết theo từng địa bàn
nghiên cứu thì Kông Chro và Krongpa có số đối tượng nghiên cứu nhận biết về 2 tiêu chí
này nhiều hơn so với 2 huyện địa bàn còn lại (P<0.05). Kiến thức liên quan đến không có

sinh vật hay không hóa chất được ghi nhận với tỷ lệ rất thấp (ít hơn 5%). Không một đối
tượng nghiên cứu nào biết về tiêu chuẩn của BYT đối với nước sạch. Kết quả này cho
thấy người dân tại đây hoàn toàn thiếu hụt kiến thức liên quan đến nước sạch, điều này
trực tiếp ảnh hưởng đến các hành vi sử dụng nguồn nước cũng như các hành vi trong xử
lý nước của các đối tượng nghiên cứu. Bảng 6 liệt kê tỷ lệ người dân biết về sự cần thiết
khi sử dụng nước cần đun sôi.
Nhìn chung, chỉ có 31,7% tổng số đối tượng biết về sự cần thiết phải uống nước
đun sôi. Trong đó những đối tượng ở huyện KBang có tỷ lệ nhận biết là cao nhất. Điều
này cũng tương đối phù hợp với thực trạng sử dụng nguồn nước ở huyện này. Huyện
KBang có nguồn nước ăn uống và sinh hoạt chủ yếu là nước sông/suối chưa qua lọc phèn
và nước chảy.
Bảng 3. Biết về sự cần thiết phải uống nước đun sôi
KBang KrongChro Krông Pa MangYan
g
Tính
chung
Có biết 87,5 15,3 18,3 20,3 31,7
Không biết 12,5 84,7 81,7 79,7 68,3
14
Tổng 100 100 100 100 100
Với 126 đối tượng có nhận biết về sự cần thiết khi uống nước đun sôi (tương ứng
31,7% quần thể nghiên cứu), sự lý giải đối với hành vi này được mô tả theo bảng 4. Kết
quả cho thấy có 71% đối tượng trong tổng số 126 đối tượng này có nhận thức đúng về
việc lý giải tại sao phải uống nước đun sôi. Vẫn còn đến 29% số đối tượng còn có kiến
thức sai về hành vi này.
Bảng 4. Lý giải về việc phải uống nước đun sôi
KBang KrongChro Krông Pa MangYan
g
Tính
chung

Để phòng
bệnh
75,0 68,8 61,5 63,6 71,0
Uống ngon
hơn
25,0 31,3 38,5 36,4 29,0
Tổng 100 100 100 100 100
Kết quả của nghiên cứu định tính hoàn toàn phù hợp với mô tả định lượng, khi cả
hai dân tộc Bana và Gia Rai đều có phong tục “uống nước lạnh”, tức là nước chưa qua
đun nấu. Khó khăn lớn nhất của người DTTS trong việc uống nước hợp vệ sinh là do
phong tục tập quán và “điều kiện” không có. “Uống nước lạnh” là tập quán lâu đời khó
thay đổi của người DTTS. Theo họ, điều kiện làm việc trên nương rẫy không thuận tiện
cho việc đun sôi nước. Hơn nữa, đi làm về là họ cần uống nước ngay, không có thời gian
đun nước và chờ nước nguội. Ngoài ra, họ cũng cho rằng “uống nước lọc, nước sạch
cũng phải mất tiền” vì phải mua bình nước lọc bán sẵn. Quan trọng hơn, họ cho rằng
“uống nước lạnh không làm sao” nên vẫn yên tâm uống. Có nhiều hộ gia đình có nước
giếng đào, nhưng nguồn nước đó chỉ dùng cho tắm giặt, nấu nướng, còn nước uống thì
vẫn dùng trực tiếp nước suối, vì theo đồng bào nước suối “ngon hơn và mát hơn”.
Theo kết quả phỏng vấn, trong 4 xã thì có xã Đăk Sông thuộc huyện Kông Chro là
xã thiếu nước trầm trọng về mùa khô. Vì thế, ngay cả nhà vệ sinh dội nước trong trường
hợp này cũng không thể sử dụng được. Tại xã này, dự án Hema đã xây dựng được một số
công trình nước sạch (giếng và bể chứa). Nhưng sau 3 năm đóng dự án, đến nay hầu hết
các công trình này đều không được sử dụng do hỏng hóc, không có đường ống dẫn nước
về các bể chứa… Người dân không tự sửa chữa để dùng tiếp. Ở những khu vực này,
chúng tôi nhận thấy đồng bào còn cho rằng xóa đói giảm nghèo là việc của Nhà nước,
của chính quyền. Vì thế, ý thức hợp tác, bảo vệ và khai thác cơ sở hạ tầng do nhà nước
đầu tư còn hạn chế. Đây là nguyên nhân giải thích tại sao tính duy trì của các dự án triển
khai ở khu vực đồng bào DTTS còn rất thấp.
Bảng 5. Kiến thức của người dân về nhà tiêu hợp vệ sinh
15

Sàn khô, sạch Không có mùi hôi, ruồi nhặng Cách xa nguồn nước
KBang 16,2 22,6 37,5
Kông Chro 36,8 32,1 25,0
Krong Pa 36,8 31,0 25,0
MangYang 10,3 14,3 12,5
Tính chung 34,7 42,9 4,1
Kiến thức của người dân liên quan đến nhà tiêu hợp vệ sinh được trình bày trong
bảng 5. Trong tổng số 399 đối tượng nghiên cứu, chỉ có 57,8% số đối tượng, tương ứng
với 196 người trả lời các câu hỏi về kiến thức liên quan đến nhà tiêu vệ sinh. Tuy nhiên,
theo ghi nhận ở bảng 5, đa số những đối tượng này chỉ nêu được 2 đặc điểm của nhà tiêu
hợp vệ sinh là sàn khô, sạch sẽ và không có mùi hôi thối, không có ruồi nhặng. Chỉ có
4,1% số đối tượng nêu được nhà vệ sinh cần phải cách xa nguồn nước sử dụng. Điều này
cho thấy việc cần thiết của những can thiệp truyền thông nhằm nâng cao kiến thức của
người dân đối với vấn đề vệ sinh.
16
III.2.2. Thực hành của người dân về sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường
Bảng 6 dưới đây trình bày thực trạng sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt của các đối
tượng nghiên cứu theo từng huyện và chung cho toàn bộ nghiên cứu.
Bảng 6. Thực trạng sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt của người dân địa phương
Địa điểm Loại nguồn nước
Nước
sông/suối
lắng phèn
Nước
sông/suối
Nước giếng
đào
Nước
giếng
khoan

Nước chảy
Tính chung 13,8 28,2 51,5 7,6 13,8
KBang 4,3 2,1 13,7 61,5 61,7
KôngChro 46,8 27,1 5,7 7,7 4,3
Krong Pa 48,9 4,2 51,4 19,2 0
MangYang 0 66,7 29,1 11,5 34
Tổng 100 100 100 100 100
Bảng 6 trình bày thực trạng sử dụng nguồn nước trong sinh hoạt của các đối tượng
nghiên cứu theo từng huyện và chung cho toàn bộ nghiên cứu. Nhìn chung, nước giếng
đào và nước sông suối không lắng phèn là 2 nguồn nước được đối tượng sử dụng nhiều
nhất (lần lượt chiếm 51,5% và 28,2%). Nước sông suối có lắng phèn là nguồn nước
người dân Kông Chro và Krong Pa sử dụng nhiều (lần lượt là 46,8% và 48,9%). Đối với
nước sông suối, 93,8% nguồn nước này được người dân Kông Chro sử dụng. Đối với
nguồn nước giếng khoan và nước chảy, các đối tượng nghiên cứu ở huyện KBang sử
dụng chiếm đa số. Người dân huyện Mang Yang sử dụng4 nguồn nước chính phục vụ
cho sinh hoạt là nước sông/suối không lắng phèn, nước giếng đào, giếng khoan và nước
chảy, trong đó nước sông/suối chiếm đa số (66,7%). Thực trạng sử dụng nguồn nước
được trình bày phù hợp với đặc điểm địa lý, sinh hoạt của người dân địa phương khi
chính quyền và những dự án nước ngoài đã đầu tư xây dựng các cơ sở cấp nước sinh hoạt
tương ứng như bảng 2 đã nêu.
17
Bảng 7. Thực trạng sử dụng nguồn nước trong ăn uống của người dân địa phương
Địa điểm Loại nguồn nước
Nước
sông/suối
lắng phèn
Nước
sông/suối
Nước giếng
đào

Nước
giếng
khoan
Nước chảy
Tính chung 38,5 1,8 50,3 2,4 13,5
KBang 0 16,7 19,3 62,5 60,9
Kông Chro 78,6 0 2,3 5,5 4,3
Krong Pa 21,4 16,7 51,5 12,5 0
Mang Yang 0 66,7 26,9 20 34,8
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn nước được sử dụng phục vụ cho mục đích ăn uống được trình bày tại bảng
3. Kết quả cho thấy điểm tương đồng với kết quả được chỉ ra ở bảng 7 khi nước giếng
đào được sử dụng làm nguồn nước ăn uống chính (50,3%). Điểm khác biệt tương đối rõ
ràng trong nhận thức của người dân được tìm hiểu cho thấy, với mục đích ăn uống, nguồn
nước sông/suối có lắng phèn trở thành nguồn nước được người dân sử dụng đứng thứ 2
(chiếm 38,5%) trong các nguồn nước được liệt kê. Với mục đích sinh hoạt, nguồn nước
sông/suối không lắng phèn lại là nguồn nước đứng thứ 2. Điều này cho thấy nhận thức
của người dân trong việc lựa chọn nguồn nước phục vụ cho ăn uống tương đối tốt.Tuy
nhiên, xem xét chi tiết theo từng huyện thì người dân huyện Mang Yang và Kbang vẫn sử
dụng luôn nguồn nước sông/suối không lắng phèn và nguồn nước chảy làm nguồn nước
phục vụ ăn uống. Lý giải cho điều này, nghiên cứu cho kết quả tìm hiểu và quan sát
tương đồng khi địa bàn 2 huyện được các dự án nước ngoài xây dựng, trang bị cho hệ
thống nước chảy. Vị trí địa lý của địa bàn 2 huyện không phù hợp cho các nguồn nước vệ
sinh hơn như giếng đào và giếng khoan.
18
Bảng 8. Trung bình điểm quan sát nguồn nước sử dụng tại hộ gia đình
Nước chảy Nước giếng đào Nước giếng
khoan
Dụng cụ
chứa nước

Mức độ nguy cơ
quy chuẩn
0 – 3 0-5 0-2 0-2
Tính chung 1 3,48 0,02 0,55
KBang 0,75 5,6 0,13 0,77
KôngChro 0,69 3,65 0 0,53
Krong Pa 0,69 2,8 0 0,44
MangYang 2,2 2,13 0 0,5
Thiết kế nghiên cứu song song tiến hành quan sát tại hộ gia đình để đánh giá mức
độ nguy cơ của các nguồn nước hộ gia đình sử dụng.Bảng kiểm quan sát được xây dựng
dựa trên các tiêu chí về đánh giá nguy cơ nguồn nước theo các chuẩn của Bộ Y tế ban
hành. Điểm nguy cơ được xác định trong các khoảng điểm cụ thể, ví dụ như với khoảng 0
– 3 thì 0 điểm là chưa có nguy cơ hiện hữu, 3 điểm là nguy cơ đã xảy ra và có thể có ảnh
hưởng đến sức khỏe; 1-2 điểm cho thấy nguồn nước còn chưa thực sự tạo ra nguy cơ sức
khỏe nhưng cũng bắt đầu có chiều hướng tạo thành nguy cơ. Các tiêu chí xác định được
thể hiện qua việc đánh giá các nguy cơ cụ thể từ việc quan sát đường ống, các hoạt động
sinh hoạt, rác thải, hệ thống trữ nước, dẫn nước (phụ lục bảng kiểm quan sát các nguồn
nước sử dụng). Điều tra viên tiến hành tìm hiểu nguồn nước hộ gia đình sử dụng sau đó
tương ứng với các nguồn nước này, điều tra viên tiến hành quan sát tại hộ gia đình theo
các tiêu chí đặc trưng cho các nguồn nước tương ứng trong bảng điểm. Điểm trung bình
được tính là trung bình các điểm ở từng tiêu chí trong bảng kiểm quan sát. Nguồn nước
chảy có điểm nguy cơ 0 – 3, nguồn nước giếng đào có điểm nguy cơ 0 – 5, nguồn nước
giếng khoan và dụng cụ chứa nước có điểm nguy cơ 0 – 2.
Kết quả bảng 8 cho thấy, nhìn chung các nguồn nước được sử dụng trên địa bàn
nghiên cứu chưa có nguy cơ xảy ra các ảnh hưởng lên sức khỏe. Với nguồn nước chảy,
điểm nguy cơ trung bình được tính bằng 1, điều này tương đương với nguồn nước chảy
trên địa bàn chưa thực sự xuất hiện nguy cơ có ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cũng cho
thấy nguồn nước này cũng đã và đang tồn tại nguy cơ gây ảnh hưởng đến ô nhiễm nguồn
nước. Với nguồn nước giếng đào, điểm trung bình nguy cơ cho kết quả bằng 3,48, điều
này cũng cho thấy nguồn nước này đã bắt đầu có dấu hiệu cho thấy có tồn tại các nguy cơ

gây ô nhiễm và cần thiết có các biện pháp khống chế. Nguồn nước giếng khoan và dụng
cụ chứa nước có kết quả điểm nguy cơ thấp, điều này cho thấy 2 nguồn nước này chưa
thực sự có những nguy cơ ô nhiễm rõ ràng (0,02 và 0,55).
19
Khi xem xét chi tiết điểm trung bình nguy cơ theo từng huyện, với nguồn nước
chảy, huyện Mang Yang có dấu hiệu cho thấy có nguy cơ cao gây ô nhiễm nguồn nước
(2,2). Với nguồn nước giếng đào, kết quả cho thấy, nếu xét riêng huyện KBang, nguồn
nước giếng đào cho kết quả điểm trung bình nguy cơ vượt mức 5 điểm (5,6), điều này
cho thấy với huyện KBang, nguồn nước giếng đào đã có sự ô nhiễm và sự ô nhiễm này
có thể có những ảnh hưởng lên sức khỏe người dân nếu tiếp tục sử dụng trong thời gian
dài mà không có các biện pháp can thiệp hiệu quả. Tiếp đến là huyện Kông Chro cũng có
nguy cơ nguồn nước giếng đào bị ô nhiễm (3,65). Hai huyện Mang Yang và Krông Pa
chưa có nguy cơ cao liên quan đến ô nhiễm nguồn nước giếng đào.
Mặc dù điểm trung bình chung nguy cơ chưa đạt mức báo động cao nhưng xem
xét chi tiết từng tiêu chí quan sát. Các nguồn nước trên địa bàn nghiên cứu đều đạt điểm
báo động liên quan đến các tiêu chí xung quanh (nguồn nước không cách xa nguồn thải,
chuồng gia súc, rác, phân) và hệ thống thoát nước, chứa nước hộ gia đình.
Ngoài việc tìm hiểu thực hành của đối tượng nghiên cứu liên quan đến sử dụng
nước, nghiên cứu còn tiến hành tìm hiểu thực trạng thực hành liên quan đến vấn đề vệ
sinh của người dân địa phương. Bảng 9 cho kết quả về thực trạng sử dụng các loại nhà
tiêu của các đối tượng nghiên cứu.
Bảng 9. Thực trạng sử dụng nhà tiêu của người dân địa phương
Hố xí tự
hoại
Hố xí thấm
dội
Hố xí chìm
có ống
thông hơi
Hố xí có

ngăn ủ
phân
Đi ra
vườn/
sông/suối
Tính chung 2,6 0,9 5,6 1,5 98,5
KBang 44,4 33,3 10,5 40 20,4
KôngChro 11,1 0 5,3 0 31,7
Krong Pa 11,1 0 0 0 32,6
MangYang 33,4 66,7 84,2 60 15,2
Tổng 100 100 100 100 100
Nhìn chung, người dân địa bàn nghiên cứu không sử dụng các loại nhà tiêu vệ sinh. Có
đến 98,5% số đối tượng được hỏi trả lời đi vệ sinh thẳng ra sông/suối hoặc đi ra vườn.
Phần nhỏ các hộ gia đình của các đối tượng nghiên cứu có các loại nhà tiêu hợp vệ sinh
tập trung ở địa bàn huyện KBang và Mang Yang. Trong số các hộ gia đình có sử dụng
các loại nhà tiêu hợp vệ sinh, khi được tự đánh giá về mức độ sạch, vệ sinh của nhà tiêu,
cũng chỉ có 34,2% số đối tượng này cho thông tin nhà tiêu sạch sẽ, 42,1% số đối tượng
đánh giá là bình thường, vẫn còn đến 23,7% số đối tượng tự đánh giá nhà tiêu hộ gia đình
không được sạch và vệ sinh. Các kết quả này đồng nhất với kết quả tìm thấy trong bảng 5
20
phía trên đề cập đến kiến thức của người dân về nhà tiêu vệ sinh (có đến 42,2% số đối
tượng hoàn toàn không có kiến thức gì liên quan đến nhà tiêu vệ sinh)
Để giải đáp cho câu hỏi tại sao người dân nơi đây lại rất ít sử dụng nhà vệ sinh/nhà
tiêu, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với đối tượng là bà mẹ có
con dưới 5 tuổi (theo mục tiêu của thiết kế nghiên cứu như trên). Kết quả cho thấy, ở cả 4
xã, hiện tượng không có nhà vệ sinh và đi vệ sinh ở ngoài chiếm ưu thế. Dù việc làm nhà
tiêu tự đào (nhà tiêu 2 ngăn) nằm trong khả năng, nhưng họ không làm và vẫn đi vệ sinh
ở ngoài. Họ thích có nhà vệ sinh dội nước hơn, nhưng làm loại này cần phải có nhiều
tiền. Loại tự đào không được ưa chuộng, vì “thà đi ngoài còn hơn là nhà vệ sinh đào,
mùi hôi lắm” và vì “rừng còn nhiều thế cơ mà”. Vì thế, đồng bào không làm nhà vệ sinh

mà tận dụng vạt rừng quanh nhà. Cũng có những gia đình khá giả, có khả năng làm nhà
vệ sinh dội nước, nhưng họ cũng không làm. Thông qua trao đổi với y tế thôn bản, chúng
tôi ghi nhận được ý kiến như sau:
“Cái nhà vệ sinh ở đây em nghĩ là do họ không có nghĩ là cần làm nên là ai có
họ cũng không muốn làm luôn. Có nhà khá giả đó nhưng mà họ không có nghĩ tới. Nhà
vệ sinh giờ 15 triệu, 20 triệu chắc mấy người cũng làm được, nhưng họ không nghĩ tới,
không cần, kiểu không cần thiết lắm.” (Y tế thôn bản xã Chư Đrăng, huyện K’Bang)
Qua phỏng vấn, các chị em cho biết trong làng cũng có một số hộ gia đình có nhà
vệ sinh dội nước, song người già vẫn đi vệ sinh ở ngoài vì chưa biết sử dụng nhà vệ sinh.
Hơn nữa, người già vẫn có thói quen đi vệ sinh ở ngoài. Họ thấy không tự nhiên với nhà
vệ sinh kiểu mới.
21
Bảng 10. Điểm trung bình quan sát sử dụng nhà tiêu và quản lý rác tại hộ gia đình
Tự hoại/dội
nước
Chìm có
ống thông
hơi
Tự tạo Tình trạng thu gom
rác thải/vệ sinh
Điểm nguy cơ
quy chuẩn
0-1 0-1 0-1 0-1
Tính chung 0,6 0,23 0,02 0,83
KBang 0,025 0 0 0,39
KôngChro 0,36 0,47 0,08 1,03
Krong Pa 0,58 0,22 0,08 0,83
MangYang 1,52 0,13 0 0,96
Cũng tương tự việc quan sát thực tế sử dụng nguồn nước tại hộ gia đình, nghiên
cứu cũng song song yêu cầu điều tra viên tiến hành quan sát thực tế khu vực vệ sinh và

tình trạng vệ sinh xung quanh của các hộ gia đình là đối tượng nghiên cứu. Khác với các
nguồn nước, điểm nguy cơ quy chuẩn của nhà tiêu vệ sinh và tình trạng vệ sinh xung
quanh là 0 – 1. Bảng kiểm quan sát liệt kê các tiêu chuẩn theo quy định của Cục quản lý
môi trường y tế xây dựng trong đánh giá nguy cơ vệ sinh các loại hình nhà tiêu, các tiêu
chí này được xây dựng theo dạng câu hỏi đánh giá có/không tình trạng ô nhiễm xảy ra.
Tình trạng vệ sinh xung quanh ở đây đánh giá các tiêu chí liên quan đến thu gom, phân
loại rác thải, thùng đựng rác có nắp đậy hay không, khu vực chứa rác, ủ rác có gây ảnh
hưởng đến sinh hoạt và nguồn nước hay không, chuồng trại gia súc và nước thải của các
chuồng trại này có gây ảnh hưởng đến vệ sinh không.
Bảng 10 cho thấy kết quả, với điểm trung bình là 0,6, loại nhà tiêu hố xí tự hoại có
nguy cơ ô nhiễm. Tình trạng vệ sinh xung quanh có điểm trung bình nguy cơ bằng 0,83
cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh đã đến mức báo động cần phải có các
biện pháp can thiệp hiệu quả.
22
Bảng 11. Thực trạng rửa tayvà sử dụng xà phòng rửa tay trong vệ sinh thường ngày
K
h
ô
n
g
T
h
ư

n
g
x
u

n

(k
h
ô
n
g

p
h
ò
n
g)
T
hỉ
nh
th
oả
ng
(k

ng

ph
òn
g)
T

ờn
g
xu


n
(c
ó

ph
òn
g)
T
hỉ
n
h
th
oả
n
g
(c
ó

p
h
ò
n
g)
T
í
n
h
c
h
u

n
g
5
,
8
53
,1
31
,3
9,
3
0,
5
K
B
a
n
g
8
,
7
21
,2
8,
0
62
,2
0,
0
K

ô
n
g
C
h
r
3
0
,
4
20
,3
46
,4
27
,0
50
,0
23
o
K
r
o
n
g
P
a
4
3
,

5
29
,7
35
,2
5,
4
50
,0
M
a
n
g
Y
a
n
g
1
7
,
4
28
,8
10
,4
5,
4
0,
0
T


n
g
1
0
0
10
0
10
0
10
0
10
0
Bảng 11 thể hiện thực trạng rửa tay và rửa tay bằng xà phòng trong vệ sinh thường
ngày của các đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng nghiên cứu được hỏi về từng trường
hợp cụ thể trong cuộc sống thường ngày, ví dụ như có rửa tay sau khi lau dọn nhà cửa?
có rửa tay sau khi đi vệ sinh?sau khi đi làm đồng/đi rẫy? Thông tin được ghi nhận cụ
thể theo 3 mức độ thường xuyên, thỉnh thoảng hay không rửa. Kết quả cho thấy, đa phần
đối tượng nghiên cứu có thực hiện hành vi rửa tay nhưng không với xà phòng (84,4%),
việc rửa tay có xà phòng chỉ chiếm có 9,8%, trong đó thường xuyên rửa tay bằng xà
phòng chỉ chiếm có 9,3% tổng số đối tượng phỏng vấn.
Tìm hiểu chi tiết hơn theo địa bàn nghiên cứu, các đối tượng nghiên cứu trên địa
bàn huyện KBang có hành vi rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là cao nhất, tuy nhiên
sự khác biệt này lại không có ý nghĩa thống kê (p=0,103). Huyện Krông Pa có số đối
tượng không rửa tay chiếm tỷ lệ nhiều nhất, tuy nhiên sự khác biệt này cũng không tìm
thấy có ý nghĩa thống kê với p = 0,113.
24
Bảng 12. Nguyên nhân không rửa tay bằng xà phòng
Không quen Không cần thiết Không có xà phòng Khác

KBang 12,1 12,2 11,9 6,3
KôngChro 39,5 36,5 35,6 30,2
Krong Pa 33,9 37,8 37,6 22,3
MangYang 14,5 13,5 14,9 41,3
Tính chung 52,8% 31,5% 43,0% 26,8%
Trong tổng số 360 đối tượng nghiên cứu trong toàn bộ nghiên cứu không có hành
vi rửa tay hay rửa tay bằng xà phòng, nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin sâu hơn lý
giải hiện tượng này. Các thông tin được coi là nguyên nguyên dẫn đến hiện tượng này
được ghi nhận trong bảng 12. Các đối tượng nghiên cứu lý giải việc không rửa tay bằng
xà phòng là do họ thấy không quen (52,8%), cảm thấy không cần thiết cũng chiếm tỷ lệ
tương đối lớn với 31,5% số đối tượng nghiên cứu trả lời, 43% trong tổng số 360 đối
tượng nghiên cứu không rửa tay bằng xà phòng lý giải họ không dùng xà phòng vì họ
không có. Điểm này tương đồng với kết quả được tìm thầy trong phần quan sát và cũng
tương đồng với tình trạng kinh tế của địa bàn nghiên cứu (50,9% hộ gia đình trong
nghiên cứu là hộ nghèo). Các lý do khác được các đối tượng nghiên cứu liệt kê ở đây là
chỗ rửa tay không thuận tiện hay vị trí để xà phòng không tiện…
III.3. Thực trạng và kiến thức của các bà mẹ về sức khỏe bà mẹ, trẻ em
Song song với việc tìm hiểu các thông tin thực trạng liên quan đến nước sạch và
vệ sinh môi trường tại địa bàn nghiên cứu, mục tiêu quan trọng khác của nghiên cứu là
tìm hiểu các vấn đề liên quan đến chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. 399 bà mẹ có
con dưới 5 tuổi được đưa vào vào nghiên cứu, tương đồng với cỡ mẫu nghiên cứu của
điều tra thực trạng nước và vệ sinh. Các bà mẹ này có tuổi trung bình là 27 tuổi, trong đó
tuổi trung bình của các bà mẹ ở Kông Chro là trẻ nhất (26 tuổi), các đối tượng ở các
huyện khác có độ tuổi trung bình tương đồng (27 tuổi). Tuy nhiên, sự khác biệt này
không có ý nghĩa thống kê, điều này có thể cho thấy tính tương đồng về cơ cấu tuổi của
các bà mẹ tại các huyện nghiên cứu.
25

×