Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA VỊ THÀNH NIÊN THANH NIÊN 1524 TUỔI VÙNG VEN BIỂN, ĐẦM PHÁ, VẠN ĐÒ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.29 KB, 8 trang )

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VỀ SỨC KHỎE
SINH SẢN CỦA VỊ THÀNH NIÊN - THANH NIÊN 15-24 TUỔI VÙNG VEN BIỂN,
ĐẦM PHÁ, VẠN ĐÒ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2010
Tôn Thất Chiểu
Chi cục DS- KHHGĐ Thừa Thiên Huế
Tóm tắt
Giáo dục Dân số-Sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình cho thanh thiếu niên,
học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành
và phát triển nhân cách công dân, là sự đảm bảo chắc chắn và bền vững cho việc thực hiện
Chiến lược Dân số cũng như các Chương trình về DS/SKSS/KHHGĐ. Chi cục Dân số -
KHHGĐ tỉnh tiến hành "Khảo sát nhận thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của vị
thành niên – thanh niên 15-24 tuổi vùng ven biển, đầm phá, vạn đò tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 2010" để đạt được mục tiêu sau: (1) Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi về Sức khỏe
sinh sản. (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhận nhận thức, thái độ, hành vi về Sức
khỏe sinh sản của vị thành niên – thanh niên 14-25 tuổi Thừa Thiên Huế. (3) Xác định chiều
cao, trọng lượng, chỉ số khối cơ thể, chỉ số mỡ ở thanh niên và đánh giá tương quan giữa các
chỉ số trên. Chúng tôi tiến hành khảo sát 1.000 VTN-TN. Kết quả: Có 54,6% biết hậu quả do
nạo phá thai. Nhận thức về HIV/AIDS là bệnh lây truyền qua đường tình dục là cao nhất, chiếm
44,9%. Đa số VTN,TN đều đã có nhận thức đúng đắn về 3 đường lây nhiễm cơ bản của HIV
là: Qua quan hệ tình dục không an toàn (58,5%), qua đường máu (64,0%) và lây truyền từ mẹ
sang con (58,3%). Chỉ số BMI của Nữ thanh niên: BMI trung bình: 19.5 ± 2.1, Tỷ lệ thiếu
cân: 34.7%. Tỷ lệ quá cân, béo phì: 6.2%. Tỷ lệ BMI trong giới hạn bình thường: 59.2%.
I. Đặt vấn đề:
Giáo dục Dân số-Sức khỏe sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình (DS/SKSS/KHHGĐ)
cho thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay có một ý nghĩa quan trọng
trong việc hình thành và phát triển nhân cách công dân, là sự đảm bảo chắc chắn và bền vững
cho việc thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 cũng như các Chương
trình về DS/SKSS/KHHGĐ.
Vị thành niên và thanh niên hiện là tâm điểm chú ý của các bậc cha mẹ, nhà trường,
cộng đồng, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạch định chính sách và quản lý xã hội.
Các số liệu điều tra ở Châu Á cho thấy hiện đang diễn ra giai đoạn phát triển dân số mà theo


đó nhóm dân số trẻ có tỷ trọng lớn. Điều này có liên quan đến quá độ về dân số từ tình trạng
có mức sinh và mức tử vong cao sang mức sinh và mức tử vong thấp. Giai đoạn thanh thiếu
niên chiếm đa số này hiện đang diễn ra ở Việt Nam. Năm 2008 dân số dưới 25 tuổi ở Việt
Nam chiếm 43,3% tổng dân số, và vị thành niên và thanh niên trong độ tuổi 14-24 cũng chiếm
tới 21,7% tổng dân số ( Tổng cục Thống kê, Điều tra biến động DS-KHHGĐ 2008). Chính
phủ và các cơ quan liên quan cần quan tâm đến nhóm dân cư này vì họ chính là lực lượng
quan trọng góp phần xây dựng đất nước hiện nay và trong tương lai gần.
Do đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được cải thiện và sự tác động của nhịp sống
chung, vị thành niên (VTN) ở nước ta, cũng như nhiều nước trên thế giới bước vào tuổi dậy
thì và sinh sản sớm hơn trước kia, sớm đi vào yêu đương và sớm có hoạt động tình dục. Tuổi
dậy thì đến sớm hơn trước nhưng xu thế kết hôn của thanh niên lại muộn hơn, giai đoạn trước
hôn nhân được kéo dài ra. Theo chuẩn mực văn hóa truyền thống của nước ta và một số nước
khác trên Thế giới thì trong giai đoạn này các nam, nữ VTN chưa kết hôn, chưa được phép có
hoạt động tình dục. Tuy nhiên trong thực tiễn các hoạt động tình dục của VTN, quan hệ tình
dục (QHTD) trước hôn nhân vẫn diễn ra, thậm chí khoảng thời gian trước hôn nhân càng dài
thì nguy cơ càng cao và khả năng gặp rủi ro càng nhiều hơn. Các rủi ro thường gặp là có thai
1
ngoài ý muốn, nạo phá thai và lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (kể cả lây
nhiễm HIV/AIDS) v.v
Đối với thể lực của con người, các chỉ tiêu nhân trắc có một vai trò quan trọng trong
sự phát triển của một quần thể người nói chung hoặc của từng cá thể. Trong số các số đo nhân
trắc, chiều cao đứng, độ tuổi, cân nặng, vòng bụng, vòng mông và tỷ lệ phần trăm mỡ cơ thể
là các chỉ tiêu cơ bản nói lên tầm vóc thể lực cũng như tình trạng dinh dưỡng chung. Chỉ số
khối cơ thể (BMI: Body mass index) được tính từ cân nặng và chiều cao là một chỉ số rất cơ
bản trong đánh giá tình trạng béo gầy. Đồng thời, việc đánh giá thể lực và chỉ số mỡ ở thanh
niên Thừa Thiên Huế là vấn đề cần thiết, qua đó có thể ước tính chiều cao của nam thanh niên
TT Huế nói riêng và ước tính chiều cao nam thanh niên người Việt nói chung là một mong
ước của các nhà làm công tác y tế
Để giúp các nhà lãnh đạo quản lý có cơ sở đề ra chính sách và giải pháp phù hợp trong
công tác chăm sóc SKSSVTN, đặc biệt phát triển thể lực của thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế,

Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh tiến hành Nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thái độ và hành vi
của vị thành niên về SKSS và Nghiên cứu thể lực ở thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế
2010 nhằm mục tiêu:
- Đánh giá nhận thức, thái độ, hành vi về Sức khỏe sinh sản của vị thành niên – thanh
niên 14-25 tuổi của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010.
- Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến nhận nhận thức, thái độ, hành vi về Sức khỏe
sinh sản của vị thành niên – thanh niên 14-25 tuổi của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010.
- Xác định chiều cao, trọng lượng, chỉ số khối cơ thể, chỉ số mỡ ở thanh niên tỉnh
Thừa Thiên Huế và đánh giá tương quan giữa các chỉ số trên.
II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
1. Đối tượng nghiên cứu:
Vị thành niên-thanh niên 15-24 tuổi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Các thanh niên đều trong tình trạng có sức khỏe, không có các dị dạng về hình thái,
được chọn ngẫu nhiên.
2. Phương pháp nghiên cứu:
2.1. Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu theo phương pháp mô tả cắt ngang trên mẫu đã chọn thông qua việc sử
dụng bộ câu hỏi phỏng vấn đã chuẩn bị trước để thu thập các thông tin về mức độ nhận
thức, thái độ, hành vi về Sức khỏe sinh sản và đo các chỉ số về chiều cao, cận nặng, vòng
bụng, vòng mông của vị thành niên – thanh niên 15-24 tuổi tỉnh TT Huế.
2.2. Phương pháp chọn mẫu:
Áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu để ước tính một tỷ lệ.
N ≥ (1.96/m)
2
x p(1-p).
N: cỡ mẫu.
m: sai số chấp nhận: 0,04.
p: tỷ lệ qua các công trình nghiên cứu trước đây về nội dung Sức khỏe sinh sản ở lứa
tuổi Vị thành niên – thanh niên trong khoảng 40 % là không có kiến thức.
Như vậy ước tính cỡ mẫu theo công thức trên là

N ≥ (1,96/0,04)
2
x 0,4(1-0,6) = 49 x 49 x 0,4 x 0,6 =576
Để tăng độ chính xác của đề tài nghiên cứu chúng tôi chọn cỡ mẫu là 1.000 người.
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên: Khảo sát 10 xã, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 4 cụm dân
cư, mỗi cụm dân cư chọn ngẫu nhiên 25 đối tượng Vị thành niên – thanh niên 15-24 tuổi.
Với cỡ mẫu trên chọn ngẫu nhiên các nam, nữ thanh niên để thực hiện nghiên cứu thể
lực và các chỉ số mỡ cơ thể. Chọn được cỡ mẫu là:
- 382 người nam thanh niên.
- 382 người nữ thanh niên.
2.3. Tiêu chuẩn đánh giá
2
- Đánh giá về nhận thức, thái độ, hành vi về Sức khỏe sinh sản vị thành niên –
thanh niên 15-24 tuổi vùng ven biển, đầm phá, vạn đò tỉnh TT Huế năm 2011.
- Đánh giá chỉ số khối cơ thể bằng cân nặng chia bình phương chiều cao đứng: BMI
= Cân nặng/(Chiều cao đứng)
2
. Cân nặng có đơn vị kg. Chiều cao có đơn vị là m (Khi đo đạc
tính bằng cm).
- Đánh giá chiều cao đứng, vòng bụng, vòng mông qua đo đạc. Tính tỷ lệ VB/VM.
Trị số bình thường VB/VM: < 0,85 ở nữ giới và < 0,95 ở nam giới [14]. Đơn vị để tính là cm.
2.4. Nội dung nghiên cứu:
- Đặc điểm chung của đối tượng (tuổi, giới tính, tôn giáo, học vấn, nghề nghiệp, thu
nhập )
- Nghiên cứu về nhận thức, thái độ, hành vi về Sức khỏe sinh sản vị thành niên –
thanh niên 15-24 tuổi tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu chiều cao và cân nặng của thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế.
III. Kết quả nghiên cứu và bàn luận:
A. Sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên
1. Về nhận thức, thái độ, hành vi của VTN,TN về DS/ SKSS/KHHGĐ:

- Sự hiểu biết về thuật ngữ tuổi dậy thì
Chỉ có 70,6% hiểu biết về thuật ngữ dậy thì. Trong đó sự hiểu biết về thuật ngữ này
của nữ cao hơn nam ( 76,8% so với 62,9% ). Độ tuổi bắt đầu có dấu hiệu dậy thì: Nam 15,2.
tuổi và nữ là 14,09.
- Những biểu hiện sự biến đổi ở độ tuổi dậy thì
NỘI DUNG Biết rõ Không rõ Không biết
Tăng về chiều cao và cân nặng
54,4 12,6 33,0
Ngực lớn và đau
41,9 19,3 38,8
Xuất hiện lông ở mu
39,3 19,2 41,5
Thay đổi tính tình
30,1 27,5 42,4
Quan tâm đến bạn khác giới
27,1 26,8 46,1
Mụn trứng cá
51,7 13,0 35,3
Xuất hiện kinh nguyệt
37,9 15,6 46,5
Xuất tinh
22,4 24,2 53,4
Khác
0,9 99,9 0
Nhận thức về những đặc điểm biểu hiện sự biến đổi của nam ở độ tuổi dậy thì, kết quả
khảo sát cho thấy đa số các em đã nhận thức được, các biểu hiện (thứ tự từ cao đến thấp) như
tăng chiều cao và cân nặng; mụn trứng cá; có lông ở mu, nách; chú ý nhiều đến bạn khác giới;
xuất tinh.

- Trao đổi với người khác về hiện tượng dậy thì của mình

Có 40,9 % các em khi thấy dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì đã mạnh dạn trao đổi
với cha mẹ, tiếp theo đó là với nhà trường và bạn thân (35,9 và 26,5%), qua sách báo ( 26,2%)
và với anh chị mình (18,2%).
- Điều kiện có thể dẫn đến có thai qua ý kiến của đối tượng nghiên cứu
3
Điều kiện để có thể có thai
Đa số các em có nhận thức đúng về điều kiện có thai là do QHTD giữa hai người khác
giới và do trứng gặp tinh trùng (56,3% và 61,4%).
Những điều kiện như nói chuyện, cầm tay, ôm hôn nhau là không thể dẫn đến có thai
vẫn còn được từ 8,7% và 14,9% đối tượng xác nhận là có thể có thai.
- Giai đoạn dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt theo đối tượng nghiên cứu
Giai đoạn dễ có thai nhất là giữa chu kỳ kinh nguyệt cũng chỉ được 8,2% các em lựa
chọn (nam là 6,7% và nữ là 9,4%). Điều đáng lo ngại nhất là có đến 74% trả lời không biết
thời điểm dễ thụ thai. Trong bối cảnh hiện nay quan hệ tình dục sớm và quan hệ tình dục
trước hôn nhân đang gia tăng.
- Hiểu biết về dấu hiệu có thai và nạo phá thai
Tỷ lệ các em VTN,TN biết rõ dấu hiệu có thai thấp, nữ cao hơn nam (nam 39,5% và
nữ 48,2% ). Biết về các biện pháp tránh thai như hút điều hòa kinh nguyệt, nạo thai và phá
thai dao động từ 13,2% đến 42,4%.
- Hiểu biết về KHHGĐ
Kết quả cho thấy biết rõ cao nhất là bao cao su ( nam 47,5% và nữ 40,4%), tiếp theo là
thuốc uống tránh thai (nam 36,6% và 39,3% và DCTC (nam 28,1% và nữ 29,3%).
Các BPTT khác như thuốc tiêm tránh thai, thuốc diệt tinh trùng, đình sản nam, nữ, và
biện pháp tính chu kỳ kinh nguyệt tỷ lệ hiểu biết thấp.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo ĐTNC
Đơn vị tính: tỷ lệ %
Nội dung
Biết rõ Không rõ Không biết
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Lậu 18,5 22,5 19,6 17,3 15,6 15,6

Nấm cơ quan sinh dục 11,4 13,9 23,6 21,2 18,8 20,3
Trùng roi 7,5 7,8 19,8 22,3 26,3 25,0
Viêm nhiễm cơ quan sinh dục 15,4 17,9 20,9 18,5 17,4 19,0
Giang mai 16,3 19,6 17,6 13,9 19,8 21,9
Sùi mào gà 6,3 8,3 22,1 15,6 25,4 31,3
Herpert 8,3 12,8 17,6 15,0 27,9 27,5
HIV/AIDS 44,2 43,5 6,5 6,0 3,3 6,0
4
Nhận biết về HIV/AIDS là bệnh lây truyền qua đường tình dục là cao nhất, chiếm
44,9%. Nhận biết của cả 02 nhóm đối tượng nam và nữ xấp xỉ nhau với các tỷ lệ 44,2% và
43,5%.
- Nhận thức về các đường lây nhiễm HIV/AIDS
Đại đa số học sinh và VTN ngoài trường học đều đã có nhận thức đúng đắn về 3
đường lây nhiễm cơ bản của HIV là: Qua quan hệ tình dục không an toàn (58,5%), qua
đường máu (64,0%) và lây truyền từ mẹ sang con (58,3%).
So sánh về sự hiểu biết của 02 nhóm đối tượng cho thấy: nhóm nữ có nhận thức tốt
hơn so với nhóm nam:
+ Qua quan hệ tình dục không an toàn: 59,2% so với 57,6%.
+ Qua đường máu: 65,0% so với 62,7%.
+ Lây truyền từ mẹ sang con: 59,2% so với 57,1%.
- Quan điểm QHTD trước hôn nhân theo ĐTNC
Đơn vị tính: Tỷ lệ %
Lý do quan hệ tình dục
trước hôn nhân
Đồng ý Không đồng ý Không biết
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ
Để thắt chặt thêm tình
yêu giữa nam và nữ
29,2 19,2 32,8 42,4 37,9 38,4
Chỉ là sự ham thích trong

chốc lát
16,1 10,3 51,8 57,6 32,1 32,1
Để sinh con cái là
chủ yếu
31,9 22,6 34,4 43,7 33,7 33,7
Là hành vi đua đòi bạn bè
8,7 10,1 58,9 59,8 32,4 30,1
Người ta quan hệ tình
dục khi muốn tiến đến
hôn nhân
35.3 24.3 27.2 38.0 37.5 37.7
Quan điểm về quan hệ tình dục cũng có những thay đổi so với thế hệ trước. Nhiều vị
thành niên xem tình dục là một phương tiện để thắt chặt tình yêu nam nữ (Nam 29,2% và nữ
là 19,2% ), khi muốn tiến đến hôn nhân ( Nam 35,3 và nữ là 24,3 %), thậm chí chỉ là sự ham
vui chốc lát đối với nam (16,1 %) và nữ ( 10,3% )
Đa số các em vẫn rất coi trọng sự trinh tiết của người phụ nữ. Tuy nhiên quan điểm này đến
giai đoạn hiện nay cũng đang có những thay đổi nhất định, không còn quan trọng như trước đây.
Kết quả khảo sát định tính cho thấy, quan niệm của học sinh và VTN về QHTD hiện
nay không còn khắt khe như trước, nhiều ý kiến của các em cho rằng có thể quan hệ tình dục
trước hôn nhân nếu như cả hai người đều quyết định đi đến hôn nhân.
- Hiểu biết của vị thành niên về biến chứng nạo phá thai
Chỉ có 54,6% biết hậu quả do nạo phá thai gây ra (Nam 47,5 và nữ 60,3%). Tỷ lệ hiểu
biết về các biến chứng có thể xảy ra do nạo phá thai gây ra nhìn chung rất thấp (dao động từ
18,4 đến 31,2%). Chỉ có 31,2% biết về biến chứng vô sinh, sức khỏe yếu (25,1%), chảy máu
(23,2%), biết về đau bụng (18,4%), biết về thủng tử cung (19,8%), biết về nhiễm trùng (20,8%).
2. Các yếu tố liên quan đến nhận nhận thức, thái độ, hành vi về Sức khỏe sinh
sản của vị thành niên – thanh niên:
- Trình độ học vấn của cha, mẹ ĐTNC
5
Đơn vị tính: Tỷ lệ %

Trình độ Nam
Nữ
Cha Mẹ Cha Mẹ
Chưa đến trường 11,6 17,0 8,5 12,0
Chưa tốt nghiệp tiểu học 20,3 25,2 20,8 28,3
Tốt nghiệp tiểu học 23,0 25,7 23,4 27,2
Tốt nghiệp THCS 23,0 19,0 23,7 20,1
Tốt nghiệp THPT 10,0 8,3 13,6 8,3
Tốt nghiệp trên CĐ, ĐH 12,1 4,9 10,0 4,2
Tổng 100 100 100 100
Nói chung trình độ học vấn của bố mẹ ĐTNC là khá thấp. Đa số tốt nghiệp trung học cơ
sở trở xuống chiếm trên 85%. Tỷ lệ bố mẹ học trung học phổ thông trở lên chiếm tỷ trọng thấp.
- Nghề nghiệp của cha mẹ ĐTNC
ĐV tính: Tỷ lệ %
Nghề nghiệp
Nam Nữ
Bố Mẹ Bố Mẹ
CBCNVC 5,1 10,8 5,3 8,4
Nông, lâm, ngư 44,6 55,1 42,9 53,6
Buôn bán 28,3 15,4 28,3 18,1
Nội trợ và khác 21,9 18,8 23,6 19,9
Cộng 100 100 100 100
Tính chung thì bố mẹ đối tượng nghiên cứu đánh giá là cán bộ, công nhân viên chiếm
tỷ lệ thấp nhất (8,4%). Trong đó chủ yếu là bố mẹ của các em chủ yếu làm nghề nông lâm ngư
(bố nam 44,6%, mẹ nam 55,1% và bố nữ là 42,9% và mẹ nữ là 53,6).
B. Kết quả nghiên cứu cân nặng và chiều cao của thanh niên Thừa Thiên Huế.
Các chỉ số của Nam, Nữ thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế
- Trọng lượng trung bình giữa Nam và Nữ khác biệt (p < 0.05). Trọng lượng trung
bình Nam: 51.5 ± 6.2; Nữ: 45.4 ± 5.1.
- Chiều cao trung bình giữa 02 giới khác biệt (p < 0.05). Chiều cao trung bình của

Nam: 163.8 ± 5.6; Nữ: 152.7 ± 5.5.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, BMI trung bình của 415 Nam thanh niên là 19.2 ±
2.0, của 404 Nữ thanh niên là 19.5 ± 2.1.
Đánh giá chỉ số BMI của thanh niên tỉnh TT Huế
Kết quả chỉ số BMI của Nam thanh niên tỉnh TT Huế
- Tỷ lệ thiếu cân ở Nam thanh niên chiếm khá cao: 38.6%.
- Tỷ lệ quá cân, béo phì ở Nam thanh niên không đáng kể: 4.1%.
Kết quả chỉ số BMI của Nữ thanh niên tỉnh TT Huế
6
- Tỷ lệ thiếu cân ở Nữ thanh niên cao 34.7% gần bằng với tỷ lệ thiếu cân của Nam
thanh niên (Bảng 3.3.1).
- Tỷ lệ quá cân, béo phì ở Nữ thanh niên chiếm tỷ lệ thấp 6.1%.
IV. Kết luận và kiến nghị:
A. Kết luận:
1. Sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên
1.1. Về nhận thức, thái độ, hành vi của VTN,TN về DS/ SKSS/KHHGĐ:
- VTN, TN có nghe và biết về tuổi dậy thì nhìn chung là thấp so với các nghiên cứu
trong nước và tại tỉnh.
- Hầu hết các em đều trả lời đúng là tuổi bắt đầu dậy thì của nam muộn hơn so với nữ.
Khi thấy dấu hiệu đầu tiên của tuổi dậy thì đã mạnh dạn trao đổi với cha mẹ nhà trường và
bạn thân
- Đa số các em có nhận thức đúng về điều kiện có thai đối với người phụ nữ, đó là do
QHTD, do trứng gặp tinh trùng .
- Giai đoạn dễ có thai nhất là giữa của chu kỳ kinh nguyệt cũng chỉ được 8,2% các em
lựa chọn Điều đáng lo ngại nhất là có đến 74% trả lời không biết thời điểm dễ thụ thai.
- Hiểu biết về các BPTT cho thấy biết rõ cao nhất là bao cao su (nam 47,5% và nữ
40,4%), tiếp theo là thuốc uống tránh thai (nam 36,6% và 39,3%) và DCTC ( nam 28,1% và
nữ 29,3%). Các BPTT khác như thuốc tiêm tránh thai, thuốc diệt tinh trùng, đình sản nam, nữ,
và biện pháp tính chu kỳ kinh nguyệt tỷ lệ hiểu biết thấp.
Biết về các biện pháp tránh thai như hút điều hòa kinh nguyệt, nạo thai và phá thai

dao động từ 13,2% đến 42,4%. Đặc biệt biện pháp hút điều hòa kinh nguyệt là biện pháp phá
thai sớm, ít bị ảnh hưởng tinh thần và thể chất thì tỷ lệ các em hiểu biết rất thấp.
- Chỉ có 54,6% biết hậu quả do nạo phá thai gây ra .
- Nhận thức về HIV/AIDS là bệnh lây truyền qua đường tình dục là cao nhất, chiếm 44,9%.
- Đa số VTN,TN đều đã có nhận thức đúng đắn về 3 đường lây nhiễm cơ bản của HIV
là: Qua quan hệ tình dục không an toàn (58,5%), qua đường máu (64,0%) và lây truyền từ mẹ
sang con (58,3%). Tuy nhiên vẫn còn một tỷ lệ nhất định các em cho rằng HIV có thể lây
nhiễm qua đường giao tiếp thông thường (13,9%), lây do muỗi đốt.
- Phần lớn vị thành niên có thái độ đúng đắn về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đa
số họ có quan niệm chỉ nên có quan hệ tình dục trong hôn nhân (Nam là 79% và nữ 79,7% ).
Quan điểm về quan hệ tình dục cũng có những thay đổi so với thế hệ trước. Một số vị thành
niên xem tình dục là một phương tiện để thắt chặt tình yêu nam nữ (Nam 29,2% và nữ là
19,2%), khi muốn tiến đến hôn nhân (Nam 35,3 và nữ là 24,3 %), thậm chí chỉ là sự ham vui
chốc lát đối với nam (16,1 %) và nữ (10,3%)
1.2. Các yếu tố liên quan đến nhận nhận thức, thái độ, hành vi về Sức khỏe sinh
sản của vị thành niên – thanh niên:
Một phát hiện của nghiên cứu về hiểu biết dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy thì là
ngoài yếu tố liên quan là bố mẹ sống chung thì tỷ lệ hiểu biết về dấu hiệu quan trọng của dậy
thì cao. Nhưng khi xét nhận thức về dấu hiệu quan trọng của tuổi dậy thì theo học vấn của bố
mẹ, theo nghề nghiệp của bố mẹ và cho kết quả ngược lại. Đó là bố mẹ có trình độ văn hóa là
trung học phổ thông và cao đẳng, đại học và bố mẹ là cán bộ công nhân viên chức thì nhận
thức về dấu hiệu quan trọng tuổi dậy thì thấp hơn các đối tượng khác. Như vậy, yếu tố gia
đình đã và đang là một môi trường cần được quan tâm hơn nữa trong vai trò quản lý, giáo dục
học sinh và VTN.
2. Thể lực của thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1. Trọng lượng (kg) của thanh niên tỉnh TT Huế
Trọng lượng trung bình của Nam thanh niên: 51.5 ± 6.2.
Trọng lượng trung bình của Nữ thanh niên: 45.4 ± 5.1.
2.2. Chiều cao (cm) của thanh niên tỉnh TT Huế
7

Chiều cao trung bình của Nam thanh niên: 163.8 ± 5.6.
Chiều cao trung bình của Nữ thanh niên: 152.7 ± 5.5.
2.3. Chỉ số khối cơ thể (BMI: kg/m
2
) của thanh niên tỉnh TT Huế
Chỉ số BMI của Nam thanh niên
- BMI trung bình: 19.2 ± 2.0
- Tỷ lệ thiếu cân: 38.6%.
- Tỷ lệ quá cân, béo phì: 4.1%.
- Tỷ lệ BMI trong giới hạn bình thường: 57.3%.
Chỉ số BMI của Nữ thanh niên
- BMI trung bình: 19.5 ± 2.1
- Tỷ lệ thiếu cân: 34.7%.
- Tỷ lệ quá cân, béo phì: 6.2%.
- Tỷ lệ BMI trong giới hạn bình thường: 59.2%.
B. Kiến nghị:
1. Về nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi về CSSKSS cho VTN
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và giáo dục về SKSS/KHHGĐ;Thiết lập
các điểm tư vấn và cung cấp dịch vụ phù hợp với vị thành niên; Tiếp tục đưa giáo dục sức
khoẻ sinh sản vào trong trường học; Các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi vị thành niên và thanh
niên cần chú ý nhiều hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống cho con.
2. Về nâng cao thể lực cho thanh niên tỉnh Thừa Thiên Huế
Nhà nước cần có chính sách, chiến lược cụ thể trong giáo dục và chăm sóc sức khỏe
cho thanh niên. Tiếp tục đẩy mạnh chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Xây
dựng và thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe và sức khỏe sinh sản cho vị thành niên,
thanh niên; Tạo mọi môi trường thuận lợi cho thanh niên có điều kiện tham gia hoạt động văn
hóa, thể dục thể thao và rèn luyện kỹ năng sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Trường An (2008), Chiều cao đứng, cân nặng và chỉ số khối cơ thể của
thanh thiếu niên 15 đến 24 tuổi ở Thừa Thiên Huế, Trường Đại Học Y Dược Huế,

, 20/08/2008.
2.Nguyễn Quốc Anh và cộng sự. Khảo sát và đánh giá về kiến thức, thái độ và thực
hành của thanh niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến SKSS. Uỷ ban quốc gia DS-
KHHGĐ, 1999.
3.Phùng Thị Xuân Bình, Hoàng Thị Hoa. Kiến thức, thái độ, hành vi của trẻ vị thành
niên về tâm sinh lý lứa tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục nam, nữ và quá trình thụ thai. Đại học y
Hà Nội. 1998.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chiến lược Giáo dục giai đoạn 2001- 2010.
5. Khuất Thu Hồng. Kết quả nghiên cứu về tình dục và nạo thai trước hôn nhân của nữ
thanh niên trên địa bàn Hà Nội. UNFPA-Viện xã hội học. Hà Nội 1996.
6.Hà Huy Khôi (2008), Tầm vóc của người Việt Nam đang được cải thiện,
.
7.Nguyễn ĐìnhTân, Nguyễn Văn Đoàn, Một số nghiên cứu xã hội học về dân số
(1991-2000), NXB Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2000.
8. Đỗ Ngọc Tấn, “Kết quả khảo sát, đánh giá kết quả giáo dục DS/SKSS/KHHGĐ cho
học sinh THPT và VTN ”, Viện khoa học DS,GĐ&TE, Hà nội 2004.
9.Hoàng Thị Tâm, Nghiên cứu nhận thức, thái độ và hành vi về SKSS VTN, TN tỉnh
Thừa Thiên Huế, Luận văn thạc sĩ năm 2003.
10. Tổng cục Dân số, Tổng cục Thống kê và Ngân hàng châu Á, Điều tra quốc gia Vị
thành niên và thanh niên Việt Nam lần 2 ( SAVY 2 ), Hà Nội 2009.
8

×