Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố vinh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.45 KB, 5 trang )

Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế xã hội thành phố Vinh đến năm 2020



Cao Nguyên Hùng


Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Quản lý kinh tế; Mã số: 60 34 01
Người hướng dẫn: TS. Trần Đức Hiệp
Năm bảo vệ: 2015


Abstract. Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển KT-XH TP.Vinh thời gian qua;
Nghiên cứu thực trạng, xác định các điều kiện và yếu tố tác động đến quá trình quy hoạch phát
triển KT-XH của TP.Vinh, đề xuất mục tiêu, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực và
không gian đô thị thành phố Vinh trong thời gian tới.12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý
cán bộ, công chức của huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Keywords. Quản lý kinh tế; Phát triển kinh tế; Thành phố Vinh

Content
1. Lý do chọn đề tài:
Thành phố Vinh đã có một lịch sử hình thành tương đối lâu. Năm 1788 vua Quang Trung
đã cho xây dựng thành Phượng Hoàng Trung Đô tại đây. Năm 1898 vua Thành Thái ra đạo dụ
thành lập thị xã Vinh. Trước năm 1945 Vinh - Bến Thuỷ đã là một trung tâm công nghiệp,
thương mại, giáo dục của vùng Bắc Trung Bộ. Tại Vinh có khu vực thành cổ xây theo kiểu
Vauban, nhà máy xe lửa, nhiều xí nghiệp nhỏ, một cảng sông và một khu buôn bán sầm uất.
Năm 1963 thành lập Thành phố Vinh, năm 1993 được công nhận đô thị loại II và đô thị loại I
năm 2008. Đặc biệt, ngày 30 tháng 09 năm 2005 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số


239/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án đưa thành phố Vinh trở thành Trung tâm kinh tế, văn hóa
của vùng Bắc Trung Bộ. Cùng với đó, Thành phố Vinh đã tập trung đầu tư cho công tác quy
hoạch phát triển kinh tế, xã hội theo từng giai đoạn cụ thể; nhiều công trình, khu vực, lĩnh vực
phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh, kiến trúc đô thị đã được quan tâm
đúng mức nên bộ mặt đô thị của Thành phố có nhiều nét khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng
cao.
Tuy nhiên, để thực sự trở thành Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa khu vực Bắc Trung
Bộ, thành phố Vinh cần phải có thời gian và một lộ trình xây dựng tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ
thuật và văn hóa đủ mạnh, một cơ cấu kinh tế đủ hoàn thiện, có khả năng làm động lực thúc
đẩy, lôi cuốn các địa bàn lân cận phát triển. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, bối cảnh
quốc tế và trong nước chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, nhiều cơ hội mới mở ra, song cũng không
ít những thách thức lớn đối với tương lai phát triển của thành phố. Đặt biệt, thành phố Vinh còn
phải đi đầu trong việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh kế - xã hội đến năm 2020,
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/12/2007 tại Quyết định 197/2007/QĐ-TTg. Vì
vậy, việc xây dựng quy hoạch và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội
Thành phố Vinh đến năm 2020 và những năm tiếp theo là việc làm cần thiết nhằm tiếp tục xác
định những nhiệm vụ phát triển mới cho thành phố, khả năng mở rộng tiềm lực kinh tế cũng
như khả năng đáp ứng vai trò trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.
Để góp phần thực hiện nhiệm vụ nói trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: "Hoàn
thiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh đến năm 2020" làm đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Câu hỏi nghiên cứu ở đây là: Làm thế nào để hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội thành phố Vinh đến năm 2020?
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Có thể nói, công tác quy hoạch đã được triển khai thực hiện ở Việt Nam từ thập kỷ 70
của thế kỷ XX. Tuy vậy thời gian đó, quy hoạch phát triển mang tính độc lập, không nằm trong
sự ràng buộc của quy trình kế hoạch hoá kinh tế quốc dân thống nhất. Khái niệm quy hoạch đặt
ra trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự đối mới quy trình kế
hoạch hoá theo hướng gắn kết một cách logíc giữa các bộ phận cấu thành hệ thống kế hoạch hoá
ở Việt Nam.

Theo cách đặt vấn đề trên, nếu chiến lược phát triển là vạch ra các đường nét hướng cho
sự phát triển trong một thời gian dài thì Quy hoạch phát triển thể hiện tầm nhìn, sự bố trí chiến
lượng về thời gian và không gian lãnh thổ, xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ
động hướng tới mục tiêu đạt hiệu quả cao, phát triển bền vững.
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội là văn bản luận chứng và lựa chọn phương án phát
triển hợp lý, tổ chức kinh tế - xã hội dài hạn (ít nhất là 5 năm) trên không gian lãnh thổ nhất
định.
Theo Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, thì quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
ở Việt Nam bao gồm: quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của cả nước; quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế- xã hội của vùng, vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế- xã hội cấp tỉnh, cấp huyện; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia, cấp tỉnh;
quy hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu cấp quốc gia, cấp tỉnh.
Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu và đề cập đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc
gia, vùng, địa phương như:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Lập kế hoạch có tính chiến lược phát triển kinh tế địa phương”,
Hà Nội, 2007.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, “Sổ tay công tác theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội”, Hà Nội, 2008.
“Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của
Việt Nam)”, Hà Nội, tháng 8 năm 2004.
E. Wayne Nafziger: Kinh tế hoạch của các nước đang phát triển, Nxb. Thống kê, 1998.
Khoa kế hoạch và Phát triển: Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb. Lao động và xã hội,
2005.
Malcolm Gillis và các tác giả: “Kinh tế hoạch của sự phát triển”, Viễn Quản lý kinh tế
Trung ương, 1990.
Ngô Doãn Vịnh: “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội”, NXB. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2004.
Ngô Thắng Lợi, Vũ Cương: “Đổi mới công tác kế hoạch hoá trong tiến trình hội nhập”,

Nxb. Lao động- xã hội, 2007.
Ngô Thắng Lợi: “Kế hoạch hoá phát triển”, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, 2009.
Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi: “Phát triển bề vững ở Việt Nam”, Nxb. Lao
động – xã hội, 2007.
UN-Habitat : “Phát triển kinh tế đại phương thông qua lập kế hoạch chiến lược”, sách
dịch của dự án SLGP.
Ngoài ra, căn cứ các văn bản liên quan đến phê duyệt Thành phố Vinh lên đô thị loại 1
và Đề án phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế - văn hoá vùng Bắc Trung Bộ đến
năm 2020, cụ thể:
- Quyết định số 324/QĐ-TTg ngày 09 tháng 03 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An đến năm 2025.
- Nghị định số 45/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về việc điều
chỉnh địa giới hành chính các huyện: Hưng Nguyên, Nghi Lộc để mở rộng địa giới hành chính
thành phố Vinh; thành lập phường Vinh Tân thuộc thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
- Quyết định số 239/2005/QĐ-TTg ngày 30 tháng 09 năm 2005 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế - văn hoá vùng Bắc
Trung Bộ.
- Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về
công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Nghệ An.
- Thông báo số 404 - TB/TU ngày 12/9/2007 của Tỉnh ủy Nghệ An về ý kiến của Ban
thường vụ Tỉnh ủy về 3 năm thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TƯ của Bộ Chính trị và Quyết
định số 239/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển thành phố Vinh thành trung
tâm kinh tế - văn hóa vùng Bắc Trung Bộ.
- Nghị quyết số 215/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2007 của HĐND tỉnh Nghệ An
về việc thông qua nội dung đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh đến
năm 2025.
- Quyết định số 3588/QĐ-UBND ngày 20/9/2007 của UBND tỉnh Nghệ An về việc phê
duyệt Đề án phát triển thành phố Vinh lên đô thị loại 1.
- Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI, Đảng bộ thành phố Vinh lần
thứ XXI, XXII.

- Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội;
- Quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền trung đến năm
2020;
- Các tài liệu, số liệu thống kê liên quan đến Thành phố Vinh và vùng phụ cận (Nghi
Lộc, Cửa Lò, Hưng Nguyên) và các tài liệu khác
- Báo cáo tổng hợp Đề án Quy hoạch phát triển thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh
tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ
Các văn bản trên là những căn cứ và là cơ sở quan trọng, là những vấn đề lý luận và thực
tiễn sát thực trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh trên nhiều khía cạnh và
lĩnh vực khác nhau, giúp chúng tôi có được những quan điểm, nhận thức chung nhằm kế thừa
trong quá trình thực hiện đề tài. Tuy nhiên, để hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển
thành phố Vinh đến năm 2020 và những năm tiếp theo thì cho đến nay vẫn chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách có hệ thống và quy chuẩn. Điều đó đang đặt ra yêu cầu cho các nhà
nghiên cứu, các nhà hoạch định, kiến trúc, quản lý cần tập trung trí tuệ để tìm ra hướng quy
hoạch phát triển tổng thể kinh tế, xã hội thành phố Vinh trong tương lai và thật sự trở thành
trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ vào năm 2020.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
* Mục tiêu: Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh
thời gian qua; Nghiên cứu thực trạng, xác định các điều kiện và yếu tố tác động đến quá trình
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố Vinh, đề xuất mục tiêu, phương hướng phát
triển các ngành, lĩnh vực và không gian đô thị, các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư từ
nguồn vốn ngân sách Nhà nước (Trung ương và địa phương) và các nguồn vốn khác; kiến nghị
các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển thành phố Vinh
thực sự trở thành trung tâm kinh tế, văn hoá của vùng Bắc Trung Bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của Thành phố, của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung Bộ.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch phát triển KTXH thành phố Vinh hiện nay

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển KTXH thành phố Vinh
đến 2020
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Vinh đến
năm 2020.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Nghiên cứu quá trình triển khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của Thành phố Vinh;
+ Về thời gian: giai đoạn từ 2005 đến nay và giải pháp cho đến năm 2020
+ Giới hạn về nội dung tiếp cận: Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của thành phố Vinh
được nhìn nhận dưới góc độ là một trong những nội dung hàng đầu trong hoạt động quản lý
kinh tế. Không chỉ dừng lại ở khía cạnh quy hoạch kinh tế, đề tài tiếp cận cả khía cạnh kinh tế
xã hội và đặt thành phố Vinh trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ
An, của vùng và cả nước.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học kinh tế,
như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phương pháp thu thập và phân tích tài
liệu; thống kê, mô tả; phân tích, đánh giá, so sánh; quy nạp, diễn dịch để xem xét vấn đề đặt ra.
Sử dụng các phương pháp cụ thể của phương pháp chuyên ngành của hoạch định và quy hoạch
phát triển như: khung logic, khung phân tích SWOT từ đó có sự phân tích và đánh giá công
tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nói chung và Thành phố Vinh nói riêng để
nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, đề tài được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
Chương 2. Thực trạng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh giai đoạn
2005 – 2013
Chương 3: Định hướng, mục tiêu và giải pháp hoàn thiện quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội thành phố đến năm 2020



References
1. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Vinh (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Thành phố khoá XXII, nhiệm kỳ 2005 - 1010.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Vinh (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
Thành phố khoá XXII, nhiệm kỳ 2011 - 1016.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, (2007). Lập ké hoạch có tính chiến lược phát triển kinh tế
địa phương, Hà Nội.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008). Sổ tay công tác theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội
5. Chi cục thống kê Thành phố Vinh (2013), Niên giám thống kê TP. Vinh. Nghệ An
6. Chi cục thống kê TP Vinh (2005-2013), Báo cáo tổng kết hàng năm
7. Cục thống kê Nghệ An (2013), Thống kê tình hình phát triển dân số trong thời gian
qua và trong thời gian tới.
8. E. Wayne Nafziger (1998). Kinh tế hoạch của các nước đang phát triển, Nxb.
Thống kê.
9. Hội đồng Nhân dân thành phố Vinh, Báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của các kỳ
họp từ 2001-2013
10. Khoa Kế hoạch và Phát triển: Giáo trình Kinh tế phát triển, Nxb. Lao động và xã
hội, 2005.
11. Malcolm Gillis và các tác giả, (1990). Kinh tế hoạch của sự phát triển, Viễn Quản
lý kinh tế Trung ương.
12. Ngô Thắng Lợi, Vũ Cương (2007). Đổi mới công tác kế hoạch hoá trong tiến trình
hội nhập. Nxb. Lao động- xã hội.
13. Ngô Thắng Lợi (2009). Kế hoạch hoá phát triển. Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân.
14. Ngô Thắng Lợi (2011). Hoạch định phát triển kinh tế xã hội" Lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật
15. Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi: “Phát triển bề vững ở Việt Nam”, Nxb. Lao
động – xã hội, 2007.

16. Bùi Tam (2008). Cuốn sách "2020 năm Phượng Hoàng Trung Đô - Vinh" , NXB
Nghệ An.
17. Uỷ ban nhân dân tinh Nghệ An (12/2009), Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vinh đến năm 2020.
18. Uỷ ban nhân dân TP. Vinh (2010), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010, phương hướng kế hoạch 2011-2015
19. Uỷ banh nhân dân TP. Vinh, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013 QI/2014
20. UN-Habitat, “Phát triển kinh tế địa phương thông qua lập kế hoạch chiến lược”,
sách dịch của dự án SLGP
21. Ngô Doãn Vịnh (2004). Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, NXB. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
Website:
22. Cổng thông tin điện tử Nghệ an : www.nghean.gov.vn
23. Cổng thông tin điện tử thành phố Vinh: www.vinhcity.gov.vn
24. Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Nghệ An:





×