Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội thành phố vĩnh yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.85 MB, 117 trang )

BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1
UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
BÁO CÁO TỔNG HỢP
QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Vĩnh Yên, Năm 2010
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố
Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Thành phố Vĩnh Yên là thủ phủ của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí là cầu nối
của Thủ đô với vùng Trung du miền núi phía Bắc, gần sân bay Nội Bài và gần
khu du lịch vườn quốc gia Tam Đảo.
Tháng 11 năm 2005, “Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên) giai đoạn 2006-2010 và tầm
nhìn 2020” (gọi tắt là Quy hoạch) đã được xây dựng và được phê duyệt tại
Quyết định số 32/2005/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh
Phúc. Dưới sự lãnh đạo của Thị uỷ và Uỷ ban nhân dân Thành phố, cùng với
sự phấn đấu của toàn dân và sự hỗ trợ của tỉnh Vĩnh Phúc và Trung ương,
Quy hoạch đã được thực hiện và có những kết quả tích cực đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và của tỉnh Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng, khi xây dựng Quy hoạch tại thời
điểm năm 2005, bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến
thuận lợi, nhiều yếu tố tích cực và chưa lường hết các yếu tố đột biến bên
ngoài (khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu xuất phát từ nền kinh tế lớn
nhất thế giới – Hoa Kỳ). Đây là những yếu tố rất bất ngờ, gây ra sự đột biến


tiêu cực, đã ảnh hưởng xấu đến tình hình phát triển kinh tế của toàn cầu, trong
đó có Việt Nam. Do đó sự phát triển kinh tế của các địa phương như thành
phố Vĩnh Yên bị ảnh hưởng đáng kể.
Bên cạnh đó, Quy hoạch năm 2005 mới xác định thời kỳ quy hoạch đến
2015 và có tính đến tầm nhìn 2020 là “ngắn” trong khi các quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), của tỉnh
Vĩnh Phúc và xa hơn là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia được
xây dựng với thời kỳ đến năm 2020 và có tầm nhìn 2045. Vì vậy, Quy hoạch
năm 2005 đã kết thúc vai trò lịch sử của nó và cần thiết phải có một bản Quy
hoạch mới, với thời kỳ quy hoạch dài hạn hơn, có tính đến những yếu tố gây
ra sự đột biến trong thời gian qua để thành phố Vĩnh Yên có được những định
hướng, quyết sách đúng đắn phù hợp với diễn biến thực tế và tiếp tục có
những bước phát triển tốt trong thời gian tới.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế nêu trên và thực hiện Nghị định 92 và
Nghị định 04 của Chính phủ, Uỷ ban nhân dân thành phố Vĩnh Yên chủ trì
cùng phối hợp với các Sở, Ban, ngành đóng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc phối
hợp với Viện Chiến lược Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức
2
nghiên cứu và lập “Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố
Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030".
2. Những nội dung trọng tâm của Quy hoạch
Đề án “Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Vĩnh
Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” tập trung vào những nội dung
chính sau đây:
(1) Đánh giá một cách khách quan và khoa học thực trạng phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên thời kỳ 2006 cho đến nay
Trong đó, tập trung đánh giá các yếu tố nguồn lực chủ chốt phục vụ sự
phát triển của thành phố Vĩnh Yên trong bối cảnh phát triển mới; đồng thời
nhận định những điểm nổi bật trong thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của
thành phố. Từ đó, xây dựng được sự đối sánh với các điểm đô thị khác trong

vùng KTTĐ Bắc Bộ. Bên cạnh đó, Đề án Quy hoạch sẽ tổng kết lại những kết
quả đã thực hiện của thành phố theo Quy hoạch năm 2005.
(2) Đánh giá sự ảnh hưởng từ các bối cảnh bên ngoài tác động trực
tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên
Đề án Quy hoạch tiếp cận theo mô hình ba cấp điểm không gian địa
kinh tế - địa chính trị, nghiên cứu những tác động trực tiếp của khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, của cả nước và của vùng kinh tế trọng điểm đối với
thành phố Vĩnh Yên.
(3) Xác định quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển và định
hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên thời kỳ đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030
Đề án xây dựng một hình ảnh thành phố Vĩnh Yên trong tương lai với
các chức năng và nhiệm vụ mới, có đóng góp lớn hơn cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và của cả vùng KTTĐ Bắc Bộ nói
chung.
(4) Nghiên cứu và xây dựng các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Vĩnh Yên trong giai đoạn mới có tính hiệu lực và hiệu quả cao
nhằm thực hiện các quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề
ra
Do vậy, để bản Quy hoạch mới phủ quát được những vấn đề nêu trên
thì đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch là toàn bộ các hoạt động kinh tế và xã
hội trên toàn địa bàn lãnh thổ của thành phố Vĩnh Yên (bao gồm không chỉ
phần Thành phố được phân cấp quản lý, mà cả cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội
3
của tỉnh và Trung ương đóng trên địa bàn).
3. Vùng dự án
Vùng dự án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố
Vĩnh Yên bao gồm toàn bộ diện tích hành chính của thành phố Vĩnh Yên hiện
nay (gọi tắt là vùng dự án), rộng 50,81 km
2

, bao gồm 7 phường và 2 xã: Tích
Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm, Khai Quang, xã
Định Trung và xã Thanh Trù. Trong trường hợp, thành phố Vĩnh Yên mở
rộng thành thành phố Vĩnh Phúc, thì vùng dự án là khu lõi của thành phố
Vĩnh Phúc, tức là thành phố Vĩnh Yên hiện nay.
Nội dung cơ bản của bản Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
thành phố Vĩnh Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 gồm các phần
chính như sau:
- Phần thứ nhất: Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh
Yên giai đoạn 2006-2010
- Phần thứ hai: Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh
Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Phần thứ ba: Giải pháp thực hiện và kiến nghị.
4
PHẦN THỨ NHẤT
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH
PHỐ VĨNH YÊN GIAI ĐOẠN 2006-2010
I. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CÁC YẾU TỐ ĐIỀU
KIỆN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
1. Vị trí địa lý
Tính đến thời điểm 31/12/2009, lãnh thổ hành chính của thành phố
Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống
Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm, và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh
Trù). Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 50,81 km
2
, chiếm 4,1% diện
tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.
Khu vực các phường xã nằm trong toạ độ địa lý: từ 105
0
32’54” đến

105
o
38’19” kinh độ Đông và từ 21
0
15’19” đến 21
0
20’19” vĩ độ Bắc.
- Phía

Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương.
- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên.
Trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về
hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25
km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách
Tuyên Quang 50 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về
phía Đông Nam.
Lợi thế của Thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là
nơi tập trung các đầu mối giao thông: quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ,
Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai; là cầu nối
giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) với thủ đô Hà Nội; liền
kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng
biển Hải Phòng và trục hành lang kinh tế đường 18 thông với cảng nước sâu
Cái Lân (Quảng Ninh). Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các
tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã đưa
Thành phố xích gần hơn với các trung tâm kinh tế, công nghiệp và những
Thành phố lớn của đất nước như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà
Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc.
Trong những năm qua, vai trò quan trọng của Vĩnh Yên trong vùng
Thủ đô Hà Nội và vùng KTTĐ Bắc Bộ ngày càng được khẳng định. Tuy vậy,

5
để trở thành một điểm “sáng” hơn nữa, Thành phố cần có những quyết sách
mới để đô thị phát triển, một địa bàn chiến lược về kinh tế – xã hội – quốc
phòng – an ninh, đảm bảo một thế trận mới cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước.
2. Đặc điểm địa hình
Thành phố Vĩnh Yên thuộc vùng trung du, có độ cao từ 9-50m so với
mặt nước biển. Khu vực có địa hình thấp nhất là hồ Đầm Vạc. Địa hình có
hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng:
- Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc Thành phố gồm các xã, phường
Định Trung, Khai Quang, độ cao trung bình 260 m so với mặt nước biển, với
nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống
phía Tây Nam.
- Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam Thành phố
gồm các xã, phường: Thanh Trù, Đồng Tâm, Hội Hợp. Đây là khu vực có địa
hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 – 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có
mặt nước lớn.
3. Khí hậu, thủy văn
Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.
Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng và mùa
đông lạnh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình khoảng 24
0
C, mùa hè 29-34
0
C, mùa
đông dưới 18
0
C, có ngày dưới 10

0
C. Nhiệt độ trong năm cao nhất vào tháng 6,
7, 8, chiếm trên 50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập úng
cục bộ tại một số nơi.
- Nắng: Số giờ nắng trung bình 1.630 giờ, số giờ nắng giữa các tháng
lại chênh lệch nhau rất nhiều.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5% và chênh lệch không nhiều qua các
tháng trong năm, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông.
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi từ tháng 4
đến tháng 9. Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau kèm theo
sương muối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Nhìn chung, thời tiết của Thành phố với các đặc điểm khí hậu nóng,
ẩm, lượng bức xạ cao, thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp và sinh hoạt
của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp
6
với điều hiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng
trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao.
Về thủy văn, Thành phố có nhiều hồ ao, trong đó Đầm Vạc rộng 144,52
ha là nguồn dự trữ và điều tiết nước quan trọng. Thành phố Vĩnh Yên nằm ở
lưu vực sông Cà Lồ và sông Phó Đáy, nhưng chỉ có một số con sông nhỏ chảy
qua, mật độ sông ngòi thấp. Khả năng tiêu úng chậm đã gây ngập úng cục bộ
cho các vùng thấp trũng. Về mùa khô, mực nước ở các hồ ao xuống rất thấp,
ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước cho cây trồng và sinh hoạt của nhân
dân.
4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên
4.1. Tài nguyên đất
Đất Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dầy đất pha cát,
lẫn một ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả. Đất đai của Thành phố
được hình thành từ 2 nguồn gốc: Đất thuỷ thành và đất địa thành.
- Căn cứ vào tính chất nông hoá thổ nhưỡng, đất đai Thành phố được

phân chia thành các nhóm chính sau:
+ Đất phù sa không được bồi hàng năm, trung tính, ít chua, có diện tích
không lớn, phân bổ chủ yếu ở Thanh Trù, địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ
hơn 4
0
, đất có thành phần cơ giới trung bình, phù hợp với sản xuất nông
nghiệp, xây dựng thuận lợi.
+ Đất phù sa không được bồi, ngập nước vào mùa mưa: được phân bố ở
địa hình trũng, hàng năm bị ngập nước liên tục, tỷ lệ mùn khá, độ pH từ 4,5 –
6,0. Được sử dụng trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản, phân bố chủ yếu
ở phường Ngô Quyền, Đống Đa. Xây dựng ít thuận lợi.
+ Đất phù sa cũ có sản phẩm Feralit không bạc màu: Đất thường bị
chua hoặc rất chua, phân bố chủ yếu ở Thanh Trù, đất thường xen kẽ với đất
bạc màu nhưng ở địa hình thấp hơn, được phát triển trên nền phù sa cổ. Đất
phù hợp với cây trồng nông nghiệp nhưng cho năng suất thấp.
+ Đất bạc màu trên nền phù sa cũ có sản phẩm Feralit: phân bố hầu hết
ở xã, phường trên địa bàn Thành phố, đất có địa hình dốc, thoải, lượn sóng,
nghèo dinh dưỡng, bề mặt rời rạc, thành phần chủ yếu là cát và cát pha.
+ Đất dốc tụ ven đồi núi: Phân bố chủ yếu ở Liên Bảo, Định Trung
được hình thành ở ven đồi núi thấp, tạo nên những dải ruộng nhỏ, hẹp dạng
bậc thang.
+ Đất cát gió: Có khoảng 95 ha phân bố tập trung ở Định Trung và rải
7
rác ở các xã, phường, được hình thành do ảnh hưởng của sản phẩm dốc tụ ven
đồi núi, thành phần cơ giới chủ yếu là cát, cát pha.
+ Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước: Phân bố ở hầu hết các xã,
phường trong địa bàn. Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nền phiến thạch
Mirca: Đây là loại đất có nhiều tiềm năng cho phát triển nông, lâm nghiệp và
cây công nghiệp. Phân bố tập trung nhiều ở Khai Quang, Liên Bảo. Đất
Feralit xói mòn mạnh, trơ sỏi đá: Phân bố dọc theo tuyến đường sắt, phần lớn

là các dải đồi thoải, độ dốc trung bình từ 15-25
0
.
Nhìn chung, đất Thành phố Vĩnh Yên tương đối thuận lợi cho việc xây
dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố năm 2009 là 5.081,27 ha được
phân loại theo mục đích sử dụng: Đất nông nghiệp 46,36%, đất phi nông
nghiệp 53,23%.
Bảng 01. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên
Mã số Chỉ tiêu
01/01/2009
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Tổng số 5.081,27 100,00
1 Đất nông nghiệp 2.355,55 46,36
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 2.042,47 40,20
1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.766,11 34,76
1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.502,44 29,57
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 263,67 5,19
1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 276,36 5,44
1.2 Đất lâm nghiệp 150,15 2,95
1.2.1 Đất rừng sản xuất 98,8 1,94
1.2.2 Đất rừng phòng hộ 51,35 1,01
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 153,13 3,01
1.5 Đất nông nghiệp khác 9,8 0,19
2 Đất phi nông nghiệp 2.654,19 52,23
2.1 Đất ở 729,52 14,36
2.1.1 Đất ở tại nông thôn 150,95 2,97
2.1.2 Đất ở tại đô thị 578,57 11,39
2.2 Đất chuyên dùng 1.614,01 31,76
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 73,92 1,45

2.2.2 Đất quốc phòng 245,88 4,84
2.2.3 Đất an ninh 18,9 0,37
8
Mã số Chỉ tiêu
01/01/2009
Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
2.2.4 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 467,43 9,20
2.2.5 Đất có mục đích công cộng 807,88 15,90
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 15,71 0,31
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 73,03 1,44
2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 220,37 4,34
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 1,55 0,03
3 Đất chưa sử dụng 71,53 1,41
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 48,55 0,96
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 22,98 0,45
Nguồn: Biểu số 09-TKĐĐ. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Như vậy, tuy là địa bàn Thành phố nhưng diện tích đất sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ lệ lớn (40,2%, chủ yếu là đất trồng cây hàng năm). Toàn bộ
đất đai đã được khai thác, sử dụng, không còn quỹ đất chưa sử dụng.
4.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của Thành phố gồm nguồn nước mặt và nước ngầm.
- Nước mặt chủ yếu của thành phố Vĩnh Yên là lưu vực sông Cà Lồ và
Đầm Vạc. Đây là các thủy vực quan trọng cung cấp nước cho sản xuất, nuôi
trồng thủy sản, đồng thời cũng là nơi thu nhận nước thải từ các hoạt động sản
xuất kinh doanh, thương mại và sinh hoạt.
Nguồn nước mặt chủ yếu được khai thác, sử dụng từ các sông, đầm, ao,
hồ có trên địa bàn và nước mưa. Trữ lượng nước mặt của Thành phố khá dồi
dào, chất lượng nước nhìn chung còn tốt, đang được khai thác cho sinh hoạt
của nhân dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở một số khu vực, nhất là
khu đô thị, khu dân cư nông thôn đã bị nhiễm bẩn do chịu ảnh hưởng của chất

thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, sử dụng thuốc trừ sâu, phân hoá học.
- Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, chất lượng không cao, có
thể khai thác lớn hơn khá nhiều mức công suất hiện nay (16.000 m
3
/ngày
đêm), tuy nhiên để cung cấp cho sinh hoạt cần có trình độ công nghệ tiên tiến
và mức kinh phí lớn do vậy không được khuyến khích khai thác quá lớn so
mức hiện tại.
4.3. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên ít về chủng loại, nhỏ về
trữ lượng, nghèo về hàm lượng. Nhóm khoáng sản phi kim, chủ yếu là cao
lanh. Mỏ cao lanh giàu nhôm có trữ lượng lớn, khoảng 7 triệu tấn và chất
9
lượng cao ở Định Trung, không có khả năng khai thác kinh tế.
5. Môi trường
5.1. Môi trường văn hóa, nhân văn
Thành phố Vĩnh Yên nằm trong vùng đất cổ xưa, có truyền thống lịch
sử, văn hoá lâu đời. Thời các vua Hùng, Vĩnh Yên thuộc bộ Văn Lang. Đến
đời nhà Trần thuộc châu Tam Đới, lộ Đông Đô. Vào cuối thời kỳ hậu Lê, đầu
đời Nguyễn, Vĩnh Yên thuộc phủ Đoan Hùng trấn Sơn Tây. Từ đó qua nhiều
lần tách nhập, mở rộng đến ngày 01/01/1997, Thành phố Vĩnh Yên được xác
định trở lại là Thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc. Hiện nay, dân số thường
trú hơn 100 ngàn người, chủ yếu là dân tộc Kinh. Lịch sử ngàn năm dựng
nước và giữ nước đã hun đúc nên ý chí quật cường, tinh thần đấu tranh anh
dũng chống giặc ngoại xâm của người dân Vĩnh Yên. Trong các cuộc chiến
tranh giữ nước đã xuất hiện nhiều tấm gương anh hùng. Trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Thành phố đã đóng góp nhiều của
cải và xương máu cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc và trong
công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng quê hương giàu đẹp, nhân dân Vĩnh
Yên luôn phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo.

Hình 1. Sơ đồ một số công trình di tích lịch sử văn hóa
Nguồn: Quy hoạch chung thành phố Vĩnh Phúc đến 2030
Mặc dù trải qua nhiều thời kỳ chiến tranh tàn phá, cho đến nay, vùng
đất Vĩnh Yên vẫn còn nhiều công trình văn hoá có giá trị lớn như: chùa Tích,
10
chùa Cói, đình Đông Đạo, chùa Hà Tiên, chùa Phú…với những đường nét
tinh xảo kiến trúc cổ xưa mang đậm dấu ấn các thời kỳ lịch sử. Hoà quyện với
các giá trị văn hoá hiện vật là các lễ hội truyền thống và các loại hình văn hoá
dân gian đặc trưng như lễ hội đình Cả, tứ thú Nhân Lương, lễ hội móc khuỷ ở
Khai Quang, lễ hội giết trâu ở Thanh Trù
Hiện nay người dân đi lễ đến các đền, chùa ngày càng gia tăng. Vào
các ngày rằm, mồng một ở một số chùa bị quá tải; hiện tượng cúng lễ, đốt
vàng mã gây mất mỹ quan và thiếu đi nét đẹp ý nghĩa truyền thống, vì vậy
cần có một số quy định để đảm bảo trật tự và văn minh.
5.2. Môi trường đất
Theo đánh giá của Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường – Sở
tài nguyên môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, cho thấy các chất vi lượng như As, Cu,
Pb, Zn đều nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn đất trồng lúa. Hiện
nay chất lượng đất bị ảnh hưởng nhẹ từ các hoạt động sản xuất công nghiệp,
nông nghiệp, khai khoáng và hoạt động sinh hoạt của người dân. Năm 2007,
dư lượng thuốc BVTV tại khu vực trồng lứa thành phố Vĩnh Yên là 1,76.10-
3mg/kg, năm 2008 tăng lên 1,84.10-3mg/kg. Một số kim loại nặng như Cu,
Pb năm 2007 nằm trong khoảng 0,3-0,5 mg/kg, tăng lên 0,3-0,54.10-3mg/kg.
Nhóm vật liệu xây dựng có đất sét, đá xây dựng, cuội cát sỏi. Mỏ đất
sét Đầm Vạc là mỏ đất sét lớn.
5.3. Môi trường không khí
Thành phố Vĩnh Yên có mật độ dân số cao, kinh tế phát triển với nhiều
hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ
thương mại, xây dựng kết cấu hạ tầng, hoạt động giao thông tấp lập Song,
môi trường không khí trong lành, nhiều chỉ tiêu về môi trường không khí còn

thấp hơn so với ngưỡng quy định của Nhà nước.
Hoạt động gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là giao thông,
xây dựng, và sản xuất công nghiệp.
Bảng 02. Chỉ tiêu về chất lượng môi trường không khí
Đơn vị K1 K2 K3 K4 TCVN 5949
Bụi Mg/m
3
0,12 0,29 0,19 0,34 0,3
NO
2
Mg/m
3
0,019 0,027 0,023 0,017 0,2
CO Mg/m
3
4,9 5,6 5,1 4,3 30
Tiếng ồn dBA 57 73,8 62,4 75,8 75
Nguồn: QH chung XD đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm
2050. Trang 7-5.
11
- Giao thông, vận tải gây ra ô nhiễm các chất độc hại như bụi, thải khí
oxit cacbon (CO), hơi xăng dầu và tiếng ồn Về ban đêm thành phố Vĩnh Yên
còn bị ảnh hưởng về độ rung và tiếng ồn do đường sắt đi qua tạo ra.
- Hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng, san nền, vận chuyển vật liệu xây
dựng, hoạt động xây dựng.
Số liệu của 4 điểm quan trắc cho thấy, nồng độ bụi trong không khí
điểm quan trắc thứ 4 (K4) vượt tiêu chuẩn cho phép 1,36 lần. Các thông số
khác như NO2, CO nằm trong giới hạn cho phép.
Ở Khu công nghiệp Khai Quang, nồng độ bụi lơ lửng so với tiêu chuẩn
cho phép gấp 1,23 lần, tiếng ồn bằng tiêu chuẩn cho phép (63,3-76 dBA).

Hình 2. Sơ đồ quan trắc môi trường
Nguồn: Trung tâm môi trường – Sở môi trường Vĩnh Phúc
5.4. Môi trường nước
* Môi trường nước mặt:
Nước mặt của thành phố Vĩnh Yên, tập trung chủ yếu ở hồ Đầm Vạc và
lưu vực sông Cà Lồ.
- Đầm Vạc: Theo số liệu quan trắc của Trung tâm tài nguyên và Bảo vệ
môi trường – Sở Tài nguyên môi trường Vĩnh Phúc năm 2008, cho thấy các
12
mẫu nước đều đã bị ô nhiễm, nhiều chỉ tiêu đã bị ô nhiễm gấp 1,15-5 lần so
với tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 5942-1995. Nguyên nhân là do nhiều
nguồn nước thải chưa qua xử lý đổ thẳng vào Đầm Vạc.
- Sông Cà Lồ: Ngoài Đầm Vạc, nước sông Cà Lồ cũng đang có dấu
hiệu ô nhiễm cao, do tiếp nhận toàn bộ nước thải từ các khu công nghiệp, cụm
công nghiệp. Chỉ tiêu về chất lượng nước mặt được trình bày trong bảng 03.
Bảng 03. Chỉ tiêu chất lượng nước mặt thành phố Vĩnh Yên
M1 M2 M3 M4 M5 M6 M7 M8
TCVN
5942
-1995(B)
BOD5 57,9 41,3 58,54 35,47 69,68 49,35 41,41 35,52 <25
COD 93,5 83,6 92,92 73,99 100,4 104,9 78,17 69,43 <25
TSS 68 117 59 116 31 108 43 128 80
NO2 0,04 0,02 0,105 0,067 0,041 0,022 0,174 0,047 0,05
NH4+ 2,17 1,33 2,486 1,743 2,658 1,679 3,13 1,892 1
Colìorm (MPN
/ 100 ml)
6.700 5.200 7.900 6.300 7.000 6.300 12.000 6.800 10.000
Nguồn: TT tài nguyên và Bảo vệ MT – Sở Tài nguyên MT Vĩnh Phúc năm 2008.
Hình 3. Sơ đồ quan trắc nước mặt


Nguồn: QH chung XD đô thị tỉnh Vĩnh Phúc đến 2030
* Nước ngầm: Theo số liệu quan trắc của Trung tâm tài nguyên và Bảo
13
vệ môi trường – Sở Tài nguyên môi trường Vĩnh Phúc năm 2008 cho thấy có
hiện tượng sụt giảm mực nước ngầm trung bình trong giai đoạn 2000-2009 hạ
thấp khoảng 0,13m/năm. Nồng độ Pb trong nước giếng dân cư phường Khai
Quang vượt TCCP 1,06 lần, phường Liên Bảo vượt 1,14 lần. Các kim loại
nặng khác như As, Cd, Hg, Mn, Zn tại các vị trí quan sát đều nằm trong giới
hạn cho phép.
* Nước thải bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải khác:
a) Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư tập trung, khu đô thị mới
chỉ qua xử lý sơ bộ bằng các bể ở từng hộ gia đình, sau đó đổ trực tiếp ra hồ,
mà không qua xử lý tập trung trước khi xả thải. Tại các điểm quan trắc gần
khu vực bệnh viện quân y 109, cho thấy mức độ ô nhiễm khá cao. Mẫu nước
Đầm Vạc có BOD5 vượt từ 2,3-2,5 lần TCCP, do khu vực này là nơi tiếp
nhận nước thải từ Bệnh viện quân y 109.
b) Nước thải khác được quan tâm trong bản quy hoạch này là nước thải
y tế từ các bệnh viện và các cơ sở y tế có các thông số ô nhiễm vượt quá giới
hạn cho phép từ 1-12 lần
1
.
5.5. Xử lý chất thải
Trong những năm gần đây, chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt và
việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu trong nông nghiệp không đúng quy
định, quy phạm nên đã gây ô nhiễm môi trường cục bộ trong một số khu vực.
Thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên hiện đang gặp nhiều khó khăn.
Thành phố có 1 bãi rác thải thuộc khu vực chân núi Mạ (thuộc khu
công nghiệp Khai Quang) rộng 3 ha. Lưu lượng chất thải thông thường

khoảng 100 tấn rác /ngày, đã được xử lý ngay.
Tại khu công nghiệp Khai Quang có bãi côn lấp chất thải rắn tạm thời
rộng khoảng 5 ha, lượng rác thải xử lý trung bình / ngày khoảng 195m
3
, do
Công ty môi trường Vĩnh Yên vận hành.
Rác thải bệnh viện được xử lý bằng lò đốt, đảm bảo vệ sinh môi
trường.
Chất lượng nước Đầm Vạc tại thành phố Vĩnh Yên xuống cấp theo
từng năm, hiện nay tỷ lệ BOD khoảng 25ppm.
Trong thành phố Vĩnh Yên chưa có quy hoạch xử lý rác đồng bộ, chưa
1
Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đén năm 2050
14
xây dựng các cơ sở chôn lấp cũng như trạm xử lý đốt rác đúng quy cách
2
.
5.6. Các chỉ tiêu môi trường đô thị khác
* Cây xanh đô thị:
Diện tích cây xanh thành phố Vĩnh Yên hiện nay có khoảng 47,34 ha,
bình quân đạt 4,8 m
2
/người (với dân số nội thị năm 2010 là 110,58 ngàn
người), thấp hơn so với tiêu chuẩn cây xanh của một đô thị loại III.
Cây xanh được trồng trong công viên và dọc theo các tuyến phố. Theo
đánh giá của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng công trình và quy hoạch đô thị
Việt Nam, đến nay thành phố Vĩnh Yên chưa có công viên theo đúng nghĩa
của nó. Bởi vì, các khu cây xanh thuộc loại đẹp trong thành phố như khu cây
xanh tập trung kết hợp với mặt nước tại hồ Bảo Sơn, hồ Khai Quang và đài
tưởng niệm, nhưng mới chỉ có giá trị về cải tạo môi trường vi khí hậu, chưa

có đóng góp nhiều về cảnh quan.
Công ty Môi trường và Đô thị Vĩnh Yên quản lý các vườn hoa có diện
tích nhỏ, chỉ vào khoảng 0,1-0,5 ha, nằm ở các góc phố, các đảo giao thông
hoặc trong khu dân cư. Cây xanh dạng bể cảnh, vòi phun, ghế đá, đèn trang
trí mới được đầu tư nhân dịp kỷ niệm 110 năm thành lập thành phố Vĩnh
Yên.
Một số tuyến phố đã có đã có xây xanh trên hè đường và cây hoa dọc
theo dải phân cánh giữa đường dạng bulva, như đường Hai Bà Trưng, Nguyễn
Trãi, tuyến hướng tâm Trần Phú, Kim Ngọc, tuyến vành đai Nguyễn Tất
Thành. Song nhìn chung, cây xanh đường phố chưa liên tục, mật độ trồng
không đều, chúng loại cây đơn điệu, một số loại được đánh giá là chưa phù
hợp. Nhiều cây mới trồng, chưa đảm bảo che phủ bóng mát. Nhiều cây phát
triển lệch tán, dáng xấu, hoặc có biểu hiện sâu bệnh. Loại cây trồng phổ biến
nhất là Bàng, Sấu, Phượng, Hoa sữa. Những cây xanh được trồng nhiều ở các
thành phố khác như Bằng Lăng, Xà Cừ, Muồng ít thấy ở Vĩnh Yên.
Trong khuôn viên nhiều cơ quan tổ chức có cây xanh được trồng với
mật độ cao và tương đối tốt, điển hình như khu Đồi tỉnh ủy, bảo tàng, đài phát
thanh truyền hình, khu trung tâm Hội nghị Tuy vậy, cây xanh trồng trong
các khu công nghiệp làm hàng rào cách lý chưa đẹp, gây mất mỹ quan.
* Chiếu sáng đô thị do Công ty Môi trường và Đô thị quản lý khá chặt
chẽ, từng tuyến đường đều sổ sách theo dõi đến từng cột điện, bóng đèn, tiêu
chuẩn chiếu sáng. Đến nay, 100% các tuyến đường chính đã được duy trì
2
Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đén năm 2050. Trang 6-54.
15
chiếu sáng. Tính chung cả thành phố có khoảng 50% các ngõ nhỏ (trên 3 m)
được chiếu sáng. Trong đó, khu vực nội thị có khoảng 80% ngõ được chiếu
sáng. Riêng khu vực Hội Hợp, Thanh Trù, Định Trung còn chưa được chiếu
sáng.
Theo đánh giá theo 3 cấp: đẹp, trung bình và xấu, thì thẩm mỹ của đèn

chiếu sáng thuộc loại trung bình, vì có nhiều hệ thống chiếu sáng đã quá cũ.
Còn một số khu vực mới xây dựng thuộc loại đẹp. Riêng điện trang trí thuộc
loại tương đối đẹp.
* Bảo tồn kiến trúc cổ: Bảo vệ kiến trúc cổ và tăng cường kiến trúc đô
thị hiện đại: Thành phố Vĩnh Yên có nhiều di tích lịch sử được xếp hạng.
Song, quỹ đất xây dựng thành phố ngày càng giảm, vì vậy bảo vệ các kiến
trúc cổ, các di tích văn hóa là một trong những nhiệm vụ cần được sự quan
tâm của lãnh đạo thành phố.
* Về quản lý đô thị và vệ sinh môi trường: Thường xuyên tiến hành
kiểm tra việc đảm bảo trật tự đô thị như xây dựng nhà ở tư nhân, xử lý vi
phạm hành lang an toàn giao thông đã góp phần hạn chế các hiện tượng vi
phạm, đảm bảo từng bước đưa công tác quản lý và giữ gìn trật tự đô thị có
hiệu quả. Công tác vệ sinh môi trường như thu gom rác, vệ sinh khơi thông
thoát nước, quản lý cây xanh được quan tâm chỉ đạo và thực hiện có kết quả,
từng bước đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp.
* Về nghĩa trang, nghĩa địa: Theo đánh giá của Công ty Môi trường và
Dịch vụ Đô thị Vĩnh Yên, một số nghĩa địa đã sử dụng hết diện tích chuẩn bị
đóng cửa, và đã đề xuất lên UBND Thành phố cho chủ trương để có đất làm
nghĩa địa.
6. Dân số
Cũng như nhiều thành phố khác, thực tế cho thấy, dân cư thực sống
trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên không chỉ có số nhân khẩu thường trú mà
còn bao gồm một bộ phận khá lớn lực lượng lao động từ các vùng khác đến
sinh sống và làm việc. Họ đã góp phần tạo ra giá trị gia tăng cho Thành phố,
nên khi tính số lượng dân cư thực sống trên địa bàn, cần thiết phải tính tới cả
số người không có hộ khẩu thường trú.
Theo số liệu thống kê của tỉnh Vĩnh Phúc, dân số trung bình năm 2009
là 94.883 người. Theo ước tính của chính quyền thành phố, tính cả dân số
không thường trú tại Thành phố, thì tổng số dân số sử dụng kết cấu hạ tầng
thành phố, khoảng 104,52 ngàn người.

Năm 2009, mật độ dân số thành phố Vĩnh Yên là 1867 người / km
2
, gấp
16
gần 2,3 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh (814 người/km
2
). Nếu tính cả
số dân không thường trú, thì mật độ dân số lên tới khoảng 2.057 người/km
2
,
gấp 2,53 lần so với mật độ dân số của toàn tỉnh.
Bảng 04. Dân số và cơ cấu dân số 2006-2009
Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010F
Dân số trung bình Người 92999 93616 94010 94883 95519
- Nam " 46217 46509 46543 46976 47232
- Nữ " 46782 47107 47467 47907 48287
- Thành thị " 71269 71948 79258 79961 82321
- Nông thôn " 21730 21668 14752 14922 13198
- % thành thị % 76.6 76.9 84.3 84.3 86.2
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009, tr. 29-33
Hình 4. Dân số trung bình và tốc độ tăng của thành phố Vĩnh Yên
Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009, trang 29
Theo Báo cáo của Dự án Điều tra cơ bản kinh tế – xã hội – môi trường,
xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quy hoạch phát triển bền vững vùng KTTĐ
Bắc Bộ
3
năm 2009, ngành nghề của các thành viên hộ gia đình làm dịch vụ
buôn bán là lớn nhất.
Bảng 05. Ngành nghề của các thành viên hộ gia đình
3

Viện khoa học xã hội Việt Nam
17
Khu vực đang làm việc Giới tính (%) Trung bình
(%)
Nam Nữ
Nông nghiệp 10,5 15,1 12,8
Buôn bán 16,2 19,8 18,0
Công nhân 12,7 10,2 11,4
Thợ thủ công 0,9 0,5 0,7
Công chức 8,7 8,7 8,7
Bộ đội, hoặc công an 2,0 0,4 4,8
Làm thuê (không cố định) 6,6 3,4 5,0
Học sinh 27,7 25,9 26,8
Nội trợ 1,7 4,1 2,9
Nghỉ hưu, mất sức 8,3 6,9 7,6
Không có việc làm 0,9 0,7 0,8
Tàn tật, mất sức 0,8 1,0 0,9
Khác 0,2 0,1 0,15
Tổng số 50,5 49,5 100,0
Nguồn: Điều tra cơ bản kinh tế - xã hội – môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu phục
vụ quy hoạch phát triển bền vững vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, năm 2009. Viện
khoa học xã hội Việt Nam.
* Nguồn nhân lực:
Theo số thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, dân số trong độ tuổi lao động năm
2009 có 61,8 nghìn người, chiếm 65,2% tổng dân số. Trong đó, lao động khu
vực nông - lâm - ngư nghiệp là chiếm 17,2%, khu vực công nghiệp + xây
dựng chiếm 40,1%, khu vực dịch vụ chiếm 42,7%. Trên thực tế, số lượng lao
động làm nông nghiệp giảm mạnh, do quá trình đô thị hóa đang diễn ra rất
nhanh. Hiện nay, Thành phố còn 2 xã nông nghiệp, song đã có kế hoạch
chuyển đất nông nghiệp sang đất xây dựng. Nhiều người nông dân hiện chưa

chuyển đổi được ngành nghề mới một cách ổn định nhưng họ cũng không còn
là những người làm nông nghiệp theo đúng nghĩa, vì thế, số liệu về lao động
nông nghiệp nêu trên chỉ là số tương đối và mang tính thời điểm.
Chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố từng bước được nâng lên,
do đòi hỏi của quá trình phát triển. Trong tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên
đang hoạt động kinh tế, lao động có trình độ chuyên môn trở lên chiếm
21,2%, Sơ cấp và trung cấp nghề chiếm 10,4%. Đây là một lợi thế to lớn của
Thành phố trong quá trình phát triển. Tuy vậy, số lao động chưa được đào tạo
chuyên môn kỹ thuật còn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 68,4%
4
.
4
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, 2009. Bảng 38, tr. 57
18
Với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng phát triển các ngành rõ rệt và là
một trong những địa bàn tập trung các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của cả
vùng, trong các giai đoạn phát triển sắp tới, chất lượng lao động của Vĩnh
Yên chắc chắn sẽ tiếp tục được nâng lên, sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công
cuộc xây dựng và phát triển Vĩnh Yên trong thời kỳ quy hoạch.
Bảng 06. Dịch chuyển cơ cấu lao động
2005 2009 2010KH
Tăng (giảm) 2010
so với 2005
Cơ cấu LĐ (%) 100,0 100 100,
0
- Khu vực NN (%)
32,4
17,2
17,0
5

-15,4
- Khu vực CN (%)
31,5
40,3*
35,9 2,4
- Khu vực DV (%)
36,1
42,5
47,1 11,0
Nguồn: Phòng thống kê thành phố. * Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2009, tr.
57 và tr. 175.
Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động
khu vực phi nông nghiệp, từ 67,6% năm 2005 lên 82,8% năm 2009. Theo xu
thế đã được hình thành trong quá khứ, dự kiến tỷ trọng lao động phi nông
nghiệp chiếm khoảng 83%. Mức độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp hàng
năm đặt 3,08%/năm, thuộc loại giảm nhanh so với trung bình cả nước
(1%/năm).
* Dự báo dân số
Dự báo tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 1,14% năm 2010 xuống 0,99% năm
2020. Giảm tỷ lệ tăng tự nhiên trung bình 0,015%/năm.
Nhận xét chung: Nhịp độ tăng dân số giảm dần như xu thế chung của
cả tỉnh và cả nước. Để giảm được tỷ lệ tăng tự nhiên cần đẩy mạnh công tác
Kế hoạch hoá gia đình, đảm bảo giảm số con / phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Bảng 07. Dự báo dân số đến năm 2030
2010 2015 2020 2025 2030
Tổng số dân (1000 người) 104,52* 118,04 132,44 142,42 152,95
Tăng tự nhiên (1000 người) 95,52** 101,04 106,44 111,42 115,95
Tỷ lệ dân thành thị (%) 86,18 89,23 92,28 95,34 98,39
Dân số chia theo nhóm tuổi:
0-4 (1000 người) 9,31 8,59 8,12 7,55 7,09

5-14 (1000 người) 18,26 17,16 16,28 15,38 14,58
15-49 (1000 người) 56,87 56,39 55,4 54,33 52,8
15-64 (1000 người) 67,1 69,1 69,84 69,88 69,34
5
Dự báo năm 2010, sản xuất CN giảm, lao động quay về nông thôn, nên lao động có thể lớn hơn.
19
2010 2015 2020 2025 2030
Tổng tỷ suất sinh (lần sinh) 2,17 2,13 2,09 2,05 2,0
Nguồn: * Ước tính của thành phố. ** Dự án ước tính (phương pháp lũy kế)
II. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH VÀ CÁC LĨNH VỰC
1. Đánh giá tổng quát về thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
Những thay đổi về bối cảnh quốc tế và khu vực thời kỳ 5 năm 2006-
2010 đã có những tác động không thuận tới việc thực hiện các mục tiêu tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc và
thành phố Vình Yên nói riêng.
Nếu như năm 2006 là năm tăng trưởng kinh tế cả nước và các địa
phương với kết quả ấn tượng, cao hơn hẳn năm 2005 thì năm 2007 tăng
trưởng bắt đầu giảm nhẹ, một phần do nền kinh tế Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng nợ tín dụng dưới chuẩn. Tình hình trở nên xấu hơn
trong năm 2008 và tiếp tục diễn biến với chiều hướng phức tạp khó lường
trong năm 2009 với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trước những diễn
biến phức tạp trên thị trường tài chính, tiền tệ, giá xăng dầu, giá vàng, giá
nguyên liệu đầu vào, tỷ giá, lãi suất các vấn đề mang tính toàn cầu như dịch
bệnh, ô nhiễm môi trường, khan hiếm các nguồn nguyên vật liệu, biến đổi khí
hậu khoảng cách giàu nghèo sẽ tác động mạnh và đa chiều tới phát triển
kinh tế - xã hội. Dự báo năm 2010, những nhân tố trên tiếp tục là trở ngại
chính tới tăng trưởng kinh tế - xã hội cả nước nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc và
thành phố Vĩnh Yên nói riêng.
Trong bối cảnh đó, Thường vụ thành ủy, UBND thành phố được sự chỉ
đạo sát sao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, động viên sức mạnh toàn

dân, chỉ đạo các phòng ngành, các phường, xã trong thành phố nhằm huy
động tối đa nguồn lực, triển khai nhiều giải pháp, biện pháp với phương châm
chỉ đạo là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao chất lượng
tăng trưởng một cách hiệu quả, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực. Khu vực sản xuất công nghiệp và xây dựng duy trì ở tốc độ khá
cao, nhất là khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh.
Lĩnh vực thương mại du lịch có bước phát triển khá. Sản xuất nông nghiệp có
nhiều tiến bộ, cơ cấu chuyển dịch theo hướng thị trường; thu ngân sách trên
địa bàn đạt cao. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng được triển khai tích
cực, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và cho
các dự án đầu tư, thu hút vốn đầu tư trên địa bàn đạt kết quả cao. Chất lượng
các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hoá - xã hội tiếp tục được nâng cao; Công
tác quản lý khoa học công nghệ được đổi mới từ khâu xây dựng kế hoạch,
20
triển khai và tuyển chọn đơn vị, cá nhân thực hiện đề tài, dự án; các chính
sách xã hội được thực hiện có hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo giảm, công tác giải
quyết việc làm đạt kết quả khá; đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt;
tình hình an ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhờ
vậy, đã tạo ra thế và lực mới cho thành phố vượt qua thử thách, từng bước
vươn lên đạt được thành tựu quan trọng về nhiều mặt, tạo tiền đề cơ bản cho
phát triển kinh tế - xã hội Thành phố trong những năm tới.
- Tỉnh và Thành phố Vĩnh Yên đã có những cơ chế, chính sách thuận
lợi, thông thoáng trong việc thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đồng
thời Tỉnh có những ưu tiên đầu tư cho Vĩnh Yên phát triển một số lĩnh vực,
nhất là phát triển các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng.
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND và UBND Thành phố đã
có nhiều đổi mới trong phương thức lãnh đạo điều hành, bám sát mục tiêu
nhiệm vụ để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Các cấp, các ngành nỗ lực phấn đấu,
khắc phục khó khăn cùng với sự vào cuộc của các thành phần kinh tế đã tạo
nên sức mạnh tổng hợp, góp phần đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế, cải

thiện đời sống nhân dân.
Sau đây là những kết quả cụ thể của tình hình phát triển kinh tế xã hội
của Thành phố thời kỳ 2006 - 2010.
Bảng 08. Thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010
2005 2009
2010
Tăng bq
2006-2010
% so
với
QH KH
A B C D E F G
1. GTSX, giá 94, tỷ đ. 2681 6097 8324 7446 22,7 89,5
- Nông nghiệp 79 96 98 98 4,4 100,5
- Công nghiệp + XD 2020 4662 6181 5543 22,37 84,2
- Dịch vụ 582 1339 2045 1805 25,4 88,3
2. GTSX giá thực tế, tỷ đ. 4142 - 14553
Cơ cấu (%) 100 - 100
- Nông nghiệp 2,74 - 1,59 -0,12*
- Công nghiệp + XD 73,85 - 74,37 0,09*
- Dịch vụ 23,41 - 26,04 0,02*
3. LĐ (%) 100 100 100,0 - -
- Nông nghiệp 25,1 - 17,0 -1,62* -
- Công nghiệp + XD 35 - 35,9 0,18* -
- Dịch vụ 39,9 - 47,1 1,44* -
4. GTGT / người
(tr. đ. Giá thực tế)
18,2 52,46 6,85* 74
5. Tổng vốn đầu tư xã hội 1700 2861 232,2* -
21

2005 2009
2010
Tăng bq
2006-2010
% so
với
QH KH
(tỷ đồng)
Nguồn: Đề án tính toán từ báo cáo của thành phố. G = 100*(F/D). *F = (E-C)/5
Bảng 8 cho thấy, trong giai đoạn 2006-2010 hai quá trình dịch chuyển cơ cấu
cơ bản để chuyển từ vùng đang phát triển trở thành vùng phát triển đã diễn ra trên
địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Thứ nhất là dịch chuyển lao động từ khu vực nông
nghiệp có năng suất lao động thấp sang khu vực phi nông nghiệp có năng suất lao
động cao. Tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp giảm trung bình 1,62%/năm
trong giai đoạn 2006-2010. Thứ hai, trong cùng giai đoạn, tỷ trọng GTSX khu vực
nông nghiệp giảm trung bình 0,12%/năm, tỷ trọng GTGT sản xuất phi nông nghiệp
tăng 0,12%/năm.
Tuy vậy, một số chỉ tiêu đạt được còn thấp hơn so với quy hoạch: Tính theo
giá 94, giá trị sản xuất công nghiệp + xây dựng bằng 84,2%, dịch vụ bằng 88,3%,
GTGT bình quân đầu người bằng 74% so với quy hoạch 2010.
1.1. Một số chỉ tiêu tổng hợp
Về giá trị sản xuất:
Giá trị sản xuất trên địa bàn Thành phố năm 2010 ước đạt 7446,4 tỷ
đồng tính theo giá cố định năm 1994, gấp 2,8 lần năm 2005 và bằng 1,6%
GTSX toàn tỉnh.
Bảng 09. Giá trị sản xuất và tăng trưởng giá trị sản xuất
Đơn vị: tỷ đồng, giá so sánh 1994
Chỉ tiêu 2000 2005
Ước
2009

KH 2010
Tăng tb
2006-
2010 (%)
So với
2005
(lần)
1. GTSX 562 2680,9 6098 7446,4 22,67 2,8
% so với tỉnh 11,1 13,9 14,8 16,0
2. GTGT 298 923 1944 2485 21,89 2,7
% so với tỉnh 9,8 16,4 19 21,6
Nguồn: Số liệu của Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc và Phòng Thống kê Thành phố
Tốc độ tăng GTSX nhanh, bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt gần
22,67%/năm, nhờ áp dụng các chính sách đúng đắn trong cải thiện môi trường
đầu tư, thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài đầu tư vào Thành phố.
Về giá trị gia tăng (GTGT): Giá trị gia tăng năm 2010 ước đạt 2.485 tỷ
đồng, gấp 2,7 lần năm 2005 và bằng 21,6% GTGT toàn tỉnh. Trong giai đoạn
22
2006-2010, tốc độ tăng GTGT đạt 21,9%, thấp hơn tốc độ tăng GTSX, do chi
phí sản xuất tăng, giảm hiệu suất sản xuất.
Bảng 10. Đóng góp
6
của các ngành vào tăng GTSX và GTGT

Đóng góp vào GTSX (%) Đóng góp vào GTGT (%)
2001 2005 2009
KH
2010
2001 2005 2009
KH

2010
Tổng số 14 31,4 17,87 22,11 12,8 14,1 17,31 27,84
Nông nghiệp
5 0,3 0,05 0,03 7,4 0,1 0,05 0,12
Công nghiệp +XD
9,4 22,4 12,39 14,44 5,7 6 7,85 12,0
Dịch vụ
-0,4 8,6 5,43 7,64 -0,3 8 9,41 15,72
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Vĩnh Yên.
Tăng nhanh GTSX và GTGT là do đóng góp lớn của ngành công nghiệp
và dịch vụ. Bảng 10 cho thấy, tính tại thời điểm năm đầu giai đoạn (2005) và
năm cuối (2010), mức đóng góp vào sự tăng trưởng GTSX của các khối ngành
có sự thay đổi khá nhiều. Vào năm 2005, khu vực công nghiệp và xây dựng
đóng góp 22,4 điểm % vào tổng số 31,4 điểm % tăng trưởng GTSX nói chung
(chiếm 71%), thì đến năm 2010, mức đóng góp vào khu vực này là 14,4 điểm %
trong tổng số 22,12 điểm %, tương đương với 65,% tổng mức tăng trưởng
GTSX.
Bảng 11. GTGT trên địa bàn Thành phố Vĩnh Yên bình quân đầu người
tính theo giá thực tế
Đơn vị 2000 2005 2009
KH
2010
So với
2005 (lần)
Dân số 1000 người 70,5 82,2 94,883 110,6 1,3
GTGT (giá thực tế) tỷ đồng 408,52 1497,5 4386,6 5351 3,6
GTGT/người triệu đồng 5,80 18,2 44,9 52,46 2,7
Tỷ giá USD/VND đồng 14251 15860 18.000 18.000
7
1,2

Quy đổi ra USD USD 407 1148 2496 2914 2,3
GDP/ng. tỉnh V. Phúc Tr. đồng
3,45
8,15
GDP/người cả nước* USD
571
1010 1065 1.220
Nguồn: Phòng thống kê Thành phố và Phòng TC-KH.
* Bộ KH&ĐT
Về GTGT bình quân đầu người: Kết quả ước tính dân số kinh tế của
6
Mức đóng góp của các ngành cho tăng trưởng kinh tế chung của Thành phố năm t = tốc độ tăng trưởng của
các ngành năm t x cơ cấu ngành (theo giá ss) tương ứng năm t-1
7
Hiện tại tỷ giá là 19,1 ngàn/USD, vì thế GTGT/người chỉ là 2.746 USD
23
Thành phố theo phương pháp chuyên gia để tính mức GTGT/người bình quân
được trình bày ở Bảng 11. GTGT bình quân đầu người năm 2010 (tính trên
địa bàn Thành phố theo giá thực tế) ước đạt 52,46 triệu đồng/người, tương
đương với khoảng 2.914USD, gấp 2,53 lần so với năm 2005.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Thành phố có
bước chuyển dịch theo hướng gia tăng nhanh khu vực Công nghiệp – Xây dựng.
So sánh tốc độ tăng GTGT của các khu vực với chuyển dịch cơ cấu
kinh tế cho thấy, trong giai đoạn 2006-2010, khu vực công nghiệp – xây dựng
có đóng góp lớn nhất vào tăng GTGT (11,6%), thứ nhì là khu vực dịch vụ có
đóng góp 10,9% điểm phần trăm vào tăng GTGT.
Tuy vậy, tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản giảm chậm (0,4%/năm)
so với trung bình cả nước (xấp xỉ 1%/năm).
Bảng 12. Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng trên địa bàn Thành phố

Đơn vị: %, giá thực tế
2000 2005
Ước
2009
KH
2010
Tăng
(giảm)
năm
2010 so
với 2005
Đóng
góp vào
tăng
GTGT
(%)
Tổng số
100,
0 100,0 100,0 100,0
0 22,7
Nông, lâm, thủy sản 12,0 4,4 2,9
2,47
-2,0 0,2
Công nghiệp – XD 35,8 52,8 54,4
52,42
1,7 11,6
Dịch vụ 52,2 42,8 42,8
45,11
0,3 10,9
Nguồn: Số liệu phòng Thống kê, UBND thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ cấu theo thành phần kinh tế: Sản xuất nông nghiệp hầu hết là tư
nhân. Trong lĩnh vực dịch vụ, thì dịch vụ công thuộc về Nhà nước. Các thành
phần kinh tế đáng quan tâm nhất là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp và
xây dựng. Kinh tế nhà nước (cả Trung ương và địa phương) trong công
nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong kinh tế trên địa bàn Thành phố, đây là thay
đổi lớn so với năm 2005. Năm 2009, tính theo giá thực tế, kinh tế ngoài Nhà
nước chiếm 58,23% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 20,39%.
Cùng với xu thế chung của cả nước, nhờ triển khai tốt Luật doanh
nghiệp và Luật Đầu tư trên địa bàn, thành phần kinh tế ngoài có bước phát
triển nhanh trong giai đoạn vừa qua, dần nâng cao vai trò của mình trong kinh
24
tế Thành phố.
Bảng 13. Cơ cấu GTGT chia theo thành phần kinh tế
Đơn vị: %; giá thực tế
2005 2008 Ước 2009 DK 2010
Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0
Kinh tế Nhà nước 28,73 20,96 21,38 19,5
Kinh tế ngoài Nhà nước 53,55 58,68 58,23 59,4
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 17,72 20,36 20,39 21,1
Nguồn: Số liệu phòng Thống kê, UBND thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động
Từ năm 2005 đến nay, cơ cấu lao động Thành phố chuyển dịch mạnh từ
khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp. Đến nay, lao động khu
vực nông nghiệp chiếm 17% tổng số lao động (cả nước 51,8%). Các ngành
công nghiệp và xây dựng chiếm 35,9% (cả nước 15,4%). Các ngành dịch vụ
chiếm 47% (cả nước 32,8%). Tuy vậy, chuyển dịch cơ cấu lao động vẫn diễn
ra chậm hơn so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
2. Sản xuất công nghiệp
Trong giai đoạn 2005-2010, với sự cố gắng của các cấp, các ngành và
đặc biệt là sự năng động, nhạy bén của các thành phần kinh tế cùng vào cuộc

đã thúc đẩy ngành công nghiệp Thành phố phát triển với tốc độ nhanh, nhiều
chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra đến năm
2010. Công nghiệp đã trở thành một trong những ngành kiến tạo kinh tế của
thành phố, góp phần tăng thêm của cải vật chất, tạo thêm việc làm và tăng thu
nhập cho người dân.
Công nghiệp thành phố đã được đầu tư và đầu tư theo chiều sâu, đổi
mới trang thiết bị, tăng trưởng cao, có hiệu quả. Phát triển công nghiệp theo
đúng định hướng, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng
hiện đại, đồng thời phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may,
da giầy xuất khẩu được đẩy mạnh.
Hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng công nghiệp, đồng
thời thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất
công nghiệp với quy mô lớn.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp duy trì ở mức cao, đạt
22,37%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Tổng giá trị sản xuất ngành công
25

×