Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.79 KB, 7 trang )

Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất
lớn trong kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam



Đặng Thị Thu Hiền


Trường Đại học Kinh tế
Luận án Tiến sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 62 31 01 01
Người hướng dẫn: GS.TS. Đỗ Thế Hùng, PGS. TS. Mai Thị Thanh Xuân
Năm bảo vệ: 2015


Keywords. Nền kinh tế thị trường; Kinh tế nông hộ; Sản xuất lớn

Content
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới, thời kỳ nào kinh tế hộ (KTH) gia đình cũng có vai trò
quan trọng, kể cả tại các nước đã có nền công nghiệp hiện đại. Vai trò của kinh tế hộ không phải ở
chỗ tạo ra năng suất lao động cao, hay giá trị gia tăng lớn; mà là ở chỗ nó làm được những việc mà
các doanh nghiệp hay hợp tác xã, trang trại không làm được. Chẳng hạn như, kinh tế nông hộ
(KTNH) là lực lượng nuôi sống toàn xã hội về lương thực, thực phẩm; mức đầu tư cho KTNH thấp
hơn so với doanh nghiệp; hay KTNH linh hoạt hơn và dễ thích ứng với cơ chế thị trường hơn
Trên thực tế, tại Mỹ các hộ nông dân sử dụng 65% đất nông nghiệp nhưng tạo ra 70% giá trị nông
sản phẩm; tại Nhật Bản, kinh tế hộ cung cấp 100% nhu cầu về gạo, 81% nhu cầu lương thực, 98%
nhu cầu về trứng, và 90% nhu cầu về rau quả [84].
Tại Việt Nam, với hơn 9,5 triệu hộ nông dân hàng năm tạo gần 40 triệu tấn lương thực, đóng
góp khoảng 20% GDP và 30% tổng kim ngạch xuất khẩu [67]. Kể từ khi Đổi mới nền kinh tế,
nhất là từ khi hộ gia đình được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ theo tinh thần Nghị quyết


10/NQ-TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị, KTH nói chung và hộ nông dân nói riêng đã có
những thay đổi căn bản. Hộ được Nhà nước giao việc quản lý và sử dụng lâu dài đất đai và các tư
liệu sản xuất khác, được tự chủ trong sản xuất kinh doanh, và được toàn quyền điều hành sản xuất
và sử dụng lao động, mua sắm vật tư kỹ thuật, hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đó, sức
sản xuất trong nông nghiệp được giải phóng, năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên, đời sống hộ
nông dân được cải thiện. Chỉ tính 10 năm gần đây, số lượng hộ kinh doanh cá thể tại khu vực
nông thôn tăng với tốc độ giai đoạn sau (2007 - 2013) cao hơn giai đoạn trước (2001 - 2006). Lĩnh
vực hoạt động của các hộ nông thôn ngày càng đa dạng, theo đó cơ cấu sản xuất và cơ cấu thu nhập
của hộ cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tính chất và quy mô của nền sản xuất hàng hóa
ngày càng thể hiện rõ nét, trong đó nhiều hộ đã có nguồn vốn tích lũy khá, nhất là các hộ phi
nông nghiệp. Đã có nhiều hộ nông dân khẳng định được vị trí trong nền kinh tế thị trường, và có
tác động lớn đến sự nghiệp xóa đói giảm nghèo bền vững tại các địa phương.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì
kinh tế hộ nông dân đã bộc lộ giới hạn của nó, bất cập trước yêu cầu của nền kinh tế đó. Những
giới hạn chính là: quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; cơ cấu ngành nghề lạc hậu; thị trường tiêu
thụ sản phẩm hạn hẹp và bị động; kiến thức và năng lực tiếp cận kinh tế thị trường và tiếp thu
khoa học và công nghệ (KH & CN) của chủ hộ rất thấp Điều đó đòi hỏi phải tìm một con đường
phát triển mới cho KTNH để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn,
hiện đại, và hội nhập quốc tế.
Bởi vậy, vấn đề đặt ra cho các ngành, các cấp cũng như các nhà khoa học hiện nay là phải
nhận thức rõ hơn xu hướng phát triển của kinh tế hộ để tìm giải pháp hữu hiệu chuyển khu vực
kinh tế hộ gia đình nói chung, kinh tế nông hộ nói riêng lên sản xuất hàng hóa lớn. Xuất phát từ
yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế của mình là: “Xu hướng phát triển kinh tế
nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
Câu hỏi nghiên cứu của Luận án là: S phát trin kinh t nông h  Vit Nam hii
hng phát trin ca nó trong nhp theo th nào? Cn phi làm  thúc
y kinh t nông h phát tri
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Luận án nghiên cứu kinh tế hộ gia đình trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm làm rõ cơ sở lý

luận và thực tiễn về phát triển kinh tế nông hộ ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra giới hạn lịch sử của
kinh tế nông hộ trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, từ
đó tìm ra xu hướng vận động và điều kiện phát triển của nó trong bối cảnh mới, bối cảnh phát
triển nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích đó, Luận án phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan những công trình đã được công bố liên quan trực tiếp đến đề tài Luận án để kế thừa
những kết quả nghiên cứu và làm sáng tỏ thêm vấn đề đang đặt ra.
- Phân tích những ưu, nhược điểm của kinh tế nông hộ, chỉ ra tính cấp thiết và những điều
kiện chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường.
- Đánh giá thực trạng chuyển biến kinh tế nông hộ theo xu hướng phát triển lên sản xuất lớn
ở Việt Nam từ sau Đổi mới, đặc biệt là trong hơn một thập kỷ của Thế kỷ XXI.
- Nêu lên một số quan điểm về chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn và đề xuất các giải
pháp để thúc đẩy quá trình này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là kinh tế hộ và xu hướng phát triển của kinh tế hộ lên
sản xuất lớn trong điều kiện nền kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, dưới góc độ Kinh tế chính trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phm vi ni dung
Kinh tế hộ gia đình tồn tại và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế
quốc dân. Luận án chỉ tập trung vào bộ phận kinh tế hộ nông dân (hay kinh tế nông hộ) và xu
hướng vận động của nó trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3.2.2. Phm vi không gian
Luận án nghiên cứu xu hướng phát triển của kinh tế nông hộ ở Việt Nam, trong đó có đi sâu một
số trường hợp cụ thể để minh chứng. Tuy nhiên, Luận án cũng nghiên cứu xu hướng phát triển của
kinh tế nông hộ tại một số nước Châu Á để rút ra bài học kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham
khảo.
3.2.3. Phm vi thi gian

Luận án nghiên cứu xu hướng phát triển của kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn ở Việt Nam từ
năm 2001 đến nay, trong đó tập trung vào giai đoạn từ khi có Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn (năm 2008) đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện đề tài này, Luận án dựa vào những cơ sở lý luận sau:
- Những nguyên lý kinh tế, những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói chung và kinh tế nông hộ nói
riêng trong quá trình phát triển nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn.
- Những quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách Nhà nước Việt Nam về các vấn đề
nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã
hội chủ nghĩa.
- Các lý thuyết hiện đại về phát triển kinh tế hộ.
- Kế thừa kết quả của một số công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài Luận
án.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
:
- Luận án sử dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
để nhận diện đúng kinh tế nông hộ trong từng thời kỳ cụ thể, và chỉ ra giới hạn lịch sử của nó
trong sự phát triển. Đặt vấn đề phát triển kinh tế nông hộ trong mối quan hệ với các bộ phận khác
của nền kinh tế, và nghiên cứu nó trong sự vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường định
hướng Xã hội chủ nghĩa, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây là
phương pháp được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận án.
- Phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để tạm gác bỏ khỏi đối tượng nghiên
cứu những vấn đề ít có ảnh hưởng đến xu hướng phát triển kinh tế nông hộ để đi vào nghiên cứu
những vấn đề mang tính cốt yếu, có ảnh hưởng quyết định đến xu hướng vận động của kinh tế hộ
nông dân, như sự phát triển của kinh tế thị trường, quá trình hội nhập quốc tế và cạnh tranh
Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở chương 3 và chương 2 (phần nghiên cứu kinh nghiệm
các nước).
- Phương pháp thống kê - so sánh được sử dụng trong cả chương 2 và chương 3, đặc biệt

trong phần nghiên cứu kinh nghiệm các nước và đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ nông
dân.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong cả từ chương 2 đến chương 4,
nhưng nhiều nhất là ở chương 3 nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá sát thực tình hình chuyển
kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong thời gian qua, chỉ rõ đâu là thành tựu, đâu là hạn chế của
quá trình này.
- Phương pháp lôgic - lịch sử được sử dụng chủ yếu để tìm ra nguyên nhân của thực trạng
xu hướng chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn hiện nay, đặc biệt là nhận rõ nguyên nhân nào
là lực cản sự phát triển kinh tế nông hộ trên con đường chuyển lên sản xuất hàng hóa lớn trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Luận án cũng sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để hiểu rõ hơn thực tiễn xu hướng
phát triển kinh tế nông hộ hiện nay. Bảng hỏi được thiết kế gồm 20 câu hỏi liên quan đến sự cần thiết
của các tổ chức kinh tế hợp tác xã, tổ hợp tác, hay trang trại; đến vai trò của doanh nghiệp và nhà khoa
học và Nhà nước trong mối quan hệ liên kết với kinh tế nông hộ; đến vai trò nhà nước đối với sự phát
triển kinh tế nông hộ. Bảng hỏi được gửi tới 45 người, gồm 35 nông dân, 5 chủ trang trại, và 5 cán bộ
quản lý hợp tác xã, lãnh đạo xã, và lãnh đạo huyện phụ trách nông nghiệp).
5. Đóng góp mới của Luận án
- Làm rõ hơn vị trí của kinh tế nông hộ trong nền kinh tế, tính tất yếu của xu hướng phát
triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn và điều kiện cần thiết để kinh tế nông hộ phát triển theo xu
hướng đó.
- Đánh giá khách quan về thực trạng phát triển kinh tế nông hộ và xu hướng phát triển của
nó từ sau Đổi mới kinh tế, đặc biệt là từ năm 2008 đến nay. Chỉ ra giới hạn của kinh tế nông hộ và
các xu hướng phát triển tất yếu của kinh tế nông hộ trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội
chủ nghĩa.
- Đề xuất quan điểm định hướng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy kinh tế
nông hộ phát triển theo xu hướng lên sản xuất lớn trong những năm tiếp theo.
6. Kết cấu Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án gồm 4
chương, 11 tiết.
: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án.

: Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn trong kinh tế thị trường:
Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm
 3: Quá trình chuyển kinh tế nông hộ lên sản xuất lớn ở Việt Nam trong kinh tế thị
trường từ năm 2000 đến nay
: Quan điểm và giải pháp thúc đẩy kinh tế nông hộ phát triển lên sản xuất lớn
trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.


References
1. Phương Anh, "Thu nhập của hộ gia đình ở nông thôn đang giảm dần",
-thon-dang-giam-
dan-1362.html.
2. Vũ Tuấn Anh (2007), 

 - 





 , Nxb Khoa ho
̣
c xa
̃

̣
i ,
Hà Nội.
3. Lê Trọng Ân (2004), -
, Nxb Đại học quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Ban Bí thư Trung ương (1981),    -TW ngày 13/0    
khoán, 
, Hà Nội.
5. Ban Cán sự Đảng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Báo cáo nhim v ca B
NN & PTNT thc hin Ngh quyt 26/NQ-TW
6. Ban Chấp hành Trung ương (2008), Ngh quyt 26/NQ-TW v nông nghip, nông dân, nông
thôn ngày 18/10.
7. Ban Chấp hành Trung ương (1993), Ngh quyt TW5, khóa VII
8. Ban Chấp hành Trung ương (2002), Ngh quyt Hi ngh Hi ngh TW5 (khoá IX) v y nhanh CNH,
p, nông thôn thi k 2001 - 2010, Nxb CTQG, HN.
9. Lê Văn Bảnh (2012), "Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ để nâng cao
hiệu quả sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long",  (841), tr.62 - 67.
10. Vũ Trọng Bình - Đặng Đức Chiến, "Cánh đồng mẫu lớn: lí luận và tiếp cận thực tiễn trên thế
giới và Việt Nam", 188658-canh-dong-mau-lon-li-luan-va-tiep-
can-thuc-tien-tren-the-gioi.htm.
11. Bộ Chính trị (1988), -
, Hà Nội.
12. Bộ NN & PTNT (2014), K hoch phát trin kinh t tp th trong nông nghi
13. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011),  27/2011/TT-BNNPTNT ngày
13/04/2011 q, Hà Nội.
14. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt (2012), 
- - 
, Nam Định.
15. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), 
, Hà Nội.
16. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), 
, Cần Thơ.
17. Chính phủ (2010), -TTg, ngày 29 tháng 01
18. G.A. Cô-dơ-lốp và S.P. Pe-rơ-vu-sin (1976), T n kinh t, Nxb Sự Thật, Hà Nội, tr.292.
19. Nguyễn Xuân Cường (2010), Quá trình phát trin kinh t-xã hi nông thôn  Trung Quc

(1978-2008), Nxb KHXH, Hà Nội.
20. Phạm Việt Dũng, "Một số tác động của chính sách đất đai đến phát triển nông nghiệp Việt
Nam", />so-tac-dong-cua-chinh-sach-dat-dai-den-phat-trien.aspx.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987 - 2011), , VII,
VIII, IX, XI Nxb Sự thật, Hà Nội.
22. Lê Xuân Đình (2008), " 
(786), tr.50 - 56.
23. Sa Trọng Đoàn (2003), 
, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
24. Trần Hữu Hiệp (2012), - 
", Tạp chí Cộng sản (841), tr.57-62.
25. Trần Văn Hiếu (2004), 
 Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
26. Trần Hiếu (2013),  Báo Phụ nữ (66), ngày 3/6/2013.
27. Nguyễn Hình, "             
Detail.aspx ?ItemID=350.
28. Hội Nông dân Việt Nam (2011), "
 
2007 - 2011",
29. Lâm Quang Huyên (1995), , Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
30. Vũ Trọng Khải (2008),  -  Tạp chí Nghiên cứu
Kinh tế (365), tr.54-60.
31. Đức Lê - Nguyễn Kiển - Văn Minh, "       ,
/>ly-huong/281520.html
32. V.I.Lênin (1974 -1979), , Tập 3, 4, 17, 37, 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
33. C. Mác (1975), B n, Quyển 4, Tập 1, tr.54, Nxb Sư
̣
thâ
̣

t, Hà Nội.
34. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1981, 1994, 1995), Toàn 

, Tâ
̣
p 2, 22, 23 Nxb Sư
̣
thâ
̣
t, Hà Nội.
35. Nguyễn Minh - Đức Lê - Nguyễn Kiểm, "Cần một cuộc “tái cơ cấu” từ cánh đồng",
/>canh-dong-tiep-theo-va-het/282501.html.
36. Trần Nga (2008), "Nông dân và doanh nghiệp bao giờ gặp nhau?", 
(222), tr.4.
37. Ngân ha
̀
ng thế giơ
́
i (2007),  . 

 cho phát
, Nxb Văn ho
́
a thông tin, Hà Nội.
38. Trần Thi
̣
Minh Ngo
̣
c (2010), 








, 




, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Nhà xuất bản Thống kê (2002), , Hà Nội.
40. Nguyễn Văn Ngừng (1997), Kinh t h trong s hình thành kinh t th ng  mt s c
Châu Âu, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, số 6.
41. Đinh Văn Quảng (2003), Phát trin kinh t h  Vit Nam hin nay, Tạp chí Dân số
và Phát triển, số 6(27)
42. Quốc hội (2003), Lu, Hà Nội.
43. Quốc hội (2013), "           ",
duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/ /Baocaotongketthihanh.doc.
44. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghim quc t v nông nghip, nông thôn, nông dân trong quá
trình công nghip hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
46. Phi Sơn, "Nông dân trc xu th hi nhp", http://baotintuc. n/kinh-te/nong-dan-truoc-xu-the-
hoi-nhap-20131216092131562.htm.
47. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), Tập 2, Nxb Từ điển Bách Khoa, tr.706
48. Lê Văn Tam (2013), - 
 Tạp chí Cộng sản (73), tr.59-60.
49. "Tác động của quá trình đô thị hóa đến sự phát triển của khu vực nông thôn giai đoạn 2011 -

2020", />khu-vuc-nong-thon/79/6884593.epi.
50. Tạp chí điện tử nhịp sống (2013),           
ngày 23/07/2013.
51. Ngọc Thảo (2014), "
   ",
Detail2.aspx?recid=2400&groupid=31
52. Nguyễn Thị Phương Thảo (2000), 
tron, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Hà Nội.
53. Đoàn Quang Thiệu (2009), "Kinh t h n xut nông nghip hàng hóa", Tạp
chí Hoạt động khoa học (600), tr.5.
54. Văn Thông,            
/>dong/20124/137828.vnplus.
55. Phan Thu, "TPP khiến nông nghiệp VN thay đổi theo hướng nào?",

56. Nguyễn Hồng Thu (2009), Chính sách tam nông ca Nht Bn- Bài hc kinh nghim cho Vit
Nam, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10
57. Trương Thị Tiến (2003), , Đề
tài khoa học cấp bộ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
58. Tổng cục Thống kê (2006 - 2013), 
 - 2013, Nxb Thống kê, Hà Nội.
59. Tổng cục Thống kê (2011), - - 2010, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
60. A.V. Trai-a-nốp (1925), Lý thuyt v kinh t nông dân .
61. Nguyễn Đức Truyến (2003), Báo cáo tng kt mô hình kinh t h, Đề tài KC.07.13
62. Đào Thế Tuấn (1997), , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
63. Đỗ Thế Tùng (2011), 
 , Tạp chí Cộng sản (823), tr.61 - 65.
64. Ủy ban nhân dân huyện Nghĩa Đàn (2013), "
  nghiadan.gov.vn/ /258-bao-cao-ket-qua-xay-dung-mo-hinh-canh-dong-mau-
lonnăm 2013.

65. Hồng Vân, Mô hình kinh t hp tác xã ca mt s c châu Á,

66. Viện Kinh tế học (1995),  Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
67. "Việt Nam và Thế giới" (2013 - 2014), .
68. Hồ Văn Vĩnh (2005), " 
 Tạp chí Cộng sản (81),
69. Mai Thị Thanh Xuân (1996), 
 Tạp chí Kinh tế và Phát triển (13), tr.8-9.
70. Mai Thị Thanh Xuân (1996), "Chính sách nhà nước với việc xây dựng các hình thức kinh tế
hợp tác trong nông nghiệp",  (8), tr.8.
71. Mai Thị Thanh Xuân (2004), Công nghip hóa, hii hóa nông nghip, nông thôn  Bc trung
B (Qua kho sát các tnh Thanh-Ngh-, Nxb CTQG, Hà Nội.
72. Mai Thị Thanh Xuân(2012), Phát trin kinh t h i góc nhìn
phát trin bn vng, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ IV, Hà Nội.

Website:
73. (Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn)
74. (Liên minh hợp tác xã Việt Nam)
75. (Báo Nông nghiệp Việt Nam)
76. (Tổng cục Thống kê)
77.
78. (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương)
79. (Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long)
80. (Ngân hàng thế giới) (1998).
81. (Viện Chiến lược và Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn)
82.
83.
84. />huyen-y-yen-nam-dinh.htm
85.
86. />dan-tra-ruong.html.

87. />nong-nghiep-hang-hoa-1194.
88. />deu-kha-giau.html) 01/10/2013, 10:18 (GMT+7)
89. />dongha.html 9/6/2014, 09:57
90. />chuoi-san-xuat-nong-nghiep/201437.vgp07:12, 12/06/2014
91. />), Cần đẩy mạnh các hình thức liên kết sản xuất trong nông nghiệp ở miền núi phía Bắc, 16:17
| 25/04/2014
92.
(B Nông nghip Hoa K (USDA); Economist Intelligence Unit )





Tiếng Anh
93. Australian Bureau of Statistics, "Household economic wellbeing and
progress",
ject/1370.0~2010~Chapter~Household%20economic%20wellbeing%20and%20progress%20
%285.3.1%29.
94. Frank Ellis (1998), "Peasant Economics. Farm Households and Agrarian Development",
Cambridge University press.
95. Fourth International Farm Management Congress (1980), p.184.
96. Mc.Gee (1988), Chadows on household: Some preliminary thoughts on changing economic
characteristics of the households trong the Southeast Asia UBC, Toronto, p.35.
97. Mc.Gee (1989) Development Theory and the elusive Household unt: Are we Bendign Shifting
sands, P3
98. Kislev,Yoav - Peterson,Willis L, Economies Of Scale In Agriculture: A Reexamination Of The
Evidence, TEconomies Of Scale In Agriculture: A Reexamination Of The Evidence.
99. Small farmer centre, "Economiesofscale",
Small%20farmer%20centre/Econscale.html.
100. Tanya Corrie (2011), Microfinance and the Household Economy: Financial inclusion,

social and economic participation and material wellbeing, Research Report, October.
101. U.S. Department of Agriculture (2013), "Farm Household Income Forecast",
-farm-
household-income-forecast.aspx#.UtTGCfsgJ0s.
102. UOC/CAP (2011), "Determinants and effects of land fragmentation in Vietnam",
ideas.repec.org/p/ags/umaesp/13652.html.





×