Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

KHẢO sát tỷ lệ tật KHÚC xạ và KIẾN THỨC, THÁI độ, HÀNH VI của học SINH, CHA mẹ học SINH và GIÁO VIÊN về tật KHÚC xạ tại THỊ TRẤN yên VIÊN, HUYỆN GIA lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (579.44 KB, 86 trang )

1 MỤC LỤC
1 MỤC LỤC 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
1. Thông tin chung 3
2. Phương pháp thu thập thông tin 5
II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ ƯU TIÊN CAN
THIỆP 6
1. Xác định vấn đề sức khỏe tồn tại 6
2. Phân tích vấn đề sức khỏe tồn tại 6
3. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên 8
III. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CAN THIỆP 9
1. Cây vấn đề 9
2. Phân tích vấn đề 13
IV. MỤC TIÊU CAN THIỆP 15
1. Mục tiêu chung 15
2. Mục tiêu cụ thể 15
V. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP 15
VI. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG 17
1. Kế hoạch hành động chi tiết 17
2. Kế hoạch hoạt động theo thời gian 23
VII. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT 24
1. Mục tiêu giám sát 24
2. Sơ đồ giám sát và phối hợp 24
3. Nhiệm vụ của các cơ quan/ thành viên giám sát 25
VIII. KẾ HOẠCH THEO DÕI ĐÁNH GIÁ 26
1. Mục tiêu 26
2. Chỉ số đánh giá 26
IX. KẾT LUẬN 29
1. Kết quả thu được từ đợt thực địa 29
2. Bài học kinh nghiệm 29
3. Khuyến nghị của nhóm 29


1
TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
PHỤ LỤC 32
Phụ lục 1: Bảng phân công chức trách và nhiệm vụ của CBYT 32
Phụ lục 2: Phỏng vấn Cán bộ TYT 33
Phụ lục 3: Phỏng vấn Cán bộ UBND 39
Phụ lục 4 : Kết quả đánh giá nhanh tại cộng đồng 42
Phụ lục 5: Bảng lý giải các vấn đề sức khỏe theo các yếu tố P.K.C.N.L 45
Phụ lục 6: Lý giải cho việc chấm theo thang điểm BPRS 47
Phụ lục 7: Bộ câu hỏi phỏng vấn học sinh 50
Phụ lục 8: Bộ câu hỏi phát vấn phụ huynh 54
Phụ lục 9: Biên bản phỏng vấn hiệu trưởng trường tiểu học thị trấn Yên Viên 60
Phụ lục 10: Phỏng vấn cán bộ giáo viên trường tiểu học thị trấn Yên Viên 63
Phụ lục 11: Bảng kiểm quan sát lớp học tại trường tiểu học Yên Viên 69
Phụ lục 12: Cách tính điểm cho bộ câu hỏi định lượng 71
Phụ lục 13: Kết quả phỏng vấn học sinh và phụ huynh trường tiểu học thị trấn
Yên Viên 72
Phụ lục 14: Lý giải phương pháp chấm điểm chọn giải pháp can thiệp 77
Phụ lục 15: Bảng dự kiến khó khăn, thuận lợi và hướng khắc phục 80
Phụ lục 16: Chi tiết chỉ số đánh giá 81
2
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Thông tin chung
1.1. Huyện Gia Lâm
Huyện Gia Lâm nằm ở phía Đông Bắc thành phố Hà Nội với diện tích 111km
2
,
dân số 229.000 người (2009). Huyện gồm 20 xã và 02 thị trấn, tiếp giáp với huyện
Thanh Trì ở phía nam, Bắc Ninh và huyện Đông Anh ở phía bắc, các quận nội
thành Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Tây Hồ ở phía tây và quận Long

Biên ở phía Đông. Sông Hồng và sông Đuống là hai nhánh sông chính chia huyện
thành 3 khu vực: Bắc Đuống, Nam Đuống và sông Hồng.
Hệ thống y tế huyện Gia Lâm gồm: Trung tâm y tế (TTYT), Phòng y tế (PYT),
03 phòng khám đa khoa cùng 22 trạm y tế xã/thị trấn đạt chuẩn quốc gia.
1.2. Thị trấn Yên Viên
Thị trấn Yên Viên nằm ở phía Bắc huyện Gia Lâm với diện tích tự nhiên 101,6
ha. Địa bàn thị trấn gồm 9 tổ dân phố và 23 cụm dân cư, có đường quốc lộ 1A
chạy qua là cửa ngõ của thủ đô với các tỉnh phía Bắc .
Dân số: Năm 2009 toàn thị trấn có 2947 hộ với 13.435 nhân khẩu. Tỷ lệ sinh
thô ở mức 16,81‰. Tỷ lệ sinh con thứ 3 là 3,96%. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ
(15- 49 tuổi) là 3509 tương đương với 25,9% tổng dân số trên địa bàn. [1]
Kinh tế - Xã hội: Thực hiện chương trình phát triển kinh tế của Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân thị trấn Yên Viên đẩy mạnh phát triển thương mại – dịch
vụ - vận tải, khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong hoạt động
sản xuất, kinh doanh, tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân. Toàn
thị trấn có 152 công ty, 30 cơ quan sản xuất kinh doanh dịch vụ đang hoạt động ổn
định và phát triển. Thu nhập bình quân đầu người thị trấn đạt
9.000.000đồng/người/năm, tăng so với năm 2008 (8.700.000đồng/người/năm). [1]
Văn hóa – Giáo dục: Năm 2009, nhân dân toàn thị trấn đã thực hiện tốt việc
xây dựng gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa với 91,06% số hộ đạt gia đình văn
hóa, 8/9 tổ dân phố đăng kí tổ văn hóa cấp huyện, 01 tổ dân phố đăng kí tổ dân
phố văn hóa cấp thành phố. [1]
Thị trấn có trường Mầm non, trường Tiểu học và trường THCS Yên Viên.
Tổng số học sinh tới các trường năm học 2009-2010 là 2009 em. [1]
1.3. Trạm Y tế thị trấn Yên Viên
3
Trạm y tế (TYT) thị trấn Yên Viên nằm ở trung tâm thị trấn với diện tích
721m
2
. Cuối năm 2007, trạm được xây mới với 01 phòng hành chính, 01 phòng

trực và 08 phòng chức năng. Trạm hiện có 7 cán bộ y tế (Bảng phân công nhiệm
vụ của cán bộ y tế trong trạm, chi tiết trong phụ lục 1 trang 26), 17 cộng tác viên
y tế hoạt động tại 9 cụm dân cư. TYT được công nhận đạt chuẩn quốc gia vào năm
2007.
Theo báo cáo của UBND, năm 2009, TYT thị trấn Yên Viên đã thực hiện tốt
các chương trình y tế quốc gia, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, hoàn
thành các chỉ tiêu về chăm sóc sức khỏe huyện giao.
Năm 2009, trạm tổ chức khám sức khỏe cho 4.096 lượt bệnh nhân (đạt 0,3
lần/người/năm), trong đó, trên 85% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị đúng
phác đồ. Ngoài ra, trạm còn phối hợp với viện mắt Hà Nội khám phát hiện đục
thủy tinh thể cho 169 người cao tuổi và lập danh sách chỉ định mổ cho 07 người;
tổ chức khám sức khỏe và cấp thuốc miễn phí cho 130 đối tượng chính sách nhân
ngày 27/7 với tổng kinh phí 4.900.000đồng; phối hợp với trường Mầm non, Tiểu
học, THCS tổ chức khám sức khỏe cho 2497/2513 học sinh đạt tỷ lệ 99%. 100%
học sinh mắc bệnh được thông báo kết quả về gia đình. [2]
Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, TYT còn triển khai thực hiện đồng bộ
công tác phòng chống dịch bệnh, kịp thời phát hiện xử lý các ổ dịch, không để lây
lan bùng phát dịch trên địa bàn. Năm 2009, trên địa bàn thị trấn không xảy ra vụ
dịch nào. TYT cũng tổ chức tập huấn kiến thức VSATTP cho 137 chủ cơ sở sản
xuất, kinh doanh thực phẩm, kiểm tra 565 lượt cơ sở thức ăn đường phố và thường
xuyên đôn đốc các cơ sở này.
Năm 2009, TYT đã tổ chức 14 buổi truyền thông chăm sóc bảo vệ SKBMTE,
VSMT, VSATTP, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS ; tổ
chức tư vấn tại trạm cho 458 lượt người; phát thanh 578 tương đương bình quân
26 lần/ tháng và tham gia 06 buổi họp cộng đồng tại các cụm dân cư.
Hiện nay, trạm đang triển khai 31 chương trình y tế, trong đó có một số
chương trình trọng điểm như: TCMR, Bảo vệ SKBMTE, VSATTP và VSMT.
Công tác triển khai các chương trình đã đạt được những kết quả tốt. Năm 2009,
100% trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng 7 loại vac xin; 98,5% phụ nữ 15 – 35
tuổi được tiêm phòng uốn ván trong đó 100% phụ nữ mang thai được tiêm phòng

4
uốn ván đủ liều trước sinh; tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai
hiện đại đạt 77,8%. [2]
Yên Viên là một trong số thị trấn/xã có tỷ lệ SDD thấp nhất huyện: năm 2009,
tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD là 10,3% (giảm 1,2% so với năm 2008). Trong 2739 hộ
gia đình trên địa bàn thị trấn, có 2427 hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, 2468 hộ có hố
xí hợp vệ sinh.
1.4. Mô hình bệnh tật tại thị trấn Yên Viên
Tổng hợp sổ khám chữa bệnh năm 2009 tại TYT, nhóm đã xây dựng mô hình
bệnh tật của thị trấn Yên Viên năm 2009. Kết quả cho thấy các bệnh chiếm tỷ lệ
cao là các bệnh đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh về mắt (các tật khúc xạ, viêm
kết mạc), tim mạch và xương khớp.
(Nguồn: Sổ khám chữa bệnh năm 2009 tại TYT thị trấn)
2. Phương pháp thu thập thông tin
Để thu thập thông tin chung về huyện Gia Lâm và thị trấn Yên Viên, nhóm
đã tiến hành thu thập thông tin sẵn có qua các báo cáo tại thư viện trường, báo
điện tử trước khi xuống thực địa; nghe báo cáo của Giám đốc TTYT huyện, báo
cáo Kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2010 của UBND Thị trấn Yên Viên,
sổ sách tại trạm.
Để xác định các vấn đề sức khỏe tồn tại và ưu tiên can thiệp ở thị trấn, nhóm
tiến hành xem sổ sách, báo cáo tại trạm để xác định mô hình bệnh tật; thực hiện
5
phỏng vấn sâu với các CB TYT, CB UBND và phỏng vấn nhanh 27 người dân tại
cộng đồng dựa trên các tiêu chí về phạm vi vấn đề, tính nghiêm trọng (cấp thiết)
và mức độ ưu tiên để xác định các vấn đề sức khỏe quan tâm và mong muốn ưu
tiên can thiệp. (Hướng dẫn phỏng vấn, chi tiết trong phụ lục 2, 3, 4 trang 27, 32,
35)
II. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TỒN TẠI VÀ ƯU TIÊN
CAN THIỆP
1. Xác định vấn đề sức khỏe tồn tại

Kết hợp mô hình bệnh tật và kết quả phỏng vấn sâu, đánh giá nhanh tại cộng
đồng, nhóm tiến hành biểu quyết nhiều lần theo các tiêu chí về phạm vi vấn đề,
tính nghiêm trọng và khả năng can thiệp để xác định được các vấn đề sức khỏe nổi
cộm tại thị trấn như sau:
 Cận thị ở học sinh tiểu học
 NKĐSS ở phụ nữ 15-49
 Các bệnh đường hô hấp
 Bệnh tiêu chảy ở người dân
2. Phân tích vấn đề sức khỏe tồn tại
Cận thị ở học sinh tiểu học: Cận thị học đường đang là vấn đề sức khỏe ngày
càng phổ biến tại các trường học trong thị trấn, có xu hướng tăng nhanh ở khối
học sinh tiểu học trong những năm gần đây. Theo kết quả phỏng vấn trạm trưởng
TYT thị trấn, Yên Viên là một trong số thị trấn/xã có tỷ lệ cận thị học đường cao
nhất huyện Gia Lâm. Cận thị không những làm giảm thị lực của trẻ mà còn ảnh
hưởng đến cả đời sống sinh hoạt và thẩm mĩ của trẻ khi trưởng thành. Theo báo
cáo khám học sinh trường tiểu học thị trấn Yên Viên, năm học 2008-2009 tỷ lệ
học sinh tiểu học của thị trấn bị cận thị là 18,1% (tăng 6,5% so với năm học 2007-
2008). Theo CBYT học đường tại thị trấn, nguyên nhân chủ yếu “do các em ngồi
sai tư thế, chơi điện tử, xem ti vi, đọc sách, truyện nhiều và điều kiện ánh sáng
không đảm bảo”.
6
(Nguồn: Báo cáo kết quả khám sức khỏe học sinh trường tiểu học
thị trấn Yên Viên năm 2009)
NKĐSS ở phụ nữ 15-49 tuổi: Thị trấn Yên Viên có 3.509 phụ nữ trong độ
tuổi sinh sản. Theo thống kê từ báo cáo công tác khám chữa bệnh tại trạm, năm
2008 tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi mắc bệnh NKĐSS chiếm 40,2%. Tỷ lệ này đến năm
2009 là 41% (tăng 0,8%). Nguyên nhân mắc bệnh chủ yếu theo cán bộ phụ trách
về SKSS tại TYT là “do nguồn nước ô nhiễm và vệ sinh kém, người dân thiếu
kiến thức về các bệnh NKĐSS”
Bệnh đường hô hấp: Các bệnh đường hô hấp chiếm 24,8% năm 2009. Thị

trấn Yên Viên nằm trên quốc lộ 1A, lưu lượng xe cộ qua lại đông (chủ yếu là xe
tải chở vật liệu xây dựng ), có khoảng 30 cơ quan xí nghiệp sản xuất kinh doanh
gây ô nhiễm không khí, khói bụi dễ dẫn đến các bệnh đường hô hấp. Theo kết quả
đánh giá nhanh tại cộng đồng, có 19/27 đối tượng được phỏng vấn cho rằng các
bệnh về đường hô hấp do bụi giao thông và khói bụi tại các xí nghiệp sản xuất là
vấn đề sức khỏe nổi cộm nhất. [2]
Bệnh tiêu chảy: Thị trấn Yên Viên có điều kiện kinh tế phát triển, nhưng tỷ lệ
mắc bệnh tiêu chảy vẫn còn cao, chiếm 17,2% trong mô hình bệnh tật của thị trấn
năm 2009. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là vấn đề thiếu nước
sạch. Theo kết quả phỏng vấn tại cộng đồng, người dân cho biết “nước mất vệ
sinh, màu vàng, cặn, mùi tanh” (nữ, 34 tuổi), “làm gì có nước máy sạch, nhà tôi
toàn phải mua nước tận bên Đình Bảng” (nam, 50 tuổi). Bên cạnh đó là vấn đề
VSATTP không đảm bảo. Năm 2009, tuy không có báo cáo về ngộ độc thực phẩm
7
trên địa bàn thị trấn, nhưng số các cơ sở thức ăn đường phố không đạt 10 chỉ tiêu
VSATTP của quốc gia là 20/78, chiếm tới 25,6%. [2]
3. Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên
Để xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên, nhóm sử dụng phương pháp phân tích
vấn đề sức khỏe tồn tại theo các yếu tố PKCNL và phương pháp xác định ưu tiên
theo thang điểm cơ bản (BPRS) dựa trên 3 yếu tố: phạm vi của vấn đề (A), tính
nghiêm trọng của vấn đề (B) và hiệu quả của can thiệp (C)
3.1 Phân tích các vấn đề sức khỏe tồn tại theo các yếu tố PKCNL
Bảng 1: Bảng cho điểm các vấn đề theo phương pháp P.K.C.N.L
Vấn đề sức khỏe
P
(Phù hợp)
K
(Kinh tế)
C
(Chấp nhận)

N
(Nguồn lực)
L
(Luật pháp)
Cận thị học sinh tiểu học 1 1 1 1 1
Bệnh NKĐSS ở phụ nữ
15-49 tuổi
1 1 1 1 1
Bệnh đường hô hấp 1 1 1 1 1
Bệnh tiêu chảy 1 1 1 1 1
Cả 4 vấn để trên đều là những vấn đề sức khỏe được các ban ngành và cộng
đồng quan tâm cũng như chấp nhận do nếu không được giải quyết đều có tác động
và ảnh hưởng lâu dài đến kinh tế và sức khỏe người dân. Ngoài ra, các can thiệp
giải quyết cả 4 vấn đề này đều mang lại lợi ích cho cộng đồng, phù hợp với pháp
luật và có khả năng nhận được sự hỗ trợ từ các ban ngành. Lý giải chi tiết các vấn
đề sức khỏe theo các yếu tố P.K.C.N.L (chi tiết trong phụ lục 5 trang 38)
Sau khi phân tích theo các yếu tố P.K.C.N.L, nhóm nhận thấy tất cả vấn đề sức
khỏe trên đều có thể can thiệp tại địa phương, được cộng đồng quan tâm, ủng hộ.
3.2 Chấm điểm lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên theo phương pháp BPRS
Bảng 2: Bảng cho điểm các vấn đề theo thang điểm BPRS
STT
Vấn đề sức khỏe A – Phạm vi
ảnh hưởng
B – Tính
nghiêm trọng
C – Tính
hiệu quả
Kết quả
(A+2B)x
C

1
Cận thị học sinh
tiểu học
5 7 6 114
2
NKĐSS ở phụ nữ
15-49 tuổi
6 6 5 90
3
Bệnh đường hô hấp 5 6 3 51
8
4
Bệnh tiêu chảy 5 4 3 39
Lý giải cho việc chấm điểm theo thang điểm BPRS (Chi tiết trong phụ lục 6
trang 40)
Từ bảng chấm điểm trên, nhóm lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên can thiệp tại
thị trấn là “Cận thị ở học sinh tiểu học”.
III. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CAN THIỆP
1. Cây vấn đề
9
10
Yếu tố môi trường,
dịch vụ và trường học
Yếu tố sinh học, bệnh tật
Yếu tố cá nhân, gia đình
11
Phụ huynh thiếu quan
tâm đến vấn đề cận thị
của học sinh
Học sinh thiếu

Vitamin A
Đọc sách xem tivi quá
gần
Sử dụng máy vi tính ,
chơi game nhiều
Chế độ nghỉ ngơi mắt
chưa hợp lý
Thời gian học
ở trường nhiều
Nội dung kiến
thức nhiều
Học thêm
nhiều
TỶ LỆ CẬN
THỊ Ở HỌC
SINH TIÊU
HỌC YÊN VIÊN
CAO
Cán bộ mới,
kiến thức, kỹ
năng về chăm
sóc mắt còn hạn
chế
Nội dung truyền
thông chưa hấp
dẫn
Phương pháp
truyền thông
chưa đa dạng
Truyền thông

cho học sinh
chưa hiệu quả
Khám phát hiện
sớm, điều trị cận thị
cho học sinh chưa
hiệu quả
Sinh thiếu
tháng, nhẹ cân
Di truyền
Chưa có chương
trình truyền
thông cho phụ
huynh
Áp lực từ phía
gia đình
Thiếu sự phối hợp giữa
các ban ngành đoàn thể
Chương trình phòng
chống cận thị chưa hiệu
quả
Thói quen
không tốt
cho mắt
của học
sinh
Học
sinh
thiếu
kiến
thức

về
phòng
chống
cận thị
Học sinh
ngồi học
không
đúng tư
thế
12
Phụ
huynh
thiếu
kiến
thức
về phòng
chống
cận thị
2. Phân tích vấn đề
Từ kết quả phỏng vấn 88 học sinh (chi tiết phụ lục 7 trang 43), phát vấn 55
phụ huynh (chi tiết phụ lục 8 trang 43), phỏng vấn sâu hiệu trưởng và cán bộ giáo
viên trường học (chi tiết phụ lục 9, 10 trang 54, 56) và quan sát 5 lớp học (chi tiết
phụ lục 11 trang 62) cho thấy các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ cận thị học sinh tiểu
học cao ở Yên Viên thuộc ba nhóm yếu tố gồm: các yếu tố sinh học, bệnh tật; yếu
tố cá nhân, gia đình và yếu tố môi trường, dịch vụ, trường học.
2.1 Yếu tố sinh học, bệnh tật
Di truyền: Nguyên nhân gây cận thị bẩm sinh là do yếu tố di truyền, cha mẹ
cận thị thì con cũng bị cận thị. “…trong lớp có một học sinh cận đến tận 9 độ, mà
bố mẹ em đó nói thằng bé bị cận bẩm sinh… Theo mình cận thị cũng là do cả di
truyền nữa.” (Phỏng vấn GVCN lớp 1A). Qua phỏng vấn 88 học sinh, trong đó có

46 học sinh bị cận thị thì có 39,1% là có người trong gia đình bị cận.
2.2 Yếu tố cá nhân, gia đình
Trẻ thiếu kiến thức về phòng chống cận thị: Đa phần học sinh thuộc các
khối lớp 1, 2, 3 hiểu biết không nhiều về cận thị và cách phòng chống cận thị.
Theo kết quả phỏng vấn 88 học sinh, 58% học sinh thiếu kiến thức về tật cận thị,
45,5% học sinh không biết nguyên nhân gây cận thị là thiếu ánh sáng và 54,5%
không biết rằng ngồi học sai tư thế có thể gây ra cận thị. Do đó các em thường có
những thói quen không tốt cho mắt như: đọc sách, xem ti vi quá gần hoặc chơi
điện tử nhiều. Khi phỏng vấn sâu, giáo viên cũng phản ánh tình trạng các em lén
đọc truyện dưới ngăn bàn trong giờ học hoặc đọc truyện trong chăn vào giờ ngủ
trưa, ánh sáng không đủ và khoảng cách đọc quá gần.
Ngồi học sai tư thế: Tư thế ngồi học không ngay ngắn, cúi gằm mặt khi đọc,
viết bài, thậm chí nằm bò ra đất hay ra bàn để học là một trong những nguyên
nhân gây cận thị ở học sinh. “…do tư thế ngồi học của các em bị sai lệch và
không có người nhắc nhở thường xuyên, khi các tư thế ngồi học không được rèn
từ nhỏ sẽ chuyển thành thói quen và khó thay đổi sau này.” (Phỏng vấn GVCN
lớp 5B). Theo kết quả phỏng vấn định lượng học sinh cho thấy 54,5% học sinh
chưa đạt điểm thực hành phòng chống cận thị. Trong những học sinh bị cận thị có
37% thường vừa nằm, học, viết hay vẽ; tỷ lệ này ở nhóm không cận thị chỉ là 19%.
Bố mẹ thiếu kiến thức về cận thị và phòng chống cận thị: Theo kết quả phát
vấn phụ huynh cho thấy chỉ có 34,5 % phụ huynh biết được cận thị là “tật mắc
13
phải khi học”. Hầu hết phụ huynh biết một số biểu hiện thông thường của cận thị
như “không nhìn rõ vật ở xa và chỉ nhìn rõ vật ở cự li gần” (81,8%). Nhưng rất ít
phụ huynh biết biểu hiện sớm của cận thị “sợ ánh sáng chói” (18,2%), “nghiêng
đầu khi xem tivi” (23,6%), “kết quả học tập giảm sút” (25,5%).
Khi hỏi về nguyên nhân cận thị đa số phụ huynh đề cập đến xem tivi, đọc
sách báo và điện tử còn những nguyên nhân khác như do di truyền, bẩm sinh, đẻ
non chỉ có 20% và nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng chỉ là 14,5%.
Thiếu kiến thức dẫn đến phụ huynh có thực hành chưa tốt về phòng chống

cận thị cho trẻ. Do vậy chỉ có 50% phụ huynh đưa con em mình đi khám mắt
thường xuyên. 74,6% phụ huynh thường xuyên kiểm tra nhắc nhở trẻ ngồi học
đúng tư thế nhưng tỉ lệ các em ngồi học đúng tư thế chỉ đạt 58,2%. Phụ huynh học
sinh cho biết “ngày nào cũng nhắc đấy nhưng sau 10 phút mà không để ý là nó lại
quay ngang quay dọc rồi” “nhắc mãi chúng nó chẳng nghe đâm ra chán”.
2.3 Yếu tố môi trường, dịch vụ và trường học
Chương trình học quá tải: Nhà trường tổ chức cho học sinh học chính khóa 2
buổi/ngày, khối lượng kiến thức nhiều buộc các em phải dành nhiều thời gian học.
Ngoài ra, phụ huynh còn cho con em mình đi học phụ đạo và tạo áp lực học tập
cho các em. “…thời gian học tập quá nhiều, các em ít được tiếp cận với môi
trường tự nhiên làm tăng nguy cơ mắc cận thị.” (Phỏng vấn CBYT trường học).
Truyền thông cho học sinh chưa hiệu quả: Truyền thông mới dừng lại ở các
chương trình phát thanh măng non hoặc vào giờ chào cờ, nội dung chưa thu hút
được sự chú ý của học sinh, chưa có các hình thức mới lạ hấp dẫn. Chỉ có 17%
học sinh cho biết được nghe thông tin về cận thị ở trường. Qua quan sát của nhóm
tại trường thì không thấy có tranh ảnh, pano, áp phích truyền thông về tật cận thị.
CBYT tại trường mới chuyển về công tác, còn thiếu kinh nghiệm và kĩ năng
truyền thông, tư vấn cho học sinh.
14
IV. MỤC TIÊU CAN THIỆP
1. Mục tiêu chung
Nâng cao kiến thức, thực hành của học sinh và phụ huynh trong việc phòng
chống cận thị góp phần giảm tỷ lệ mới mắc cận thị tại trường tiểu học thị trấn Yên
Viên, huyện Gia Lâm, Hà Nội từ ngày 01/07/2010 đến 01/07/2011.
2. Mục tiêu cụ thể
1.1. Tăng tỷ lệ học sinh trường tiểu học thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội có
kiến thức đầy đủ và đúng về phòng chống cận thị từ 42% lên 70% từ ngày
01/07/2010 đến 01/07/2011.
1.2. Tăng tỷ lệ phụ huynh học sinh trường tiểu học thị trấn Yên Viên, Gia Lâm,
Hà Nội có kiến thức đầy đủ và đúng về phòng chống cận thị từ 34.5% lên 70% từ

ngày 01/07/2010 đến 01/07/2011.
1.3. Tăng tỷ lệ học sinh trường tiểu học thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội
thực hành đúng về phòng chống cận thị từ 45.5% lên 65% từ ngày 01/07/2010 đến
01/07/2011.
1.4. Tăng tỷ lệ phụ huynh học sinh trường tiểu học thị trấn Yên Viên, Gia Lâm,
Hà Nội thực hành đúng về phòng chống cận thị từ 27.3% lên 70% từ ngày
01/07/2010 đến 01/07/2011.
V. XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP CAN THIỆP
15
Mục tiêu
Nguyên nhân
gốc rễ
Giải pháp Phương pháp thực hiện
Chấm điểm
T.hiện
(C/K)
H.Quả T.Thi Tích
Nâng cao kiến thức
và thực hành về
phòng chống cận thị
của học sinh trường
tiểu học thị trấn Yên
Viên, huyện Gia
Lâm, Hà Nội
Truyền thông
cho học sinh
chưa hiệu quả
Nâng cao hiệu
quả truyền thông
cho học sinh về

Tổ chức cuộc thi “tìm hiểu về tật cận thị và cách
phòng chống” cho học sinh toàn trường
5 4 20 C
Sử dụng sách ảnh, truyện tranh màu có nội dung
dễ hiểu, hóm hỉnh về phòng chống cận thị
4 4 16 C
Tư vấn trong các đợt khám sức khỏe định kỳ cho
học sinh và thầy cô giáo
3 3 9 K
Treo tranh ảnh về phòng chống cận thị trong các
lớp học
3 5 15 C
Truyền thông tại trường vào các giờ sinh hoạt
đầu tuần do đội tuyên truyền măng non thực hiện
4 4 16 C
Tăng cường hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và kĩ
năng truyền thông về phòng chống cận thị giữa
CB TYT, CBYT trường học và giáo viên
4 4 16 C
Học sinh ngồi
học không
đúng tư thế
Sử dụng giá đỡ
chống cận thị khi
học sinh ngồi học
Vận động nhà trường, phụ huynh và các cấp
chính quyền trang bị giá đỡ chống cận thị cho
khối lớp 1
5 3 15 C
Nâng cao kiến thức

và thực hành về
phòng chống cận thị
của phụ huynh học
sinh trường tiểu học
thị trấn Yên Viên,
huyện Gia Lâm, Hà
Nội
Chưa có
chương trình
truyền thông
về phòng
chống cận thị
học đường
cho phụ
huynh
Xây dựng chương
trình truyền thông
về phòng chống
cận thị cho phụ
huynh
Lồng ghép truyền thông về tật cận thị và cách
phòng chống trong các buổi họp phụ huynh
4 4 16 C
Tư vấn tại trạm cho phụ huynh 4 2 8 K
Treo pano, áp phích trong và trước cổng trường 3 5 15 C
Phát tờ rơi về kiến thức về phòng chống cận thị
tại cổng trường giờ tan học
3 4 12 K
Tuyên truyền qua loa truyền thanh thị trấn về
kiến thức và thực hành phòng chống cận thị

4 4 16 C
16
Huy động được sự
tham gia của các ban
ngành và cộng đồng
Thiếu sự phối
hợp giữa các
ban ngành
Vận động sự phối
hợp và hỗ trợ từ
các ban ngành
Vận động nhà trường, phụ huynh và các cấp
chính quyền trang bị giá đỡ chống cận thị cho
khối lớp 1
5 3 15 C
Huy động các ban ngành hỗ trợ nguồn lực trang
bị thiết bị khám và phát hiện các tật về mắt cho
trạm y tế
4 2 8 K
Chi tiết phần lý giải phương pháp chấm điểm chọn giải pháp can thiệp được trình bày trong phụ lục 14 trang 70
VI. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
1. Kế hoạch hành động chi tiết
Giải pháp 1: Nâng cao hiệu quả truyền thông cho học sinh về kiến thức, thực hành phòng chống cận thị
STT
Tên hoạt
động
Thời gian
Địa điểm
Người thực
hiện

Người
phối hợp
Người
giám sát
Phương
tiện
Kinh phí
(VNĐ)
Kết quả
mong đợi
Bắt đầu Kết thúc
Hoạt động 1: Tổ chức cuộc thi “tìm hiểu về tật cận thị và cách phòng chống tật cận thị” cho học sinh toàn trường
1
Xây dựng kế
hoạch cuộc
thi trình ban
giám hiệu
xét duyệt
27/10/2010 29/10/2010 Phòng hành
chính TYT
CBYT tại
trường học
Nhóm sinh
viên
Trạm
trưởng
trạm y
tế, Hiệu
trưởng
Văn phòng

phẩm, nội
dung các
cuộc thi
tham khảo
Hỗ trợ cán
bộ chương
trình:
300.000
Xây dựng
được kế hoạch
tổ chức cuộc
thi với nội
dung hấp dẫn
2
Huy động tài
trợ từ phụ
huynh và các
ban ngành
6/11/2010 12/11/2010 Nhà văn hóa
thị trấn
Cán bộ
chương trình
Ban giám
hiệu, trạm
trưởng
TYT
Hội
trưởng
hội phụ
huynh

Các tài liệu
liên quan
In tài liệu:
100.000
Nhận được tài
trợ từ phụ
huynh và các
ban ngành
3 Thông báo 15/11/2010 18/11/2010 Từng lớp GVCN các Lớp trưởng CBYT Chọn ra đội
17
cho học sinh học lớp từng lớp trường tham dự thi
4
Liên hệ thuê
phông bạt và
trang trí sân
khấu
17/11/2010 18/11/2010 Cán bộ y tế
trường học
Nhóm sinh
viên
Ban
giám
hiệu, CB
TYT
Phông bạt,
loa đài,
bàn, ghế,
đồ trang trí
1.000.000 Hoàn thiện
trang trí sân

khấu
5
Tổ chức
cuộc thi
trong buổi
mít tinh
mừng 20/11
19/11/2010 19/11/2010 Sân trường
tiểu học thị
trấn Yên
Viên
2 thầy cô
giáo có khả
năng dẫn
chương trình
Nhóm sinh
viên, ban
giám khảo
(thầy cô,
phụ huynh)
CB
UBND,
TYT
Micro, kịch
bản, bộ câu
hỏi, phần
thưởng
1.000.000 Học sinh, phụ
huynh nắm
được những

kiến thức về
cận thị
Hoạt động 2: Sử dụng sách, truyện tranh màu có nội dung dễ hiểu, hóm hỉnh về phòng chống cận thị
1
Chuẩn bị nội
dung, thiết
kế sách,
truyện
01/08/2010 20/08/2010 TYT Cán bộ
chương
trình, người
thiết kế
Nhóm sinh
viên
Hiệu
trưởng
Tài liệu
tham khảo
Tiền công
và thuê
thiết kế:
1.000.000
Nội dung sách
truyện dễ hiểu,
phù hợp, hình
thức đẹp
2
Thử nghiệm
thông điệp
truyền thông

và chỉnh sửa
21/08/2010 28/08/2010 Trường tiểu
học thị trấn
Yên Viên
Cán bộ
chương trình
CBYT
trường, CB
TYT
Cán bộ
chương
trình
Phương
tiện đi lại
50.000 Học sinh hiểu
thông điệp
truyền thông
qua sách, truyện
3
In sách,
truyện
29/08/2010 30/08/2010 Nhà xuất
bản
Nhà xuất
bản
Cán bộ
chương
trình
Trạm
trưởng

TYT
10.000 x
125 (q) =
1.250.000
Hoàn tất việc in
sách theo kế
hoạch
4
Phát sách,
tranh truyện
cho học sinh
15/09/2010 15/09/2010 Trường tiểu
học thị trấn
Yên Viên
GVCN các
lớp
CBYT
trường, CB
TYT
Cán bộ
chương
trình
Mỗi lớp nhận
được 5 quyển
Hoạt động 3: Treo tranh ảnh về phòng chống cận thị trong các lớp học
18
1
Liên hệ TT
truyền thông
GDSK

huyện xin
mẫu tranh
01/07/2010 10/07/2010 TT truyền
thông
GDSK
huyện Gia
Lâm
Cán bộ
chương trình
UBND Cán bộ
TTYT
huyện
Phương
tiện đi lại
200.000 Liên hệ và xin
được 25 tranh
ảnh về tư thế
ngồi học đúng
2
Dán tranh. 15/07/2010 15/07/2010 Trường Tiểu
học Yên
Viên
CB TYT Nhóm sinh
viên
Hiệu
trưởng
Tranh ảnh,
băng dính,
keo dán
50.000 Mỗi lớp học có

1 tranh
Hoạt động 4: Truyền thông trong nhà trường do đội tuyên truyền măng non thực hiện
1
Thành lập
đội tuyên
truyền măng
non
01/10/2010 07/10/2010 Trường tiểu
học Yên
Viên
Cán bộ
chương trình
Nhóm sinh
viên
Trạm
trưởng
TYT
Danh sách
cần thiết
Thành lập được
đội tuyên truyền
măng non nhiệt
tình tham gia
2
Tập huấn
cho đội
tuyên truyền
măng non
11/10/2010 16/10/2010 Trường tiểu
học Yên

Viên
Cán bộ
chương trình
Cán bộ y tế
trường
Trạm
trưởng
TYT
Tài liệu,
mô hình
cần thiết
Đội có đủ kiến
thức, kĩ năng
tuyên truyền
phòng chống
cận thị
3
Tiến hành
truyền thông
thông qua
đội tuyên
truyền măng
non
Tuyên truyền định kì hàng
tuần vào các giờ sinh hoạt
đầu tuần từ 18/10/2010
đến
01/07/2011
Trường tiểu
học Yên

Viên
Đội tuyên
truyền măng
non
Cán bộ y tế
trường
Hiệu
trưởng,
CBYT
trường
Tài liệu
truyền
thông
Đội tuyên
truyền măng
non hoạt động
thường xuyên,
hiệu quả
Hoạt động 5: Tăng cường hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và kĩ năng truyền thông về phòng chống cận thị giữa CB TYT và CBYT trường học và
19
giáo viên
1
Liên hệ gặp
gỡ CBYT
trường và
giáo viên
Diễn ra trong toàn bộ
chương trình
Trường tiểu
học Yên

Viên
Cán bộ
TYT, CBYT
trường học
Nhóm sinh
viên
Trạm
trưởng
TYT
Phương
tiện đi lại
Sắp xếp được
lịch gặp gỡ
CBYT trường
2
Chia sẻ kinh
nghiệm và kĩ
năng truyền
thông
Trường tiểu
học Yên
Viên
Cán bộ
TYT, CBYT
trường học
Nhóm sinh
viên
Trạm
trưởng
TYT

Nâng cao kĩ
năng truyền
thông cho
CBYT trường
Giải pháp 2 : Xây dựng chương trình truyền thông về phòng chống cận thị cho phụ huynh
Hoạt động 6: Lồng ghép truyền thông về tật cận thị và cách phòng chống trong các buổi họp phụ huynh
1
Liên hệ với
ban giám
hiệu nhà
trường
06/09/2010 06/09/2010 Trường tiểu
học Yên
Viên
Cán bộ
chương trình
Phòng y tế
trường học
Trạm
trưởng
Phương
tiện đi lại
50.000 Được trường
cho phép lồng
ghép truyền
thông trong họp
phụ huynh
2
Thiết kế,
chuẩn bị tài

liệu phát tay,
tài liệu
truyền thông
07/09/2010 12/09/2010 TYT Cán bộ
chương trình
Nhóm sinh
viên
Trạm
trưởng
TYT
Bản mẫu tài
liệu để pho
to, in ấn
1.000.000 Chuẩn bị đủ tài
liệu cần thiết
3 Tiến hành
truyền thông
lồng ghép
trong buổi
họp và duy
15/9/2010 15/9/2010 Từng lớp
học
Cán bộ
chương trình
GVCN các
lớp,
CBYT
trường
Cán bộ
TTYT

huyện
Tài liệu
truyền
thông
70% phụ huynh
có được kiến
thức về cận thị
và cách phòng
chống
20
trì liên lạc
với phụ
huynh thông
qua sổ liên
lạc
Hoạt động 7: Treo panô, áp phích trong trường và trước cổng trường
2
Thiết kế pano
áp phích
05/09/2010 15/09/2010 Phòng thiết
kế
Chuyên gia
thiết kế
Cán bộ
chương
trình
Cán bộ
TTYT
huyện
Xe máy, các

ý tưởng thiết
kế
Thuê
thiết kế:
500.000
3
In pano,áp
phích
16/09/2010 20/09/2010 Nhà in Nhà in Nhóm sinh
viên
Trạm
trưởng
TYT
300.000/tờ
x 5 tờ =
1.500.000
4
Treo pa nô,
áp phích
21/09/2010 21/09/2010 Trường tiểu
học Yên Viên
Cán bộ
chương trình
Nhóm sinh
viên
Cán bộ
TTYT
huyện
Pano, áp
phích, băng

dán, keo
dính…
50.000 Hoàn tất việc
treo pano, áp
phích
Hoạt động 8: Tuyên truyền phát thanh qua loa truyền thanh tại thị trấn
1
Liên hệ xin
sự đồng ý
của UBND
01/07/2010 02/07/2010 UBND thị
trấn
Cán bộ
chương trình
Trạm
trưởng
TYT
Cán bộ
TTYT
huyện
Giấy giới
thiệu từ
TTYT
Được sự đồng ý
của UBND để
phát thanh
2
Chuẩn bị bài
truyền thông
và lên kế

hoạch, bố trí
thời gian
Thứ 2 đến
thứ 5 tuần 1
hàng tháng
từ
01/07/2010
01/07/2011 TYT Cán bộ
chương trình
Cán bộ
TYT
Cán bộ
phát thanh
tại thị trấn
Cán bộ
TTYT
huyện
Bài truyền
thông,
Loa đài
Bồi
dưỡng
CB phát
thanh:
50.000/ng
Các bài truyền
thông phù hợp
với từng thời
điểm truyền
thông

21
3
Tiến hành
phát thanh
1 lần/tuần
trong các
tháng 7,8,
10, 11, 1, 2,
4, 5 từ ngày
01/07/2010
01/07/2011 Phòng phát
thanh
Cán bộ phát
thanh
Cán bộ
TYT
Trạm
trưởng
TYT
Bài truyền
thông, loa
đài
30.000/lầ
n x 32 lần
= 960.000
80% người dân
nghe và hiểu
được nội dung
bài truyền thanh
Giải pháp 3: Vận động sự phối hợp và hỗ trợ từ các ban ngành đoàn thể và cộng đồng

Hoạt động 9: Vận động nhà trường, phụ huynh và các cấp chính quyền trang bị giá đỡ chống cận thị cho khối lớp 1
1
Xin ý kiến
đóng góp từ
trường, sự
chỉ đạo, giúp
đỡ từ UBND
5/11/2010 10/11/2010 UBND Cán bộ
chương trình
Trạm
trưởng
Trạm
trưởng
Nhận được sự
giúp đỡ của
trường và UBND
2
Vận động sự
hỗ trợ từ phụ
huynh, nhà
trường, các
ban ngành
trang bị giá
đỡ chống
cận cho học
sinh khối 1
11/11/2010 15/11/2010 Thị trấn Yên
Viên
Cán bộ
chương trình

Hội trưởng
hội cựu
chiến binh,
hội phụ
nữ
Trạm
trưởng,U
BND
Phương
tiện đi lại
Nhận được sự
đồng ý và hỗ trợ
về nguồn tài trợ
Tổng kinh phí: 9.060.000 VNĐ
Bảng dự kiến thuận lợi, khó khăn và hướng khắc phục, chi tiết trong phụ lục 15 trang 73
22
2. Kế hoạch hoạt động theo thời gian
STT Tên hoạt động
Tháng
7 8 9 10 11 12 1 2 3 4 5 6
1
Tổ chức cuộc thi “tìm hiểu về tật cận thị và cách phòng chống
tật cận thị” cho học sinh toàn trường
2
Sử dụng sách, truyện tranh màu có nội dung dễ hiểu, hóm hỉnh
về phòng chống cận thị
3 Treo tranh ảnh về phòng chống cận thị trong các lớp học
4
Truyền thông tại trường học do đội tuyên truyền măng non
thực hiện

5
Tăng cường hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và kĩ năng truyền
thông về cận thị giữa CB TYT và CBYT trường họ
6
Lồng ghép truyền thông về tật cận thị và cách phòng chống
trong các buổi họp phụ huynh
7 Treo panô, áp phích trong trường và trước cổng trường
8 Tuyên truyền phát thanh qua loa truyền thanh tại thị trấn
9 Treo panô, áp phích trong trường và trước cổng trường
23
VII. KẾ HOẠCH GIÁM SÁT
1. Mục tiêu giám sát
1.1. Đảm bảo các hoạt động trong kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ
1.2. Đảm bảo hỗ trợ về mặt tổ chức và triển khai cho hoạt động truyền thông
1.3. Đảm bảo các bên liên quan thực hiện đầy đủ vai trò trách nhiệm trong kế
hoạch hoạt động.
2. Sơ đồ giám sát và phối hợp
24
Trạm Y tế
Thị trấn Yên Viên
Trung tâm y tế
huyện Gia
Lâm
Cán bộ chuyên
trách y tế học
đường tại trạm
Cán bộ y tế
học đường tại
trường
Cán bộ y tế huyện

phụ trách chương
trình y tế học đường
Nhóm sinh viên
Trường tiểu học
Thị trấn Yên Viên
Hội phụ
huynh
Giám sát trực tiếp
Giám sát gián tiếp
Ghi chú:
ĐƠN VỊ PHỐI HỢP ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
Ủy ban nhân
dân Thị trấn
Yên Viên
3. Nhiệm vụ của các cơ quan/ thành viên giám sát
STT
Cơ quan/thành
viên giám sát
Chức năng, nhiệm vụ
1
TTYT huyện
Gia Lâm
- Điều phối cán bộ để phối hợp thực hiên can thiệp
- Giám sát về mặt chuyên môn kĩ thuật
2
UBND thị trấn
Yên Viên
- Hỗ trợ về kinh phí cho can thiệp
- Giám sát về mặt tổ chức các hoạt động của chương
trình

3
TYT thị trấn
Yên Viên
- Điều phối chung các hoạt động của can thiệp
- Làm công tác tổ chức chương trình
- Hỗ trợ cán bộ phụ trách chương trình triển khai
can thiệp
- Giám sát các hoạt động của cán bộ phụ trách
chương trình, nhóm sinh viên
4
Cán bộ phụ
trách chương
trình phòng
chống cận thị
học đường
- Trực tiếp thực hiện can thiệp
- Thực hiện các chỉ đạo của trạm trưởng TYT
- Giám sát các hoạt động của CTV, phát thanh viên
5
Nhóm sinh viên
- Phối hợp với cán bộ phụ trách chương trình lập kế
hoạch can thiệp
- Theo dõi, giám sát, và hiệu chỉnh các các hoạt
động của can thiệp theo thời gian
7
Trường tiểu học
thị trấn Yên
Viên
- Địa điểm thực hiện can thiệp
- Thực hiện các chỉ đạo của chương trình tới giáo

viên, phụ huynh và học sinh
- Phối hợp thực hiện, giám sát, đánh giá chương
trình
9
Cán bộ y tế
huyện
- Thực hiện công tác giám sát chương trình
10 Cán bộ y tế học
đường trường
- Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho học
sinh trong trường
- Phối hợp cùng CB TYT, cán bộ chương trình thực
hiện công tác chăm sóc sức khỏe và đánh giá sức
25

×