Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Báo cáo thực hành môn sinh học phân tử kỹ thuật di truyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392 KB, 17 trang )


1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
KHOA CNSH &CNTP




BÁO CÁO THỰC HÀNH
MÔN: SINH HỌC PHÂN TỬ KỸ - THUẬT DI TRUYỀN



Giảng viên: ThS. Dương Hữu Lộc
Sinh viên: Đỗ Thị Hào
Lớp: CNSH43






Thái Nguyên, 2013

2
Bài 1
TÁCH CHIẾT DNA TỔNG SỐ
I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
1.1 Mục đích
Tách chiết DNA tổng số nhằm mục đích thu nhận DNA ra khỏi cấu trúc


bao bọc của tế bào, để phục vụ cho các nghiên cứu và ứng dụng sinh học phân
tử. Điều quan tâm là thu nhận được các phân tử DNA ở trạng thái nguyên vẹn
không bị phân hủy.
1.2 Đối tượng : Lá đậu tương.
II. VẬT TƯ – HÓA CHẤT
TT

Tên dụng cụ, hóa chất Số lượng Ghi chú
1 Cồn tuyệt đối 1 lít
2
Dụng cụ dạng thìa nhựa 2
mm
10 chiếc
3 Ống fancol 10 chiếc
4 Bộ micropipet 2 bộ Kèm 30 đầu côn các loại
5 Ống eppendorp loại 2 ml 30 chiếc Ghi sẵn thứ tự theo số mẫu

6 Ống eppendorp loại 1,5 ml

30 chiếc Ghi sẵn thứ tự theo số mẫu

7 Máy ổn nhiệt 1 máy
8 Máy lắc (votex) 1 máy
9 Máy ly tâm 1 máy
10 Máy spindown 1 máy
11 Tris HCl 1M, pH = 8 6 ml
12 NaCl 5M 5,6 ml
13 EDTA 0,5 M, pH = 8 1,2 ml
14 CTAB 4% 0,8 gam


3
15 NaH
2
PO
4
0,16 gam
16 Sorbitol 2M 7 ml
17 Isoamyl 0,75 ml
18 Cloroform 18 ml
19 Isopropannol 100% 15 ml
20 Nước cất 1 lít
21 Nước cất đã khử ion 6 ml
Cách pha hóa chất.
1) Đệm CTAB 100 ml gồm:
- CTAB (Cetyltrimethyl ammonium bromide) : 2,25 gam
- β - Mercapto ethanol : 250 µl
- EDTA (Ethylenediamine tetraacetate) : 4,5 ml
- NaCl 5M : 30 ml
- Tris HCl (pH= 8,0) : 15 ml
- H
2
O : 55 ml
- Dung dịch đệm CTAB có tác dụng phá màng tế bào , bào quan, giải phóng ra
DNA.
- EDTA có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme DNase, bảo vệ DNA, phá vỡ
liên kết hóa trị II và do đó làm giảm tính bền vững của lớp màng ngoài tế bào vi
khuẩn
2) Đệm TE (Tris - EDTA) pH=8,0 gồm:
- Tris HCl (pH=8,0) :10 mM
- EDTA (pH=8,0) : 1mM

3) Enzyme RNase : 10 µg/ml
4) Cồn tuyệt đối lạnh : 50 ml

4
5) NaCl 5M : 20 ml
6) Dung dịch chloroform:isoamylalcohol (24:1)
- Chloroform không tan trong nước, do đó khi bổ sung vào dịch nuôi tế bào sẽ
làm cho dịch này phân thành 2 lớp( pha). Hỗn hợp ly tâm mạnh để phân tách
lớp. Protein bị kết tủa sẽ nằm ở pha giữa.
- Isoamylancohol là 1 ancohol với sự có mặt của cation hóa trị I ( Na
+
, K
+
,
NH
4
+
) có tác dụng làm kết tủa DNA.
7) Dung dịch phenol:chloroform:isoamylalcohol (25:24:1)
8) Dung dịch rửa mẫu là ethanol 70%:
- Sử dụng cồn tuyệt đối để loại bỏ một số muối lẫn tạp trong dung dịch mà
chúng kết tủa theo DNA.


III. CÁCH TIẾN HÀNH
3.1. Nguyên tắc
Nguyên tắc tách chiết DNA từ tế bào động vật, thực vật và vi khuẩn là
như nhau. Tuỳ từng loại mẫu phẩm sinh học, tuỳ từng mục đích nghiên cứu và
điều kiện phòng thí nghiệm có thể sử dụng các kỹ thuật tách chiết với các loại
hoá chất và dung môi khác nhau.

Các phương pháp tách chiết DNA thường được dùng gồm:
1. Phương pháp CTAB
2. Phương pháp PVP
3. Phương pháp phenol/chloroform
4. Phương pháp Silica
5. Phương pháp Guanidine-chloroform.
Trong phạm vi bài giảng thực hành này sẽ giới thiệu cách tách chiết DNA
tổng số theo phương pháp CTAB (Cetyl threemetyl amomnium bromide) -
phương pháp 1. Do tác giả Gawel và cộng sự đưa ra năm 1991 và đã có sự cải
tiến.
Nguyên tắc của phương pháp dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp cơ học là
nghiền và các hóa chất để phá vỡ vật liệu ban đầu là màng nhân, tạo thành hỗn

5
hợp đựng trong các ống Ependorp. Đồng thời kết hợp ly tâm để tách, các hóa
chất và loại bỏ những thành phần không mong muốn, từ đó thu nhận DNA.
3.2. Quy trình tách DNA (Gồm 10 bước)
- Bước 1: Tiến hành thu mẫu (mẫu lá), gói bằng giấy bạc để ngay vào trong nitơ
lỏng đến khi tách chiết DNA.
- Bước 2: Nghiền 0,2 - 0,3 gam lá đậu tương trong trong nitơ lỏng tành bột mịn.
- Bước 3: Chuyển bột mịn vào ống eppendof 2 ml. Thêm 1ml đệm CTAB đã ủ
ở 65
0
C trong 10 phút.
- Bước 4: Ủ các ống mẫu trên ở 65
0
C trong 90 phút, trong quá trình ủ tiến hành
đảo nhẹ 20 phút/ lần.
- Bước 5: Ly tâm 12.000 vòng/phút, ở 4
0

C. Hút phần dịch nổi ở phía trên sang
ống mới. Thêm 0,8 ml dung dịch chloroform:isoamylalcohol (24:1), lắc nhẹ trong 10
phút. Tiến hành ly tâm trong 10 phút, tốc độ 10.000 vòng/phút ở 4
0
C (lặp lại 2 lần).
- Bước 6: Hút lớp dịch nổi sang ống eppendof mới, bổ sung (25:24:1) theo tỉ lệ 1:1
và lắc nhẹ trong 10 phút. Tiến hành ly tâm 10.000 vòng/phút trong 10 phút, 4
0
C.
- Bước 7: Hút lớp dịch nổi sang ống mới rồi bổ sung isopropanol vào theo tỉ lệ
1:1 với mẫu, bổ sung thêm 3 µl NaCl 5M. Đảo đều trong 5-7 phút. Để mẫu trên ở tủ -
20
0
C qua đêm.
- Bước 8: Ly tâm 13.000 vòng/phút trong 15 phút để thu tủa.
- Bước 9: Rửa tủa với ehanol 70%. Sau đó ly tâm 12.000 vòng/phút trong 10
phút (lặp lại 2 lần).
- Bước 10: Tiến hành loại bỏ dịch lỏng, thu lấy tủa DNA. Làm khô bằng máy ly
tâm chân không trong 20 phút ở 30
0
C.
- Bước 11: Bổ sung 20 µl H
2
O cùng với 2 µl Rnase để hòa tan tủa DNA. Ủ
mẫu DNA ở tủ 37
0
C trong 30 phút. Đem cất giữ ở -20
0
C.
IV. Kết quả:

Kết quả điện di sản phẩm tách chiết:

6

Hình 1.3. Kết quả điện di tách chiết DNA tổng số từ đậu tương

Nhận xét:
Tách chiết DNA tổng số tương đối thành công, chấp nhận được , có DNA bị đứt
gãy, tuy nhiên lượng DNA thu được ít nên vạch không sáng rõ, còn mờ, ngoài ra
vẫn còn tạp chất như protein, bị lẫn RNA nhiều. Hầu hết các mẫu đều có DNA,
mẫu 8,9, 10 tách khá thành công, mẫu số 6 DNA không hiện có thể do trong quá
trình thao tác làm mất DNA hoặc tra mẫu điện di.
- Giếng số 1: Tách chiết DNA tổng số chấp nhận được, có DNA bị đứt
gãy. Lẫn tạp protein và RNA nhiều.
- Giếng số 2: Tách chiết DNA tổng số khá thành công, tuy nhiên mẫu
bị lẫn tạp protein, lượng DNA thu được ít, RNA lẫn tạp khá nhiều.
- Giếng số 3: Bị lẫn tạp protein, lượng DNA thu được ít hơn, có đứt
gãy.
- Giếng số 4: Tách chiết DNA tổng số chấp nhận được, DNA bị đứt
gãy, vạch sáng mờ, không rõ, lẫn tạp protein ( tạo thành dải vệt sáng
vir ) và RNA.
- Giếng số 5: Tách chiết DNA tổng số chấp nhận được, tuy nhiên lẫn
tạp protein còn dính tại miệng giếng và RNA cuối đường điện di.
- Giếng số 7 : Tách chiết DNA tổng số chấp nhận được, tuy nhiên lẫn
tạp protein còn dính tại miệng giếng và RNA cuối đường điện di.

7
- Giếng số 8: Tách chiết DNA tổng số chấp nhận được, DNA bị đứt
gãy, vạch sáng mờ, không rõ, lẫn tạp protein ( tạo thành dải vệt sáng
vir ) và RNA.

- Giếng số 9: Tách chiết DNA tổng số chấp nhận được, DNA bị đứt
gãy, vạch sáng mờ, không rõ, lẫn tạp protein ( tạo thành dải vệt sáng
vir ) và RNA.
- Giếng số 10: Tách chiết DNA tổng số chấp nhận được, tuy nhiên lẫn
tạp protein còn dính tại miệng giếng và RNA cuối đường điện di.
V. Giải thích:
Nguyên lí của quá trình tách chiết phá vỡ tế bào lá đậu tương :
- Phá vỡ tế bào , màng tế bào và mô.
- Loại bỏ tạp chất không phải DNA ( Protein, lipid, đường…)
- Phá vỡ tế bào bằng cách xử lí nhiệt, dung lực mạnh hơn để
phá vỡ liên kết, lực cơ học đảo trộn bằng máy vortex.
- CTAB : Chất tẩy rửa thường dùng để phá vỡ màng tế bào,
bào mòn màng tế bào. Màng tế bào là lớp kép phospholipid,
CTAB làm biến tính protein, phospholipid bị hòa tan.
Trong dung dịch đệm có các thành phần:
- Tris- HCl: ổn định pH.
- EDTA: Có ái lực cao với ion kim loại hóa trị II hấp thụ kim
loại nặng, bảo vệ DNA khỏi sự phân hủy của enzyme DNase,
enzyme nội bào hấp thụ Ca
+
, Mg
+
canh tranh với enzyme làm
enzyme không hoạt động.
- Khi bổ sung CTAB thì ủ ở 65ºC trong 1h và 10 phút đảo trộn
1 lần.
- CTAB hoạt động mạnh hiệu quả ở nhiệt độ khoảng 60- 70ºC,
mạnh hơn khi có ái lực cơ học tác động vào ( CTAB hoạt
động trong trường hợp có NaCl).
- CIAA bổ sung để tách chiết DNA, loại bỏ protein và các

thành phần khác không mong muốn, chloroform không kết
tủa DNA, có tác dụng biến tính CTAB, kết tủa CTAB.
- Isoamyalcohol: Loại bỏ, giảm khả năng tạo bọt, đồng thời
giúp tăng cường hỗ trợ khả năng kết tủa protein, hỗ trợ sự
phân pha. Sau khi bổ sung CIAA ly tâm thì có hiện tượng
phân pha ( 3 pha).
+ Pha trên : Là DNA.
+ Pha giữa: Chứa protein.
+ Pha dưới: Chứa xác cặn tế bào và dung dịch chloroform.
- CH
3
COONa 3M pH 5.5 : ion Na
+
vào trung hòa DNA triệt
tiêu khả năng hòa tan DNA, bổ sung isopropanol sẽ kết tủa
được DNA, phân tách và thu được DNA ( CH
3
COONa,
CH
3
COOK, NaCl : hỗ trợ kết tủa nhanh hơn).

8
- Rửa tủa bằng cồn 70%, không sử dụng nước cất để rửa để rửa
tủa vì DNA bị hòa tan trong nước không hòa tan trong cồn.
Nếu tủa lẫn muối : Muối hòa tan trong cồn 70%, cồn 100%
muối không tan, cồn kết tủa cả protein vì cậy khi rửa tủa bằng
cồn xong thì hút hết hết cồn và làm bay hơi hết cồn. Nếu còn
cồn sẽ làm biến tính enzyme không thực hiện được các phản
ứng sinh học phân tử tiếp theo.

- Hòa tan DNA bằng TE 1X hoặc nước khử ion, nước khử ion
và TE 1X đều có thể hòa tan tủa DNA nhưng ít khi sử dụng
nước khử ion vì rửa tủa bằng TE 1X hiệu quả hơn có thể bảo
quản được lâu, TE bảo quản tốt nhất vì có chứa EDTA ái lực
với ion kim loại hóa trị II, bảo vệ DNA khỏi sự phân hủy của
enzyme giúp bảo quản được lâu.
Hạn chế của TE là khi có sự có mặt của EDTA ức chế các
enzyme các phản ứng sinh học phân tử sau này. Cho nên sử
dụng TE ở nồng độ loãng, nếu không sẽ ức chế các phản ứng
sinh học sau này.
Sử dụng TE 1X là được.




















9
Bài 2
ĐIỆN DI TRONG GEL AGAROSE

I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
Mục đích
Điện di DNA trong gel agarose là kỹ thuật dùng để kiểm tra chất lượng
và hàm lượng DNA. Kỹ thuật dựa trên nguyên tắc: dựa vào đặc tính cấu trúc của
axít nucleic là đại phân tử tích điện âm đồng đều trên khắp bề mặt nên khi chịu
tác động của một điện trường chúng sẽ di chuyển về cực dương của điện trường.
II. THIẾT BỊ, HÓA CHẤT
2.1 Thiết bị, dụng cụ
- Bộ điện di DNA: Nguồn điện di (80 - 120V), giá và bể điện di, lược tạo
giếng điện di, khay thăng bằng nhờ giọt nước đổ bản gel.
- Cân điện tử
- Bình chịu nhiệt để đun agarose
- Lò vi sóng
- Ống eppendorp loại 2 ml
- Khay nhựa có nắp kín kích thước (10 x 20 x 30 cm) để nhuộm bản gel
- Máy lắc
- Máy soi gen
- Máy chụp ảnh (nếu có)
2.2. Hóa chất và cách pha hóa chất
- Agarose
- TAE 1X. TAE 1X được pha từ TAE 50X stock bao gồm:
+ 242 gam Tris base (FW = 121)
+ 57,1 ml glacial actic axit (axit axetic băng)
+ 100 ml EDTA (pH = 8)
+ Bổ sung nước cất lên thể tích 1lít.
Khi pha 1X sẽ cần 1 ml dung dịch 50X stock + 9 ml nước cất.

- Ethydium Bromide Solution nhuộm ở nồng độ 0,5% (0,5 μl/ml)

10
- Dye 6X. Dye 6X được pha loãng từ Dye 10X. Trong đó 10X sample
buffer stock bao gồm: 50% glycerol, 0,25% bromophenol, 0,25% xylene cyanole
FF và pha trong 1 x TAE buffer. Ví dụ: Để pha được 10 ml Dye 10X cần:
+ 5ml glycerol
+ 0,25% x 10 gam bromophenol
+ 0,25% x 10 gam xylene
+ Còn lại là 1 x TAE
10 ml Dye 6X sẽ được pha từ 6 ml Dye 10 X + 4 ml nước cất.
III. NỘI DUNG THÍ NGHIỆM
3.1. Nguyên lý
Dựa vào đặc tính cấu trúc của axít nucleic là đại phân tử tích điện âm
đồng đều trên khắp bề mặt nên khi chịu tác động của một điện trường chúng sẽ
di chuyển về cực dương của điện trường.
3.2. Các bước tiến hành
- Bước 1: Pha 0,8 gam agarose trong 100 ml TAE 1X, đun sôi bằng lò vi
sóng. Lưu ý khi đun bằng bình chịu nhiệt có nắp không được đậy nắp kín, hoặc
đun bằng cốc thủy tinh chỉ nên đổ khoảng 2 phần 3 thể tích cốc nhằm tránh tràn
khi sôi. Đun sôi để nguội đến 60
o
C (khi có thể dùng tai cầm được bình đựng
agarose là được) mới tiến hành đổ bản gel.
- Bước 2: Trước khi đổ bản gel cần lau sạch giá đổ bằng giấy thấm mềm
dễ hút nước sau đó mới cài lược. Lược tạo giếng được đặt ở phía cực âm của bể
điện di. Tiến hành cân bằng mặt phẳng của giá bể bằng giọt nước trên giá .
Đổ bản gel, bản gel trong bài thực hành này có kích thước dài 10 cm,
rộng 6,5 cm và cao 0,4 cm. Mỗi giếng sâu 0,3 cm, thể tích giếng chứa được 0,8
μl mẫu. Do vậy mỗi bản gel cần đổ 50 ml. Đợi khoảng 1 giờ cho khô và tháo

lược.
- Bước 3: Đổ khoảng 150 ml dung dịch TAE 1X vào bể điện di, dung tích TAE
có thể linh động thay đổi để phù hợp khi đặt bản gel trong bể.
- Bước 4: Đặt bản gel vào bể điện di, lưu ý có thể thêm hay bớt dung dịch TAE
1X, để được bản gel ngập 0,1 cm (1mm) so với bề mặt dung dịch điện di.
- Bước 5: Lấy 10 μl ở các mẫu DNA đã tách chiết trộn với 2μl Dye 6X bằng các
ống eppendorp mới (đã ghi thứ tự), vẩy nhẹ tay để mẫu DNA được trộn đều với
Dye 6X. Cho cẩn thận hỗn hợp 8μl ở ống vào giếng điện di bằng micropipet.
Ghi chép lại thứ tự của ống mẫu tương ứng với thứ tự của giếng. Mỗi ống mẫu

11
được dùng một đầu côn hút riêng. Khi tra mẫu vào giếng, một tay tỳ lên thành
giá của điện di làm điểm dựa, tay kia đưa micropipet sao cho đầu côn vừa sát
miệng giếng rồi bơm từ micropipet ra. Cần lưu ý thao tác này nếu không cẩn
thận sẽ làm tràn ra ngoài giếng hoặc vỡ miệng giếng.
Chạy điện di ở điện thế 100V trong 30 phút . Lúc này quan sát bằng mắt thường
có thể thấy hỗn hợp mẫu trong giếng điện di dịch chuyển chậm từ phía cực âm
sang cực dương.
- Bước 7: Lấy bản gel từ bể điện di ra nhuộm trong ethydium bromid 0,5μl/ml
trong 10 phút, thao tác nhuộm được thực hiện trên máy lắc, tốc độ chậm, chỉ
khoảng 50-70 vòng/phút. Lưu ý khi mang bản gel nhuộm cần cẩn thận vì
ethydium bromid rất độc hại với người và môi trường. Do đó, để giảm thiểu việc
tiếp xúc trực tiếp, cần dùng bằng thìa to, dạng bản, có cán dài (hình 13) để đưa
bản gel vào khay nhuộm, lấy ra khỏi khay, mang rửa lại bằng nước sạch, đến khi
đưa bản gel lên máy soi.
- Bước 8: Soi bản gel trên máy tia tử ngoại, khi đó các axít nucleic trong gel
agarose sẽ hiện hình dưới tia tử ngoại (UV) có bước sóng λ ≈ 300 nm nhờ
ethydium bromid. Chất này có khả năng xen gắn vào giữa các bazơ của axít
nucleic làm chúng phát sáng dưới dạng những vạch màu đỏ cam, dễ quan sát và
chụp ảnh.





Hình 4.9. Ảnh bản gel agarose

12
IV. Nhận xét:
- Điện di xác định độ tinh sạch, nguyên vẹn của DNA nhưng chỉ định
tính ( có hay không, nhiều hay ít, sáng hay mờ). Băng sáng thì
nhiều, băng mờ thì ít.
- Xác định độ tinh sạch: Lẫn tạp protein, RNA, protein điện tích
không rõ ràng thường bám vào DNA.
- Độ nguyên vẹn hoàn toàn không có nghĩa là toàn bộ đoạn DNA mà
là các dải đứt gãy lớn đảm bảo nguyên vẹn ( băng sáng).



13
Bài 3
KỸ THUẬT PCR


I. MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM
Mục đích
PCR (Polymerase Chain Reaction) lần đầu tiên được Karl Mulis mô tả năm
1984. Phản ứng chuỗi polymerase là một kỹ thuật đơn giản cho phép nhân bản nhanh
một trình tự DNA lên rất nhiều lần trong vài giờ. PCR được thực hiện khi có khuôn,
Taq-polymerase, các mồi chuyên biệt gồm, bốn loại deoxy-ribonucleotide
triphotphate (dNTP), dung dịch đệm và ion Mg

2+
. PCR là một công cụ hữu hiệu cho
việc phân tích gen, vì nó có khả năng tạo ra một lượng lớn các trình tự DNA đặc hiệu
từ bất kỳ cơ thể nào.
II. DỤNG CỤ HÓA CHẤT
2.1. Dụng cụ
- Lò vi sóng
- Cân điện tử
- Bình chịu nhiệt 500 ml
- Ống PCR
- Máy ly tâm
- Máy lắc
- Máy PCR
- Bộ điện di
- Máy soi gen
2.1. Hóa chất và các thành phần của phản ứng PCR
- Enzyme Taq polymerase
- Buffer PCR
- MgCl
2
PCR
- Nước cất đã khử ion
- Đoạn DNA làm mồi (primer) gồm: Hai đoạn mồi chuyên biệt mồi xuôi
“sens primer” hay “forward primer” và mồi ngược “antinsens primer” hay

14
“reverse primer”, chúng là những đoạn DNA mạch đơn ngắn (olgonucleotide) có
khả năng bắt cặp bổ sung với đầu 3’ theo chiều phiên mã của gen.
- dNTP gồm 4 loại: dATP, dTTP, dCTP và dGTP
- Ethydium bromid

III. CÁCH TIẾN HÀNH
3.1. Nguyên lý
Phản ứng chuỗi polymerase là một kỹ thuật đơn giản cho phép nhân bản
nhanh một trình tự DNA lên rất nhiều lần trong vài giờ. PCR được thực hiện khi
có khuôn, Taq-polymerase, các mồi chuyên biệt gồm, bốn loại
deoxyribonucleotide triphotphate (dNTP), dung dịch đệm và ion Mg
2+
.
3.2. Các bước thực hiện
Bước 1: Làm tan băng các hóa chất cho phản ứng PCR
- Các hóa chất sử dụng cho phản ứng PCR được bảo quản ở -20
0
C, vì vậy
trước khi thực hiện phản ứng cần phải làm tan băng các loại hóa chất này
bằng cách đưa các ống hóa chất ra môi trường ngoài. Để tan từ từ ở nhiệt
độ phòng cho đến khi toàn bộ khối hóa chất ở trạng thái dung dịch.
- Đảo trộn đều hóa chất bằng máy vortex sau đó spindown để dung dịch
bám trên thành và nắp ống di chuyển xuống phần dưới của ống.

Bước 2: Chuẩn bị thành phần phản ứng PCR
- Mỗi mẫu chuẩn bị một eppendorf 0,1-0,2ml mới, vô trùng
- Sử dụng bút CD đánh dấu tên mẫu lên nắp ống và thân ống
- Sử dụng micropipette phù hợp để lấy các hóa chất cho phản ứng PCA với
thành phần như bảng dưới đây.
- Trộn các thành phần đã nêu trên trong ống eppedorp loại 1,5ml và đưa vào
ống PCR với thể tích 25μl đến 50μl, cho vào máy ly tâm ở tốc độ nhẹ (spin)
3000 vòng/phút. Bước này nhằm để các thành phần nêu trên lắng xuống
đáy ống PCR.
Bảng 2.1. Thành phần hỗn hợp phản ứng PCR dương tính như sau:
TT Thành phần phản ứng Hàm lượng (µl)

1
10x Buffer 2,5
2
25 mM MgCl2 1,5

15
3
Primer F 1,0
4
Primer R 1,0
5
100 µM dNTPs 1,5
6
5U DNA taq polymerase 0,2
7
DNA khuôn 2,0
8
H
2
O khử ion 15,3
Tổng
25

Bước 3: Thiết lập chu trình nhiệt cho phản ứng PCR
Chu trình nhiệt cho phản ứng PCR như sau khuếch đại một vùng trình tự gen
mục tiêu từ đậu tương sử dụng cặp mồi. Thiết lập chu trình nhiệt cho phản ứng
PCR như sau:
- Biến tính ban đầu: 94
o
C trong 5 phút

- Khuếch đại: 35 chu kỳ gồm các bước:
+ Biến tính: 94
o
C trong 30 giây
+ Gắn mồi: 55
o
C trong 30 giây
+ Kéo dài: 72
o
C trong 45 giây
- Kéo dài cuối cùng: 72
o
C trong 5 phút
- Ủ bảo quản: 4
o
C trong



- Bước 3: Kiểm tra sản phẩm nhân gen bằng phương pháp điện di trên
agarose 1% trong 40 phút.
- Bước 4: Nhuộm bản gel trong ethydium bromid 10 phút
- Bước 5: Soi và chụp ảnh.










16
IV. KẾT QUẢ


Hình 2: Hình ảnh sản phẩm chạy PCR
Nhận xét:
- Phản ứng PCP thực hiện tốt, không có hiện tượng nhiễm chéo
- Xuất hiện một băng duy nhất rõ nét tại đường chạy (giếng số 5, số 6) mẫu
số 5 và 6 PCR thành công, đặc hiệu.
- Mẫu số 2, số 14 có sản phẩm PCR nhưng không đặc hiệu.
- Các mẫu còn lại không có sản phẩm. Có rất nhiều nguyên nhân ví dụ như
do không có DNA khuôn hay DNA khuôn không nguyên vẹn bị đứt gãy
nhiều, do thao tác thí nghiệm…

17
Mục lục
Bài 1: Tách chiết DNA tổng số Trang 2
Bài 2: Điện di Trang 9
Bài 3: Kĩ thuật PCR Trang 13

×