Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh quảng trị giai đoạn 2006 2010, tầm nhìn 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 151 trang )







BÁO CÁO
Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh
quảng trị giai đoạn 2006 – 2010, tầm
nhìn 2020













Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1


CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 4
1. 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 4
1.1.1. Vị trí địa lý 4
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 4
1.1.3. Đặc điểm địa chất và tài nguyên khoáng sản 6
1.1.4. Khí hậu 9
1.1.5. Tài nguyên đất 11
1.1.6. Thuỷ văn và tài nguyên nước mặt 11
1.1.7. Tài nguyên nước ngầm 14
1.1.8. Tài nguyên sinh vật 16
1. 2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ XÃ HỘI 23
1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động 23
1.2.2. Kinh tế 24
1.2.3. Giao thông 27
1.2.4. Du lịch 28
1.2.5. Giáo dục – Đào tạo 29
1.2.6. Y tế 29
1.2.7. Đầu tư xây dựng cơ bản 30
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG, XU THẾ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG
TRỊ 31
2. 1. MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 31
2.1.1. Phát triển dân số, xây dựng đô thị 31
2.1.2. Chất lượng không khí ở đô thị 31
2.1.3. Hiện trạng cấp thoát nước tại đô thị 33
2.1.4. Ô nhiễm chất thải rắn 36
2. 2. MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHIỆP 38
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên

Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
2.2.1. Chất lượng môi trường không khí 38
2.2.2. Chất lượng nước thải 39
2.2.3. Rác thải công nghiệp 41
2. 3. MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN 41
2.3.1. Môi trường đất 41
2.3.2. Chất lượng nước mặt 50
2.3.3. Ô nhiễm ở các làng nghề vùng nông thôn 54
2.3.4. Nước sạch sinh hoạt 54
2.3.5. Vệ sinh môi trường nông thôn 55
2. 4. MÔI TRƯỜNG BIỂN VEN BỜ 56
2.4.1. Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản 56
2.4.2. Hoạt động xây dựng và khai thác khoáng sản 57
2.4.3. Khai thác và phát triển du lịch 57
2. 5. TAI BIẾN MÔI TRƯỜNG 58
2.5.1. Lũ lụt 58
2.5.2. Hạn hán 61
2.5.3. Xói lở bờ sông - bờ biển 62
2.5.4. Tai biến trượt lở 64
2.5.5. Tai biến cát bay, cát chảy 65
2.5.6. Tai biến nứt, sụt đất 66
2.5.7. Các sự cố môi trường khác 67

2.6.1. Cơ sở phân loại 68
2.6.2. Phân loại chất lượng các yếu tố môi trường 68
2.6.3. Kết quả tỉnh toán chỉ số chất lượng môi trường 69
2. 7. DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG 70
2.7.1. Diễn biến môi trường đô thị. 70
2.7.2. Diễn biến môi trường công nghiệp 72
2.7.3. Diễn biến môi trường nông thôn 72

2.7.4. Diễn biến môi trường ven biển 73
2. 8. NHẬN ĐỊNH CHUNG 74
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
CHƯƠNG 3 . PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP VỚI QUY
HOẠCH PHÁT TRIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ 75
3. 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG 75
3. 2. CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC VÙNG 77
3.2.1. Chức năng môi trường vùng núi và gò đồi 77
3.2.2. Chức năng môi trường vùng đồng bằng 93
3.2.3. Chức năng môi trường vùng ven biển và hải đảo 101
3.2.4. Chức năng môi trường vùng đô thị. 107
3.2.5. Về lĩnh vực y tế 113
3.2.6. Hiện trạng môi trường ở thị xã Đông Hà 113
3. 3. THÀNH LẬP BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG CHỨC NĂNG MÔI TRƯỜNG TỔNG THỂ
TỈNH QUẢNG TRỊ 115
3.3.1. Nguyên tắc thành lập 115
3.3.2. Các nội dung thể hiện (Hình 3.1) 115
3.3.3. Ngôn ngữ thể hiện 116
CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỔNG
THỂ TỈNH QUẢNG TRỊ 118
4. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 118
4.1.2. Nội dung của quy hoạch môi trường 120
4.1.3. Các phương pháp và công cụ trợ giúp xây dựng quy hoạch môi trường . 120
4. 2. XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỔNG THỂ TỈNH
QUẢNG TRỊ. 121
4.2.1. Nguyên tắc xây dựng bản đồ 121

4.2.2. Nguyên tắc chú giải bản đồ 121
4.2.3. Phân vùng bảo vệ môi trường 121
4.2.4. Mô tả các vùng bảo vệ môi trường 122
CHƯƠNG 5 . XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2010 TẦM NHÌN ĐẾN NĂM
2020 127
5. 1. QUAN ĐIỂM CHUNG VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG 127
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
5. 2. XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG
TRỊ ĐẾN NĂM 2010 TẦM NHÌN 2020 127
5. 3. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 132
5. 4. CÁC CHƯƠNG TRÌNH ƯU TIÊN 135
5.4.1. Bảo vệ môi trường nông thôn 135
5.4.2. Bảo vệ môi trường đô thị, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 135
5.4.3. Bảo vệ môi trường biển ven bờ 135
5.4.4. Giáo dục đào tạo và quản lý môi trường 135
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO 140
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Một số hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m

3
. 13
Bảng 1.2. Thành phần loài động vật ở Quảng Trị. 21
Bảng 1.3. Các loài động vật quý hiếm ở Khu Bảo tồn Đa Krông năm 2003 21
Bảng 1.4. Thành phần loài thú linh trưởng ở Quảng Trị. 21
Bảng 1.5. Các loài thú móng guốc ngón chẵn ở Quảng Trị 22
Bảng 1.6. Các khu công nghiệp, thương mại tỉnh Quảng Trị 27
Bảng 1.7. Hiện trạng phân bố giao thông tỉnh Quảng Trị 27
Bảng 2.1. Hàm lượng một số chất gây ô nhiễm môi trường không khí 33
Bảng 2.2. Chất lượng nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt tại các khu đô thị 34
Bảng 2.3. Chất lượng nước sinh hoạt 35
Bảng 2.4. Khối lượng rác thải đô thị tỉnh Quảng Trị 37
Bảng 2.5. Kết quả đo chất lượng không khí tại một số nhà máy, xí nghiệp 39
Bảng 2.6. Chất lượng nước thải của một số cơ sở sản xuất tỉnh Quảng Trị 40
Bảng 2.7. Chất lượng nước thải công nghiệp (5/2006) 40
Bảng 2.8. Quỹ đất, hiện trạng sử dụng đất của t?nh Quảng Trị. 42
Bảng 2.9. Diện tích đất bị thoái hóa - xói mòn (đơn vị: ha) 46
Bảng 2.10. Kết quả phân tích đất ở Quảng Trị 47
Bảng 2.11. Số cửa hàng và điểm kinh doanh thuốc BVTV 47
Bảng 2.12. Lượng thuốc BVTV cung ứng trên địa bàn Quảng Trị 48
Bảng 2.13. Kết quả phân tích dư lượng TBVTV trong đất(6/2006) 49
Bảng 2.14. Chất lượng nước mặt của tỉnh Quảng Trị (năm 2002) 50
Bảng 2.15. Kết quả phân tích nước mặt tháng 5/2006 51
Bảng 2.16. Kết quả phân tích dư lượng TBVTV trong nước tỉnh Quảng Trị 6/2006. 52
Bảng 2.17. Hàm lượng các chất nhiễm trong nước thải của các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản
Quảng Trị 53
Bảng 2.18. Kết quả phân tích nước ngầm tháng 5/2006 55
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”


Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
Bảng 2.19. Hàm lượng phóng xạ tại một số điểm khai thác TiTan. 57
Bảng 2.20. Đặc trưng trận lũ lớn nhất các năm 1997 – 2001 trên các sông chính ở Quảng
Trị. 58
Bảng 2.21. Tần số và tần suất gió tây khô nóng 61
Bảng 2.22. Thống kê diện tích bồi, lở ở Quảng Trị 64
Bảng 2.23. Chỉ số chất lượng môi trường các khu vực tỉnh Quảng Trị. 69
Bảng 3.1 : Một số loài thú ăn thịt ở Quảng Trị 83


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng trị 5
Hình 1.2. Bản đồ địa mạo tỉnh Quảng Trị 5
Hình 1.3. Bản đồ địa chất – khoáng sản tỉnh Quảng Trị 7
Hình 1.4. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Quảng Trị 10
Hình 1.5. Bản đồ thuỷ văn tỉnh Quảng Trị 12
Hình 1.6. Bản đồ thảm thực vật tỉnh Quảng Trị 17
Hình 1.7. Bản đồ công nghiệp tỉnh Quảng Trị 26
Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Quảng trị 44
Hình 2.2. Bản đồ tai biến thiên nhiên tỉnh Quảng Trị 60
Hình 3.1. Bản đồ phân vùng chức năng môi trường tỉnh Quảng Trị 117
Hình 4.1. Bản đồ quy hoạch môi trường tổng thể tỉnh Quảng Trị 123
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BVMT Bảo vệ môi trường
CCHN Chứng chỉ hành nghề
CĐHH Chất độc hoá học
ĐVN Động vật nổi
GTVT Giao thông vận tải
KHCNMT Khoa học Công nghệ và Môi trường
KHQLMT Kế hoạch quản lý môi trường
QL Quốc lộ
QCCT Quản canh cải tiến
TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TNMT Tài nguyên và Môi Trường
TVN Thực vật nổi
UBND Ủy ban nhân dân
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
1

MỞ ĐẦU
Ngày nay vấn đề môi trường đã mang tính toàn cầu và phát triển bền vững là chiến
lược môi trường chung của toàn thế giới. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi
trường và phát triển với sự tham gia của 179 nước, tổ chức tại Rio de Janeiro -
Braxin năm 1992 đã thông qua tuyên bố về Môi trường và phát triển bao gồm 27
nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát
triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Năm 2002 Hội nghị Thượng
đỉnh Thế giới tại Jonhannesburg Nam Phi một lần nữa khẳng định lại chiến lược

phát triển bền vững và nhấn mạnh 3 trụ cột chính là phát triển kinh tế, phát triển xã
hội và bảo vệ môi trường. Trên quan điểm đó cho đến nay Việt Nam đã là một trong
113 nước xây dựng Chương trình nghị sự 21 của nước mình. Chiến lược bảo vệ môi
trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm
2003.
Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đã trở thành nội dung quan trọng trong kế
hoạch phát triển của mọi quốc gia, mọi địa phương và mọi ban ngành. Trong thập
kỷ qua, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào
sản xuất, con người đã và đang tác động mạnh mẽ vào thiên nhiên, khai thác triệt để
các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phá vỡ cân bằng sinh thái, đang dần dần làm suy
thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên và suy giảm chất lượng môi trường sống của
chính mình.
Thực hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước về Bảo vệ môi trường và
Phát triển bền vững đến nay nhiều Tỉnh, Thành phố dưới các góc độ khác nhau đã
xây dựng quy hoạch Bảo vệ môi trường như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc
Xây dựng Chiến lược Bảo vệ môi trường cấp tỉnh như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc
Giang, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Đồng Nai… Nhìn chung 64 Tỉnh,
Thành ở nước ta đã và đang hoàn thành các chương trình hành động ngày càng cụ
thể hơn để Bảo vệ môi trường ở cấp địa phương.
Quảng Trị là một tỉnh Bắc Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp
Thừa Thiên - Huế, phía đông giáp Biển Đông, phía tây giáp nước CHDCNDL. Dân
số 620998 người, mật độ dân số 132 người/ km
2
. Tỉnh Quảng Trị có 8 huyện: Vĩnh
Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng, Hướng Hoá, Đakrông và huyện
đảo Cồn Cỏ và 2 thị xã: Đông Hà, Quảng Trị. Tỉnh lỵ là thị xã Đông Hà. Các dân
tộc chính sinh sống ở Quảng Trị là dân tộc Kinh, Vân Kiều, Pa Cô. Lợi thế của
Quảng Trị trong phát triển kinh tế có bờ biển, 2 cảng biển và cảng sông, có sân bay
Báo cáo:

“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
2

đang chuẩn bị xây dựng lại, có đường sắt Bắc –Nam, Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí
Minh. Đặc biệt đường 9 nối với đường Liên Á qua cửa khẩu Lao Bảo, (còn 3 cửa
khẩu Bản Cheng, Tà Rùng, La Hay) sẽ tạo điều kiện cho Quảng Trị là nơi giao lưu
hàng hoá qua các tuyến đường bộ quan trọng này.
Quảng Trị có nhiều công trình kiến trúc lịch sử, văn hoá được bảo tồn như: Thành
cổ Quảng Trị, văn hoá Chăm, Quảng Trị là ranh giới chia cắt 2 miền Nam - Bắc,
là chiến trường ác liệt trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ đã để lại một hệ thống di
tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thế giới như: đôi bờ Hiền Lương, thành cổ Quảng
Trị, địa đạo Vĩnh Mốc, hệ thống đường Trường Sơn,
Để hội nhập với cả nước, trong khu vực và trên thế giới, đồng thời để tạo động lực
thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển mạnh mẽ hơn, tỉnh Quảng Trị đã hoạch định một
chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2020. Trong đó xác
định một số khu công nghiệp như: Thương mại dịch vụ Lao Bảo, công nghiệp Cửa
Việt, nam Đông Hà, và đề xuất thực thi một số dự án lớn như: xây dựng nhà máy
phân bón NPK, thuỷ lợi - thuỷ điện Rào Quán, nhà máy chế biến thuỷ sản.
Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh,
Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh đề xuất dự án: “Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh
Quảng Trị giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn 2020”. Dự án do Sở Tài nguyên – Môi
trường tỉnh Quảng Trị chủ trì, với sự tham gia của Trung tâm Phát triển Công nghệ
và Điều tra tài nguyên, thuộc Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Mục tiêu của dự án: “Xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường giai đoạn 2006-2010,
tầm nhìn đến năm 2020 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với bảo
vệ môi trường, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên của tỉnh Quảng Trị”, với những nội dung chủ yếu của dự án.

Tập thể tác giả đã tiến hành thu thập các nguồn tài liệu của địa phương và của
Trung ương liên quan đến nội dung của dự án. Mặt khác đã tiến hành điều tra khảo
sát tại các vùng miền núi gò đồi, đồng bằng, đô thị, vùng ven biển và hải đảo (đảo
Cồn Cỏ). Phân tích, đánh giá và tổng hợp những kết quả thu được trong quá trình
thực thi dự án, xây dựng bản đồ và viết báo cáo tổng kết. Báo cáo tổng kết có cấu
trúc như sau:
Mở đầu
Chương 1: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Chương 2: Hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường tỉnh Quảng Trị
Chương 3: Phân vùng chức năng môi trường phù hợp với quy hoạch phát
triển tỉnh Quảng Trị
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
3

Chương 4: Xây dựng bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường tổng thể tỉnh
Quảng Trị
Chương 5: Xây dựng chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Quảng
Trị đến năm 2010 tầm nhìn 2020
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Trong quá trình thực thi dự án, tập thể tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tích cực của
các cơ quan ban ngành tỉnh Quảng Trị, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở Tài
nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của phòng
môi trường , sự góp ý quý báu của các chuyên gia. Trung tâm Phát triển Công nghệ
và Điều tra Tài nguyên và tập thể tác giả nhân dịp này xin có lời cảm ơn chân thành.
Báo cáo:

“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
4

CHƯƠNG 1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1. 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng trị là một tỉnh phía Bắc Trung Bộ, nằm trong khoảng tọa độ địa lý 16018' -
17010' độ vĩ Bắc, 106024' - 107024' độ kinh Đông. Và được giới hạn bởi: Tỉnh
Quảng Bình ở phía Bắc, tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía Nam, biển Đông ở phía Đông
và tỉnh Xavanakhet - nước CHDCND Lào ở phía Tây (Hình 1.1) .
Tỉnh Quảng Trị có 75 km đường biển, diện tích tự nhiên 4745,77km
2
; với 118 xã,
20 phường, thị trấn ở 10 đơn vị hành chính bao gồm 8 huyện và 2 thị xã, thị xã
Đông Hà là thị xã tỉnh lỵ. Dân số toàn tỉnh: 620998 người, mật độ dân số 132
người/ km
2
tính đến cuối năm 2004.
1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo
Với nền địa hình phân hoá theo dọc kinh tuyến có độ cao giảm dần từ Tây sang
Đông và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam đã hình thành những vùng kinh tế
xã hội đặc trưng tương đối khác biệt: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và
vùng ven biển (Hình 1.2).
1.1.2.1 Vùng địa hình đồi núi.
Phân bố chủ yếu ở phía Tây và chiếm gần 78% lãnh thổ toàn tỉnh. Sự phân hoá địa
hình ở vùng đồi núi tạo thành 2 tiểu vùng:
Tiểu vùng địa hình vùng núi Trường Sơn: Phân bố tập trung theo dãy Trường Sơn

thuộc huyện Hướng Hoá và Tây-Tây Nam huyện Đakrông. Địa hình chung của tiểu
vùng là độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các sông suối, các khe và thung lũng nhỏ
hẹp.
Tiểu vùng địa hình gò đồi, núi thấp (tiểu vùng Trung du): Chiếm diện tích lớn và
trải dài từ Bắc xuống Nam, nằm kẹp giữa vùng địa hình đồi cao và dải đồng bằng
ven biển. Địa hình này bao gồm các đồi bát úp (của phiến thạch, phiến sa thạch) và
các dải đồi thoải (của vùng đất bazan và phù sa cổ) có độ cao từ 20 - 700 m, độ dốc
biến động từ 8 - 300.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
5

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Quảng trị
Hình 1.2. Bản đồ địa mạo tỉnh Quảng Trị
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
6


1.1.2.2 Vùng đồng bằng ven biển và đảo.
Địa hình vùng đồng bằng ven biển được chia thành:
Địa hình đồng bằng phù sa: Dạng này phân bố ở ven sông, nằm kẹp giữa vùng đồi
gò phía Tây và vùng cồn cát ven biển. Các cánh đồng nhỏ hẹp và thường có độ cao
thấp không đều, được tạo thành do quá trình bồi đắp phù sa của các hệ thống sông

và các dải đất dốc tụ được khai phá cải tạo từ lâu đời.
Địa hình cồn cát và trảng cát: Các cồn cát của vùng thường tạo thành dải nằm song
song với bờ biển, độ cao tuyệt đối từ 4 - 20 m.
1.1.3. Đặc điểm địa chất và tài nguyên khoáng sản
1.1.3.1 Đặc điểm địa chất
+ Vùng núi và gò đồi
Theo tài liệu địa chất, tại vùng núi và gò đồi Tỉnh Quảng Trị có các đã cổ có tuổi từ
Proterozoi đến Đệ tứ; thuộc hệ tầng Núi Vú và hệ tầng Tiên An ở khu vực Hướng
Hoá. Đối với các đã biến chất cao có các đá thuộc hệ tầng A Vương. Các đá thuộc
hệ tầng Long Đại, Đại Giang, Rảo Chan, Tân Lâm, Bản Giàng, Mục Bài, Minh Lệ
và Hệ tầng Cát Đằng, Có thể nói các đá ở vùng núi và gò đồi có tuổi từ cổ đến
trẻ: gồm các đá trầm tích lục nguyên, đá biến chất, đá macma.
Vùng núi và gò đồi Tỉnh Quảng trị nằm trong đới Trường Sơn Bắc với cấu trúc
dạng tuyến tây bắc- đông nam. Các thành tạo trầm tích, macma cấu tạo nên một
phức nếp lồi mà trực của chúng gần trùng với đường phân thuỷ cảu dải Trường Sơn.
Các đứt gãy trong vùng khá đa dạng về quy mộ, độ sâu và hướng. Nhìn từ góc độ
vai trò kiến tạo của các hệ thống đứt gãy có thể chia ra hai cấp:
+ Cấp phân chia khối như: đứt gãy Đakrông – Pok, đới đứt gãy này là ranh
giới giữa địa khối Indosini và địa khối Bắc Trung Bộ, đứt gãy hoạt động theo cơ
chết trượt bằng phải.
+ Các đứt gãy phân chia các khối kiến trúc gồm: đứt gãy Rào Nậy, Đakrong
- Huế, đứt gãy Khe Giữa – Vĩnh Linh có những biểu hiện hoạt động tích cực trong
hiện đại như có dị thường radon, thuỷ ngân như Bến Quảng – Sa Lung, có dị
thường địa nhiệt ở Hồ Xá. Ngoài ra còn biểu hiện nứt đất ở dọc đới đứt gãy.
Đối với các hoạt động kiến tạo thẳng đứng gặp nhiều ở miền nâng và ép nén mạnh ở
Trường Sơn với biện độ nâng kiến tạo và địa động lực hiện đại đạt 2500m. Trục
nâng chạy dọc theo biên giới Việt – Lào. Do nâng mạnh nên quá trình sườn và xâm
thực sâu diễn ra mạnh mẽ.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”


Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
7


Hình 1.3. Bản đồ địa chất – khoáng sản tỉnh Quảng Trị
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
8

+ Vùng đồng bằng ven biển
Trên dải đồng bằng ven biển Quảng phân bố các trầm tích bở rời, gắn kết yếu của
các thành tạo trầm tích Đệ tứ. Vùng này có tiềm năng về khoáng sản sa khoáng.
1.1.3.2 Tài nguyên khoáng sản
+ Vùng núi và gò đồi.
Chủ yếu là khoáng sản nội sinh, trong đới A Vương (Hướng Hoá, Đa Krông) cho
đến nay mới chỉ phát hiện được các dấu hiệu chỉ thị cho việc tìm kiếm quặng urani,
đất hiếm, các vành phân tán uraninit, monazit, xenotim và các khác thường phóng
xạ trong phạm vi khối xâm nhập Làng Xoa thuộc phức hệ Trà Bồng. Trong đới
Long Đại (chiếm hầu hết diện tích tỉnh) đã phát hiện được quặng gốc chì - kẽm ở
An Mã, antimon ở Tân Lâm, thạch anh tinh thể ở Thượng Phước, quặng pyrit ở Rào
Quán và Rào Thanh. Ngoài quặng gốc còn phát hiện các sa khoáng, vành phân tán
các nguyên tố Zn, Pb, Cu, Mo có ý nghĩa tìm kiếm. Từ những tài liệu thực tế, có thể
khoanh các khu vực đáng chú ý sau:
Vùng An Mã - Động Giao có diện tích 350km
2

, tập trung các vành phân tán nguyên
tố Pb, Zn, Cu và các vành phân tán khoáng vật cinabar. Các vành phân tán phân bố
ở phía nam mỏ An Mã, vì vậy có thể hy vọng phát hiện được các thân quặng chì -
kẽm kiểu An Mã.
Vùng Vít Thu Lu - Động Vàng với diện tích khoảng 350km
2
có các vành phân tán
vàng phân bố khá tập trung. Hàm lượng vàng trong các mẫu đãi lấy ở suối, sườn đạt
từ 1 đến 20 hạt/10dm
3
đất đá. Ngoài vàng còn có pyrit, zircon, monazit với hàm
lượng thấp. Vùng có triển vọng phát hiện các sa khoáng vàng trong trầm tích bở rời
Đệ tứ ở những nơi có điều kiện địa mạo thuận lợi. Mặt khác, dựa trên các tiền đề và
dấu hiệu tìm kiếm nêu trên, có thể sẽ phát hiện các thân quặng vàng gốc.
Đá vôi dùng làm nguyên liệu xi măng có trong mặt cắt của hệ tầng Cò Bai và Bắc
Sơn, rất có triển vọng.
+ Vùng đồng bằng và ven biển.
Chủ yếu là khoáng sản ngoại sinh như: than bùn trong trầm tích Đệ tứ tuổi Holocen
có thể dùng làm chất đốt hoặc làm phân bón. Cát thủy tinh nằm trong trầm tích
Pleistocen muộn và Holocen, diện phân bố rộng và có quy mô lớn. Ven biển Quảng
Trị có tiềm năng về sa khoáng zircon, ilmenit, titan Sét dùng làm nguyên liệu chịu
lửa có nguồn gốc phong hóa từ granitoid phức hệ Trường Sơn, đã được địa phương
sử dụng. Sét gạch ngói rất phong phú và có trữ lượng lớn. Sét thành tạo do tái trầm
tích trên các sườn có độ dốc thuận lợi hoặc ở các thung lũng, có một điểm nguồn
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
9


gốc phong hóa từ đá phiến sét.
1.1.4. Khí hậu
Khí hậu Quảng Trị (Hình 1.4) mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Tuy nhiên, do vị trí địa lý và các đặc điểm về địa hình, khí hậu Quảng Trị có diễn
biến khá phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp.
1.1.4.1 Nhiệt độ không khí
Lượng nhiệt tương đối cao, tổng tích nhiệt trung bình năm bình quân 9.000
0
C, miền
núi Khe Sanh thấp nhất nhưng cũng đạt tới 8.000
0
C. Nhiệt độ trung bình năm từ 23-
25
0
C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 6 đến tháng 7) khoảng 35
0
C, có ngày nhiệt độ
lên trên 40
0
C, tháng thấp nhất (tháng 1 và tháng 12) khoảng 18
0
C có khi xuống tới
8-9
0
C.
1.1.4.2 Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí trung bình năm 85%, phân thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô nóng kéo
dài 4 tháng, từ tháng 5 đến tháng 8 với độ ẩm trung bình từ 70 - 80% và đạt cực tiểu
vào tháng 7 xuống 65 - 70%. Độ ẩm tăng nhanh khi bước vào mùa mưa và duy trì ở

mức cao, với độ ẩm trung bình từ 85 - 90%.
1.1.4.3 Chế độ mưa
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước kéo dài đến tháng 2 năm sau, đạt cực đại
vào tháng 10, 11, chiếm 70% lượng mưa năm. Từ tháng 3 đến tháng 7 lượng mưa ít
nhất, tổng lượng mưa trong thời kỳ này chỉ chiếm dưới 30% lượng mưa năm. Tổng
lượng mưa bình quân năm từ 2.300 - 2.700 mm ở vùng núi và 1.800-2.000 mm ở
vùng đồng bằng. Tháng 10 có lượng mưa cao nhất thường đạt trên 600 mm/tháng.
Mưa tiểu mãn thường xảy ra từ ngày 15 đến ngày 30 tháng 5, lũ sớm xảy ra cuối
tháng 8 đầu tháng 9.
1.1.4.4 Chế độ gió
Quảng Trị là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió mùa chính: Gió
mùa Tây Nam (gió Lào) thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 với tần suất xuất
hiện từ 50 đến 60% và gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau,
với tần suất xuất hiện từ 40 - 50%.
1.1.4.5 Bão
Hàng năm mùa bão thường bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 11. Do vị
trí địa lý tiếp giáp với biển, bão thường xuất hiện với cường độ lớn, kèm theo triều
cường nên khả năng gây thiệt hại do bão đối với sự phát triển nông lâm nghiệp và
đời sống nhân dân thường rất lớn.

Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
10

Hình 1.4. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Quảng Trị
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”


Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
11


1.1.5. Tài nguyên đất
Tỉnh Quảng Trị có 11 nhóm đất (Major soil grouping), 32 đơn vị đất (soil units) và
54 đơn vị phụ (soil subunits). Do đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng nên
cần hết sức lưu ý trong quá trình bố trí hệ thống sản xuất lâm - nông nghiệp và quy
hoạch sử dụng đất của Tỉnh. Các nhóm đất chính như sau:
Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển: Bao gồm: Bãi cát ven sông, ven biển (Cb):
150 ha , Cồn cát trắng (Cc): 21.731ha, Cồn cát vàng (Cv): 3.582 ha, Đất cát biển
(C): 9.267 ha (Hình 1.4).
+ Đất mặn: Diện tích 1.430 ha
+ Đất phèn: Đất phèn ít và trung bình - mặn ít (Sj): Diện tích 418 ha
+ Nhóm đất phù sa (P): Diện tích 40.492 ha
+ Đất lầy và đất than bùn: Diện tích 405 ha
+ Đất xám bạc màu trên phù sa cổ: Diện tích 1.404 ha
+ Đất đen trên bazan (R): Diện tích 79 ha
+ Đất đỏ vàng: Diện tích 357.191 ha
+ Đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 10.871ha
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): Diện tích 1.902 ha
+ Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 4018 ha.
1.1.6. Thuỷ văn và tài nguyên nước mặt
Quảng Trị có mật độ lưới sông trung bình 2 km/km
2
, có 3 hệ thống sông chính:
Thạch Hãn, Ô Lâu và Bến Hải. Ngoài ra còn có một số sông suối có lưu vực nhỏ
nằm ở sườn Tây Trường Sơn thuộc lưu vực của hệ thống sông Mê Kông.

Các sông có nhiều phụ lưu và chi lưu, phân bố chủ yếu phần thượng nguồn rồi hợp
lưu chảy uốn khúc trong nội địa và theo hướng đông đổ ra biển qua các cửa sông.
Tổng diện tích lưu vực của các hệ thống sông khoảng 4.610km
2
.
Một số hệ thống sông chính và chế độ thuỷ văn:
Hệ thống sông Bến Hải (có các nhánh Rào Thành, Sa Lung, Cánh Hòm) có tổng
chiều dài 59 km, diện tích lưu vực 809 km2 được hình thành do 2 sông chính là
sông Bến Hải và phụ lưu sông Bến Xe cùng nhiều sông suối nhỏ khác trong lưu vực
hợp thành, bắt nguồn từ dãy Động Châu cao trên 1.200 m và đổ ra biển qua Cửa
Tùng.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
12

Hình 1.5. Bản đồ thuỷ văn tỉnh Quảng Trị
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
13

Hệ thống sông Thạch Hãn (phần thượng lưu là sông Đakrông, sông Rào quán) có
các nhánh sông Hiếu, sông Vĩnh Phước, sông Nhùng, sông ái Tử, Cánh
Hòm, ).Tổng chiều dài 150 km, lưu vực sông 2.660 km2 (chiếm 56% diện tích đất
tự nhiên toàn tỉnh).

Sông Ô Lâu (còn được gọi là sông Mỹ Chánh), chảy qua phá Tam Giang về cửa
Thuận An, dài khoảng 65 km và bao quát một diện tích lưu vực 230 km
2
(chỉ tính
phần trên đất Quảng Trị).
Ngoài ra, tỉnh Quảng Trị có khoảng 45 hồ chứa lớn nhỏ với dung tích từ 1 đến hơn
10 triệu m
3
, trong đó có 18 hồ có dung tích trên 1triệu m
3
. Tổng lượng trữ tại các
hồ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vào khoảng 180 triệu m
3
, đảm bảo diện tích tưới là
hơn 10 nghìn ha.
Bảng 1.1. Một số hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m
3
.

STT Tên hồ
Địa điểm
(huyện)
Diện tích
(km
2
)
Dung tích
(triệu m
3
)

1 Trúc Kinh Gio Linh 49,6 38,9
2 La Ngà Vĩnh Linh 29,0 36,7
3 Bảo Đại Vĩnh Linh 28,8 25,5
4 Kinh Môn Gio Linh 21,0 18,2
5 Hà Thượng Gio Linh 23,4 11,3
6 Bàu Nhum Vĩnh Linh 4,4 9,0
7 Trằm Thuyền Hải Lăng 1,2 0,3
8 Nghĩa Hy Cam Lộ 5,6 3,2
9 Trung Chỉ Đông Hà 3,6 2,4
10 Đá Lả Cam Lộ 4,5 2,3
11 Hiếu Nam Cam Lộ 5,8 2,1
12 Triệu Thượng II Triệu Phong 2,5 2,0
13 Khe Chanh Hải Lăng 5,7 1,8
14 Miếu Bà Hải Lăng 1,4 1,8
15 Phú Long Hải Lăng 1,2 1,5
16 Thác Heo I Hải Lăng 1,0 1,4
17 Thác Heo II Hải Lăng 0,8 1,2
18 Khe Mây Đông Hà 0,6 1,2
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
14

1.1.7. Tài nguyên nước ngầm
1.1.7.1 Nước lỗ hổng
Ở Quảng Trị tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ tứ được phát hiện trong các lưu
vực sông, trong đồng bằng và các cồn cát ven biển. Độ dốc thuỷ lực của các tầng
chứa nước nhìn chung rất nhỏ (0,008 - 0,012). Độ sâu mực nước ở trung tâm các

lưu vực thường chỉ vào khoảng 1,0 - 2,0m. Trên các cồn cát và các cánh đồng trước
núi, nón phóng vật thì mực nước ngầm nằm sâu hơn (2,0 - 5,0m). Các tầng chứa
nước là lỗ hổng ở Quảng Trị có bề dày khá lớn (10 - 30 m) đôi chỗ đạt được 35m.
Thành phần trầm tích hạt thô (cát, cuội, sạn) chiếm ưu thế hơn trầm tích hạt mịn
(bột sét) trên mặt cắt. Vì vậy, phần lớn các tầng chứa nước lỗ hổng có độ giàu nước
trung bình khá. Các kết quả quan trắc nước dưới đất trong các tầng chứa nước lỗ
hổng cho thấy động thái của nước dưới đất ở đây thuộc động thái biến thiên theo
mùa với sự dao động mực nước tuần tự chậm chạp, không phụ thuộc quá nhiều vào
sự dao động của lượng mưa và dòng chảy mặt.
Căn cứ khả năng chứa nước của các trầm tích, các tầng chứa nước lỗ hổng ở Quảng
Trị được xếp vào 3 nhóm:
Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm này là các
trầm tích Holocen thượng (Q
2
3
) nguồn gốc sông - biển - gió phân bố dọc bờ biển từ
Vĩnh Linh đến Quảng Trị, thành phần chủ yếu là cát thạch anh hạt vừa đến hạt thô,
mài mòn và chọn lọc tốt (bề dày trung bình 15m).
Các tầng chứa nước có năng suất trung bình (tầng chứa nước trung bình): Thuộc
nhóm này là các trầm tích sông biển (amQ
1
3
), phân bố ở Vĩnh Chấp và Diên Sanh
(Hải Lăng), thành phần chủ yếu là sét và cát thạch anh hạt nhỏ lẫn ít cuội sỏi, tầng
dày 30 - 35 m. Căn cứ đặc điểm thạch học, diện phân bố và bề dày trầm tích, có thể
tạm xếp chúng vào nhóm tầng chứa nước trung bình.
Các tầng chứa nước có năng suất thấp, không thể khai thác liên tục (tầng nghèo
nước): Thuộc về nhóm này là các thể địa chất dQ
1
1-3

và adQ
1
2-3
, phân bố rải rác ở
ven rìa các đồng bằng Thuỷ Niên, Vĩnh Chấp, Mỹ Hòa, Bi Tử (riêng thể adQ
1
2-3
, chỉ
thấy một diện nhỏ (4km
2
) ở Mỹ Xuyên - cực nam của tỉnh), thành phần trầm tích
gồm cát, cát pha, sét lẫn nhiều mảnh vụn đá gốc.
1.1.7.2 Nước khe nứt:
Nước khe nứt và khe nứt karst ở Quảng Trị tồn tại trên một diện tích rất rộng, chiếm
tới 4/5 tổng diện tích của tỉnh, nằm trong đới nứt nẻ phong hoá và các đới phá huỷ
kiến tạo trong các địa tầng có tuổi từ Proterozoi đến Neogen. Thành phần bao gồm
các trầm tích lục nguyên trầm tích carbonat, các đá biến chất, các đá phun trào.
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
15

Theo tính thấm và độ giàu nước, các tầng chứa nước khe nứt được chia thành 2
nhóm:
Các tầng chứa nước có năng suất cao (tầng giàu nước): Thuộc về nhóm này là các
thể địa chất Kmg, J
1
hn, J

2
hc. Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, tổng khoáng hoá
từ 0,16 đến 0,76 g/l. Loại hình hoá học chủ yếu là bicarbonat - natri, canxi,
bicarbonat canxi. Nước sạch có thể sử dụng trong ăn uống sinh hoạt nhưng cần lưu
ý xử lý hàm lượng Ca
++
trước khi dùng. Đây là tầng giàu nước nhưng diện phân bố
hẹp nên việc bố trí khai thác nước có thể hạn chế.
Các tầng chứa nước có năng suất thấp không thể khai thác liên tục (tầng nghèo
nước): Thuộc về nhóm này có thể địa chất: Q
2
, N
2
- Q C-P bs, C
1
lk, D
2
tl P
2
cl,
D
1
tl, S
2
- D
1
dg, 0
3
-S
1

ld, 
2
- Q
1
av. Về chất lượng, nước thuộc loại nhạt, tổng
khoáng hoá từ 0,05 đến 0,33 g/l, loại hình hoá học chủ yếu là Bicarbonat - natri và
Bicarbonat clorua - natri, canxi. Nước sạch đảm bảo các tiêu chuẩn để sử dụng
trong cấp nước đô thị và trong nông nghiệp. Về động thái của nước dưới đất, mực
nước ngầm dao động theo mùa với biên độ lớn 2,1 đến 3,4m. Theo kết quả tính toán
về trữ lượng nước ngầm tỉnh Quảng Trị cho thấy:
Tổng trữ lượng tĩnh 1.656.800.000 m
3
Tổng trữ lượng động thiên nhiên 1.094.690 m
3
/người
Tổng trữ lượng khai thác tiềm năng 1.112.750 m
3
/người
Dự báo triển vọng khai thác nước dưới đất
Căn cứ giá trị tiềm năng nước dưới đất ở Quảng Trị thì thấy rất khả năng khai thác
nước dưới đất ở đây là không lớn. Việc khai thác nước dưới đất bằng các công trình
thu nước tập trung chỉ có thể thực hiện chủ yếu trong các trầm tích bở rời tuổi
Holocen thượng (Q
2
) và Pleistocen hạ - trung (amQ
1
2-3
) ở vùng Gio Linh hoặc trong
các trầm tích Carbon (D
2-3

cb). Tuy nhiên, trong các trầm tích Carbonat việc khai
thác bị hạn chế bởi diện phân bố của chúng khá hạn hẹp. Trong các tầng chứa nước
khác chỉ có thể khai thác qui mô vừa và nhỏ bằng các công trình thu nước đơn lẻ và
biệt lập với nhau.
Dựa vào đặc điểm và khả năng chứa nước, ở từng vùng trong tỉnh có thể dự báo
triển vọng khai thác nước dưới đất như sau:
Vùng đồng bằng ven biển: Dọc theo các dải cát tại Cửa Tùng đến Tân An có thể
khai thác nước dưới đất bằng các công trình nằm ngang hay giếng tia. Tổng lưu
lượng khai thác có thể đạt tới 10.000 m
3
/ngày. ở Gio Linh, kết quả thăm dò cho thấy
có thể khai thác với lưu lượng không đổi là 15.000 m
3
/ngày (bằng lưu lượng khai
thác cấp B, 20% trữ lượng khai thác cấp C). Vùng thị xã Đông Hà và thị trấn Quảng
Trị có thể thiết kế các công trình khai thác nước dưới đất với công suất tổng cộng
đạt tới 19.000m
3
/ngày. Vùng phía tây thị xã Đông Hà cũng có thể khai thác đạt tới
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
16

lưu lượng 2.800m
3
/ngày.
Miền đồi núi phía tây, tây nam (chiếm đa số diện tích của tỉnh): ở Cam Lộ có thể

khai thác tập trung trong phạm vi tầng chứa nước. Trầm tích Carbonat (D
2-3
cb) với
lưu lượng không đổi khoảng 1.500m
3
/ngày. Ngoài ra trên nhiều vùng xuất hiện các
trầm tích Carbonat tương tự vùng Cam Lộ (như vùng núi DaBan, vùng phía tây
Động Sa Riêng) cũng có thể khai thác với năng suất tương tự.
Tóm lại: Quảng Trị có tài nguyên nước ngầm phong phú với chất lượng khá tốt, trữ
lượng lớn phục vụ cho sinh hoạt và cho sản xuất, đặc biệt là tầng chứa nước
Pleistocen giữa-trên và tầng Neogen.
1.1.8. Tài nguyên sinh vật
Quảng Trị nằm trong vùng địa lý sinh học Bắc Trung Bộ, địa hình phức tạp, hiểm
trở đã tạo nên các hệ sinh thái phong phú từ miền đồng bằng, ven biển đến các vùng
gò đồi - núi đá. Các hệ sinh thái phong phú là cơ sở hình thành tính đa dạng sinh
học cao ở đây.
1.1.8.1 Tài nguyên thực vật
+ Các kiểu thảm thực vật trên đất địa đới .
- Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi: Phân bố chủ
yếu ở tây bắc Hương Hoá, thường gặp ở độ cao từ 500 m đến 600 m và che phủ
phần lớn diện tích đất rừng trong khu vực. Kiểu rừng này thường có cấu trúc 3 tầng:
Tầng ưu thế sinh thái chiều cao trên 20 m với tổ thành các loài Sao Hải Nam
(Hopea ainanensis), Sao Piere (H. pierrei), Sâng (Pometia pierrei), Đa (Ficus
callosa), Sấu (Dracomelum duperreanum), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei),
Trai (Garcinia fagraeoides), Nhội (Bischofia javanica) …
- Kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi trung bình: Phân bố
chủ yếu ở độ cao từ 700 - 1.500 m, như ở dãy núi trung bình Động Voi Mẹp, trên
khối núi thuộc động A Pông ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đăkrông. Kiểu rừng này ít
bị tác động, còn giữ được nhiều tính chất nguyên sinh, tán rừng chia 4 tầng. Độ tán
che dao động trong khoảng 0,7 - 0,8; có những chỗ đạt tới 0,9. Tổ thành thực vật

chủ yếu là các loài cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não
(Lauraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Leguminosae), họ Ngọc lan
(Magnoliaceae), họ Sến (Sapotaceae).
Báo cáo:
“QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2006-2010, TẦM NHÌN 2020”

Trung tâm Phát triển Công nghệ và Điều tra Tài nguyên
Địa chỉ: 68 - Nguyễn Du – Hà Nội
17

Hình 1.6. Bản đồ thảm thực vật tỉnh Quảng Trị

×