Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Hiện trạng môi trường tự nhiên và đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trưởng thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.97 KB, 50 trang )

Niên luận

Trần Hữu Định

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Đông Hà là một thành phố trẻ, là hạt nhân thúc đẩy cho q trình đơ thị hoá của
tỉnh Quảng Trị.Trong những năm gần đây, thành phố Đông Hà đã đạt được những thành
tựu khá quan trọng, kinh tế phát triển tương đối nhanh và ổn định. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy lợi thế từng
ngành; phù hợp với tính chất kinh tế đơ thị, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng,
thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thuỷ sản.
Ở nước ta, vấn đề lập quy hoạch BVMT được quy định trong Luật Bảo vệ môi
trường năm 2005, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án quy
hoạch lãnh thổ và đô thị cũng được quy định trong Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày
09/08/2006. Nhưng cho đến nay mới có một số thành phố, tỉnh và vùng đã và đang
nghiên cứu quy hoạch BVMT bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ngãi, TP. Hạ
Long (Quảng Ninh), tỉnh An Giang, tỉnh Hậu Giang, TP. Vinh (Nghệ An), tỉnh Quảng
Trị...
Chính vì thế, để đảm bảo sự phát triển bền vững, thành phố Đông Hà cần phải có
những hoạch định chiến lược về bảo vệ mơi trường. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay,
Đơng Hà mới lên thành phố việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố
Đông Hà trong giai đoạn này là rất cần thiết nhằm đánh giá hiện trạng, dự báo xu thế
biến đổi và đề xuất các phương án BVMT cũng như khai thác hợp lý tài nguyên, góp
phần điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hợp lý hơn, phù hợp hơn, thúc đẩy
phát triển kinh tế một cách bền vững.
Vì vậy, việc nghiên cứu: Hiện trạng môi trường tự nhiên và đề xuất quy hoạch
bảo vệ môi trưởng thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là một yêu cầu cấp thiết trong
giai đoạn hiện nay.
2.MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
a. Mục tiêu


Xây dựng cơ sở khoa học cho việc quy hoạch BVMT tự nhiên thành phố Đông
Hà giai đoạn 2010 - 2020 theo hướng bền vững trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng môi trường tự nhiên, hiện trạng môi trường tự nhiên của thành
phố.
Các phương án quy hoạch được lồng ghép vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội nhằm khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, đồng thời góp phần điều chỉnh
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp hơn.
b. Nhiệm vụ
- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu liên quan bao gồm: Điều kiện tự nhiên; tài
nguyên thiên nhiên; hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội; hiện trạng về môi trường; định
1 


Niên luận
Trần Hữu Định
hướng phát triển kinh tế - xã hội. (Trang thông tin điện tử của tỉnh Quảng Trị:
quangtri.gov.com; Niên giám thống kê 2009).
- Thu thập tổng hợp các tài liệu, số liệu của các đề tài, dự án về mơi trường.
- Phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên ở khu vực nghiên
cứu.
- Phân tích về hiện trạng mơi trường tự nhiên của thành phố Đông Hà.
- Đề xuất các phương án quy hoạch bảo vệ môi trường tự nhiên ở thành phố Đông
Hà giai đoạn 2010 – 2020.
- Đề xuất các giải pháp thực hiện.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu, quy hoạch bảo vệ môi trường cho một lãnh thổ liên quan đến rất
nhiều các hợp phần: tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường... Trong phạm vi đề tài này,
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chính sau:
- Hiện trạng mơi trường tự nhiên của thành phố Đơng Hà: mơi trường nước, mơi

trường khí, chất thải rắn.
- Quy hoạch bảo vệ mơi trường: hệ thống thốt nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ
thống thu gom và xử lý chất thải rắn, hệ thống cơng trình vệ sinh công cộng và hệ thống
cây xanh đô thị.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập, kế thừa các thơng tin có liên quan đến phát triển kinh tê xã hội. Kế thừa các kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu:tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập
được.
- Phương pháp bản đồ: dựa trên bản đồ hành chính và bản đồ đia hình của thành
phố Đơng Hà để từ đó xây dựng bản đồ quy hoạch cho thành phố.
5. CẤU TRÚC NIÊN LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 03
chương:
Chương 1: Khái quát các yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến môi
trường tự nhiên ở thành phố Đông Hà
Chương 2: Hiện trạng môi trường tự nhiên ở thành phố Đông Hà
Chương 3: Đề xuất quy hoạch bảo vệ môi trường ở thành phố Đông Hà giai đoạn
2010 – 2020

2 


Niên luận

Trần Hữu Định
CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở THÀNH PHỐ ĐƠNG HÀ
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Đông Hà là thành phố tỉnh lỵ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội của
tỉnh Quảng Trị, nằm ở toạ độ địa lý 16040’53’’ - 16052’22’’. Vĩ độ Bắc và 107004’24’’107007’24’’ Kinh độ Đông, cách thành phố Đồng Hới 93km về phía Nam, cách thành
phố Huế 70km về phía Bắc, cách cửa khẩu Lao Bảo 85km về phía Đơng, cách cảng biển
Cửa Việt 16km về phía Tây.
Ranh giới Thành phố được xác định:
- Phía Bắc giáp huyện Cam Lộ và Gio Linh.
- Phía Nam giáp huyện Triệu Phong.
- Phía Đơng giáp huyện Gio Linh và huyện Triệu Phong.
- Phía Tây giáp huyện Cam Lộ.
Đơng Hà là giao điểm của các tuyến giao thông Bắc Nam và Đông Tây. Đường
quốc lộ 1A (nối Hà Nội - Tp. Hồ Chí Minh) và đường sắt Bắc Nam chạy qua, là đầu mối
của đường Quốc lộ 9 (trong hệ thống đường Xuyên Á) đi Lào, Đông Bắc Thái Lan; là
điểm khởi đầu ở phía Đơng của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, nối với đất nước Lào
và Thái Lan, Myanma... qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển
Đông qua cảng Cửa Việt.
Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút đầu tư để phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm của các mối quan hệ kinh tế trong
nước, khu vực và quốc tế.
1.2. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN
1.2.1. Địa hình - Địa mạo
a. Địa hình:
Lãnh thổ thành phố Đơng Hà có hai dạng địa hình cơ bản sau:
- Địa hình gị đồi: có dạng bát úp ở phía Tây và Tây Nam, có diện tích 319,1ha;
chiếm 44,1% diện tích tự nhiên; có độ cao trung bình 10m so với mực nước biển,
nghiêng dần về phía Đơng, với độ dốc trung bình 5-10º, chổ cao nhất là +42m ở phường
Đơng Thanh, chổ thấp nhất là +2,5m nằm ở khu vực chợ Đơng Hà và phía Đơng Quốc
lộ 1A.
- Địa hình đồng bằng: có độ cao trung bình 3m so với mực nước biển, chiếm
55,9% diện tích tự nhiên, được phủ lên trên mặt lớp phù sa thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp (trồng lúa nuớc, hoa màu, rau hoa và cây cảnh...). Địa hình này tập trung ở các

phường: 2, 3, Đơng Thanh, Đơng Giang, Đơng Lễ. Do địa hình thấp trũng, nên thường
3 


Niên luận
Trần Hữu Định
hay bị ngập lụt về mùa mưa bão; hạn hán, thiếu nước về mùa hè làm ảnh hưởng lớn đến
sản xuất và đời sống.
b. Địa mạo:
Do hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh mẽ, đặc biệt là hoạt động tân kiến tạo, kết hợp
với quá trình ngoại sinh đã tạo nên 2 vùng địa mạo cơ bản cho thành phố Đơng Hà là:
vùng bóc mịn và vùng tích tụ.
- Vùng bóc mịn phân bố chủ yếu ở phía Tây - Tây Nam đường Quốc lộ 1A, có độ
cao dao động từ 5m đến xấp xỉ 30m, là vùng hồn tồn thốt khỏi tác động của lũ lụt
hàng năm, ở đây hoạt động phong hoá xâm thực - bóc mịn là cơ bản, vùng này có nền
móng tốt thuận lợi cho xây dựng các cơng trình, định cư và trồng cây cơng nghiệp, lâm
nghiệp.
- Vùng tích tụ có cấu tạo địa hình phức tạp, độ cao biến động từ 0-5m; nhiều nơi bị
ngập lũ hàng năm, có nơi sâu đến 2m như vùng Đông Thanh, Đông Giang, Đông Lễ,
Đơng Lương. Đó là vùng sản xuất lúa nước, ni trồng thuỷ sản, lũ lụt hàng năm đã gây
ra nhiều thiệt hại cho cư dân và sản xuất nông nghiệp.
1.2.2. Khí hậu
Đơng Hà nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, mang đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa và có những biểu hiện đặc thù so với các vùng khí hậu khu vực phía
Đơng Trường Sơn. Chế độ khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ
nóng.
- Mùa mưa: do chịu ảnh hưởng của khơng khí lạnh cực đới tràn về tới đèo Hải
Vân, nên khu vực Đông Hà tương đối lạnh so với các vùng phía Nam miền Trung.
Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 9-10 0C. Đây
cũng là khu vực có lượng mưa tương đối lớn. Lượng mưa trung bình năm đạt 2.300mm,

nhưng 80% lượng mưa lại tập trung chủ yếu trong 3 tháng (từ tháng IX đến tháng XI).
Tuy nhiên, số ngày mưa phân bố không đều, trong các tháng cao điểm trung bình mỗi
tháng có từ 17 - 20 ngày mưa làm ảnh hưởng đến bố trí thời vụ một số loại cây trồng và
ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Ngồi ra, khu vực Đơng Hà cịn chịu ảnh hưởng
của bão, thường tập trung từ tháng IX - XI. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường tập
trung vào các cơn bão số 7, 8, 9, 10. Năm nhiều nhất có tới 4 cơn bão, bão thường kèm
theo mưa to kết hợp nước biển dâng cao và lượng mưa từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và
ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng.
- Mùa khơ nóng: kéo dài từ tháng III đến tháng VIII, gần như liên tục nắng nóng
kèm theo gió phơn Tây - Tây Nam khơ nóng, có sức gió cấp 6, cấp 7 và do cấu tạo địa
hình của phía triền dốc Đơng Trường Sơn nên gió qua đèo Lao Bảo về Đơng Hà tạo
thành những cơn bão nhỏ, khơ nóng có thời gian kéo dài trong nhiều tháng.
Đông Hà chịu ảnh hưởng sâu sắc của 2 loại gió mùa: Gió mùa Đơng Bắc hoạt
động từ tháng XI đến tháng III năm sau và gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng IV đến

4 


Niên luận
Trần Hữu Định
tháng IX. Gió mùa Tây Nam ở đây thường hoạt động sớm và kết thúc muộn hơn các khu
vực khác.
Khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến động mùa:
mùa Đông và mùa Hè, mùa mưa và mùa khô. Thời tiết của Đông Hà thường gây úng
vào đầu vụ đối với vụ Đông Xuân; hạn đầu vụ và úng cuối vụ Hè Thu.
1.2.3. Thuỷ văn
Thành phố Đơng Hà có 3 con sơng chính là sơng Hiếu, sơng Thạch Hãn, sơng Vĩnh
Phước.
- Sông Hiếu là sông lớn nhất chảy qua Thành phố bắt nguồn từ sườn Đông dãy
Trường Sơn cao độ trên 1.000m chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua các xã

Hướng Sơn, Hướng Hiệp chảy về qua địa phận huyện Cam Lộ đi về Đông Hà (bắt đầu
từ Nhà máy xi măng Đông Hà đến ngã ba Gia Độ) và nhập vào sông Thạch Hãn ở ngã
ba Gia Độ. Sơng Hiếu có chiều dài 70km, diện tích lưu vực 465km2, đoạn chảy qua
Thành phố có chiều dài 8km, với chiều rộng trung bình khoảng 150-200m. Khu vực hạ
lưu sông Hiếu chịu sự chi phối của thuỷ triều từ biển vào nên có chế độ dịng chảy khá
phức tạp. Về mùa khơ dịng chảy ở thượng lưu nhỏ nên mặn xâm nhập sâu, biên độ mặn
lớn với lưu lượng thấp nhất là 2,83m3/s, nhưng về mùa lũ nước thường dâng cao gây
ngập lụt.
- Sông Thạch Hãn bắt nguồn từ sơng Đakrơng, chảy qua Ba Lịng rồi về xi.
Sơng có chiều dài 145km, đoạn chảy qua ven phía Đơng Thành phố có độ dài 5km từ
ngã ba sơng Vĩnh Phước (phường Đông Lương) và hợp lưu với sông Hiếu (phường
Đông Lễ) tại ngã ba Gia Độ.
- Sông Vĩnh Phước bắt nguồn từ vùng đồi cao 300 - 400m thuộc xã Cam Nghĩa,
Cam Chính (huyện Cam Lộ) chảy qua phía Nam thành phố Đông Hà ở phường Đông
Lương rồi đổ vào sơng Thạch Hãn tại km5 đường sơng, tính từ ngã ba Gia Độ ở xã
Triệu Giang (huyện Triệu Phong). Sông có diện tích lưu vực 183km2; có chiều dài
45km, chiều rộng trung bình 50 - 70m, lưu lượng trung bình 9,56m3/s, mùa kiệt
1,79m3/s. Đây là con sông cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho thành phố Đơng Hà.
- Ngồi các con sơng chính trên địa bàn Thành phố cịn có các hồ như: hồ Khe
Mây, hồ Trung Chỉ, hồ KM6, hồ Đại An... với mạng lưới phân bố đều khắp trên địa bàn
Thành phố và tạo cảnh quan thiên nhiên, cải thiện vi khí hậu tiểu vùng và phát triển du
lịch sinh thái cho Thành phố.
1.2.4. Thực vật
Theo số liệu thống kê đầu năm 2009, trên địa bàn thành phố Đơng Hà có 33/75
tuyến đường có trồng các loại cây xanh như: Phượng, Sữa, Lát, Xà cừ, Me, Bằng Lăng,
Chẹo, Sấu, Nhội, Sến, Sao Đen, M.Bò, Gõ, Bàng, Đào, Trứng cá, Xưa, Bồ Đề, Mưng,
Cọ dầu… Tổng cộng có 6.432 cây các loại. Diện tích cây xanh đường phố đạt khoảng
9,2ha. Với dân số 85.044 người, như vậy, mật độ cây xanh đường phố đạt 1,08m2/người
5 



Niên luận
Trần Hữu Định
Theo số liệu của Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị tính đến ngày 29/6/2009, trên địa
bàn thành phố Đơng Hà có 37ha đất rừng tự nhiên phịng hộ; 393,10ha đất rừng trồng
phòng hộ; 1.619,2ha đất rừng trồng sản xuất và đất không rừng quy hoạch cho lâm
nghiệp (bao gồm cỏ, lau lác, cây bụi có gỗ rải rác) 62,4ha. Diện tích cây xanh này tập
trung chủ yếu là phường 3, phường Đông Lương, phường 4, phường Đông Lễ.
1.3. CÁC YẾU TỐ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
Dân số trung bình tồn Thành phố năm 2008 là 85.044 người, tỷ lệ gia tăng dân số
tự nhiên là 1,39%.
Nguồn lao động Thành phố năm 2008 có 45.994 người trong độ tuổi lao động,
chiếm 54,1% tổng dân số. Hàng năm Thành phố giải quyết được việc làm cho khoảng
1.000 - 1.100 lao động. Nhìn chung chất lượng nguồn lao động chưa cao, thiếu đội ngũ
cán bộ khoa học kỹ thuật, lực lượng lao động chất lượng cao, công nhân lành nghề.
1.3.2. Giáo dục và y tế
a. Giáo dục:
- Giáo dục phổ thông: Đến năm 2007 - 2008, trên địa bàn Thành phố có:
+ Bậc mầm non: Tổng số có 17 trường, trong đó có 56% số trường, lớp được kiên
cố hoá.
+ Bậc tiểu học: Gồm 15 trường cơng lập và một trường bán cơng. Có 93,3%,
trường học được kiên cố hoá.
+ Bậc trung học cơ sở: Có 9 trường, trong đó có 88,8% trường được kiên cố hoá, 2
trường đạt tiêu chuẩn Quốc gia (đạt 23%).
+ Bậc trung học phổ thơng: Có 4 trường, trong đó có 3 trường cơng lập (1 trường
chun) và một trường bán công. .
- Đào tạo chuyên nghiệp, dạy nghề:
Trên địa bàn Thành phố có trường Cao đẳng sư phạm, phân hiệu đại học Huế,
trường chính trị Lê Duẩn, trường trung cấp y tế, trường dạy nghề đa ngành, 2 trung tâm

giáo dục thường xuyên, 2 trung tâm kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề, trường trung cấp
nghề.
b. Y tế:
Trên địa bàn Thành phố hiện nay có 01 bệnh viện Tỉnh với quy mô 500 giường
bệnh; 01 bệnh viện Thành phố với quy mô 50 giường bệnh; 09 trạm y tế trên địa bàn 09
phường; 01 trung tâm y tế dự phòng tỉnh; 01 trung tâm y tế dự phòng Thành phố; 45
phịng khám tư nhân lớn, nhỏ. Ngồi ra, cịn có trạm xá của các ngành khác nhau như:
Bệnh xá công An, Bệnh xá Bộ đội (20A của BCH quân sự tỉnh), Bệnh xá Đông Trường
Sơn...
1.3.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỷ thuật

6 


Niên luận
Trần Hữu Định
Đông Hà là trung tâm tỉnh lỵ nên cơ sở hạ tầng của thành phố được thu hút đầu tư
rất lớn.Vì vậy hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỷ thuật của thành phố tương đối
hoàn thiện so với các địa phương khác trong tỉnh. Mạng lưới giao thơng, bưu chính viễn
thơng, tài chính ngân hàng được chú trọng mở rộng, hiện đại hoá; hệ thống điện, cấp
thoát nước được nâng cấp cải tạo, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển sản xuất và thu
hút đầu tư. Đơng Hà cịn là nơi tập trung các cơng trình hạ tầng xã hội mang ý nghĩa
tồn tỉnh như Nhà văn hố trung tâm, bảo tàng, các khu cơng viên, văn hố, thể thao, du
lịch…
1.3.4. Sự phát triển các ngành kinh tế
a. Thương mại - dịch vụ và du lịch:
 Thương mại - dịch vụ:
Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển khá, cơ sở hạ tầng được cũng cố và
tăng cường đầu tư mở rộng, phương thức kinh doanh đa dạng. Khối lượng hàng hố bán
lẽ và bn bán đều tăng. Tổng mức bán lẽ hàng hố và doanh thu dịch vụ tăng bình quân

22%/năm thời kỳ 2001 - 2005. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa
bàn ước thực hiện năm 2009 đạt 4.780 tỷ đồng. Tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ,
khách sạn, nhà hàng là 6.263 cơ sở.
Trên địa bàn thành phố có 5 siêu thị và Trung tâm dịch vụ thương mại đang hoạt
động. Có 13 chợ, trong đó 5 chợ được xây dựng kiên cố, 8 chợ bán kiên cố với khoảng
6.000 hộ kinh doanh. Chợ Đông Hà là chợ lớn nhất của tỉnh với quy mô 2.500 quầy
hàng. Hoạt động kinh doanh ở chợ Đông Hà và các chợ đầu mối ngày càng phát triển,
thu hút nhiều doanh nghiệp, tiểu thương vào buôn bán.
Các ngành dịch vụ phát triển với tốc độ khá nhanh, đa dạng hố các loại hình
dịch vụ: Hoạt động tín dụng, ngân hàng, bưu chính, viễn thơng, cơng nghệ thơng tin, vận
tải, nhà hàng, vui chơi giải trí... ngày càng phát triển và hoạt động đem lại hiệu quả.
 Du lịch:
Đến nay, trên địa bàn thành phố Đông Hà có 43 khách sạn và nhà nghỉ với trên 870
phịng ngủ. Trong đó có 2 khách sạn 3 sao, 8 khách sạn 2 sao, 3 khách sạn 1 sao, 19
khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu và 11 nhà nghỉ chưa được xếp hạng. Hàng năm thu hút
khoảng 15.000 lượt khách nội địa và Quốc tế đến nghỉ ngơi, tham quan các di tích lịch
sử cách mạng và các danh lam thắng cảnh ở các vùng lân cận Thành phố như: Cồn Tiên,
Dốc Miếu, nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, bãi tắm Cửa Tùng, Cửa Việt, địa đạo Vĩnh
Mốc...Dịch vụ vận chuyển lữ hành phát triển nhanh, đặc biệt là vận tải đưa đón khách
bằng taxi và dịch vụ khai thác các tour “Du lịch hoài niệm chiến trường xưa và đồng
đội”, khai thác hành lang Đông - Tây. Trên địa bàn có 3 trung tâm lữ hành, 8 đơn vị kinh
doanh dịch vụ vận chuyển với trên 100 đầu xe. Ngồi ra cịn nhiều dịch vụ cho th xe
của tư nhân...
Quy hoạch quỹ đất để phát triển kinh doanh thương mại và du lịch còn hạn chế.
Đầu tư xây dựng các điểm vui chơi giải trí các hồ trên địa bàn như hồ Khe Mây, hồ
7 


Niên luận
Trần Hữu Định

Trung Chỉ, hồ Km6 thực hiện đang cịn chậm do ngân sách Thành phố cịn khó khăn,
chưa có giải pháp huy động nguồn từ xã hội để đầu tư phát triển một cách có hiệu quả.
b. Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp:
Ngành CN - TTCN trên địa bàn Thành phố đạt mức tăng trưởng khá, giá trị sản
xuất CN - TTCN thời kỳ 2001 - 2005 tăng bình quân 14,8%. Giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn năm 2009 ước đạt 542,39 tỷ đồng, đạt 98,6% kế hoạch năm (560 tỷ
đồng) và tăng 12,3% so với cùng kỳ năm trước.
Số cơ sở sản xuất trên địa bàn hiện có 988 cơ sở, tăng 29 cơ sở so với năm 2008.
Trong đó ngồi quốc doanh có 983 cơ sở, quốc doanh có 05 đơn vị.
Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã tập trung cải tạo nâng cấp nhà
xưởng, tăng cường thiết bị máy móc, vốn lưu động, nâng cao năng lực sản xuất, cải tiến
mẫu mã, chất lượng sản phẩm, thu hút thêm lao động trên một số ngành hàng: cơ khí gia
cơng, mộc mỹ nghệ, mộc cao cấp, chế biến gỗ...
Tại KCN Nam Đơng Hà hiện có 19 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký
là 1.044 tỷ đồng, có 3 dự án đi vào hoạt động, thu hút gần 1.400 lao động. Tại CCN
Đông Lễ, hiện có 17 dự án đăng ký đầu tư kinh doanh và được giao đất thực địa, trong
đó có 04 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất, 04 dự án đang hoàn thành lắp đặt dây
chuyền thiết bị công nghệ, 07 dự án đang xây dựng nhà xưỡng.
Tuy nhiên, sản xuất CN-TTCN vẫn chưa có bước đột phá, cơ sở sản xuất cịn
manh mún, nhỏ lẻ, cơng nghệ thiết bị cịn lạc hậu, chuyển giao cơng nghệ, du nhập sản
phẩm mới còn chậm, hiệu quả chưa rõ nét.
c. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản:
Kinh tế nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng đóng vai trị
quan trọng trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm, rau xanh cho Thành phố. Hàng
năm đất nông nghiệp bị thu hẹp do tốc độ đô thị hố tăng nhanh. Tuy nhiên sản xuất
nơng nghiệp có những bước tiến bộ đáng kể, phát triển theo hướng thâm canh chiều sâu,
hình thành vùng chuyên canh và đạt tốc độ tăng trưởng cao. Bước đầu đầu tư hình thành
các vùng sản xuất chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, chăn ni, ni trồng thuỷ
sản.
Năm 2008, tổng diện tích gieo trồng 2.590ha. Trong đó diện tích lúa đạt 2092,5ha;

Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 46,4ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt 9.840 tấn.
Trong năm 2009, đã trồng mới được 76,0ha rừng sản xuất theo chương trình
trồng mới 5 triệu ha rừng của Chính phủ và 42.857 cây phân tán, 300 cây bóng mát các
loại.

CHƯƠNG 2

HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở THÀNH PHỐ ĐÔNG HÀ
2.1. HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG KHƠNG KHÍ
8 


Niên luận
2.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

Trần Hữu Định

Thành phố Đơng Hà trong những năm gần đây đã có những đổi mới rất đáng kể,
được đầu tư xây dựng nhiều mặt, đời sống người dân không ngừng được cải thiện. Song
song với quá trình trên thì chất lượng khơng khí ngày càng bị giảm sút.Có nhiều ngun
nhân làm cho mơi trường khơng khí ở thàmh phố Đông Hà bị ô nhiểm như:
- Hoạt động giao thông vận tải đô thị: Các phương tiện giao thông đã sinh ra các
chất ô nhiễm như: Bụi, CO2, SO2, CO, NOx, hơi xăng, dầu, tiếng ồn và chấn động. Theo
thống kê tháng 06 năm 2009, thành phố Đơng Hà có 35.416 xe máy, 2.669 xe tải các
loại; 1.516 ôtô các loại với tổng tải lượng các chất ô nhiễm như sau: TSP là 0,45
tấn/ngày; SO2 là 3 tấn/ngày; NOx là 3,2 tấn/ngày; CO là 48 tấn/ngày.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của các cơ sở sản xuất
nằm xen kẽ trong khu vực nội thị. Khu cơng nghiệp Nam Đơng Hà có diện tích MDF
chiếm 6,7ha, Dệt may Hồ Thọ 2,92ha, Cơng ty Cổ phần Tính Đạt Thành khoảng 2,5ha,
tổng tải lượng chất ơ nhiễm: Bụi là 99,1kg/ngày; SO 2 là 948,6kg/ngày; NO2 là 61,9

kg/ngày; CO là 29,3kg/ngày; THC là 8,0kg/ngày.
- Nguồn thải từ sinh hoạt của dân cư: Năm 2008, dân số thành phố Đông Hà là
85.044 người, tải lượng các chất ô nhiễm: Bụi là 2,7kg/ngày; SO2 là 0,7kg/ngày; NOx là
4,5kg/ngày; CO là 10,4k g/ngày; THC là 5,2kg/ngày.
- Hoạt động xây dựng: Xây dựng mới, sửa chữa và cải tạo nhà cửa, sửa chữa và
nâng cấp hệ thống giao thông, hệ thống cấp thốt nước đều gây ơ nhiễm rất lớn, đặc biệt
là bụi. Tuy nhiên, ơ nhiễm khơng khí do hoạt động này chủ yếu là bụi, tiếng ồn và chỉ
mang tính cục bộ.
2.1.2. Chất lượng mơi trường khơng khí
a. Mơi trường khơng khí ở các khu dân cư:
Thống kê hệ thống các số liệu về chất lượng mơi trường khơng khí trong những năm
gần đây cho thấy, hầu hết các thông số chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh nằm
trong giới hạn cho phép theo TCVN 5937:2005, TCVN 5949:1998. Tuy nhiên, tiếng ồn và
bụi thường tập trung cao (xấp xỉ và vượt tiêu chuẩn) tại các địa điểm như chợ Đông Hà, nút
giao thông giữa Quốc lộ 1A và đường 9D, ngã 5 trung tâm thành phố Đông Hà… là các vị trí
có mật độ giao thơng cao.
Các thơng số khí độc được quan trắc bao gồm: CO, SO 2, NO2 đều nằm trong giới
hạn cho phép theo TCVN 5937:2005. Tuy nhiên, nồng độ các khí độc có sự khác nhau
giữa các vị trí, đáng chú ý là tại các nút giao thơng, nồng độ các khí độc cao hơn các khu
vực khác.
b. Khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Độ ồn trong khơng khí ở một số KCN, CCN nằm trong giới hạn cho phép theo
TCVN 5949:1998 (75dBA).
9 


Niên luận
Trần Hữu Định
Nồng độ bụi và khí độc tại một số KCN, CCN nằm trong giới hạn cho phép theo
TCVN 5937:2005 (Bụi là 300µg/m3, NO2 là 200µg/m3, SO2 là 350µg/m3, CO là

30.000µg/m3). Độ bụi và khí độc phát sinh chủ yếu do q trình thi cơng mặt bằng và cơ
sở hạ tầng, một phần xuất phát từ các hoạt động của các cơ sở sản xuất trong khu vực.
Chất lượng mơi trường khơng khí KCN, CCN phản ánh khách quan mức độ đầu tư
của các dự án vào các KCN hiện nay (KCN Nam Đơng Hà mới có 2 nhà máy và cụm
cơng nghiệp Đơng Lễ có 4 nhà máy đi vào hoạt động).
Mơi trường khơng khí xung quanh các khu vực này chưa có dấu hiệu ơ nhiễm. Tuy
nhiên, trong khu vực nhà máy, mức độ ô nhiễm này là rất đáng quan tâm, đặc biệt hiện
tại là nhà máy MDF (bụi, tiếng ồn và khí độc phát sinh từ lị đốt, từ các cơng đoạn
nghiền dăm, phun hơi Ure Fomaldêhyt, chà nhám, vận chuyển, bốc dỡ ảnh hưởng rất lớn
đến cán bộ công nhân viên). Trong tương lai khi các KCN, CCN được lấp đầy với sự
hoạt động của các ngành chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến kim loại
và cơ khí... có tác động cộng gộp chắc chắn mơi trường khơng khí khu vực này sẽ bị ơ
nhiễm.
Mức độ ơ nhiễm khơng khí phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, địa hình và
sự bố trí các KCN, CCN (Đặc trưng thời tiết của Đơng Hà là gió Tây Nam hoạt động
mạnh vào mùa hè, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp; mặt khác các KCN, CCN hầu hết được bố
trí nằm đầu hướng gió nên mức độ ơ nhiễm càng tăng).
2.2. HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC
2.2.1. Các nguồn gây ơ nhiễm mơi trường nước
Nguồn nước bị ơ nhiểm có nhiều ngun nhân gây ra, nhưng tựu trung lại thì có
các nguyên nân sau:
- Nước thải từ khu dân cư: Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn,
trường học, cơ quan chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người
gọi chung là nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu dân cư hoặc nước thải vệ sinh. Hiện
nay, lượng nước cấp trên địa bàn thành phố Đơng Hà đạt 100lít/người.ngày. Như vậy,
tổng lượng nước thải sinh hoạt 0,1 x 85.044 x 0,8 = 6.803m3/ngày.đêm.
Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là có hàm lượng cao các chất hữu cơ
khơng bền vững, dễ bị phân huỷ sinh học, chất dinh dưỡng, chất rắn và vi trùng.
- Nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất
cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp. Trong đó, hiện nay đáng chú ý nhất là nước thải của

nhà máy ván ép MDF thuộc khu công nghiệp Nam Đông Hà với lưu lượng thải
150m3/ngày, nồng độ các chất ô nhiễm: BOD5 = 6,590mg/l, COD = 9,590mg/l, phenol =
4,7mg/l; tổng Nitơ = 29,14mg/l; coliform = 29x106MPN/100ml.
- Nước chảy tràn mặt đất: Nước chảy tràn từ mặt đất do mưa hoặc do thoát nước
từ đồng ruộng là nguồn gây ô nhiễm nước sông, hồ; nước rửa trơi qua đồng ruộng có thể
10 


Niên luận
Trần Hữu Định
cuốn theo chất rắn (rác), hoá chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước rửa trơi từ khu dân
cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể làm ơ nhiễm nguồn nước do chất thải
rắn, dầu mỡ, hố chất, vi trùng…
2.2.2. Hiện trạng mơi trường nước
a. Nước mặt:
Thành phố Đơng Hà có tổng trữ lượng nguồn nước mặt lớn, phân bố khá đều trên
Thành phố. Ngồi nguồn nước từ sơng Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn, Hói Sịng và
hàng chục khe suối, các hồ chứa, Đơng Hà cịn có một số hồ đập nhân tạo phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp, cải tạo môi trường và nuôi trồng thuỷ sản như: hồ Trung Chỉ, hồ
Khe Mây, hồ Đại An, hồ Khe Sắn.
- Nước sông:
Hai con sông trên địa bàn Thành phố Đơng Hà có mục đích sử dụng khác nhau:
Sông Vĩnh Phước chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt, nước tưới tiêu, ngồi ra cịn tiếp
nhận một phần nước thải đô thị và KCN; sông Hiếu thực hiện vai trò là nguồn tiếp nhận
và làm sạch nước thải của Thành phố (80% lượng nước thải đổ ra con sông này).
Diễn biến chất lượng môi trường nước tại một số vị trí trên các sơng cho thấy, ở
các vị trí cấp nước cho mục đích khác (khơng cấp cho mục đích sinh hoạt), các thơng số
chất lượng nước nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2
(Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt). Đối với các vị trí quan trắc
nước phục vụ cho cấp nước sinh hoạt (sông Vĩnh Phước - cách trạm bơm 1 khoảng

02km về phía thượng nguồn, …), hầu hết các thông số chất lượng nước nằm trong giới
hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT, cột A1 (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
chất lượng nước mặt, sử dụng tốt cho mục đích sinh hoạt). Tuy nhiên, tuỳ theo thời điểm
chất lượng nước sơng Vĩnh Phước nói riêng cũng như các con sơng khác trên địa bàn
Thành phố nói chung có sự biến động, thường sau trận mưa lớn ở đầu nguồn, nước sơng
thường đục và có màu đỏ, do đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước cấp cho sinh
hoạt. Tại vị trí trạm bơm cấp nước sinh hoạt vào tháng 12/2008 hàm lượng tổng các chất
rắn lơ lửng vượt gấp 4,42lần, hàm lượng sắt vượt 8,75 lần so với QCVN
08:2008/BTNMT, cột A1.
Mặc dù hiện nay chất lượng nước của 2 con sông trên chưa đến mức đáng báo
động, tuy nhiên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, việc xả các loại nước thải chưa
qua xử lý vượt quá khả năng tự làm sạch của các con sông sẽ làm ô nhiễm môi trường.
- Nước ao, hồ, đập:
Các chỉ số chất lượng nước của các ao hồ đập đều nằm trong giới hạn cho phép theo
QCVN 08:2008/BTNMT, cột B2 (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt).
Với vai trò chủ yếu cung cấp nước cho tưới tiêu, nuôi trồng thuỷ sản, điều hồ vi khí
hậu và phát triển du lịch, chất lượng nước của các ao, hồ hiện nay đáp ứng được các mục
11 


Niên luận
Trần Hữu Định
đích trên. Tuy nhiên, ngồi các vai trò trên các ao, hồ, đập trên địa bàn Thành phố còn là nơi
tiếp nhận nước thải của các khu vực lân cận với các hoạt động đi kèm như công nghiệp,
sinh hoạt của dân cư, … .
b. Nước ngầm:
Nước dưới đất vùng Thành phố Đông Hà tồn tại dưới 2 dạng chính: Trong các lổ
hổng và các tầng chứa nước khe nứt của đất đá chứa nước gọi là các tầng chứa nước lổ
hổng và các tầng chứa nước khe nứt.
Theo tài liệu đánh giá của Sở Khoa học và Cơng nghệ thì vùng trung tâm Thành

phố và khu vực đất đồi tầng ngầm nghèo. Nguồn nước mạch nông tồn tại ở vùng đất
trũng thuộc khu vực trầm tích phù sa.
Theo kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án về chất lượng nước ngầm trên địa
bàn thành phố kết hợp với quan trắc cho thấy, phần lớn các thông số đặc trưng cho nước
ngầm đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm và TCVS 2002. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại
cho chất lượng nước ngầm tại thành phố Đông Hà là sự xuất hiện và vượt TCCP của vi
khuẩn Coliform và fecalcoliform:
Chỉ số coliform dao động từ 3 - 120 MPN/100ml và fecalcoliform dao động trong
khoảng 6 - 19 MPN/100ml vượt TCCP theo QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm (quy định bằng 3 MPN/100ml đối với coliform
và không phát hiện đối với fecalcoliform) và TCVS 2002 (quy định không xuất hiện).
Nguyên nhân là do phần lớn các giếng nước đang sử dụng cho mục đích sinh hoạt được
xây dựng từ lâu và đã bị xuống cấp, các giếng bố trí tại các khu dân cư có mật độ cao,
nền đất ẩm ướt, nước ngầm khu vực chủ yếu là nước ngầm mạch nông nên càng tạo điều
kiện cho sự xâm nhập của các chất ô nhiễm, đặc biệt là vi sinh vật.
2.2.3. Hiện trạng cấp, thoát nước
a. Hiện trạng cấp nước:
Thành phố Đông Hà được cấp nước từ 2 nguồn chính đó là:
- Hệ thống cấp nước từ nhà máy nước sông Vĩnh Phước cách trung tâm Thành phố
5km về phía Tây, cơng suất 15.000m3/ngày.đêm. Do nhà máy đặt ở cao trình có độ cao
42m nên nước tự chảy đến các hộ tiêu thụ không sử dụng bơm cấp II.
- Hệ thống nước ngầm chuyển tải từ nhà máy Gio Linh công suất
15.000m3/ngày.đêm. Nước sạch được bơm về thành phố Đông Hà qua trạm bơm tăng áp
xây dựng tại ngã tư Sịng.
Hệ thống cấp nước chính có tổng chiều dài khoảng 77.362m đến hầu hết các khu
vực trên Thành phố bao gồm 05 loại tuyến cấp từ DN100 đến DN500.
Bảng 2.1 - Hiện trạng đường ống cấp nước chính thành phố Đơng Hà
TT


Loại tuyến

Tổng chiều

Số
12 

Chiều dài

Năm xây dựng


Niên luận

Trần Hữu Định
dài (km)

tuyến

xuống cấp (km)

1

DN100

35,7

31

13,4


1977 – 2003

2

DN150

0,85

02

-

1986

3

DN200

16,1

10

2,2

1985 – 2005

4

DN300


14,2

05

9,5

1977 – 2005

5

DN400

10,5

02

2,2

1977 – 2005

6

DN500

0,5

01

-


2000

Hiện nay đã có khoảng 85% tương đương với khoảng 15.035 hộ được sử dụng
nước máy từ nguồn cung cấp của Công ty TNHH MTV Cấp nước và Xây dựng Quảng
Trị, lượng nuớc cấp bình quân đầu người đạt 100l/người/ngày.đêm. Tuy nhiên, các khu
vực xa trung tâm nguồn nước vẫn cịn tình trạng thiếu nước máy nên người dân phải
dùng thêm giếng khoan. Mặt khác, do các tuyến đường ống cấp nước trên địa bàn thành
phố được đầu tư xây dựng từ rất lâu (1977-2005) nên hiện nay đã có nhiều tuyến đường
ống bị xuống cấp nghiêm trọng gây thất thoát từ 25-30% lượng nước cấp trên địa bàn
thành phố.
Một vấn đề rất đáng lo ngại đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt của thành phố là
q trình khai thác cát sạn, ni trồng thuỷ sản và chăn thả gia súc trên sơng Vĩnh Phước
về phía thượng lưu khoảng 1km so với trạm bơm cấp nước. Nguồn nước ngầm Gio Linh
bổ sung cho thành phố Đông Hà cũng có dấu hiệu bị tác động do hiện tượng người dân
khoan nước tự phát phục vụ sinh hoạt gia đình trong khu vực mỏ nước ngầm.
b. Hiện trạng thốt nước:
Hệ thống thốt nước của Thành phố có khoảng 59,427km cống, rãnh các loại dùng
để thoát nước chung, đạt tỷ lệ 36,4% so với 163km đường trên địa bàn thành phố. Trong
đó: Thuộc Cơng ty TNHH Một thành viên Mơi trường và Cơng trình Đơ thị Đơng Hà
quản lý là 14,327km; Thuộc nguồn vốn của Bộ giao thông đầu tư và quản lý cho tuyến
Quốc lộ 9, Lê Duẩn và đường 9D là 20,5km; Thuộc nguồn vốn ADB đang triển khai xây
dựng giai đoạn 1 khoảng 20km[8], trong thời gian tới Dự án ADB sẽ triển khai giai đoạn
2 trong năm 2010 với khoảng 6,5km cống, rãnh. Ngoài ra hệ thống cống rảnh thoát nước
do các dự án khác đã xây dựng trong các gói thầu đường đơ thị khoảng 4,6km.
Hệ thống thoát nước mới chỉ đầu tư vào các trục đường chính, các ngỏ nhỏ vẫn
cịn tình trạng thoát nước thải trên mặt đất. Lưu vực chủ yếu thốt nước ra sơng Hiếu
(80%), khu vực các phường phía Nam Thành phố thốt ra sơng Thạch Hãn, sơng Vĩnh
Phước. Lượng nước thải hầu hết khơng qua xử lý thốt ra các sông, hồ gây ô nhiễm cục
bộ cho các khu dân cư. Nước thải và nước mưa ở nhiều khu vực vẫn cho chảy tràn mặt

đất, từ cao đến thấp và thường xuyên gây ứ đọng nước thải, gây ngập lụt khi có mưa.
Theo điều tra cho thấy, trên địa bàn thành phố Đơng Hà có 21 khu vực thường xuyên bị
ngập lụt trong mùa mưa và có rất nhiều điểm ứ đọng nước thải trong mùa hè.
13 


Niên luận
Trần Hữu Định
Như vậy, hệ thống thoát nước hiện nay đã và đang khơng đáp ứng nhu cầu thốt
nước của Thành phố. Trong tương lai, khi xây dựng thêm các khu đơ thị và cụm cơng
nghiệp mới thì nhu cầu thoát nước càng trở nên cấp bách.
2.3. HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI RẮN
2.3.1. Các nguồn phát sinh chất thải rắn
a. Rác thải sinh hoạt:
Rác thải sinh hoạt: chiếm tỷ trọng lớn nhất, được thải ra từ các hộ gia đình, các cơ
quan, trường học các khu du lịch - dịch vụ, chợ, đường phố, bến xe... Các chất thải chủ
yếu là rác thực phẩm, giấy loại, các loại phân bùn, cặn bã trong các cơng trình vệ sinh...
Tính đến năm 2008, dân số tồn thành phố Đơng Hà là 85.044 người, với 17.689
hộ, do đó lượng rác thải sinh hoạt thải ra mỗi ngày của Thành phố là rất lớn được tính
vào khoảng 51 tấn rác/ngày. Do mật độ dân số giữa các phường trong thành phố Đông Hà
là không đồng đều nên khối lượng và thành phần rác thải ở các phường cũng khác nhau
dẫn đến khó khăn cho công tác lựa chọn và phân vùng, phân tuyến cho công tác thu gom
và xử lý chất thải rắn.
b. Rác thải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:
Theo niên giám thống kê Đơng Hà năm 2008 thì các cơ sở kinh doanh đang hoạt
động trên địa bàn Thành phố là 554 doanh nghiệp, trong đó rất nhiều các loại hình sản
xuất kinh doanh khác nhau, từ khai khoáng, chế biến đến thương mại dịch vụ,... đối với
mỗi loại hình sản xuất sẽ tạo ra một nguồn chất thải tương ứng. Trong số các chất thải từ
sản xuất kinh doanh thì có một số chất thải rắn có tính chất nguy hại khi được thải trực
tiếp vào mơi trường.

Nhìn chung chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động công nghiệp ở Thành phố
Đơng Hà ước tính khoảng 10 - 20% tổng lượng rác thải sinh hoạt, tức là 10,2 tấn/ngày,
song cho tới nay loại chất thải công nghiệp này vẫn chưa được thu gom và quản lý tốt,
chủ yếu được các chủ doanh nghiệp tái sử dụng hay hợp đồng với cơng ty mơi trường
thu gom trong đó có khơng ít những chất độc hại vẫn chưa được phân loại và xử lý một
cách khoa học. Mặt khác, đối với những cơ sở có lượng chất thải khơng nhiều thì
thường được chủ cơ sở đổ chung với rác thải thơng thường sau đó hợp đồng đơn vị thu
gom trên địa bàn vận chuyển đi xử lý.
c. Rác thải y tế:
Trên địa bàn Thành phố có 2 bệnh viện với 550 giường bệnh, 01 trung tâm y tế dự
phòng tỉnh, 01 phòng khám sức khoẻ cán bộ và và 9 trạm y tế của 9 phường với 58
giường bệnh trong Thành phố. Ngoài ra, trên địa bàn Thành phố các phòng khám tư
nhân chiếm một lượng rất lớn. Theo điều tra cho thấy, lượng chất thải rắn không nguy
hại khoảng 0,6 - 1,2 tấn/ngày, lượng chất thải rắn nguy hại khoảng 120 - 240kg/ngày.
d. Các nguồn khác:
- Lượng chất thải rắn phát sinh từ thương mại, du lịch chiếm 1% tổng chất thải rắn
sinh hoạt. Tức là 0,51 tấn/ngày.
14 


Niên luận
Trần Hữu Định
- Lượng chất thải rắn từ các khu công cộng 10% tổng chất thải rắn sinh hoạt, tức là
5,1 tấn/ngày.
- Lượng chất thải rắn từ hoạt động xây dựng 20% tổng chất thải rắn sinh hoạt, tức
là 10,2 tấn/ngày.
Vậy tổng lượng chất thải được phát sinh trên thành phố Đông Hà trong một ngày là
khoảng 80tấn/ngày. Nếu lấy tỷ trọng của rác là 0,5tấn/m3 thì tổng lượng rác thải ra của
Thành phố là 160m3 rác thải/ngày.
2.3.2. Hiện trạng thu gom và vận chuyển chất thải rắn

a. Chất thải rắn sinh hoạt:
Theo báo cáo Tổng kết kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008 và phương hướng
nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009 của Công ty TNHH MTV Mơi trường
và Cơng trình Đơ thị Đơng Hà, cuối năm 2008 Công ty đã thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt từ các hộ dân, cơ quan, nhà hàng... đến bãi đổ thải với khối lượng khoảng
42.050m3/năm. Thực hiện quét rác đường phố 5.400ha/năm. Chất thải được thu gom
bằng các xe đẩy tay, chuyển về các điểm tập kết rác quy định và sau đó chuyển sang các
xe ép cuốn rác và đưa về tập kết tại bãi rác của Thành phố. Tần suất thu gom 1lần/ngày
đối với khu vực nội thị và 1lần/3ngày đối với khu vực ngoại thị (chỉ thu gom rác thải vô
cơ). Cơng ty Mơi trường đơ thị hiện có 230 xe đẩy tay, 11 xe ép cuốn rác với dung tích 6
- 9m3, trên 700 thùng rác các loại (đường phố 166 thùng, bao gồm các đường phố ở khu
phố 7, khu phố 8 phường 1 như: Hùng Vương, Nguyễn Trãi, Lê Thế Hiếu, Đào Duy Từ,
Trần Hữu Dực, Nguyễn Huệ, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Chế Lan Viên và các cơ
quan, nhà hàng, trường học... khoảng 550 thùng) và 130 công nhân thu gom, quét rác.
Các thùng rác lưu động bằng nhựa với dung tích 140 lít, 240 lít và 660 lít được sử
dụng để lưu giữ rác tại các khu chợ, công sở và các nhà hàng. Rác trong các thùng hàng
ngày sẽ được thu gom trực tiếp bằng các xe ép cuốn rác nói trên.
Cơng ty hiện đã thu gom 9/9 phường với 14.000 hộ dân, 445 cơ quan, cơng sở và 2
nhà máy, xí nghiệp sản xuất (Dệt Hồ Thọ và Nhà máy xi măng Đơng Hà).
Tất cả rác thu gom trong các xe ép cuốn rác được chuyên chở trực tiếp đến bãi
chôn lấp chất thải rắn của Thành phố nằm trên diện tích 6,2ha cách trung tâm Thành
phố khoảng 5km, cách vùng dân cư khoảng 3km. Hơn 1ha đất này hiện đã chứa đầy
rác.
b. Đối với chất thải rắn nguy hại:
Đối với chất thải rắn nguy hại công nghiệp, chưa được thu gom và xử lý riêng mà
đang trộn lẫn với các loại rác thải khác. Trong thời gian tới Thành phố cần phải điều tra,
đánh giá lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh trong hoạt động công nghiệp nhằm đề
xuất hướng xử lý kịp thời.
Đối với chất thải rắn y tế: Việc phân loại rác thải tại các cơ sở cơ bản đã được đầu
tư thực hiện, tuy nhiên việc xử lý chất thải y tế nguy hại còn nhiều bất cập.

15 


Niên luận
Trần Hữu Định
Trên địa bàn Thành phố chỉ có bệnh viện Đa khoa Tỉnh được đầu tư lò đốt với
công suất 400kg rác/01 lần đốt. Hiện tại, bệnh viện vận hành lò đốt 03 lần/tuần, khối
lượng rác thải mang xử lý khoảng 200kg/01lần đốt; lò đốt tương đối hiện đại, có 01
cơng nhân vận hành.
Bệnh viện Thành phố và Trung tâm Y tế dự phòng tự xử lý rác tại bãi rác của
thành phố Đông Hà bằng cách định kỳ vận chuyển đến bãi chôn lấp, đào hố cho rác vào
và đốt bằng dầu. Tần suất xử lý như thế đối với Trung tâm Y tế dự phòng là 3- 6
tháng/lần và bệnh viện Thành phố là 01 tháng/lần. Bệnh viện Thành phố không xử lý
bông băng theo phương pháp trên mà hợp đồng với Công ty TNHH MTV Mơi trường và
Cơng trình Đơ thị Đơng Hà thu gom và xử lý chôn lấp tại bãi rác Thành phố, 9 trạm y tế
phường cũng xử lý tương tự như trên nhưng thực hiện trong khuôn viên của trạm. Hiện
nay chỉ có 7 phịng khám tư nhân và bệnh xá Đơng Trường Sơn có hợp đồng với bệnh
viện tỉnh xử lý rác thải y tế với kinh phí 300.000/tháng (đối với khối lượng rác phát sinh
nhỏ hơn 30kg/tháng).

16 


Niên luận

Trần Hữu Định
CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ
ĐÔNG HÀ GIAI ĐOẠN 2010 - 2020

3.1. CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1.1. Căn cứ pháp lý
- Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ mơi
trường trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước;
- Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam khố XI, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 29/11/2005;
- Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/08/2009 của Chính phủ về việc thành lập thành
phố Đông Hà thuộc tỉnh Quảng Trị;
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ mơi trường;
- Chương trình hành động số 05/CTHĐ-TU ngày 26/7/2007 của Thị uỷ Đông Hà
về thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính Trị về bảo vệ môi
trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước;
- Quyết định số 2788/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2007 của UBND tỉnh
Quảng Trị về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới thu gom, xử lý CTR tỉnh
Quảng Trị đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;
3.1.2. Mục tiêu phát triển và bảo vệ môi trường
Không ngừng bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường nhằm đảm bảo cho sự
phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống
cho nhân dân. Các mục tiêu bao gồm:
- Phịng ngừa ơ nhiễm và suy thối mơi trường, đặc biệt đối với các vùng đơ thị
hố và cơng nghiệp hố.
- Từng bước cải thiện chất lượng mơi trường nước, khơng khí, đất tại các khu dân
cư trong đô thị và các khu cơng nghiệp, đặc biệt chú trọng đến vấn đề thốt nước, xử lý
nước thải và vệ sinh môi trường
- Bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BVMT, nâng cao nhận thức của cộng
đồng về BVMT.
3.1.3. Định hướng quy hoạch phát triển đô thị Đông Hà đến năm 2020
a. Chỉnh trang, cải tạo khu vực đô thị cũ:

- Mở rộng, nâng cấp và thông tuyến một số đường giao thông trong khu vực dân
cư, giải quyết về cấp nước, thốt nước và vệ sinh mơi trường.
- Kết hợp vừa cải tạo, vừa xây mới lại một số khu dân cư cũ, thấp tầng, mật độ nhà
thưa, tổ chức quy hoạch thành các khu dân cư tập trung nằm xen kẽ trong các khu chức
năng, được quy hoạch theo khn viên, xây dựng các cơng trình cơng cộng như nhà trẻ,
17 


Niên luận
Trần Hữu Định
mẫu giáo, khu thể dục thể thao, các thiết chế văn hoá khu phố, các cơ sở thương mại,
dịch vụ. Trên cơ sở khai thác một số quỹ đất trống để làm vườn hoa, trồng cây xanh, tạo
không gian mở, làm đẹp cảnh quan đô thị.
- Định hướng cải tạo và xây mới hình thành 9 khu dân cư trên địa bàn 9 phường
hiện nay.
b. Xây dựng các khu vực đô thị mới:
- Quy hoạch xây dựng các khu đơ thị mới tại các địa điểm có không gian mặt bằng,
gần các trục đường giao thông quan trọng, tạo điểm nhấn cho q trình phát triển đơ thị,
mở rộng không gian nội thị.
- Tập trung đầu tư xây dựng các khu đô thị mới theo quy hoạch, thực hiện tốt các
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của một đơ thị hiện đại, có đầy đủ dịch vụ hạ tầng kỹ thuật và
xã hội hoá đa dạng, tiện nghi, có khn viên cây xanh.
- Các trục đường trong khu đô thị được quy hoạch đảm bảo lưu thông thuận tiện.
- Xây dựng các trung tâm dịch vụ tổng hợp, có siêu thị, khách sạn, vườn hoa, các
cơng trình văn hố - thể thao, phúc lợi cơng cộng.
- Xây dựng các tồ nhà chung cư có hình thức kiến trúc cao tầng, hiện đại, tiện
nghi; kết hợp bố trí nhà ở chia lơ và biệt thự - vườn đáp ứng nhu cầu sử dụng của các
đối tượng khác nhau.
Dự kiến đến năm 2020, trên địa bàn thành phố Đông Hà sẽ xây dựng một số khu
đô thị mới gồm:

+ Khu đô thị Bắc Sông Hiếu: 128ha
+ Khu đô thị phía đơng đường Trần Bình Trọng, phường 5: 43ha
+ Khu đơ thị Bắc Quốc lộ 9 - Khố Bảo: 20ha
+ Khu đô thị phường 5 - Đông Lễ: 40ha
+ Khu đô thị Nam Đông Hà giai đoạn 1, 2, 3: > 300ha.
Bảng 3.1 - Bảng tổng hợp quỹ đất dành cho phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020
TT

Quỹ dất

Diện tích (ha)

1

Dành cho phát triển cơng nghiệp

45,26

2

Dành cho phát triển vùng chuyên canh sản
xuất nông nghiệp

2.000

3
Dành cho phát triển đô thị mới
3.1.4. Định hướng phát triển các ngành kinh tế đến năm 2020
a. Định hướng phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ:


531

- Khai thác, phát huy lợi thế về vị trí địa lý kinh tế và các điều kiện về cơ sở hạ
tầng đô thị, đẩy mạnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch thành ngành kinh tế chủ
đạo trong Thành phố, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách trên
địa bàn.
18 


Niên luận
Trần Hữu Định
- Xây dựng Đông Hà thành trung tâm thương mại, dịch vụ lớn, có quy mơ cấp
vùng ở khu vực miền Trung và trên hành lang Đông - Tây.
- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại, du lịch, xây dựng mạng lưới chợ;
hình thành một số cụm thương mại, dịch vụ; cụm du lịch sinh thái - cơng viên văn hố,
thể thao…
- Phát triển đa dạng các hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch. Chú
trọng một số lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chất lượng cao như siêu thị, cửa hàng cao cấp,
dịch vụ tài chính - ngân hàng, viễn thơng, công nghệ thông tin, khoa học - kỹ thuật.
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành đạt bình quân 12 13%/năm thời kỳ 2008 - 2010 và 14 - 15% thời kỳ 2011 - 2020; chiếm tỷ trọng 55 - 60%
giá trị GDP toàn Thành phố, thu hút 59 - 60% lao động xã hội và đóng góp trên 70% thu
ngân sách địa phương.
b. Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
 Mục tiêu phát triển
- Phấn đấu tăng giá trị sản xuất cơng nghiệp - TTCN bình qn thời kỳ 2011 2020 tăng 21 - 22%. Nâng tỷ trọng đóng góp của ngành cơng nghiệp chiếm 33 - 34%
tổng GDP tồn Thành phố.
- Ngành công nghiệp - TTCN thu hút, tạo việc làm cho 22 nghìn lao động tham gia
vào hoạt động công nghiệp vào năm 2020, chiếm khoảng 31 - 32% tổng lao động xã hội.
- Đến hết năm 2010 xây dựng hoàn thành và phấn đấu lấp đầy 60 - 70% diện tích
các khu cơng nghiệp Nam Đơng Hà, cụm cơng nghiệp Đơng Lễ, hồn thành hạ tầng các

khu cơng nghiệp phía Tây. Sau 2010, tiếp tục xây dựng cơ sở hạ tầng cho các cụm công
nghiệp khác, đẩy mạnh thu hút cá c dự án đầu tư. Đến năm 2020, phấn đấu lấp đầy trên
80 - 90% diện tích các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.
 Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp chủ yếu
Trong giai đoạn 2008 - 2020, trên địa bàn Thành phố Đông Hà tập trung phát triển
một số ngành công nghiệp chủ đạo như:
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống
- Công nghiệp chế biến kim loại và cơ khí.
- Cơng nghiệp dệt may, da giày.
- Chế biến khống sản và sản xuất vật liệu xây dựng.
- Cơng nghiệp điện, điện tử, công nghệ thông tin.
- Các ngành công nghiệp khác.
- Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.
 Phát triển các khu, cụm công nghiệp

19 


Niên luận
Trần Hữu Định
Tiếp tục rà sốt, hồn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp tập
trung trên địa bàn Thành phố đến năm 2015 - 2020. Bố trí để dành quỹ đất phát triển
cơng nghiệp giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Định hướng đến năm 2020, trên địa bàn Thành phố có khu cơng nghiệp tập trung
Nam Đông Hà, cụm công nghiệp Đông Lễ, cụm công nghiệp khu phố 1 - phường 4,
Cụm công nghiệp Quốc lộ 9D.
Bảng 3.2 - Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp - TTCN
STT

Địa điểm


Diện
tích
(ha)

Phường Đơng Lương

99,03

Khu, cụm cơng nghiệp

I

Khu cơng nghiệp tập trung tỉnh Quản lý

1

Khu công nghiệp Nam Đông Hà

II

Các cụm công nghiệp Thành phố quản lý

1

Cụm công nghiệp Đông Lễ

Phường Đông Lễ

2


Cụm công nghiệp khu phố 1, phường 4

Khu phố 1- phường 4

3

Cụm công nghiệp Quốc lộ 9D

10
1,86
33,4

c. Định hướng phát triển nông, lâm, ngư nghiệp:
- Phát triển nơng nghiệp ven đơ theo hướng sản xuất hàng hố. Từng bước xây
dựng nền nông nghiệp sạch, áp dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất,
đảm bảo cung cấp nông sản, thực phẩm, rau xanh cho Thành phố Đông Hà và một phần
hướng tới xuất khẩu.
- Tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng: Tăng tỷ
trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản; chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
cơ cấu mùa vụ hợp lý; đa dạng các loại cây trồng, trong đó xác định mũi nhọn là phát
triển vùng rau xanh, cây ăn quả và lúa; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ
trọng lao động phi nông nghiệp.
- Tăng cường áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ
sạch, sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi mới, tạo bước đột phá về năng suất, chất
lượng trong nông nghiệp, tăng giá trị thu nhập, hiệu quả trên một đơn vị diện tích canh
tác, nâng cao đời sống dân cư khu vực nông nghiệp.
- Phát huy thế mạnh mỗi khu vực, hình thành các vùng sản xuất chun canh cây
trồng có giá trị cao, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Gắn sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp với các cơ sở thu mua, tiêu thụ, chế biến nông sản, ổn định thị trường.

- Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng bền vững, gắn với bảo vệ tài nguyên
đất, nguồn nước, môi trường sinh thái.
3.1.5. Những vấn đề môi trường tồn tại và yêu cầu giải quyết
a. Những vấn đề môi trường cấp bách liên quan đến phát triển công nghiệp:

20 


Niên luận
Trần Hữu Định
Hiện tại, hầu hết các cơ sở công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thành
phố Đông Hà nằm rải rác, xen kẽ với các khu dân cư. Tình trạng ơ nhiễm mơi trường do
khí thải (chủ yếu là bụi và tiếng ồn), nước thải và chất thải rắn xảy ra trong khu dân cư
ngày càng tăng. Các khu, cụm công nghiệp tập trung chưa có hệ thống xử lý nước thải
đảm bảo tiêu chuẩn. Đặc biệt, trong tương lai với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp thì vấn đề xử lý chất thải cơng nghiệp ngày càng
trở cấp bách hơn.
b. Những vấn môi trường cấp bách liên quan đến q trình đơ thị hố:
 Vấn đề chất thải rắn sinh hoạt
Thành phố Đông Hà tuy đã có mạng lưới thu gom, xử lý chất thải rắn nhưng chỉ đáp
ứng được một phần trong công tác thu gom chất thải rắn hiện nay. Đặc biệt, khi thành phố
Đông Hà lên thành phố với việc cải tạo, chỉnh trang và mở rộng không gian đô thị, đẩy
mạnh tốc độ phát triển CN - TTCN theo hướng CNH - HĐH, nơng nghiệp phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa thì mạng lưới thu gom và xử lý hiện tại càng không thể đáp ứng
yêu cầu, do: tỷ lệ thu gom tại các phường ngoại thành thấp; phương tiện, nhân lực thu
gom còn hạn chế; chất thải rắn xây dựng chưa được thu gom và xử lý thích hợp; chất thải
rắn nguy hại ngày càng tăng; các điểm tập kết, tuyến thu gom chưa hợp lý, chưa đáp ứng
yêu cầu về BVMT; chưa có chế tài phù hợp và ý thức của người dân chưa cao trong vấn
đề môi trường nói chung, thu gom xử lý chất thải rắn nói riêng.
Trước thực trạng đó, cần phải có sự điều chỉnh, cải tạo mạng lưới thu gom và xử lý

chất thải rắn nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu hiện tại và phát triển tương lai.
 Vấn đề thoát nước và xử lý nước thải
Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp
cịn chung với hệ thống thốt nước mưa đơ thị. Tuy nhiên, hệ thống thốt nước chung
cũng khơng đáp ứng được u cầu, nên nước thải hầu như tự chảy từ vùng cao đến vùng
thấp. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và y tế không được xử lý hoặc xử lý
khơng triệt để, đổ thẳng vào mương thốt nước chung, đặc biệt nước thải của các cơ sở
nhỏ lẽ như nhà hàng, khách sạn, xưỡng sửa chữa ô tô... đổ thải trực tiếp gây ảnh hưởng
đến môi trường nước mặt, nước ngầm và mơi trường đất.
Có thể thấy rằng thực trạng thốt nước của thành phố Đơng Hà hiện nay cịn nhiều
bất cập và khơng có hệ thống mương thốt đồng bộ nên việc ngập úng cục bộ trong các
khu vực thường xảy ra liên tục ngay cả sau khi xảy ra các trận mưa nhỏ và ngắn ngày.
c. Một số vấn đề môi trường bức xúc khác:
 Giết mổ gia súc
Trên địa bàn thành phố Đơng Hà, ngồi một số cơ sở giết mỗ gia súc tâp trung ở
phường 1 và phường Đơng Lương, cịn rất nhiều cơ sở giết mỗ nhỏ, quy mơ hộ gia đình.
Đây là hoạt động gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư rất khó kiểm sốt, cần phải
nghiêm cấm hoạt động, di dời vào các khu vực giết mỗ tập trung hay xây dựng hầm
biogas để giải quyết vấn đề môi trường.
21 


Niên luận
 Khai thác tài nguyên

Trần Hữu Định

Hiện nay, tình trạng khai thác cát sạn lịng sơng để làm vật liệu xây dựng diễn ra
rất phổ biến trên địa bàn Thành phố nhằm phục vụ nhu cầu xây dựng, các khu vực khai
thác khai thác tự phát bao gồm: Cầu Đông Hà; Cảng Đông Hà; Đường Trần Nguyên

Hãn, An Lạc (phường Đông Giang); Gần ngã 3 Gia Độ; đập ngăn mặn sông Vĩnh
Phước; cách trạm bơm cấp nước 2km về phía thượng lưu và 1 điểm thuộc địa bàn
phường 4 trên sông Hiếu. Các điểm tập kết này gây mất mỹ quan đơ thị, an tồn giao
thơng và ơ nhiễm mơi trường trong q trình khai thác, vận chuyển.
3.1.6. Dự báo biến động môi trường đến năm 2020
a. Diễn biến chất lượng mơi trường khơng khí:
Với định hướng phát triển kinh tế như đã quy hoạch là thương mại - dịch vụ giữ
vai trị chủ đạo, cơng nghiệp giữ vai trò động lực sẽ dẫn đến sự gia tăng dân số cơ học,
gia tăng sự hoạt động của các phương tiện giao thông làm ảnh hưởng đến chất lượng
môi trường khơng khí của thành phố Đơng Hà.
 Khí thải từ hoạt động giao thơng và đơ thị
+ Khí thải từ hoạt động giao thông:
Các phương tiện giao thông sử dụng các loại nhiên liệu như xăng, dầu... là nguyên
nhân chính gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí bởi sự phát thải các loại khí như: Bụi,
tiếng ồn, CO2, SO2, CO, NOx, hơi xăng, dầu...
Theo thống kê của Sở giao thông Vận tải năm 2009, số lượng các loại xe như sau:
Bảng 3.3 - Tổng hợp các loại xe
TT

Loại xe

Số lượng (xe)

1

Xe máy

35.416

2


Xe tải

2.669

3

Xe khách

1.516

Số liệu dự báo cho năm 2020 với mức tăng trưởng xe ôtô, xe tải hàng năm là 9% và
xe máy là 16% (bằng tốc độ tăng trưởng năm 2008), ta có số lượng các loại xe như sau:
Bảng 3.4 - Số liệu dự báo lượng xe
TT

Loại xe

Số lượng (xe)

1

Xe máy

41.083

2

Xe tải


2.910

3

Xe khách

1.652

Mức độ ô nhiễm không khí khơng những phụ thuộc vào số lượng các loại phương tiện
tham gia giao thơng mà cịn phụ thuộc vào quảng đường di chuyển, chất lượng mặt đường.
Bảng 3.5 - Bảng tổng hợp chiều dài các đoạn đường đô thị (trang 23)
TT

Loại đường

Chiều dài (km)

Chiều rộng quy hoạch (m)
Nền

22 

Mặt


Niên luận

Trần Hữu Định

1


Đường Trung ương

20,5

12-53

12-25

2

Đường Tỉnh

53,25

11-32

3,5-10,5

3

Đường Thành phố

31,51

4-34

4-20

4


Đường Phường

53,41

4-15

4-7

Tổng cộng

158,7
Nguồn: [P9]

Hệ số ơ nhiễm trung bình khơng khí của từng loại xe được tính tốn theo bảng sau:
Bảng 3.6 - Hệ số ơ nhiễm khơng khí trung bình của các loại xe (kg/1000km)
Loại xe

TSP

SO2

NOx

CO

Xe máy

0,08


0,57

0,14

16,7

Xe tải

0,9

4,76

10,3

18,2

Xe khách

0,07

2.05S

1,19

7,72
Nguồn [7]

Nếu tính lưu lượng xe chạy trong 1 ngày bằng khoảng 90% số xe có trong Thành
phố và có 30% xe vãng lai thì lưu lượng xe cơ giới đường bộ thành phố Đông Hà năm
2020 được dự báo trong bảng sau:

Bảng 3.7 - Lưu lượng xe cơ giới đường bộ
TT

Loại xe

Số lượng (xe/ngày)

1

Xe máy

49.300

2

Xe tải

3.492

3

Xe khách

1.985

Giả sử đến năm 2020, số km đường (gồm đường Trung ương, đường tỉnh, đường
thành phố) thường xuyên có các loại xe chạy là 150km. Như vậy, tải lượng ơ nhiễm khơng
khí dự báo đến năm 2020 theo bảng sau:
Bảng 3.8 - Tải lượng ô nhiễm khơng khí do hoạt động giao thơng
Loại xe


Số lượng

TSP

SO2

NOx

CO

(kg/ngày)

(kg/ngày)

(kg/ngày)

(kg/ngày)

Xe máy

49.300

591,6

4215,2

1035,3

123496,5


Xe tải

3.492

471,4

2493,3

5395,1

9533,2

Xe khách

1.985

20,9

610,4

354,3

2298,6

Như vậy, tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thơng là tương
đối lớn. Tuy nhiên, mức độ ơ nhiễm khơng khí phụ thuộc vào khả năng phát tán, lan
truyền của các chất ô nhiễm trong khơng khí, đặc biệt vào mùa hè với sự hoạt động của
gió Tây Nam, mức độ phát tán càng nhanh.
+ Khí thải từ khu đơ thị

23 


Niên luận
Trần Hữu Định
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các nước đang phát triển, hệ
số ô nhiễm do hoạt động dân cư được đưa ra trong bảng sau:
Bảng 3.9 - Hệ số phát thải từ khu dân cư
Thông số phát thải (kg/người.ngày)

Chất đốt
Bụi

SO2

NOx

CO

THC

Gas

1,5.10-6

1,83.10-7

5,16.10-5

1,06.10-5


4,26.10-5

Dầu

5,18.10-6

1,64.10-4

7,06.10-5

1,61.10-5

5,81.10-6

Than

4,444.10-6

1,73.10-4

7,97.10-5

2,81.10-5

4,8.10-7

Củi

7,65.10-6


1,07.10-4

9,17.10-6

4,58.10-4

2,32.10-4

Tổng

3,17.10-5

0,86.10-5

5,27.10-5

1,22.10-4

6,06.10-5
Nguồn [P10]

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến năm
2020, dân số dự kiến của thành phố Đông Hà năm 2020 là 155.000 người. Như vậy, tải
lượng các chất ơ nhiễm khơng khí do hoạt động của dân cư là:
Bảng 3.10 - Tải lượng các chất ơ nhiễm khơng khí do hoạt động của dân cư
Các chất gây ô nhiễm

Bụi


SO2

NOx

CO

THC

Hệ số phát thải
(kg/người.ngày)

3,17.10-5

0,86.10-5

5,27.10-5

1,22.10-4

6,06.10-5

Tải lượng (kg/ngày)

4,92

1,33

8,17

18,91


9,39

+ Khí thải từ hoạt động cơng nghiệp
Hệ số phát thải khu công nghiệp như sau:
Bảng 3.11 - Hệ số phát thải trung bình của khí thải cơng nghiệp
Chất ô nhiễm

Hệ số phát thải (kg/ha.ngày.đêm)

Bụi

8,18

SO2

78,27

CO

2,42

NO2

5,11

Căn cứ vào quy hoạch các KCN, CCN trên địa bàn thành phố đến 2020, tính tốn
và dự báo khí thải phát sinh ở các KCN, CCN như sau:
Bảng 3.12 - Dự báo lượng khí thải phát sinh từ hoạt động công nghiệp
TT


Khu CN

1

Khu công nghiệp Nam Đông Hà

2

Cụm công nghiệp Đông Lễ

3

Cụm công nghiệp Quốc lộ 9D

Diện tích Tải lượng năm 2020 (kg/ngày)
(ha)
Bụi
SO2
CO
NO2
99,03

810,1

7.751,1

239,7

506,1


10

81,8

782,7

24,2

51,1

33,4

273,2

2614,2

80,8

170,6

24 


Niên luận
4

Trần Hữu Định

Cụm công nghiệp khu phố 1,

phường 4

1,86

15,2

145,6

4,5

9,5

Tổng tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động công nghiệp đến năm 2020 là khá
lớn. Tuy nhiên, với mức độ lấp đầy các KCN, CCN như hiện nay thì các số liệu trên chỉ
mang tính lý thuyết và thực tế đến năm 2020 tải lượng chất ô nhiễm sẽ thấp hơn nhiều
so với con số dự báo.
b. Diễn biến chất lượng môi trường nước:
Nước thải ở thành phố Đông Hà chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp, đặc biệt khi sự phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chú trọng phát triển thương
mại - dịch vụ và công nghiệp sẽ làm tăng lưu lượng nước thải do sự tăng dân số và tăng
số lượng các nhà máy, xí nghiệp.
 Nước thải sinh hoạt
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đông Hà đến 2020,
định mức cấp nước dự kiến đạt 150lít/người.ngày, lượng nước thải được tính bằng 80%
nước cấp, như vậy lưu lượng nước thải năm 2020 được dự báo theo công thức sau:
Q = A x P x 80/100, Trong đó:
Q: Lưu lượng nước thải sinh hoạt (m3/ngày)
A: Định mức cấp nước dự kiến (lít/người/ngày)
Q = 18.600m3/ngày
P: Số dân (155.000 người năm 2020)

Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (khi chưa qua xử lý) theo
bảng sau:
Bảng 3.13 - Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày)

Chất rắn lơ lửng
BOD5
COD
Tổng Nitơ (N)
Tổng Phospho (P)

70 - 145
45 - 54
85 - 102
6 - 12
0,6 - 4,5

Trung bình
107
50
93
9
2,6
Nguồn [P10]

Trên cơ sở dự báo lưu lượng và tải lượng nước thải, có thể dự báo được nồng độ
nước thải sinh hoạt như sau:
Bảng 3.14 - Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Nồng độ (mg/l) năm 2020

TCVN QCVN
14:2008/BTNMT

Chất rắn lơ lửng

892

100

BOD5

417

50

COD

775

-

Tổng Nitơ (N)

75

-

Tổng Phospho (P)


22

10

Thông số

25 


×