Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Thông điệp về gia đình qua chuyên mục thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam (Thời gian khảo sát từ tháng 1.2013 đến 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 131 trang )

M 8u ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN ÁNH NGUYỆT




THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH
QUA CHUYÊN MỤC THƢ TÂM SỰ
TRÊN BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM
(Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2013 đến 6/2014)






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học






Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN ÁNH NGUYỆT




THÔNG ĐIỆP VỀ GIA ĐÌNH
QUA CHUYÊN MỤC THƢ TÂM SỰ
TRÊN BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM
(Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2013 đến 6/2014)



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Quỳnh Nam






Hà Nội - 2015

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo
Phụ nữ Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Mai Quỳnh Nam. Các tài liệu sử dụng tham khảo, trích dẫn trong Luận
văn đều đảm bảo rõ nguồn, trung thực. Các kết quả nghiên cứu được công bố trong
Luận văn là hoàn toàn chính xác, không trùng lặp bất kỳ công trình khoa học đã
công bố trong và ngoài nước.

Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Tác giả


NGUYỄN ÁNH NGUYỆT










LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Mai Quỳnh
Nam – người đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Báo chí và Truyền

thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, các thầy cô giảng dạy bộ
môn đã tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích cho em trong
suốt những năm học vừa qua và tạo điều kiện để em hoàn thành luận văn này.
Xin cảm ơn các anh, chị tại các cơ quan: Báo Phụ nữ Việt Nam, Khoa Xã
hội học – Học viện Báo chí tuyên truyền, Học viện Phụ Nữ Việt Nam… đã giúp
đỡ em về tư liệu nghiên cứu đề tài.
Xin được cảm ơn những người thân yêu là gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã động viên, giúp đỡ và đồng hành cùng em trong suốt quá trình học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Tác giả


NGUYỄN ÁNH NGUYỆT
MỤC LỤC

PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 11
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 11
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 12
6. Ý nghĩa của đề tài 16
7. Kết cấu luận văn : 17
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18
1.1 Các khái niệm về Truyền thông, báo chí 18
1.1.1 Truyền thông 18
1.1.2 Truyền thông đại chúng 18
1.1.3 Thông điệp truyền thông 19
1.1.4 Báo chí 19

1.1.5 Báo in 19
1.2 Các khái niệm về gia đình và các chức năng của gia đình 19
1.2.1 Gia đình 19
1.2.2 Chức năng gia đình và xu hướng biến đổi các chức năng gia đình Việt Nam
hiện nay 20
1.2.3 Cấu trúc gia đình 21
1.2.4 Quan hệ gia đình 22
1.2.5 Giá trị và chuẩn mực 22
1.3. Vai trò của báo chí trong xây dựng gia đình 22
1.4 Các lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu 24
1.4.1 Báo chí truyền thông 24
1.4.2 Xã hội học Truyền thông đại chúng 28
1.4.3 Xã hội học gia đình 30
1.5 Thông tin cơ bản về báo, chuyên mục và mẫu nghiên cứu 31
1.5.1 Thông tin cơ bản về chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam 31
1.5.2 Thông tin cơ bản về mẫu nghiên cứu 31
Tiểu kết chƣơng 1 33
CHƢƠNG 2: TÌNH TRẠNG GIA ĐÌNH TRÊN CHUYÊN MỤC THƢ TÂM
SỰ - BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM 34
2.1 Giá trị hôn nhân 34
2.2 Các chức năng gia đình 45
2.3 Cấu trúc gia đình 58
2.4 Các mối quan hệ trong gia đình 66
2.5 Các yếu tố tác động đến gia đình 71
Tiểu kết chƣơng 2 77
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHUYÊN MỤC THƢ
TÂM SỰ - BÁO PHỤ NỮ VIỆT NAM TRONG TRUYỀN THÔNG XÂY
DỰNG GIA ĐÌNH 78
3.1 Phát huy hiệu quả tư vấn của chuyên mục đối với thông điệp về gia đình qua
thư độc giả 78

3.1.1 Thông điệp đề cập đến giá trị hôn nhân 78
3.1.2 Thông điệp đề cập đến các chức năng gia đình 80
3.1.3 Thông điệp đề cập đến cấu trúc gia đình 81
3.1.4 Thông điệp đề cập đến các mối quan hệ trong gia đình 81
3.1.5 Thông điệp đề cập đến tác động xã hội đối với gia đình 82
3.2 Về vấn đề tổ chức thông tin trên chuyên mục Thư tâm sự 83
3.2.1 Các yếu tố cần tính đến khi đăng tải thư tâm sự 83
3.2.2 Đảm bảo quy trình tư vấn trên báo chí trong chuyên mục. 95
3.3 Nâng cao năng lực, cập nhật kiến thức đối với phóng viên, biên tập viên, cộng
tác viên của chuyên mục Thư tâm sự 98
Tiểu kết chƣơng 3 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
DANH MỤC BIỂU

Biểu 2.1. Giá trị hôn nhân được đề cập (%) 35
Biểu 2.2. Giá trị tinh thần trong hôn nhân được đề cập (%) 35
Biểu 2.2a. Trình tự nội dung thư trả lời được đề cập (%) 44
Biểu 2.3. Chức năng gia đình được đề cập (%) 46
Biểu 2.3a. Đánh giá về sự chia sẻ, động viên, an ủi với người gửi thư (%) 50
Biểu 2.3b. Đánh giá của người phân tích về những phân tích, giải thích, làm rõ câu
chuyện của Thanh Tâm trong từng thư trả lời (%) 51
Biểu 2.3c. Đánh giá của người phân tích về số lượng giải pháp Thanh Tâm đưa ra
cụ thể khi trả lời thư tâm sự (%) 56
Biểu 2.4. Số lượng thành viên trong gia đình (%) 58
Biểu 2.5. Thành phần gia đình được đề cập (%) 59
Biểu 2.6.Thành phần gia đình hạt nhân lần 1 được đề cập (%) 60
Biểu 2.7. Mối quan hệ gia đình được đề cập 66
Biểu 2.8. Các yếu tố tác động đến gia đình được đề cập (%) 72
Biểu 2.9. Các yếu tố khác (cụ thể) tác động đến gia đình được đề cập (%) 73
Biểu 2.10. Vấn đề hôn nhân - gia đình được đề cập (%) 75

Biểu 3.1. Nơi cư trú của người gửi thư 84
Biểu 3.2. Phạm vi câu chuyện đề cập 85
Biểu 3.3. Nghề nghiệp của người gửi thư 86
Biểu 3.4. Giới tính của người gửi thư 87
Biểu 3.5. Tình trạng hôn nhân của người gửi thư 88
Biểu 3.6. Nội dung của tiêu đề thư tâm sự 90
Biểu 3.7: Từ ngữ tư vấn sử dụng khi trả lời thư (%) 96
Biểu 3.8: Đánh giá về phân tích, giải thích, làm rõ câu chuyện (%) 97
Biểu 3.9: Đánh giá về số lượng giải pháp cụ thể (%) 98
DANH MỤC ẢNH

Hình 2.1. Sống cùng “ một nửa ” có “ H ”. Thư tâm sự. Số 77 ra ngày 27/6/2014 37
Hình 2.2. Con trai yêu người lầm lỡ. Thư tâm sự. Số 75 ra ngày 23/6/2014 39
Hình 2.3. Khủng hoảng đầu hôn nhân. Thư tâm sự. Số 62 ra ngày 23/5/2014 40
Hình 2.4. Không hề ân hận. Thư tâm sự. Số 71 ra ngày 13/6/2014 40
Hình 2.5. Bỏ người yêu vì bố mẹ. Thư tâm sự. Số 32 ra ngày 15/3/2013 43
Hình 2.6. Chăm con quên chồng. Thư tâm sự. Số 73 ngày 18/6/2014 47
Hình 2.7. Sinh con một bề. Thư tâm sự. Số 49 ngày 24/4/2013 52
Hình 2.8. Vết cứa vào tim. Số 17 ngày 2/4/2014 54
Hình 2.9. Bỗng nhiên bị đòi con. Số 15 ngày 3/2/2014 57

1
PHẦN 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quá trình phát triển xã hội Việt Nam trong bối cảnh của công cuộc đổi mới,
của nền kinh tế thị trường và toàn cầu hóa đã dẫn đến những biến đổi sâu sắc ở các
thiết chế, các tổ chức xã hội, trong đó có gia đình. Một mặt, quá trình này mang đến
cho gia đình Việt Nam những giá trị mới như: sự biến đổi về bình đẳng giới, quyền
trẻ em,… Mặt khác, quá trình này cũng làm biến đổi những giá trị truyền thống tốt
đẹp của gia đình Việt Nam đã hình thành trong lịch sử như tinh thần trách nhiệm,

đức hy sinh, lòng hiếu thảo, tôn ti trật tự trong gia đình, sự chung thủy trong quan
hệ, sự quý trọng và tình cảm thiêng liêng của con cháu đối với ông bà, tổ tiên…
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa VIII) đã đặt vấn đề gia đình
ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt
của đất nước. Vấn đề đặt ra là phải sống lành mạnh ở các đơn vị cơ sở, đầu tiên là
gia đình, giữ gìn và phát huy những đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam, coi
trọng xây dựng gia đình văn hóa và xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình,
nhà trường và xã hội.[33, tr.13] Chính vì lẽ đó, chủ đề về hôn nhân gia đình trong
những năm gần đây được đăng tải rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại
chúng, đặc biệt là vai trò trung tâm của báo chí khi đưa thông tin về chủ đề này.
Báo Phụ nữ Việt Nam được đặc trưng bởi dấu hiệu giới, nghĩa là tờ báo này
hướng tới giới nữ trong phạm vi quốc gia. Song, chiều cạnh giới cũng cho phép tờ
báo Phụ nữ Việt Nam có sự ảnh hưởng rộng không chỉ ở giới nữ. Báo Phụ nữ Việt
Nam có nhiệm vụ cung cấp các thông điệp để khẳng định vai trò của nữ giới trong
đời sống xã hội liên quan đến các vấn đề cơ bản như: Các quan hệ xã hội trong nữ
quyền, vai trò của phụ nữ trong cấu trúc xã hội và có một nội dung cơ bản là vai trò
của phụ nữ đối với gia đình. Chủ đề gia đình trở thành mối quan tâm luôn được
những người làm báo Phụ nữ Việt Nam coi trọng, trong đó chuyên mục Thư tâm sự
là một biểu hiện cụ thể.
Tác giả nhận thức rằng, ngay cả trong trường hợp thư gửi đến tòa soạn
được chính những người trong tòa soạn viết ra thì trong chừng mực nào đó nó

2
vẫn phản ánh tình trạng thực tế của gia đình Việt Nam hiện nay. Như vậy,
những bức thư ấy cũng xuất phát từ thực tế đời sống.
Báo chí đã phản ánh, đưa tin về tình trạng gia đình Việt Nam một cách
phong phú, đa chiều. Tuy nhiên, vấn đề gia đình cần được tiếp cận và nghiên cứu
một cách khoa học, nhằm giúp các nhà truyền thông nhìn nhận, đánh giá những
điểm mạnh và điểm yếu trong công tác truyền thông về vấn đề gia đình, đồng thời
giúp công chúng có cái nhìn sâu sắc hơn, rõ nét hơn về nội dung thông điệp gia đình

trên báo chí, bởi lẽ công chúng đều tiếp nhận thông tin qua các phương tiện truyền
thông đại chúng và chịu ảnh hưởng của các thông điệp đến việc hình thành nhận
thức, thái độ, hành vi của họ.
Trong lịch sử nghiên cứu truyền thông, đối với bất cứ mô hình truyền thông
nào (Lasswell, Claude Shannon, Weaver, David Berlo hay Charles Osgoog…) thì
“thông điệp” là một yếu tố quan trọng. Nguồn tin có thể lựa chọn các thông tin
khác nhau để đạt được những thông điệp mà nó mong muốn.
Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học truyền thông đại chúng, theo
sơ đồ của Judith Lazar [39], nội dung nghiên cứu về thông điệp là một trong những
nội dung quan trọng. Hơn nữa, nhiệm vụ của phương pháp phân tích thông điệp báo
chí là cần thể hiện quan hệ của thông điệp với thực tế ngoài thông điệp đã sản sinh
ra thông điệp [30].
Luận văn với đề tài “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự
trên báo Phụ nữ Việt Nam cũng tập trung vào hướng nghiên cứu này. Qua đó,
nghiên cứu mong muốn phản ánh tình trạng gia đình được đăng tải qua chuyên
mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam trong thời gian mà bản luận văn này
xác định để phân tích, từ đó mong muốn đưa ra các đề xuất để chuyên mục Thư
tâm sự cung cấp thông điệp phản ánh chân thực về tình trạng gia đình, đồng
thời đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng gia đình thành một tổ ấm để ấp ủ
và nuôi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người công dân Việt Nam
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
2.1 . Lịch sử nghiên cứu ngoài nước
Thuật ngữ truyền thông đại chúng lần đầu tiên được dùng trong Lời nói đầu
của Hiến chương Liên hiệp quốc về Văn hóa Khoa học và Giáo dục (UNESCO),
năm 1946. Sau đó, thuật ngữ này ngày càng trở nên thông dụng trong cả đời sống
thường nhật và trong khoa học. Ngày nay truyền thông đại chúng đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội như: báo chí học, xã hội học,

tâm lý học, lịch sử học… Dưới góc độ xã hội học, truyền thông đại chúng được
nghiên cứu như một quá trình xã hội, các phương tiện truyền thông đại chúng được
khảo sát và phân tích như một thiết chế xã hội. [27]
Lịch sử nghiên cứu về truyền thông đại chúng trải qua bốn giai đoạn:
Ở giai đoạn đầu, các nhà Xã hội học ở thời kỳ này cho rằng những thông
điệp của các phương tiện truyền thông đại chúng được „chích” vào công chúng như
chích một mũi thuốc, đây được gọi là mô hình “mũi kim tiêm” trong truyền thông
đại chúng. Điều này dẫn tới hậu quả là hình thành nên một thứ “xã hội đại chúng”
trong đó các cá nhân sống rời rạc nhau, không còn mối quan hệ thân thích, đáng tin
cậy của cộng đồng cũ nữa. Và vì thế, chỗ dựa mới nhất của họ là các phương tiện
truyền thông đại chúng. Và chính xã hội đại chúng đã sản sinh ra những cá nhân
không còn khả năng đề kháng trước sức thuyết phục của truyền thông đại chúng.
Giai đoạn phát triển thứ hai của quá trình nghiên cứu về truyền thông đại
chúng là từ năm 1940 tới đầu những năm 1960 của thế kỷ 20. Nếu như giai đoạn
trước, người ta nói đến truyền thông đại chúng như một mũi “chích” vào công
chúng hay có tác động trực tiếp, thì giai đoạn này nhà nghiên cứu đã bắt đầu nói tới
những tác động gián tiếp, thông qua nhiều bước trung gian. Ngoài ra, những quan
điểm đánh giá bi quan về vai trò của các phương tiện truyền thông đại chúng ở giai
đoạn này cũng đã hạn chế nhiều.
Khi đi phân tích ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, các nhà xã hội học
như: Lazarsfed, Bernard Berelson và Hazel Gaude, Robert Merton… đã chú ý nhấn
mạnh đến vai trò của các nhóm xã hội (bạn bè, gia đình, hàng xóm,…) hay được gọi

4
là “opinion leaders” với ý nghĩa rằng: các thông điệp của các phương tiện truyền
thông đại chúng thường được lọc qua những kênh đó rồi mới đi tới cá nhân.
Ở giai đoạn ba, từ đầu những năm 1960 đến cuối thế kỷ 20, ngoài việc
nghiên cứu công chúng và tác động của truyền thông đại chúng, các nhà chuyên
môn còn nghiên cứu về nội dung các thông điệp của truyền thông đại chúng, về quá
trình truyền thông đại chúng, quá trình sản xuất các phương tiện truyền thông,

nghiên cứu về đặc điểm của các nhà truyền thông và hoạt động của họ. Tiêu biểu có
trường phái “Cultural studies” và lý thuyết không gian công cộng của Jurgen
Habermans.
Trong giai đoạn này, một số nhà nghiên cứu đã hướng sự quan tâm vào
nghiên cứu hiệu quả của truyền thông đại chúng qua từng tác động riêng rẽ của nó.
Một trong những chỉ báo quan trọng cho thấy hiệu quả của truyền thông đại chúng
mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra đó là việc công chúng nhớ được nội dung thông điệp.
Giai đoạn bốn, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin những năm cuối thế
kỷ XX và đầu thế kỷ XXI đã đem đến cho truyền thông đại chúng những khái niệm
mới “truyền thông đa phương tiện” với việc ra đời loại hình truyền thông mới là báo
điện tử, tích hợp trong nó đầy đủ những kỹ thuật của các phương tiện truyền thông
đại chúng trước đây. Và chính giai đoạn này cũng chứng minh tính đa chiều trong
tương tác giữa truyền thông đại chúng và công chúng.
Trong công trình “Viết phỏng theo quyển Lacsience de la com – munication
của Judith Lajan, Que sais, je, Paris 1992”, tác giả đã chỉ rõ trong khoảng những
năm 1930-1950 nổi lên bốn nhà nghiên cứu, ngày nay được xem là những vị sáng
lập ra truyền thông giao tiếp: Kaz-arsfeld, Lewin, Hovland, Lasswell. Các học giả
này đều hoạt động ở Mỹ. Điều đó cho thấy khoa học truyền thông giao tiếp gắn liền
với những biến đổi quan trọng về kinh tế xã hội và nhu cầu thúc đẩy cách mạng
khoa học kỹ thuật mà nước Mỹ đã có ảnh hưởng lớn trong hai cuộc đại chiến thế
giới. [52, tr.40]
Vào giai đoạn sau đó, năm 1962, trong công trình Tinh thần thời đại, Edgar
Morin đã coi văn hóa đại chúng như một phạm trù xã hội học và nhận định rằng nền
văn hóa này tạo nên một hệ thống đặc biệt ở chỗ, nó được sản sinh ra theo những

5
chuẩn mực của quy trình sản xuất công nghiệp và được các media phổ biến đến
những đám dân cư khổng lồ. Edgar Morin cũng đã có công ở việc xác định các thời
kỳ trong lịch sử hiện đại của văn hóa đại chúng.
Trong khoảng thập niên 70 - 80 “Nghiên cứu tác động của truyền thông đối

với xã hội không chỉ bó hẹp trong những nghiên cứu thực nghiệm mà còn xuất hiện
nghiên cứu phê phán, nghiên cứu diễn giải”. Các học giả quan tâm nhiều hơn đến
mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng đối với tri thức… cũng như ảnh hưởng
của bạo lực và tình dục trên truyền thông tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ. Các
nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng rõ nét của truyền thông dẫn đến bệnh nghiền ti vi.
Điều đó có thể dẫn đến sự “tha hóa” về niềm tin hoặc thói quen văn hóa từ các
thông điệp xuất hiện trên truyền hình. (Bryant & Thompson 2002) [18, tr.39-52]
Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước đến thập niên đầu của thế kỷ 21, giới
nghiên cứu tiến hành nhiều nghiên cứu lịch đại nhất về mạng internet nói chung và
tin tức trên internet nói riêng. Một nghiên cứu lớn của Viện Báo chí và con người
PEW (Mỹ) tiến hành dự án nghiên cứu Internet và cuộc sống người Mỹ đã đưa ra
những báo cáo về công chúng Internet ở Mỹ, chỉ ra khả năng tiếp cận, sử dụng và
mức độ hài lòng của họ đối với tin tức trên mạng Internet. Nghiên cứu mới nhất
(2006) của PEW chỉ ra những đặc điểm sau: Lượng người sử dụng mạng Internet
liên tục tăng với tốc độ đáng ngạc nhiên. Tốc độ phát triển của việc sử dụng thông
tin trên mạng Internet tỉ lệ thuận với số người dân có đường chuyền băng thông
rộng. Tỉ lệ những người có đường chuyền tốc độ cao ở nhà tiêu thụ tin tức trên
mạng Internet cao hơn những người sử dụng đường truyền dial-up. 40% số người có
đường truyền băng thông rộng coi tin tức trên mạng Internet là nguồn tin quan
trọng. Việc sử dụng mạng Internet nói chung tỉ lệ nghịch với độ tuổi của công chúng
Mỹ. Công chúng sẵn lòng đăng ký đọc tin nhưng không sẵn lòng trả tiền. [9, tr.19]
Có thể thấy, các phương tiện truyền thông đại chúng với tư cách là một thiết
chế xã hội cần được nghiên cứu nhiều hơn, để thấy rõ ý nghĩa của nó đối với đời
sống xã hội. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại chúng,
hướng nghiên cứu nội dung của thông điệp là một hướng nghiên cứu cơ bản, bởi

6
việc nghiên cứu này sẽ cho thấy động cơ, mục đích của nhà truyền thông đối với
các sự kiện xã hội được phản ánh trong báo chí để trình bày với công luận. [30]
Vì vậy, cùng với những hướng nghiên cứu xã hội học về truyền thông đại

chúng gồm: công chúng truyền thông, các nhà truyền thông, ảnh hưởng xã hội thì
hướng nghiên cứu thông điệp truyền thông có vị trí quan trọng, nhưng chưa có
nhiều công trình theo hướng này.
2.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu truyền thông đại chúng ở nước ta trước hết diễn ra ở các
viện nghiên cứu báo chí – truyền thông và một số cơ sở nghiên cứu khoa học xã hội
và nhân văn.
Nhiều nghiên cứu về lịch sử báo chí – truyền thông trong nước đã được tiến
hành, tiêu biểu như những công trình của các tác giả Huỳnh Văn Tòng, Lịch sử báo
chí Việt Nam từ khởi thủy đến năm 1945; Trần Ngọc Tăng, Vai trò của Truyền
thông đại chúng trong giáo dục thẩm mỹ ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, 2001; Đỗ
Xuân Hà, Báo chí với thông tin quốc tế, Nxb ĐHQG Hà Nội, 1997; Hội Nhà Báo
Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Báo chí Cách Mạng, Nxb CTQG, 2004; Lê
Thanh Bình, Quản lý và Phát triển Báo chí-Xuất bản, Nxb CTQG, 2004…
Một số giáo trình cung cấp các tri thức về lý luận báo chí như Cơ sở lý luận
báo chí – Đặc tính và phong cách (Hà Minh Đức), Cơ sở lý luận báo chí truyền
thông (Đinh Hường – Dương Xuân Sơn – Trần Quang), Truyền thông đại chúng
(Tạ Ngọc Tấn), nhóm sách về thể loại báo chí như Thể loại báo chí thông tấn (Đinh
Hường), Thể loại báo chí chính luận nghệ thuật (Dương Xuân Sơn), Thể loại báo
chí chính luận (Trần Quang), Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn (Khoa Báo
chí – ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn)…
Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí - truyền thông của nhóm tác giả Đinh
Hường – Dương Xuân Sơn – Trần Quang được biên soạn in lần đầu năm 1991, năm
1995 được Nxb Văn hóa – Thông tin cho ra mắt bạn đọc. Nội dung của giáo trình
đề cập đến những vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc
trưng, chức năng, nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí, làm

7
cơ sở cho việc tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực báo chí –
truyền thông.

Cuốn Ngôn ngữ báo chí của Vũ Quang Hào đưa ra một cách tiếp cận có hệ
thống ngôn ngữ Việt với tư cách là ngôn ngữ của truyền thông đại chúng ở Việt
Nam. Đây là giáo trình bổ ích và cần thiết cho người đọc về những vấn đề chung
của ngôn ngữ truyền thông cũng như những điểm đặc thù của ngôn ngữ truyền
thông Việt Nam.
Công trình nghiên cứu Báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến
nay) của tác giả Dương Xuân Sơn đã khẳng định những đóng góp của báo chí Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới, đồng thời tập trung nghiên cứu về vai trò của báo chí
được thể hiện trên các vấn đề: Vai trò của đội ngũ nhà báo; Báo chí với lĩnh vực đổi
mới kinh tế; Báo chí với công cuộc phòng, chống tham nhũng; Báo chí với vấn đề
Nông nghiệp nông thôn; Kinh tế báo chí; Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền
hình; Tìm ra những hạn chế, khiếm khuyết để báo chí phát triển hơn nữa trong
những năm tiếp theo.
Gần đây, công trình Báo chí các nước ASEAN của Đặng Thị Thu Hương đã
cho thấy quá trình hình thành và phát triển của báo chí tại các nước ở khu vực này
và chỉ rõ hệ thống báo chí ở các nước Asean hiện nay.
Các ấn phẩm về Báo chí học của các tác giả kể trên cho thấy những vấn đề cơ
bản về lý luận báo chí, kiến thức nghiệp vụ của hoạt động báo chí, vai trò của báo chí trong
đời sống xã hội và báo chí trong đời sống quốc tế, khu vực.
Riêng về góc tiếp cận xã hội học truyền thông đại chúng, bài viết Một số vấn
đề về nghiên cứu truyền thông đại chúng của Vũ Trà My, đăng trong cuốn Báo chí
những vấn đề lý luận và thực tiễn, tập 6, đã đưa ra một nhận định xác đáng về tình
hình nghiên cứu truyền thông đại chúng ở Việt Nam: “Ở Việt Nam, nghiên cứu
truyền thông đại chúng đã và đang phát triển. Tuy nhiên tầm quan trọng của lĩnh
vực này còn chưa được nhìn nhận một cách thấu đáo và hệ thống. Cho đến nay,
những đóng góp đáng ghi nhận nhất trong hoạt động này ở Việt Nam lại chủ yếu là
thành quả của các nhà xã hội học, đặc biệt là các công trình nghiên cứu của Viện xã
hội học”. [25]

8

Ở Việt Nam, nghiên cứu dưới góc độ Xã hội học Truyền thông đại chúng là
hướng nghiên cứu đã được sự quan tâm của giới chuyên môn.
Thời gian đầu, nghiên cứu Xã hội học Truyền thông đại chúng chủ yếu tập
trung vào nghiên cứu truyền thông đại chúng trong hoạt động truyền thông nói
chung về một chủ đề nào đó, chẳng hạn nghiên cứu truyền thông về dân số, 1993,
nghiên cứu truyền thông phòng chống AIDS, 1996… Giai đoạn sau này, nghiên cứu
xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt Nam mới tập trung đi vào hướng nghiên
cứu về lý luận và thực nghiệm, trong nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu nghiên cứu
về công chúng, về nội dung thông điệp, hiệu quả của truyền thông.
Những đóng góp về cơ sở lý luận cho những nghiên cứu xã hội học truyền
thông đại chúng ở Việt Nam, có thể kể đến những bài viết của Mai Quỳnh Nam
như: “Truyền thông đại chúng và Dư luận xã hội”, Tạp chí Xã hội học số 1, 1996;
“Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình”, Tạp chí Xã hội học số 4, 2000; “Đặc
điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng”, Tạp chí Xã hội học số 2, năm 2000…
Những bài viết trên tập trung vào các vấn đề cơ bản của truyền thông đại chúng,
những quan điểm, lý thuyết của các nhà xã hội học trên thế giới về truyền thông đại
chúng, đồng thời chỉ ra các hướng nghiên cứu cơ bản của Xã hội học truyền thông đại
chúng ở Việt Nam.
Cùng với những nghiên cứu của Mai Quỳnh Nam, Trần Hữu Quang đã có
đóng góp quan trọng về xã hội học truyền thông đại chúng bằng công trình “Xã hội
học báo chí”, năm 2006. Trong tác phẩm này, tác giả tập trung làm rõ những khái
niệm cơ bản của truyền thông đại chúng và đưa ra những đặc điểm về hoạt động của
tòa soạn, của nghề làm báo, những đặc trưng nghề nghiệp riêng của nhóm phóng
viên, nhà báo ở nước ngoài và Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đi sâu vào
những hướng nghiên cứu cơ bản của xã hội học truyền thông đại chúng: xã hội học
về công chúng, xã hội học về nội dung truyền thông. Hơn hết, ấn phẩm đã phác họa
được một số lý thuyết tiếp cận trong xã hội học truyền thông đại chúng làm cơ sở
cho những nghiên cứu truyền thông đại chúng sau này.
Có thể thấy, những nghiên cứu Xã hội học truyền thông đại chúng ở Việt
Nam bước đầu được dựa trên sự kế thừa những thành tựu có được từ các nghiên cứu


9
trên thế giới. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy những nghiên cứu thực nghiệm của xã
hội học truyền thông đại chúng ở nước ta chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về
thông điệp của truyền thông đại chúng. Trong đó có thể kể đến các nghiên cứu:
Đề tài “Khảo sát các kênh truyền thông hiện có và tác động của chúng đối
với phụ nữ, trẻ em Việt Nam”, 1999, được thực hiện bởi sự phối hợp nghiên cứu của
Viện Xã hội học và UNICEF, do Mai Quỳnh Nam là chủ nhiệm đề tài. Nghiên cứu
tập trung vào nhóm công chúng phụ nữ, trẻ em nhằm phân tích tác động của các
kênh truyền thông đối với phụ nữ và trẻ em thông qua các thông điệp được đưa trên
các kênh truyền thông hiện có.
Nghiên cứu của Khoa học xã hội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về
“Định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông trên các phương tiện truyền thông
đại chúng hiện nay”, 2011, được tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh và cộng sự tiến
hành nghiên cứu đã đi tìm kiếm và phân tích các vấn đề giới, định kiến giới, khuôn
mẫu giới trong thông điệp truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng
qua hình ảnh minh họa và ngôn từ được sử dụng.
Bên cạnh những đề tài nghiên cứu, còn có những bài viết trên các tạp chí
khoa học, liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu về nội dung thông điệp trên các
phương tiện truyền thông đại chúng:
Bài viết của Nguyễn Hồng Thái về “Một số vấn đề về quan hệ gia đình qua
báo chí” đăng trên Tạp chí Xã hội học số 4, năm 2000, đã trình bày những vấn đề
về phụ nữ - hôn nhân và gia đình ở Việt Nam mà báo chí đề cập đến trong thời gian
gần đây, qua đó thấy được phần nào thực trạng, xu hướng biến đổi, các chiều cạnh
tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội tới các quan hệ hôn nhân gia đình.
Bài viết của Mai Quỳnh Nam trong cuốn sách Báo chí: Những vấn đề lý luận
và thực tiễn, tập 5, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, “Thông điệp về trẻ em trên báo
hình, báo in”, là một phần kết quả nghiên cứu phân tích quốc tế về “Hình ảnh trẻ
em trên báo chí” do Trung tâm truyền thông ASIAN (AMIC) phối hợp với Viện Xã
hội học thực hiện năm 1999. Nghiên cứu này tiến hành quan sát các thông điệp về

trẻ em được thông báo trong tháng 10 năm 1999 về 10 tờ báo in và trên 2 đài truyền
hình. Tác giả bài viết chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu: nội dung thông điệp về cả: số

10
lượng tờ báo có bài liên quan đến trẻ em, về vị trí, về thể loại, về trang mục; cách
đưa tin về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên truyền hình và báo in; vấn đề trẻ em
trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên báo hình, báo in.
Ngoài các công trình nghiên cứu, các bài viết, còn có những khóa luận sinh
viên, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nghiên cứu về truyền thông đại chúng với nội
dung nghiên cứu là thông điệp truyền thông:
Khóa luận Báo chí học của Vũ Thị Thu Hà về “ Xây dựng thông điệp quảng
cáo sữa trên truyền hình (khảo sát từ năm 2005 đến nay) ”, “ Thông điệp về trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên Báo chí ” của Đinh Thị Thu Trang, Nguyễn
Thương Huyền với đề tài “ Vấn đề giới trong các thông điệp quảng cáo ở Việt Nam ”…
Luận văn thạc sĩ Xã hội học của học viên Nguyễn Lan Hương, năm 1995 về
“Các dạng mâu thuẫn gia đình và hậu quả của sự ly hôn tìm hiểu được qua mục
Tâm tình với chị Thanh Tâm trên báo Phụ nữ Việt Nam”. Qua việc phân tích các
bức thư gửi đến mục Tâm tình với chị Thanh Tâm trên báo Phụ nữ Việt Nam, tác
giả đã có được kết luận về nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng được đăng tải
trên mục này bao gồm: do kinh tế, do không chung thủy, quan điểm sống, mâu
thuẫn gia đình, vô sinh và không có con trai. Cũng qua việc phân tích này, tác giả
luận văn chỉ ra những hậu quả của sự ly hôn đến chính bản thân người ly hôn và con
cái là như nhau.
Nhìn chung, các nghiên cứu thực nghiệm của xã hội học truyền thông đại
chúng ở nước ta đã hướng đến sự gắn kết với các lĩnh vực của đời sống xã hội ở
Việt Nam được thể hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tuy nhiên, đa
phần những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc phản ánh thực trạng về vấn đề
xã hội qua thông điệp được đưa trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mà
chưa chỉ ra được tính tiêu cực của truyền thông đại chúng đối với nhận thức của
công chúng.

Việc quan sát và tìm hiểu về những nghiên cứu liên quan đến truyền thông đại
chúng trên thế giới và Việt Nam cho thấy những nghiên cứu truyền thông là không thể
thiếu trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay. Truyền thông đại chúng có phạm vi tác
động lớn đến mọi thành viên của các nhóm xã hội, từ trẻ em đến người cao tuổi. Do đó,
việc chuyển tải thông điệp cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng cần được

11
xem xét cẩn trọng nhằm định hướng hành vi, định hướng dư luận xã hội, góp phần hạn
chế những hành vi lệch chuẩn trong xã hội. Để làm được điều này, một trong những
khâu rất quan trọng là phải nghiên cứu thông điệp truyền thông.
Do đó, luận văn “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên
báo Phụ Nữ Việt Nam” sẽ góp phần củng cố thêm về mặt lý luận và thực tiễn cho
những nghiên cứu truyền thông đại chúng trong việc truyền tải thông điệp về tình
trạng gia đình trên báo Phụ nữ Việt Nam trong thời gian được quan sát gần đây,
đồng thời đưa ra những đề xuất đối với báo Phụ nữ Việt Nam - nơi đã tổ chức
chuyên mục này trong hơn 60 năm qua, dù có thay đổi ít nhiều về cách thể hiện
– nhằm cải tiến chuyên mục này, song chuyên mục Thư tâm sự đã góp phần
không nhỏ trong việc tạo lập gia đình thành tổ ấm, ấp ủ và nuôi dưỡng những
phẩm chất đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong bối cảnh biến đổi xã
hội hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
 Phân tích nội dung các thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm
sự trên báo Phụ nữ Việt Nam.
 Phân tích các tác động xã hội ảnh hưởng đến tình trạng gia đình được nội
dung của thông điệp đề cập.
 Đưa ra các đề xuất với Báo Phụ nữ Việt Nam để có những thông điệp
phản ánh chân thực về tình trạng gia đình và đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động truyền thông về hôn nhân gia đình.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Làm rõ một số khái niệm và lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu này.
 Phân tích tình trạng gia đình được thể hiện trong nội dung thông điệp qua
chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam.
 Đưa ra các đề xuất với báo Phụ nữ Việt Nam, nhằm tăng cường hiệu quả
xã hội của chuyên mục này, hướng đến việc xây dựng gia đình bền vững.
4. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Vấn đề gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam.

12
4.2 Khách thể nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về nội dung thông điệp gia đình được đăng tải
qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam. Vì vậy, khách thể nghiên
cứu của luận văn là thông điệp về gia đình trên chuyên mục này.
4.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ Việt Nam từ tháng 1
năm 2013 đến tháng 6 năm 2014.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
5.1.1. Lý luận Mác xít, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng
Hồ Chí Minh về báo chí truyền thông.
Lý luận về hình thái ý thức của chủ nghĩa Mác chỉ rõ báo chí có vai trò quan
trọng tạo nên trạng thái tinh thần của đời sống xã hội thông qua sự tác động của hệ
thống này đối với quần chúng. Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác viết: “Lý
luận có thể trở thành sức mạnh vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng”. Tư
tưởng này của Mác được thể hiện trong các công trình kinh điển như Hệ tư tưởng
Đức; Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước; Dư luận xã hội
ở Anh; Phê phán cương lĩnh Gôta. Nền tảng tư tưởng đó được coi là cơ sở lý luận
dựa trên nguyên lý Mác xít để phân tích vai trò tổ chức quần chúng của báo chí, nhằm
thực hiện các định hướng xã hội.

V.L Lê Nin đã từng cho rằng báo chí có vai trò quan trọng trong việc hướng
dẫn và thúc đẩy dư luận theo chiều hướng tích cực, để thực hiện các mục đích tổ
chức và quản lý xã hội.
Đảng ta luôn coi trọng vai trò của báo chí. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Phát triển đi đôi với quản lý
tốt hệ thống thông tin đại chúng, báo chí, xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền
thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, phát hiện những
nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt,
những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận

13
thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái, coi trọng nâng niu tính chân
thật, tính giáo dục và tính chiến đấu thông tin”. [7, tr. 116]
Hồ Chí Minh cũng đã từng khuyên cán bộ báo chí tại Đại hội lần thứ III Hội
Nhà báo Việt Nam, ngày 08/09/1962 rằng: “Cán bộ báo chí cũng là báo chí cách
mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ…”. Bác cũng nhấn mạnh vai trò
của nhà báo là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng. Người cũng luôn nhắc nhở các nhà
báo phải biết: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết như thế nào? Và phải viết sao cho dễ
hiểu, đơn giản, thiết thực. [24]
Từ những luận điểm chung của các nhà Mác xít, Đảng cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho thấy vai trò hoạt động báo chí trong đời sống xã hội là
rất lớn. Đồng thời cũng chỉ rõ cơ chế tác động của báo chí, nội dung thông điệp của
báo chí cần hướng tới và hiệu quả xã hội mà báo chí cần đạt được. Những chỉ dẫn
đó được coi là cơ sở lý luận cần phải xác định trong cách tiếp cận và cả trong
phương pháp nghiên cứu của luận văn.
5.1.2. Lý luận báo chí truyền thông
Lý luận Báo chí học chỉ ra rằng, truyền thông là một quá trình diễn ra theo
trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố: Nguồn tin, thông điệp, kênh truyền
thông, người nhận, hiệu quả, phản hồi và nhiễu.
“Trong quá trình này, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể đổi chỗ cho

nhau, tương tác và đan xen vào nhau. Về mặt thời gian, nguồn phát thực hiện hành
vi khởi phát quá trình truyền thông trước”. [3, tr.16]
Hướng tiếp cận lý luận báo chí truyền thông có ưu điểm nổi bật ở chỗ, cho
thấy các thông điệp báo chí được sản xuất như thế nào, hình thành ra sao, các tác
động xã hội đối với các thông điệp, những vấn đề này bao gồm cả mặt tích cực và
tiêu cực. Điển hình cho tính hai mặt của vấn đề này là hiện tượng thương mại hóa
trong hoạt động báo chí hiện nay cả từ phía tòa soạn lẫn nhà báo. Vì vậy sẽ có ảnh
hưởng không nhỏ đến nội dung thông điệp được truyền tải đến công chúng.
5.1.3. Lý luận Xã hội học Truyền thông đại chúng
Truyền thông đại chúng được nghiên cứu dưới góc độ Xã hội học như một
quá trình xã hội. Trong đó, quá trình xã hội diễn ra với những tác động của truyền

14
thông đại chúng bằng sự liên kết các yếu tố: nguồn tin, thông điệp và người nhận.
Những yếu tố này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Xã hội học truyền thông đại chúng đề xuất hướng nghiên cứu hiệu quả xã hội của
truyền thông đại chúng và xem xét truyền thông đại chúng như một thiết chế xã hội. Thiết
chế xã hội truyền thông đại chúng đảm nhiệm chức năng cơ bản là sản xuất, phân phối
thông tin cho những nhóm xã hội lớn thông qua các phương tiện kỹ thuật với vai trò là
những kênh truyền.
5.1.4. Lý luận xã hội học gia đình.
Xã hội học quan niệm gia đình như một thiết chế xã hội để thực hiện một hệ
thống chức năng trong cấu trúc xã hội tổng thể. Thiết chế gia đình là một hệ thống
nhỏ trong hệ thống lớn xã hội nên, một mặt nó được coi là “tế bào” của cấu trúc xã
hội tổng thể, mặt khác nó cũng chịu những tác động xã hội từ cấu trúc xã hội tổng
thể. Trong đó có hệ thống truyền thông đại chúng. Luận đề này cho thấy tính độc
lập tương đối của thiết chế gia đình cũng như tính phụ thuộc của gia đình vào các hệ
thống xã hội khác trong đó có hệ thống truyền thông đại chúng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu sử dụng các tài liệu có sẵn đã được nghiên cứu trước đó về báo

chí và gia đình làm cơ sở cho nghiên cứu này, cũng như góp phần xây dựng bộ mã
hóa định lượng và định tính.
Phương pháp phân tích nội dung được sử dụng dựa trên thông điệp được
truyền từ thiết chế truyền thông đại chúng. Việc phân tích bằng phương pháp này
căn cứ vào cách xác định các khái niệm và từ khóa được mã hóa thành bộ công cụ
thể hiện các chỉ báo nghiên cứu, nhằm đưa ra những suy luận xác đáng về quá trình
xã hội mà thông điệp đề xuất.
Quy trình phân tích nội dung thông điệp nhằm mục đích chuyển các đặc
điểm được lựa chọn của thông điệp thành số liệu có thể xử lý bằng các phương pháp
thống kê về mặt định lượng và định tính. Những đơn vị phân tích cần phải được xác
định bằng sự tham chiếu của hệ thống đặc điểm ngữ nghĩa và cú pháp của thông
điệp. Những đơn vị điển hình của phân tích nội dung thông điệp là câu chuyện được
thể hiện dưới văn bản báo chí hoặc các hình thức khác. Ở nghiên cứu này, chúng tôi

15
đã thực hiện việc phân tích “Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự
trên báo Phụ nữ Việt nam” (Từ tháng 1/2013 đến 6/2014) theo các bước sau:
Xác định khái niệm và từ khóa làm cơ sở cho việc phân tích.
Xây dựng bảng mã các từ khóa về hệ thống chỉ báo và xác định các chỉ báo
thành phần.
Phương pháp phân tích thông tin: nghiên cứu sử dụng hai phầm mềm SPSS
13.0 và Nvivo 2.0 trong quá trình tổng hợp và phân tích dữ liệu.(Xem phụ lục số 1
Tr.113)
+ Đối với dữ liệu định lượng, nghiên cứu tiến hành phân tích theo trình tự:
lập bảng mã định lượng, phân tích trên các bài báo được lựa chọn, tập trung mô tả
và làm rõ thông điệp về gia đình trên chuyên mục Thư tâm sự.
+ Đối với dữ liệu định tính, nghiên cứu tiến hành theo trình tự: lập bảng mã cho
nội dung nghiên cứu đối với các bài báo, với kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Nvivo 2.0 để phân tích và rút trích thông tin cần phân
tích thông qua những mã hóa theo chủ đề nghiên cứu bằng lệnh thủ thuật coder.

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu 4 trường hợp:
- 01 Người phụ trách chuyên mục Thư tâm sự của báo Phụ nữ Việt Nam.
- 02 Cán bộ nghiên cứu về Phụ nữ.
- 01 Cán bộ nghiên cứu về Giới và Gia đình.
5.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
 Thông điệp về gia đình qua chuyên mục Thư tâm sự trên báo Phụ nữ
Việt Nam hiện nay như thế nào?
 Thông điệp về gia đình biểu hiện như thế nào ở các khía cạnh cụ thể
như : thông điệp về giá trị hôn nhân – gia đình; thông điệp về các
chức năng gia đình; thông điệp về cấu trúc gia đình… ?
 Các tác động xã hội đến tình trạng gia đình hiện nay được thể hiện ra
sao qua chuyên mục Thư tâm sự ?
 Các giải pháp nhằm phát huy vai trò của chuyên mục Thư tâm sự -
Báo Phụ nữ Việt Nam góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng gia đình
bền vững, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc như thế nào ?

16
5.2.2. Khung phân tích










(Nguồn : Luận văn sử dụng khung phân tích phỏng theo mô hình truyền thông hai
chiều của Claude Shannon nhưng có bổ sung thêm phần nghiên cứu về hiệu quả

xã hội [55]). Nội dung của các hệ thống lý thuyết này sẽ được trình bày cụ thể ở
trong Chương 1.
5.2.3. Giả thiết nghiên cứu
 Những chủ đề được tư vấn trao đổi có thể ở giai đoạn tiền hôn nhân hoặc
những năm đầu chung sống trong các gia đình.
 Chiều cạnh tâm lý – xã hội tác động mạnh hơn chiều cạnh pháp lý trong
sự trao đổi giữa những người cần tư vấn với chuyên mục Thư tâm sự.
 Những người cần sự tư vấn của chị Thanh Tâm phần lớn là nữ. Như vậy
yếu tố giới có thể chi phối nhiều đến sự tương tác giữa công chúng và báo
Phụ nữ Việt Nam ở chuyên mục này.
6. Ý nghĩa của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính chất liên ngành, góp phần hệ
thống hóa những vấn đề lý luận về mặt phương pháp trong nghiên cứu truyền thông
từ góc độ phân tích nội dung thông điệp truyền thông.
Nguồn phát
(Báo
PNVN)
Thông điệp
(Mục “Thư
tâm sự”)
Kênh

(Báo in)
Công chúng
(Độc giả báo
PNVN)

Hiệu quả
(Xây dựng

gia đình bền
vững)
Phản hồi
-Báo chí học
-XHH TTĐC
- XHHGĐ

×