ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ YÊN
VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ VĂN HÓA GIAO THÔNG
TRÊN KÊNH VOV GIAO THÔNG
(Qua khảo sát 2 chuyên mục: “Tiêu điểm giao thông”,
“Văn hóa giao thông” từ 1/2013 – 12/2013)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Hà Nội-2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ YÊN
VẤN ĐỀ AN TOÀN VÀ VĂN HÓA GIAO THÔNG
TRÊN KÊNH VOV GIAO THÔNG
(Qua khảo sát 2 chuyên mục: “Tiêu điểm giao thông”,
“Văn hóa giao thông” từ 1/2013 – 12/2013)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng
Hà Nội-2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đặng Thị Thu Hương.
Các số liệu, các kết quả khảo sát, nghiên cứu trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Yên
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS Đặng Thị Thu
Hương, Chủ nhiệm Khoa Báo chí-Truyền thông, giảng viên hướng dẫn luận văn đã
tận tình định hướng, chỉ dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Báo chí-Truyền
thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học QGHN; cùng các thầy cô giáo đã
tham gia giảng dạy trong suốt thời gian khóa học cao học, để giúp tôi có được kiến
thức, kinh nghiệm thực hiện đề tài này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến cơ quan nơi tôi đang làm việc (Kênh
VOV Giao thông, Đài Tiếng nói Việt Nam), các anh, chị và các bạn đồng nghiệp
cũng như công chúng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
này.
Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Yên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 5
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài 6
7. Kết cấu của luận văn 7
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
TỚI TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ VĂN HÓA
GIAO THÔNG TRÊN SÓNG PHÁT THANH 8
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 8
1.1.1. Khái niệm An toàn giao thông 8
1.1.2. Khái niệm Văn hóa giao thông 10
1.1.3. Mối quan hệ giữa ATGT và VHGT 13
1.2. Vài nét về thực trạng truyền thông về ATGT và VHGT hiện nay 14
1.2.1. Công tác truyền thông của các Bộ, ngành 14
1.2.2. Thực trạng phát thanh giao thông tại một số địa phương ở Việt
Nam. 16
1.3. Đặc trưng, đặc điểm của phát thanh và vai trò của phát thanh trong việc
truyền thông ATGT và VHGT 17
1.3.1. Đặc trưng, đặc điểm của phát thanh 17
1.3.2. Vai trò của phát thanh trong việc truyền thông về ATGT và VHGT 19
1.4. Giới thiệu về Kênh VOV Giao thông và hai chuyên mục Tiêu điểm giao
thông, Văn hóa giao thông. 21
1.4.1. Giới thiệu về Kênh VOV Giao thông 21
1.4.2. Giới thiệu về hai chuyên mục Tiêu điểm giao thông, Văn hóa giao thông 22
Tiểu kết chương 1: 27
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN GIAO
THÔNG VÀ VĂN HÓA GIAO THÔNG TRÊN KÊNH VOV GIAO
THÔNG 28
2.1 . Tổng hợp số liệu về nội dung, hình thức thể hiện 28
2.1.1. Khảo sát số liệu về nội dung 28
2.1.2. Khảo sát số liệu về hình thức thể hiện 32
2.2. Những nội dung cơ bản về An toàn giao thông và Văn hóa thông trên kênh
VOV Giao thông 35
2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về an toàn giao thông 35
2.2.2. Phê phán các hành vi vi phạm quy định về TTATGT và biểu dương các
tấm gương người tốt – việc tốt trong công tác đảm bảo ATGT. 38
2.2.3. Phản ánh những vấn đề bất cập trong kết cấu hạ tầng giao thông 42
2.2.4. Hoạt động của lực lượng giữ gìn trật tự an toàn giao thông 46
2.2.5. Các vấn đề đảm bảo ATGT cho phương tiện tham gia giao thông 49
2.3. Các phương diện hình thức thể hiện 55
2.3.1. Các yếu tố âm thanh 55
2.3.2. Kết cấu chuyên mục 64
2.3.3. Một số thể loại chính được sử dụng 69
2.4. Ưu điểm và hạn chế về nội dung và hình thức thể hiện của hai chuyên mục
Tiêu điểm giao thông và Văn hóa giao thông 74
2.4.1. Những ưu điểm 74
2.4.2. Những hạn chế 81
Tiểu kết chương 2 86
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ VĂN HÓA GIAO
THÔNG TRÊN KÊNH VOV GIAO THÔNG 87
3.1. Nguyên nhân thành công và hạn chế 87
3.1.1. Nguyên nhân thành công 87
3.1.2. Nguyên nhân hạn chế 89
3.2. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả truyền thông về ATGT và
VHGT 93
3.2.1. Đề xuất giải pháp vĩ mô 93
3.2.2. Đề xuất giải pháp vi mô 97
Tiểu kết chương 3: 99
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATGT An toàn giao thông
VHGT Văn hóa giao thông
TĐGT Tiêu điểm giao thông
BTV Biên tập viên
PV Phóng viên
CTV Cộng tác viên
CSGT Cảnh sát giao thông
Đài TNVN Đài Tiếng nói Việt Nam
GTVT Giao thông vận tải
TNGT Tai nạn giao thông
TP Thành phố
UBATGTQG Ủy ban an toàn giao thông quốc gia
UBND Ủy ban nhân dân
VOVGT VOV Giao thông
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề ATGT và VHGT luôn là một trong những nội dung quan trọng
được đề cập trên các phương tiện truyền thông. Báo chí truyền thông về
ATGT và VHGT là nhằm giáo dục và nâng cao nhận thức trong cộng đồng về
các vấn đề cơ bản như: Người tham gia giao thông phải hiểu biết đầy đủ, đúng
đắn các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT; khi tham gia giao
thông phải có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; luôn tôn trọng và
nhường nhịn, giúp đỡ người khác; phải có ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra
va chạm giao thông; chấp hành xử phạt vi phạm hành chính về trật tự
ATGT
Theo số liệu công bố của Tổng cục thống kê, trong năm 2013, trên địa
bàn cả nước đã xảy ra 31,3 nghìn vụ tai nạn giao thông, làm chết 9,9 nghìn
người và làm bị thương 32,2 nghìn người. Trung bình mỗi ngày có 27 người
chết vì tai nạn giao thông ở nước ta. Sau mỗi vụ TNGT là những hậu quả
khôn cùng để lại. Những đứa trẻ mất cha, mất mẹ và những cha mẹ mất con.
Không chỉ là chuyện ở mỗi gia đình, TNGT làm xã hội tổn thương nghiêm
trọng bởi gánh nặng khắc phục hậu quả, bởi sự đe dọa đến nguồn nhân lực xã
hội. Những con số kinh hoàng về TNGT khiến chúng ta phải nâng cao truyền
thông về ATGT và VHGT một cách sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng.
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về
tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự ATGT và Kế
hoạch số 455/KH-UBATGTQG ngày 6/12/2011 của Ủy ban ATGT Quốc gia
về triển khai kế hoạch năm “An toàn giao thông 2012”, theo đó, một trong
những nhiệm vụ của báo chí là phải tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục
pháp luật về trật tự ATGT.
2
Để triển khai nội dung này, các phương tiện truyền thông đại chúng đã
tăng thời lượng truyền thông về ATGT trong suốt thời gian qua, như việc
nhiều cơ quan báo chí đã mở thêm chuyên mục, chương trình, kênh chuyên đề
truyền thông về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;
các biện pháp chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa
phương về ATGT. Nhiều vụ việc, sự kiện, vấn đề liên quan tới giao thông
được phân tích sâu với nhiều góc nhìn, đánh giá khác nhau. Qua đó, cổ vũ
động viên, khuyến khích những giải pháp tích cực, đem lại hiệu quả thiết
thực, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và toàn xã hội; mặt khác góp phần
ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực, hạn chế trong việc thực thi pháp
luật về ATGT, về xây dựng và vận hành các công trình hạ tầng giao thông.
Hơn nữa, thời gian qua, các bài viết trên các phương tiện truyền thông
đã đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức về pháp luật, nâng cao ý thức của từng
người và của mọi đối tượng trong việc chấp hành pháp luật về trật tự ATGT.
Qua đó, cho thấy vai trò quan trọng của báo chí trong việc truyền thông về
ATGT và VHGT. Quá trình này cũng cho thấy, với khả năng tác động vào ý
thức, thái độ của từng người và với mọi đối tượng, thông tin - truyền thông về
ATGT là công việc cần thực hiện thường xuyên, liên tục, không ngừng nghỉ.
Kênh VOV Giao thông của Đài Tiếng nói Việt Nam là một kênh thông
tin đã và đang tham gia tích cực vào công tác truyền thông về ATGT và
VHGT. Đây là kênh thông tin phát thanh chuyên biệt về giao thông, phát sóng
tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trên tần số FM91MHZ.
Nội dung xuyên suốt của Kênh VOV Giao thông FM91MHZ từ 05h30
sáng cho tới 02h00 sáng hôm sau là những thông tin chỉ dẫn, hướng dẫn giao
thông. Cùng với đó là các chương trình, chuyên mục liên quan đến chủ
trương, chính sách về giao thông, phương tiện giao thông, văn hóa giao thông,
giao thông đô thị…
3
Với những nội dung này, Kênh Giao thông FM 91MHZ tại 2 khu vực:
Hà Nội và TP.HCM đã đem đến lợi ích thiết thực cho người tham gia giao
thông và dân cư tại hai đô thị lớn, góp phần làm giảm tình trạng ùn tắc, giảm
số vụ vi phạm giao thông, cũng như giảm số tai nạn giao thông xảy ra trên địa
bàn mà kênh VOV Giao thông phủ sóng.
Qua những vấn đề nêu trên, người viết cho rằng, cần có nghiên cứu đối
với vấn đề truyền thông về ATGT và VHGT trên Kênh Giao thông FM
91MHZ. Trong đó, xem xét, đánh giá thành công và hạn chế của công tác
truyền thông về vấn đề ATGT và VHGT trong bối cảnh giao thông tại Việt
Nam đang có những diễn biến phức tạp. Qua việc tiếp thu, học hỏi, và phát
triển những nghiên cứu mới trong vấn đề này, luận văn sẽ tiếp tục bổ sung
nguồn lý luận và thực tiễn cho vấn đề truyền thông về ATGT và VHGT trên
báo chí nói chung và trên Kênh VOV Giao thông nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình khảo sát các tư liệu liên quan để thực hiện luận văn
này, người viết đã đọc một số công trình nghiên cứu, ít nhiều có liên quan đến
đề tài của luận văn, cụ thể như sau:
Về các công trình nghiên cứu, lý luận, giáo trình đã xuất bản thành sách
đã có:
- Cuốn chuyên luận “Nghề báo nói” của tác giả Nguyễn Đình Lương do
Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn hành năm 1993. Nội dung sách gồm bảy
phần, trong đó đã đề cập một cách tổng quát về đặc trưng, phương pháp, thể
tài và những vấn đề thuộc về nguyên lý, kỹ năng và quy trình nghề báo phát
thanh; phát thanh với thính giả
- Giáo trình “Báo chí phát thanh” do 13 tác giả ở Phân viện Báo chí và
Tuyên truyền và Đài TNVN viết (do Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin ấn
hành năm 2002) có tổng cộng 20 chương, đề cập một cách khá toàn diện về
những vấn đề của phát thanh Việt Nam hiện đại.
4
- Chuyên luận “Lý luận báo phát thanh” của Đức Dũng (do Nhà xuất
bản Văn hoá- Thông tin ấn hành năm 2003) gồm 9 chương, trong đó đề cập
đến những vấn đề của đặc trưng loại hình và các thể loại báo phát thanh.
- Giáo trình “Phát thanh trực tiếp” (do GS,TS. Vũ Văn Hiền và TS.
Đức Dũng chủ biên) đã được Nhà xuất bản Lý luận chính trị in và phát hành
năm 2007.
- “Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp” (Đài Tiếng nói Việt Nam-
Tổ chức SIDA) do Bộ Văn hóa - Thông tin chủ biên phát hành năm 2005.
Các nghiên cứu này đã giúp người viết có được cái nhìn tổng quát về
bức tranh báo phát thanh hiện đại; cung cấp những kiến thức về đặc trưng loại
hình và các thể loại báo phát thanh. Qua đó giúp người viết có những so sánh,
đánh giá phù hợp khi phân tích các chương trình, chuyên mục của kênh phát
thanh VOV Giao thông.
Về các nghiên cứu khoa học có đề cập đến kênh VOV Giao thông:
- Năm 2003, Đài Tiếng nói Việt Nam có đề tài: “Nghiên cứu định
hướng xây dựng kênh phát thanh thương mại của Đài TNVN”.
- “Nghiên cứu phát triển Kênh VOV Giao thông quốc gia” – Th.S Vũ
Minh Tuấn làm chủ nhiệm đề tài, thực hiện năm 2011.
- “Nâng cao chất lượng chương trình Giờ cao điểm trên kênh VOV
Giao thông” – Luận văn Báo chí truyền thông của Phạm Thanh Hải (thực hiện
năm 2012 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền).
Các nghiên cứu khoa học này đã cung cấp thông tin một cách khá toàn
diện về quá trình ra đời và phát triển của kênh VOV Giao thông, từ khi còn là
một chương trình đơn lẻ phát triển thành một kênh phát thanh chuyên biệt.
Tuy nhiên, so với thực tế hiện nay, nội dung và hình thức thể hiện của kênh
VOV Giao thông đã khác xa so với những nghiên cứu này.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp
đề cập đến vấn đề truyền thông ATGT – VHGT trên kênh VOV Giao thông.
5
Luận văn về đề tài này được thực hiện có ý nghĩa mở đầu cho việc nghiên cứu
về lĩnh vực nội dung quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của
kênh VOV Giao thông, đó là truyền thông về ATGT – VHGT.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài: “Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV Giao
thông” nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động thông tin về an toàn giao thông
và văn hóa giao thông trên kênh VOV Giao thông; đánh giá ưu, nhược điểm
và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thông tin về vấn đề
này trên sóng phát thanh của Kênh VOV Giao thông.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra bao gồm:
- Làm rõ các khái niệm “An toàn giao thông”, “Văn hóa giao thông”,
và các vấn đề liên quan tới vấn đề truyền thông ATGT – VHGT.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của việc truyền thông về ATGT –
VHGT hiện nay.
- Đánh giá ưu, nhược điểm của công tác thông tin truyền thông về
ATGT và VHGT trên kênh VOV Giao thông.
- Đề xuất những pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng công tác
truyền thông về ATGT – VHGT trên kênh VOV Giao thông.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Vấn đề an toàn và văn hóa giao
thông trên kênh VOV Giao thông.
- Đối tượng khảo sát: Nội dung và hình thức của hai chuyên mục: Tiêu
điểm giao thông (phát sóng 05 chương trình/ tuần), Văn hóa giao thông (phát
sóng 02 chương trình/ tuần) trên kênh VOV Giao thông.
- Phạm vi nghiên cứu: Từ tháng 1/1/2013 đến 31/12/2013.
6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối với đề tài nghiên cứu này, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sẽ
vận dụng tổng hợp các phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng để hệ thống
hóa văn bản, tài liệu đã công bố liên quan đến đề tài
- Phương pháp phân tích nội dung được sử dụng để khảo sát, đánh giá
thực trạng, thành công và hạn chế của vấn đề truyền thông về ATGT – VHGT
trên sóng VOV Giao thông. Các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu,
so sánh được sử dụng trong việc xem xét, đánh giá, phân tích các chương
trình phát thanh trên kênh VOV Giao thông, từ đó rút ra những kết luận khoa
học cần thiết phục vụ cho các luận điểm được triển khai trong luận văn.
- Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng đối với công chúng thường
xuyên nghe các chuyên mục của kênh VOV Giao thông và những chuyên gia,
nhà quản lý trong lĩnh vực an toàn giao thông. Phương pháp này cũng được
tiến hành đối với lãnh đạo, các PV, BTV đang làm nhiệm vụ tại kênh VOV
Giao thông. Từ đó thu thập những ý kiến thực tế, cung cấp cho việc triển khai
các luận điểm khoa học cần thiết trong luận văn.
6. Ý nghĩa về lý luận và thực tiễn của đề tài
Đây là đề tài nghiên cứu khoa học đầu tiên về vấn đề ATGT và VHGT
trên kênh VOV Giao thông – một kênh thông tin được đánh giá là tiêu biểu và
đạt được hiệu quả cao trong việc truyền thông về giao thông, một kênh thông
tin thu hút một số lượng đông đảo người tham gia giao thông theo dõi.
- Ý nghĩa về lý luận:
Luận văn sẽ làm rõ các khái niệm liên quan tới vấn đề truyền thông về
ATGT và VHGT. Qua đó, bổ sung thêm các luận điểm của khoa học về báo
chí; đóng góp và bổ sung cho việc giảng dạy báo chí trong các trường hiện
nay.
- Ý nghĩa thực tiễn:
7
Luận văn sẽ phân tích và chỉ ra những yếu tố liên quan tới công tác
truyền thông về ATGT và VHGT.
Luận văn phần nào giúp cho những người làm báo nhận thức rõ hơn về
vị trí, vai trò của truyền thông về ATGT và VHGT trong bối cảnh hiện nay.
Trước thực trạng giao thông tại Việt Nam có những diễn biến phức tạp
với số lượng các vụ tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông chưa được kéo giảm,
đặc biệt tại các thành phố lớn; trong khi việc truyền thông về ATGT và
VHGT còn nhiều hạn chế thì các đề xuất, giải pháp được đưa ra trong luận
văn sẽ góp phần trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng hoạt động của công
tác truyền thông về ATGT và VHGT trên kênh VOV Giao thông nói riêng và
các phương tiện truyền thông đại chúng nói chung.
Ngoài ra, luận văn cũng sẽ giúp ích cho bản thân tác giả - hiện đang là
biên tập viên của kênh VOV Giao thông và các đồng nghiệp có thể tham khảo
để sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh có chất lượng tốt và
hiệu quả cao.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chủ
yếu của luận văn gồm 3 chương, 10 tiết lớn.
8
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN
TỚI TRUYỀN THÔNG VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ VĂN HÓA
GIAO THÔNG TRÊN SÓNG PHÁT THANH
1.1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1. Khái niệm An toàn giao thông
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm ATGT. Tác giả
Nguyễn Duy Lãm trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng” cho
rằng: “Trật tự An toàn giao thông là việc chấp hành triệt để những yêu cầu kỹ
thuật, quản lý đối với các công trình giao thông và phương tiện giao thông,
quy định đối với người tham gia giao thông khi hoạt động trên làm cho giao
thông được trật tự, an toàn, thông suốt, thuận tiện” hoặc: “Trật tự, an toàn
giao thông đô thị là việc chấp hành triệt để các quy định đối với người,
phương tiện tham gia giao thông trên đường đô thị; các quy định đối với việc
sử dụng đường phố, vỉa hè, lòng đường; các quy định đối với việc bảo vệ
những công trình giao thông trong đô thị nhằm đảm bảo cuộc sống yên tĩnh
cho dân cư đô thị, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan thành phố; phục
vụ cho việc quản lý đô thị” [12, tr.384].
Theo Từ điển Bách khoa Công an Nhân dân thì: “ATGT là hệ thống
các mối quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao
thông phải tuân theo để đảm bảo hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an
toàn, hạn chế thấp nhất TNGT, gây thiệt hại về người và tài sản”.
Mới đây nhất, theo Trung tâm Nghiên cứu an toàn giao thông với cuốn
sách: “Trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực
thuộc Trung ương -Thực trạng và giải pháp trong giai đoạn 2011-2013” thì
“Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và
điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công
9
cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn,
hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông. Đảm bảo trật tự an toàn giao
thông là một yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia và xem đó là điều
kiện cần thiết để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và ổn định
trật tự xã hội”.
Như vậy, ATGT được hiểu là trạng thái xã hội có trật tự được hình
thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông,
vận tải công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó
bảo đảm cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến
mức thấp nhất tai nạn giao thông, gây thiệt hại về người và tài sản.
An toàn giao thông được đảm bảo khi hoạt động giao thông được điều
chỉnh bằng một hệ thống các quy phạm pháp luật, bắt buộc mọi chủ thể tham
gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo; hạn chế thấp nhất TNGT xảy ra, đảm
bảo an toàn cho mọi người và tài sản khi tham gia giao thông; hạn chế ùn tắc
giao thông, đảm bảo giao thông được tiện lợi, có hiệu quả, tiết kiệm được
cước phí vận chuyển, thời gian trên đường và đảm bảo được yêu cầu mỹ quan
giao thông đô thị, chống ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, thực trạng an toàn giao thông hiện nay còn diễn biến phức
tạp, tác động xấu đến tình hình phát triển chung của đất nước và quá trình hợp
tác giao lưu kinh tế - xã hội – văn hóa quốc tế khi các tuyến đường chưa đạt
chuẩn kỹ thuật, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ còn hỗn hợp, người
điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ được học tập luật lệ giao thông, sát
hạch, cấp giấy lái xe còn rất hạn chế.
Theo khái niệm vừa nêu và trên cơ sở thực tiễn giao thông hiện nay, việc
tuyên truyền về ATGT sẽ tập trung vào các nội dung lớn là: Chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về an toàn giao thông; Những vấn đề bất cập trong kết
cấu hạ tầng giao thông; và các vấn đề thuộc phương tiện tham gia giao thông.
10
1.1.2. Khái niệm Văn hóa giao thông
Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia: “Văn hóa giao thông là một
bộ phận văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao thông. Đó là sự tôn
trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các Luật về Giao
thông. Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ
của mọi người khi tham gia giao thông: Biết từ tốn, bình tĩnh ưu tiên nhường
nhịn cho người già, trẻ em. Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, biết đội mũ
bảo hiểm cho mình và cho trẻ em khi tham gia giao thông… Khi văn hóa giao
thông được nâng lên thì những hành vi sai trái, quậy phá, không đội mũ bảo
hiểm, uống rượu bia khi tham gia giao thông… sẽ trở thành lố bịch, bị cộng
đồng lên án, do đó tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được
đẩy lùi”.
Các tác giả trong nghiên cứu: “Văn hóa giao thông Việt Nam – Cái
nhìn toàn cảnh” khi bàn về văn hóa giao thông cũng đưa ra những khái niệm
cụ thể. Theo TS. Nguyễn Thị Hồng: “Văn hoá giao thông hiểu theo nghĩa hẹp
là cách ứng xử có văn hoá của mọi người khi tham gia giao thông. Đó chính
là sự tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, có trách nhiệm
với bản thân và cộng đồng, biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái
độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm ”
Theo TS. Phạm Ngọc Trung: “Văn hoá giao thông cần được hiểu là: sự
ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội
khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến
giao thông để tạo lập nên một môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân
thiện và hiệu quả”. Khái niệm của TS. Phạm Ngọc Trung đã nhấn mạnh đến
sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi người trên bình diện
xã hội chứ không phải chỉ nói đến ý thức tự giác của người trực tiếp tham gia
giao thông. Khái niệm này phản ánh được tính tự giác mang tính cá nhân và
11
tính xã hội mang tính cộng đồng, đó là hai yêu cầu cơ bản tạo nên hành vi ứng
xử có văn hoá của người tham gia giao thông.
Theo GS.TS Hồ Sĩ Vịnh: “Văn hoá giao thông là một thành tố của lối
sống đô thị, của văn hoá thẩm mỹ, là gương mặt của đô thị. Khi ta nói người
Hà Nội văn minh thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh
đối với khách công vụ hay khách du lịch là Văn hoá giao thông”.
Như vậy, văn hóa giao thông là một bộ phận trong văn hóa ứng xử của
con người khi tham gia giao thông. Đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ
và nghiêm chỉnh chấp hành các Luật về Giao thông như Luật giao thông
đường bộ, Đường thủy nội địa, Đường sắt, Hàng hải và Hàng không dân
dụng. Khái niệm Văn hoá giao thông là một biểu hiện cụ thể của khái niệm
văn hoá nói chung.
Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật,
theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham
gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử
có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật
tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đửc truyền thống và là biểu
hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông. Cũng theo Uỷ
ban an toàn giao thông quốc gia, trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí: một
là, về nhận thức và hành động: hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các
quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách
nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người
khác; ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông
và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông
và văn hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến
quá trình hình thành Văn hoá giao thông như: Nhà làm luật giao thông; cơ
quan quy hoạch giao thông; cảnh sát giao thông; thanh tra giao thông; ban
12
quản lý các khu công nghiệp, khu đô thị, khu chế xuất; ban quản lý các chợ,
các công trình xây dựng; người phụ trách và nhân viên ở các trung tâm đào
tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe, trung tâm đăng kiểm phương tiện Đây là khía
cạnh phi vật thể của Văn hoá giao thông. Khía cạnh vật thể của Văn hoá giao
thông là hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, hệ thống đèn chiếu
sáng, biển báo
Theo những yếu tố trên đây thì người trực tiếp tham gia giao thông
đóng một vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao thông. Văn hoá của người
trực tiếp tham gia giao thông biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết
đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng
đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì
lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác,
gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ, chia sẻ kịp thời; ba là cư xử có văn
hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu
tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt
Như vậy, văn hoá giao thông phải được nhìn nhận từ hai phía, đó là
người tham gia giao thông và các lực lượng chức năng quản lý giao thông
trong đó quan trọng nhất là người thực thi: cảnh sát giao thông.
Thực trạng Văn hoá giao thông ở Việt Nam hiện nay rất đáng báo động
và đang là vấn đề nổi cộm, nan giải, thậm chí có người phải dùng tín hiệu
S.O.S để nói về vấn đề này. Bởi vậy, chúng ta cần đẩy mạnh việc xây dựng
nếp sống văn hóa giao thông nhằm tạo nên nếp sống cư xử có văn hóa, đúng
luật, an toàn và có ý thức lịch sự, tự giác tuân thủ pháp luật về an toàn giao
thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, khơi dậy nét đẹp thuần
phong mỹ tục khi tham gia giao thông.
Để thực hiện được mục tiêu này, việc truyền thông về VHGT sẽ tập
trung vào việc nêu ra và phân tích các hành vi vi phạm quy định về trật tự an
toàn giao thông; hoạt động của lực lượng giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
13
Bên cạnh đó, những vấn đề về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về
an toàn giao thông; những vấn đề bất cập trong kết cấu hạ tầng giao thông hay
phương tiện tham gia giao thông cũng được phân tích và mổ xẻ dưới góc nhìn
của văn hóa.
1.1.3. Mối quan hệ giữa ATGT và VHGT
Qua việc nêu ra và phân tích các khái niệm về ATGT và VHGT có thể
thấy, đối với vấn đề truyền thông về ATGT và VHGT, tuy cùng có mục tiêu
chung là đề cập tới các vấn đề của đời sống giao thông và phục vụ người tham
gia giao thông, nhưng với cụ thể từng lĩnh vực là ATGT và VHGT thì sẽ có
những ưu tiên tới các yếu tố khác nhau.
Mặt khác, ATGT và VHGT tuy là hai khái niệm khác nhau nhưng xét
đến cụ thể trong nội dung của hai khía cạnh này thì lại có điểm tương đồng
bởi cùng chất liệu khai thác và mục tiêu hướng tới. Những yếu tố thể hiện về
ATGT và VHGT được phân tách thành các nội dung cụ thể là: Chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước về an toàn giao thông; Phê phán các hành vi
vi phạm quy định về TTATGT và biểu dương các tấm gương người tốt – việc
tốt trong công tác đảm bảo ATGT; Những vấn đề bất cập trong kết cấu hạ
tầng giao thông; Hoạt động của lực lượng giữ gìn trật tự an toàn giao thông và
các vấn đề thuộc phương tiện tham gia giao thông. Những khía cạnh này đều
nằm trong nội dung của cả ATGT và VHGT, tuy nhiên tần suất được nói tới
cũng như mức độ đậm nhạt trong từng khía cạnh là khác nhau.
Có thể nói, ATGT và VHGT là hai khía cạnh khác nhau nhưng có mối
quan hệ không thể tách rời, có liên quan chặt chẽ với nhau, tác động và hỗ trợ
nhau trong quá trình truyền thông nâng cao ý thức của người tham gia giao
thông, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông. Phân tích mối quan hệ này sẽ
giúp chúng ta so sánh, phân tích được sâu sắc, cụ thể hơn những nội dung khi
thực hiện truyền thông về ATGT và VHGT.
14
1.2. Vài nét về thực trạng truyền thông về ATGT và VHGT hiện nay
1.2.1. Công tác truyền thông của các Bộ, ngành
Trong những năm qua, công tác thông tin truyền thông về ATGT và
VHGT đã được tiến hành đồng bộ bởi nhiều bộ, ngành và các cơ quan truyền
thông:
Bộ Giao thông vận tải:
Bộ này đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc:
+ Tổ chức phát tờ rơi truyền thông thực hiện các giải pháp bảo đảm trật
tự an toàn giao thông trên các tuyến quốc lộ hướng tâm về Hà Nội và trên
đường Hồ Chí Minh từ Hà Nội đến TP Huế,
+ Truyền thông, hướng dẫn các phương tiện lưu thông trên đường
nhằm hạn chế tai nạn;
+ Tổ chức các buổi truyền thông pháp luật về ATGT tại các nơi công
cộng, in và phát hành tài liệu phổ biến pháp luật.
Bộ Công an:
Bộ Công an đã chỉ đạo Tổng cục Cảnh sát:
+ Phối hợp với Công an các địa phương tổ chức thi đố vui tại các bến
xe, trong trường học, truyền thông lưu động bằng xe loa, tuyên truyền theo
chuyên đề trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu Luật Giao thông đường thuỷ nội địa" trên
sóng Đài Tiếng nói Việt Nam và theo hình thức sân khấu hóa tại 5 cụm khu
vực và thi chung kết tại Hà Nội.
+ Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương xây dựng
111 phóng sự, chuyên mục phát trên sóng phát thanh và truyền hình tuyên
truyền về Luật Giao thông đường thuỷ nội địa; phổ biến Luật Đường thủy nội
địa cho hơn 115 ngàn người điều khiển phương tiện, tổ chức cho 12.934 chủ
phương tiện, chủ bến, chủ cảng ký cam kết không vi phạm Luật Giao thông
đường thủy nội địa; tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề "Nâng cao hiệu quả
15
công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thuỷ nội địa" nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này của các cấp, các ngành; tổ
chức các cuộc giao lưu "Vì bình yên trên sông nước quê hương".
+ Phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và các địa phương xây dựng
nhiều phóng sự truyền thông các chuyên đề về trật tự an toàn giao thông đô
thị, lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt; các quy
định về nơi được phép đỗ hoặc dừng xe; ngăn chặn lấn chiếm lòng đường
hoặc vỉa hè để kinh doanh hoặc lập điểm giữ xe trái phép.
Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã từng bước đưa chương trình giáo dục về
pháp luật và an toàn giao thông vào học đường; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật
về trật tự an toàn giao thông phù hợp với học sinh từng cấp học
Uỷ ban An toàn giao thông Quốc gia
Vận động tài trợ và phối hợp với Ban An toàn giao thông một số địa
phương tổ chức phát mũ bảo hiểm trẻ em cho các cháu mẫu giáo tại nhiều địa
phương để gửi đến mọi nhà thông điệp về chương trình mọi lứa tuổi cần đội
mũ bảo hiềm khi tham gia giao thông bằng mô tô hoặc xe gắn máy; Uỷ ban
ATGT Quốc gia tiếp tục kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế (Quỹ Phòng chống
thương vong châu Á, Tổ chức Y Tế thế giới, Quỹ Phòng chống thương tích
trẻ em của Liên Hợp Quốc, Tổ chức An toàn đường bộ toàn cầu, Đại sứ thiện
chí về ATGT- ngôi sao điện ảnh Hollywood Dương Tự Quỳnh, ) hưởng ứng
và ủng hộ hoạt động từ thiện này tại các địa phương.
Trong những năm qua, Uỷ ban ATGTQG đã phối hợp với các cơ quan
thông tin đại chúng ở Trung ương mở chuyên mục "An toàn giao thông" trên
báo chí, sóng phát thanh, chương trình tuyền hình. Các chuyên mục này đã
tập trung truyền thông theo các chuyên đề trọng điểm trong từng thời kỳ. Uỷ
ban ATGTQG cũng có sự phối hợp với Tổ chức An toàn đường bộ toàn cầu
nhằm truyền thông Luật Giao thông đường bộ; phối hợp với Bộ Văn hóa -
16
Thể thao và Du lịch tổ chức thi ảnh thời sự, nghệ thuật về đề tài an toàn giao
thông…
1.2.2. Thực trạng phát thanh giao thông tại một số địa phương
ở Việt Nam.
Thông tin về giao thông tại Đài PT-TH Hà Nội:
Bản tin An toàn giao thông trên Đài PT-TH Hà Nội được phát sóng vào
chuyên mục Giao thông đô thị hồi 18h25’ hàng ngày và chương trình thời sự,
phát thanh trên sóng H1.
+ Đây là chương trình điểm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành
phố, cần đựợc bố trí giờ phát sóng đảm bảo tính đại chúng quan tâm cao. Thời
lượng cho bản tin ATGT là 10 phút, được bố trí giờ phát sóng trước bản tin
thời sự 18h30’hàng ngày.
+ Bản tin thực hiện vào các ngày trong tuần, riêng thứ 6 và chủ nhật
thực hiện chương trình tọa đàm gồm: các nhân vật quan trọng của thành phố
liên quan đến các sự kiện, các vấn đề trật tự ATGT diễn ra trong tuần, những
người trực tiếp liên quan, người chứng kiến vấn đề, sự kiện đó để phân tích,
làm rõ những lý do, nguyên nhân và tác động của nó đến đời sống xã hội và
biện pháp giải quyết
Cập nhật thông tin về giao thông trên mạng điện thoại di động tại Hà
Nội: Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã kết hợp với Công ty cổ phần
truyền thông GAPIT thực hiện Dự án Cung cấp bản tin giao thông trực tuyến
trên mạng di động. Tham gia chương trình này, chỉ với một tin nhắn SMS,
người tham gia giao thông có thể cập nhật thông tin về tình hình giao thông
trên địa bàn thành phố ở mọi thời điểm, mọi lúc, mọi nơi.
Thông tin về giao thông trên Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ
Chí Minh (Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM):
Ngoài những thông tin về giao thông trong các chương trình của Đài,
trước thực trạng tình hình trật tự an toàn giao thông ở thành phố ngày càng
17
diễn biến phức tạp (phương tiện giao thông đã không ngừng gia tăng, trong
khi cơ sở hạ tầng phát triển hầu như không đáng kể, đã tạo ra áp lực hết sức
nặng nề, tình trạng kẹt xe xảy ra phổ biến, mọi lúc mọi nơi, ảnh hưởng không
nhỏ đến nhu cầu đi lại, sinh hoạt và các hoạt động của cộng đồng – xã hội),
cách đây hơn 10 năm Đài Tiếng nói Nhân dân TP Hồ Chí Minh có chuyên
mục “Thông Báo Kẹt Xe”.
Bắt đầu từ ngày 23/09/2010, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM phát
thanh kênh Giao thông Đô thị trên làn sóng FM 95,6 MHZ với thời lượng
phát sóng là 18 giờ/ngày, từ 5h30 đến 23 giờ hàng ngày.
1.3. Đặc trƣng, đặc điểm của phát thanh và vai trò của phát thanh
trong việc truyền thông ATGT và VHGT
1.3.1. Đặc trưng, đặc điểm của phát thanh
Trong cuốn Tác phẩm báo chí đã nêu khái niệm: “Báo phát thanh là
loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh,
truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận”
[21, tr.75].
Phát thanh là một phương tiện truyền thông đại chúng trong đó nội
dung thông tin được truyền tải bằng âm thanh. Phát thanh ra đời đã khắc phục
được cách đưa tin chậm chạp và cồng kềnh của báo in, bổ sung một kênh
thông tin nhanh chóng chưa từng có, cùng lúc và ngay tức khắc. Bằng kênh
truyền thông radio, phát thanh tác động đến hàng tỷ con người, vượt qua mọi
rào cản biên giới quốc gia.
Phát thanh có những đặc trưng cơ bản đó là:
Có đối tượng tác động và độ phủ sóng rộng rãi: Phát thanh không phân
biệt đối tượng, tầng lớp, độ phủ sóng rộng rãi. Bất cứ ai, ở bất cứ đâu cũng có
thể tiếp nhận thông tin từ sóng phát thanh. Một sự kiện nào đó được thông tin
trên radio thì có thể trong cùng một thời điểm, hàng triệu người ở những khu
vực địa lý khác nhau cùng tiệp nhận và giải mã. Thông điệp của phát thanh