Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Ảnh hưởng của độ cao tới hàm lượng tanin trong chè........Error: Reference
source not found
Bảng 1.2: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chèError: Reference
source not found
Bảng 1.3 : Ảnh hưởng của độ nhiệt đến thời gian thu hoạch búp........Error: Reference
source not found
Bảng 2.1: Diện tích trồng chè phân theo huyện / thành phố / thị xã....Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Sản lượng chè búp tươi phân theo huyện/thành phố/ thị xã:Error: Reference
source not found
Bảng 2.3 : Tổng hợp diện tích chè nhập nội đến năm 2009Error: Reference source not
found
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả đạt được do phát triển sản xuất chè ở
Thái Nguyên giai đoạn 2007 – 2009........Error: Reference source not found
Bảng 3.1: Dự kiến diện tích, sản lượng chè toàn tỉnh đến năm 2020...Error: Reference
source not found
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Chè là một loại đồ uống có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao, nó được nhân
dân ta và nhân dân nhiều nước trên thế giới ưa chuộng. Sản phẩm chè rất đa dạng
như chè xanh, chè vàng, chè đỏ, chè đen, và nhiều loại chè hòa tan, chè thảo dược
khác.
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả
năng phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản
phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu. Toàn tỉnh hiện có trên 16.000 ha chè, đứng thứ 2
trong cả nước, với hơn 40 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ rải đều trên khắp địa bàn tỉnh.
Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị
trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản
Cây chè đã được tỉnh Thái Nguyên xác định là cây công nghiệp chủ lực, có lợi
thế trong nền kinh tế thị trường, là cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu của nông dân.
Tỉnh có chủ trương phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, khai thác tiềm năng
và thế mạnh của cây chè, góp phần xoá đói, giảm nghèo và làm giầu cho phần lớn nông
dân trồng chè trong tỉnh. Trong những năm gần đây tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng và thực
hiện Đề án phát triển chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 và 2006-2010. Đến nay
về diện tích trồng chè, năng suất và sản lượng chè tăng đáng kể. Tuy nhiên, việc phát triển
sản xuất cây chè còn gặp nhiều khó khăn như một số nơi còn phát triển tự phát, không theo
quy hoạch, tính toán của tỉnh, sản lượng chè chế biến sản xuất ra không ổn định, chưa chủ
động được thị trường, thiếu sản phẩm cao cấp, mối liên hệ giữa doanh nghiệp chế biến,
tiêu thụ và người trồng nguyên liệu chưa bền vững…làm giảm hiệu quả kinh tế của cây
chè.
Xuất phát từ thực tế trên, em chọn nghiên cứu chuyên đề thực tập: “ Một số giải
pháp phát triển sản xuất chè ở tỉnh Thái Nguyên”. Nội dung chuyên đề gồm có 3 phần:
Chương I: Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây chè
Chương II: Thực trạng sản xuất cây chè ở Thái Nguyên.
Chương III: Phương hướng và giải pháp phát triển sản xuất cây chè ở Thái Nguyên.
Mục đích nghiên cứu chuyên đề nhằm giới thiệu khái quát tình hình phát triển sản
xuất cây chè ở tỉnh Thái Nguyên, từ đó chỉ ra vai trò của sản xuất chè đối với quá trình
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phát triển kinh tế của tỉnh, những tồn tại của sản xuất chè và đưa ra một số giải pháp khắc
phục những tồn tại đó, nâng cao hiệu quả sản xuất chè ở Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, ngoài việc sử
dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, em còn
kết hợp nhiều phương pháp khác như: phương pháp phân tích tổng hợp, thu thập số liệu từ
mạng Internet, sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên,
thông qua phỏng vấn những người làm chè có kinh nghiệm, sử dụng phần mềm xử lý số
liệu… làm cơ sở rút ra những nhận xét xác đáng, tìm ra giải pháp khắc phục khó khăn.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết của em còn có hạn nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô để em có thể hoàn thiện đề tài.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Thầy giáo GVC. Hoàng Văn Định là
giáo viên trực tiếp tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Em xin cảm
ơn tập thể các thầy cô giáo trong khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên cùng các anh
chị và các cô chú ở Phòng trồng trọt - Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái
Nguyên đã cho em những lời khuyên, cung cấp các tài liệu cần thiết để em hoàn thành đề
tài.
Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Mai Linh
CHƯƠNG I
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ
I . Tổng quan về cây chè
1. Vị trí cây chè trong nền kinh tế quốc dân
1.1 Chè là một thức uống lý tưởng và có nhiều giá trị về dược liệu, phòng và
chữa được nhiều loại bệnh:
Trung Quốc là nước đầu tiên chế biến chè để uống sau đó nhờ những đặc tính
tốt của nó, chè trở thành thức uống phổ biến trên thế giới. Ngày nay chè được phổ
biến rộng rãi hơn cả cà phê, rượu vang và ca-cao. Tác dụng chữa bệnh và các chất
dinh dưỡng của nước chè đã được các nhà khoa học xác định như sau:
Cafein và một số hợp chất ancaloit khác có trong chè là những chất có khả
năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho tinh thần
minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của các cơ trong cơ thể, nâng cao năng lực làm
việc, giảm bớt mệt mỏi sau những lúc làm việc căng thẳng.
Hỗn hợp tanin chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả,
lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc còn dùng nước chè, đặc biệt là chè xanh để chữa
bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Theo xác nhận của M.N.
Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được chất nào lại có tác dụng làm vững chắc các
mao mạch tốt như catechin của cây chè. Dựa vào số liệu của Viện nghiên cứu y học
Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp và neprit mạch thì hiệu quả thu được có
triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh được dùng catechin chè theo liều lượng 150mg
trong một ngày. E.K. Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã xác định ảnh hưởng tích
cực của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim mạch, sự cản các
mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng của chức năng hô hấp ngoại vi, sự trao
đổi vitamin C, trạng thái chức năng của hệ thống điều tiết máu.v.v...
Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin PP và
nhiều nhất là vitamin C.
Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống phóng
xạ. Điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc chứng minh chè
có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm.
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Qua việc quan sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirôsima có
trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn
các vùng chung quanh không trồng chè. Các tiến sĩ Teidzi Ugai và Eisi Gaiasi (Nhật
Bản) đã tiến hành các thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy với 2% dung dịch tanin
chè cho uống sẽ tách ra được từ cơ thể 90% chất đồng vị phóng xạ Sr - 90.
1.2 Chè là một cây công nghiệp lâu năm, có đời sống kinh tế lâu dài, mau cho
sản phẩm, cho hiệu quả kinh tế cao.
Chè trồng một lần, có thể thu hoạch 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa. Trong điều
kiện thuận lợi của ta cây sinh trưởng tốt thì cuối năm thứ nhất đã thu bói trên dưới
một tấn búp/ha. Các năm thứ hai thứ ba (trong thời kỳ kiến thiết cơ bản) cũng cho
một sản lượng đáng kể khoảng 2-3 tấn búp/ha. Từ năm thứ tư chè đã đưa vào kinh
doanh sản xuất.
Nếu như ở miền xuôi, cây lúa là cây chủ đạo thì ở miền núi cây chè là cây chủ
lực mang tính chất quyết định để phát triển kinh tế - xã hội, là cây xoá đói giảm
nghèo cho đồng bào ta ở miền ngược. Sống trong điều kiện khắc nghiệt của thiên
nhiên nhưng cây chè Việt lại có một sức sống mãnh liệt, thích nghi với môi trường,
địa hình miền núi. Ở nước ta, nhiều địa phương thuộc khu vực miền núi và trung du
Bắc bộ, cao nguyên được đánh giá là rất có thế mạnh cho phát triển cây chè. Đây
cũng là cây trồng đã được phát triển ở 34 tỉnh, với khoảng 6 triệu lao động tham gia.
Năm 2008, số liệu thống kê diện tích trồng chè của cả nước là 131 nghìn ha. Theo kế
hoạch đến năm 2015 sẽ nâng diện tích này lên 150.000 ha. Nếu phát triển được
những giống chè mới đạt năng suất khoảng 12 tấn búp tươi/ha tương đương với 2,5
tấn khô/ha và giá xuất khẩu đạt mức 3.000 USD/tấn thì cây chè hoàn toàn có thể trở
thành cây xoá đói giảm nghèo.
1.3 Ở nước ta, chè là một trong những cây có giá trị xuất khẩu cao.
Căn cứ vào năng suất bình quân đã đạt được năm 1969 của khu vực nông
trường quốc doanh (42,39 tạ búp/ha), nếu chỉ đứng về mặt xuất khẩu mà xét thì một
ha chè của khu vực nông trường quốc doanh so với một số cây công nghiệp dài ngày
của cùng khu vực này bằng hơn 5 lần một ha cà phê, gần 10 lần một ha sả. Nếu năng
suất chè đạt 100 tạ búp/ha thì xuất khẩu có thể thu được đủ để nhập 46 tạ phân hóa
học, hoặc 3,1 tạ bông, hoặc 25 - 30 tạ bột mì. Như vậy một ha chè có năng suất 100
tạ búp có giá trị xuất khẩu ngang với 200 tấn than. Chè là sản phẩm có thị trường
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
quốc tế ổn định, rộng lớn và ngày càng được mở rộng. Năm 2009, sản lượng chè xuất
khẩu của nước ta là 134.000 tấn, với mức giá bình quân 1336 USD/tấn.
1.4 Phát triển sản xuất chè giúp sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên và tạo
công ăn việc làm cho lao động nông thôn.
Để sử dụng nguồn tài nguyên phong phú và nguồn lao động dồi dào, thay đổi
cơ cấu sản xuất nông nghiệp với điều kiện không tranh chấp với diện tích trồng cây
lương thực, chè là một trong những cây có ưu thế nhất.
Hiện nay nước ta mới sử dụng khoảng 50% đất nông nghiệp. Nguồn lao động
của nước ta dồi dào nhưng phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng,
chè là một loại cây yêu cầu một lượng lao động sống rất lớn. Do đó việc phát triển
mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi là một biện pháp có hiệu lực, vừa để sử
dụng hợp lý vừa để phân bố đồng đều nguồn lao động dồi dào trong phạm vi cả
nước. Việc phát triển mạnh cây chè ở vùng trung du và miền núi dẫn tới việc phân bổ
các xí nghiệp công nghiệp chế biến chè hiện đại ngay ở những vùng đó, do đó làm
cho việc phân bố công nghiệp được đồng đều và làm cho vùng trung du và miền núi
mau chóng đuổi kịp miền xuôi về kinh tế và văn hóa.
Cây chè còn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, chống xói
mòn và phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây chè
Cây chè chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái trong
quá trình sống của nó. Nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á nhiệt đới. Tuy
vậy cây chè cho đến nay đã được phân bố khá rộng rãi, từ 30 vĩ tuyến nam đến 45 vĩ
tuyến bắc, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa với nơi nguyên sản. Trong
những điều kiện như vậy, muốn cho cây chè sinh trưởng bình thường và có năng suất
phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học cao trong canh tác. Những công trình nghiên
cứu nhiều năm của Liên Xô cho thấy: sự tạo thành và tích lũy các vật chất khác nhau
trong cây, phần lớn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và phân bố theo từng vùng. Tổng
hợp các điều kiện ngoại cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phẩm chất chè.
Vì vậy, xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những điều kiện
sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về sinh thái cũng
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
như khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là một trong những cơ sở
khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp.
Yêu cầu tổng hợp các điều kiện sinh thái thích hợp cho cây chè là: đất tốt,
chua, thoát nước, khí hậu ẩm và ấm. Dưới đây, ta xét một số điều kiện sinh thái chủ
yếu:
2.1 Điều kiện đất đai và địa hình
So với một số cây trồng khác, chè yêu cầu về đất không nghiêm khắc lắm.
Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt
những yêu cầu sau: tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp cho chè
phát triển là 4,5 - 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nước ngầm phải
dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.
Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ được
phát triển trên đá granit, nai, phiến thạch sét và mica. ở vùng núi phần lớn là đất
feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản những loại đất
này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu
hơn 1 mét và thoát nước. Những đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các
vùng trồng chè cũ.. Vì thế vấn đề bón phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho chè và
cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ
và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho
biết trong đất trồng chè chỉ có một lượng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây
chè bị hại. Bởi thế không bao giờ người ta dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ
trường hợp đất có độ pH quá thấp, dưới 4.
Quan hệ giữa đất và phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất do nhiều yếu tố
quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Song trong những điều kiện nhất định thì
điều kiện dinh dưỡng của đất có ảnh hưởng rất lớn đến phẩm chất. Kinh nghiệm của
Trung Quốc cho thấy: chè sinh trưởng trên loại đất pha cát, nhiều mùn, thích hợp cho
việc chế biến chè xanh: mùi vị hương của chè thành phẩm đều tốt. Chè trồng trên đất
nặng màu vàng thì có vị đắng và nước có màu vàng. Chè trồng trên đất xấu hương
không thơm, vị nhạt và chất hòa tan ít.
Địa hình và địa thế có ảnh hưởng rất rõ đến sinh trưởng và chất lượng chè.
Thực tiễn ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy: chè không trồng trên núi cao
có hương thơm và mùi vị tốt hơn chè trồng ở vùng thấp và đồng bằng. Kinh nghiệm
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhận thấy chè được chế biến từ nguyên liệu ở núi cao Xrilanca có mùi thơm của hoa
mà hương vị đó không thể có được trong chè trồng ở khu vực thấp.Phần lớn các vùng
trồng chè có phẩm chất tốt của các nước trên thế giới thường có độ cao cách mặt biển
từ 500 đến 800 mét. Vùng chè ngon có tiếng ở Ấn Độ trồng ở độ cao cách mặt biển
2.000 mét. Nghiên cứu của Viện nông học Hồ Nam (1957) cho thấy ảnh hưởng của
độ cao so với mặt biển tới hàm lượng tanin trong búp chè như sau:
Bảng 1.1: Ảnh hưởng của độ cao tới hàm lượng tanin trong chè
Độ cao so với mặt
biển
(m) 3 75 113 130 150 260
Hàm lượng tanin % 23,28 23,28 24,96 25,20 25,66 26,06
(Nguồn: Nghiên cứu của viện Nông học Hồ Nam năm 1957)
Chất lượng chè ở vùng cao tốt nhưng về sinh trưởng thường kém hơn ở vùng
thấp. Hướng dốc có ảnh hưởng đến khả năng tích lũy vật chất trong chè. Dogonatze
(1969) nhận thấy rằng cường độ tích lũy tanin và vật chất hòa tan phụ thuộc nhiều
vào chế độ nhiệt. Ở hướng dốc phía nam hàm lượng tanin và chất hòa tan trong búp
chè cao hơn ở hướng dốc phía bắc. Ở độ vĩ càng cao phẩm chất và sản lượng chè
càng có xu hướng giảm thấp. Do độ nhiệt thấp, độ ẩm thấp và ngày dài đã ảnh hưởng
không tốt đến sinh trưởng và tích lũy vật chất trong cây chè.
2.2 Điều kiện độ ẩm và lượng mưa:
Thực vật nói chung muốn hình thành nên một phần vật chất hữu cơ để cấu tạo
thành cơ thể của chúng thì chúng phải cần tới 400 phần nước. Chè là loại cây ưa ẩm,
là cây thu hoạch búp, lá non, nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho
quá trình sinh trưởng của cây chè lại càng quan trọng hơn.
Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè
khoảng 1.500 mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của
các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100 mm, nếu nhỏ
hơn 100 mm chè sinh trưởng không tốt. Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao, trong suốt
thời kỳ sinh trưởng độ ẩm không khí thích hợp là vào khoảng 85%.
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời
gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến
sản lượng cao hay thấp. Vùng chè Doomđome ở Bắc Ấn Độ lượng mưa phân bố
nhiều vào tháng 5 tới tháng 8 cho nên sản lượng chè thu hoạch được trong năm cũng
tập trung vào thời kỳ đó. Ở ta phân bố sản lượng chè trong năm cũng có quan hệ rõ
rệt với tình hình phân bố lượng mưa trong các tháng.
Bảng 1.2: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè
Tháng 1-2 3-4 5 6 7 8 9 10 11-12
Sản lượng chè
trong năm (%)
0,39 7,2 - 5,34 10,35 14,74 16,66 13,22 16,50 10,60 4,06
Lượng mưa
tháng (mm)
50 50 - 100
> 100
vụ thu hoạch chè chủ yếu
50
(Nguồn: Tài liệu của trại Thí nghiệm chè Phú Hộ)
Tổng lượng mưa bình quân hàng năm ở các vùng trồng chè của nước ta tương
đối thỏa mãn cho nhu cầu về nước của cây chè. (Phú Thọ: 1.747 mm, Hà Giang:
2.156 mm, Plâyku: 2.072 mm, Buôn Mê Thuột: 1.954 mm, Bảo Lộc: 2.084 mm).
Nhưng ở các vùng chè lượng mưa trong năm lại thường tập trung từ tháng 5
đến tháng 10, cây chè gặp hạn từ tháng 11 đến tháng 3. Thời gian này hạn kết hợp với
độ nhiệt không khí thấp là những điều kiện bất thuận cho sự sinh trưởng của cây. Vì
vậy, bên cạnh biện pháp chống xói mòn cho chè vào mùa mưa còn cần chú ý đến việc
chống hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô. Nghiên cứu về yêu cầu của cây chè đối với
độ ẩm, Urusatze, Khamzaep xác định rằng độ ẩm đất thích hợp cho cây chè phát triển
là 80 - 85% sức chứa ẩm tối đa đồng ruộng và độ ẩm không khí thích hợp là 75 - 80%
hoặc trên 80%. Thiếu nước, độ ẩm không khí và độ ẩm của đất không đủ thì sức sinh
trưởng của búp sẽ yếu, lá trở nên dày và cứng, hình thành nhiều búp mù, phẩm chất
kém.
Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đủ
nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
lên. Những thí nghiệm về tưới nước cho chè ở Liên Xô cho thấy, tùy điều kiện đất
đai khí hậu khác nhau mà hiệu quả tăng sản của biện pháp tưới nước cũng khác
nhau.Vùng chè Gruzia tưới nước làm tăng sản bình quân 25 - 30%, vùng chè
Kraxnoda 60 - 65%, vùng chè Lencôran thuộc Azecbaizan trên 200%. Hiệu quả tăng
sản của việc tưới nước cũng rất rõ rệt ở một số nước trồng chè khác như: Trung Quốc
(vùng Chiết Giang và Vân Nam) tưới nước làm tăng sản 6,1%. Ấn Độ (vùng Atxam)
60% và ở Tây Phi 217 - 293%.
Tưới nước là một biện pháp tăng sản lượng và phẩm chất rất quan trọng đối
với chè. Ngoài biện pháp tưới nước, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt
tổng hợp khác như cày đất, làm đất, xới đào, làm cỏ, mật độ và phương thức trồng
hợp lý, phủ đất, tủ gốc, chọn giống chịu hạn v.v... để giải quyết tốt nhu cầu nước
trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chè nhằm đạt sản lượng cao, phẩm chất
tốt. Kết quả thí nghiệm của trường trung cấp Sông Lô tại Nông trường Tân Trào và
Tháng Mười cho thấy tủ gốc làm cho độ ẩm của lớp đất mặt (0 - 20 cm) và ở các lớp
đất dưới nhiều hơn 5 - 6% và 3 - 4% so với đối chứng (không tủ gốc), năng suất búp
chè tăng từ 15,6 đến 19,6%.
2.3 Điều kiện nhiệt độ không khí
Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi độ nhiệt nhất định.
Theo nghiên cứu của Kvaraxkhêlia (1950) và Trang Vãn Phương (1956) thì cây chè
bắt đầu sinh trưởng khi độ nhiệt trên 10oC. Độ nhiệt bình quân hàng năm để cây chè
sinh trưởng phát triển bình thường là 12,5oC và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15 -
23oC. Giới hạn độ nhiệt thấp đối với sinh trưởng của chè biểu hiện rõ rệt qua thời kỳ
ngừng sinh trưởng trong mùa đông và sinh trưởng trở lại khi có độ nhiệt ấm áp của
mùa xuân trong những vùng khí hậu á nhiệt đới. Đối với sinh trưởng của cây trong
thời kỳ này thì độ nhiệt không khí trở thành nhân tố sinh thái chủ yếu. Cây chè yêu
cầu lượng tích nhiệt hàng năm 3.500 - 4.000oC. Độ nhiệt tối thấp tuyệt đối mà cây có
thể chịu đựng được thay đổi tùy theo giống, có thể từ -5oC đến -25oC hoặc thấp hơn.
Nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Chiết Giang cho thấy độ nhiệt
thích hợp đối với cây chè là 20 - 30oC, nếu độ nhiệt tăng dần, thì tác dụng xúc tiến
việc hình thành và tích lũy tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ rệt. Độ nhiệt quá thấp
hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy tanin. Độ nhiệt cao quá 35oC thì quá trình
tích lũy tanin bị ức chế và nếu độ nhiệt trên 35oC kéo dài liên tục, chè sẽ bị cháy lá.
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngược lại khi độ nhiệt giảm thấp sẽ dẫn đến một loạt biến đổi về cơ năng sinh lý
thành phần hóa học của búp chè, ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây và
phẩm chất búp. Độ nhiệt thấp và khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.
Độ nhiệt là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của búp
và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Từ 16 độ vĩ nam đến 19
độ vĩ bắc, không có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, cây chè sinh trưởng quanh năm do đó
búp cũng được thu hoạch quanh năm. Từ 20 độ vĩ bắc đến 45 độ vĩ bắc, độ nhiệt mùa
đông xuống thấp, sinh trưởng và thu hoạch chè đã có mùa rõ rệt. Trong những vùng
này nơi nào độ nhiệt bình quân mùa đông càng thấp càng kéo dài thì thời gian sinh
trưởng và thu hoạch búp chè ở đó càng ngắn.
Bảng 1.3 : Ảnh hưởng của độ nhiệt đến thời gian thu hoạch búp
Vùng
Độ cao so
với
mặt biển (m)
Vĩ tuyến
bắc
Nhiệt độ trung bình (oC) Thời gian thu
hoạch búp
(tháng)
Tháng 1 Tháng 6
Pô chi (Liên Xô)
Tocklai (Ấn Độ)
Phú Hộ (Vĩnh Phú)
Karicho (Kênia)
0
87
30
1800
42
31
22
0
8
16
18
17
23
28
28
17
5 - 6
8 - 9
10
12
2.4 Điều kiện ánh sáng
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dưới tán rừng rậm, do vậy có tính chịu
bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. ánh
sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt không khí cao, không có lợi cho quang hợp và
sinh trưởng của chè. Trong thực tế sản xuất, ở một số nước như Ấn Độ, Xrilanca
thường áp dụng biện pháp trồng cây bóng mát cho chè để hạn chế độ nhiệt cao và ánh
sáng quá mạnh.
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây và
giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vườn ươm, người ta
thường che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trưởng nhanh. Giống chè lá to yêu
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ. Các điều kiện chiếu sáng khác nhau có ảnh hưởng
đến cấu tạo của lá và thành phần hóa học của chúng.
Bảng 1.4: Sự biến đổi thành phần hóa học của búp chè trong điều kiện có che râm
Đơn vị (% chất khô)
Thời gian
Ngày 30 - 4 Ngày 26 - 5
Công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm
Thành phần sinh hóa Che râm Không che râm Che râm Không che râm
Tanin
Cafein
N tổng số
10,03
4,62
7,05
12,75
3,76
6,03
8,11
3,43
5,84
8,28
2,78
4,22
Cây chè được che bóng râm, hàm lượng các vật chất có đạm (cafein, N tổng
số, protein...) trong búp và lá tăng lên và tích lũy nhiều hơn; các chất không có N
(tanin, gluxit...) lại có chiều hướng giảm xuống. Sự giảm thấp tanin, gluxit... và tăng
hàm lượng các vật chất có đạm trong lá chè ở một mức độ nhất định thường có lợi
cho phẩm chất chè xanh và không có lợi cho phẩm chất chè đen. Vì vậy, trồng cây
bóng mát cho chè thường áp dụng cho những vùng trồng chè sản xuất nguyên liệu để
chế biến chè xanh.
Do cường độ ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phẩm chất chè cho
nên điều tiết cường độ ánh sáng có thể làm cho năng suất chè tăng lên rõ rệt. Những
kết quả nghiên cứu tại Trại thí nghiệm chè Tocklai (Ấn Độ) cho thấy: giảm độ chiếu
sáng xuống 30% thì sản lượng búp tươi trong năm đầu tăng 34% so với xử lý cường
độ chiếu sáng hoàn toàn và giảm độ chiếu sáng xuống 50% thì năng suất đạt cao
nhất. Song nếu tiếp tục giảm cường độ chiếu sáng xuống dưới 50% thì năng suất bắt
đầu giảm thấp.
Ánh sáng còn có quan hệ đến giai đoạn phát dục của cây chè: theo các tài liệu
nghiên cứu của Liên Xô thì giống chè Ấn Độ và giống lai Trung - Ấn nguyên sản ở
vùng ngày ngắn, sinh trưởng trong điều kiện Gruzia (Liên Xô) ngày dài, không thể
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
hoàn thành giai đoạn ánh sáng cho nên không ra hoa kết quả. Song giống Trung Quốc
lá nhỏ đã thích ứng với điều kiện ngày dài, cho nên trồng ở Gruzia vẫn ra hoa kết
quả.
2.5 Không khí
Không khí rất cần cho sự sống của thực vật. Hàm lượng CO2 trong không khí
khoảng 0,03%, song chỉ cần có một biến động nhỏ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quang
hợp. Chè là một cây ưa bóng râm, cường độ quang hợp cũng thay đổi theo hàn lượng
CO2 có trong không khí. Nói chung hàm lượng CO2 trong không khí tăng lên đến 0,1
- 0,2% thì cường độ quang hợp tăng lên rất rõ rệt.
Không khí lưu thông tạo thành gió. Gió nhẹ và có mưa có lợi cho sự sinh
trưởng của chè vì nó có tác dụng điều hòa cân bằng nước của cây. Những nơi độ ẩm
không khí quá cao, phát tán khó; gió nhẹ sẽ làm cho nước dễ thoát hơi, nước và chất
dinh dưỡng trong đất tiếp tục vận chuyển lên trên. Mặt khác gió nhẹ có tác dụng làm
cho lượng CO2 phân bố đều, có lợi cho quang hợp.
Gió to không những làm cho cây bị tổn thương cơ giới, mà còn phá vỡ cân
bằng nước của cây. Cường độ thoát hơi nước lớn, nước trong đất cung cấp không đủ,
cây bị héo. Mặt khác gió to khí khổng sẽ đóng lại, không thể tiến hành quá trình
quang hợp. Mùa đông độ nhiệt thấp nếu có gió to thì chè bị hại nhiều vì rét. Gió to
khi chè ra hoa còn ảnh hưởng đến hoạt động thụ phấn của côn trùng.
Để giảm tác hại của gió, người ta áp dụng các biện pháp như chọn đất nơi kín
gió, trồng rừng hoặc vành đai phòng hộ. Chọn giống chè thấp cây và trồng dày hợp
lý... Ở Việt Nam tác hại của gió không lớn, song nói chung ở các vùng có gió Lào cần
tùy điều kiện cụ thể mà xét đến việc áp dụng các biện pháp trồng rừng hoặc trồng
vành đai phòng chắn gió.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chè
3.1 Nhóm nhân tố tự nhiên
Trong nhóm nhân tố này thì đất đai là nhân tố quan trọng nhất, nó quyết định
chủ yếu tới năng suất cây trồng, các thông số cần quan tâm tới như diện tích đất, chất
lượng đất do độ phì tự nhiên và độ phì nhân tạo quyết định. Khi người sản xuất tiến
hành canh tác như bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh thì các chất này sẽ ngấm vào
đất, tuỳ thuộc đặc tính của mỗi loại mà thời gian lưu đọng lâu hay ngắn, chúng ta
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phải đặc biệt chú ý đến độ PH, hàm lượng NO
-
3
và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật,
hàm lượng kim loại nặng trong đất vì nó ảnh hưởng lớn tới không chỉ năng suất mà
cả chất lượng của sản phẩm. Bên cạnh đất đai thì nguồn nước cũng là yếu tố quan
trọng tác động lớn tới năng suất, chất lượng chè, những tiêu chuẩn về đất và nước đã
được trình bày ở phần trên. Ngoài ra các yếu tố tự nhiên khác như khí hậu, vị trí địa
lý, địa hình…cũng ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển sản xuất cây chè. Như vậy,
có thể nói rằng các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc phát triển sản
xuất chè. Vì vậy, để phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói
riêng thì chúng ta cần nắm bắt được những quy luật tự nhiên và quy luật sinh trưởng,
phát triển của cây trồng, thống nhất chúng với nhau, tận dụng những thuận lợi và
khắc phục những hạn chế do tự nhiên gây ra.
3.2 Nhóm nhân tố thị trường
- Thị trường các yếu tố đầu vào:
Thị trường các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, vốn, vật tư (giống, phân
bón, hoá chất, dịch vụ…) Thị trường các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến
cung sản phẩm, đến hiệu quả sản xuất kinh doanh chè. Sự phát triển và hoạt động
hiệu quả của thị trường yếu tố đầu vào không những có thể đáp ứng tốt nhu cầu đầu
vào của sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp nói chung và chè nói riêng về
mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, thời điểm, mà còn cả về phương diện giá cả,
góp phần nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh và năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè trên thị trường.
- Thị trường đầu ra:
Thị trường là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng quyết định đến mọi hoạt
động sản xuất hàng hoá nói chung và sản xuất – kinh doanh chè nói riêng. Sản xuất
cái gì, sản xuất cho ai với số lượng bao nhiêu là do thị trường quyết định. Thị trường
vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thu nhập và mức sống của người dân
ngày càng được nâng cao, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, phong
phú. Không chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc ấm mà mọi người ngày càng hướng tới
việc ăn ngon mặc đẹp và các giá trị tinh thần của sản phẩm. Vì vậy, để phát triển sản
xuất chè, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc sản xuất ra những sản phẩm thô mà cần
phải hướng tới việc chế biến thành những sản phẩm đa dạng và có giá trị cao, đạt tính
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thẩm mỹ…nâng cao giá trị cho sản phẩm chè, từ đó góp phần đảm bảo lợi ích cho
người sản xuất.
3.3 Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật bao gồm: hệ thống giao thông, thuỷ lợi, điện,
thông tin liên lạc, phương tiện vận tải, cơ sở chế biến, trung tâm thương mại… tác
động rất lớn đến sản xuất, chế biến, giao lưu hàng hoá nói chung và chè nói riêng. Hệ
thống cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật có phát triển sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện
thâm canh sản xuất chè, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong bảo quản, chế
biến sản phẩm, tăng cường thông thương buôn bán hàng hoá, khuyến khích đầu tư
nước ngoài. Đồng thời cho phép tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao
giá trị của sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.
3.4 Tiến bộ khoa học công nghệ
Trong thời đại của khoa học công nghệ, việc áp dụng những tiến bộ khoa học
công nghệ vào trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm ngày càng trở nên quan
trọng, không những góp phần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng về số lượng
và chất lượng mà còn góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị
trường trong nước và quốc tế.
- Công nghệ nhân giống chè:
Công nghệ nhân giống chè ảnh hưởng rất lớn đến số lượng, chất lượng chè.
Giống sản xuất ra phải đảm bảo sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo các đặc
tính di truyền tốt … thì mới cho phép cây chè đạt năng suất cao, chất lượng tốt thoả
mãn nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng.
Hiện nay có bốn phương pháp nhân giống phổ biến là nhân giống bằng hạt,
bằng cành, sử dụng vườn hom giống và vườn ươm. Mỗi phương pháp đều có ưu
nhược điểm của mình, vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các phương pháp
nhân giống nhằm giảm thiểu nhược điểm và phát huy ưu điểm để có được sản phẩm
với năng suất cao, chất lượng tốt và chi phí thấp
- Công nghệ sản xuất chè:
Công nghệ sản xuất chè bao gồm hệ thống quy trình sản xuất, các biện pháp
kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch. Ngày nay công nghệ sản xuất chè ngày càng
được cải tiến và hoàn thiện góp phần tạo ra sản phẩm có năng suất cao, chất lượng
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
tốt, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè. Tuy nhiên để áp dụng thành công các
phương pháp đó, đòi hỏi người nông dân phải không ngừng học hỏi, tích luỹ kiến
thức khoa học và kinh nghiệm thực hành.
- Công nghệ bảo quản:
Sản phẩm nông nghiệp nói chung và chè nói riêng là những cơ thể sống, sau
khi thu hoạch chúng sẽ rất dễ bị hao hụt tổn thất. Sự hao hụt này là do các quá trình
vật lý (chẳng hạn sự thoát hơi nước, sự sinh nhiệt); các quá trình sinh lý (như sự hô
hấp, sự chín) và quá trình thay đổi thành phần hoá chất (như sự thay đổi màu sắc, sự
chuyển hoá các chất) xảy ra trong búp chè sau thu hoạch. Vì vậy công nghệ bảo quản
sau thu hoạch có vai trò đặc biệt trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
chè.
- Công nghệ chế biến sản phẩm:
Công nghệ chế biến sản phẩm cho phép đa dạng hoá sản phẩm chè phục vụ
nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng, cho phép kéo dài thời gian tiêu thụ, cho phép
vận chuyển đi xa, nâng cao giá trị sản phẩm. Qua đó tác động trực tiếp đến hoạt động
xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành hàng này.
Các phương pháp chế biến chè phổ biến hiện nay như chế biến sấy khô, chế
biến đóng hộp, chế biến nghiền (trà túi lọc)…
3.5 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng đến
toàn bộ nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành hàng chè nói riêng. Ở nước
ta, các chính sách lớn có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình sản xuất, chế
biến, lưu thông, tiêu thụ chè bao gồm:
Chính sách kinh tế nhiều thành phần: thừa nhận hộ là đơn vị kinh tế tự chủ,
từng bước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối với các HTX, nông lâm trường; đổi
mới doanh nghiệp Nhà nước; khuyến khích phát triển kinh tế cá thể và kinh tế tư
nhân.
Chính sách đất đai: giao ruộng đất cho các hộ gia đình nông dân sử dụng ổn
định lâu dài với các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê
theo các quy định của pháp luật. Giúp các hộ nông dân yên tâm đầu tư thâm canh trên
ruộng đất của mình.
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chính sách vốn và đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn: nghiên cứu chọn
tạo giống chè, nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh như bảo quản chế biến chè,
nghiên cứu các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho chè.
Chính sách về thị trường nông sản: chính sách giá nông sản, chính sách
marketing hàng nông sản.
Chính sách xã hội nông thôn, chính sách khuyến khích nông, khuyến lâm,
chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách tạo việc làm…
Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh chè. Để phát
triển ngành hàng này cần phải xem xét tất cả các nhân tố đó trong quá trình tổ chức,
quản lý sản xuất kinh doanh chè.
4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất chè
4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
4.1.1 Các chỉ tiêu hiện vật
Kết quả sản xuất chè về mặt hiện vật được thể hiện ở 3 chỉ tiêu chủ yếu là:
diện tích, năng suất và sản lượng.
Diện tích trồng chè là diện tích thực tế có gieo trồng chè nhằm thu hoạch
thành phẩm ngay trên diện tích đó. Đây là chỉ tiêu gián tiếp phản ánh quy mô sản
xuất chè hay chính là khối lượng chè được tạo ra. Bởi vì, diện tích đất đai lớn thì khả
năng khai thác đất phục vụ cho sản xuất chè nhiều, quy mô sản xuất lớn và ngược lại.
Năng suất chè là lượng chè thu được trên một đơn vị diện tích trong một thời
gian nhất định. Sản lượng chè là toàn bộ khối lượng chè thu được trên toàn bộ diện
tích gieo trồng trong vụ hoặc trong năm. Đây là những chỉ tiêu dùng để đánh giá kết
quả sản xuất kinh doanh chè ở những cơ sở khác nhau trong cùng một thời kỳ hoặc
cùng một cơ sở nhưng ở những thời kỳ khác nhau.
4.1.2 Các chỉ tiêu giá trị
Kết quả sản xuất chè về mặt giá trị được phản ánh ở 2 chỉ tiêu chủ yếu là giá
trị sản xuất và giá trị sản phẩm hàng hoá.
Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị khối lượng sản phẩm chè được tạo ra trong
năm, tức là bằng tổng sản lượng chè trong năm nhân với giá bán chè. Nó phản ánh
kết quả đạt được sau một năm sản xuất kinh doanh của một cơ sở nào đó. Giá trị sản
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phẩm hàng hoá là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, là tổng giá
trị khối lượng sản phẩm chè hàng hoá được sản xuất ra trong năm. Chỉ tiêu này cho
phép đánh giá kết quả chuyên môn hoá sản phẩm chè của một cơ sở nào đó.
Khi xem xét 2 chỉ tiêu này cần chú ý yếu tố giá. Nếu xem xét kết quả sản xuất
kinh doanh giữa các thời kỳ, giữa các cơ sở khác nhau thì dùng giá cố định, hoặc phải
tính đến chỉ số biến động giá cả. Nếu xem xét trong cùng một thời gian thì dùng giá
hiện hành. Đồng thời cũng cần xem xét chúng trong nhiều năm, do sản xuất chè phụ
thuộc vào điều kiện tự nhiên, sản lượng chè biến động không lường, nhằm loại trừ
yếu tố ngẫu nhiên.
4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất chè
Hiệu quả sản xuất là phạm trù được dùng để chỉ trình độ sử dụng các nguồn
lực để tạo ra những kết quả sản xuất kinh doanh nhất định. Để đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh người ta sử dụng kết quả và chi phí để phân tích. Cụ thể là những chỉ
tiêu sau:
Giá trị sản xuất tính trên một ha chè, tính trên một đồng chi phí sản xuất bằng
giá trị sản xuất trên một ha chè chia cho tổng chi phí sản xuất. Chỉ tiêu này phản ánh
mức tạo ra giá trị sản lượng của một đồng chi phí bỏ vào sản xuất, kinh doanh.
Thu nhập hỗn hợp tính trên một ha chè, trên một đồng chi phí sản xuất, trên
một ngày công lao động. Thu nhập hỗn hợp bao gồm phần thù lao cho lao động gia
đình để sản xuất (công lao động) và phần lợi nhuận ròng hay lãi của hộ, trang trại.
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức thu nhập được tạo ra từ một đồng chi phí sản xuất của
một ngày công lao động.
Lợi nhuận tính trên một ha chè và trên một đồng chi phí sản xuất phản ánh
mức sinh lợi của mỗi đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh chè. Được tính bằng
lợi nhuận chia cho tổng chi phí. (Lợi nhuận được xác định bằng cách trừ đi từ thu
nhập hỗn hợp chi phí về lao động, được quy đổi dựa vào số công thực tế đã bỏ ra và
đơn giá thuê lao động thường xuyên ở địa phương
II . Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
1.1 Tình hình sản xuất
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện nay trên thế giới có 58 nước trồng chè trong đó có 30 nước trồng chè chủ
yếu, 115 nước sử dụng chè làm đố uống do đó đẩy mạnh mậu dịch quốc tế, hợp tác
quốc tế, làm cho khoa học chè phồn vinh. Trong sản xuất các cây công nghiệp trên
thế giới, cây chè trở thành một ngành ngề mà được nhiều người công nhận. Theo
thống kê của Uỷ ban chè thế giới (ITC) thì từ năm 1953 đến năm 1990 cứ sau 20 năm
sản lượng chè thế giới tăng gấp 2 lần. Trong các nước trồng chè thì Kenia là nước có
tốc độ phát triển nhanh nhất, Kenia bắt đầu trồng chè từ năm 1920 sau 40 năm tổng
sản lượng đạt 200.000 tấn chè khô/năm, Ngoài ra còn một số nước có diện tích chè
lớn như Trung Quốc, Đài Loan. Trong 40 năm gần đây sản lượng chè của các nước
không giống nhau, mức tăng sản lượng cũng khác nhau. Sản lượng đạt trên 20 vạn
tấn/năm chỉ có Ấn Độ, Trung Quốc và Srilanka, Pakistan sản lượng trên 10 vạn tấn
có 5 nước Indonexia, Kenia, Nhật bản, Nga, Thổ nhĩ kỳ. Hiện nay 3 nước Trung
Quốc, Ấn Độ, Srilanka chiếm 60% tổng sản lượng chè trên thế giới.
1.2. Tình hình tiêu thụ
Theo sự truyền bá của cây chè, các khu vực tiêu thụ chè trên thế giới không
ngừng mở rộng. Hiện nay phạm vi sử dụng làm nước uống của chè trong đời sống
nhân dân thế giới rộng lớn hơn các thứ uống khác. Căn cứ vào số liệu ghi chép thống
kê, các nước tiêu thụ chè hàng năm thường nhập khẩu chè bao gồm 115 nước bao
gồm: Châu Âu có 28 nước, Châu Á có 29 nước,Châu Mỹ có 19 nước, Châu phi có 34
nước, Châu Đại Dương có 5 nước. Chè xanh được tiêu dùng chủ yếu ở các nước
Châu Á và Tây bắc Phi, chè đen hiện chiếm khoảng 72-76% tổng sản lượng chè trên
thế giới được tiêu dùng nhiều nhất ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc các nước Trung
Đông và một số nước Châu Phi. Trung Quốc đang là nước đứng đầu trong sản xuất
chè xanh với sản lượng chiếm khoảng 63 % trong tổng sản lượng chè xanh thế giới,
ngoài 2 loại chè trên các nước sản xuất và tiêu dùng chè còn tái chế ra nhiều loại chè
ướp hương hoa, chè đóng lon, chè hoà tan túi lọc. Bốn quốc gia sản xuất và xuất khẩu
chè lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Kenia và Srilaka chiếm 72-76% tổng sản lượng và 70
–75% thị phần chè thế giới, 4 nước nhập khẩu chè lớn là Nga, Anh, Mỹ Pakistan có
tổng thị phần là 45%
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Giống như các sản phẩm nhiệt đới khác, thị trường chè thế giới đang có xu
hướng tăng nguồn cung với tốc độ nhanh gây sức ép lên giá cả và lợi nhuận của
người sản xuất lên các nước đang phát triển.
Tổng sản lượng chè thế giới tiếp tục tăng trong năm 2008, với tốc độ trên
3%/năm, đạt khoảng 3.6 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng đạt kỷ lục ở Trung Quốc, Ấn
Độ và Việt Nam. Sản lượng chè đen đạt 2,5 triệu tấn và chè xanh đạt 968.000 tấn.
FAO dự báo đến năm 2017 sản lượng chè xanh sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn chè đen,
đạt 4,5%/năm so với 1,9%/năm của chè đen.
2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè ở Việt Nam
2.1 Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nóng ẩm, đất nước trải dài từ bắc vào
nam với 2/3 là diện tích đất đồi núi, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây chè sinh
trưởng và phát triển. Trong những năm gần đây Chính phủ, các địa phương, các tổ
chức quốc tế có nhiều cơ chế chính sách đầu tư phát triển chè. Cây chè được gọi là
cây xoá đói giảm nghèo và tiến lên làm giàu của nhiều hộ nông dân. Do đó diện tích,
năng suất sản lượng chè đã không ngừng tăng. Song song với việc tăng trưởng về
diện tích, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt , giống, chế biến… được áp
dụng vào sản xuất đã không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng nguồn
nguyên liệu để sản xuất ra nhiều mặt hàng chè khác nhau.
Các vùng trồng chè tập trung là vùng Đông Bắc (11 tỉnh) diện tích 81,3 ngàn
ha chiếm 78,8%; Tây Bắc (4 tỉnh) chiếm 9,9%; Bắc Trung Bộ (4 tỉnh) chiếm 8,2%.
Đến hết năm 2007, diện tích chè ở Việt Nam đã đạt mức trên 120.000 ha, tăng
159% so với 10 năm trước, mức tăng 15,9% /năm, năng suất tăng 176%, mức tăng
17,6% /năm. Tính đến hết năm 2008, tổng diện tích chè đạt 131.500 ha, diện tích chè
kinh doanh 115.600 ha, diện tích kiến thiết cơ bản 15.900 ha, năng suất 6,5 tấn/ ha.
Sản lượng 751.000 tấn búp tươi. Một số vùng trong nước có năng suất cao hơn mức
bình quân của cả nước như Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Sơn La, Tuyên Quang,
Nghệ An, Lâm Đồng…Đặc biệt vùng chè Mộc Châu có mức năng suất cao hơn mức
bình quân cả nước tới 3 lần. Vùng Bắc Trung bộ có gió Tây khô nóng nhưng năng
suất vào loại cao nhất cả nước (năm 2005, năng suất bình quân cả nước đạt 5,65 tấn
búp tươi/ha, riêng năng suất ở Nghệ An đạt 7 tấn/ha và ở Hà Tĩnh đạt 7,3 tấn/ha so
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
với các mức 6,9 tấn/ha ở Thái Nguyên; 6,6 tấn ở Sơn La; 6,4 tấn ở Tuyên Quang và
Yên Bái; 6,2 tấn ở Phú Thọ và Lâm Đồng)
2.2 Tình hình tiệu thụ, xuất khẩu chè ở Việt Nam
Thị trường chè của Việt Nam bao gồm cả thị trường trong nước và nước
ngoài. Trong đó, Việt Nam sản xuất chè với mục tiêu hướng vào xuất khẩu là chủ
yếu.
2.2.1 Đối với thị trường trong nước
Hiện nay nước ta có hơn 635 doanh nghiệp lớn nhỏ sản xuất và kinh doanh
sản phẩm chè. Việc tiêu thụ sản phẩm chè trong nước chưa được chú trọng nhiều. Là
nước sản xuất chè nhiều nhưng lâu nay vẫn trông chờ vào thị trường nước ngoài tiêu
thụ, trong khi đó thị trường trong nước lại bỏ ngỏ. Đó là một trong những bất cập
trong sản xuất và tiêu thụ chè của Việt Nam. Việc tiêu thụ chè trong nước chủ yếu tập
trung ở một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Thái Nguyên…
Thị trường tiêu thụ trong nước còn hạn hẹp, bên cạnh đó lại có nhiều sản
phẩm chè nhập khẩu có mẫu mã, chất lượng được ưa chuộng, có sức cạnh tranh cao
làm giảm sức mua sản phẩm chè trong nước.
2.2.2 Đối với thị trường nước ngoài
Chè Việt Nam đã có mặt tại 110 nước, nước ta xếp thứ 5 về sản lượng và thứ
7 về chất lượng xuất khẩu chè trên thế giới. Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của nước ta
trên thị trường thế giới phải kể đến trước hết là Trung Quốc. Sản lượng chè xuất khẩu
hàng năm của Trung Quốc lớn gấp 30 lần so với sản lượng chè xuất khẩu của Việt
Nam. Kế đến là các nước như Ấn Độ, Kenya, Pakistan,…
Trong những năm gần đây xuất khẩu chè của Việt Nam tăng khá mạnh.Theo
số liệu Tổng cục Thống kê, xuất khẩu chè của Việt Nam tháng 12/2009 đạt 12.129
tấn với kim ngạch 18,3 triệu USD, tăng 10,7% về lượng và tăng 16% về trị giá so với
tháng trước, nâng lượng chè xuất khẩu năm 2009 của Việt Nam đạt 134.000 tấn với
kim ngạch 179,5 triệu USD, tăng 28,4% về lượng và tăng 22,2% về trị giá so với
cùng kỳ năm ngoái.
Đứng đầu về thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2009 là Pakistan,
đạt 31.000 tấn với kim ngạch 46 triệu USD, chiếm 23% về lượng và 25,6% về trị giá
so với tổng lượng và trị giá xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2009. Đứng thứ hai là
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nga đạt 21.850 tấn với kim ngạch 27 triệu USD, tăng 76,5% về lượng và tăng 67,4%
về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 16,3% về lượng và 15,2% về trị giá. Đứng
thứ ba là Đài Loan với lượng xuất khẩu chè năm 2009 đạt 20.000 tấn với kim ngạch
24,4 triệu USD, tăng 14,5% về lượng và tăng 13,7% về trị giá, chiếm 15% về lượng
và 13,6% về trị giá.
Thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2009 có tốc độ tăng trưởng mạnh
là Ấn Độ đạt 8.371 tấn với kim ngạch 9,6 triệu USD, tăng 142% về lượng và tăng
181,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái; Hoa Kỳ đạt 5.353 tấn với kim ngạch 5,7
triệu USD, tăng 42,3% về lượng và tăng 89,5% về trị giá; Indonesia đạt 6.000 tấn với
kim ngạch 5,7 triệu USD, tăng 68,7% về lượng và tăng 72,2% về trị giá so với cùng
kỳ năm ngoái…
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ Ở THÁI NGUYÊN
I. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất chè
1.Điều kiện tự nhiên
1.1 Vị trí địa lý
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi đông bắc nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội
giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Bắc tiếp giáp với tỉnh
Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp với
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội (cách 80
km); có diện tích tự nhiên là 3.562,82 km².
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thị xã
Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ,
Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là
các xã đồng bằng và trung du.
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Thái Nguyên có vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế nội bài
50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng
Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường
bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 3
nối Hà Nội đi Bắc Kạn; Cao Bằng và cửa khẩu Việt Nam – Trung Quốc; quốc lộ 1B
Lạng Sơn; quốc lộ 37 Bắc Ninh, Bắc Giang. Hệ thống đường sông Đa Phúc - Hải
Phòng; đường sắt Thái Nguyên – Hà Nội - Lạng Sơn.
1.2 Địa hình
Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với
các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ. Độ cao trung bình so
với mặt biển khoảng 200 – 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông.
Các dãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc
dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m.
Địa hình được chia thành 3 vùng:
Vùng địa hình vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo
hướng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá và một phần
của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ
phát triển mạnh, có độ cao từ 500 - 1000m, độ dốc thường từ 25 - 35
0
.
Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía
Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ
3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi
thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng. Độ
cao trung bình từ 100 - 300m, độ dốc thường từ 15 đến 25
0
.
Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm vùng đồi thấp và đông bằng phía
Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất
bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành
phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung
bình từ 30 - 50m, độ dốc thường dưới 10
0
.
Với đặc điểm địa hình, địa mạo như trên làm cho việc canh tác, giao thông đi
lại có những khó khăn, phức tạp. Song chính sự phức tạp đó lại tạo ra đa dạng, phong
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
phú về chủng loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, cho phép phát triển một tập
đoàn cây trồng - vật nuôi đa dạng và phong phú.
1.3 Đất đai
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả
năng để phát triển nông, lâm, công nghiệp, du lịch và các loại hình dịch vụ khác.
Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 102.190 ha, diện tích rừng trồng khoảng 44.450
ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ
nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm
23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là cây chè. Ngoài sản xuất lương thực,
tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn
nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa.
Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên,
đặc biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh
hiện có hơn 16.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có trên
12.000 ha chè kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp
tươi. Tỉnh đã có quy hoạch phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng
khoảng 105.000 tấn chè búp tươi/năm. Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha,
đến năm 2010 đưa lên 15.000 ha, có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn,
cam, quýt…
1.3 Khí hậu thủy văn
1.3.1 Khí hậu
Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng
cục Khí tượng Thuỷ văn, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 - 2.500 mm,
cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình chênh lệch giữa
tháng nóng nhất (28,9
0
C- tháng 6) với tháng lạnh nhất 15,2
0
C- tháng 1) là 13,7
0
C.
Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300-1.750 giờ và phân phối tương đối đều
cho các tháng trong năm. Tổng tích nhiệt độ vượt 7.500
0
C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ
trung bình tháng dưới 18
0
C) chỉ trong 3 tháng.
Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500 - 2.500 mm, tổng lượng nước mưa
tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m
3
/năm. Tuy nhiên, lượng mưa
SV: Nguyễn Thị Mai Linh Lớp: KTNN&PTNT 48
23