Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN_ Một số giải pháp giúp học sinh chủ động, hứng thú khi tiếp cận thơ haicư của Basô trong chương trình ngữ văn 10 cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.19 KB, 39 trang )

Mục lục Trang
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: 2
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 4
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4
6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI 4
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HAI-CƯ
1.Nguồn gốc và qúa phát triển của thơ hai-cư 5
2. Đặc điểm thơ hai-cư 5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI 7
1. Thuận lợi: 7
2. Khó khăn: 8
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ LÀM GIÚP HỌC SINH
HỨNG THÚ KHI TIẾP CẬN THƠ HAI-CƯ TRONG CHƯƠNG
TRÌNH NGỮ VĂN 10 (SGK CƠ BẢN TẬP 1) 10
1- Bước tiền tiếp nhận. 11
1.1. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài 11
1.2. Phải am hiểu văn hóa Nhật 11
2- Bước tiếp nhận trên lớp. 13
2.1 Sử dụng phương tiện nghe nhìn. 14
2.2 Định hình, dẫn dắt các bước để học sinh tìm hiểu văn bản 16
2.2.1. Dẫn nhập: 16
2.2.2. Đọc sáng tạo, gợi tìm: 16
2.2.3. Cảm thụ cụ thể tác phẩm thông qua việc cắt nghĩa và 17
hệ thống câu hỏi
2.3. So sánh với các thể thơ gần gũi. 20
2.3.1.Thơ hai-cư và thơ lục bát, thơ tứ tuyệt 20
2.3.2. Thơ hai-cư của Ba-sô và thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du 22


2.4. Thiết kế thể nghiệm 22
3.Củng cố khắc sâu hình tượng 27
4. Hoạt động ngoại khóa ”Hai-cư – Ba-sô và bạn yêu thơ” 27
5. Tổng hợp kết quả sau khi thực hiện đề tài 33
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hai-cư là thể thơ nhỏ xinh, dung dị, ngắn nhất thế giới. Đó cũng là dòng thơ
tinh tế được người phương Đông ví như “ Hạt trân châu”, người phương Tây ví như
“Tảng băng trôi. Nếu nói “dạy văn là dạy người” thì hai- cư làm được rất hiệu quả
điều kì diệu ấy. Hai-cư đã tạo được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất của cái đẹp không lời,
chạm được đến cái tận cùng của hình ảnh ngoài hình ảnh, nghe được thanh âm của vô
thanh, đọc được cảm xúc của những khoảng lặng, biến cái không lời thành có lời, cái
vô hình thành hữu hình, trừu tượng thành cụ thể… và đem đến cho người đọc một sự
liên tưởng phong phú về vạn vật. Từ cái nhỏ bé đơn sơ, thơ hai cư của Ba-sô làm rung
động từng cảm giác tinh vi nhất của con người, đọc thơ Hai-cư tâm hồn ta như được
lắng đọng, ta như có thêm những chiêm nghiệm sâu sắc, thi vị về cuộc sống xung
quanh, đó là một cách làm phong phú, tươi đẹp hơn đời sống tinh thần của mỗi chúng
ta.Vì vậy, thơ hai cư trở thành linh của người Nhật. Còn người đưa tên tuổi thơ hai cư
lên đỉnh cao là thiền sư Ba-sô.
Hiện nay trên thế giới, người yêu thích văn thơ đang rất ưa chuộng thơ hai-cư
Nhật Bản nói chung và thơ hai-cư của Ba-sô nói riêng. Sách ngữ văn lớp 10 cũng lần
đầu tiên đưa vào giảng dạy thơ Hai-cư của Nhật Bản cho học sinh. Song để giáo viên
dạy tốt, học sinh cảm nhận được sâu sắc vẻ đẹp lấp lánh của thể thơ này quả không dễ.
Bởi đây là thể thơ cô đọng, hàm súc, tả ít mà gợi nhiều. Hai-cư còn là một thể thơ có
cấu tứ mới lạ, khó hiểu. Hơn nữa những bài thơ ấy còn có khoảng cách rất xa chúng ta
nhiều thế kỉ và ngôn ngữ, văn hóa Nhật khá xa lạ với cả giáo viên và học sinh. Để
giúp học sinh vượt qua những rào cản đó, sau một thời gian giảng dạy và nghiên cứu

tôi đã mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp giúp học sinh
chủ động, hứng thú khi tiếp cận thơ hai-cư của Ba-sô trong chương trình ngữ văn
10 cơ bản”
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nền văn học Nhật Bản nói chung, thơ hai-cư nói riêng cũng được nhiều dịch
giả, giới nghiên cứu và bạn đọc trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Có thể
nói sự xuất hiện thơ hai cư của Ba-sô trong chương trình văn học nước ngoài ở Phổ

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 2
thông Việt Nam đã thực sự đánh dấu một bước dài cho chân trụ vững chắc của thơ
hai-cư ở Việt Nam.
Thơ hai-cư được giới thiệu trên một số trang báo của Tài hoa trẻ, Tạp chí Văn
học, Báo Văn học và Tuổi trẻ hay bài viết của các tác giả nổi tiếng ở Việt Nam như:
Nhật Chiêu, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Bích Hải
Sách giáo viên và sách giáo khoa Ngữ văn 10 chương trình chuẩn và nâng cao
do GS. Phan Trọng Luận tổng chủ biên, Đoàn Lê Giang biên soạn phần: hướng dẫn
giảng dạy “Thơ hai-cư của Ba-sô” đã không quên tôn vinh “Ba sô là ông tổ của thể
thơ này.”
Trên Tạp chí văn học số 2 năm 2003, thầy Giang từng khẳng định “Nói đến thơ
ca Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến Mat-su-ô Ba-sô/ Tùng Vĩ Ba Tiêu, nhà thơ
lớn nhất mọi thời của xứ sở Phù Tang”. Đồng thời so sánh điểm gần gũi giữa hồn
thơ hai-cư của Ba-sô với những nhà thơ lớn của chúng ta, nhất là với Nguyễn Trãi và
Nguyễn Du.”
Nhà nghiên cứu văn học Nhật Chiêu trên Tạp chí văn học và tuổi trẻ cũng từng
ngợi ca về thể thơ nhỏ bé, dung dị này: “Hai-cư đồng nghĩa với nghệ thuật và đạo.
Với tôi, thơ Hai-cư thật kỳ diệu, bởi lẽ cái tài của nhà thơ không nằm ở việc vẽ
rồng, phụng mà vẽ những sự vật gần gũi, hiện thực mà phải vượt qua hiện thực.”
Những bài viết trên là những tư liệu cần thiết và bổ ích cho giáo viên và học
sinh tìm hiểu và tiếp cận thơ hai-cư.
Trong nhà trường nhiều thầy cô tâm huyết với nghề cũng trăn trở nhiều về thể

thơ này mà chưa tìm được một hướng đi thích hợp với thời gian và đối tượng học sinh
của mình. Thậm chí có thầy cô còn lung túng chưa biết khai thác như thế nào. Bằng
trải nghiệm từ những năm dạy thơ hai- cư tôi hi vọng mình mình sẽ có những giải
pháp hợp lí để cùng đồng nghiệp tháo gỡ khó khăn trên.
3 . ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sáng kiến tập trung khám phá tìm hiểu chùm thơ hai cư của Ba sô trong chương
trình ngữ văn 10 cơ bản.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 3
3.2. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu:
Học sinh lớp 10a8, 10a9, năm học 2011-2012 và 10a5,10a6 năm 2010- 2011
trường THPT Phan Chu Trinh – Eahleo- Đắk Lắk.
4 . MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU :
Qua việc phân tích thực trạng của giáo viên và học sinh trong giảng dạy và hiểu thơ
hai cư, tôi mạnh dạn đưa một số định hướng, giải pháp để tiếp cận thơ hai cư hiệu quả
hơn. Đồng thời hi vọng sẽ đem đến cho các em học sinh những rung động thẩm mỹ
sâu xa về vẻ đẹp của thơ hai cư – một nét đặc sắc của văn hóa Nhật.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa vào đối tượng, mục đích nghiên cứu, người viết đã sử dụng một hệ thống những
phương pháp cụ thể như sau:
Phương pháp tập hợp - khảo sát tư liệu
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp hệ thống
6- CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Đề tài được chia bố cục theo các phần sau:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị, đề tài gồm 3 chương như sau:
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HAI-CƯ
Chương 2: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ LÀM GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG,
HỨNG THÚ KHI TIẾP CẬN THƠ HAI-CƯ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ
VĂN 10 CƠ BẢN
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ THƠ HAI-CƯ

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 4
1.Nguồn gốc và quá trình phát triển của thơ hai-cư:
- Chữ "hai" nghĩa là "bài", "cư" hay “cú” là "câu". Hai cư là bài cú. Đây là loại thơ độc
đáo, rất thịnh hành của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới.
- Thơ hai-cư bắt nguồn từ thể thơ đoản ca (Tanka) xuất hiện ở thế kỉ III. Đoản ca
(Tanka) gồm 31 âm tiết chia làm hai vế, vế đầu có ba câu 17 âm tiết (5-7-5), vế sau
hai câu 14 âm tiết (7-7). Đoản ca là loại thơ xướng họa. Vế đầu có một người khởi
xướng, vế sau do người khác họa theo, những người sau đó lại nối tiếp như kiểu của
hai người trước, cứ thế mà kéo dài hàng trăm, hàng ngàn câu được gọi là liên ca
(renga).
Loại thơ này phổ biến đầu tiên trong cung đình, nội dung thường mang tính giải
trí, mua vui trào lộng, nhiều khi dung tục tầm thường, về sau được phổ biến trong các
tầng lớp xã hội.
Đến thế kỉ XVII, Mat-su-ô Ba-sô cách tân thể thơ này. Ông rút vế đầu 17 âm
tiết xây dựng thành một bài thơ độc lập mang đậm chất suy tư, trữ tình.
Trong vườn thơ Nhật Bản, thơ hai-cư gắn liền với các tên tuổi tiêu biểu như:
Buson (1716-1784) “thi sĩ của mùa xuân”, là Issa (1762-1826) “nhà thơ của nhân
tình”, là shiki (1867-1902), Onitsura (1660-1738), là Ryokan – “kẻ đại ngu” Đối với
họ sáng tác thơ hai-cư không chỉ là niềm vui mà còn là lối sống.
Hiện nay, Nhật Bản “tiếp tục” phát triển thơ hai-cư.Thơ hai-cư đã tỏa ra thế giới
và trở thành một dòng thơ của thế giới, ảnh hưởng đến thơ ca hiện đại. Thơ ca phương
Tây trong những tìm kiếm và thể nghiệm của mình, đã nhiều lần đi theo phong thái
hai-cư”. Thơ hai-cư được mọi người đón nhận nồng nhiệt. Người ta dịch thơ hai-cư từ
tiếng Nhật, rồi nghiên cứu, khám phá những gì mà linh hồn thơ hai-cư chất chứa. Giới

yêu thơ còn sáng tác thơ hai-cư bằng tiếng dân tộc mình như tác giả Nhật Chiêu đã
trình bày.
2. Đặc điểm thơ hai-cư:
- Hình thức: Hai-cư là thể thơ ngắn nhất thế giới, mỗi bài thường chỉ có 17 âm tiết
(có thể ngắn hoặc dài hơn một vài âm tiết). Trong nguyên bản tiếng Nhật, 17 âm tiết

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 5
này thường được viết thành một dòng nhưng khi phiên âm la-tinh lại ngắt thành 3
dòng 5-7-5:
+ Dòng 1: giới thiệu
+ Dòng 2: Tiếp tục ý trên và chuẩn bị cho dòng 3
+ Dòng 3: Ý thơ kết lại nhưng không rõ ràng, mở ra những suy ngẫm, cảm xúc cho
người đọc ngân nga, lan tỏa.
- Một bài thơ hai-cư phải thể hiện được cảm thức về thời gian qua quý ngữ
(kigo). Quý ngữ có thể là từ miêu tả các mùa xuân, hạ, thu, đông hoặc là các hình ảnh,
hoạt động mang đặc trưng của mùa.
- Thủ pháp tượng trưng: Một bài thơ chỉ gồm 17 âm tiết nên các thi sĩ hai-cư thường
bắt đầu từ những điểm nhìn đơn lẻ, chớp lấy một khoảnh khắc có thần của thực tại,
đẩy lên đỉnh điểm của cảm xúc và sáng tạo theo nguyên lý mùa và tính tương quan
hình ảnh. Trong một bài thơ hai-cư thường có một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng
với một hình ảnh nhỏ (đời thường). Hai-cư không mô tả cảm xúc mà chủ yếu ghi lại
sự việc xảy ra trước mắt.
- Ngôn ngữ: Nhà thơ ít dùng tính từ và trạng từ làm hạn chế sự tưởng tượng của
người đọc, vì thế, hai-cư rất giàu sức gợi. Ở thơ hai-cư, ta bắt gặp bút pháp của tranh
thủy mặc, thiên về thần thái hơn là đường nét. Kết cấu bỏ lửng của thơ hai-cư chính là
cái hư không bảng lảng khó nắm bắt của tinh thần Thiền tông.
- Thơ hai-cư thấm đẫm tinh thần Thiền tông (Phật giáo) và tinh thần văn hóa
phương đông: Trời đất, con người, vạn vật là một; sự vật, hiện tượng trong thiên
nhiên có thể tương giao chuyển hóa lẫn nhau theo qui luật bí ẩn của tự nhiên. Cảm
thức thường rất riêng, rất tinh tế. Thơ Hai cư đề cao cái vắng lặng, cái đơn sơ, cái u

huyền, cái mềm mại, nhẹ nhàng. Thiên nhiên trong thơ hai-cư thường là những cảnh
vật bình dị, nhỏ bé, tầm thường và dễ bị lãng quên như chú ếch, con quạ, chú khỉ nhỏ
bé, chim đỗ quyên, tiếng ve, đóa hoa dại nở bên bờ suối, hòn đá…và hai-cư cố gắng
tìm cái đẹp từ trong cái bình thường ấy.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:
1.Thuận lợi:
- Hai-cư là thể thơ dung dị, nhỏ xinh, ngôn từ hàm súc với nhiều vẻ đẹp lấp lánh. Đọc
thơ hai-cư ta như chạm được cái đẹp không lời, có khả năng khơi gợi ở người đọc
nhiều liên tưởng, cảm xúc. Những điều ấy sẽ kích thích cái khát khao khám phá của cả
thầy và trò về thể thơ đặc biệt này.
Ví dụ:
Trăng mùa hè
chiếu lên sóng không bụi
dòng Sông Trong.
(Đoàn Lê Giang dịch thơ)
Đấy là hình ảnh dòng thác, hay dòng Sông Trong trong sạch không bụi, lấp lánh
sóng bạc khi trăng mùa hạ chiếu lên trông thật nguyên sơ, thanh sạch. Một bức tranh
tuyệt đẹp của dòng sông lấp lánh dưới trăng mùa hạ.
- Thơ hai-cư lần đầu tiên được đưa giảng dạy vào chương trình ngữ văn THPT và
trong số hàng trăm bài thơ của Ba-sô, tác giả sách giáo khoa đã lựa chọn 8 bài có tính
nhân văn, tính thẩm mĩ cao, có tác dụng lớn trong bồi đắp tư tưởng và tình cảm cho
học sinh để các em có ý thức vươn tới hoàn thiện nhân cách cho mình. Hai-cư còn là
tác phẩm có giá trị nghệ thuật, đạt trình độ mẫu mực được viết ra bởi tài nghệ bậc thầy
của thi hào Ba-sô nên tạo điều kiện cho giáo viên dạy tốt, học sinh hứng thú học hơn.
Ví dụ:
Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô.

Khi nghe tiếng chim đỗ quyên hót ở kinh đô, lòng tác giả lại bâng khuâng nhớ về
quê cũ vì thời gian trôi nhanh quá. Ở kinh đô này lại nhớ kinh đô xưa - kinh đô của ký

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 7
ức một thời đã xa đã vĩnh viễn mất đi chỉ còn đọng lại trong nỗi nhớ khi nghe tiếng
chim kêu báo hiệu mùa hè. Đó là nỗi nhớ quê hương da diết, không nguôi của Ba-sô.
Cảm nhận được những điều ấy lòng mỗi chúng ta lại dợn lên tình yêu quê hương, yêu
những kỉ niệm tuổi thơ tuyệt đẹp.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên đã có một hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu bài
khá rõ ràng. Đặc biệt, Sách giáo viên đã có những hướng dẫn cụ thể cho từng bài học
giúp giáo viên định hướng được chính xác nội dung bài giảng.
- Hơn nữa trong chương trình năm nay theo phân phối mới của bộ giáo dục quy định
thì chúng ta không phải khai thác hết 8 bài mà chỉ tập trung vào 4 bài tiêu biểu là
1,2,3,6 với thời lượng lên lớp là 1,5 tiết. Đây là điều kiện thuận lợi để khai thác tác
phẩm sâu hơn.
2. Khó khăn:
Có thể nói rằng việc giảng dạy văn bản nước ngoài ở trường phổ thông bình
thường cũng đã là một việc rất khó khăn bởi nhiều lý do, đặc biệt khi dạy ở trường
một trường mà đối tượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm hơn 30% mỗi lớp thì giáo
viên giảng văn lại gặp khó khăn gấp bội. Trong quá trình tiến hành dạy thơ hai-cư tôi
cũng như các đồng nghiệp và các em học sinh gặp những khó khăn sau:
- Khó khăn đầu tiên đối với việc tiếp nhận tác phẩm thơ hai-cư là vấn đề ngôn ngữ,
văn hóa Nhật và nguyên tắc mĩ học truyền thống chi phối đến quá trình sáng tác thơ
hai-cư. Chúng ta đều biết, để tiếp cận thấu đáo một bài thơ hai-cư chúng ta phải nắm
được những yếu tố cơ bản trên nhưng một thực tế cho thấy cả giáo viên và học sinh
đều khá mơ hồ về nó. Chính khoảng cách về vốn sống, về tầm hiểu biết, tầm văn hóa
đã gây không ít trở ngại trong quá trình dạy học.
Chẳng hạn nếu gặp bài thơ hai-cư chỉ bằng tiếng Nhật hoặc phần phiên thì cả thầy và
trò hẳn sẽ khó khăn vô cùng.
Phiên âm: Furuikeya

Kawazu tobikomu
Mizu no oto

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 8
( Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao.)
- Tính chất ước lệ của các hình thức biểu hiện cũng khiến cho học sinh gặp nhiều trở
ngại. Cũng có khi đó là nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không thể phát hiện và
khẳng định giá trị của những bài thơ hai-cư. Thậm chí còn hiểu sai về chúng.
Ví dụ: Hình ảnh làn sương thu trong bài thơ số 3 mơ hồ, đa nghĩa. Đó có thể là
hình ảnh gợi nỗi buồn trống trải; tóc mẹ bạc như sương, giọt lệ như sương….
- Tư liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh về thơ hai-cư cho giáo viên, học sinh
thiếu nhiều, từ đó có xảy ra tình trạng giáo viên dạy chay, học sinh học chay, giáo
viên mải miết thuyết trình, học sinh thì cắm cổ ghi chép bài giảng khó sinh động,
không gây được những ấn tượng thẩm mỹ tốt đẹp cho học sinh. Đây còn là một tác
phẩm trước đây thuộc phần đọc thêm, lại được sắp xếp cuối chương trình kì 1 nên
nhiều giáo viên và học sinh chủ quan.
- Khi giảng chùm bài thơ hai-cư trao đổi với một số giáo viên, chúng tôi thấy không ít
giáo viên lúng túng, tự bản thân còn chưa biết dạy như thế nào cho phù hợp, vì thế khi
truyền đạt tới học sinh chắc chắn không thể tránh khỏi sự khiên cưỡng.
- Về phía học sinh thì thụ động, không hiểu bản chất, chiều sâu, vẻ đẹp lấp lánh của
thơ hai-cư. Vì các em quen với kiểu tư duy trực quan sinh động nên khi tìm hiểu thơ
hai-cư vốn hàm súc, cô đọng, phải vận dụng trí tưởng tượng phong phú, cùng vốn
sống linh hoạt thì mới có thể cảm thụ được cái hay cái đẹp của bài thơ thì khó khăn
trên là không thể tránh khỏi. Nhiều giáo viên sau khi dạy xong hỏi lại học thì nhiều
em vẫn không hiểu gì hoặc hiểu một cách lơ mơ. Đặc biệt là những học sinh dân tộc
thiểu số tại chỗ
Trong năm học trước tôi đã khảo sát 2 lớp học sinh có điểm trung bình môn văn
tương đương với năm học này bằng hình thức phát phiếu trắc nghiệm để học sinh bộc

lộ cảm xúc khi học xong thơ hai-cư và kết quả cho được là:

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 9
Thời điểm
điều tra
Lớp
SL
khảo sát
Thích học Bình thường Không thích
SL % SL % SL %
Năm học
2010-2011
10a5 43 07 16,3% 20 46,5% 16 37,2%
10a6 42 06 14,3% 19 45,2% 17 40,5%
Kết quả nhận thức, học tập thơ hai-cư sau một bài kiểm tra nhỏ:
Thời điểm
điều tra
Lớp
SL
khả
o
sát
Giỏi Khá Trung bình Yếu- kém
S
L
%
S
L
% SL %
T

S
%
Năm học
2010-2011
10a5 43 0 0% 5 19 19
10a6 42 0 0% 3 16 23
Từ kết quả nói trên chúng tôi nhận thấy rằng:
+ Phần lớn học sinh có thái độ bình thường và không thích học thơ hai-cư, còn số học
sinh thích học chiếm tỷ lệ thấp hơn nhiều.
+ Sự hiểu biết của học sinh về các tác giả cũng như các tác phẩm còn rất hạn chế.
+ Khả năng tiếp thu và cảm nhận tác phẩm mơ hồ, hời hợt. Số lượng học sinh đạt mức
độ giỏi không có, khá rất ít, trong khi đó trung bình và yếu kém chiếm đa số.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÃ LÀM GIÚP HỌC SINH CHỦ ĐỘNG,
HỨNG THÚ KHI TIẾP CẬN THƠ HAI-CƯ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ
VĂN 10 (SGK CƠ BẢN TẬP 1)
1. Bước tiền tiếp nhận: Đây là công việc quan trọng, vì thời gian phân phối không
nhiều vì vậy để chuẩn bị cho học sinh “tâm thế” vững vàng khi bước vào khâu tiếp
nhận chính trên lớp thì cả giáo viên và học sinh cần làm một số việc sau:
1.1. Dặn dò học sinh chuẩn bị bài học một cách chi tiết, cụ thể, đầy đủ và cẩn thận
theo hướng dẫn học bài SGK. Lưu ý phần dặn dò này được thực hiện ở tiết trước,

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 10
trước khi học văn bản. Kết thúc tiết học hôm trước, giáo viên nên dành thời gian
khoảng 3 phút cho phần hướng dẫn và dặn dò này.
1.2. Phải am hiểu sâu sắc văn hóa Nhật Bản
Sự hiểu biết về tác giả, về thời đại, về đất nước đã sản sinh ra tác phẩm và những đặc
sắc về thiên nhiên, về tập tục xã hội, nhất là về tâm lý dân tộc sẽ giúp ta hiểu và cảm
tác phẩm một cách sâu sắc, có căn cứ. Với thơ hai-cư, trước hết giáo viên và học sinh
phải am hiểu văn hóa Nhật Bản. Đây là công việc khá vất vả song không khó bởi

chúng ta có sự hỗ trợ đắc lực của mạng Internet. Chỉ cần một thao tác nhỏ trên Google
ta sẽ hiểu được nhiều điều về văn hóa xứ sở hoa anh đào. Khi tìm hiểu văn hóa Nhật,
chúng ta cần lưu ý tìm hiểu ở một số lĩnh vực sau:
* Tìm hiểu đời sống tinh thần của người Nhật.
- Người Nhật rất yêu thích thiên nhiên. Tâm hồn họ luôn hướng về vẻ đẹp của thiên
nhiên, muốn hòa nhập với thiên nhiên và điều đó cũng in đậm dấu ấn trong thơ. Thơ
hai-cư là thơ của thiên nhiên, tức bài thơ phải có quí ngữ (từ ngữ báo hiệu mùa). Thiên
nhiên Nhật mỗi mùa có biểu tượng riêng. Tùy từng bài thơ hai-cư, "quí ngữ" sẽ xuất
hiện khác nhau. Chẳng hạn mùa xuân có hoa anh đào, hoa tử đằng, hoa trà, hoa cẩm
chướng, hoa diên vĩ…. Mùa hạ về mang theo sứ giả ve sầu, chim cu, chim đỗ quyên
hay những bông hoa quỳ, hoa mẫu đơn… khoe sắc tô điểm. Khi cây phong thay đổi
màu sắc như: vàng, cam, đỏ rực là lúc mùa thu đã về. và những bông hoa dâm bụt,
đinh hương, phù dung, hoa cúc cũng hé nụ chào đón mùa thu. Hay khi không khí
chợt thoáng lạnh, tuyết rơi, vạn vật cỏ cây đều chìm trong lòng tuyết trắng. Đó là
những hình ảnh, màu sắc xuất hiện trong thơ hai-cư mùa đông.
- Người Nhật còn coi trọng vẻ đẹp tâm hồn, họ luôn hướng về sự thanh cao, thuần
khiết, hướng về cuộc sống bình dị, an lạc. Người Nhật rất thích lễ hội, thích viếng
thăm chùa chiền để thanh lọc tâm hồn.
* Hiểu được những nguyên tắc mĩ học truyền thống chi phối quá trình sáng tác
thơ hai-cư.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 11
+ Nguyên tắc mỹ học là giá trị về cái đẹp và cái đẹp là tiêu chí của văn hóa. Nó thấm
nhuần trong tư tưởng người Nhật. Nó trở thành "đạo" và mọi thứ đều gắn với đạo như:
Thơ đạo, Trà đạo, Hoa đạo, Kiếm đạo.
+Nguyên tắc ấy được chi phối bởi các yếu tố sau:
- Sabi (tịch lặng) mang tính chất đơn sơ, tao nhã, trầm lắng, u buồn, tịch liêu nhưng
không chán chường, bi lụy, oán đời. Đó là vẻ đẹp con người hòa nhập vào chốn thanh
cao, tịch lặng, hư không của thế giới. Sabi bắt nguồn từ tinh thần thiền tông trong phật
giáo.Chính sự tịch lặng của Sabi gợi cho ta cảm giác u huyền (yugen) tức cái chúng ta

cảm nhận được nhưng không phân tích được. Ba-sô cảm nghiệm cái sabi của sự vật
như sau:
Ôi tiếng ve kêu
thấu xuyên vào đá
trong cõi quạnh hiu.
Niềm cô tịch của thiên nhiên được thể hiện qua âm thanh của tiếng ve. Tiếng ve làm
xuyên thủng không gian, thời gian và đến tận cõi hư vô. Ta cảm nhận được cái u
huyền sâu thẳm của tiếng ve mà không thể giải thích hết thành lời. Và từ cái nhìn sâu
thẳm của một sự vật huyền diệu nào đó trong khoảnh khắc, khiến cho tâm ta xao
xuyến ngất ngây, khát khao hòa nhập, đem tâm ta chìm đắm vào thế giới lãng đãng,
mênh mang, u huyền.
- Wabi (bình dị) là cách thể hiện cái đẹp trong sự bình dị. Giữa cảnh vật xung quanh
ta như một cành lá, một bông hoa trong lọ, một hòn đá trơ trọi xù xì, một thân cây
khô, một cành lá héo, người ta có thể tìm thấy sự sống và cái đẹp ở trong đó. Nhà thơ
hai phải biết chọn lọc, mô tả những sự vật đơn sơ, bình dị, tránh sự chói lọi rực rỡ,
làm sao gây ấn tượng để người đọc thả được hồn mình vào đó, nhà thơ hai-cư còn
phải biết lựa chọn sự vật đơn sơ, giản dị, ít chữ mà đủ ý, tránh lời hoa mĩ, phù phiếm,
khoa trương. Tính chất đó bắt nguồn từ lí tưởng thẩm mĩ của người phương Đông cho
rằng trong cái xấu vẫn có cái đẹp, trong cái ác vẫn có cái thiện, trong cái nhỏ bé vẫn
có cái lớn lao.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 12
- Aware (bi) tức là nỗi buồn của sự vật, là bi cảm, một cảm thức xao xuyến trước mọi
cái đẹp của sự vật. Nó chịu ảnh hưởng tư tưởng "vô thường" của Phật giáo. Aware còn
là cảm thức thâm trầm trước cái đẹp não lòng của sự vật vì sự vật nào cũng vậy có lúc
rực rỡ, cũng có lúc tàn phai. Aware mang màu sắc lãng mạn và chú trọng khoảnh
khắc. Nhưng khoảnh khắc ấy làm nên xúc cảm thẩm mỹ chớ không phải là "cái bi lụy
ngông cuồng của lãng mạn hay nỗi bi tráng ngất trời của bi kịch". Bài thơ sau của
Basho là một ví dụ:
Tiếng ve mải mê

không hề để lộ
cái chết gần kề
Đấy là xúc cảm trước cái đẹp của tiếng ve ngân vang điệp khúc mùa hè. Tiếng ve
tượng trưng cho sự sống. Còn cái chết sắp đến với ve không là bi kịch mà đó là điều
tự nhiên của sự sống và cái chết. Khoảnh khắc sống và chết không là gì cả, là "vô
thường". Bi cảm aware là thế đấy.
Karumi ( khinh) là niềm khinh thanh, dịu nhẹ, là phong thái tự do, ung dung trước
cuộc đời
Tóm lại, nguyên tắc thẩm mỹ Nhật Bản chi phối tất cả nghệ thuật văn hóa Nhật, nhất
là văn chương. Thơ hai-cư của Ba-sô thấm đẫm nguyên tắc thẩm mỹ này.
Hiểu được những nét cơ bản trong đời sống văn hóa của người Nhật như vậy để giải
mã những cái lạ, cái hay, cái đẹp trong những câu thơ hai-cư cực ngắn của thơ hai cư
nói chung và thơ hai kư của Ba-sô nói riêng
2. Bước tiếp nhận trên lớp: giúp học sinh tiếp cận văn bản thơ hai-cư một cách chủ
động, hứng thú, người giáo viên cần thực hiện những giải pháp sau:
2.1. Sử dụng phương tiện nghe nhìn:
Sử dụng phương tiện nghe nhìn vào dạy học giúp cho học sinh có khả năng giới
thiệu kiến thức một cách sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ. Không chỉ hình ảnh mà những
mà những dòng chữ nhiều màu sắc đã giúp cho học sinh nắm vững kiến thức một cách
tự giác, nhanh, hứng thú và bền vững.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 13
Ví dụ trước khi giới thiệu về tác giả Ba- sô có thể giới thiệu những hình ảnh đặc trưng
của văn hóa Nhật.
(Hoa anh đào là hồn hoa Nhật Bản, gắn liền với tinh thần võ sĩ đạo.)
( Núi Phú Sĩ – ngọn núi thiêng của đất nước Nhật)


Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 14
( Hình ảnh của thiền sư Ba sô)

Hay dạy bài thơ số 3- một bài thơ rất cảm động về tình mẫu tử, ta có thể sử dụng hình
ảnh dưới đây và có thể kết hợp với việc trình bạy lời bình của các em.
( Nỗi đau khôn xiết khi không còn mẹ)
Hay khi bình, phân tích bài số 6 ta có thể lồng hình ảnh này:

( Hoa anh đào rụng xuống hồ Bi oa)
Cách gây ấn tượng bằng hình ảnh sinh động, kết hợp với âm nhạc và giọng đọc diễn
cảm đã có tác động toàn diện đến tri giác, cảm xúc, tư duy và tâm hồn người học. Và
do đó cùng với sự gợi ý phân tích của giáo viên học sinh cảm nhận bài học sâu sắc
hơn.
2.2. Định hình, dẫn dắt các bước để học sinh tìm hiểu văn bản:
Thơ hai-cư là loại thơ cực ngắn, ngắn nhất so với các loại thơ ngắn khác trên
thế giới. Vì nó cực ngắn cho nên ngôn ngữ trong thơ hai-cư được tinh lọc trở thành tín
hiệu ngôn ngữ. Do đó, người đọc phải suy ngẫm, liên tưởng, đào sâu suy nghĩ qua

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 15
tầng lớp nghĩa được tiềm ẩn trong bài thơ. Giáo viên phải khai thác tác phẩm theo các
bước sau:
2.2.1 Dẫn nhập:
Có nhiều cách khác nhau nhưng quan trọng nhất đó là lời vào bài của giáo viên.
Yêu cầu của lời vào bài là ngắn gọn, súc tích, cốt yếu là nêu vài điểm một cách ấn
tượng, xác định rõ ràng đối tượng tiếp nhận cho học sinh. Có hai dạng chủ yếu là lời
vào bài trực tiếp và lời vào bài gián tiếp.
Ví dụ: Nói đến Nhật Bản người ta không chỉ nhớ tới hoa anh đào duyên dáng, tuyệt
đẹp, mà còn cả thơ hai-cư. Thơ hai-cư trở thành tâm hồn người Nhật được cả thế giới
biết đến. Và người thơ hai-cư lên đỉnh cao là thiền sư Ba-sô. Hôm nay chúng ta sẽ tìm
hiểu vẻ đẹp của chùm thơ ấy.
2.2.2. Đọc sáng tạo, gợi tìm:
Muốn thực hiện khâu này trước hết cần phải tìm hiểu về tác giả, tác phẩm và
hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đây là cơ sở đầu tiên làm tiền đề cho việc tiếp nhận

thuận lợi hơn.
Đọc tác phẩm là chiếc cầu nối giữa tác giả với bạn đọc thông qua văn bản, do
vậy việc đọc không chỉ đọc đúng câu, đúng chữ mà có phải có sự phân tích, bình giá
tác phẩm, phát hiện những chi tiết nghệ thuật độc đáo. Trong giảng văn, giọng đọc của
giáo viên là rất quan trọng. Với giọng đọc của mình, giáo viên có thể đã và đang
truyền thụ được cái hồn của tác phẩm cho học sinh. Nhiều đoạn thơ, đoạn văn thầy cô
không cần giảng, bình mà chỉ đọc đã có thể mở ra cho trò bao nhiêu điều thú vị. Còn
với các em học sinh thì khi đã biết đọc tác phẩm tức là các em tái hiện được hình
tượng, nội dung chứa đựng trong tác phẩm, để trên cơ sở đó giúp các em phân tích cái
hay, cái đẹp của nó. Khi các em thực sự biết đọc một tác phẩm thì một tác phẩm xa lạ
hóa ra gần gũi, quen thuộc, nội dung bên ngoài sẽ được chuyển hóa thành nội dung
bên trong. Nhờ đó tác phẩm tác động sâu sắc, để lại dấu ấn bền chặt trong tâm hồn
người đọc. Khi đọc thơ hai-cư các em cần phải đọc bằng giọng
chậm, trầm, nhẹ
chậm, trầm, nhẹ

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 16
nhàng, trữ tình, mỗi dòng thơ là một lần ngắt nhịp, theo đúng cách chia đoạn của thơ
nhàng, trữ tình, mỗi dòng thơ là một lần ngắt nhịp, theo đúng cách chia đoạn của thơ
hai-cư:
hai-cư:
2.2.3.Cảm thụ cụ thể tác phẩm thông qua việc cắt nghĩa và hệ thống câu hỏi:
* Cảm thụ thông qua cắt nghĩa, giải mã các kí hiệu ngôn ngữ được coi là nhãn
tự của bài thơ:
Cắt nghĩa là để tìm ra ý nghĩa của văn bản. Thông qua việc cắt nghĩa các yếu tố,
các hình ảnh, các từ, câu…trong chỉnh thể mạch thơ, làm cho chúng lộ ý, đồng thời
tìm được câu trả lời của tác giả gửi đến bạn đọc. Để cắt nghĩa được chính xác và có
hiệu quả thơ hai-cư, giáo viên phải hiểu đặc trưng văn hóa Nhật, về thi pháp, về những
phương tiện nghệ thuật…
Cắt nghĩa và phân tích phải đi liền với nhau. Quá trình cắt nghĩa là làm sáng tỏ

những điểm sáng tạo độc đáo của tác phẩm.
Ví dụ 1: Trong bài thơ thứ nhất “ Đất khách mười mùa sương – về thăm quê ngoảnh
lại – Ê đô là cố hương” ta có thể cắt nghĩa các từ “đất khách” là nơi xa lạ, gợi cảm
giác cô đơn lạc lõng. Đi giữa phố đông mà mình cảm thấy lẻ loi vô cùng. Hay , “ mùa
sương” là mùa thu, cái lãng đãng và lạnh lẽo của sương thu gợi bao nỗi buồn đau cho
kẻ li hương. Hoặc “ cố hương” là quê cũ, gắn bó máu thịt như nơi chôn nhau cắt rốn
của mình. Vậy từ “đất khách” chuyển thành “ cố hương” là một quá trình, nó diễn ra
âm thầm trong lòng người. Để rồi người đọc cảm nhận được một tình cảm tha thiết,
chân thành của Ba-sô với miền đất mình từng gắn bó.
Ví dụ 2: Trong bài thơ số 3 “ Lệ trào nóng hổi – tan trên tay tóc mẹ- làn sương thu”có
thể cắt nghĩa hình ảnh “ mớ tóc mẹ”: là hình ảnh của cuộc đời vất vả một nắng hai
sương đang hòa quyện trong dòng nước mắt của con. Hay “làn sương thu” là một hình
ảnh đầy gợi cảm. Đó có thể hiểu là giọt lệ như sương, tóc mẹ như sương hay đời
người như giọt sương ngắn ngủi, vô thường. làn sương thu cứ lơ lửng và bài thơ trở
nên mơ hồ, đa nghĩa.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 17
Ví dụ 3: Trong bài thơ số 6 có thể cắt nghĩa hình ảnh ‘hoa anh đào”: hồn hoa của đảo
quốc xứ Phù Tang, có màu hồng phấn, cánh mỏng manh. “Hồ Bi-oa”: một hồ nước
thơ mộng đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong thơ Nhật Bản. Bi-oa tức là tì bà, cái
hồ được đặt tên theo hình dáng chiếc đàn. Bài thơ gợi cho người đọc cảm nhận được
một bức tranh thiên nhiên đẹp, tao nhã: Trên mặt hồ bao la, có vô số cánh đào rơi
xuống làm mặt hồ gợn sóng.
*Cảm thụ cụ thể tác phẩm thông qua hệ thống câu hỏi:
Trong giờ giảng dạy tác phẩm văn chương nói chung không phải giáo viên chỉ
đọc và giảng cho học sinh ghi chép mà giữa giáo viên và học sinh cần có sự trao đổi,
đàm luận nhằm tạo ra bầu không khí văn chương và phát huy khả năng tiếp nhận sáng
tạo của học sinh. Để sử dụng câu hỏi trong giảng văn có hiệu quả, phải chú trọng xây
dựng hệ thống câu hỏi
. Câu hỏi phải chú trọng chất văn, vừa đảm bảo tính vừa sức,

. Câu hỏi phải chú trọng chất văn, vừa đảm bảo tính vừa sức,
vừa nâng cao. Ngoài ra cần chú trọng những câu hỏi phát hiện, câu hỏi gợi mở, câu
vừa nâng cao. Ngoài ra cần chú trọng những câu hỏi phát hiện, câu hỏi gợi mở, câu
hỏi nêu vấn đề.
hỏi nêu vấn đề. Hệ thống câu hỏi được đặt ra phải linh hoạt, phải có sự phân chia đối
tượng, có câu hỏi khó cho học sinh giỏi, câu hỏi phù hợp cho học sinh trung bình Có
thế một giờ giảng văn mới đảm bảo được cùng lúc sự sáng tạo cho các em.
- Câu hỏi tái hiện: Giúp học sinh nhớ những kiến thức đã học hoặc đã soạn ở nhà làm
cơ sở cho việc tiếp nhận kiến thức mới. Ví dụ: Em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả
Ba-sô? Hoặc là em hãy nêu những đặc trưng cơ bản của thơ hai-cư? Tất cả những nội
dung này các em đã được giáo viên định hướng soạn bài ở nhà.
- Câu hỏi gợi mở: Giúp học sinh tìm hiểu tác phẩm và phân tích sâu hơn. Đồng thời
hỗ trợ cho phương pháp đọc sáng tạo để học sinh đào sâu hoạt động nhận thức, thực
sự động não để phân tích, bình giá. Chúng ta nên dựa vào một số vấn đề then chốt của
nội dung và nghệ thuật để khơi sâu năng lực cảm thụ. Chẳng hạn: Tình cảm của tác
giả với Ê đô như thế nào? Hoặc Nỗi niềm của ba sô khi cầm nắm tóc mẹ trên tay?

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 18
- Câu hỏi phát hiện: nhằm nâng cao khả năng sáng tạo của học sinh trong quá trình
nghiên cứu tác phẩm: chẳng hạn: em hiểu thế nào là ”mùa sương”. Hay cánh đào rơi
lả tả làm em liên tưởng tới điều gì?
- Câu hỏi nêu vấn đề: Tạo nên mâu thuẫn giữa những cái đã biết với những cái chưa
biết, giữa cái cũ và cái mới trong nhận thức của học sinh, mâu thuẫn giữa học sinh với
ý đồ nghệ thuật của tác giả
* Giảng bình và tổng hợp tác phẩm:
Bình giảng là phương pháp quen thuộc của giáo viên trong giảng văn, là
phương pháp đặc thù của cảm thụ và truyền thụ thơ văn. Không có bình giảng, bài
giảng sẽ khó đạt hiệu quả cao. Mục đích của người bình là làm sao truyền cảm ý kiến
của mình về tác phẩm văn chương đến được người nghe, làm cho người nghe cùng
suy nghĩ như mình, phù hợp với “ ý định và nghệ thuật” của nhà văn. Có nhiều cách

thức giảng bình: có thể bình bằng một tứ thơ, hình tượng, điển tích, không gian, thời
gian nghệ thuật mà nhà thơ sử dụng. Sau đây là một số lời bình cụ thể trong chùm thơ
hai-cư.
Ví dụ 1: Bài 3
Mẹ của Ba-sô đã qua đời trước khi ông về quê và di vật còn lại là mớ tóc bạc. Đó
là sự mất mát quá lớn đối với ông vì sau một thời gian dài ông không được gặp mẹ.
Bỗng những giọt nước mắt tràn trên má ông nóng hổi. Những giọt nước mắt của sự
thương tiếc, xót xa ấy vừa thể hiện được nỗi ân hận vì ơn nghĩa sinh thành chưa một
lần báo đáp, vừa nói lên tình cảm thiêng liêng cao cả nhất của Ba-sô dành cho mẹ khi
mẹ không còn nữa: ”Lệ trào nóng hổi - Tan trên tay tóc mẹ - Làn sương thu.” Bài thơ
cũng nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết yêu thương, trân trọng tình mẫu tử mà mình
đang có. Tôi xin được mượn lời của phật để mong ước gửi lòng mình gửi đến những
ai đang còn mẹ “ Ai có mẹ xin đừng làm mẹ khóc- Đừng để buồn trên mắt mẹ nghe
chưa”.
Ví dụ 2: Bài 1 có thể bình: Ê-đô, quê hương thứ hai, thuở nào là đất khách, đến khi về
quê, ngoảnh nhìn lại mới thấy Ê-đô thật là quê nhà: ”Đất khách mười mùa sương - về

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 19
thăm quê ngoảnh lại - Ê-đô là cố hương.” Những lời thơ ấy cho ta liên tưởng đến
những bài thơ viết về tình quê hương tha thiết của Nguyễn Du trong Truyện Kiều
« Đoái trông muôn dặm tử phần
Hồn quê theo ngọn mây Tần xa xa »
2.3. So sánh với các thể thơ gần gũi:
Thơ haikư – loại thơ của văn học nước ngoài cho nên rất cần vận dụng phương
pháp liên hệ so sánh để chỉ ra cái tương đồng và riêng biệt của thể thơ này.
2.3.1.Thơ hai-cư với thơ tuyệt cú của Trung Quốc, lục bát của Việt Nam. Ví dụ
như thơ Đỗ Phủ, Lí Bạch của Trung Quốc hoặc thơ lục bát, thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn
Du ở Việt Nam. Qua so sánh có thể rút ra được những nét tương đồng và dị biệt trên
bình diện văn hóa phương Đông. Từ đó xác định đặc trưng mỗi thể loại, hiểu được tư
duy thẩm mĩ và bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc.

* Giống nhau:
- Hình thức: Ba thể thơ Tuyệt Cú, Hai-cư và Lục Bát đều là thể thơ cách luật ngắn
nhất trong văn học dân tộc của Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Hẳn là không chỉ
ba dân tộc này mới có thể thơ ngắn của mình nhưng ở đây chỉ giới hạn trong phạm vi
ba thể thơ này mà thôi.
- Về mặt tính chất: Cả ba thể thơ tuyệt cú, haikư và lục bát đều chủ yếu là thể thơ trữ
tình.
- Cả ba thể thơ này đều có tính hàm súc cao độ: Trong ba thể thơ, dài nhất là tuyệt
cú cũng chỉ 4 câu với 28 âm (nếu là thất ngôn tuyệt cú) thứ đến là hai-cư với 17 âm,
ngắn nhất là lục bát với 14 âm tiết. Quy mô rất nhỏ mà điều gửi gắm trong đó, gợi lên
từ đó lại rất phong phú, sâu xa.
-Ý trọng tâm đều ở câu cuối:
Thơ lục bát: Câu sáu thường chỉ là bước chuẩn bị cho câu tám. Câu sáu là "đề"
câu tám là "thuyết":
"Gió sao gió mát sau lưng

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 20
Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này".
(Ca dao)
Thơ hai-cư: Hai câu trước chỉ là nền, chỉ là giới thiệu bối cảnh để câu cuối thể
hiện niềm trân trọng thiên nhiên và cái đẹp.
Thơ tuyệt cú cũng thế:
Đầu giường ánh trăng rọi
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ quê hương.
(Lý Bạch - Tứ đêm lặng)
* Khác nhau:
Thể Loại
Nội dung

Thơ hai cư Thơ tứ tuyệt Thơ lục bát
Con đường
định hình
Thể thơ 3 dòng 5-7-5
đạt đến đỉnh cao ở thế
kỷ XVII với Ba-sô
nhưng mãi đến cuối thế
kỷ XIX mới được nhà
thơ Shiki định danh
là Hai-cư.
Cái tên "tuyệt cú" đã
được xuất hiện từ đời
Lương (502 - 557)
cách đây 1500 năm.
Ở Việt Nam thể thơ lục bát
có được từ kết quả giao lưu
văn hóa với dân tộc Chăm.
Tên gọi của các thể thơ này
Thể thơ Lục bát được định
danh muộn hơn, khoảng đời
Hậu Lê
Tầm ảnh
hưởng
Thơ Hai-cư lan tỏa xa
rộng đến nhiều nước
trên thế giới
Thơ Tuyệt cú chỉ lan
tỏa đến những nước
đã có thời dùng chữ
Hán và ngôn ngữ đơn

lập
Thơ Lục bát vẫn chưa vượt
được lũy tre xanh Việt Nam

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 21
Khả năng
"sinh nở",
lắp ghép
Không thấy có ở Hai-
cư. Người ta có thể
sáng tác liền một hơi
hai vạn bài Hai-cư
nhưng không thành
một truyện thơ Nghĩa
là thơ Haikư và
Không thấy có ở
Tuyệt cú. Người ta có
thể sáng tác từng
chùm cú xoay quanh
một chủ đề nhưng
cũng không phải là
truyện thơ
Lục bát còn có khả năng
"lắp ghép" để thành một bài
thơ trường thiên như: "Lỡ
bước sang ngang" hoặc lắp
ghép với thể thơ song thất
lục bát làm thành những
khúc ngâm trường thiên
như Chinh phụ ngâm…

2.3.2. Thơ Ba-sô với thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du:
* Ba-sô và Nguyễn Trãi
- Ba-sô và Nguyễn Trãi đều là những nhà thơ của thiên nhiên. Thơ của hai ông
thể hiện một tình yêu thiên nhiên và một triết lí về thiên nhiên vô cùng sâu sắc.
- Thiên nhiên trong thơ Ba-sô và Nguyễn Trãi vừa có vũ trụ lớn lao: trăng sao,
núi sông, hồ biển vừa có những vật nhỏ bé bình thường: con quạ, con ếch, con cá,
con mực, chấy rận, hoa dã quì và con cò, con vện, rau muống, rau mùng tơi, hoa đào,
hoa xoan Trong mỗi một sinh vật nhỏ bé như vậy, hai thi sĩ đều thấy nó như có linh
hồn, sống bình đẳng và cảm thông được với con người.
* Ba-sô và Nguyễn Du: Ba-sô và Nguyễn Du đều là những thi sĩ của tình yêu thương.
2.4. Thiết kế thể nghiệm:
Việc làm 1 : Giới thiệu bài học: Nhắc đến văn học Nhật bản ta không thể không đề cập
thơ hai-cư, một thể thơ dung dị, nhỏ xinh, gần gũi nhưng có khả năng khơi gợi những
rung cảm sâu xa trong lòng mỗi bạn đọc. Điều càng được thể hiện sâu sắc trong 8 bài
thơ của Ba-sô mà chúng ta sẽ học hôm nay.
Việc làm 2: Tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm:
Câu hỏi 1: Em hãy tóm tắt những nét khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Ba-sô?
(Sau khi học sinh đã trả lời giáo viên trình chiếu những nội dung cơ bản có kết hợp
với hình ảnh Ba-sô kết hợp với những nét đặc trưng của văn hóa Nhật.)
Trả lời:

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 22
- Mat-su-ô Ba-sô (1644-1694).
- Quê hương: U-ê-nô, xứ I-ga (nay là tỉnh Mi-ê)
- Gia đình: võ sĩ cấp thấp.
- 28 tuổi, ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ Hai-cư, bút hiệu là Ba-sô
(Ba Tiêu).
- 10 năm cuối đời, ông du hành hầu khắp đất nước.
- Con người: tài hoa, ưa lãng du.
- Ông được đánh giá là bậc thầy về thơ Hai-cư.

- Các tác phẩm: Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng
hoang (1689), áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền Ô-ku (1689).
=> Ba-sô đã làm rạng danh thơ thiền trên văn đàn Nhật Bản. Cuộc đời ông, sự nghiệp
ông thật xứng đáng như người Nhật tôn xưng: "Vị hành giả của cát bụi và ánh sáng".
Câu hỏi 2: Em hãy nêu tóm tắt đặc điểm của thơ Hai-cư?
Trả lời:
Đặc điểm thơ hai-cư:
- Có 17 âm tiết (hơn một chút), ngắn nhất thế giới, được ngắt làm 3 đoạn (5-7-5).
- Thường miêu tả thiên nhiên theo mùa (quý đề), sử dụng những từ miêu tả thiên
nhiên mùa (quý ngữ).
- Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và văn hóa phương Đông.
- Cảm thức thẩm mĩ: đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng.
- Ngôn ngữ: hàm súc, thiên về gợi, không tả.
- Thi pháp “chân không”: sử dụng những mảng trắng, hoảng trống trong bài thơ như
một phương tiện làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ.
Việc làm 3: Hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm.
Hai-cư không ưa sự ồn ào cho nên các em cần phải đọc bằng giọng
chậm, trầm,
chậm, trầm,
nhẹ nhàng, trữ tình, mỗi dòng thơ là một lần ngắt nhịp, theo đúng cách chia đoạn của
nhẹ nhàng, trữ tình, mỗi dòng thơ là một lần ngắt nhịp, theo đúng cách chia đoạn của
thơ hai-cư để gợi được cái vắng lặng, u huyền, đơn sơ, hiu hắt, mềm mại.
thơ hai-cư để gợi được cái vắng lặng, u huyền, đơn sơ, hiu hắt, mềm mại.
Việc làm 4: Tìm hiểu bố cục bài thơ.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 23
Câu hỏi: Một bài thơ hai-cư ba dòng thường có bố cục như thế nào?
Bố cục ba phần:
• Dòng thứ nhất giới thiệu
• Dòng thứ hai tiếp tục ý trên và mở rộng dòng thứ ba

• Dòng thứ ba kết lại tứ thơ, mở ra những suy tư cảm xúc cho người đọc
Việc làm 6: Tìm hiểu các bài thơ tiêu biểu nhất theo hướng dẫn giảm tải ( các bài
1,2,3,6)
* Bài 1 và 2:
- Bài 1:
Câu hỏi 1: Ba-sô ghi lại sự thật gì trong cuộc đời của ông?
Trả lời: - Ghi lại sự thực về cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô: quê ở Mi-ê,
lên Ê-đô (Tô-ki-ô) ở được 10 năm rồi trở về thăm quê.
Câu hỏi 2: 10 năm sống ở Ê đô tình cảm của tác giả với miền đất này như thế
nào?
Trả lời: Ông xem Ê đô là “ đất khách” xa lạ, lạc lõng. “Mười mùa sương” qua đi là 10
mùa lạnh lẽo, gợi bao nỗi buồn cho kẻ li hương.
Câu hỏi 3: Sau khi trở về nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình, tình cảm của tác giả
với Ê đô như thế nào?
Trả lời: Ê đô trở thành “Cố hương” - quê cũ nơi gắn bó máu thịt.
Bình: Bài thơ ngắn gọn còn là một triết lí sâu sắc trong quy luật tình cảm của con
người. Với bất cứ nơi đâu khi bước chân mình đã qua, dù ngắn hay dài thì chuỗi thời
gian ấy khó vơi trong mỗi chúng ta, một lúc nào đó chợt nhớ mình lại cảm thấy day
dứt xót xa như còn mang một món nợ lớn trong đời.
- Bài 2:
Câu 1: Ba- sô đã ghi lại sự kiện gì trong cuộc đời của mình?
Trả lời: Tô ki ô là nơi nhà thơ gắn bó thời trẻ 10 năm  về quê (20 năm)  trở lại
kinh đô nghe tiếng chim đỗ quyên hót ông nhớ những kí ức xa xưa.
Câu 2: Quý ngữ của bài thơ thể hiện trong từ nào?

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 24
Trả lời: Quý ngữ: chim đỗ quyên  mùa hè. Tiếng chim quyên thường cất tiếng kêu
vào đầu mùa hè. Nó thường bắt đầu hót vào lúc chập tối, trong đêm mưa với tiếng kêu
khắc khoải, buồn thê thiết.
Bình:Tứ thơ chất chứa nỗi niềm hoài cổ, ở kinh đô nay mà hồn người chất chứa nỗi

nhớ kinh đô xưa, một kinh đô đầy ắp kỉ niệm không bao giờ trở lại. Tiếng đỗ quyên
cũng là tiếng của lòng người vọng về từ quá khứ.
Câu 3( Tiểu kết cho cả 2 bài): Qua quá trình biến đổi và nỗi hoài cảm ấy, ta thấy
được tình cảm của tác giả như thế nào với miền đất mình từng sống?
Trả lời : - Gợi tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó.
- Ba- sô đã thể hiện được sâu sắc quy luật tình cảm của con người: Xa
thương – gần thường. Điều đó cũng được nhà thơ Chế Lan Viên thể hiện trong một
câu thơ rất nổi tiếng:
“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn” (Tiếng hát con tàu-)
* Bài 3:
Câu 1: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
Trả lời: Năm 40 tuổi Ba-sô du hành đến vùng Ka-sai, nơi gần quê hương ông. Ông
ghé về thăm nhà thì mẹ đã mất. Người anh đã đưa cho ông di vật là một mớ tóc bạc.
Câu 2: Hình ảnh mớ tóc bạc có ý nghĩa gì?
Trả lời: Hình ảnh mớ tóc bạc  di vật của người mẹ đã mất; biểu tượng cho cuộc đời
vất vả một nắng hai sương, của màu của năm tháng mòn mỏi chờ con.
Câu 3: Quý ngữ của bài thơ xuất hiện trong hình ảnh nào?
Trả lời: Quý ngữ: Làn sương thu  hình ảnh đa nghĩa:
+ Giọt lệ như sương- hòa tan nỗi đau của con vào thiên nhiên để tìm nơi chia sẻ.
+ Tóc mẹ như sương.
+ Đời người như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường.
Câu 3: Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” gợi cho các em liên tưởng tới điều gì?
Trả lời: Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi”  nỗi xót xa, đau đớn vì mất mẹ  tình
cảm mẫu tử cảm động, thiêng liêng.

Sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ Văn năm học 2011 – 2012 Trang 25

×