Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Đánh giá tình hình cung ứng thuốc ở 3 tỉnh bắc giang, sơn la và ninh thuận từ năm 1999 2001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 68 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
0 8 0 3 £ 3 8 0 S 0
NGUYÊN ĐỨC THỌ
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CUNG ÚNG THUỐC Ở
3 TỈNH BẮC GIANG, SƠN LA VÀ NINH THUẬN
TỪ NĂM 1999 - 2001
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ ĐẠI HỌC KHOÁ 1998 - 2003)
Ngườỉ hướng dẫn : Th.s KHổNG ĐỨC MẠNH
Th.s ĐỖ XUÂN THẮNG
Nơi thực hiện : BỘ MÔN QUẢN LÝ & KINH TẾ Dược
Thòi gian thực hiện : 02/2003 - 05/2003
HÀ NỘI -05/2003
S S è ể c ả m <Pn !
hiịàếi th àn h Uhúú luận tế t nạhiỀjfL nài£ý tò i x iết lìỉuy iÀ lồng, ỈÚỀÍ ổn
ŨỈL ấuù k ín h tmnụ, tớ i e qiỂL& T S .N g u yễ ìl T hị T h á i
Hằng -
@hủ nh iêm hồ mồ*L
Quăn tẠ ÚỈL DCỈnh tê'iLưổ<i. Luồn, qu an tả tn ÚỈL e h ỉ
tó?
ehúnụ. tè l tm ng, qu á
trìn h thụCa kiỀSL đ ề là i.
(Dầng, thồiý lài jein đặa l%iêl cảttt ổễr tlĩàiị qiảfr Ths.KhÔng Đức M ạnh,
tfaàụ đã lậềt tình hưênạ. dẫn OỈL giải đuft thÁú fịổ nhữnty aưâitỊi inắe nảụ, ẳÌnh
tmng, ằuết thồi ạiait thưa hiên. ũảm đ*L thàụ ạiá& Ths.ĐỐ Xuân Thắìlg
củng, đã nhiei tình ki£ổwig, dẵễvý ạiứfL đs tw ạềps ụ, ũhú tẫi hsàn thiẻếr đề tài.
Q íhãn d ị ft ễtỉui, là i eủếiíị SUẾL lưiụ, tÀ Lồng, l%iêt ổn lớ i eába thủụ, (ỊÌảũ
tr&nty tó ễìiỗễt Quản IẠ ÚỈL 3Cỉnh t i' dưđ&ý cắn tkà ụ eA gjáú <Dại
tDưỢn 'TÔcl Q íội. @Áa th ài£ý eáu> eA đ ă trang, lù ehn tà i những, Uỉêfi thứa (ỊUÍ ạ iă
tmnụ, ẳuốt 5 núễn h&a.
Obưt íùẻí Ổ4t @ha m ẹ ĩ @htL me là ehẫ du ’a ý là n iềm tỉễr aẫa tồ i trũng, Ịuíổếi


đư ò tìíị Lớft k hà n, truổnụ, th à n h aà m ã i ũề la u ễiùt/.
Qua đ à iị, tỏ i x h t ạử ỉ lở i eảễìt ổfi eáũ. anh eh i
ỠIfe//
ũiêit trưồễtty ^Đại họ&
<T)ư&e đ ă n h iit tìn h qiúfL đ& tô i trúnty q iiá trìn h tm tìwLf th a m khảú là i liỀit
.
(%jìn cảnt ờti &vạnt ụ, ti' jexi (fouawL (Dinh , &VUMQ, tâm í / tề huụỉn O T m (Du -
(Bắc QUnh đ ă tcụ% đ iề u kiên ehũ tồ i tin t h lẽu aà thu thjOLfL ếẨ UiiL.
(djufii ũỉtiiQ, jeỉn eả m
ổ k
buết t%Ề ĩ
êổỂ
l%an ĩ tc L eA úủý ĩtồếiạ iũỀtz hũàxi ctã
trụa iiỂfb q iú ft
tì®
tò i h/Mếi th àn h khứá lu ậ n .
(ỹừtữnỹt && e ả s ti ớte e/íâ st ỈÁãềi/t
/
Hà Nội, ngày 28/05/2003.
S in h ú iỉn
Nguyễn Đức Thọ
Ký hiệu
CẤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Dịch nghĩa
BQTTĐN
CL
CM
CSSK ND
CSSK BĐ
CSTQG

CTCP
CTD
CTDPTW
CTTNHH
CTD-VTYT
DM TTY
DNNN
DNTN
DSĐH
DSTH
DSB
ĐBT
ĐL
HT
NT
SĐB
SLTTY
TCYTTG (WHO)
World Health Organization
TSMH
TT
TX
TYT
Bình quân tiền thuốc đầu người
Chất lượng
Chuyên môn
Chăm sóc sức khoẻ nhân dân
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Chính sách thuốc quốc gia
Công ty cổ phần

Công ty dược
Công ty dược phẩm trung ương
Công ty trách nhiệm hữu hạn
Công ty dược vật tư y tế
Danh mục thuốc thiết yếu
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp tư nhân
Dược sỹ đại học
Dược sỹ trung học
Doanh số bán
Điểm bán thuốc
Đại lý
Hiệu thuốc
Nhà thuốc
Số điểm bán
Số lượng thuốc thiết yếu
Tổ chức y tế thế giới
Tổng số mặt hàng
Thứ tự
Thị xã
Trạm y tế
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ Trang
PHẦN 1 - TỔNG QUAN
1.1. Một số nét về tình hình cung ứng thuốc trên thế giới. 1
1.2. Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam. 4
1.3. Mô hình và các chỉ tiêu màng lưới cung ứng thuốc. 10
1.4. Khái quát một số nét chung về các tỉnh khảo sát. 14
PHẦN 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. Đối tượng nghiên cứu. 16

2.2. Địa điểm nghiên cứu. 16
2.3. Nội dung nghiên cứu. 16
2.4. Phương pháp nghiên cứu. 17
PHẦN 3 - KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN
3.1. Màng lưới cung ứng thuốc tại các tỉnh. 18
3.2. Đánh giá các chỉ tiêu màng lưới bán thuốc ở 3 tỉnh. 24
3.3. Trình độ chuyến môn ngưòi bán thuốc. 30
3.4. Nguồn thuốc cung ứng cho các loại hình bán thuốc. 34
3.5. Tỉ lệ thuốc thiết yếu so với danh mục TTY. 37
3.6. Đánh giá tình hình chất lượng thuốc trên địa bàn 3 tỉnh. 43
3.7. Phương thức phục vụ trong ngày của các điểm bán thuốc. 44
3.8. Đánh giá việc thực hiện qui chế chuyên môn. 47
3.9. So sánh giá bán lẻ một số mặt hàng TTY. 47
PHẦN 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT.
4.1. Kết luận. 50
4.2. Đề xuất. 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ
Sức khoẻ là vốn quí của con người, con người là nguồn tài nguyên quan trọng
của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân là trách nhiệm
của toàn xã hội, của mỗi đất nước và trực tiếp là ngành y tế. Đầu tư và nâng cao chất
lượng dịch vụ y tế, đặc biệt y tế công là một trong những chiến lược nhằm phát triển
kinh tế xã hội của đất nước ổn định và bền vững. Trong đó, chính sách về thuốc có
vai trò hết sức quan trọng góp phần vào sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
Thuốc trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc sống con người.
Trong chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam do Thủ tướng chính phủ
ban hành, ngày 20-06-1996 đã qui định rõ, mục tiêu của chính sách thuốc quốc gia
là: Bảo đảm cung ứng thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng đến người dân và đảm
bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả. [1]

Khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của kinh tế xã
hội, Ngành Dược đã có những đóng góp đáng kể trong việc đáp ứng nhu cầu về
thuốc cho nhân dân. Việc cung ứng thuốc cho nhân dân đã từng bước được cải thiện,
tình trạng khan hiếm thuốc trước đây từng bước được khắc phục. Mạng lưới cung
ứng thuốc phát triển rộng khắp phục vụ tương đối đầy đủ, kịp thời cho công tác
phòng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ nhân dân, đẩy lùi bệnh tật thanh toán một số
bệnh dịch, không để xảy ra những vụ dịch lớn, đủ cơ số thuốc cho công tác dự
phòng thảm hoạ thiên tai, bão lụt.
Bên cạnh những mặt tích cực, Cung ứng thuốc dưới tác động của kinh tế thị
trường đã bộc lộ những tồn tại và đang nảy sinh những vấn đề cần tiếp tục phải giải
quyết trong thời gian tới. Đặc biệt đối với vùng nông thôn, miền núi là nơi có mức
sống và trình độ dân trí còn thấp việc cung ứng thuốc lại càng phải coi trọng. Một
trong những tồn tại ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng thuốc là do những bất cập về
năng lực quản lý, thiếu nhân lực dược ở tuyến y tế cơ sở, sự phân bố màng lưới bán
thuốc không đồng đều, nhiều nguồn cung ứng thuốc khác nhau khó khăn cho việc
kiểm soát giá cả và chất lượng thuốc
Nhằm đánh giá hoạt động cung ứng thuốc ở một số tỉnh còn nhiều khó khăn,
chúng tôi thực hiện đề tài : “Đánh giá tình hỉnh cung ứng thuốc ở 3 tình Bắc
Giang, Sơn La và Ninh Thuận từ năm 1999 - 2001
Tuy nhiên, do thời gian, điều kiện cho phép và trong khuôn khổ đề tài khoá
luận tốt nghiệp, hi vọng các kết quả nghiên cứu sẽ có cái nhìn rộng hơn, có được sự
so sánh giữa các tỉnh và góp phần tìm ra thêm một số nguyên nhân giúp cho các cơ
quan quản lý đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ cung ứng thuốc,
đảm bảo công bằng về hưởng thụ thuốc cho nhân dân.
Đê tài được thực hiện vói 3 mục tiêu:
1. Khảo sát, đánh giá tình hình cung ứng thuốc theo một số chỉ tiêu cơ bản
của Tổ chức y tế thế giới ở 3 tỉnh: Bắc Giang, Sơn La và Ninh Thuận.
2. So sánh, đánh giá những ưu điểm, tồn tại trong hoạt động cung ứng thuốc'1
của các tỉnh.
3. Đưa ra một số kiến nghị, đề xuất vói các cơ quan hữu quan nhằm góp phần

nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc.
PHẨN 1 - TỔNG QUAN
1.1. Một số nét về tình hình cung ứng thuốc trên thế giới.
1.1.1. Nghiên cứu và sản xuất thuốc.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
kỹ thuật (KHKT), nhiều thành tựu khoa học tiên tiến được áp dụng đã tác động tới
mọi mặt của nền kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp dược
cũng không tách rời xu thế phát triển đó, nhiều tiến bộ của KHKT ứng dụng trong
việc nghiên cứu, phát minh, phát triển, sản xuất ra nhiều thuốc mới có tác dụng
mạnh hoạt tính sinh học cao. Các hãng dược phẩm lớn đều dành tiền cho nghiên cứu
và phát triển (R&D) vói tỉ lệ lớn lên tới 50% lợi nhuận. Nếu như năm 1950 trung
bình số tiền chi cho R&D một năm của các hãng dược phẩm chiếm 3,7% doanh số
bán (DSB). Tới thập kỉ 60, con số này là 8,2%. Thập kỷ 70 tăng lên 9,7%. Thập niên
90, nhiều hãng đã sát nhập với nhau thành các hãng lớn hơn và chỉ số này đã tăng
trên 10%. Năm 2000, Pfizer (Mỹ) chi cho R&D lên tói 4,5 tỷ USD chiếm 22% DSB
của hãng, Glaxo Wellcome (Anh) chi 3,7 tỷ USD vào công việc tìm thuốc mới. [19]
Cho tới nay chỉ tính riêng nguyên liệu hoá dược được dùng để bào chế thuốc
trên thế giới có khoảng 2000 loại đã cho ra đời nhiều chế phẩm phong phú đa dạng
cả về mẫu mã chủng loại phù hợp với mọi đối tượng, hấp dẫn người dùng, nhiều
dạng bào chế mới ra đời đã làm tăng sinh khả dụng của thuốc.
1.1.2. Doanh số bán thuốc trên thế giới.
Sản lượng thuốc trên thế giới đang tăng với tốc độ 9-10% mỗi năm và cứ sau
mỗi thập kỷ giá trị sản lượng thuốc lại tăng gấp 2-2,5 lần. Năm 1976, giá trị sử dụng
thuốc trên thế giới là 43 tỷ USD, năm 1985 là 94 tỷ USD, năm 1994 doanh số bán
thuốc trên thế giới đạt tới 256 tỷ USD. Năm 2000 là 353,4 tỷ USD so với doanh số
bán thuốc trên thế giói năm 1975 tăng gấp 10 lần trong khi dân số thế giới chi tăng
hơn 1 lần (giá trị sử dụng thuốc tăng nhanh nhiều hơn mức tăng dân số). Do vậy
bình quân tiền thuốc đầu người trên thế giới tăng cao thể hiện: (xem phụ lục 1). [37]
Bảng 1.1: So sánh TTBQ ĐN trên Thê Giới và Việt Nam năm 1976-1999
Năm

TTBQ ĐN trên thế giới (USD)
TTBQ ĐN ở Việt Nam (USD)
1976
10,3
1985
19,4
1995
40,0
4,0
1999
63,0
5,0
Tiền thuốc bình quân đầu người trên thế giới rất cao nhưng người dân ở các
quốc gia công nghiệp có chỉ số này cao hơn, còn các quốc gia đang phát triển trong
đó có Việt Nam chỉ số này rất thấp. Tuy nhiên doanh số bán tính trên đầu người
cũng khá chếnh lệch giữa các khu vực trên thế giới theo thống kê năm 1998: doanh
số tại Bắc Mỹ 404,1 USD, Tây Âu là 177 USD; trong khi đó, tại Đông Âu: 17,15
USD (=1/10 Tây Âu), Châu Phi: 7,2USD, Trung Quốc: 4,6 USD (=1,13% Bắc Mỹ).
1.1.3. Sự tiêu thụ thuốc giữa các nước không đồng đều.
Sự phân bố tiêu dùng rất chênh lệch giữa các nước phát triển và đang phát
triển, khoảng cách này không được rút ngắn lại mà ngày càng xa hơn. Năm 1976,
các nước phát triển chỉ chiếm 27% dân số thế giới, sử dụng đến 76% sản lượng
thuốc trên thế giới, trong khi đó các nước đang phát triển chiếm 73% dân số thế giới
mới chỉ hưởng thụ 24% sản lượng thuốc. Mười năm sau, năm 1985, dân số các nước
đang phát triển tăng lên 75% dân số thế giới nhưng mức sử dụng thuốc chỉ còn 21%.
Theo ước tính chi phí tiền thuốc đầu người ở các nước phát triển là 60USD (10 nước
dùng thuốc nhiều nhất trên thế giới hiện nay là : Mỹ, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Anh, Tây
ban nha, Canada, Hà lan, Bỉ chiếm gần 60% tổng lượng thuốc dùng toàn thế giới),
các nước đang phát triển là 6USD/năm. Mức tiêu thụ thuốc đầu người của các nước
Châu Âu và Bắc Mỹ là 300USD, trong khi đó một số vùng ở Châu Phi chỉ đạt

1 USD. Qua đó cho thấy sự chênh lệch này tới hàng chục, hàng trăm lần.
Bảng 1.2 : Tiêu thụ thuốc và BQTTĐN của một số nước năm 2000
Quốc gia
Dân số
Thuốc sử dụng
TTBQĐN Tỷ trọng
(triệu người)
(tỷ USD)
(USD)
(%)
Hoa kỳ
272
131,0
477,4 38,5
Nhật
127
53,5
422,2 19,5
CHLB Đức
82
18,5 225,6
5,5

Canada
31
5,5
179,7 1,60
Hàn quốc
45,9
4,6

100,2
1,35
Thái lan
60,6 1.1
17,7
0,32
Việt Nam
76,7
0,4
5,4
0,11
Trung quốc
1.254
6,2 4,9
1,82
Trong số các quốc gia Châu Á, Việt Nam là nước có BQTTĐN ở nhóm thấp
mặc dù tốc độ tăng trưởng của Ngành Dược những năm qua khá cao. Các nước Thái
Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan đều có BQTT ĐN cao những nơi này trong vài
2
thập kỷ trước đây trình độ mọi mặt chỉ tương đương Việt Nam. [19]
Bảng 1.3: Thu nhập bình quân đầu người và tiền thuốc bình quân đầu
người một số quốc gia Đông Nam Á năm 2000
Nước
Thu nhập BQĐN
(USD)
Tiền thuốc/người/năm
(USD)
Tỉ lệ %/GDP
Indonexia
723,4 2,05

0,28
Malaysia
3.85,0 10,56 0,70
Philippin
988,8
13,19
1,33
Singapore 22.959,7
51,54 0,22
Thailand
2.013,6 9,64
0,48
Viet Nam
405,6
5,40
1 33 1
(nguồn : IMS - Health số liệu kinh tế xã hội các nước và vùng lãnh thổ 2000)
Mặc dù BQTT ĐN của Việt Nam so với các nước trong khu vực tương đối thấp
nhưng tỉ trọng TTĐN/TN BQĐN lại cao so vói các nước ở Đông Nam Á có thu nhập
bình quân đầu người lớn là Thái lan, Malaysia, Singapore. Điều này có ý nghĩa chi
phí thuốc cho sức khoẻ ngưòi dân luôn được coi trọng cho dù có sự eo hẹp về tài
chính.
Theo tổ chức y tế thế giới, cho đến năm 1995 có “50% dân số thế giới vẫn
chưa được CSSK khi mắc các chứng bệnh thông thường nhất là do không có TTY
khi cần” (diễn văn của tổng giám đốc TCYTTG họp lần thứ 48 , Genever, 2/5/1995).
Và cũng theo TCYTTG “chỉ cần 1ƯSD TTY là có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các
chứng bệnh thông thường của người dân tại cộng đồng để thực hiện CSSK BĐ”.
Do đó, các nước đặc biệt các nước đang phát triển cần phải sử dụng thuốc hợp
lý hơn để sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính hạn chế của mình. Đồng thời thông
qua việc sử dụng thuốc hợp lý có thể cung cấp cho nhân dân một lượng thuốc lớn

hơn mà không tăng thêm chi phí. Điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ hiệu quả
hoạt động của chương trình TTY.
1.1.4. Sự ra đời danh mục thuốc thiết yếu
Với mục đích giúp cho các quốc gia lựa chọn những loại thuốc phù hợp với
điều kiện của mình để đảm bảo các nhu cầu thiết yếu cho chăm sóc sức khoẻ ban
đầu. TCYTTG đã đưa ra quan niệm về TTY, danh mục TTY và thành lập các
chương trình trọng tâm của CSTQG cho các nước.
Theo khuyến cáo của TCYTTG : “do sự khác nhau lớn giữa các nước việc thiết
3
lập một danh mục thuốc chung được áp dụng là không thể. Do đó mỗi quốc gia có
trách nhiệm trong việc xây dụng một danh mục TTY tuỳ thuộc vào chính sách quốc
gia trong lĩnh vực y tế ” và dựa trên những hướng dẫn trong báo cáo này làm cơ sở
cho các quốc gia xây dựng nên bản danh mục TTY của nước mình. [38]
* Mục tiêu của chương trình hành động TTY là:
- Cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSK BĐ).
- Đảm bảo cung cấp thường xuyên các TTY để điều tri các bệnh thông thường
ở tuyến y tế cơ sở.
- Thúc đẩy việc hướng đẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn trong đội ngũ nhân
viên y tế và việc giáo dục sử dụng thuốc đối với từng cá nhân người bệnh.
- Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn trong đó TTY chủ yếu được sử dụng.
- Tránh lạm dụng và lãng phí thuốc.
Chương trình TTY của TCYTTG được thành lập năm 1972. Tới năm 1975,
TCYTTG ban hành danh mục TTY lần thứ nhất, hai năm sau (năm 1977), TCYTTG
đã xem xét lại để đưa ra danh mục lần thứ hai gồm 200 loại thuốc. Kể từ đó cứ 2-3
năm một lần, các danh mục mẫu lại được điều chỉnh cho phù hợp với những tiến bộ
của khoa học kỹ thuật, cập nhật những thuốc mới, loại bỏ những thuốc không thích
hợp. Tháng 12 năm 1997, uỷ ban giám định của TCYTTG đã chọn một danh mục
mẫu các loại TTY lần thứ 10 bao gồm 250 thuốc và vacxin thiết yếu. Sự thay đổi
này, ngoài mục đích cập nhật những thuốc mới còn nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn
trong công tác CSSKND. Tính đến năm 2000, chương trình hành động TTY đã được

thực hiện ở 117 nước trên thế giới và đã đạt được những kết quả nhất định.
1.2. Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam.
1.2.1. Cung ứng thuốc theo cơ chế cũ.
Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung, toàn bộ việc cung ứng thuốc
cho nhân dân do nhà nước độc quyền quản lý và phân phối. Thông qua hệ thống
dược quốc doanh nhà nước hoàn toàn có khả năng điều phối để đảm bảo công bằng
trong chăm sóc sức khoẻ, cũng như trong cung ứng thuốc.
Trong thời kỳ này, thuốc sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch định trước và thành
phẩm được chuyển qua hệ thống công ty dược để lưu thông phân phối. Hệ thống
cung ứng lưu thông phân phối thuốc được hình thành và phát triển rộng khắp từ
trung ương tói địa phưong. Các tỉnh thành đều có Công ty dược phẩm và Xí nghiệp
dược phẩm, các huyện thị đều có hiệu thuốc trực thuộc. Công ty dược phẩm tỉnh,
mạng lưới bán lẻ rộng khắp, việc cung ứng cho nhân dân thông qua trạm y tế xã
4
phường, hệ thống dược bệnh viện và quầy bán lẻ của hiệu thuốc công ty với cơ chế
bao cấp và theo hệ thống tập trung từ trung ương tói địa phương. Thuốc được phân
phối theo chế độ tem phiếu và một phần theo đơn của thày thuốc. Giá thuốc được
cung ứng theo hệ thống chỉ bằng 40-60% giá thuốc thực tế ngoài thị trường. Với hệ
thống cung ứng này đã đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người dân, giá cả phù hợp với
thu nhập. [28]
* Hệ thống cung ứng như vậy cố những ưu điểm:
- Bảo đảm thuốc tới tay người dùng,
- Giá thuốc ổn định phù hợp với nhu cầu nhân dân.
- Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân được nhà nước bao cấp hoàn toàn về
thuốc.
- Các qui chế chuyên môn được thực hiện nghiêm túc, sát sao.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống quản lý nhà nước và quản lý chất
lượng thuốc.
Mặc dù TTBQĐN chỉ ở mức khoảng 0,5USD/năm nhưng đã đảm bảo được
những nhu cầu tối cần trong phòng, chữa bệnh và CSSKND.

Tuy nhiên do cơ chế kinh tế tập trung còn nhiều hạn chế làm cho Ngành Dược
chậm phát triển tình trạng khan hiếm thuốc kéo dài nhiều năm, nảy sinh nhiều tiêu
cực (đầu cơ, buôn lậu, một số nhân viên y tế kết hợp vói tư thương tuồn thuốc ra
ngoài để kiếm lòfi), nhiều sự bất cập và bất hợp lý trong cung ứng thuốc:
- Thuốc được đưa về tuyến xã hoàn toàn không theo nhu cầu điều trị, giá rẻ,
có mặt hàng thì quá nhiều, mặt hàng cần thì không có.
- Người bệnh phải qua khá nhiều khâu mới có được thuốc.
Khái niệm công bằng trong cung ứng thuốc được hiểu một cách đơn giản công
bằng có nghĩa là “cào bằng” và thực hiện theo chủ nghĩa bình quân. [9]
1.2.2. Cung ứng thuốc trong thời kỳ hiện nay.
Bước sang nền kinh tế mới, thị truờng thuốc Việt Nam phát triển mạnh mẽ và
bùng nổ thực sự. Với chính sách mở cửa đa dạng hoá các hình thức nhập khẩu, cung
ứng lưu thông phân phối thuốc do nhiều thành phần kinh tế tham gia. Chỉ tính riêng
số cơ sở sản xuất thuốc, năm 1996 mới có 153 cơ sỏ nhưng đến năm 2001 đã có 388
cơ sở sản xuất, tăng 253,59% , trong đó có : 114 cơ sở thuộc doanh nghiệp nhà nước
và 274 cơ sở ngoài quốc doanh. [34]
Thị trường thuốc thực sự sôi động số luợng mặt hàng thuốc lên tới hàng nghìn.
Tính cho đến hết năm 2002, có tới 6.184 thuốc sản xuất trong nước dựa trên 384
hoạt chất và 4.743 thuốc nước ngoài trên cơ sở 864 hoạt chất. Ngành Dược không
5
chỉ đảm bảo về số lượng thuốc mà chất lượng thuốc luôn được kiểm tra một cách
chặt chẽ vói hệ thống kiểm tra chất lượng được xây dựng và thường xuyên củng cố ở
hầu hết các tỉnh trong cả nước. Tỉ lệ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng giảm chỉ
còn 3,23% (giảm 0,03% so với năm 2001), chất lượng thuốc sản xuất trong nước
ngày một nâng cao với việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn thực hành tốt GP-ASEAN,
hiện tại có 31 đơn vị đạt GMP, 16 đơn vị đạt GLP và 8 đơn vị đạt GSP. Đang phấn
đấu cuối năm 2003 có 40-45 cơ sở sản xuất đạt GMP. Tỉ lệ thuốc sản xuất trong
nước không đạt tiêu chuẩn so với tổng số mẫu lấy để kiểm tra là 3,00% (giảm 0,76%
so với năm 2001). Tỉ lệ thuốc nước ngoài bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn chất
lượng là 4,9% (tăng 2,79% so với năm 2001). Thuốc giả chỉ chiếm 0,03% trong tổng

số mẫu lấy kiểm tra chất lượng (tỉ lệ này năm 1991 là 7,08%).
Mạng lưới cung ứng thuốc phát triển rộng khắp trong cả nước. Theo thống kê
của sở y tế 61 tỉnh, thành phố đến hết năm 2002 toàn quốc có gần 35.200 quầy bán
lẻ, trong đó có 4.400 quầy thuộc DNNN, gần 3.000 quầy thuộc DNNN đã cổ phần
hoá, 10.300 quầy đại lý bán lẻ, gần 8.400 nhà thuốc tư nhân, 9.000 quầy thuốc thuộc
trạm y tế xã. Tổng Công Ty Dược Việt Nam hiện có 2.066 quầy bán lẻ của các
doanh nghiệp trực thuộc. Trung bình 2.100 dân có một điểm bán lẻ thuốc (so với
năm 2001 là 2.300 và năm 2000 là 2.600). Ngành Dược đã cơ bản khắc phục được
tình trạng thiếu thuốc triền miên, đã đảm bảo tốt hơn nhu cầu thuốc chữa bệnh cho
nhân dân. Sau 20 năm, BQTTĐN đã tăng lên 12-13 lần, nếu như trong những năm
80 BQTTĐN chỉ có 0,5USD thì năm 1995 tăng lên 4USD, năm 2000 con số này là
5,4USD, năm 2001 là 6USD/người/năm. Năm 2002 đã đạt tới 6,7USD/người/năm.
Mục tiêu là 8-10USD/người vào năm 2005. [15,16,32]
Tuy nhiên một thực tê không tránh khỏi khi công cuộc cải cách kinh tế diễn ra
đó là sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội tăng lên, thu
nhập kinh tế của người dân giữa đô thị, vùng đồng bằng cao hơn nhiều lần so với
vùng nông thôn, miền núi. Hệ thống phân phối thuốc ngoài quốc doanh tập trung
chủ yếu ở khu vực đồng bằng đô thị, những khu vực đông dân cư. Hơn nữa, đô thị là
noi tập trung các cơ sở điều trị tuyến cuối cùng điều trị các bệnh hiểm nghèo lượng
thuốc sử dụng nhiều hơn. Ngược lại, chất lượng dịch vụ y tế cơ sở chưa đáp ứng
được nhu cầu nhân dân do thiếu nhân lực, thiếu cơ sở vật chất. Một hiện tượng khá
phổ biến hiện nay là tình trạng vượt tuyến trong điều trị gây nên tình trạng quậ tải ở
các bệnh viện lớn, trong khi các bệnh viện tuyến dưới vẫn có khả năng chăm sóc
điều trị tốt. Chính những nguyên nhân trên đây giải thích hiện tượng bình quân tiền
thuốc đầu người khá chênh lệch, không đồng đều giữa các vùng.
6
Bảng 1.4: Thống kê TTBQĐN một số khu vực, tình và thành phố năm 1998
Khu vực, tỉnh, thành phố
Tiền thuốc bình quân đầu người (USD) Ị
Khu vực đô thị

5-12 1
Khu vực đồng bằng
1
2-4
Khu vực miền núi phía bắc 0,5- 1,5
Thành phố Hồ Chí Minh
17-18
Thủ Đô Hà Nội
8-10

Tỉnh Lai Châu, Sơn La
< 1
Ị Tỉnh Cao Bằng
0,5
Mặc dù hệ thống phân phối dược phẩm quốc doanh vẫn tồn tại và phát triển
nhưng nền kinh tế thị trường đã làm cho việc cung ứng thuốc cho nhân dân sống ở
vùng sâu, vùng xa, miền núi gặp nhiều khó khăn. Lớp người có nguy cơ mắc bệnh
cao, có nhu cầu cao về thuốc chữa bệnh lại phải chịu thiệt thòi trong chăm sóc sức
khoẻ và trong cung ứng thuốc. Thực trạng cung ứng và phân phối thuốc chịu ảnh
hưởng của các qui luật kinh tế cho dù vẫn có sự điều tiết của nhà nước nhằm đảm
bảo công bằng trong cung ứng thuốc. Nhà nước đã có nhiều qui định và những qui
định này luôn luôn được củng cố và ngày càng hoàn thiện : [10,32]
- Nhà nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia việc cung ứng thuốc cho
nhân dân.
- Nhà nước cấp kinh phí mua thuốc cho công tác phòng chống dịch sốt rét,
phòng chống biếu cổ, các bệnh xã hội, sinh đẻ có kế hoạch và cấp cứu chấn thương.
- Nhà nước trợ cấp tiền thuốc chữa bệnh cho nhân dân vùng cao, miền núi
vùng sâu với định mức 20.000đồng/người/năm.
- Nhà nước trợ cấp trực tiếp cho các đối tượng hưởng chính sách xã hội, việc
trợ cấp qua giá. Thực hiện cơ chế quản lý giá thuốc trong cả nước nhằm đáp ứng nhu

cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân và tạo điều kiện phát triển Ngành Dược.
* Những tồn tại và thách thức trong cung ứng thuốc: [9,10]
- Mức tiêu dùng thuốc bình quân đầu người của Việt Nam đang vào loại thấp
nhất trên thế giới, kể cả so với các nước đang phát triển và trong khu vực.
- Sự phân bố tiêu dùng thuốc quá chênh lệch giữa các vùng địa lý và các tầng
lớp dân cư trong xã hội.
- Nguồn thuốc quá dồi dào quản lý chưa theo kịp, kiểm soát thị trường gặp
nhiều khó khăn.
7
- Việc đảm bảo chất lượng thuốc đang còn phải phấn đấu lâu dài là công việc
không chỉ của các cơ quan nhà nước mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp,
các nhà sản xuất, các nhà nhập khẩu, lưu thông, phân phối cung ứng thuốc thuộc
mọi thành phần kinh tế.
- Việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, tiết kiệm và công bằng trong
cung ứng thuốc là một thách thức của ngành y tế.
- Giá thuốc hiện nay chưa có biện pháp quản lý có hiệu quả, có nhiều mặt
hàng có nhiều giá.
- Trình độ công nghệ sản xuất thuốc còn thấp, tình trạng thiếu vốn kỹ thuật
công nghệ cũng như năng lực quản lý còn hạn chế trong khi thời hạn thực hiện “Khu
vực tự do thương mại Asean” AFTA (Asean Free Trade Area) đang đến gần.
- Hệ thống kiểm nghiệm thuốc chưa đủ máy móc thiết bị, chất chuẩn. Hiện
nay, chúng ta đã có khả năng kiểm nghiệm toàn bộ các loại thuốc sản xuất trong
nước và một phần thuốc nhập ngoại. Tính chung cho cả hệ thống kiểm nghiệm số
dược chất đã kiểm tra khoảng 500 chất, tương đương 50% số dược chất lưu hành
trên thị trường hiện nay.
- Nhân lực dược thiếu (điều này không chỉ xảy ra ở vùng sâu, vùng xa mà
ngay cả những tỉnh vùng đồng bằng), ít được bổi dưỡng đào tạo lại, nhu cầu đào tạo
rất lớn trong những năm tới.
- Nền y dược học cổ truyền chưa được quan tâm một cách đúng mức, trong
khi tiềm năng phát triển dược liệu khá dồi dào.

- Thuốc chương trình đưa về xã không hợp lý về chủng loại, hạn dùng ngắn
gây lãng phí tiền của.
- Mạng lưói cung ứng thuốc cho nhân dân các vùng khó khăn, vùng sâu,
vùng xa vẫn còn thiếu.
Công bằng trong cung ứng thuốc cho nhân dân phải được hiểu là: “Bảo đảm
cung ứng thường xuyên đủ thuốc, đặc biệt là thuốc thiết yếu có chất lượng để người
dân được sử dụng an toàn, hợp lý và có hiệu quả với giá cả phù hợp với điều kiện
kinh tế xã hội và thu nhập của các tầng lóp dân cư
1.2.3. Sự cần thiết của danh mục thuốc thiết yếu ở Việt Nam.
* Khái niệm vê thuốc thiết yếu.
Thuốc thiết yếu là những thuốc cần cho chăm sóc sức khoẻ của toàn dân,
được đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia gắn liền với nghiên cứu, sản xuất,
phân phối thuốc với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Lựa chọn và cung
ứng thuốc thiết yếu sao cho những thuốc này luôn sẵn có ở bất cứ lúc nào, chất
8
lượng đảm bảo, đủ số lượng cần thiết, dưới dạng bào chế phù hợp, an toàn giá cả hợp
lý. [5,13]
Trong quá trình triển khai hoạt động, chương trình TTY không chỉ giói hạn
trong việc lựa chọn danh mục mà còn đề cập đến toàn bộ vấn đề quản lý, cung ứng,
sử dụng và các yếu tố chi phối nhu cầu thuốc: mô hình bệnh tật, điều kiện kinh tế,
điều kiện địa lý, thói quen, tâm lý thị hiếu, trình độ hiểu biết, phong tục tôn giáo
* Ban hành danh mục thuốc thiết yếu:
Cùng với sự tăng nhanh của rất nhiều loại thuốc và biệt dược dựa trên những
nguyên liệu hoá học khác nhau, sự ra đời của nhiều thuốc mới chưa được đánh giá
đầy đủ về tác dụng dược lý và độc tính qua thời gian nên “cuộc đời” của nhiều loại
thuốc ngày càng ngắn lại. Trong khi đó, nhiều loại thuốc gốc được đánh giá an toàn
và vẫn có hiệu lực dường như bị xem nhẹ. Hơn nữa, việc sử dụng thuốc mới, thuốc
bán không cần đơn không có sự hướng dẫn của thày thuốc; hiện tượng người dân tự
mua thuốc, dùng thuốc đang diễn ra phổ biến đã gây đến những hậu quả không chỉ
đơn thuần là những thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng trực tiếp tói sức khoẻ của

người bệnh. Hậu quả này càng nghiêm trọng đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở bởi không
có sự can thiệp y tế một cách nhanh chóng. Điều này lý giải việc thiết lập một danh
mục TTY và hướng dẫn thực hiện là yêu cầu cấp thiết xuất phát từ chính thực tế
trong cồng tác chăm sóc và điều trị.
Không phải chỉ đến khi có khuyến cáo của TCYTTG về việc thiết lập danh
mục TTY ở các quốc gia mà ngay từ những năm 60, Bộ y tế Việt Nam đã chú ý tói
việc xây dựng danh mục thuốc tối thiểu cần thiết cho nhu cầu CSSKND dựa vào khả
năng kỹ thuật và nhân lực y tế thời kỳ đó. Sau khi có khuyến cáo của TCYTTG, dựa
trên danh mục mẫu và điều kiện thực tế tại Việt Nam, Bộ y tế đã ban hành danh mục
thuốc chủ yếu lần thứ nhất vào ngày 23/2/1985 gồm 255 thuốc cho các tuyến xếp
thành 31 nhóm. Bốn năm sau, ngày 16/9/1989 danh mục TTY được ban hành lần thứ
II. Danh mục lần này gồm 116 TTY, cùng với một danh mục gồm 64 thuốc tối cần,
trong đó ở tuyến xã có 58 TTY và 27 thuốc tối cần. Mục đích của danh mục TTY
lần I và II mang nặng ý nghĩa phục vụ cho điều trị, các doanh nghiệp cung ứng
thuốc phải có thuốc cho cơ sở điều trị, các cơ sở điều trị phải có thuốc cho người
bệnh, ý nghĩa kinh tế thể hiện mờ nhạt.
Danh mục lần thứ III được ban hành ngày 28/11/1995 gồm 255 TTY, phân
chia theo trình độ chuyên môn của cán bộ y tế. [3]
+ Tuyến y tế có bác sỹ được sử dụng danh mục TTY gồm 255 loại.
9
+ Tuyến y tế có y sỹ được sử dụng danh mục TTY gồm 197 loại, cồn cơ'
sở y tế không có y bác sỹ được sử dụng 83 loại TTY.
Danh mục TTY lần này đã hợp lý hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế, cập
nhật những thuốc mới có tác dụng tốt trong điều trị, phù hợp với điều kiện nước ta
trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện danh mục mẫu lần III
đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, ngày 28/7/1999, Bộ y tế đã ban hành
danh mục TTY Việt Nam lần thứ IV với hai danh mục : [4]
- Danh mục TTY tân dược vói 27 mục trong đó có 346 thuốc sử dụng cho các
bệnh viện tuyến A (trung ương và tỉnh), 263 thuốc dành cho bệnh viện tuyến huyện
và 116 thuốc dành cho trạm y tế ; tuyến y tế không có y, bác sỹ.

- Danh mục TTY y học cổ truyền gồm 81 thuốc xếp thành 11 nhóm, 60 cây
thuốc nam, 185 vị thuốc nam-bắc. Đồng thời bộ y tế cũng ban hành bản hướng dẫn
sử dụng danh mục TTY Việt Nam lần thứ IV, nhằm đạt mục tiêu cơ bản của chính
sách quốc gia về thuốc là : cung ứng thường xuyên đủ thuốc có chất lượng đến tận
người dân và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
* Ưu điểm của việc ban hành danh mục TTY:
Ban hành danh mục TTY sẽ có những ưu điểm chính sau đây:
- Loại bỏ được tác hại của việc sử dụng thuốc do không biết hết mọi hiệu quả
điều trị và các tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Tập trung đầu tư sản xuất, cung ứng các TTY nên đảm bảo việc cung cấp
đầy đủ, thường xuyên và có chất lượng các loại thuốc cho công tác chăm sóc sức
khoẻ.
- Góp phần làm cho việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hơn.
- Hạn chế sự lãng phí tốn kém trong sử dụng thuốc.
- Xác định được nhu cầu thuốc một cách chính xác hơn.
- Thuận tiện cho hoạt động cung cấp thông tin thuốc cũng như việc đào tạo
bồi dưỡng cán bộ.
- Thuận lợi trong công tác quản lý của nhà nước.
- Giảm chi phí cho người bệnh và ngân sách nhà nước vì TTY là những loại
thuốc thường có giá thành điều trị thấp hơn các loại thuốc và biệt dược tương đương.
1.3. Mô hình màng lưói bán thuốc, các chỉ tiêu màng lưới bán thuốc.
1.3.1. Mô hình màng lưới cung ứng thuốc giai đoạn hiện nay. [10]
Đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng theo nhu cầu điều trị hợp lý là một vấn đề vô
cùng khó khăn. Việc cung ứng thuốc là nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu của toàn Ngành
10
Dược. Ở Việt Nam đang tiêu thụ một lượng thuốc tương đối lớn ước tính khoảng
600-700 triệu USD/năm và dự kiến lên tới 1 tỷ USD vào năm 2005. Như vậy, vấn đề
được đặt ra hàng đầu là phải có được màng lưới cung ứng thuốc cho nhân dân được
đều khắp để người dân dễ dàng thuận lợi mua được thuốc. Những năm gần đây tổ
chức màng lưới cung ứng thuốc cho nhân dân được bố trí theo sơ đồ hình 1.1.

* Các thành phần làm nhiệm vụ cung ứng đảm bảo nhu cầu thuốc:
- Các doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thuốc: các
công ty dược phẩm, các xí nghiệp dược phẩm trung ương, địa phương.
- Các công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh.
- Các đại lý cho công ty - xí nghiệp dược phẩm.
- Các quầy thuốc của trạm y tế xã.
- Ngoài ra còn các dịch vụ y tế nhà nước tập thể, tư nhân kết hợp bán thuốc
và một lượng không nhỏ các cá nhân bán thuốc bất hợp pháp.
Trong đó các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp nhà nước (mới
thực hiện cổ phần hoá) vẫn giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng thuốc cho nhân dân.
Đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa những nơi mà hoạt động dược tư nhân hầu như
không phát triển. Với phương thức vừa đảm bảo lợi nhuận để kinh doanh vừa làm
nghĩa vụ công ích, cho dù phải bù lỗ để phục vụ người dân ở những vùng xa xôi,
nhiều doanh nghiệp đã phát triển mạng lưới sâu rộng tới các xã. Mặc dù gặp nhiều
khó khăn nhưng các doanh nghiệp vẫn đảm bảo đủ nhu cầu TTY cho nhân dân, đủ
cơ số thuốc dự trữ cho bệnh dịch, thiên tai, bão lụt.
Nhưng cũng phải thừa nhận, vai trò của các thành phần kinh tế tư nhân đã
góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống dược quốc doanh, tạo ra thị trường cạnh
tranh lành mạnh, cùng với thành phần kinh tế quốc doanh tham gia phân phối thuốc
tạo nên những bước phát triển vượt bậc của Ngành Dược trong những năm qua.
Bên cạnh đó, những tồn tại của mạng lưới cung ứng thuốc cần được, khắc
phục trong những năm tói có thể kể đến là:
- Màng lưới lưu thông phân phối thuốc còn chưa đồng đều,vẫn còn nhiều xã
ở miền núi còn tình trạng xã “trắng” về y tế, về cung cấp thuốc.
- Việc quản lý chuyên môn của mạng lưới phân phối thuốc chưa chặt chẽ dẫn
đến việc lạm dụng và sử dụng thuốc không an toàn, hợp lý.
- Trình độ của nhân viên y tế bán thuốc chưa đúng với qui chế ngành, còn
thiếu nhiều dược tá bán thuốc ở các địa phương.
11
- Chất lượng hoạt động cung ứng thuốc, chất lượng thuốc, giá thuốc phân phối

tại nhiều địa phương chưa được quản lý hướng dẫn và giám sát chặt chẽ.
12
1.3.2. Một số chỉ tiêu vê cung ứng thuốc cho cộng đồng theo hướng dẫn của
WHO.
a. Chỉ tiêu về màng lưới cung ứng thuốc:
Để đánh giá hiệu quả phục vụ của màng lưới cung ứng thuốc, Bộ y tế Việt
Nam đã hướng dẫn cách tính một số chỉ tiêu màng lưới phân phối thuốc như sau:
* Chỉ tiêu số dân bình quân một điểm bán thuốc phục vụ: p (người).
N
p = P: số dân bình quân cho một điểm bán (ngưòi).
N: tổng số dân trong khu vực (người).
M: tổng số điểm bán trong khu vực.
* Chỉ tiêu diện tích bình quân một điểm bán thuốc phục vụ: s (km2).
s = “ị^Ị s: diện tích phục vụ của một điểm bán thuốc (km2).
S: diện tích khu vực (km2)
M: tổng số điểm bán trong khu vực.
* Chỉ tiêu bán kính bình quân một điểm bán thuốc phục vụ: R(km)
b. Chỉ tiêu về tiêu chuẩn cung ứng thuốc:
Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra 6 tiêu chuẩn để hướng dãn, giám sát và
đánh giá việc cung ứng thuốc ở tuyến cơ sở như sau:
* Thuận tiện : các điểm bán thuốc cần bố trí để người dân có thời gian đi mua
thuốc trong khoảng 30-60’ bằng phương tiện thông thường có thể dựa vào các chỉ
tiêu (P, s, R).
Giờ giấc bán phù hợp với tập quán sinh hoạt của địa phương. Cần có hiệu
thuốc trực 24/24 h để phục vụ cấp cứu. Người dân thuận lợi mua được thuốc, nhất là
các thuốc thông thường, thuốc thiết yếu.
* Kịp thời : có sẩn và đủ các loại thuốc (đặc biệt TTY) với số lượng cần thiết
đáp ứng yêu cầu người mua, có các thuốc cùng loại để thay thế.
R: bán kính bình quân một điểm bán thuốc (km).
S: diện tích khu vực (km2).

M: tổng số điểm bán trong khu vực.
7Ĩ = 3,14.
13
* Chất lượng thuốc đảm bảo, không bán thuốc : chưa có số đăng ký, chưa được
phép nhập khẩu hoặc sản xuất, thuốc giả, thuốc kém chất lượng và thuốc qu.á hạn
dùng.
* Giá cả hợp lý và có niêm yết công khai: có đủ các thuốc cùng chủng loại tuy
nguồn gốc khác nhau, thuốc nội, thuốc ngoại, thuốc mang tên gốc, biệt dược để phù
hợp với khả năng tài chính của người mua. Không tăng giá khi nhu cầu tăng.
* Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý : Trình độ chuyên môn người bán
thuốc tối thiểu là dược tá. Người bán thuốc phải có đạo đức, có tinh thần trách
nhiệm (hướng dẫn tận tình cho khách hàng về kiến thức dùng thuốc, bao gói cẩn
thận trước khi giao cho khách, ghi chép đầy đủ các nội dung cần thiết trên túi thuốc
khi giao cho khách). Đồng thời, chấp hành tốt các qui chế chuyên môn dược do Bộ y
tế ban hành và các qui định của nhà nước đối với các đối tượng tham gia kinh doanh.
* Kinh tế: đảm bảo giá thành điều trị, giá thuốc phù hợp với khả năng chi trả
của từng đối tượng khác nhau (nhất là người nghèo). Tiết kiệm chi phí cho người
bệnh và cộng đồng. Bên cạnh đó vẫn đảm bảo thu nhập và lãi hợp lý cho người bán
thuốc.
1.5. Một số nét chung về tình hình các tỉnh khảo sát. [14,25,26,34]
Ba tỉnh Bắc giang, Ninh thuận và Sơn la mặc dù nằm ở các khu vực địa lý khác
nhau tuy nhiên các tỉnh đều có những điểm khá tương đồng sau:
* Sơn la là tỉnh miền núi thuộc Tây bắc Việt Nam, chiếm đa phần diện tích
tỉnh là đồi núi độ cao trung bình 600-700 m. Sơn la là 1 trong 4 tỉnh có diện tích lớn
nhất nước ta.
Bắc giang là tỉnh trung du miền núi nằm ở khu vực Đông bắc Việt Nam, địa
hình tương đối phức tạp đan xen trong đó chủ yếu là trung du, miền núi và núi cao,
một phần nhỏ diện tích là đồng bằng (đứng thứ 34 về diện tích trong 61 tỉnh thành).
Thị xã Bắc Giang, trung tâm của tỉnh, cách Hà Nội khoảng 50 km.
Ninh thuận tỉnh nằm ven biển Nam trung bộ, dải đồng bằng ven biển khá nhỏ

hẹp. Khu vực miền núi và vùng cao của tỉnh gồm 28 xã với diện tích 2.134,9km2
chiếm gần 2/3 diện tích tỉnh, (xem bảng 1.4)
* Mật độ dân số ở các tỉnh phân bố không đổng đều tập trung đông ở thị xã,
thị trấn và các huyện vùng thấp, đồng bằng thưa thớt vùng núi cao, vùng sâu.
* Gồm nhiều dân tộc khác nhau sinh sống:
Sơn la : Thái chiếm đa số 55%, Kinh 18%, H’Mông 12%, Mường 8%, Dao,
Khơ mú, Xinh mun
14
Bắc giang : Kinh 86%, Nùng 3,5%, Tày 1,9%, Sán chay 1,2%, Sán dìu 1,1%,
Hoa, Dao, Mường
Ninh thuận : Kinh 76,37%, Chăm 12,47%, Raglai 9,39%, K’Ho, Hoa
Bảng 1.5: Tình hình dân số, điện tích V À các đơn vị hành chính của tình
Bắc giang, Sơn la và Ninh thuận năm 2001
Tỉnh
Dân số
(người)
Diện tích
(km2)
Đơn vị hành chính
Son la
925.861 14.055,00
1 thị xã, 9 huyện, 201 xã, 85 xã vùng 3
đặc biệt khó khăn
Bắc giang
1.500.301
3.821,90
1 thị xã, 9 huyện (1 huyện vùng cao, 6
huyện miền núi), 227 xã phường, 169 xã,
thị trấn miền núi, 44 xã khó khăn
Ninh thuận

519.892
3.352,27
1 thị xã, 4 huyện (2 huyện miền núi, 2
huyện đồng bằng có xã miền núi), 56 xã
phường, 2/3 diện tích miền núi cao.
* Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, giao thông, thông tin liên lạc khó khăn.
Trình độ văn hoá của người dân chưa đồng đều, còn nhiều phong tục tập quán lạc
hậu đặc biệt người dân tộc.
* Ngành y tế các tỉnh đã có những nỗ lực rất lớn trong việc khống chế các
bệnh tật, bệnh dịch, giảm tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh, nâng cao tuổi thọ Tuy nhiên,
mạng lưói y tế cơ sở còn nghèo nàn cả về trang thiết bị và con ngưòi; còn nhiều
huyện, xã khó khăn trong việc phục vụ nhu cầu thuốc và chăm sóc sức khoẻ nhân
dân.
15
PHẦN 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động cung ứng thuốc và thuốc thiết yếu ở các loại hình bán thuốc: hiệu
thuốc (quầy DNNN), nhà thuốc, đại lý, quầy thuốc TYT xã, một số doanh nghiệp
nhà nước (công ty cổ phần, công ty dược tỉnh), jdoânh nghiệp tư nhân (công ty tư
nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn) ở 3 tỉnh: Bắc Giang,jSơn La và Ninh Thuận.
2.2. Địa điểm nghiên cứu:

Đề tài chọn địa điểm nghiên cứu tại 3 tỉnh:
- Tỉnh Sơn La đại diện cho các tỉnh miền núi thuộc vùng Tây bắc.
- Tỉnh Bắc Giang đại diện cho các tỉnh trung du, miền núi thuộc vùng Đông bắc. ^
- Tỉnh Ninh Thuận một tỉnh thuộc ven biển Nam trung bộ với 2/3 diện tích là
miền núi và vùng cao.
Từ những kết quả khảo sát tại 3 tỉnh trên, tiến hành so sánh một số chỉ tiêu cung ứng
thuốc với một vài cơ sở:

Xã Xuân Đỉnh - Huyện Từ Liêm (một xã điển hình của y tế cơ sở Hà Nội).
Huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh (là nơi triển khai chương trình cung ứng thuốc
thiết yếu của tỉnh Bắc Ninh).
2.3. Nội dung nghiên cứu:
Tiến hành nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc theo các chỉ tiêu sau đây:
• Màng lưới cung ứng thuốc tại các tỉnh.
• Đánh giá các chỉ tiêu màng lưới bán thuốc (P, s, R) ở 3 tỉnh:
* P: số dân bình quân một điểm bán thuốc phục vụ (người).
* s: diện tích bình quân một điểm bán thuốc phục vụ (km2).
* R: bán kính bình quân một điểm bán thuốc phục vụ (km).
• Trình độ chuyên môn người bán thuốc.
• Nguồn thuốc cung ứng cho các loại hình bán thuốc.
• Tỉ lệ thuốc thiết yếu so với danh mục TTY.
16
• Đánh giá tình hình chất lượng thuốc trên địa bàn 3 tỉnh.
• Phương thức phục vụ trong ngày của các điểm bán thuốc.
• Đánh giá việc thực hiện qui chế chuyên môn.
• So sánh giá bán lẻ một số mặt hàng TTY.
2.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Tham khảo và hồi cứu số liệu.
+ Phân tích, đánh giá các chỉ tiêu theo 6 tiêu chuẩn hướng dãn của WHO về
cung ứng thuốc cho cộng đồng.
+ Sử dụng phương pháp so sánh (định gốc, liên hoàn), phương pháp tính tỷ
trọng để so sánh và đánh giá.
PHẦN 3 - KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN
3.1. Màng lưói cung ứng thuốc tại các tỉnh.
3.1.1. Màng lưới cung ứng chung của tình Bắc Giang.
Trên địa bàn tỉnh có nhiều loại hình tham gia cung ứng thuốc. Tính đến năm
2001, trong tỉnh có 1 công ty cổ phần (trước là DNNN với 9 chi nhánh ở các huyện;
một chi nhánh của doanh nghiệp ngoài tỉnh), 2 công ty TNHH (1 công ty sản xuất, 1

vừa sản xuất vừa buôn bán). Mạng lưới bán lẻ trong toàn tỉnh phát triển rộng khắp,
số điểm bán lẻ thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Màng lưới bán lẻ thuốc hợp pháp trên địa bàn tình Bắc Giang
1999-2001.
TT
Loại hình bán lẻ
Số điểm bán
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
n % n
%
n
%
Toàn tình
459
100
509
100 530 100
1
Hiệu thuốc CTCP
131 28,55 167 32,81 189
35,66
2
Nhà thuốc tư nhân
33 7,19 34 6,68
34 6,42
3
Đại lý các doanh nghiệp
68 14,81 81 15,91
80 15,09
Trong đó đại lý của CTCP

58 12,64 71 13,95
72 13,58
4 Quầy TYT xã
227
49,45 227 44,60 227
42,83
□ hiệu thuốc ctcp H nhà thuốc n đại lý 11 quầy TYT xã
Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu các loại hình bán lẻ thuốc hợp pháp
năm 2001 của tính Bắc Giang.
Nhận xét: Số lượng điểm bán lẻ thuốc gia tăng nhanh với mức độ gia tăng là
15,4% năm 2001 so với năm 1999. Sự gia tăng này do 2 loại hình chủ yếu là hiệu
thuốc của CTCP tỉnh và sự phát triển mạng lưới đại lý (trong đó đại lý cho CTCP
tỉnh là chủ yếu 72/80 = 90,0%).
18
Năm 2001, Nhà thuốc tư nhân chỉ chiếm 6,41% so với tổng số điểm bán lẻ.
Hiệu thuốc và đại lý chiếm tỉ lệ khá cao 52,45%. Ngoài ra không thể không kể tới
vai trò của các quầy thuốc tại trạm y tế xã trong việc phục vụ nhu cầu thuốc trong
tỉnh (loại hình này chiếm tỉ lệ đáng kể 42,83%).
Tính đến hết năm 2001, số dân 1 điểm bán thuốc phục vụ tại tỉnh Bắc Giang
là: (1.507.443 người/530 điểm =) 2.831 người/đbt vẫn chưa đạt mức trung bình
trong cả nước là: 2.300 dân/đbt. Bình quân mỗi xã có 2,33 điểm bán thuốc.
* Mạng lưới cung ứng thuốc hợp pháp trên địa bàn huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang
Bảng 3.2 : Phân bố mạng lưới bán thuốc trên địa bàn H.Yên Thế- Bắc Giang
năm 2000.
Số
quầy bán thuốc
Sốdân
/quẩy
\t t Tên Xã, thị trấn Số dân
I

Hiệu
thuốc
Đại lý
Nhà
thuốc
TYTxă
Toàn huyện
89.917 49 12 13
3
21 1.835
1
TT Cầu GỖ
2.696
3 1 1 0 1
900
2 TT Bố Ha
3.923 4 2
1 0 1 980
3
Xuân Lương
5.025 4 1
2 0 1 1.256
4
Canh Nâu
5.711 2
0 1 0 1
2.860
5
Tân tiến 5.359
4 1 1

1 1 1.240
6
Đông vương
4.121 2 1
0 0
1 2.060
7 Đồng tiến
3.546 1
0 0 0
1 3.546
8 Tiến Thắng
4.039 2
0 1
0 1
2.020
9
Tân Hiệp
3.702 1
0 0
0 1
3.702
10
Tam Hiệp 3.191
2 1
0
0 1 1.595
11
An Thượng
3.985
2 1 0

0 1
1.993 1
12
Phồn Xương
3.800 2 0
0 1 1 1.900
13
TT.NôngTrường
2.258 1
0 0
0 1
2.258
14
Đồng Lạc
3.397 2
1
0 0
1 1.670
15 Hồng Kỳ
3.748 2
0 1
0
1 1.874
16 Đồng Kỳ
5.294 2
1
1 0
1 2.650
17
Đồng Hưu

4.294 3
1
0
0 1
1.432
18
Tân Sỏi
4.100 2
0 1
0
1
2.050
19
Bố Ha
5.569
3
0 1
1
1
1.856
20 Hương Vỹ
5.119
2 0
1
0
1 2.560
21
Đông Sơn
7.040 3
1

1
0 1
2.346
19

×