Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

thực trạng và giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.6 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế hội nhập đã đến, các ngành kinh tế đang xoay mình theo sự vận
động của kinh tế thị trường. Ngành dệt may là ngành được xem trọng trong
suốt những năm qua và cả thời gian tới. Hàng dệt may Việt Nam đã tìm được
đường đến với các thị trường trên thế giới, song việc xác lập một chỗ đứng
vững chắc trên các thị trường ấy không phải là dễ dàng. Để làm được điều đó
chúng ta không thể không xét tới việc đầu tư đổi mới công nghệ để đẩy mạnh
sự phát triển của ngành dệt may Vịêt Nam. Đề tài được viết nhằm đưa ra thực
trạng và giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ ngành dệt may Việt Nam.
1
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
1.Công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.Công nghệ
Công nghệ là hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ thuật dùng để
chế biến vật liệu và thông tin. Hoặc công nghệ là việc áp dụng khoa học vào
công nghiệp, bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử lý nó một cách
có hệ thống và có phương pháp. Cũng có thể hiểu công nghệ là sản xuất là
cách thức sản xuất theo phương pháp xác định là do con người sáng tạo ra và
vận dụng vào quá trình sản xuất với hệ thống máy móc, thiết bị kỹ thuật
tương ứng.
Theo nghĩa rộng, người ta quan niệm cả yếu tố kiến thức, phương tiện
vật chất, con người và tổ chức đều là các nội dung cơ bản cấu thành công
nghệ. Như vậy công nghệ gồm bốn thành phần cơ bản là:
-Các kiến thức được tổ chức như các khái niệm, phương pháp, thông số,
công thức, bí quyết…Nhờ các kiến thức được tổ chức này người ta mới biết
cách thức cụ thể tiến hành chế tạo sản phẩm, dịch vụ. Người ta quan niệm bộ
phận này là phần thông tin của công nghệ
-Năng lực của con người về công nghệ như kỹ năng, kinh nghiệm, tính
sáng tạo, khả năng làm chủ công nghệ...Bộ phận này được quan niệm là yếu
tố con người.
-Các phương tiện vật chất gồm các cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc,


công cụ, phương tiện…phù hợp với đòi hỏi của công nghệ cụ thể. Người ta
quan niệm bộ phận này là phần kỹ thuật
-Các thiết chế tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ như thẩm quyền,
trách nhiệm, các quan hệ, liên kết…Bộ phận này được quan niệm là phần tổ
chức của công nghệ.
1.2.Đổi mới công nghệ
Lựa chọn phương pháp đổi mới công nghệ
2
Có hai phương pháp đổi mới công nghệ là cải tiến và hoàn thiện dần
công nghệ đã có hoặc thay thế dần công nghệ cũ bằng công nghệ mới.
Phương pháp cải tiến và hoàn thiện dần công nghệ đã có cho phép cải
tiến nâng cao trình độ và hiện đại hoá từng phần công nghệ đang áp dụng
trong điều kiện không thay đổi nhiều về trang thiết bị công nghệ, về trình độ
người lao động…nên không cần nhiều vốn đầu tư, không làm xáo trộn nhiều
các hoạt động sản xuất. Tuy nhiên tình trạng này sẽ dẫn đến tình trạng kỹ
thuật công nghệ chắp vá, không đồng bộ nên không dẫn đến những thay đổi
lớn về sản phẩm, năng suất và hiệu quả. Mặt khác, chi phí kinh doanh cho
hoạt động cải tiến và hoàn thiện công nghệ đang áp dụng, thay thế những
trang thiết bị cần thiết tuy không quá lớn như đổi mới công nghệ nhưng nếu
c?ng d?n chi phi d? u tu đổi mới công nghệ thì khá lớn. Điều này đòi hỏi phải
kéo dài thời gian sử dụng công nghệ cũ nhằm thu hồi vốn đầu tư, không chấm
dứt chu kỳ công nghệ ở thời điểm thích hợp, làm giảm hiệu quả kinh doanh vì
khi đã chuyển giai đoạn chín mồi thì việc tiếp tục kéo dài chu kỳ sống của
công nghệ không đem lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới đòi hỏi đầu tư lớn, tạo ra
thay đổi lớn trong sản xuất cũng như quản trị nhưng nếu đúng thời điểm sẽ là
giải pháp đúng đắn làm tăng kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Việc lựa chọn áp dụng phương pháp đổi mới công nghệ cụ thể gắn với
chu kỳ sống của công nghệ, khả năng sáng tạo của lực lượng nghiên cứu, khả

năng đầu tư cho nghiên cứu, chi phí đầu tư đổi mới công nghệ và đặc biệt là
quan điểm tính toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Chuyển giao công nghệ
Trong điều kiện chưa đủ trình độ sáng tạo công nghệ mới thì việc
nghiên cứu chuyển giao công nghệ giữ vai trò quan trọng đối với quá trình đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu của chuyển giao công
nghệ bao gồm:
3
Xác định thời điểm cần đưa công nghệ mới vào áp dụng. Thời điểm này
phụ thuộc vào chu kỳ sống và tác dụng của công nghệ hiện tại đối với sản
xuất, khả năng về tài chính gắn với việc đổi mới công nghệ, sự sẵn sàng đổi
mới của các nhà quản trị cao cấp…
Nghiên cứu và dự báo về các nhân tố tác động đến công nghệ mới: thị
trường sản phẩm, tình trạng cạnh tranh, khả năng về các nguồn lực…
Đánh giá tính thích hợp của công nghệ mới về kỹ thuật, kinh tế và khả
năng tài chính để lựa chọn công nghệ tối ưu
Tìm kiếm thông tin cụ thể về thị trường công nghệ mới, về các đối tác
đang có ý định chuyển giao công nghệ, về các rào cản có thể trong quá trình
chuyển giao…
Các nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu dự án tuân theo các yêu cầu về
nghiên cứu đầu tư hay liên doanh tuỳ theo cách thức chuyển giao mà doanh
nghiệp lựa chọn.
2.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ
2.1.Chỉ tiêu định lượng
Tỷ trọng máy móc thiết bị đuợc hiện đại hoá (Ihd)
Ihd = (∆Ghd/vốn đầu tu đổi mới công nghệ trong kỳ)*100%
∆Ghd = Ghd1 = Ghd0: mức gia tăng máy móc thiết bị hoạt động trong
kỳ
Ghd1: giá trị máy móc thiết bị hiện đại kỳ báo cáo
Ghd0: giá trị máy móc thiết bị hiện đại kỳ gốc

Chỉ tiêu gia tăng năng suất lao động (Iw)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tăng truởng về năng suất lao động của
doanh nghiệp nhờ ĐMCN và nó đuợc tính bằng tỷ lệ giữa mức gia tăng năng
suất lao động với vốn đầu tu ĐMCN trong kỳ
Iw = (∆w/vốn đầu tu đổi mới công nghệ trong kỳ)*100%
Trong đó ∆=w1- w0: mức gia tăng năng suất lao động
4
Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả ĐMCN tác dụng đến mức gia tăng lợi nhuận
(Iln)
Iln = (∆LN/vốn đầu t đổi mới công nghệ trong kỳ)*100%
Mức tăng lợi nhuận đuợc tính bằng ∆LN = LN1 - LN0
2.2.Chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính phản ánh khái quát, rất khó luợng hoá nhung lại
phản ánh những biến động quan trọng về chất đối với kinh tế xã hội, doanh
nghiệp, cơ cấu lao động, trình độ lao động….do đổi mới công nghệ đem lại.
Để đánh giá tác dụng của đổi mới công nghệ tới chất luợng của nền kinh tế,
chúng ta dùng một số các chỉ tiêu sau:
-Số công ăn việc làm mới đuợc tạo nhờ đổi mới công nghệ
-Trình độ quản lý đuợc nâng lên, cung cấp sản phẩm đa dạng hoá,
phuơng pháp, kỹ thuật được cải tiến….
-Tăng thị phần cũng nhu uy tín của doanh nghiệp do giảm giá thành,
nâng cao chất luợng sản phẩm
-Đóng góp của đổi mới công nghệ trong việc thực hiện các mục tiêu,
chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nuớc, các ngành kinh tế.
Thực tế việc phân chia chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định luTợng chỉ
mang tính chất tuơng đối vì một số chỉ tiêu định tính có thể luợng hoá đuợc
trong khi có những chỉ tiêu định luợng lại gặp khó khăn trong thống kê số
liệu.Chính vì vậy, để đánh giá chính xác, toàn diện về thực trạng và hiệu quả
đổi mới công nghệ chúng ta cần kết hợp cả hai chỉ tiêu định tính và định
lượng

II.TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT MAY
1.Vai trò và vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế
Dệt may vẫn là một trong những ngành có tiềm năng xuất khẩu cao và
sẽ giữ vững vai trò này trong 10 năm tới.
Trong giai đoạn 2000-2004, Dệt may tuy tốc độ phát triển không đều
song luôn giữ ở mức hơn 8% và ngày càng mở rộng quy mô, phát triển từ
5
16.089 chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong GDP cả nước, tăng từ 5.88% năm
2000 lên 6.55% năm 2002 và có những bước đột phá vào 2 năm 2003 và
2004. Đến 2004 Dệt may Việt Nam đã chiếm đến 8.04% tổng sản phẩm quốc
nội. Mặc dù tỷ trọng Dệt may so với giá trị sản xuất công nghiệp và công
nghiệp chế biến không tăng rõ nét như so với GDP nhưng Dệt may cũng vẫn
khẳng định vị trí của mình trong công nghiệp cũng như công nghiệp chế biến
với tỷ trọng hàng năm lần lượt trên 7.5% và 9.5%.
Trong giai đoạn 31/12/2000 -31/12/2004 kim ngạch xuất khẩu Dệt may
tăng 231.8%, tương đương mức tăng bình quân 23.4%/năm. Điều này cho
thấy Dệt may vẫn xứng đáng là “mũi nhọn xuất khẩu” của nước ta.
Việt Nam hiện là ngành sử dụng nhiều lao động nhất, khoảng gần 2tr
lao động, gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Đối với một đất
nước có nguồn lao động dồi dào như nước ta (40.8055tr lao động, giải quyết
công ăn việc làm là điều khó khăn, do đó Dệt may không những đóng vai trò
quan trọng trong khía cạnh kinh tế mà còn trong khía cạnh xã hội. Với gần
2000 doanh nghiệp và hàng chục nghìn cơ sở nhỏ của các thành phần kinh tế
như tạo công việc trồng bông, trồng dâu-nuôi tằm, Dệt may đã giải quyết việc
làm cho những đối tượng có thu nhập thấp, đối tượng đang được nhà nước
đặc biệt quan tâm.
Như vậy trong điều kiện nước ta hiện nay, ngành Dệt may vẫn đóng vai
trò chiến lược trong phát triển kinh tế bởi chính sự đóng góp tích cực của
ngành.
2. Đặc điểm của ngành dệt may

Là ngành truyền thống ở Việt Nam. Trong bối cảnh của nền kinh tế tuy
đang tiến hành CNH- HĐH song vẫn còn mang nét nông nghiệp lạc hậu,
ngành dệt may Việt Nam có những đặc điểm cơ bản như:
Sự phân bố rộng
6
Ngành dệt may được phân bố và phát triển trên toàn vùng lãnh thổ Việt
Nam, từ Bắc đến Nam và phân bố thành 3 khu vực: miền Bắc, miền Trung ,
miền Nam trong đó:
Bảng 1: phân bố các doanh nghiệp dệt may trong cả nước
Khu vực
Số tỉnh,
th nh phà ố
Tổng số
DN
DNNN DNTN
DN
ĐTNN
Hội vien
VITAS
Miền Bắc
25 285 140 106 39 112
Miền Trung
16 58 30 19 9 27
Miền Nam
20 688 61 324 303 312

64 1031 231 449 351 451
Thu hút nhiều lao động và yêu cầu trình độ không cao
Với gần 2000 doanh nghiệp dệt may thuộc các thành phần kinh tế, dệt
may tạo công ăn việc làm cho 2tr lao động, trong đó 80% là lao động nữ(chưa

kể số lao đông sản xuất nguyên liệu,trồng bông, trồng bông, trồng dâu nuôi
tằm...). Một trong những khó khăn đối với ngành là nguồn nhân lực. Đối với
lao động trực tiếp sản xuất, phần lớn là người ngoại tỉnh, lao động phổ thông
(hơn 60%), trình độ văn hoá thấp, trình độ khi vào doanh nghiệp là dưới cơ
bản. Hầu hết các doanh nghiệp phải tự đầu tư công nghệ trước khi đưa vào
dây chuyền sản xuất.
Tuy nhiên, một thế mạnh của lao động ngành dệt may là trẻ, dễ đào tạo
khi có điều kiện. Bên cạnh đó, lực lượng lao động quản lý cũng có trình độ
chuyên môn thấp, hầu hết trưởng thành từ sản xuất. Do vậy kinh nghiệm được
hình thành, tích luỹ ở mỗi doanh nghiệp một khác chất lượng cũng không
đều.Với trình độ trên các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong quản lý,
tổ chức sản xuất như:
-Nhận thức về pháp luật, chính sách lao động, nội quy kỷ luật, khoa học
công nghệ tiên tiến.
-Trình độ văn hoá và tay nghề của cán bộ quản lý hạn chế dẫn đến tổ
chức sản xuất kém hiệu quả, năng suất thấp, chất lượng sản phẩm kém.
7
Sản phẩm mang tính tổng hợp
Dệt may và ngành nghề công nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ cuả ngành
công nghiệp dệt và công nghiệp may, hai ngành này có mối quan hệ hữu cơ
với nhau tuy nhiên mỗi ngành lại có công nghệ riêng và tạo rất nhiều sản
phẩm khác nhau, phục vụ tiêu dùng như sợi, vải lụa, vải bạt, vải màn, quần áo
dệt kim, len, khăn...Nói chung những sản phẩm chính của dệt may Việt Nam
đều có sự tăng lên về số lượng và cải thiện về chất lượng.Sản phẩm dệt may
rất phong phú và đa dạng về chủng loại, quy cách chất liệu được đưa ra thị
trường.
Chính sự đa dạng về chủng loại, mẫu mã khiến các doanh nghiệp không
thể đào tạo vào tất cả các sản phẩm. Doanh nghiệp phải có sự lựa chọn sản
phẩm chính và công nghệ thích hợp.
Thị trường tiêu thụ ngày càng khắt khe.

-Thị trường trong nước:
Thị trường trong nước gồm thị trường nông thôn và thị trường thành
thị. Hai thị trường này khác biệt nhau khá lớn về nhu cầu hàng dệt may.
Thị trường nông thôn chiếm ~80% dân số song lại có thu nhập bình
quân đầu người thấp, nhu cầu của thị trường này là bền, chắc, phục vụ tại chỗ
và quan trọng là giá cả phải chăng. Tại thị trường nay doanh nghiệp dệt may ít
có chỗ đứng, không phải do chất lượng mà giá cả. Hàng Trung Quốc nhập lậu
vào Việt Nam, tuy chất lượng không bằng nhưng giá thấp hơn.
Thị trường thành thị yêu cầu chủ yếu là kiểu dáng, mẫu mốt, giá cả
không là vấn đề cốt lõi. Nhưng trên thị trường này hàng dệt may vẫn có chỗ
đứng chưa vững chắc. Ngoài một số doanh nghiệp có sự đầu tư khá cao về
thiết kế, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng và đã xây dựng được thương hiệu
như Nhà Bè, May 10, Việt Thy...thì đa số các doanh nghiệp còn lại chưa tạo
được hình ảnh với người tiêu dùng.Một phần lớn thị trường này là các sản
phẩm dệt may Trung Quốc cao cấp, Hàn Quốc, Hồng Kông.
-Thị trường xuất khẩu
8
Hàng dệt may đã tìm được đường đi đến các thị trường trên thế giới,
song việc xác lập một chỗ đứng chắc chắn trên các thị trường ấy không phải
dễ dàng. Sóng gió đến với các doanh nghiệp vào cuối 2000 - đầu 2001, khi
hầu như toàn ngành dệt may thiếu đơn đặt hàng, các doanh nghiệp buộc phải
đặt giá gia công 30-40% đến mức không còn lợi nhuận. Trong khi đó thị
trường EU là thị trường truyền thống, hàng dệt may Việt Nam phải cạnh tranh
gay gắt với các nhà xuất khẩu lớn khác là Trung Quốc. Không chỉ với Trung
Quốc hàng dệt may Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng dệt may từ nhiều
nước khác, nhất là khi EU bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu hàng dệt may của các
nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Trên các thị trường
truyền thống năm 2002 hàng dệt may Việt Nam tuy đã phục hồi, dẫn đến sự
tăng trưởng 3% song vẫn rất chậm chạp. thị trường Hồng Kông có tốc độ tăng
trưởng cao, kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng chưa đáng kể so với các thị trường

lớn khác. Thị trường Mỹ tuy đã có những tín hiệu lạc quan thông qua việc
xuất khẩu những lô hàng tương đối lớn của Dệt Thành Công, Dệt Thắng Lợi,
May Việt Tiến, May Phương Đông…song không phải là dễ tính. Theo đánh
giá của các chuyên gia trong tương lai gần, Việt Nam chưa thể hy vọng kim
ngạch xuất khẩu sẽ tăng đột biến vào thị trường này
Bảng 2: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 1995-2002
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
KNXK 850 1.150 1.500 1.451 1.764 1.892 1.962 1.050
Nguồn: Tổng công ty dệt may VN
III.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA
NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
1.Khái quát về thực trạng sản xuất kinh doanh ngành dệt may
(2001-2005)
1.1.Thực trạng sản xuất kinh doanh ngành dệt may (theo số liệu của
tổng công ty dệt may VN tới 31/12/2005)
1.1.1.Ngành dệt may Việt Nam
9
Ngành dệt may có gần 2000 doanh nghiệp, trong đó 307 doanh nghiệp
Nhà nước, 1170 doanh nghiệp tư nhân và 470 doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho gần 2tr lao động, giá trị sản xuất
~29.144 tỷ đồng(chiếm 10% công nghiệp chế biến) và kim ngạch xuất khẩu
đạt 4.386 tr đôla(chiếm 16.5% kim ngạch xuất khẩu cả nước)
Hình vẽ
1.1.2.Tổng công ty dệt may Việt Nam-Vinatex
Trong tổng công ty dệt may Việt Nam hiện nay ngành kéo sợi chiếm
7%, sản phẩm dệt chiếm 50% và nhuộm hoàn tất chiếm trên 7% năng lực
ngành dệt Việt Nam và sản phẩm may chiếm khoảng 30-35% năng lực toàn
ngành may. Cho nên vai trò cuả Vinatex có tác động rất lớn đến chiến lược
của ngành dệt may Việt Nam. Nhà nước đã đặt trọng trách vô cùng nặng nề
lên vai Vinatex trong việc tập hợp lực lượng cùng các doanh nghiệp 100%

vốn nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các liên doanh mà
Vinatex đang chi phối hoặc tham gia cổ phần để phát huy sức mạnh toàn
ngành, đảm bảo mục tiêu mà ngành dệt may đã đề ra đến năm 2010.
1.2.Thực trạng về năng lực thiết bị, công nghệ sản xuất
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp có lịch sử phát
triển lâu đời nhất nước ta. Trong quá trình phát triển, việc đầu tư nhiều giai
đoạn làm cho thiết bị và công nghệ ngành dệt may rất đa dạng. Hiện nay, vẫn
còn những cơ sở sử dụng những thiết bị được sản xuất từ những năm 1930-
1940.
Theo đánh giá chung của Bộ công nghiệp, phần lớn giá trị máy móc
thiết bị sản xuất công nghiệp chỉ còn 30% so với giá trị ban đầu đã lạc hậu
hơn 30 năm. Đối với ngành dệt may, thiết bị máy móc cũ khá nhiều, 45%
thiết bị máy móc cần phải nâng cấp và 30% cần thay thế. Trình độ công nghệ
của từng lĩnh vực trong dệt may lại không đồng đều, lĩnh vực dệt kim và may
mặc có trình độ công nghệ khá trong khi đó công nghệ kéo sợi chủ yếu từ lạc
hậu đến trung bình, phần lớn máy móc dệt thoi ở mức công nghệ trung bình.
10
-Thiết bị công nghệ kéo sợi
Chủ yếu là trung bình và lạc hậu, 10% thiết bị được đầu tư từ các nước
có trình độ tiên tiến( Tây Âu và Nhật Bản) và sử dụng trong vòng 5 năm gần
đây,11% thiết bị đã được sử dụng từ 5-10 năm được đầu tư từ Tây Âu, Ấn
Độ, Nhật Bản,33% thiết bị được sử dụng từ 10-20 năm chất lượng trung bình
và tuỳ thuộc vào trình độ quản lý sử dụng của doanh nghiệp.
Thiết bị công nghệ may mặc
Những năm đầu tiên phát triển, ngành công nghiệp dệt may tổ chức
may dây chuyền bằng các máy may đạp chân, dần dần được trang bị bằng
máy may công nghiệp của Trung Quốc, Liên Xô, Cộng hòa liên bang Đức,
Hunggary.Ngành may liên tục mở rộng đầu tư sản xuất và đổi mới công nghệ
để đáp ứng yêu cầu chất lượng thị trường thế giới ngày càng nâng cao. Đặc
biệt trong vòng 5 năm trở lại đây, cùng với viếc mở rộng thị trường Hoa Kỳ,

ngành may đã phát triển khá nhanh và đầu tư lượng khá lớn thiết bị máy móc
mới. Hiện nay, toàn ngành có 1446 doanh nghiệp may với ~750000 máy may
các loại và trình độ công nghệ đánh giá chung là khá. Lĩnh vực may đổi mới
trên 90% thiết bị và công nghệ. Phần lớn thiết bị các công đoạn cắt, may,
hoàn tất sản phẩm và sản xuất phụ kiện may... được nâng cấp, đổi mới. Một
số công ty đã áp dụng công nghệ tin học vào một số khâu trong sản xuất để
nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Thiết bị công nghệ in nhuộm
Đối với lĩnh vực này, chất lượng sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào
thiết bị mà còn phụ thuộc vào công nghệ, bao gồm: hoá chất, thuốc nhuộm,
quy trình công nghệ...Không có thiết bị máy móc tốt thì không có sản phẩm
tốt nhưng không có công nghệ cao thì cũng không có vải in nhuộm chất lượng
cao được. Có thể nói máy móc tốt chỉ chiếm 50% còn công nghệ và bí quyết
nghề in nhuộm chiếm tới 50% còn lại trong chất lượng sản phẩm.Thiết bị tẩy,
nhuộm, in hoa và hoàn tất chủ yếu nằm ở các DNNN và hầu như 100% đều
phải nhập ngoại.
11
-Thiết bị công nghệ dệt kim
Dệt kim là một trong những mặt hàng chủ yếu xuất khẩu đi Mỹ nên có
lợi thế về nguồn vốn đầu tư hơn lĩnh vực dệt thoi và kéo sợi.Lĩnh vực dệt kim
đã được nâng cấp được tỷ lệ lớn thiết bị dệt.Những năm gần đây, tốc độ tăng
trưởng kim ngạch xuất khẩu của dệt may nước ta sang Mỹ cao góp phần thúc
đẩy dệt kim tăng trưởng khá (trung bình hơn 12%/năm). Chính vì thế trình độ
công nghệ của ngành dệt kim được đánh giá ở mức trung bình khá.
1.3.Thực trạng về nguồn nhân lực dệt may
Ngành dệt may Việt Nam hiện đang sử dụng gần 2tr lao động trong các
dây chuyền công nghiệp. Tuy nhiên chất lượng lao động lại đặt ra nhiều vấn
đề đối với các doanh nghiệp dệt may, nguồn nhân lực trình độ chưa cao , khả
năng đào tạo nguồn nhân lực lại hạn chế
1.3.1 thực trạng cơ cấu nguồn lực dệt may

Dệt may là ngành đòi hỏi khéo léo, chăm chỉ nên cơ cấu có sự khác biệt
rõ giữa tỷ trọng nam và nữ. Trong toàn ngành dệt may, lao động nam ngành
dệt chiếm 5,72%, nam ngành may chiếm 17,30% ; trong khi đó lao động nữ
ngành dệt chiếm 12,8% và nữ ngành may chiếm 64,7%.Có thể thấy tỷ lệ lao
động nữ ngành dệt gấp đôi lao động nam; trong ngành may thì sự chênh lệch
càng lớn, lượng lao động nữ gấp ba lần lao động nam. Điều này yêu cầu các
doanh nghiệp ngành dệt may phải tổ chức làm việc hợp lý, phù hợp với điều
kiện sức khoẻ của nữ giới.
Một thực trạng đáng buồn của ngành dệt may Việt Nam là thu hút
lượng lao động lớn nhưng chất lượng không cao. Trong ngành dệt, lượng lao
động qua đào tạo chỉ chiếm 35,1%, trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học
chiếm 7%. Trong ngành may, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp hơn, chỉ
chiếm 18,24% tổng số lao động, trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học
cũng chỉ dừng lại ở mức 4,16%. Nguồn nhân lực hạn chế về trình độ là một
cản trở rất lớn để các doanh nghiệp dệt may tiến hành đổi mới công nghệ.
Những công nghệ, thiết bị mới chỉ phát huy hiệu quả khi có lực lượng lao
12
động làm chủ được công nghệ. Không những thế, độ bền của thiết bị cũng bị
phụ thuộc vào việc những người lao động vận hành máy móc, việc tu sửa, bảo
dưỡng thường xuyên của doanh nghiệp, ý thức bảo vệ tài sản chung của
doanh nghiệp...Mặc dù, trình độ ban đầu của lực lượng lao động tham gia vào
các doanh nghiệp dệt may còn thấp song tuổi đời của họ còn khá trẻ nên việc
đào tạo và đào tạo lại sẽ không gặp nhiều khó khăn. Trong lĩnh vực may, lao
động có độ tuổi dưới 30 chiếm đến 64,2%. Lao động dưới 30 tuổi và 34,4%
lao động từ 31-40 tuổi.Lực lượng lao động trẻ lại chính là đối tượng cần được
đào tạo nhất vì họ chính là tương lai của doanh nghiệp, nhưng lại thiếu kinh
nghiệm, chưa phải là những người thợ lành nghề. Lao động trẻ rất cần sự
hướng dẫn của những thế hệ đi trước, đặc biệt trong tình trạng đa số các
doanh nghiệp vẫn chọn hình thức tự đào tạo.
Thực trạng cơ cấu nguồn lực của dệt may Việt Nam phản ánh rõ đặc

trưng của ngành: phần lớn là lao động nữ, độ tuổi lao động trẻ và trình độ còn
thấp. Tuy nhiên, trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt ở cả thị trường
trong nước và ngoài nước thì các doanh nghiệp dệt may phải đầu tư ngay vào
lực lượng lao động, để lực lượng này trở thành nguồn lực công nghệ.
Điều đáng quan tâm trong nguồn nhân lực của các doanh nghiệp dệt
may là nguồn nhân lực công nghệ. Họ là một trong những nhân tố quan trọng
không những quyết định sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh
mà còn là hạt nhân của quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp. Đồng
thời do hạn chế về trình độ nên năng lực của họ mới chỉ dừng lại ở vận hành
và tiếp thu công nghệ một cách thụ động, chưa phát huy được vai trò sáng tạo
và đổi mới công nghệ.
1.3.2.Khả năng đào tạo nguồn lực công nghệ ngành dệt may
Trong khi chiến lược phát triển ngành dệt may rất quy mô thì công tác
chuẩn bị nhân lực cho ngành lại chưa được các ngành các cấp quan tâm. Ở
cấp đại học, hầu như chưa chú ý khôi phục việc đào tạo kỹ sư ngành dệt may;
trình độ cao đẳng và trung cấp mới có hai trường của Tổng công ty dệt may
13

×