Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Tiên Yên- Huyện Tiên Yên- Tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.97 KB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
------



------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Rác thải sinh hoạt và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu
vực thị trấn Tiên Yên- Huyện Tiên Yên- Tỉnh Quảng Ninh
Tên sinh viên : Nguyễn Viết Hạnh
Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp : KT 51A
Niên khoá : 2006 - 2010
Giảng viên hướng dẫn : Ths.Phạm Thanh Lan
HÀ NỘI - 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, đời sống kinh tế xã hội ở các vùng quê đã có nhiều đổi mới.
Sự gia tăng dân số và tốc độ phát triến kinh tế xã hội cao đã làm tăng các hoạt
động của con người trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, điều đó cũng tác
động mạnh mẽ, lâu dài đến môi trường sống. Tình hình RTSH ở nông thôn
đang trở thành vấn đề nan giải cần được quan tâm để giữ gìn cảnh quan
chung và sự trong sạch cho môi trường sống của cộng đồng dân cư.
Nếu như ở các thành phố hay các khu đô thị lớn như Hà Nội, Thành
phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng… RTSH được thu gom vận chuyển
và xử lý theo những quy trình đảm bảo kỹ thuật của các tổ chức vệ sinh môi
trường, tạo cảnh quan đô thị xanh – sạch – đẹp, thì ở nông thôn mới chỉ có
một số mô hình thu gom vận chuyển và xử lý RTSH có hiệu quả, đảm bảo kỹ
thuật, ví dụ điển hình như mô hình thu gom – xử lý rác thải ở xã Tiên Lãng –
Tiên Yên – Quảng Ninh, mô hình xử lý rác thải sinh hoạt tại thôn Xóm


Nương – Tiên Yên – Quảng Ninh, và một số xã ở Thái Bình Như Quỳnh
Minh, An Đồng thuộc huyện Quỳnh Phụ… Còn lại phần lớn thì vẫn chưa có
một giải pháp cụ thể về công tác thu gom, xử lý các nguồn RTSH một cách
hiệu quả và đảm bảo quy trình kỹ thuật.
Bên cạnh đó, các địa phương vẫn chưa giành nguồn vốn ngân sách
đúng mức cho việc thu gom, xử lý RTSH; chưa phân công nhiệm vụ giữa các
cấp trong quản lý môi trường và chưa làm hết trách nhiệm của mình. Do đó
việc thu gom, xử lý RTSH của các tổ chức vệ sinh môi trường còn gặp rất
nhiều khó khăn.
Theo báo cáo bộ Tài nguyên môi trường Việt Nam năm 2007, rác thải
nông thôn ước tính 0,73kg/người/ngày và có xu hướng tăng đều theo từng
năm. Trên thực tế, RTSH hiện đang là vấn đề bức xúc, nhiều gia đình đã
2
phản ánh tình trạng vứt xả rác bừa bãi đã và đang diễn ra ở khắp nơi, ở trên
đường, ao hồ, sông ngòi, mương máng… Lượng rác thải này tập trung nhiều
gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ách tắc dòng chảy, ảnh hưởng đến đời
sống, sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Thị trấn Tiên Yênlà một khu vực kinh tế đang trong quá trình xây dựng
và phát triển trong một vài năm trở lại đây, đời sống người dân được cải
thiện, nhu cầu về mọi mặt ngày càng tăng lên. Đặc biệt là về tiêu dùng các
loại hàng hoá phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, vì vậy mà lượng RTSH
cũng tăng theo mà trong khi đó công tác quản lý RTSH trên địa bàn vẫn chưa
có một phương án cụ thể để thực hiện được một cách hiệu quả.
Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu tình hình RTSH và công
tác quản lý RTSH tại khu vực thị trấn Tiên Yênhiện nay là như thế nào? Đâu
là nguyên nhân của việc xả rác thải bừa bãi? Và cần có những biện pháp gì để
giải quyết vấn đề một cách tốt hơn?
Xuất phát từ vấn đề này chúng tôi lựa chọn đề tài: “ Rác thải sinh hoạt
và công tác quản lý rác thải sinh hoạt tại khu vực thị trấn Tiên Yên, huyện
Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh” để tiến hành nghiên cứu.

3
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
Theo Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về
quản lý chất thải rắn
2.1.1.1 Khái niệm chất thải rắn (rác thải)
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt của các hoạt động khác.
2.1.1.2 Khái niệm chất thải rắn sinh hoạt ( Rác thải sinh hoạt)
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động
sống của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan,
trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại.
Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh,
gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử
dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải , giấy, rơm, rạ, xác động vật,
vỏ rau quả v.v…(Trần Hiếu Nhuệ, 2008).
2.1.1.3 Phân loại rác thải sinh hoạt
Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại chất thải rắn sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các phần thừa thãi, không ăn được sinh ra
trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…Đặc điểm quan trọng của loại chất thải
này là phân hủy nhanh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Quá trình phân hủy
thường gây ra các mùi hôi thối khó chịu.
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: vật chất còn lại trong quá
trình đốt củi, than, rơm rạ, lá…Ở các gia đình, công sở, nhà hàng, nhà máy,
xí nghiệp.
4
- Các chất thải rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là lá cây, que, củi,
nilon, vỏ bao gói.

- Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm của người và
phân của các động vật khác.
2.1.1.4 Nguồn gốc phát sinh RTSH
Cùng với những hoạt động sản xuất của con người và sự phát triển của
các nghành đã tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu của con người
ngày càng tăng lên, cùng với đó là lượng RTSH của các hoạt động này cũng
gia tăng.
RTSH được thải ra từ mọi hoạt động sản xuất cũng như tiêu dùng trong đời
sống xã hội, trong đó lượng rác thải chiếm khối lượng lớn chủ yếu ở khu dân
cư và các nhà máy, xí nghiệp.
Hình 2.1: Sơ đồ nguồn phát sinh RTSH
2.1.1.5 Những tác động của RTSH đến môi trường
a. Làm ô nhiễm môi trường đất
Khu dân cư
Chợ, bến
xe
Xây dựng
Công viên
Bệnh viện
Cơ sở y tế
Nhà máy
Xí nghiệp
Hoạt động
nông nghiệp
R
TS
H
Cơ quan,
Trường học
5

Các chất hữu cơ còn phân hủy được trong môi trường đất tương đối
nhanh chóng trong điều kiện yếm khí và háo khí, khi có độ ẩm thích hợp qua
hàng loạt sản phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các khoang chất đơn giản như
nước, khí cacbonic. Nếu trong điều kiện yếm khí thì sản phẩm cuối cùng chủ
yếu là CH4, H2O, CO2 gây ngộ độc cho môi trường đất.
Khi thải ra môi trường một lượng rác thải sinh hoạt quá nhiều làm cho môi
trường đất quá tải, không kịp làm sạch và tiêu hủy hết các chất thải sẽ gây ra
tình trạng ô nhiễm, sự ô nhiễm này sẽ cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất
độc hại theo nước trong đất chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm
nguồn nước ngầm và nước mặt trong đất
b. Làm ô nhiễm môi trường nước
Các loại RTSH nếu là rác hữu cơ, trong môi trường nước sẽ được phân
hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi trên mặt nước sẽ có quá trình khoáng
hóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian, sau đó là những sản phẩm
cuối cùng là chất khoáng và nước.
Phần chìm trong nước sẽ có quá trình phân giải yếm khí để tạo ra các
hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng như CH4, H2S,
H2O, CO2. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc nhất. Bên
cạnh đó còn có bao nhiêu là vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn
nước.
Các loại RTSH phân hủy tạo ra các yếu tố độc hại ngấm dần vào trong
đất và chảy xuống mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nguồn nước quan trọng
này.
Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn
môi trường nước. Sau đó quá trình ôxy hóa có ôxy và không có ôxy xuất hiện
gây nhiễm bẩn cho môi truờng nước. Những loại rác thải độc như Hg, Pb
hoặc các chất phóng xạ còn nguy hiểm hơn.
c. Làm ô nhiễm môi trường không khí
6
Các loại RTSH thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi

làm ô nhiễm không khí. Cũng có những loại rác thải có khả năng thăng hoa
phát tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp. Cũng có loại rác thải trong điều
kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (35
o
C và độ ảm 70 - 80%) sẽ có quá trình
biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật làm ô nhiễm môi trường không khí.
2.1.2 Lý luận về quản lý RTSH
Theo Nghị định 59/2007/NĐ – CP ngày 9/4/2007 của chính phủ về
quản lý chất thải rắn.
2.1.1.1Khái niệm hoạt động quản lý RTSH
Hoạt động quản lý RTSH bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu
gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm
ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ
con người.
2.1.2.2 Một số khái niệm liên quan
Thu gom RTSH là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ
tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Vận chuyển RTSH là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc
bãi chôn lấp cuối cùng.
Địa điểm, cơ sở được cấp có thẩm quyền chấp thuận là nơi lưu giữ, xử
lý, chôn lấp các loại RTSH được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
Xử lý RTSH là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong
RTSH; thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong RTSH.
7
Chôn lấp RTSH hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu

cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp RTSH hợp vệ sinh.
2.1.2.3 Nguyên tắc quản lý RTSH
Theo nghị đinh 59/2007/NĐ-CP của chính phủ thì hiện nay công tác
quản lý RTSH phải theo nguyên tắc sau:
- Tổ chức, cá nhân xả thải hoặc có hoạt động làm phát sinh rác thải phải nộp
phí cho việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
- RTSH phải được phân loại tại nguồn phát sinh, được tái chế, tái sử dụng,
xử lý và thu hồi các thành phần có ích làm nguyên liệu và sản xuất năng
lượng.
- Ưu tiên sử dụng các công nghệ xử lý rác thải khó phân huỷ, có khả năng
giảm thiểu khối lượng rác thải được chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất
đai.
- Nhà nước khuyến khích việc xã hội hoá công tác thu gom, phân loại, vận
chuyển và xử lý RTSH.
2.1.2.4 Hệ thống quản lý RTSH
Hiện nay hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Việt Nam có
thể được minh hoạ bằng hình 2.2
Mỗi một cơ quan, ban nghành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng
trong hệ thống quản lý CTR, trong đó:
Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến
lược bảo vệ môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc
đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia.
Bộ xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý
chất thải.
UBND thành phố chỉ đạo UBND cá quận, huyện, sở khoa học công
nghệ và môi trường và sở giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ
8
môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp về
bảo vệ môi trường của nhà nước.
Công ty môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xủa

lý CTR, bảo vệ vệ sinh môi trường thành phố theo chức trách được sở giao
thông công chính thành phố giao.
Hình 2.2: Sơ đồ hệ thống quản lý RTSH đô thị ở Việt Nam
( Nguồn: Kinh tế rác thải và Phát triển bền vững, 2001)
2.1.2.5 Các công cụ quản lý môi trường và RTSH
Công cụ quản lý môi trường và RTSH là các biện pháp hành động thực
hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học và sản
Bộ khoa học công
nghệ & MT
Bộ xây
dựng
UBND thành
phố
Sở
GTCC
Sở khoa học công
nghệ & MT
Công ty môi
trường đô thị
UBND cấp
dưới
Nguồn phát sinh CTR
9
xuất. Mỗi một công cụ có một chức năng và phạm vi tác động nhất định, liên
kết và hỗ trợ lẫn nhau.
Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo bản chất thành các
loại cơ bản sau:
- Công cụ luật pháp chính sách bao gồm các văn bản về luật quốc tế, luật
quốc gia, các văn bản khác dưới luật, các kế hoạch và chính sách môi trường
quốc gia, các ngành kinh tế, các địa phương.

- Các công cụ kinh tế gồm các loại thuế, phí đánh vào thu nhập bằng tiền của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Các công cụ này chỉ áp dụng có hiệu quả
trong nền kinh tế thị trường.
- Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà
nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố
chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các
đánh giá môi trường, giám sát môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử
dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành
công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào.
2.1.2.6 Các phương pháp xử lý chất thải
Để xử lý rác có rất nhiều cách, theo tài liệu tổng hợp của công ty môi
trường tầm nhìn xanh, trên thế giới thường có các cách sau:
a. Ủ rác thành phân bón hữu cơ
Ủ rác thành phân bón hữu cơ là một phương pháp khá phổ biến ở các
quốc gia đang phát triển. Việc ủ rác sinh hoạt với thành phần chủ yếu là chất
hữu cơ có thể phân hủy được và tiến hành ngay ở các nước đang phát triển
10
( quy mô hộ gia đình). Ví dụ ở Canada, phần lớn các hộ gia đình ở ngoại ô
các đô thị đều tự ủ rác của gia đình mình thành phân bón hữu cơ để bón cho
vườn của mình.
Việc ủ rác thành phân bón hữu cơ có ưu điểm là giảm được đáng kể
khối lượng rác, đồng thời tạo ra được của cải vật chất, giúp ích cho công tác
cải tạo đất. Chính vì vậy, phương pháp này được ưa chuộng ở quốc gia nghèo
và đang phát triển.
Công nghệ ủ rác có thể được chia thành 2 loại:
*Ủ hiếu khí
Công nghệ này được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, Trung quốc. Công
nghệ ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự
có mặt của oxy. Các vi khuẩn hiếu khí có trong thành phần rác khô thực hiện
quá trình oxy hóa cacbon thành dioxitcacbon CO2, thường thì chỉ sau 2

ngày, nhiệt độ rác ủ tăng lên khoảng 45
o
C. Nhiệt độ này đạt được với điều
kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động, quan trọng nhất là
không khí và độ ẩm.
Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau 2-4 tuần là rác được
phân hủy hoàn toàn, các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị hủy diệt do nhệt
độ ủ dâng cao. Bên cạnh đó mùi hôi cũng bị hủy nhờ qua trình ủ hiếu khí. Độ
ẩm phải được duy trì ở 40-55%, ngoài khoảng nhiệt độ này quá trình phân
hủy sẽ bị chậm lại.
*Ủ yếm khí
Công nghệ này được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ. Qua trình ủ này chủ
yếu nhờ vào sự hoạt động của các vi khuẩn yếm khí. Công nghệ này đòi hỏi
11
chi phí đầu tư ban đầu không tốn kém, nhưng thời gian phân hủy lâu thường
từ 4-12 tháng, các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân hủy
vì nhiệt độ thấp, các khí sinh ra từ qúa trình này là khí metan và
sunphuahydro gây ra mùi khó chịu.
Đây là một phương pháp xử lý rác thải rẻ tiền nhất, sản phẩm phân hủy
có thể kết hợp rất tốt với phân gia súc cho ta phân hữu cơ với hàm lượng dinh
dưỡng cao tạo độ xốp cho đất.
b. Đổ rác thành đống hay bãi rác hở
Đây là phương pháp cổ điển đã được loài người áp dụng từ rất lâu, cho
đến nay phương pháp này vẫn được áp dụng ở nhiều nơi khác nhau trên thế
giới. Nhưng có những nhược điểm sau:
- Tạo cảnh quan khó coi, gây cảm giác khó chịu khi chúng ta bắt gặp
chúng.
- Đống rác thải là môi trường thuận lợ cho các loài động vật gặm nhấm,
các loài côn trùng, vi sinh vật gây bệnh sinh sôi, nảy nở gây nguy hiểm
cho con người.

Các bãi rác hở bị phân hủy lâu ngày sẽ bị rỉ nước và tạo nên vùng lầy lội,
ẩm ướt và từ đó hình thành các dòng nước rò rỉ chảy thấm vào các tầng đất
bên dưới, gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, hoặc tạo thành dòng chảy tràn gây
ô nhiễm nguồn nước mặt.
Bãi rác hở sẽ gây ô nhiễm không khí do quá trình phân hủy rác tạo thành
các khí có mùi hôi thối, mặt khác ở các bãi rác hở còn có thêm hiện tượng
“cháy ngầm” hay có thể cháy hình thành nên ngọn lửa, và tất cả các quá trình
trên sẽ dẫn đến nạ ô nhiễm không khí.
12
Có thể thấy đây là phương pháp rẻ tiền, chỉ tiêu tốn chi phí cho công
việc thu gom và vận chuyển rác từ nơi phát sinh đến bãi rác. Tuy nhiên,
phương pháp này đòi hỏi một diện tích bãi thải lớn, do vậy ở các thành phố
đông dân cư và quỹ đất khan hiếm thì nó lại trở thành phương pháp đắt tiền
cộng với nhiều nhược điểm như trên.
c. Bãi chôn rác vệ sinh
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới áp dụng trong quá
trình xử lý rác thải. Ví dụ ở Mỹ có trên 80% lượng rác thải đô thị được xử lý
bằng phương pháp này, hay ở một số nước khác người ta cũng hình thành nên
các bãi chôn rác vệ sinh theo kiểu này.
Bãi chôn rác thải vệ sinh được thực hiện bằng nhiều cách, mỗi ngày
trải rác thành lớp mỏng, sau đó nén ép chúng lại bằng các loại xe cơ giới, sau
cùng là trải trên các lớp rác bị nén chặt một lớp đất mỏng khoảng 15cm.
Công việc này cứ thế tiếp tục, việc thực hiện các bãi rác vệ sinh có nhiều ưu
điểm:
- Do bị nén chặt và phủ đất lên trên nên các loài côn trùng, chuột bọ,
ruồi muỗi khó có thể sinh sôi nảy nở, các hiện tượng cháy ngầm hay
cháy bùng khó có thể sảy ra, giảm thiểu được mùi hôi thối, ít gây ô
nhiễm không khí.
- Góp phần làm giảm nạn ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.
- Các bãi chôn rác sau khi bị phủ đầy, có thể được xây dựng thành các

công viên giáo dục, làm nơi sinh sống của các loài động thực vật, qua
đó góp phần làm đa dạng tính sinh học cho các đô thị. Nơi đây các thế
hệ trẻ có thể học hỏi về thế giới sinh vật và môi trường sinh thái.
- Chí phí điều hành hoạt động bãi chôn rác không quá cao.
13
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm sau:
- Các bãi chôn rác kiểu này đòi hỏi diện tích đất đai lớn
- Các lớp đất phủ ở các bãi chôn rác thường hay bị gió thổi mòn và phát
tán đi xa.
- Các bãi này tạo ra khí metan hoặc khí hydrrogen sufide độc hại có khả
năng gây cháy nổ, ngạt thở.
d. Đốt rác
Đốt rác ở đây được hiểu là sự đốt rác có kiểm soát các chất rắn có thể
đốt được, tuy nhiên nó không đơn giản chỉ là việc đốt cháy một bãi rác ngoài
trời. Đốt rác là một phương pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng,
thông thường người ta xây dựng các lò đốt chuyên biệt, nhiệt độ trong lò có
thể lên đến hàng nghìn độ C, có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh…xử lý
theo phương pháp này có những ưu điểm sau:
- Đốt cháy hay tiêu hủy các loại côn trùng, sinh vật gây bệnh, chất gây ô
nhiễm.
- diện tích xây dựng các nhà đốt thường nhỏ hơn diện tích các bãi rác
chôn rác.
- Các lò đốt có thể làm giảm khối lượng rác thải từ 80-90%, số tro hay
các chất còn sót lại có thể đem chôn ở các bãi rác, thậm chí có thể bỏ
xuống biển, đại dương.
- Các lò đốt có thể xây dựng không xa thành phố, do đó chi phí vận
chuyển rác giảm xuống.
- Nhiệt phát tán trong quá trình đốt được thu hồi để cung cấp cho các
nhà máy điện, cho các nhà máy hay khu dân cư đô thị.
- Các lò đốt có thể xử lý được các chất thải rắn có chu kỳ phân hủy rất

lâu dài như vỏ xe, đệm cao su, các loại túi bóng, túi nilon…
14
Bên cạnh những ưu điểm trên, phương pháp này cũng có những nhược
điểm như: chi phí mấy móc thiết bị cao.
e. Chôn rác dưới biển
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc chôn rác dưới biển cũng có nhiều
điều lợi. Ví dụ ở thành phố New York, trước đây chất thải rắn được chở đến
các bến cảng, sau đó chúng được các xà lan đem chôn dưới biển ở độ sâu
100feets, nhằm tránh tình trạng lướ đánh cá bị vướng mắc. Ngoài ra ở một số
thành phố ven biển khác của Hoa Kỳ người ta còn xây dựng các bãi ngầm
nhân tạo trên cơ sở sử dụng các khối gạch bê tông phá vỡ từ các công trình
xây dựng, hoặc thậm chí các ôtô thải bỏ. Làm điều này vừa giải quyết được
vấn đề rác thải, đồng thời tạo nên nơi trú ẩn cho các loài sinh vật biển.
f. Chôn rác nhiệt phân
Đây là phương pháp xử lý rác thải tương tự như chúng ta làm than
hầm, có nghĩa là sử dụng nhiệt đốt bên ngoài để loại trừ dần không khí trong
rác, phương pháp này có những ưu điểm sau:
- Quá trình nhiệt phân là một quá trình kins nên ít tạo ra khí thải ô
nhiễm.
- Có thể thu hồi nhiều vật chất sau nhiệt phân. Ví dụ: rác thải đô thị ở
Hoa Kỳ sau khi nhiệt phân có thể thu lại dầu nhẹ, hắc ín và nhựa
đường, chất ammonium sulfate, than, chất lỏng chưa rượu, tất cả các
chất kể trên có thể tái sử dụng làm nguyên liệu.
2.1.2.7 Yêu cầu của việc quản lý RTSH
Thu gom và xử lý RT dưới bất kỳ hình thức nào thì cũng phải đạt được
hiệu quả. Để có cơ sở đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động thu gom
15
và xử lý RTSH chúng ta phải có những tiêu chí đánh giá. Theo tác giả Phan
Văn Ninh, 2004, về cơ bản các tiêu chí đánh giá có thể được xem xét trên các
khía cạnh sau:

- Tiêu chí kỹ thuật: Được xác định trên cơ sở khối lượng rác thải được
thu gom chiếm tỷ lệ bao nhiêu % so với khối lượng chất thải phát sinh hàng
ngày, tỷ lệ phân loại chất thải tại nguồn, mức độ thu gom chất thải độc hại và
khả năng đảm bảo về mặt kỹ thuật của quy trình thu gom rác thải trên địa bàn
quản lý.
Phải thu gom và vận chuyển hết phế thải là yêu cầu đầu tiên cơ bản của
việc xử lý phế thải nhưng hiện nay còn là vấn đề khó khăn cần phải khắc
phục.
Phải đảm bảo việc thu gom, xử lý có hiệu quả theo nguồn kinh phí nhỏ
nhất mà lại thu được kết quả cao nhất. Bảo đảm sức khỏe cho đội ngũ công
nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thu gom và xử lý. Đưa được các máy
móc công nghệ, kỹ thuật và các trang thiết bị xử lý rác thải tiên tiến vào ứng
dụng ở trong nước.
- Tiêu chí về môi trường: Phải đảm bảo được yêu cầu hạn chế tối đa
lượng chất thải tồn đọng, nghĩa là phải thu gom, vận chuyển tối đa nhất lượng
rác thải phát sinh đi xử lý kịp thời, có như vậy mới giảm và ngăn chặn tình
trạng bốc mùi gây ô nhiễm không khí và nguồn nước, hạn chế tối đa khả năng
lây lan truyền bệnh qua nguồn rác thải, đảm bảo cảnh quan đô thị. Đảm bảo
tính toán được hiện tượng phát tác rác thải ra môi trường, hiện tượng xủ lý
gây ô nhiễm lần hai.
16
- Tiêu chí về xã hội: Một trong những tiêu chí được xã hội quan tâm
hàng đầu là được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trên địa bàn tổ chức thu
gom và xử lý rác thải.
Làm sao thu hút được càng đông lực lượng đủ mọi tầng lớp xã hội đặc
biệt là sự tham gia của phụ nữ vào công tác thu gom và xử lý rác thải.
Nâng cao ý thức của các doanh nghiệp tham gia vào công tác vệ sinh
môi trường, trong đó giáo dục ý thức cho các doanh nghiệp phải phân loại
chất thải công nghiệp ngay từ nguồn phát sinh bảo quản trong quá trình lưu
giữ chờ xử lý theo đúng công nghệ theo Bộ kế hoạch đầu tư đã ban hành.

- Tiêu chí về mặt kinh tế tài chính: đây là tiêu chí hết sức quan trọng để
đánh giá hoạt động thu gom và xử lý rác thải đạt hiệu quả hay không. Cùng
một kinh phí đâu tư như nhau mà phương thức thu gom, xử lý nào đạt hiệu
quả tối đa nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường nhất, thu hút được đông đảo lực
lượng lao động xã hội tham gia một cách tự nguyện nhất và đạt quy trình kỹ
thuật tốt nhất thì phương thức quản lý rác thải đó có hiệu quả nhất, do đó ảnh
hưởng tốt nhất và kéo theo đó là mức độ thu phí đạt tỷ lệ cao. Thu phí dựa
theo nguyên tắc người gây ô nhiễm cho môi trường phải trả phí để khắc phục
cải thiện nó.
- Tiêu chí về thể chế trong việc thu gom rác thải: tiêu chí này đánh giá
hiệu quả của sự phối hợp giữa các đơn vị làm công tác thu gom và xử lý rác
thải với các tổ chức chính quyền và nhà nước trong việc quản lý rác thải, giải
quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thu gom và xử lý rác thải. Hay
những cơ chế ràng buộc, kìm hãm hoặc khuyến khích sự tham gia của các cá
nhân, tổ chức khác trong hoạt động thu gom và xử lý rác thải.
17
- Tiêu chí về con người: Đây là nhân tố rất quan trọng có tính quyết
định đến chất lượng hoạt động quản lý nói chung và công tác quản lý chất
thải nói riêng. Vì vậy, quan tâm đến nhân tố con người là nền tảng của mọi
thành công trong mọi lĩnh vực đòi hỏi phải đầu tư vào đào tạo phát triển đội
ngũ cán bộ quản lý giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp, có lòng yêu nghề. Có như vậy mới tạo tiền đề và cơ sở để nâng
cao chất lượng hoạt động thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
2.1.3 Vai trò, vị trí của quản lý RTSH nông thôn
* Vai trò kinh tế: Quản lý RTNT hiện nay nếu được chú trọng và đầu
tư cải tiến sẽ đem lại lợi ích to lớn, nâng cao điều kiện sống cho người dân
nông thôn, góp phần thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp và nông thôn.
* Vai trò xã hội: Tăng cường sức khoẻ người dân nông thôn bầng cách
giảm thiểu các bệnh có liên quan đến môi trường nhờ cải thiện và nâng cao

vệ sinh môi trường nông thôn.
* Vai trò môi trường: Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm cho môi
trường nông thôn trong sạch hơn.
2.1.4 Một số văn bản chính sách liên quan đến vấn đề quản lý rác thải
- Luật Bảo vệ môi trường (Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005; được Chủ tịch nước ký lệnh công bố
số 29/2005/L/CTN ngày 12 tháng 12 năm 2005.)
18
Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện
pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ
gia đình, cá nhân trong bảo vệ môi trường.
Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm
giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải
phải tiêu huỷ, thải bỏ. Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng,
tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất
thải. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản
lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. Việc quản
lý chất thải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác
của pháp luật có liên quan.
- Chỉ thị số 36-CP/TW của Ban chấp hành Trung ương về việc: Tăng
cường BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, góp
phần đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Bộ chính trị yêu
cầu các cấp, các nghành cần đổi mới nhận thức, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác bảo vệ môi trường, nắm vững và quán triệt các mục tiêu, quan điểm,
giải pháp về BVMT.
- Nghị định số 175 về Hướng dẫn thi hành luật Bảo vệ môi trườngban
hành ngày 18/10/1994. Hướng dẫn các quy định về bảo vệ môi trường đối với
việc lựa chọn địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải. Thông tư
này hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong lựa chọn

địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về các quy định liên quan đến vấn đề
quản lý chất thải rắn như tất cả mọi người dân, đơn vị, tổ chức xã hội phải
chấp hành thực hiện các quy định quản lý CTR, về việc quy hoạch quản lý
19
CTR, đầu tư quản lý CTR, các yêu cầu trong quá trình phân loại, thu gom,
lưu giữ, vận chuyển và xử lý CTR.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD
ngày18/01/2001 hướng dẫn các quy định BVMT đối với việc lựa chọn địa
điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp rác thải.
- Nghị định số 174/ 2007/ NĐ-CP về mức thu phí bảo vệ môi trường
đối với chất thải rắn, Nghị định này quy định về phí bảo vệ môi trường đối
với chất thải rắn; mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đối
với chất thải rắn quy định tại Nghị định này là chất thải rắn thông thường và
chất thải rắn nguy hại được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
hoặc các hoạt động khác (trừ chất thải rắn thông thường phát thải trong sinh
hoạt của cá nhân, hộ gia đình). Chất thải rắn thông thường và chất thải rắn
nguy hại này được xác định và phân loại theo quy định tại Nghị định số
59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất
thải rắn. Đối tượng nộp phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn là các tổ
chức, cá nhân có thải chất thải rắn thuộc đối tượng chịu phí quy định. Nghị
định này, trừ những đối tượng tự xử lý hoặc ký hợp đồng dịch vụ xử lý chất
thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật.
2.2.2.2 Mô hình xử lý RTSH tại xã Kim Chung – Hà Tây
Các bước tiến hành xây dựng mô hình
- Điều tra, khảo sát tình trạng ô nhiễm do rác thải sinh hoạt của địa phương.
- Tuyên truyền vận động người dân và chính quyền hưởng ứng việc thu gom,
xử lý rác.
20

- Lên phương án khả thi về xây dựng và tổ chức thực hiện.
- Dựa trên phương án khả thi, phân bổ nguồn kinh phí do Tổ chức ủng hộ và
phần kinh phí do tỉnh, huyện và nhân dân cần phải đóng góp để thực hiện dự
án. Địa phương dành 1.500m2 tương lai 3.000m2) để xây dựng mô hình tại
địa điểm thích hợp xa nhà dân.
- Tổ chức đội thu gom, vận chuyển và xử lý rác.
- Tuyên truyền, tập huấn cho người dân từ khâu phân loại khi bỏ rác vào
thùng và có thói quen đổ rác như ở các thành phố.
- Việc phân loại rác được tiến hành từ các gia đình, tại trạm tiếp tục lựa chọn,
phân loại tiếp trong quá trình tập kết, đổ rác.
- Xây dựng trạm xử lý rác cho nông thôn theo qui trình công nghệ của các
nhà khoa học Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Quy trình xử lý
Rác thải của các hộ dân được phân loại sơ bộ ngay tại gia đình, mỗi gia
đình có 2 thùng rác, một thùng đựng rác hữu cơ (thực phẩm thừa, lá cây...),
một thùng đựng rác vô cơ các loại không phân hủy được (thủy tinh, nilon, vỏ
sò, vỏ ốc...). Hàng ngày công nhân của đội thu gom đi thu gom đưa về sân tập
kết. Ở đây, rác đựơc tiếp tục phân loại để loại bỏ các chất vô cơ. Phần hữu cơ
được trộn lẫn với chế phẩm vi sinh BioMicromix rồi đưa vào bể ủ. Chế phẩm
vi sinh BioMicromix là chế phẩm vi sinh vật ưa nhiệt, có tác dụng thúc đẩy
nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ, làm nhanh mất mùi hôi, không có ruồi
muỗi. Mỗi bể ủ có thể tích từ 30-40m3.
21
Thôn Lai Xá có khoảng 5.000 dân, lượng rác thải khoảng 3 tấn/ngày.
Do kinh phí ít nên trạm xử lý rác không thể đầu tư máy móc qui mô lớn như
có băng truyền hoặc máy nén khí. Do lượng rác thải hàng ngày ít, nên không
có hệ thống bơm khí cung cấp oxy làm cho quá trình phân hủy nhanh. Để giải
quyết lên men ủ rác với các vi sinh vật hiếu khí, chịu nhiệt, đảm bảo phân
hủy rác triệt để, các giải pháp khắc phục như sau: xây 4 bể ủ rác, mỗi bể dung
tích 30 - 40m3. Để làm đầy được 1 bể cần thời gian khoảng 10 - 12 ngày, rác

được nạp dần dần có phối trộn BioMicromix, chiều cao của khối ủ khoảng
1,2 - 1,5m, có đảo trộn, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển. Thời
gian lên men trong bể kéo dài từ 40 - 50 ngày, nghĩa là sau khi làm đầy 3 bể
còn lại thì quay về bể đầu tiên. Khi quá trình ủ đã kết thúc, đống ủ xẹp xuống,
nhiệt độ xuống dưới 400C, rác được chuyển ra sân phơi cho khô, sau đó được
đưa vào nghiền và sàng phân loại. Phần hữu cơ (mùn) tận dụng làm phân
bón. Nước rác được thu gom vào bể chứa qua hệ thống rãnh, khi khối ủ bị
khô dùng nước này để bổ sung. Các chất vô cơ được phân loại, phần có thể
tái chế (thuỷ tinh, nilon, sắt thép...) được thu gom lại để bán cho các cơ sở tái
chế; phần không tái chế được (sành sứ, vỏ ốc,...) được đem đi chôn lấp. Gạch
ngói vỡ dùng để san nền hay bê tông hóa, lát kè đường đi, xây mương. Mô
hình xử lý rác thải sinh hoạt ở thôn Lai Xá đã được xây dựng xong và đi vào
hoạt động từ tháng 5/2003. Mô hình trên đã được Tổ chức YWAM cùng
chính quyền địa phương và nhân dân đánh giá rất tốt. Mô hình hiện nay vẫn
đang hoạt động bình thường.
Đây là mô hình tương đối hoàn chỉnh phục vụ cho việc xử lý rác ở qui
mô nhỏ. Một mô hình xử lý rác sạch, không gây ô nhiễm môi trường, không
tốn diện tích chôn lấp và tận dụng được nguồn phế thải hữu cơ để sản xuất
phân bón phục vụ cho nông nghiệp. Mô hình trên có thể triển khai và nhân
rộng ra nhiều địa phương trong cả nước, tạo cho nông thôn có cảnh quan vào
môi trường trong sạch. Mô hình trên đã được nhân dân địa phương ủng hộ
22
trong việc thu gom rác thải, giữ gìn vệ sinh làng xã sạch đẹp, không còn cảnh
rác vứt bừa bãi. Kinh phí đầu tư tương đối rẻ, phù hợp cho điều kiện nông
thôn nay ở nước ta. Với chi phí khoảng 400- 500 triệu đồng có thể xây dựng
được một cơ sở xử lý rác với công suất từ 3-5tấn/ngày. Từ kinh nghiệm xây
dựng mô hình xử lý rác ở thôn Lai Xá cho thấy, để mô hình có thể thực hiện
thành công, thì công tác tuyên truyền cho nhân dân thay đổi thói quen vứt rác
bừa bãi và công tác tổ chức thu gom là hết sức quan trọng, quyết định sự
thành công của mô hình.

2.2.2.3 Mô hình thu gom rác thải ở Thái Bình
Thái Bình là một tỉnh đất chật, người đông, với hơn 90% dân số sống ở
khu vực nông thôn có nghề chính là làm ruộng. Trong chính sách mở cửa để
phát triển kinh tế ở Thái Bình nói riêng và cả nước nói chung theo hướng
CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, hàng trăm làng nghề, xã nghề được khôi
phụth và hoạt động trở lại, cùng nhiều trung tâm thương mại, chợ lớn nhỏ
mọc lên tại các thị trấn, thị tứ, vùng nông thôn đã thu hút hàng vạn lao động.
Đời sống người dân nông thôn được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều
thay đổi. Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình phát triển cũng làm nảy sinh
nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng ở nông thôn như: cung cấp nước sinh
hoạt,rác thải, nước thải tại các làng nghề, thị trấn, thị tứ...
Hiện tại nông thôn Thái Bình do tập trung dân số với mật độ cao, chủ
yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp, một số kết hợp sản xuất làng nghề, dịch
vụ nông nghiệp, nông thôn. Phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp ngoài một
phần làm thức ăn gia súc, phân bón, chất đốt, phần còn lại bị vương vãi trong
đường làng, ngõ xóm rất cần thiết phải thu gom chuyển đến nơi tập trung để c
ó biện pháp xử lý phù hợp bảo đảm vệ sinh môi trường (VSMT). Việc xây
dựng chuồng trại chăn nuôi chưa hợp lý, chăn thả gia súc tự do, cho nên chất
23
thải từ chăn nuôi cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn
hiện nay. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực và thải ra một lượng đáng kể vỏ
bao bì gồm: túi ni-lông, chai lọ thuỷ tinh, chai nhựa, bị vứt bỏ bừa bãi trên
đồng ruộng, kênh mương, ao hồ sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, thực trạng
hoạt động sản xuất của phần lớn làng nghề, xã nghề đều ở quy mô nhỏ, công
nghệ sản xuất lạc hậu và chưa được quan tâm vấn đề xử lý ô nhiễm môi
trường. Khối lượng chất thải rắn không được thu gom hoặc thu gom đạt tỷ lệ
thấp gây tình trạng chất đống bừa bãi ra trục đường giao thông, kênh mương,
ao hồ... Ngoài ra, do đời sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng
cao, sản phẩm tiêu thụ ngày càng nhiều dân đến lượng chất thải tăng và chưa
được thu gom và xử lý triệt để. Vì vậy, môi trường nói chunth và chất thải rắn

tại các vùng nông thôn Thái Bình nói riêng đang là vấn đề rất cần được sự
quan tâm của các cấp, các ngànBi và nhân dân.
Từ thực trạng nêu trên, Thái Bình đưa ra một mô hình thu gom và xử
lý chất thải rắn đã được một số cơ sở trong tỉnh áp dụng hiệu quả, góp phần
vào công tác bảo vệ môi trườnth và phát triển bền vững địa phương.
Mô hình được áp dụng theo quy mô nhỏ ở cấp thôn hoặc xã. Thành lập
một tổ thu gom rác thải từ năm đến bảy người có quy chế hoạt động cụ thể và
chịu sự quản lý của chính quyền xã hoặc thôn. Tổ thu gom rác được trang bị
xe chở rác, các vật dụng cần thiết gồm: cuốc, xẻng, quần áo bảo hộ lao động,
khẩu trang, chổi... Tổ thu gom hoạt động hằng ngày vào các giờ quy định
(thường từ 15 đến 16 giờ), trong khoảng thời gian này, các nhân viên thuộc tổ
thu gom có trách nhiệm thu gom rác và vệ sinh đường làng, ngõ xóm trong
thôn hoặc xã. Rác thải sau khi thu gom được vận chuyển đến bãi rác đã được
quy hoạch thuộc địa giới hành chính của thôn, xã. Tại bãi rác, các nhân viên
tiếp tục thực hiện các công đoạn xử lý tiếp theo. Đối với chất thải rắn nông
24
thôn hiện nay nên lựa chọn phương pháp xử lý bằng cách chôn lấp dễ thực
hiện và đạt hiệu quả kinh tế.
Vị trí bãi chôn lấp phải nằm trong tầm khoảng cách hợp lý tới nguồn
phát sinh phế thải, tại khu đất trống, không phá hoại cảnh quan, xa khu vực
dân cth và nên khuất gió. Diện tích bãi chôn lấp tuỳ theo khối lượng rác thải
và điều kiện của từng địa phương. Bố trí bãi chôn lấp cách xã nguồn nước
mặt, các dòng chảy. Ngăn chặn sự rò rỉ của nước bãi rác thải với nước ngầm
bằng các lớp lót chống thấm và thành đê bao của bãi chôn lấp. Các yêu cầu
thiết kế về mặt bằng, đường vào ra, rào chắn, biển hiệu phải tuân thủ đúng
quy định, chú ý lớp lót chống thấm, hệ thống đê kè chung quanh bãi rác. Lớp
lót chống thấm có thể được sử dụng bằng đất sét có độ dày từ 0,5 m trở lên.
Bãi chôn lấp được chia thành các ô nhỏ và có độ sâu trung bình hơn 1m.
Các chỉ dẫn khi chôn lấp rác thải: khu vực chôn lấp rác cần chia thành
những ô nhỏ thường bắt đầu chôn lấp từ các ô phía cuối bãi chôn lấpra Rác

thải sau khi được đổ vào vị trí quy định được trải thành những lớp dày 20-40
cm lên đáy bãi chôn lấp và tiếp tục trải những lớp khác lên trên. Mỗi lớp rác
thải phải được đầm nén 5-6 lần. Cuối ngày cần phủ lên một lớp đất dày 5-10
cm rồi lại đầm nén. Mỗi ô hoàn chỉnh phải kết thúc trước khi bắt đầu ô tiếp
theo. Phun hoá chất diệt côn trùnth và rắc vôi bột vào lớp rác thải đã đầm nén
trước khi phủ đất lên trên. Khi đóng bãi cần có lớp phủ đất cuối cùng. Đây là
phương pháp chôn chất thải rắn có kiểm soát, dễ thực hiện và tuân thủ các
quy định về bảo vệ môi trường. Thu từ nhân dân theo đơn vị gia đình bằng
tiền mặt hoặc thóc để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm gìn giữ vệ
sinh môi trường và có nguồn tài chính trả công cho nhân viên lao động trực
tiếp thu gom và xử lý chất thải rắn ( Báo Nhân dân, 2004).
25

×