Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội
Khoa Tài Nguyên – Môi Trường
TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Đề tài: “Thực trạng quản lí rác thải sinh hoạt tại thành phố
Vinh tỉnh Nghệ An”
Hà Nội - 2010
I. MỞ ĐẦU
Thành phố Vinh là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa xã hội của
tỉnh Nghệ An, với tốc độ tăng truởng kinh tế khá cao và đời sống nhân
dân ngày càng đuợc nâng lên rõ rệt. Nhưng điều đáng lo ngại là chất
luợng môi truờng ngày càng suy giảm. Đặc biệt là luợng rác thải sinh
hoạt ngày càng tăng trong khi tỷ lệ thu gom mới chỉ đạt 60- 70%, toàn
thành phố vẫn chưa có một quy trình xử lí rác thải nào đáp ứng được yêu
cầu thực tế.
Xuất phát từ thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải và từ yêu
cầu thực tế chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài” đánh giá hiện trạng và
đề xuất một số giải pháp quản lí rác thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi truờng ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An”
II. NỘI DUNG
1. Hiện trạng
1.1. Luợng rác thải của thành phố trong những năm gần đây.
Bảng số liệu
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Tấn/ngày 116,5 180 180 187 190
NX: Qua đồ thị trên ta thấy luợng rác thải tăng lên trong những năm
gần đây. Với dân số khoảng 240728 người, năm 2006 thì hàng ngày thành
phố Vinh sản sinh ra một lượng rác khoảng190 tấn / ngày. Toàn thành
phố có 23 chợ với luợng rác thải hàng năm là 32200 tấn// năm tuơng
đuơng với khoảng 95 tấn / ngày. Trung bình luợng rác thải đầu người của
thành phố vinh là: 0.8 kg / ngày. Trong nội thành, luợng rác thải phát sinh
nhiều nhất là ở phường Hưng Bình 17,68 tấn/ ngày, đây đồng thời cũng là
phuờng có số dân đông nhất(21868 dân), ít rác nhất thuộc phuờng Đội
Cung 8,58 tấn/ ngày. Ở ngoại thành luợng rác thải ra tương đối thấp, cao
nhất là xã Hưng Lộc 7.85 tấn/ ngày, thấp nhất là xã Vinh tân 4,58 tấn/
ngày
Tỷ lệ thành phần hữu cơ của rác thải thành phố đạt trung bình là
60,6% tỷ lệ này rất thuận tiện cho việc xử lí rác thành phân hữu cơ bón
cho cây trồng.
Thành phần phi hữu cơ bao gồm xuơng, sứ, gốm, giấy, báo, nhựa, da,
cao su..... chiếm 39,4%, tùy thuộc vào từng loại khác nhau mà phương
thức xử lí khác nhau; nhựa, kim loại có thể đem đi tái chế, xương sứ gốm
có thể đem chôn lấp, phần hữu cơ đuợc xử lí làm phân bón phục vụ hoạt
động sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, thành phố vinh có 7 bệnh viện tổng luợng rác thải sinh
hoạt của các bệnh viện là 3.520 tấn/ ngày , theo uớc tính luợng rác thải
sinh hoạt mỗi ngày là 0.37 tấn/ ngày. Bệnh viện Việt Nam Ba Lan là 1
tấn/ ngày, uớc tính luợng rác thải sinh hoạt của hoạt động y tế chiếm
khoảng 5- 10% tổng luợng rác thải sinh hoạt.
Năm 2006 trị số trung bình rác thải là 190 tấn/ ngày, dự báo đến
năm 2010 luợng rác thải sinh hoạt sẽ là 365 tấn/ ngày, tăng 1,91 lần so
với năm 2006, và dự báo đến năm 2020 sẽ là 630 tấn/ ngày, tăng 1.74 lần
so với năm 2010 khi đó lượng rác thải ra không đuợc thu gom năm 2010
là 99.82 tấn/ ngày, năm 2020 là 173.25 tấn/ngày nếu tỷ lệ thu gom rác
không thay đổi (72.5%).
Từ đó dễ dàng nhận thấy cách thu gom và xử lí rác như hiện nay là
không phù hợp không đáp ứng đuợc nhu cầu phát triển và tốc độ gia tăng
dân số vì vậy đổi mới phương thức quản lí và nâng cao công suất xử lí rác
thải sinh hoạt là vấn đề quan trọng và cần thiết hiện nay
1.2. Bãi rác
Bãi rác Đông Vinh thuộc xã Đông Hưng là bãi rác duy nhất của
thành phố Vinh .Được xây dựng 1977 qua nhiều năm sử dụng đã rơi vào
tình trạng quá tải về lượng rác đến mức rác thải chất cao lên 7-8m
Bãi rác Đông Vinh, thành phố Vinh, với diện tích 6 ha, hàng ngày
tiếp nhận khoảng 200 tấn rác. Do không được xây dựng và chôn lấp đúng
quy trình, nước thải không được xử lý nên đây là điểm nóng về ô nhiễm
môi trường. Hiện nay, bãi rác Đông Vinh đã quá tải, nhưng rác thải vẫn
tiếp tục đổ vào không được chôn lấp hợp vệ sinh làm phát sinh mùi hôi
thối, ruồi, muỗi và túi nilon theo gió bay vào khu dân cư ảnh hướng đến
sức khoẻ, sinh hoạt của nhân dân gần khu vực bãi rác.
Dòng nước bẩn thải ra từ bãi rác và Nhà máy xử lý rác chảy đến hồ
Bảy Mẫu (xóm Đông Vinh). Trước đây, hồ là nơi giặt giũ quần áo, lấy
nước tưới cho hoa màu, nhưng khi bãi rác và nhà máy xuất hiện thì nguồn
nước bị ô nhiễm.
Chuyển sang nuôi cá, cá chết trắng bụng. 120 hộ dân dùng giếng khoan,
giếng lóng để lấy nước sinh hoạt, nay cũng bị nước bẩn ngấm vào.
Tại những đoạn ngóc ngách sát mép hồ, cá chết thối rữa nổi trắng,
Ruồi muỗi được dịp tấn công. Nhiều gia đình phải mắc màn ăn
cơm, chống ruồi. Tránh được ruồi, dân lại phải hít mùi thuốc độc hại.
Ruồi như "xôi đậu" gần bãi rác
Một số hộ gia đình sống xung quanh bãi rác được nhận khoản hỗ trợ
6.000 đồng/người/tháng (tiền hỗ trợ ô nhiễm môi trường), nhưng xem ra
cách giải quyết này chẳng ăn thua gì đối với thực trạng ô nhiễm như hiện
nay.
2. Nguyên nhân
Thực trạng trên do rất nhiều nguyên nhân gây ra trong đó phải kể đến
nhưng nguyên nhân chính sau:
2.1. Dân cư
Dân số trung bình thành phố năm 2005 là 237206 nguời, năm 2006 là
240728 đến năm 2007 là 242977 nguời, nhịp độ tăng dân số từ năm 2001
đến năm 2007 tăng 1.43% trong đó tằng tư nhiên là 0.83%, tăng cơ học là
0.6%. dân số phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 86.3%. tỷ lệ nam giới chiếm tỷ
lệ 50.01% dân số duới 14 tuổi chiếm tỷ lệ 30% và trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ
14.4% trong tổng số dân số thành phố. Dân số vãng lai thuờng xuyên trên
10200 nguời.
Dân số phân bố không đều giữa các khu vực hành chính, bình quân
mật dộ dân số nội thành là 5759 nguời trên km2, trong đó mật độ dân số
tập trung đông ở các phuờng ĐỘI CUNG, QUANG TRUNG, HỒNG
SƠN, LÊ MAO (11000 nguời/ km2), các phuờng còn lại mật độ dân số
dao động ttừ 5000- 8000 nguời / km2, đặc biệt phường HƯNG DŨNG,
ĐÔNG VINH và các xã ngoaị thành mật độ thấp hơn nhiều ( duới 2600
nguời / km2)
Ta thấy có sự phân bố về mật dộ dân số rất chênh lệch giữa khu vực
nội thành và ngoại thành. Chính vì mật độ dân số phân bố không đều ở
các phuờng xã nên thành phố cần có cơ chế chính sách ở từng khu vực là
khác nhau phù hợp với thực tiễn, điều kiện tại đó, ở những nơi mật độ
dân số thấp, dân cư sống thưa thớt, chính vì thế công tác thu gom rác thải
sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn
Thành phố Vinh với tổng dân số 242977 nguời, với dân số như vậy
nên luợng rác thải ra từ nguồn này là rất lớn và dồi dào. Nếu coi mỗi ngày
1 nguời thải 0.75 kg rác thải thì trung bình 1 ngày thành phố vinh sẽ thải
ra trên 182 tấn rác thải loại này ( ơ đây mới kể đến lương rác thải trong
các hộ gia đình, chưa kế đến luợng rác thải ở trên đuờng phố và những
nơi công cộng)
2.2 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá cao trên các lĩnh vực , giai
đoạn 2001- 2007 bình quân tăng trưởng là 12,7%.tốc độ tăng trưởng
kinh tế năm 2000 10.5% năm 2006 là 12.7% và tăng đến 14.3% vào năm
2007.Từ đó ta thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Vinh tăng
nên qua các năm, năm sau cao hơn năm trước điêù đó chứng tỏ rằng Vinh
là thành phố phát triển năng động, nhịp độ phát triển luôn cao hơn nhiều
so với mặt bằng chung của cả nước (tốc độ tăng trương cả nước năm
2006 là 8.17%, năm 2007 là 8.5%). Điều này cũng đặt ra cho thành phố
Vinh một áp lực không nhỏ về môi trường, mà rác thải sinh hoạt là một
trong những vấn đề như thế; vì kinh tế càng phát triển thì thu nhập của
người dân càng được cải thiện nâng cao, điều đó sẽ nảy sinh nhiều nhu
cầu tiêu dùng, do đó lượng rác thải ra của mỗi người dân sẽ tăng nên cả
về số lương và thành phần chất thaỉ, sẽ ngày càng có nhiều loại rác thải
nguy hại hơn . Đây là một khó khăn lớn cuả thành phố Vinh khi thành
phố có một hệ thống nào phân loại rác tại nguồn hiệu quả.
2.3. Cơ sở hạ tầng
Về mạng lưới giao thông ; tuy thành phố có một hệ thống đường
giao thông khá hoàn thiện bao gồm nhiều loại hình giao thông, nhưng
hiện tại trên địa bàn thành phố Vinh chính quyền quan tâm đến các bãi
tâp kết rác thải, các ga rác. Các xe rác gom tay chủ yếu tập kết trên các
tuyến đường, nơi góc phố, ngã ba, ngã tư; điều nà đã làm ảnh hưởng các
hoạt động giao thông trên đường không những thế còn gây ảnh hưởng tới
văn minh đô thị, như mùi hôi thối, rác rơi vãi trên đường hệ thống các
tuyến đường nhỏ trong ngõ hẻm gây cản trổ dối với công tác thu gom
băng xe tay lên nhiều tuyến đường người dân phải mang rác đi một
khoảng khá xa để đổ rác, là do xe rác không vào được. Điều này cũng đặt
ra cho công tác quy hoạch của thành phố cần phải chú trọng.