Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại chợ xã Long An và Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.48 KB, 9 trang )

Lời cảm tạ
Trước tiên con xin kính dâng lên ba mẹ lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng
nhất vì đã có công dưỡng dục, dạy bảo và cho con niềm tin để phấn đấu trong
học tập cho đến ngày hôm nay.
Lòng thành thật biết ơn cô Đặng Thị Thanh Quỳnh – Trung tâm Nghiên cứu
Phát Triển Nông Thôn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên
Nhiên, trường Đại Học An Giang, đặc biệt là thầy cô Bộ môn Khoa Học Đất đã
truyền đạt những kiến thức cần thiết để em bước vào đời.
Xin cảm ơn các cô chú và anh chị trong các phòng ban thị xã Tân Châu, đặc biệt
là chị Trần Thị Thu Hiền – Phòng Tài nguyên & Môi trường thị xã Tân Châu đã
tận tình giúp đỡ em hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng xin cảm ơn các bạn lớp DH8PN đã cùng học tập, trao đổi kinh
nghiệm và động viên tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt là các bạn Trần Trường
Giang, Lê Kim Hòa, Võ Thị Thanh Thùy, Nguyễn Trọng Hữu đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập số liệu, hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
i
Tóm lược
Đề tài nghiên cứu là: “Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại chợ xã Long An
và Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang” nhằm mục đích tìm hiểu thực
trạng quản lý rác thải sinh hoạt tại chợ nông thôn thị xã Tân Châu, từ đó đưa ra
các giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và nâng cao
chất lượng cuộc sống cho người dân trong giai đoạn thị xã Tân Châu xây dựng
nông thôn mới.
Phương pháp được thực hiện trong nghiên cứu đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp
và số liệu sơ cấp. Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft
Office Excel 2003.
Hiện nay, thị xã Tân Châu có một đơn vị thu gom rác là ban Công trình Công
cộng. Tổng lượng rác thu gom mỗi ngày là 40 tấn bao gồm rác trong nội ô thị
xã, rác tại chợ xã Long An, rác xã Phú Vĩnh, Lê Chánh và chợ Châu Phong. Rác
thải sau khi thu gom được vận chuyển về bãi rác thị xã Tân Châu tại khóm


Long An B, phường Long Phú để xử lý (không phân loại). Ở địa phương, áp
dụng 3 phương pháp trong xử lý rác thải là thiêu hủy, chôn lấp và phun chế
phẩm E.M để khử mùi hôi và diệt vi sinh vật.
Qua khảo sát, có 70% dân số tại vùng nghiên cứu vứt rác bừa bãi không đúng
nơi quy định và có 70% hộ dân không sử dụng dụng cụ chứa rác. Hầu hết người
dân đều tái sử dụng bọc nilon để đựng nguồn rác thải khác. Nhìn chung, tình
hình thu gom rác thải hiện nay gặp nhiều khó khăn do rác thải phát sinh ngày
càng nhiều. Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong việc quản lý rác thải, bảo
vệ môi trường còn hạn chế, rác thải vẫn còn vức bừa bãi, một số hộ sống ven
sông thì vứt xuống sông.
ii
Mục lục
Nội dung Trang
Lời cảm tạ..............................................................................................................i
Tóm lược..............................................................................................................ii
Mục lục...............................................................................................................iii
Danh sách bảng...................................................................................................vi
Danh sách hình...................................................................................................vii
Danh sách hộp thông tin....................................................................................viii
Danh sách từ viết tắt............................................................................................ix
Mục lục...............................................................................................................iii
iii
Danh sách bảng
Tên bảng Trang
Bảng 1: Dụng cụ chứa rác của người dân..........................................................20
Bảng 2: Nhận định của người dân về rác thải....................................................21
Bảng 3: Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ...................................................22
Bảng 4: Cơ cấu nghề nghiệp của nông hộ..........................................................22
iv
Danh sách hình

Tên hình Trang
Hình 1: Vùng tam giác tăng trưởng tỉnh An Giang............................................11
Hình 2: Bản đồ hành chính thị xã Tân Châu......................................................12
Hình 3: Sơ đồ biện pháp xử lý rác thải tại thị xã Tân Châu...............................19
Hình 4: Sơ đồ tác hại của việc xử lý rác thải không hợp lý...............................23
v

×