Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển vải thiều tại xã tân hoa huyện lục ngạn tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (678.4 KB, 69 trang )


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM








DƢƠNG VĂN TƢỞNG

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
VẢI THIỀU TẠI XÃ TÂN HOA – HUYỆN LỤC NGẠN – TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ Đào Tạo : Chính Quy
Chuyên Nghành : Khuyến nông
Lớp : K43 - KN
Khoa : KT &PTNT
Khóa Học : 2011 - 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Dƣơng Xuân Lâm



Thái Nguyên, năm 2015
i



LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi sinh
viên, nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực tiễn, so sánh
kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến thức kinh nghiệm
được rút ra qua thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyên môn từ đó giúp sinh
viên khi ra trường trở thành một cử nhân nắm trắc được về lý thuyết giỏi về thực
hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào thực tế.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến
hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp
phát triển vải thiều tại xã Tân Hoa - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang”.
Đến nay bài khoá luận đã hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân
thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là thầy Duơng Xuân Lâm đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây tôi
cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã
Tân Hoa, cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp đỡ
tôi trong thời gian qua.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập không
nhiều vì vậy bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy rất mong
được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các bạn sinh viên để
bản khoá luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015
Sinh viên

Duơng Văn Tƣởng
ii

Danh mục các từ, cụm từ viết tắt


Từ viết tắt Diễn giải
BVTV : Bảo vệ thực vật
CBHQ : Chế biến hoa quả
CC : Cơ cấu
DV : Dịch vụ
GO : Tổng giá trị sản xuất
GT : Giá trị
KN : Khuyến nông
LĐ : Lao động
LĐNN : Lao động nông nghiệp
NK : Nhân khẩu
NN : Nông nghiệp
PNN : Phi nông nghiệp
PTNT : Phát triển nông thôn.
QL : Quốc lộ
TCN : Tiêu chuẩn ngành
TTCN : Tiểu thủ công nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
iii

MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Cơ sở khoa học 4
2.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất vải thiều 4
2.1.2. Các đặc điểm của quá trình phát triển cây vải thiều 5
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển vải thiều 5
2.2. Cơ sở thực tiễn 16
2.2.1. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và xúc tiến tiêu thụ vải thiều 16
2.2.2. Kết quả sản xuất vải thiều trên thế giới 17
2.2.3. Kết quả sản xuất vải thiều tại Việt Nam 20
2.2.4. Kết quả sản xuất vải thiều tại tỉnh Bắc Giang 2014 19
2.2.5. Tình hình tiêu thụ vải thiều tại tỉnh Bắc Giang 20
2.2.6. Đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong công tác tiêu thụ vải thiều 20
PHẦN 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23
3.2. Nội dung nghiên cứu 23
3.3. Phương pháp nghiên cứu 23
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 23
3.3.2. Phương pháp so sánh 25
3.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 25
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26
iv

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Tân Hoa - huyện Lục Ngạn -
tỉnh Bắc Giang. 26
4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26
4.1.2. Điều kiện Kinh tế- Xã hội 29
4.2. Thực trạng phát triển vải thiều của xã Tân Hoa 35
4.2.1. Số hộ trồng vải thiều của xã qua 3 năm 35
4.2.2. Thực trạng về diện tích, năng suất, sản lượng 36
4.2.3. Kênh tiêu thụ vải thiều ở xã Tân Hoa 38

4.3. Thực trạng sản xuất vải thiều những hộ điều tra 40
4.3.1. Nguồn lực của hộ 40
4.3.2. Tình hình đầu tư thâm canh cây vải thiều 41
4.3.3. Tình hình sản suất vải thiều qua các năm của các hộ điều tra 43
4.3.4. Nguồn cung cấp thông tin và nơi tiêu thụ vải thiều 44
4.4. Đánh giá chung về sự phát triển vải thiều tại xã Tân Hoa từ năm 2012-2014. . 46
4.4.1.Thuận lợi 46
4.4.2. Khó khăn 46
4.5. Giải pháp phát triển vải thiều ở xã Tân Hoa 49
4.5.1. Giải pháp về kinh tế 49
4.5.2. Giải pháp về kỹ thuật 50
4.5.3. Giải pháp về chính sách 52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53
5.1. Kết luận 53
5.2. Kiến nghị 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ 58

v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất vải quả Việt Nam so với thế giới 17
bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Tân Hoa từ năm 2012-2014 27
Bảng 4.2: Tình hình khí hậu, thời tiết năm 2014 của xã Tân Hoa. 28
Bảng 4.3: Tình hình cơ sở vật chất chủ yếu của xã đến tháng 12/2014 32
Bảng 4.5: Tổng giá trị sản xuất các ngành nghề kinh tề xã Tân Hoa từ năm 2012-
2014 34
Bảng 4.6: Số hộ trồng vải thiều của xã Tân Hoa qua 3 năm từ 2012-2014. 35
Bảng 4.7: Diện tích trồng vải thiều của xã Tân Hoa qua 3 năm 2012-2014 36
Bảng 4.8: Tình hình diện tích, năng suất, sản lượng vải thiều của xã Tân Hoa trong

3 năm 2012- 2014 37
Bảng 4.9: Tình hình nhân lực sản xuất vải thiều các hộ năm 2014 40
Bảng 4.10: Diện tích đất trồng vải thiều của các hộ điều tra 41
Bảng 4.11: Chi phí sản xuất cho một vụ của 60 hộ điều tra 42
Bảng 4.12: Nẳng suất, sản lượng, giá bán vải thiều các hộ điều tra năm 2014. 43
Bảng 4.13: Kênh tiêu thụ vải của người dân 44
Bảng 4.14: Kênh cung cấp thông tin thị trường của các hộ trồng vải tại xã Tân Hoa
45
Bảng 4.15: Khó khăn người dân gặp phải trong sản xuất kinh doanh vải thiều 47
vi

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm vải thiều của xã Tân Hoa năm 2014 39


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây vải (Litchi Chinensis Sonn) thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceac) có nguồn
gốc từ miền Nam Trung Quốc. Vải thiều là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng
cao, với hương vị thơm ngon nhiều chất bổ, được người tiêu dùng trong và ngoài
nước ưa chuộng. Hoa vải hàng năm là nguồn nguyên liệu, làm phấn hoa cho nghề
nuôi ong. Cây vải là cây có khoang tán lớn, tán tròn tự nhiên hình mâm xôi, cành lá
xum xuê quanh năm. Do vậy cây vải không chỉ là cây ăn quả mà còn là cây bóng
mát, cây chắn gió, cây tạo cảnh quan, cây phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cây trống
xói mòn rửa trôi góp phần cải tạo môi trường sinh thái. [2]
Hiện nay trên thế giới có khoảng 20 quốc gia trồng vải, Châu Á có: Trung

Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia, Malayxia, Philippin,
Indonexia và Nhật Bản. Châu Phi có: Mali, Madagaxca và Nam Phi. Châu Mỹ có:
Mỹ, Braxin, Jamaica. Châu Đại Dương có: Úc, Niudilan. Ở Việt Nam, cây vải được
nhà nước cũng như người sản xuất rất quan tâm, cây vải đã và đang được phát triển
mạnh thành vùng tập trung như: Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đồng Hỷ (Thái
Nguyên), Đông Triều, Tiên Yên (Quảng Ninh), Yên Thế, Lục Nam, Sơn Động, Lục
Ngạn (Bắc Giang). [2]
Lục Ngạn là huyện miền núi tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên là:
101.223,72 ha, trong đó đất nông nghiệp xấp xỉ 28.144 ha (chiếm 27.8% tổng diện
tích đất tự nhiên) có kiểu vùng khí hậu, đất đai thích hợp với nhiều loại cây ăn quả
Á nhiệt đới như: vải, nhãn, hồng, xoài, đào, mơ, mận,… trong đó vải thiều chiếm vị
trí quan trọng. Theo điều tra nông nghiệp nông thôn tháng 10/2006 Lục Ngạn có
tổng diện tích cây vải là 19.212 ha, tổng sản lượng 52.500 tấn, giá trị sản xuất
khoảng 367,5 tỷ đồng/năm.
Trong những năm qua sản lượng vải không ổn định có phần giảm xuống,
nhưng vị trí kinh tế của cây vải luôn giữ vai trò quan trọng đối với người dân huyện
Lục Ngạn. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ đã có hàng loạt

2

câu hỏi đặt ra như hiệu quả kinh tế của sản xuất vải hiện nay ở Lục Ngạn như thế
nào? Những thuận lợi, khó khăn,đối với việc phát triển sản xuất vải ở Lục Ngạn ra
sao? Những giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn
huyện Lục Ngạn? Từ những yêu cầu thực tiễn ở xã Tân Hoa - huyện Lục Ngạn -
tỉnh Bắc Giang, để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ được tồn tại
trong việc phát triển cây vải thiều từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất, tiêu
thụ vải thiều ở xã Tân Hoa nhằm tạo ra bước phát triển nhanh vững chắc cho cây
vải thiều trong thời kỳ tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết. Xuất phát từ
những vấn đề nêu trên tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề
xuất giải pháp phát triển vải thiều tại xã Tân Hoa - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc

Giang”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ nghiên cứu thực trạng phát triển và hiệu quả kinh tế sản xuất vải
thiều trên địa bàn xã Tân Hoa qua các năm gần đây, từ đó đề xuất một số giải
pháp cho sự phát triển vải thiều trong những năm tới, đưa vải thiều thực sự trở
thành cây trồng có thế mạnh trong quá trình phát trển kinh tế - xã hội của xã Tân
Hoa.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đặc điểm điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất vải thiều.
- Nghiên cứu được thực trạng phát triển vải thiều của xã Tân Hoa.
- Thực trạng sản xuất vải thiều ở những hộ điều tra.
- Đánh giá những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sản xuất vải thiều tại địa
phương.
- Đề ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển vải
thiều trong những năm tiếp theo.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:

3

- Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm và là cơ sở khoa học cho viêc phát
triển hiệu quả từ trồng vải thiều tại xã Tân Hoa - Lục Ngạn - Bắc Giang.
* Ý nghĩa thực tiễn:
- Rút ra được những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch phát triển
những năm tiếp theo đối với cây vải thiều.
* Ý nghĩa đối với sinh viên:
- Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với
thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học. Đồng thời có
cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế.



4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất vải thiều
Vải thiều là cây ăn quả dài ngày có giá trị kinh tế cao. Nó là một loại cây
trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế và
văn hoá con người, sản xuất vải thiều tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu khẩu
vị, là món tráng miệng hấp dẫn của đông đảo nhân dân ở nhiều quốc gia.
Vải thiều có nhiều Vitamin giúp thanh lọc cơ thể , giải khát, có tác dụng giảm
thiê
̉
u mô
̣
t số bê
̣
nh thươ
̀
ng gă
̣
p về ma
́
u. Phần áo hạt vải thường gọi là múi vải, thành
phần chủ yếu là đường, ngoài ra có vitamin A, B, C. Vitamin A và vitamin B chỉ có
trong múi vải tươi. Múi vải cũng là một vị thuốc trong Đông y, vị ngọt chua, tính
bình, có tác dụng dưỡng huyết, giảm cơn khát, chữa những bệnh mụn nhọt. [11]
Đối với nước ta, vải thiều không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước, mà còn là
một mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn, giúp nước ta có

thêm một nguồn ngân sách để đầu tư vào phát triển kinh tế của đất nước, cải thiện
nâng cao mức sống của người dân. Xét ở tầm vĩ mô thì xuất khẩu vải thiều cũng
như xuất khẩu các mặt hàng khác nó là cơ sở để đẩy mạnh lưu thông buôn bán giữa
các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần tạo sự cân bằng giữa xuất khẩu và
nhập khẩu trong tổng thể nền kinh tế, đồng thời nó tạo nên mối quan hệ bình đẳng,
thân thiện, cùng có lợi giữa các nước xuất khẩu, nhập khẩu trên thế giới.
Trực tiếp đối với các hộ sản xuất kinh doanh vải thiều thì cây vải mang lại thu
nhập ổn định, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác, bởi cây vải thiều có
tuổi thọ cao có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm có giá trị cao và đều đặn
trong khoảng 50 - 60 năm, do vậy nó sẽ tạo ra một nguồn thu đều đặn lâu dài và có
giá trị kinh tế cao, giúp các hộ cải thiện đời sống, nâng cao mức sống của người
dân. Mặt khác, vải thiều là loại cây trồng thích hợp với các vùng đất miền núi và
trung du, những vùng đất cao, khô thoáng. Hơn thế nữa nó còn gắn bó keo sơn ngay
cả với những vùng đất đồi dốc khô cằn sỏi đá. Chính vì vậy trồng vải không chỉ

5

mang lại giá trị kinh tế cao, mà nó còn góp phần bảo vệ môi trường chống sói mòn
rửa trôi, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo ra cảnh quan đẹp.
Ngoài ra trồng vải và sản xuất vải còn cần một lực lượng lao động lớn, cho
nên nó sẽ tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tạo điều
kiện cho việc thu hút và sử dụng lao động, điều hoà lao động được hợp lý hơn.
Đồng thời nó còn tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho xã hội, tăng thu nhập
cho người dân, cải thiện mức sống của khu vực nông thôn, tạo sự thay đổi lớn cho
bộ mặt các vùng nông thôn, nhất là trong giai đoạn đổi mới hiện nay, việc phát triển
sản xuất vải góp phần đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của khu vực nông thôn, nâng cao mức
sống của các vùng nông thôn, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và
nông thôn.
2.1.2. Các đặc điểm của quá trình phát triển cây vải thiều

Đặc điểm nổi bật nhất của cây vải thiều là cây ăn quả dài ngày, có chu kỳ kinh
tế tương đối dài khoảng 50 - 60 năm. Sản phẩm chính của cây vải là quả, trong quá
trình chăm sóc tạo ra sản phẩm, cần phải có những biện pháp kỹ thuật trồng trọt phù
hợp để cho quả vải được đạt năng suất và chất lượng cao nhất. [10]
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển vải thiều
2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên
* Thời tiết khí hậu
Nhiệt độ là nhân tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng dinh dưỡng và sinh
trưởng sinh thực của cây vải. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ bình
quân năm từ 21 - 25°C. Giống chín muộn ở 0°C và giống chín sớm ở 40°C thì
ngừng sinh trưởng dinh dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 - 10°C thì khôi phục sinh trưởng,
10 - 12°C sinh trưởng chậm, 21°C trở lên sinh trưởng tốt, 23 - 26°C sinh trưởng
mạnh nhất. [10]
Thể nguyên thuỷ của hoa vải là mầm hỗn hợp, có hoa, có lá. Nhiệt độ cao ức
chế sự hình thành các cơ quan hoa mà thiên về sinh trưởng dinh dưỡng, thúc đẩy sự

6

phát triển của lá. Trái lại, nhiệt độ thấp thúc đẩy sự phân hoá cành hoa nhỏ và cơ
quan hoa, ức chế sự phát dục thể nguyên thuỷ của lá, thiên hướng về sinh thực.
Quá trình phân hoá mầm hoa vải liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ, nhiệt độ từ 0
- 10°C thuận lợi cho chùm hoa phân nhánh và phân hoá mầm hoa. Ở 11 - 14°C
cành hoa và lá đều có thể phát triển thành các chùm hoa có giá trị kinh tế, ở 18 -
19°C trở xuống vẫn có thể hình thành chùm hoa nhỏ, nhiều lá nhưng không có
giá trị về kinh tế. [10]
Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới tỷ lệ đực cái của hoa vải. Quan hệ giữa nhiệt độ
bình quân ngày của tháng 1 - 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái trong năm có mối tương
quan nghịch, R = - 0,86 có nghĩa là nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao.
Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả. Nhiệt
độ bình quân hữu hiệu càng cao thì quả sinh trưởng phát triển càng nhanh, ngược

lại, nhiệt độ thấp thì sinh trưởng của quả càng chậm. Nhiệt độ là một trong những
nhân tố khí hậu chính không điều khiển được, nó quyết định diện tích trồng trọt và
ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cây trồng.
* Mưa và độ ẩm
Những tháng mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh yêu
cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông, mưa nhiều, vải dễ phát lộc đông,
không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. Trong giai đoạn phân hoá mầm hoa, đủ
nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số hoa cái không bị ảnh
hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở dẫn đến
làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể dẫn đến mất mùa.
Cây vải có nguồn gốc ở các vùng có lượng mưa hàng năm là 1.250 - 1.700
mm, độ ẩm không khí là 75 - 85% nên nó chịu được độ ẩm không khí cao ở thời kỳ
sinh trưởng thân lá. Trong những tháng mưa nhiều, bộ lá cây vẫn xanh tốt. Vải kém
chịu úng hơn các cây khác như ổi, táo ta, nhãn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn.
Tháng 11 - 12, cây vải cần thời tiết khô và rét để phân hoá mầm hoa.
* Ánh sáng

7

Cây vải cần ánh sáng chiếu quanh năm đặc biệt là thời kỳ hình thành, phân
hoá mầm hoa, hoa nở và quả phát triển. Tổng số giờ chiếu sáng/năm từ 1.800 giờ
trở lên là khá thích hợp đối với cây vải. Ánh sáng đầy đủ giúp cho quá trình quang
hợp và đồng hoá các chất xảy ra được thuận lợi tăng tích luỹ chất dinh dưỡng, khả
năng sinh trưởng và phân hoá mầm hoa cũng như ra hoa đậu quả tốt, số giờ chiếu
sáng nhiều thì lượng hoa cái bình quân trên chùm tăng lên tương ứng.
* Đất.
Cây vải thích nghi trên nhiều loại đất. Các loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất
cát pha, đất phù sa, đất thịt cây vải đều có thể sinh trưởng và kết quả tốt. Rễ vải
cộng sinh với nấm rễ, ưa đất có độ chua nhẹ. [10]
2.1.3.2. Yếu tố thuộc về kỹ thuật

* Ảnh hưởng của giống vải thiều
- Giống vải ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho một giống
chè hay một số giống nhất định.
- Cây giống trồng theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN - 2001, cụ thể: Cây giống
nhân bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu polietylen có kích thước tối
thiểu: đường kính x chiều cao là 10 x 22cm. Cây giống phải có sức tiếp hợp tốt,
cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép đã được tháo bỏ hoàn
toàn dây ghép, có bộ rễ phát triển tốt, sinh trưởng khoẻ, không mang theo những
loại sâu bệnh nguy hiểm, có đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 - 1 cm,
đường kính cành ghép từ 0,5 - 0,7cm, chiều dài cành ghép từ 30 - 40 cm và có từ 2
- 3 cành cấp 1 trở lên.
* Ảnh huởng thời vụ trồng
-Thời vụ trồng ảnh huớng rất lớn đến việc sinh truởng và phát triển của cây
vải.
- Cây vải thiều có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm trồng
thích hợp nhất là vụ xuân tháng 2 - 4 và vụ thu tháng 8 - 10 dương lịch.

8

* Ảnh huởng của các biện pháp kỹ thuật trồng: Cách đào hố, kỹ thật trồng và mật
độ hợp lý sẽ giúp cho cây vải tạo tán và pháy triển một cách nhanh nhất.
* Đào hố và bón phân lót
- Đào hố trồng vải phải dựa trên nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ.
Thông thường kích thước hố: Dài x rộng x sâu là: 0,8cm x 0,80m x 0,6cm, vùng
đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước tương ứng là: 1m x 1m x 0,8m.
- Bón lót: Cho 1 hố: 30 - 50 kg phân chuồng; 0,7 - 1,0 kg supe lân, 0,5
kg vôi bột.
- Khi đào: Để lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên. Lớp đất mặt trộn
với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp lên đến miệng hố, lớp đất dưới đáy xếp thành

vồng xung quanh hố.
- Công việc chuẩn bị hố trồng, bón lót được tiến hành trước khi trồng 1
tháng.
* Cách trồng
Khơi một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây
xuống hố, đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2 - 3 cm,
lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc. Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố
định cây để tránh gió lay đứt rễ.
Cần tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô rộng 0,8 -
1,0 m, dày 7 - 15cm, cách gốc 5 - 10 cm.
Ảnh hưởng cả việc bón phân: Bón phân giúp cho cây vải sinh truởng và phát
triển nhanh nhất, ảnh hưởng tới chất lượng quả.
* Giai đoạn kiến thiết cơ bản
Thời điểm bón: Hàng năm cần bón thúc cho vải 3 - 4 đợt. Đợt 1 vào tháng 2
để thúc đẩy ra cành mùa xuân. Đợt 2 vào tháng 5 để thúc đẩy ra cành mùa hè. Đợt 3
vào tháng 8 để thúc đẩy ra cành mùa thu. Đợt 4 vào vụ đông (tháng 11) bón supelân
và kaliclorua tăng cường khả năng chống rét cho cây. Trong thời kỳ này cứ cách 1
năm lại bón cơ bản cho cây thêm phân hữu cơ và vôi bột vào tháng 7 và tháng 8.
- Liều lượng bón: Lượng bón cho cây vải năm thứ nhất là:

9

+ Đạm U rê: 0,1 - 0,15 kg/ cây.
+ Lân Supe: 0,3 - 0,5 kg/cây.
+ Kalichlorua: 0,1 - 0,15 kg/cây.
+ Chia đều cho các lần bón.
- Từ những năm sau lượng bón tăng 40 - 60% so với năm trước tuỳ thuộc vào tình
hình sinh trưởng của cây.
- Lượng bón cho năm bón cơ bản (cách 1 năm bón 1 năm) vào tháng 7 - 8 là:
+ Phân chuồng: 30 - 50 kg/ cây

+ Vôi bột: 0,3 - 0,5 kg/cây
- Phương pháp bón phân:
+ Hoà phân vô cơ với nước phân chuồng ủ kỹ để tưới cho cây cách gốc 15 -
20 cm.
+ Cuốc 3 - 4 hố sâu 5 - 7 cm xung quanh tán, bón phân rồi lấp đất.
+ Rắc xung quanh hình chiếu tán cách gốc 15 - 20cm khi trời có mưa rào
hoặc tưới nước.
* Giai đoạn kinh doanh: Từ năm thứ 3 trở đi
- Tưới nước, làm cỏ
+ Ở thời kỳ cây đang cho quả cần cung cấp đủ nước tưới vào các thời kỳ
chính là thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, thời kỳ quả phát triển.
+ Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để
hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng.
- Bón phân
+ Liều lượng và tỷ lệ phân bón:
Tuỳ theo hiện trạng sinh trưởng của cây, sản lượng quả thu hoạch của năm
trước để xác định liều lượng bón cho cây cho thích hợp. Với những cây nhiều năm
tuổi (cho năng suất bình quân từ 100 kg quả tươi/năm/cây trở lên) thì có thể bón với
lượng như sau: 3 kg Đạm Ure + 2 ml Neb-26 (= 2 lọ 100 ml) + 15 kg NPK (16-16-
8+13S) Phú Mỹ + 10 kg Kaliclorua/sào = 360 m2
+ Lượng phân bón cho ở thời kỳ mang quả tính theo tuổi cây

10

- Thời kỳ và liều lượng bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón.
+ Lần 1: Bón giai đoạn đậu quả (phân quả xong, quả bằng hạt mây): 20%
đạm urê + 35% Neb-26 + 100% NPK(16-16-8+13S) + 40% kaliclorua.
+ Lần 2: Bón thúc quả giúp quả phát triển nhanh, chống rụng quả (quả tạo
cùi được 1/3 hạt): 13% đạm urê + 35% Neb-26 + 60% kaliclorua.
+ Lần 3: Bón sau khi thu hoạch quả xong 15 ngày, thúc ra lộc thu (thu hoạch

xong, tỉa cành, tạo tán xong): 67% đạm urê + 0,6 ml Neb-26.
- Cách bón:
+ Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề
mặt rãnh rộng 20 - 30 cm, sâu 30 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc
có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp
phần còn lại.
+ Bón phân vô cơ: Khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu
của tán, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong
nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới. [10]
* Ảnh hưởng của tỉa cảnh và tạo tán.
Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông
thoáng giúp cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định, đồng thời kéo dài
giai đoạn kinh doanh. Tỉa cành để tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cành
không hiệu quả.
- Kỹ thuật cắt tỉa:
+ Cắt tỉa tạo hình cho vườn cây kiến thiết cơ bản:
• Tạo cành cấp 1:
Khi cây con đạt chiều cao 45 - 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ
để lại 3 - 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này
thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 - 10cm trên thân chính và tạo
với thân chính một góc xấp xỉ 45° - 60° để khung tán đều và thoáng.
• Tạo cành cấp 2:

11

Khi cành cấp 1 dài 25 - 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường
trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.
• Tạo cành cấp 3:
Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các
cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác

nhau để cây quang hợp được tốt.
* Cắt tỉa hàng năm cho vườn vải thiều kinh doanh:
- Cắt tỉa vụ xuân: được tiến hành vào giữa tháng 2 đến giữa tháng 3, cắt bỏ
những cành xuân chất lượng kém, cành mang sâu bệnh và những cành mọc lộn xộn
trong tán, những chùm hoa nhỏ, thưa, mọc sâu trong tán, chùm hoa bị sâu bệnh. Với
cây khoẻ mạnh, chăm sóc tốt thì có thể tỉa bỏ 20 – 30% số chùm hoa, những cây
yếu cần tỉa bỏ nhiều hơn.
- Cắt tỉa vụ hè: Được tiến hành giữa tháng 5 đến đầu tháng 6, cắt bỏ những
cành hè mọc nhỏ, yếu, mọc quá xít nhau, chỉ để lại 1 - 2 cành khoẻ trên cành mẹ.
Đồng thời với việc tỉa cành là cắt bỏ những chùm chùm quả nhỏ, sâu bệnh.
- Cắt tỉa vụ thu: Được tiến hành sau khi thu quả vào cuối tháng 6 đến đầu
tháng 7, tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài. Khi lộc thu
hình thành mọc dài khoảng 10 cm, tỉa bỏ những mầm yếu, mọc không hợp lý và
chọn để lại 1 - 2 cành thu trên mỗi cành mẹ.
- Ảnh hưởng việc phòng trừ sâu, bệnh hại và cỏ cho cây vải: Việc phòng
trừ sa, bệnh hại và cỏ dại cho vải thiều giups cho cây phát triển tốt không bị sâu
bệnh hại, phòng trừ cỏ dại tránh cho cây bị tanh chấp dinh dưỡng với những loại cỏ
dại có ảnh huởng đến quá trình hấp thu dinh dưỡng của cây. [10]
* Phòng trừ sâu hại vải thiều
 Bọ xít nâu (Tessaratoma papillosa Drury)
- Đặc điểm gây hại: Trưởng thành qua đông vào tháng 12, 1 sau đó đẻ trứng
vào tháng 2, 3, 4, trứng nở, bọ xít non gây hại các đợt lộc, hoa và quả non.
- Phòng trừ:

12

+ Vụ đông, rung cây vào buổi sáng sớm khi lá còn ướt sương cho bọ xít rơi
xuống, tập trung lại và đốt.
+ Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ.
+ Phun thuốc diệt bọ xít non bằng Dipterex 0,3%; Sherpa 0,2%.

 Sâu đục đầu quả (Conopomopha sinensis Bradley)
- Đặc điểm gây hại: Trưởng thành đẻ trứng trên lộc non và cuống quả khi quả
đang phát triển, sâu non nở ra đục qua lớp biểu bì ăn sâu vào hạt tập trung gần
cuống quả làm rụng quả, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối quả.
Sâu đục đầu quả gây hại từ tháng 3 - 6.
- Phòng trừ: + Quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu.
+ Khống chế lộc đông.
+ Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và
trước thu hoạch 15 - 20 ngày bằng Regent 0,05% để phòng trừ.
 Rệp hại hoa, quả non (Ceroplastes ceriferus Anderson)
- Đặc điểm gây hại: Rệp xuất hiện từ khi giò hoa vươn dài đến khi quả non
ổn định, mật độ rệp có thể lên rất cao (hàng 100 con/1 chùm hoa) gây cháy đọt, thui
hoa, quả.
- Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng đến hoa, quả non như
Trebon 0,2%; Sherpa 0,2% phun kép 2 lần, lần 1: khi rệp xuất hiện, lần 2: sau 5 - 7
ngày vào lúc chiều mát.
 Sâu đục thân cành (Apriona germani Hope)
- Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên gốc cây,
thân và cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục
xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
- Phòng trừ:
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Phun các loại thuốc xông hơi như Ofatox 0,1%; Sumicidin 0,2% sau đó
dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.

13

 Ngài chích hút (Lagoptera dotata Fabricius)
- Đặc điểm gây hại: Chích hút dịch quả, gây vết thương cơ giới cho nấm, vi

khuẩn xâm nhập làm thối quả.
- Phòng trừ: + Xông khói xua đuổi.
+ Bẫy ngài bằng lồng lưới.
+ Bẫy bằng bả hoá học: Naled 5% + Metyl Eugenol 95% +
dịch nước cam, dứa, chuối, mía, mít (100m2/1 bả).
 Nhện lông nhung hại vải (Eriophyes litchii Keifer)
- Đặc điểm gây hại: Nhện lông nhung phát sinh quanh năm, gây hại chủ yếu
trên các đợt lộc, nặng nhất vào vụ xuân. Sâu non nở ra chích hút biểu bì mô mặt
dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá làm cho lá dị dạng có mầu nâu đỏ như nhung,
mặt trên lá xoăn, phồng rộp phát triển không bình thường, làm cho lá quang hợp
kém, dễ rụng.
- Phòng trừ:
+ Thu gom các lá rụng và cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả
và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện
hoạt động của nhện.
+ Sử dụng thuốc: Regent 0,1%; Pegasus 0,1%; Ortus 0,1% có tác dụng diệt
nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ.
 Câu cấu hại vải (Xanthochellus sp)
- Đặc điểm gây hại: Sâu non và trưởng thành cắn cành non, ăn khuyết lá khi
cây xuất hiện những đợt lộc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây non.
- Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Sherpa 0,1%, Sumicidin 0,1%, supraside
0,15% phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.
* Phòng trừ bệnh hại vải thiều
 Bệnh mốc sương (Pseudoreronospora sp)
- Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại trên chùm hoa, lá đặc biệt là quả sắp chín
và chín làm chùm hoa biến mầu đen, quả thối và rụng.

14

- Phòng trừ: Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, tiêu hủy để hạn chế

nguồn bệnh. Phun phòng bằng Boocdo (1%), Oxiclorua Đồng (0,3%). Khi thấy xuất
hiện bệnh trên hoa quả, dùng Ridomil MZ-72 (0,2%) để phòng trừ.
 Bệnh sém mép lá (Gloeosporium sp)
- Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra làm cho các mô lá bị tổn thương tạo
thành các vết khô ở đầu và mép lá. Bệnh phát sinh vào tháng mùa mưa 7, 8, 9, gây
hại nặng vào tháng 2, 3, 4.
- Phòng trừ: + Cắt bỏ những cành lá bị bệnh đem đốt tránh lây lan
nguồn bệnh.
+ Phun Boocdo 1%, Ridomil MZ-72 0,2%.
 Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz)
- Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra tạo thành các vết khô ở đầu và mép
lá và các đốm trên mặt lá, ranh giới giữa mô khoẻ và mô bệnh phân biệt rõ rệt.
- Phòng trừ: + Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, gom lại và
tiêu hủy.
+ Phun phòng thuốc vào vụ thu đông bằng Score 0,05%,
Oxiclorua Đồng 0,3%, Bavistin 0,1%. [9]
* Phòng trừ cỏ dại hại vải thiều
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây vải thiều và là nơi trú ẩn của sâu bệnh.
Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ xung quanh gốc. Phải dọn dẹp, làm sạch
cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô
nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại thuốc nằm trong danh
mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ
dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia đình, ngày phun,
loại thuốc và liều lượng đã sử dụng.
2.1.3.3. Điều kiện xã hội
Sản xuất vải thiều chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể là
cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông đi lại, hệ thống điện, hệ thống tưới tiêu,

15


khâu tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là xây dựng các nhà máy, các cơ sở hiện đại chế
biến vải thiều.
Các vấn đề nhân công lao động, các chính sách đầu tư khuyến khích phát
triển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước cho vải thiều đều có tác động đến sự phát
triển của cây vải thiều. Ngoài ra kinh nghiệm và truyền thống sản xuất còn ảnh
hưởng rất lớn tới chất lượng vải thiều. Nếu các vấn đề trên được giải quyết triệt để
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất vải thiều phát triển.
* Thị trường
- Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của cơ
sở sản xuất kinh doanh vải thiều của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị
trường. Mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều phải
trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản
xuất cho ai. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang tính định hướng.
Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị trường, tức là xác định
nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất
ra. Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
- Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương thức
tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được là tối đa.
Còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ được thị
trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương thức tiêu thụ.
- Muốn vậy phải xem xét quy luật cung cầu trên thị trường. vải thiều có ưu
thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó trong mấy năm gần đây đã được
người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, khả năng cạnh tranh của nó với các
loại cây ăn quả khác là rất cao. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn và tương đối ổn
định. Chính nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổn định và khá vững
chắc, là điều kiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngưởi
dân trồng vải nói riêng và của cả nước nói chung.
* Giá cả

16


- Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng vải nói
riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá vải (giá vải tươivà giá vải khô) trên thị trường,
giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng vải thiều.
- Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của
người sản xuất nói chung, cũng như người trồng vải nói riêng. Do đó việc ổn định
giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ vải là hết sức cần thiếtcho sự phát triển lâu dài
của những người trồng vải.
* Yếu tố lao động
Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất. Trong sản
xuất vải thiều cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản lượng, chất lượng
cho vải thiều. Để sản phẩm vải thiều sản xuất ra có năng suất cao, chất lượng tốt
ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra, cần phải có lao động có
trình độ kỹ thuật canh tác cao. Nhân tố con người quyết định đến sản lượng và chất
lượng của vải thiều. Trong khâu sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc
và thu hoạch tất cả đều phụ thuộc vào nhân tố lao động. Lao động có tay nghề sẽ tạo
ra năng suất và chất lượng cao.
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và xúc tiến tiêu thụ vải thiều của tỉnh Bắc
Giang
Xác định vải thiều là nông sản hàng hoá chủ lực của tỉnh, ngay từ đầu
vụ, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và chính quyền một số địa
phương như: Huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang, Sơn
Động chuẩn bị các điều kiện cần thiết phục vụ tiêu thụ vải thiều, cụ thể:
Sở Công Thương đã tổ chức các đoàn công tác làm việc với chính quyền một
số tỉnh có cửa khẩu quốc tế như: Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh,
TP.HCM và một số tỉnh phía Nam để phối hợp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và
tiêu thụ nông sản nói chung, vải thiều nói riêng. Đã bố trí bộ phận thường trực để
cập nhật thông tin hằng ngày về tình hình tiêu thụ, giá cả thị trường tại nơi sản xuất
cũng như tại chợ đầu mối nông sản Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) và các cửa khẩu


17

với Trung Quốc tại website của Sở nhằm đưa thông tin cho người dân trồng vải
thiều và các thương nhân, giúp điều chỉnh kịp thời, tháo gỡ khó khăn trong quá trình
tiêu thụ. [14]
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đấu tranh chống gian lận thương
mại, tạo sự minh bạch, tránh để thiệt thòi cho người dân. Phối hợp với các ngành
chức năng tập trung vào các hoạt động kiểm soát đơn vị đo lường (cân hàng), lưu
hành tiền giả, chống tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá…Chỉ đạo ngành điện cung
cấp điện đầy đủ cho các huyện có sản lượng tiêu thụ vải lớn.
Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn đã gặp gỡ một số thương nhân
chuyên thu mua vải thiều, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu vải thiều Lục
Ngạn, tìm kiếm khách hàng và kết nối tiêu thụ.
Công an tỉnh và Sở Giao thông Vận tải đã phối hợp với UBND các huyện và
cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo an ninh,
trật tự, giải quyết các tệ nạn, an toàn giao thông tại các điểm nóng, hạn chế ùn tắc
giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, tiêu thụ vải thiều.
Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học & Công nghệ đã hướng dẫn nông
dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để kéo dài thời vụ và bảo quản vải thiều
sau thu hoạch đảm bảo chất lượng.
Các ngành chức năng và UBND các huyện đã tập trung cao trong công tác chỉ
đạo sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân, các thương nhân đến địa phương
thu mua, chế biến vải thiều. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin, xúc tiến
thương mại, quảng bá thương hiệu và tìm kiếm thị trường.
Các Ngân hàng thương mại đã chủ động bố trí nguồn vốn và tạo điều kiện
thuận lợi cho các thương nhân vay vốn tiêu thụ vải thiều. Các thủ tục giao dịch qua
hệ thống ngân hàng thông suốt và nhanh gọn. [14]
2.2.2. Kết quả sản xuất vải thiều trên thế giới
Năm 2014, sản lượng vải quả của thế giới đạt khoảng 2,6 triệu tấn, trong đó

các nước châu Á chiếm khoảng 95% tổng sản lượng, Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt

18

chiếm khoảng 57% và 24% về lượng- Việt Nam chiếm khoảng 6% và đứng vị trí
thứ 3 về sản xuất.
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất vải quả Việt Nam so với thế giới
Nƣớc
Sản xuất (tấn)
Tỷ trọng (%)
Trung Quốc
1.482.000
57,00
Ấn Độ
624.000
24,00
Việt Nam
156.000
6,00
Madagascar
100.000
3,85
Đài Loan
80.000
3,08
Thái Lan
43.000
1,65
Nepal
14.000

0,54
Băng la đét
13.000
0,50
Reunion
12.000
0,46
Nam Phi
8.600
0,33
Mauritius
4.500
0,17
Mexico
4.000
0,15
Pakistan
3.000
0,12
Úc
2.500
0,10
Israel
1.200
0,05
Mỹ
600
0,02
Khác
51.600


Thế giới
2.600.000
100,00
Nguồn: AgroData 2014
Tuy nhiên, trong khi vải sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ chủ yếu được
tiêu thụ tại thị trường nội địa thì Việt Nam xuất khẩu tới 40% sản lượng vải của cả
nước nhưng chủ yếu chỉ qua cửa khẩu phụ và lối mở biên giới nên chưa có mặt trên
bản đồ như một nhà xuất khẩu lớn về vải. Và do vậy, cùng với Trung Quốc và Ấn

×