Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển hệ thống cây xanh bóng mát nội thành, thành phố thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 94 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM





TƯỜNG TUYẾT MAI



NGHIÊN CỨ U THỰ C TRẠ NG VÀ ĐỀ XUẤ T GIẢ I PHÁ P
PHT TRIN H THNG CÂY XANH BNG MT
NỘ I THÀ NH – THNH PH THI NGUYÊN

Chuyên ngành: SINH THI HỌC
Mã số: 60.42.60



LUẬ N VĂN THẠ C SĨ SINH HỌ C

Ngườ i hướ ng dẫ n khoa họ c :
TS. LÊ ĐỒ NG TẤ N







THÁI NGUYÊN - 2010


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thái Nguyên năm 2009
Bảng 2.2. Nhiệt độ, độ ẩm, tổng số giờ nắng và lượng mưa trung bình tháng
tỉnh Thái Nguyên năm 2009
Bảng 3.1. Mẫu điều tra hiện trạng cây xanh
Bảng 4.1. Thành phần loài cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.2. Số họ, chi, loài cây xanh bóng mát nội thành-thành phố Thái Nguyên
Bảng 4.3. Các nhóm dạng sống của cây xanh bóng mát nội thành, thành phố
Thái Nguyên
Bảng 4.4. Sinh trưởng cây trồng trên các đường phố xây dựng trước năm 1980
Bảng 4.5. Sinh trưởng của một số loài cây trồng sau năm 1990
Bảng 4.6. Sinh trưởng cây xanh bóng mát trong công sở, trường học
Bảng 4.7. Sinh trưởng cây xanh chức năng khu vực nội thành, thành phố Thái
Nguyên
Bảng 4.8. Chất lượng cây xanh đường phố TP.TN trước năm 1980
Bảng 4.9. Chất lượng cây xanh đường phố thành phố Thái Nguyên trồng sau
năm 1990
Bảng 4.10. Chất lượng cây xanh bóng mát trường học, công sở
Bảng 4.11. Chất lượng cây xanh chức năng
Bảng 4.12. Kích thước cây theo chiều rộng hè phố
Bảng 4.13. Kích thước cây theo phương thức trồng trong vườn hoa công viên






Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

DANH MỤC CÁC HNH

Hnh 2.1. Biể u đồ nhiệt độ trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2009
Hnh 2.2. Biể u đồ lượng mưa trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2009
Hnh 2.3. Biể u đồ độ ẩm trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2009
Hnh 2.4. Biể u đồ số giờ nắng trung bình tháng ở Thái Nguyên năm 2009
Hnh 4.1. Biể u đồ chất lượng cây xanh đường phố trước năm 1980 (%)
Hnh 4.2. Biể u đồ chất lượng cây xanh đường phố sau năm 1990 (%)
Hnh 4.3. Biể u đồ chất lượng cây xanh bóng mát trường học, công sở (%)
Hnh 4.4. Biể u đồ chất lượng cây xanh chức năng (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
2
3. Phạm vi nghiên cứu
2
4. Đóng góp mới của luận văn

3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4
1.1. Trên thế giới
4
1.2. Ở Việt Nam
6
1.2.1. Vai trò của cây xanh
8
1.2.2. Phân loại hệ thống cây xanh đô thị
10
1.2.3. Đặc điểm môi trường sinh trưởng của cây xanh đô thị
12
1.2.4. Tiêu chuẩn cây xanh đô thị
13
1.2.5. Các nguyên tắc bố trí cây trồng
17
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
NGHIÊN CỨU

19
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
19
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính
19
2.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
20
2.1.3. Khí hậu
22
2.1.3.1. Chế độ nhiệt

24
2.1.3.2. Chế độ mưa, ẩm
24
2.1.3.3. Chế độ gió, và số giờ nắng
26
2.1.4. Thủy văn
27
2.2. Tình hình dân sinh kinh tế
28
2.2.1. Dân số, dân tộc
28
2.2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Chƣơng 3: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
31
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
31
3.2. Địa điểm nghiên cứu
31
3.3. Nội dung nghiên cứu
31
3.3.1. Hiện trạng cây xanh bóng mát nội thành, thành phố TN
31
3.3.2. Đặc điểm hệ thực vật cây xanh bóng mát nội thành, thành phố
Thái Nguyên
31
3.3.4. Xây dựng tiêu chuẩn, lựa chọn và đề xuất tập đoàn cây trồng
31

3.3.5. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh
32
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
32
3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
32
3.4.2. Xử lý số liệu
34
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
36
4.1. Phân loại và xác định các loại hình cây xanh bóng mát nội
thành, thành phố Thái Nguyên

32
4.2. Thành phần loài, dạng sống của các loại hình cây xanh bóng mát
nội thành, thành phố Thái Nguyên

36
4.2.1. Thành phần loài
38
4.2.2. Dạng sống
45
4.3. Sinh trƣởng cây xanh bóng mát nội thành, TPTN
46
4.3.1. Cây xanh đường phố
48
4.3.2. Cây xanh bóng mát vườn hoa, công viên
50
4.3.3. Cây xanh bóng mát trường học, công sở
51

4.3.4. Cây xanh chức năng
52
4.4. Chất lƣợng các loại hình cây xanh bóng mát nội thành TPTN
54
4.4.1. Cây xanh đường phố
54
4.4.2. Cây xanh bóng mát vườn hoa, công viên
63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4.4.3. Cây xanh bóng mát trường học, công sở
63
4.4.4. Cây xanh chức năng
65
4.5. Đề xuất giải pháp phát triển cây xanh thành phố Thái Nguyên
66
4.5.1. Giải pháp khoa học và công nghệ
66
4.5.1.1. Nguyên tắc
66
4.5.1.2. Tiêu chuẩn cây trồng
67
4.5.1.2.1. Cơ sở xây dựng tiêu chuẩn cây trồng
67
4.5.1.2.2. Tiêu chuẩn cây trồng
68
4.5.1.2.3. Tiêu chuẩn cây con
74
4.5.2. Các biện pháp trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh
75

4.5.2.1. Cây xanh đường phố
75
4.5.2.2. Cây xanh vườn hoa công viên
77
4.5.2.3. Cây xanh trường học, công sở
77
4.5.2.4. Cây xanh chức năng
78
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
80
1. Kết luận
80
2. Đề nghị
81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
82
PHỤ LỤC
86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Đô thị từ thủa sơ khai luôn có mối quan hệ thuận hoà giữa các yếu tố
cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo. Thời kỳ đầu do quá trình đô thị nhỏ, dân
cư ít, cây xanh cũng đã được sử dụng trong đô thị nhưng chưa được xem là
một thành phần quan trọng của cấu trúc đô thị. Ngày nay do sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã đẩy mạnh quá trình đô thị hoá, làm cho

dân số đô thị ngày một tăng, khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề.
Cây xanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người, hệ thống cây
xanh từ lâu được coi như lá phổi, nó có tác dụng cải thiện và bảo vệ môi
trường, môi sinh. Cây xanh bóng mát lại càng quan trọng hơn đối với những
thành phố lớn, có mật độ dân số đông và hoạt động công nghiệp phát triển
mạnh. Cây xanh, mặt nước có vai trò quan trọng trong không gian đô thị, có
tác dụng tạo bộ mặt cho cảnh quan đô thị, cải thiện môi trường đô thị.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá - hiện đại hoá,
quá trình đô thị hoá ở thành phố Thái Nguyên cũng diễn ra nhanh chóng, bộ
mặt đô thị được cải thiện, đổi mới từng ngày. Thành phố Thái Nguyên là
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Thái Nguyên, nơi tập
trung nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, nhiều nhà
máy lớn nhỏ đang hoạt động sản xuất kinh doanh với đủ các ngành nghề khác
nhau, tác động của con người đến môi trường ngày càng tăng về quy mô,
cũng như mức độ ô nhiễm môi trường thành phố ngày một tăng. Do đó, công
tác bảo vệ môi trường để làm xanh sạch đẹp thành phố là một yêu cầu rất cần
thiết. Ngày 27/4/2009, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã ra ban hành
Quy định về trách nhiệm quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Nguyên. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với tất cả các cấp các
ngành, đặc biệt đối với ngành tài nguyên môi trường.
Hiểu rõ vai trò cây xanh bóng mát với đô thị nói chung và thành phố
Thái Nguyên nói riêng, cùng với mức cấp thiết của quá trình phát triển cây
xanh bóng mát phù hợp với phát triển chung của thành phố Thái Nguyên,
chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải
pháp phát triển hệ thống cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái
Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được các loại hình cây xanh đô thị, đặc điểm về thành phần
loài, thành phần dạng sống của các loại hình cây xanh bóng mát nội thành
thành phố Thái Nguyên.
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, chất lượng của các loại hình cây xanh
bóng mát từ đó xác lập những cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất hệ thống
các giải pháp (khoa học, công nghệ, cơ chế, chính sách phát triển ) và bảo vệ
cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái Nguyên.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về mặt không gian: Nội thành, thành phố Thái Nguyên, gồm:
các trục đường chính như đường Hoàng Văn Thụ, đường Đội Cấn, đường
Hùng Vương, đường Nguyễn Du, đường Nha Trang, đường Cách mạng
Tháng Tám, đường Minh Cầu, đường Dương Tự Minh, đường Phan Đình
Phùng, đường Lương Ngọc Quyến, đường Việt Bắc, đường Bắc Nam, đường
Bến Tượng, đường Phủ Liễn, đường Thống Nhất, đường Quang Trung. Các
cơ quan hành chính, trường học, công sở, một số cụm dân cư, nhà máy xí
nghiệp, vườn hoa, công viên trung tâm thành phố Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
- Giới hạn về mặt thời gian: Từ tháng 4/2009 đến tháng 9/2010.
- Giới hạn về mặt nội dung: Đánh giá hiện trạng cây xanh bóng mát
thuộc 4/6 loại hình cây xanh đô thị nội thành, thành phố Thái Nguyên.
4. Đóng góp mới của luận văn
- Đánh giá hiện trạng cây xanh bóng mát nội thành, thành phố Thái
Nguyên.
- Định hướng trồng, cải tạo, phát triển cây xanh đô thị, bảo vệ môi
trường, phù hợp với cảnh quan đô thị của thành phố Thái Nguyên.

























Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Từ thời kỳ sơ khai của nền văn minh nhân loại, cây xanh luôn luôn giữ
vai trò quan trọng về mặt trang trí cảnh quan. Người Trung Hoa, La Mã, Ai
Cập, Hy Lạp đã sử dụng cây xanh để trang trí nhà ở, lăng miếu, đền thờ,

tượng đài
Qua các thời kỳ phát triển của xã hội loài người, đô thị dần dần được
hình thành và không ngừng phát triển. Cùng với sự phát triển của đô thị là hệ
thống cây xanh, vì cây xanh là một bộ phận quan trọng của các công trình
kiến trúc, nhất là đối với các công trình kiến trúc đô thị.
Trước đây, việc trồng cây xanh chủ yếu là để trang trí và kiến trúc cảnh
quan. Vì vậy, trồng cây gì, ở đâu và trồng như thế nào thì hầu như phụ thuộc
vào ý muốn chủ quan của các nhà kiến trúc, sự yêu thích thiên nhiên của các
nhà quí tộc, sự ham mê của những người làm vườn Về phương diện bảo vệ
môi trường có thể nói là chưa được chú ý, nếu có thì chỉ mang tính cục bộ đối
với một ngôi nhà, một vùng hay một khu vực nào đó.
Đến giữa thế kỷ XX, do dân số tăng nhanh, sự phát triển của các ngành
công nghiệp, sự gia tăng của các phương tiện giao thông làm cho môi
trường đô thị bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cho nên, bảo vệ môi
trường trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách.
Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, có
vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và
giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì
sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi
trường. Vì vậy, cây xanh đô thị đã trở thành chủ đề thu hút nhiều nhà khoa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
học quan tâm. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu của thập kỷ 60 vấn đề này
mới được nghiên cứu một cách hệ thống.
Để nghiên cứu cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều
thuật ngữ để mô tả như: phức hợp rừng, lâm nghiệp vành đai xanh, kỹ nghệ
xanh, lâm nghiệp tiện ích, lâm nghiệp đô thị
Trong số các thuật ngữ đó thì lâm nghiệp đô thị là thuật ngữ được nhiều
người chú ý và sử dụng. Thuật ngữ này lần đầu tiên được giới thiệu tại trường

Đại học Torondo (Canađa) vào năm 1965. Tuy nhiên, phải sau đó 5 năm,
Jogensen (1970) mới đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này. Theo ông thì lâm
nghiệp đô thị không chỉ liên hệ đến cây xanh đô thị hay quản lý các cây cá lẻ
mà còn quản lý cây xanh trên toàn bộ diện tích chịu ảnh hưởng và sử dụng bởi
quần thể cư dân đô thị. Sau đó, được các nhà nghiên cứu khác bổ sung thêm
và thống nhất: Lâm nghiệp đô thị là trồng và tạo lập, bảo vệ và quản lý cây
xanh và các thực vật kết hợp dưới dạng cá thể, nhóm nhỏ hay dưới hoàn cảnh
rừng trong các thành phố, ngoại ô của thành phố và nông thôn ngoại thành.
Theo định nghĩa này thì phạm vi và chức năng hoạt động của lâm nghiệp đô
thị khá rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực: lâm nghiệp, nông nghiệp, bảo vệ
môi trường, kiến trúc, dịch vụ và thương mại.
Như vậy, vai trò của cây xanh đã có sự thay đổi cơ bản về chức năng
trong hệ sinh thái đô thị: trước đây, cây xanh chủ yếu là trang trí và kiến trúc
cảnh quan thì nay là điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Cây xanh đô thị
đã trở thành một chuyên ngành khoa học thực sự-chuyên ngành lâm nghiệp
đô thị. Với quan điểm này đòi hỏi phải xây dựng một loạt các giải pháp khoa
học công nghệ từ việc qui hoạch đến việc chọn loài cây trồng, xây dựng hệ
thống tiêu chuẩn cây trồng, các kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Xu hướng phát triển cây xanh các nước trên thế giới rất đa dạng. Các
quốc gia phát triển rất sớm không gian xanh cho các đô thị, trước hết là cây
xanh đường phố, cây xanh công viên, cây xanh khu chung cư, trong cơ quan,
trường học, bệnh viện… Các quốc gia đều quan tâm đến chỉ số m
2
/người. Chỉ
tiêu này càng lớn thì không gian xanh của đô thị càng hoàn hảo.
Boo Chih Min, Kartini Omar-Hor & Ou-Yang Chow Lin (2006) [31]
đã mô tả hệ thống các vườn thực vật ở Singapore, trong đó có nêu lên vai trò

của các cảnh quan, đặc điểm của các loài cây trong việc thiết kế cảnh quan và
kỹ thuật làm vườn.
Garrett Eckbo (2002) [32] đặc biệt lưu ý đến việc thiết kế cảnh quan
phù hợp với cuộc sống của người dân, nhất là người dân trong các đô thị. Tác
giả đã mô tả các kỹ thuật và đưa ra phương pháp xây dựng các vườn (cảnh
quan) không chỉ trên qui mô là vườn hoa hay công viên phục vụ chung cho
cộng đồng, mà còn đưa ra các mô hình cho các hộ gia đình để tạo nên không
gian xanh cho căn hộ hay khu vườn của gia đình.
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, việc trồng cây xanh đô thị đã được tiến hành từ hàng trăm
năm. Nhưng việc nghiên cứu về vấn đề này thì mới được thực hiện khoảng
vài chục năm gần đây. Điều đáng chú ý là các nghiên cứu mới chỉ tập trung ở
hai Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Quan điểm về vấn
đề cây xanh đô thị, các nhà nghiên cứu trong nước đều khẳng định: hệ thống
cây xanh đô thị có vai trò hết sức to lớn trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ
môi trường và kiến trúc cảnh quan. Hệ thống cây xanh đô thị của nước ta
chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan. Tỷ lệ diện tích cây
xanh quá ít, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý. Chúng ta vẫn còn thiếu một giải
pháp đồng bộ cho việc phát triển hệ thống cây xanh đô thị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Phần lớn cây xanh trên hè phố, trong các công viên, các vườn của các
dinh thự Hà Nội mới trồng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Theo Đại Nam nhất
thống chí: Hà Nội là kinh đô xưa có 36 phố phường, năm (1875) có 21 phố:
Hà Khẩu, Việt Đông, Hàng Mắm, Hàng Mã, Báo Thiên, Nam Hoa, Hàng Bồ,
Hàng bạc, Hàng Thiếc, Hồng Lam, Đồng Xuân, Thanh Hà sang đầu thế kỷ
20 phố xá mở rộng ra phía đông và phía nam như hiện nay. Như vậy thảm cây
xanh Hà Nội chỉ được trồng sau khi phố xá hình thành khoảng một trăm năm
[5].

Hồ Gươm trước đây khá rộng, nhà dân ở ra sát mép hồ. Tháng 11 năm
1885 giải toả các hộ dân sống chung quanh hồ và khởi công đổ đất cạp hồ và
cho san lấp những vùng trũng thấp. Đến đầu năm 1893, con đường nhựa chạy
quanh Hồ Gươm được khánh thành. Thảm cây xanh quanh Hồ Gươm cũng
được trồng từ đấy với nhiều loài cây được đưa từ nhiều miền của đất nước. Vì
vậy thảm cây xanh ở đây hoàn toàn là cây nội địa, khác với thảm cây khu vực
Bách Thảo. Có thể nói đây là thảm cây xanh quý nhất của thủ đô Hà Nội và ít
chịu tác động nhất bởi quá trình đô thị hóa [9].
Các công viên và vườn hoa khác của thành phố như: Chí Linh, Diên
Hồng, Tao Đàn, Pát-xtơ, Thủ Lệ được trồng cùng thời gian với các hàng cây
trên hè phố theo quy hoạch đô thị thời đó. Nhưng cây cối trên các đường phố
thuộc khu vực Hồ Tây, Ba Đình được trồng sớm hơn khu vực phía nam Hồ
Gươm. Nhưng nói chung thảm cây xanh Hà Nội có tuổi trên 100 năm đã tạo
nên màu xanh tô thêm vẻ đẹp tự nhiên cho thành phố.
Nhiều đường phố trồng thuần một loại cây đặc trưng như Xà cừ trên
đường Hoàng Diệu và đường Bà Triệu, Phượng vĩ trên đường Lý Thường
Kiệt, cây Bằng lăng trên đường Hàng Bông, Thợ Nhuộm, cây Sao đen trên
đường Lò Đúc, cây Sấu trên đường Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Điện Biên Phủ, cây Sữa trên đường Nguyễn Du đã để lại những dấu ấn khó
quên không chỉ đối với những người đã từng sống ở đây mà còn được ghi
nhận của nhiều người trên những trang thơ, câu hát về Hà Nội.
Cây xanh không thể thiếu vắng trong cân bằng sinh thái và môi trường.
Cây xanh đô thị lại càng có vai trò to lớn hơn. Nó đã hấp thụ một lượng lớn
khí cacbonnic do con người và các nhà máy thải ra, bổ xung nguồn ôxy đáng
kể cho con người sử dụng, làm dịu đi cái oi nóng mùa hè, chắn đỡ những
nguồn gió bấc lạnh lẽo mùa đông, giảm bớt tiếng ồn của hàng vạn xe có động
cơ qua lại hằng ngày. Sau ngày làm việc căng thẳng đi dạo hay ngồi dưới vòm

cây, tâm hồn sẽ trở nên thư thái. Cây Đa, cây Đề, cây Muỗng, cây Xoài, cây
Đại trồng trong các đình chùa mang lại ý nghĩa tâm linh.
Những nghiên cứu về cây xanh đô thị ở Việt Nam theo các hướng sau:
1.2.1. Vai trò của cây xanh
Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, ngoài hai thành phần cơ bản là
hữu sinh và vô sinh, hệ sinh thái đô thị còn có thành phần thứ ba đó là thành
phần công nghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản
xuất
Thành phần công nghệ có vai trò quyết định và chi phối dòng năng
lượng qua hệ sinh thái. Về cấu trúc không gian, hệ sinh thái đô thị gồm có
phần trung tâm (nội thành) và vùng ngoại thành. Phần trung tâm là nơi tập
trung dân cư lớn nên rất dễ dẫn đến những thay đổi về môi trường theo chiều
hướng xấu có ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Mức độ tập trung dân
cư càng đông thì nguy cơ thay đổi về môi trường càng lớn. Vùng ngoại thành
được coi như là vùng đệm chuyển tiếp từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh
thái nhân tạo. Do tập trung dân cư đông và công nghiệp phát triển dẫn đến ô
nhiễm môi trường ngày càng tăng. Nguồn gây ô nhiễm chính là: các phương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
tiện giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất và rác thải sinh
hoạt hàng ngày. Các chất gây ô nhiễm là: bụi, khói, khí độc, các chất thải,
tiếng ồn Đối tượng dễ bị ô nhiễm nhất là không khí và nguồn nước. Để bảo
vệ môi trường, ngoài các biện pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì cây xanh có
vai trò vô cùng quan trọng vì hệ thống cây xanh có những chức năng sau:
Trước hết, hệ thống cây xanh có tác dụng cải thiện khí hậu vì chúng có
khả năng ngăn chặn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn quá trình bốc hơi nước,
giữ độ ẩm đất và độ ẩm không khí thông qua việc hạn chế bốc hơi nước, kiểm
soát gió và lưu thông gió.
Cây xanh có tác dụng bảo vệ môi trường: cây xanh có thể giảm thiểu

các chất độc hại trong không khí (CO
2
, SO
2
, CO…) và dưới đất (Chì (Pb), Sắt
(Fe), Kẽm (Zn)…) giảm nồng độ bụi, hạn chế tiếng ồn, giảm nhiệt, tạo đối
lưu không khí, sinh nguồn gió mát, tăng lượng oxy…Ví dụ cây Hoè hoa vàng
rất phù hợp trồng trên đường phố, mỗi năm 1 cây Hoè có thể giữ được 2.156
tấn bụi trên lá và bụi trên bãi cỏ dưới cây có thể lưu lại 1/6 đến 1/3 so với
bình thường [12].
Cây xanh có vai trò quan trọng trong kiến trúc và trang trí cảnh quan.
Những tính chất của cây xanh như: hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá,
hoa, thân cây, trạng mùa của lá ) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị
thẩm mỹ của công trình kiến trúc cũng như cảnh quan chung.
Ngoài chức năng trang trí, tăng thêm vẻ đẹp thẩm mỹ cây xanh còn có
tác dụng kiểm soát giao thông và phòng hộ an toàn. Việc kiểm soát giao thông
bao gồm cả xe cơ giới và người đi bộ. Các bụi thấp, bờ dậu, đường viền cây
xanh trong vườn hoa công viên vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng định
hướng cho người đi bộ. Ví dụ, hàng cây bên đường có tác dụng định hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

10
nhờ các gốc cây được sơn vôi trắng là những tín hiệu chỉ dẫn cho người đi
đường.
Số lượng cành nhánh chặt tỉa và đốn hạ những cây già cỗi không còn
tác dụng là nguồn cung cấp gỗ củi cho dân dụng.
Như vậy, ngoài chức năng là sinh vật sản xuất như trong các hệ sinh
thái khác (hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái nông nghiệp ) cây xanh trong hệ
sinh thái đô thị còn có chức năng quan trọng hơn đó là bảo vệ môi trường và
trang trí cảnh quan.

1.2.2. Phân loại hệ thống cây xanh đô thị
Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước đang có những phương
pháp phân loại để xác định thành phần hệ thống cây xanh đô thị như sau [22]:
- Theo nguồn gốc: gồm có cây trồng nhân tạo và cây tự nhiên.
- Theo dạng sống thực vật:
+ Theo hình thái lá: cây lá rộng, cây lá kim.
+ Theo trạng mùa: cây rụng lá, bán rụng lá, cây thường xanh.
+ Theo hình dạng tán lá: cây tán rộng, cây tán hẹp; cây tán dày, cây tán
thưa; tán hình chóp, hình trứng, hình dù
+ Theo kích thước: cây gỗ, cây bụi, cây thảo và dây leo. Trong nhóm
cây gỗ lại có thể phân chia thành cây gỗ lớn có H>20m, cây gỗ trung bình có
H=15-20m, cây gỗ nhỡ H=10-15m và cây gỗ nhỏ H=6-10m. Cây bụi có chiều
cao H<6m.
- Theo mục đích sử dụng: gồm có cây che bóng, cây phủ xanh, cây trang
trí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

11
- Theo tuổi thọ: cây lâu năm, cây một năm; cây có đời sống dài, cây có
đời sống ngắn; cây dài ngày, cây ngắn ngày
- Kết hợp dạng sống và chức năng sử dụng có thể phân chia thành các
nhóm: cây đại mộc, cây rào che, cây rào chắn, cây dạng bụi, dây leo, cỏ, cây
che phủ nền và hoa ngắn ngày.
- Phân chia theo qui hoạch môi trường đô thị có:
+ Cây xanh tập trung: là rừng trồng hỗn giao hay thuần loại tạo thành
vành đai xanh có tác dụng phòng hộ bảo vệ môi trường và phục vụ các nhu
cầu vui chơi giải trí, nghỉ ngơi của các tầng lớp nhân dân. Ngoài ra còn có tác
dụng phục phụ cho công tác học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Cây xanh đường phố: chức năng chính là che bóng, trang trí và bảo vệ
môi trường.

+ Cây xanh công viên và vườn hoa: bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu,
trang trí cảnh quan phục vụ cho nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ ngơi của
nhân dân.
+ Cây xanh chuyên dụng: bảo vệ các công trình kiến trúc văn hoá, các
khu di tích lịch sử.
+ Cây xanh khu chức năng: là hệ thống cây xanh trong các khu công
nghiệp, các cơ sở sản xuất, nhà máy có chức năng chính là ngăn cản khí
độc, bụi, điều hoà khí hậu
+ Cây xanh trường học và công sở: chủ yếu là che bóng, điều hoà khí
hậu, phục vụ công tác giáo dục và học tập
+ Cây xanh vườn hộ và biệt thự: là hệ thống cây ăn quả, cây trang trí.
Như vậy, có nhiều phương pháp xác định thành phần hệ thống cây xanh
đô thị. Trong đó phương pháp xác định theo qui hoạch môi trường đô thị là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
thích hợp hơn cả, đang được sử dụng rộng rãi. Để điều tra, đánh giá hiện trạng
và đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống cây xanh bóng mát nội thành,
thành phố Thái Nguyên tôi cũng sử dụng cách phân chia này.
1.2.3. Đặc điểm môi trƣờng sinh trƣởng của cây xanh đô thị
Theo Lê Đồng Tấn (2003) [20] thì cây xanh đô thị sinh trưở ng trong
môi trườ ng bị biế n đổ i do cá c hoạ t độ ng xây dự ng củ a con ngư ời. Cụ thể:
- Cây xanh đườ ng phố : thườ ng phả i sinh trưở ng trong điề u kiệ n môi
trườ ng hoà n toà n thay đổ i so vớ i điề u kiệ n tự nhiên củ a chú ng . Nhữ ng biế n
đổ i đó là : nề n đấ t bị xá o trộ n , tầ ng đấ t mặ t bị đà o thay thế bằ ng đấ t mớ i
thườ ng không thích hợ p vớ i cây trồ ng . Môi trường sống bị ô nhiễm do vật
liệu xây dựng, khói bụi do các phương tiện giao thông thải ra. Sau khi trồng,
luôn luôn bị tác động do việc xây dựng cải tạo các công trình có liên quan, do
các hoạt động của con người hàng ngày. Không gian sinh trưởng bị hạn chế
do chiều cao của các công trình xây dựng. Nhiều nơi thường bị ngập nước vào

mùa mưa do hệ thống thoát nước kém.
- Cây xanh vườn hoa công viên: Môi trường sống bị thay đổi, ô nhiễm
do vật liệu xây dựng, điều kiện lập địa bị biến đổi do công tác xây dựng. Môi
trường không khí ít bị ảnh hưởng, nhưng đây là nơi có nhiều người qua lại
nên sẽ bị tác động chủ yếu do con người.
- Cây xanh công sở trường học: cũng như các loại hình trên, điều kiện
lập địa cũng bị biến đổi, môi trường đất bị ô nhiễm hoặc biến dạng trong quá
trình thi công xây dựng công trình. Những tác động sau khi trồng chủ yếu do
không gian sinh trưởng bị hạn chế, nền đất bị tác động do hoạt động của con
người.
- Cây xanh khu chức năng: ngoài môi trường đất bị ô nhiễm và biến
dạng, cây xanh ở đây còn bị ô nhiễm bởi khói bụi của nhà máy, xí nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
Không gian sinh trưởng bị thu hẹp. Những bức xạ và nhiệt độ không khí tăng
do sự phản xạ của các công trình nhà máy có tác động đáng kể đến đời sống
của cây trồng.
- Cây xanh chuyên dụng: đây là nhóm cây ít bị tác động nhất so với các
loại hình khác. Những ảnh hưởng chủ yếu do tác động của con người trong
việc xây dựng cải tạo, hoặc do các công trình xây dựng làm thu hẹp không
gian sống của cây.
- Cây xanh vườn hộ, biệt thự: Mặc dù được chăm sóc tốt nhưng cây
xanh vườn hộ, biệt thự vẫn bị nhiều tác động làm ảnh hưởng đến sinh trưỏng
của cây. Trong khu vực nội thành hiện nay những ảnh hưởng này ngày càng
gia tăng và các điều kiện sinh trưởng của cây cũng ngày càng bị vi phạm do
quĩ đất bị thu hẹp và tốc độ đô thị hoá.
1.2.4. Tiêu chuẩn cây xanh đô thị
Chất lượng cây là nội dung quan trọng, đảm bảo cho hệ thống cây trồng
sống sót và phát triển. Tuy nhiên, cho đến nay, những nghiên cứu về lĩnh vực

này còn rất hạn chế. Đỗ Hữu Thư và cộng sự [27], Lê Đồng Tấn (2003) [20]
đã nghiên cứu và đề xuất tiêu chuẩn hình thái sinh thái cho các loại hình cây
xanh đô thị như sau:
- Tiêu chuẩn cây xanh đường phố
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung
bình hay gỗ nhỏ.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, có khả năng sống sót và sinh
trưởng tốt trong môi trường không khí bị ô nhiễm nặng (khói, bụi, tiếng ồn),
đất đai bị biến dạng, điều kiện lập địa thấp, thoát nước kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, có rụng lá thì chỉ từng phần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp.
+ Các tiêu chuẩn khác: Hạn chế cây có mủ độc. Không có cành nhánh
giòn dễ gẫy, ít hay không có gai. Rễ ăn sâu để có khả năng đứng vững khi gió
bão, không có rễ ăn ngang phá hỏng mặt đường và các công trình ngầm. Lá
không quá nhỏ, nhưng dày mập có nhiều lông tơ để giữ các hạt bụi càng tốt.
Hoa lá có khả năng tiết các chất thơm càng tốt. Ít hoặc không sâu bệnh.
- Tiêu chuẩn cây xanh vườn hoa, công viên
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung
bình, gỗ nhỏ và cây bụi.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng, có khả sinh trưởng tốt
trong môi trường, đất đai bị biến dạng, điều kiện lập địa thấp, thoát nước kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao, hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp. Trong vườn hoa công viên, cây xanh được bố trí theo
nhiều cách, vì vậy tiêu chuẩn cho các đối tượng này cũng phải khác nhau:
 Cây đứng độc lập: có hình khối dáng dấp, màu sắc hài hoà độc đáo,

kích thước vừa phải, không được quá lớn, tán lá thích hợp cho việc phát triển
tự nhiên hay cắt xén để tạo hình.
 Cây trồng theo đám hay rừng nhỏ: có thể cây gỗ, cây bụi; cây lá kim
hay cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá.
 Cây trồng theo hàng: có kích thước lớn, tạo nên tán lá vòm đổ xuống
(như Phượng vĩ), cây cao, thẳng.
+ Các tiêu chuẩn khác: Hạn chế cây có mủ độc. Không có cành nhánh
giòn dễ gẫy, ít hay không có gai. Rễ ăn sâu có khả năng đứng vững khi gió
bão. Lá dày mập có nhiều lông tơ để giữ các hạt bụi càng tốt. Cây có khả
năng tiết các chất thơm, các chất phitoxit diệt khuẩn càng tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
- Tiêu chuẩn cây xanh trường học, công sở
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung
bình, gỗ nhỏ và cây bụi.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng, có khả sinh trưởng tốt
trong môi trường, đất đai bị biến dạng, điều kiện lập địa cao hay thấp, thoát
nước tốt hay kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, nếu rụng lá thì chỉ từng phần.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp; có hình khối dáng dấp, màu sắc hài hoà độc đáo, kích
thước vừa phải, không được quá lớn, tán lá thích hợp cho việc phát triển tự
nhiên hay cắt xén để tạo hình; có kích thước lớn, tạo nên tán lá vòm đổ xuống
(như phượng vĩ), cây cao, thẳng.
+ Các tiêu chuẩn khác: cây không có mủ độc, không có cành nhánh
giòn dễ gẫy, không có gai. Rễ phát triển có khả năng đứng vững khi gió bão,
có khả năng tiết các chất thơm, các chất phitoxit diệt khuẩn càng tốt.
- Tiêu chuẩn cây xanh chức năng
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung

bình, gỗ nhỏ và cây bụi.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng; mọc nhanh hay mọc
chậm, có khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường
độc hại, bị ô nhiễm nặng bởi khí độc do nhà máy thải ra, đất đai bị biến dạng,
điều kiện lập địa cao hay thấp, thoát nước tốt hay kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, nếu rụng lá thì chỉ từng phần.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp; cây lá rộng, lá kim đều thích hợp.
+ Các tiêu chuẩn khác: không có mủ độc, không có cành nhánh giòn dễ
gẫy, không có gai, rễ ăn sâu có khả năng đứng vững khi gió bão; có lá dày,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

16
mập, tán lá rậm rạp, nhiều lông tơ để giữ lại tối đa bụi, khí thải; hoa quả
không có mùi hôi, không có nhựa mủ độc; có khả năng tiết các chất thơm, các
chất phitoxit diệt khuẩn càng tốt.
Cây cách ly khu công nghiệp, nhà máy, khu sản xuất ngoài các tiêu
chuẩn trên, để nhanh chóng phát huy tác dụng: ngăn chặn khói, bụi và các hạt
chất lơ lửng trong không khí, cây phải sinh trưởng nhanh, có lá thường xanh,
mập, dày có nhiều lông tơ càng tốt.
- Tiêu chuẩn cây xanh chuyên dụng
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung
bình, gỗ nhỏ.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng; mọc nhanh hay mọc
chậm, có khả năng thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt trong môi trường
đất đai và không khí bị ô nhiễm, lập địa thấp, thoát nước kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, nếu rụng lá thì chỉ từng phần.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp; cây lá rộng, lá kim đều thích hợp.
+ Các tiêu chuẩn khác: không có mủ độc, không có cành nhánh giòn dễ

gẫy, không có gai, đứng vững khi gió bão; có lá dày, mập, tán lá rậm rạp,
nhiều lông tơ để giữ lại tối đa bụi, khí thải; hoa quả không có mùi hôi, không
có nhựa mủ độc; có khả năng tiết các chất thơm, các chất phitoxit diệt khuẩn
càng tốt.
Cây ven sông, ven hồ: Các loại cây trồng ở đây rất đa dạng có thể là
cây gỗ lớn, gỗ trung bình, gỗ nhỏ hay các loại thân thảo, thân tre Các loại
cây này có bộ rễ phát triển mạnh trống xói mòn, phát triển nhanh, tán lá dầy
rậm có thể giữ được các chất bụi. Ngoài ra, nơi đây còn là nơi sinh sống của
các loài sinh vật làm tăng tính đa dạng sinh học.
- Tiêu chuẩn cây xanh vườn hộ, biệt thự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

17
+ Về kích thước: cây trưởng thành có kích thước là cây gỗ lớn, trung
bình, gỗ nhỏ và cây bụi.
+ Về yêu cầu sinh thái: cây ưa sáng, ưa bóng, có khả sinh trưởng tốt
điều kiện lập địa cao hay thấp, thoát nước tốt hay kém.
+ Về trạng mùa: cây lá rộng thường xanh, rụng lá, bán rụng lá.
+ Về hình dáng: có dáng đẹp, tán lá cân đối, tỉa cành cao; hoa lá có màu
sắc xinh tươi, đẹp.
+ Các tiêu chuẩn khác: cây không có mủ độc, không có cành nhánh
giòn dễ gẫy, ít hay không có gai, có khả năng tiết các chất thơm, các chất
phitoxit diệt khuẩn.
1.2.5. Các nguyên tắc bố trí cây trồng
Ngoài chức năng điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường thì cây xanh còn
là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc cảnh quan. Vì vậy, trong các công
trình xây dựng người ta thường sử dụng cây xanh để trang trí cảnh quan.
Những nguyên tắc chính trong bố trí cây trồng đã được một số tác giả nghiên
cứu. Cụ thể với cây xanh bóng mát đường phố cần tuân thủ theo các nguyên
tác sau [15]:

- Đơn giản: trên một đường phố (đoạn phố) nên trồng một loài cây.
- Thay đổi: Nên kết hợp hình dạng màu sắc và kết cấu để tạo nên sự
thay đổi, tăng tính đa dạng sinh học, khắc phục sự đơn giản, tẻ nhạt của việc
trồng thuần loài. Trên một đường phố, nhất là đối với những đường phố dài,
có thể chia thành nhiều đoạn, mỗi đoạn trồng một loài cây.
- Cân bằng: Cân bằng là sự cần thiết đối với một công trình kiến trúc.
Nó được thể hiện ở cách bố trí hàng cây ở hai bên đường sao cho hình dạng
của hàng cây bên này là hình ảnh của hàng cây bên kia và ngược lại hàng cây
bên kia là hình ảnh của hàng cây bên này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

18
- Liên tục: Cây trồng đường phố phải tạo thành dải liên tục, đều, không
đứt quãng.
- Cân đối: Tuỳ theo đường phố rộng hẹp, các công trình kiến trúc hai
bên đường phố mà chọn loài cây trồng sao cho thích hợp với không gian.
- Nhấn mạnh: Để tạo nét độc đáo, tránh sự đơn giản, tẻ nhạt. Tính chất
này được thể hiện ở việc bố trí những loài cây tương phản với các loài cây
khác trên cùng một đường phố. Nó có thể là một khóm cây, một hàng cây,
thậm chí chỉ một cây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

19
Chƣơng 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới hành chính
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du miền núi Đông

Bắc, diện tích tự nhiên 3.541,67km
2
, nằm trong hệ tọa độ địa lý từ 21
0
19’ đến
22
0
03’ vĩ độ bắc và từ 105
0
29’ đến 106
0
15’ kinh độ đông, từ bắc đến nam dài
43 phút vĩ độ 80(km), từ tây sang đông rộng 46 phút kinh độ (85km). Phía
Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang, phía Đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía Nam tiếp
giáp với thủ đô Hà Nội [21].

Hình 2.1. Bản đồ thành phố Thái Nguyên

×