TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
■ ■ ■ ■
Bộ Y TÊ
VŨ NĂNG THOẢ
KHẢO SẤT TÌNH HÌNH CUNG ỨNG THUỐC
TẠI CÁC NHÀ THUỐC Tư THE0 MỘT sổ CHỈ BÁO
CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI [WHO]
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ ĐẠI HỌC KHOÁ 1998 - 2003)
Người hướng dẫn ; TH.S NGUYỄN THANH BÌNH
Nơi thực hiện : Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
Thời gian thực hiện : Tháng2 - 5 nấm 2003
HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2003
MZ12o9
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thanh Bình
- Người đã dành nhiều công sức và thời gian hướng dẫn để em hoàn
thành khoá luận này.
Sau nữa em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo
trường Đại học Dược Hà Nội và đặc biệt các thầy cô giáo trong bộ
môn Quản lý và Kinh tế Dược đã truyền đạt cho em những kiến thức
quỷ báu trong thời gian học tập.
Do sự hạn chế về kiến thức cũng như tầm hiểu biết của một sinh
viên nên khoá luận này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong có sự nhận xét, góp ý kiến của các thầy cô giáo, các bạn sinh
viên và những người có cùng sự quan tâm để có một khoá luận hoàn
chỉnh hơn.
Hà Nội, ngày 29/5/2003
Sinh viên
Vũ Năng Thoả
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN I. TỔNG QUAN • 3
1.1 lình hình sử dụng thuốc trên thế giới 3
1.2 Tình hình sử dụng thuốc tại Việt’Nam 6
PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u VẦ KẾT QUẢ KHẢO SÁT 12
2.1 Đối tượng nghiên cứu 12
2.2.1 Đơn vị nghiên cứu 12
2.1.2 Đơn vị quan sát 12
2.2 Phương pháp chọn mẫu 12
2.2.1 Phương pháp 12
2.2.2 Xác định cỡ mẫu 12
2.2.3 Tiến hành chọn mẫu 13
2.3 Phương pháp nghiên cứu 13
2.4 Phương pháp xử lý số liệu và các chỉ báo 13
2.4.1 Phương pháp xử lý 13
2.4.2 Các chỉ báo 13
PHẦN III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT 14
3.1 Tỷ lệ người mua thuốc theo đơn và không có đơn 14
3.2 Phân tích những trường hợp tự mua thuốc 15
3.2.1 Số thuốc trung bình một lần tự mua 15
3.2.2 Tỷ lệ thuốc tự mua phải bán theo đơn 16
3.2.3 Tỷ lệ lần tự mua có kháng sinh 17
3.2.4 Giá tiền trung bình một lần tự mua 18
3.2.5 Tỷ lệ thuốc thiết yếu được bán không đơn 19
3.2.6 Tỷ lệ thuốc có tên gốc (GN) hoặc tên danh pháp INN
được bán không đơn 20
3.2.7 Tỷ lệ thuốc nội người dân tự mua 21
3.2.8 Nhận xét 21
3.3 Tỷ lệ số lần có hướng dẫn sử dụng 23
3.3.1 Mục đích 23
3.3.2 Công thức 24
3.3.3 Kết quả ■ 24
3.3.4 Nhận xét 24
3.4 Phân tích các đơn thuốc đã được mua tại các nhà thuốc
3.4.1 Số thuốc trung bình trong một đơn
3.4.2 Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh
3.4.3 Tỷ lệ đơn thuốc có thuốc tiêm
3.4.4 Tỷ lệ thuốc thiết yếu được kê đơn
3.4.5 Tỷ lệ các thuốc được bán theo đơn
3.4.6 Tỷ lệ thuốc có danh pháp INN hoặc tên gốc (GN) được
kê đơn.
3.4.7 Số tiền tùng bình một đơn thuốc
3.4.8 Nhận xét
3.5 Giá trị thuốc thiết yếu được bán so với tổng giá trị thuốc đã
bán.
3.5.1 Mục đích
3.5.2 Công thức
3.5.3 Kết quả
3.5.4 Nhận xét
3.6 Giá trị thuốc sản xuất trong nước đã bán so với tổng giá tiị
thuốc đã bán
3.6.1 Mục đích
3.6.2 Cổng thức
3.6.3 Kết quả
3.6.4 Nhận xét
3.7 So sánh một cơ số thuốc tại thời điểm hiện nay với năm 2002
3.7.1 Mục đích
3.7.2 Kết quả khảo sát
3.7.3 Nhận xét
3.8 Trình độ người bán thuốc tại các nhà thuốc
3.8.1 Mục đích
3.8.2 Kết quả khảo sát
3.8.3 Nhận xét
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ Ý KIẾN ĐỂ XUẤT
4.1 Kết luận
4.2 ý kiến đề xuất
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẶT VẤN ĐỂ
Từ ngàn năm nay thuốc đã trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc
sống con người. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong công tác chăm
sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân.* Nhưng thuốc là loại hàng hóa đặc biệt ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Vì vậy thuốc cần
phải được cung ứng đầy đủ, kịp thời, chất lượng, giá cả hợp lý.
Khi cơ chế thị trường mở ra, ngành Dược cũng có những bước điều
chỉnh, thích ứng với cơ chế thị trường. Từ chỗ thiếu thuốc, thuốc chủ yếu
dựa vào nhập khẩu, đến năm 2000, thuốc sản xuất trong nước đã đáp ứng
được khoảng 35% nhu cầu trong nước. Hệ thống phân phối được tổ chức
sắp xếp lại, mạng lưới bán lẻ thuốc được mở rộng đến vùng sâu, vùng xa.
Thuốc được cung cấp cả về số lượng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám
bệnh của nhân dân kể cả các thuốc chuyên khoa đặc trị, chấm dứt tình
trạng thiếu thuốc trong thập kỷ *80 và những năm đầu thập kỷ 90 [4].
Theo thống kê của 61 Sở y tế các tỉnh, thành phố, đến ngày
31/12/2002 toàn quốc có gần 35.200 quầy bán lẻ, bình quân 2100 người
dân có 1 quầy thuốc bán lẻ phục vụ [3].
Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế thị trường vì chạy theo lợi nhuận, cho
nên việc cung ứng thuốc đã trở nên phức tạp làm ảnh hưởng xấu tới công
tác chăm sóc sức khoẻ toàn dân. Đó là việc đẩy giá thuốc lên cao, lưu hành
thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc không rõ nguồn gốc [3].
Như vậy, vấn đề cung ứng thuốc là mối quan tâm của Đảng và nhà
nước ta trong giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước nổi chung và ngành
Dược trong thời điểm hiện nay nói riêng. Để góp phần tìm hiểu vấn đề này
chúng tôi tiến hành đề tài "Khảo sát tình hình cung ứng thuốc tại các nhà
1
thuốc tư theo một số chỉ báo của tổ chức Y tế thế giới (WHO)" với các mục
tiêu sau:
1. Đánh giá một số hoạt động cung ứng thuốc tại các nhà thuốc tư
thuộc các quận nội thành Hà Nội.
2. Đánh giá trình độ hiểu biết của người dân khi sử dụng thuốc
3. Bước đầu đánh giá việc kê đơn của người thầy thuốc qua những
đơn thuốc được bán tại các nhà thuốc tư.
2
p hầí>(i) t ổ n g q u a n
1.1 Tình hình sử dụng thuốc trên thế giới.
Chăm sóc sức khỏe toàn dân là một trong các chiến lược phát triển
của đại đa số các quốc gia trên thế giới. Để chăm sóc sức khỏe nhân dân có
hiệu quả ngoài việc cung cấp kịp thời đầy đủ thuốc có chất lượng cao và giá
cả hợp lý thì vấn đề sử dụng thuốc hợp lý và an toàn có một vai trò rất quan
trọng.
Theo một số nghiên cứu cho thấy hiện tại thế giới sử dụng thuốc còn
tồn tại hai vấn đề lớn:
- Sự phân bố không đồng đều thuốc giữa các nước đang phát triển và
phát triển.
- Sử dụng thuốc không an toàn, hợp lý [4].
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO), đến năm 1995 vẫn còn 50% dân
số thế giới không được chăm sóc sức khỏe khi mắc những chứng bệnh
thông thường, nhất là không có thuốc thiết yếu. Các công trình nghiên cứu
đã khẳng định có khoảng 50% bệnh nhân không sử dụng thuốc khi được
chỉ định dùng điều trị. Hiện trạng đó làm cho tác dụng và hiệu quả điều trị
và dự phòng bị giảm và đặc biệt trong lĩnh vực kháng sinh vi khuẩn lại
kháng kháng sinh nhiều hơn[4].
Tư nhân hóa trong việc thực hiện chiến lược chăm sóc sức khỏe
toàn dân là yếu tố quan trọng làm cải tiến hệ thống y tế của các nước. Ở
Thái Lan những quy định không được chấp hành đầy đủ đều liên quan
đến việc bán thuốc của các nhà thuốc tư [21]. Ở Ấn Độ đất nước có ngành
3
dược phẩm phát triển nhanh và mạnh trong những năm gần đây, chủ yếu
phát triển theo hai xu hướng: thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu [16].
Trong lĩnh vực cung ứng thuốc còn tồn tại nhiều vấn đề nan giải.
Theo một vài tài liệu thì ở BomBay (Ấn Độ) nhiều chủ nhà thuốc chỉ vì lợi
nhuận mà ít quan tâm đến việc phục vụ xã hội, điều này là do họ không
được đào tạo về chuyên môn và quy chế hành nghề. Chủ nhà thuốc đã tự
bán các thuốc cần kê đơn cho bệnh nhân khi không có đơn[24].
Giá thuốc cũng là vấn đề bức xúc và gây không ít khó khăn cho bệnh
nhân khi phải điều trị. Cùng một dược chất có tác dụng điều trị như nhau
nhưng với các tên biệt dược khác nhau giá thành đã chênh lệch một SƯ khác
xa. Cùng môt hoạt chất kháng sinh cephalosporin thế hệ 3 (thuốc tiêm lg)
giá thành có sự chênh lệch rất lớn: ^rtum giá 102.000 đồng; (pefobis giá
100.000 đồng;£laforan giá 35.000 đồng; (gjefomic giá 34.000đ và petcef giá
21.000 đồng [13]. Các chính sách về giá'thuốc đều được các quốc gia quan
tâm và có biện pháp điều chỉnh. Ở Ấn Độ doanh số dược phẩm hàng năm
tăng trung bình trên 20% từ 1,68 tỷ USD năm 1991 - 1992 lên 2,77 tỷ USD
năm 1994 - 1995. Giai đoạn từ năm 1991 - 1995 doanh số bán dược phẩm
tăng nhanh 2 lần GDP nói chung. Ấn Độ quy định bản quyền sản xuất trong
7 năm kể từ ngày nghiên cứu sản xuất và 5 năm kể từ ngày cấp số đăng ký.
Khi giá thuốc tăng không hợp lý sẽ bị khống chế lại, hiện nay Ấn Độ có 73
thuốc còn bị khống chế bao gồm cả các thuốc famotidine, salbutamol,
ciprofloxacin, captopril [16].
Người thầy thuốc có vai trò, nhiệm vụ chăm lo sức khỏe nhân dân
nhưng đôi lúc chính họ lại là người làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng
của nhân dân. Theo một nghiên cứu tại Anh từ năm 1985 đến năm 2001 đã
có 13 trường hợp nhầm lẫn tiêm vincristin chống ung thư vào tuỷ sống; làm
4
cho 10 người tử vong, 3 người bị bại liệt [21]. Từ đó đặt ra vấn đề người
thầy thuốc phải có trình độ chuyên mồn sâu, có tinh thần trách nhiệm khi
chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Việc kê đơn và bán thuốc theo đơn đang được quan tâm nhiều hơn.
Thực trạng hiện nay các bác sĩ được các hãng dược phẩm dùng lợi ích kinh
tế để khuyến khích kê đơn các sản phẩm của hãng, về phía người kinh
doanh dược phẩm có không ít người chỉ vì lợi J cinh tế bán thuốc cho bệnh \/
nhân những thuốc tác dụng mạnh cũng như là sinh lợi lớn và bán những
thuốc cần kê đơn. Còn về bệnh nhân có người chỉ mua một số thuốc trong
đơn hoặc tự ý không dùng một số thuốc được bác sĩ kê [14].
Theo một nghiên cứu cho thấy ngay cả những nước phát triển việc
lạm dụng kháng sinh cũng phổ biến. Tại Mỹ thì phòng khám cấp cứu ở
Syracause New York đã kê đơn kháng sinh cho 82% những người bệnh bị
viêm phế quản. Trong 295 bệnh nhân viêm phế quản gần như tất cả đều bị
ho và nhiều đờm nhưng không ai cần dùng kháng sinh. Do đó việc sử dụng
kháng sinh không hợp lý đã dẫn đến hiện trạng gây tăng các nhiễm khuẩn
kháng thuốc. Trước thực trạng đó Cơ quan quản lý chất lượng thuốc và thực
phẩm của Mỹ (FDA) khuyến khích các thầy thuốc chỉ kê đơn kháng sinh
dùng toàn thân khi thật cần thiết và hướng dẫn người bệnh về tầm quan
trọng của việc dùng kháng sinh theo đúng ehỉ dẫn [20].
Việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, là rất quan trọng nó đã và đang là
mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới, cả nước phát triển và đang phát
triển. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã có quan tâm rất lớn về điều này nên
từ những năm 70, Tổ chức y tế thế giới đã thành lập chương trình thuốc
thiết yếu. Nhưng để việc sử dụng thuốc được thật sự hợp lý, an toàn thì đòi
5
hỏi phải có những thay đổi thật sự tích cực từ phía người thầy thuốc, người
bán thuốc và cả trình độ dân trí của bệnh nhân về sức khỏe.
1.2 Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam
Cùng với các ngành khác trong thời đại kinh tế mở cửa, ngành dược
phẩm Việt Nam cũng phát triển mạnh và đã hội nhập cùng các nước trên
thế giới. Nhà nước có các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế
dược phẩm trong nước đã tạo nên một thị trường thuốc phong phú, đa dạng
đáp ứng đủ nhu cầu thuốc cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân;
chấm dứt được tình trạng khan- hiếm thuốc trước đây. Nếu tính đến tháng 3
năm 1999 có 665 mặt hàng đửợc cấp số đăng ký thì đến tháng 6-2000 số
lượng thuốc được đăng ký đã có sự chênh lệch lớn. Thuốc giảm đau hạ
nhiệt chống viêm có 869 số đăng ký. Thuốc kháng khuẩn có 2094 số đăng
ký chiếm 21,6% trong tổng số thuốc được đăng ký. Vitamin được cấp 1059
số đăng ký; thuốc chữa các bệnh đường ruột 664 số đăng ký. Tính đến ngày
31 tháng 3 năm 2002 có tổng số 9704 thụốc được cấp số đăng ký [10]. Tiền
thuốc bình quân trên đầu người cũng tăng khá nhanh. Năm 1991 là 0,3
USD và đến năm 2000 là 5,4 USD [11]. Năm 2001 là 6 USD và năm 2002
là 6,7 USD [3]. Năm 2000 giá trị tổng sản lượng thuốc là 2314 tỷ đồng tăng
gấp 2 lần so với năm 1996 và tăng gấp 20 lần so với năm 1991 [11]. Năm
2001 là 2657 tỷ đồng và nắm 2002 là 3144 tỷ đồng, chỉ tính riêng năm
2002 với 2001 đã tăng 487 tỷ đồng [3]. -
Vấn đề an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc được đảm bảo tốt thì
công tác cung ứng thuốc có chất lượng tốt phải đặt lên hàng đầu. Theo số
liệu của Viện kiểm nghiệm - Bộ Y tế, tình hình thuốc giả trên thị trường về
cơ bản được ngăn chặn. Năm 1990-1991 tỷ lệ thuốc giả trên thị trường ước
tính 7,08% năm 1995-1996 tỷ lệ thuốc giả là 0,59% và đến năm 1998 còn
6
0,18%. Tính đến hết tháng 11 năm 2002, cả nước đã thực hiện được 43.237
mẫu kiểm nghiệm, trong đó có 32.573 mẫu kiểm tra và 10.664 mẫu gửi
đến. Phát hiện 1.054 mẫu thuốc không đạt chất lượng chiếm 3,23% số mẫu.
Tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước không đạt chất lượng là 3,00% giảm so với
năm 2001, tỷ lệ thuốc nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng là 4,90%
tăng so với năm 2001. Thuốc đông dược có tỷ lệ không đạt tiêu chuẩn chất
lượng chiếm 9,61%. Tính đến ngày 31/12/2002, đã có 70 lô thuốc bị Cục Quản
lý dược Việt Nam- Bộ Y tế đình chỉ, trong đó có 51 lô thuốc nước ngoài và 19 lô
thuốc trong nước. Năm 2002 tập trung vào mặt hàng có hoạt chất dễ bị phân huỷ
là men giảm phù nề chống viêm Serratio peptidase nên Cục Quản lý dược Việt
Nam - Bộ Y tế đã rút số đăng ký của 10 mặt hàng có chứa men Serratio
peptidase. Thuốc giả chỉ chiếm 0,3% có xu hướng giảm so vói các năm trước [3].
Bên cạnh những mặt tích cực mà thị trường thuốc thời mở cửa đem
lại thì cũng đồng thời tạo nên sự phức tạp, mất trật tự, thậm chí hỗn loạn rất
khó khăn trong quản lý. Đi dạo quanh phố phường, làng xã, quán chợ quầy
bán thuốc tràn lan. Những người không có trình độ cũng kinh doanh dược
phẩm [19]. Do đó, người dân có thể dễ dàng mua thuốc ở mọi nơi khi có
nhu cầu dùng thuốc.
0
Thị trường thuốc phong phú nên hiện nay diễn ra sự cạnh tranh khốc
liệt giữa hàng sản xuất trong nước và hàng sản xuất tại nước ngoài là không
cân sức do có nhiều yếu tố chủ" quan và khách quan, trong đó thị hiếu thích
dùng thuốc ngoại của nhân dân và đặc biệt là người thầy thuốc [6]. Theo
nghiên cứu tại 4 bệnh viện trung ương: Bạch Mai, Hữu Nghị, Viện 108,
Việt Đức thấy tỷ lệ các loại thuốc nước ngoài chiếm 60,4% các loại thuốc
dùng trong bệnh viện cho thấy xu hướng của người thầy thuốc và bệnh
7
nhân thích dùng thuốc ngoại. Phải chăng đây là do chất lượng thuốc nội
chưa được tốt.
Theo báo cáo tổng kết 7 năm thực hiện pháp lệnh hành nghề y dược
tư nhân thì tính đến ngày 10/01/2001 cả nước có 17.733 cơ sở hành nghề
Dược tư nhân trong đó có 16.605 cơ sờ được đăng ký cấp giấy chứng nhận
đủ tiêu chuẩn và điều kiện hành nghề Dược tư nhân.Tuy nhiên các cơ sở
còn mắc sai chiếm tỷ lệ không nhỏ, theo báo cáo của 61 tỉnh thành phố thì V7
còn 1.128 cơ sở hành nghề không có giấy chứng nhận chiếm 6,36% và có
9.404 lượt cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính, 5 trường hợp bị xử lý theo bộ
luật Hình sự :nhà thuốc tư nhân có 2, đại lý bán thuốc 3, trong đó có 1 nhà
thuốc vi phạm bán thuốc gây nghiện.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, Hà Nội cũng trên
đà phát triển và ngành Dược có sự thay đổi lớn thể hiện qua số lượng nhà
thuốc tư nhân. Theo thống kê của ngành y tế thì số lượng nhà thuốc tại Hà
Nội chiếm tỷ lệ 22,1% số nhà thuốc tư nhân trong cả nước. Số lượng nhà
thuốc tư nhân tại Hà Nội có sự thay đổi theo các năm, năm 1996 có 983
nhà thuốc,năm 1997 có 1091 nhà thuốc, năm 1998 có 1252 nhà thuốc, năm
1999 có 1401 nhà thuốc và đến năm 2000 có 1493 nhà thuốc. Như vậy chỉ
qua 5 năm số lượng nhà thuốc tăng 510 nhà thuốc. Năm 2001 số nhà thuốc
chỉ tính riêng tại 7 quận nội thành Hà Nội là 848 nhà thuốc tư nhân (số liệu
từ Sở Y tế Hà Nội).
Về vấn đề giá thuốc, một vấn đề nóng bỏng của thị trường dược phẩm
vào những tháng 2, tháng 3 năm 2003. Các công ty dược phẩm thay đổi giá
thuốc theo chiều hướng tăng gây khó khăn, tốn kém cho người dân khi phải
dùng thuốc. Nhiều hãng dược phẩm, thay đổi hình thức đóng gói, thay đổi
8
quy cách sản phẩm làm giá thành sản phẩm đẩy lên cao. Trước thực trạng
bức xúc hiện nay, Ban vật giá chính phủ có công văn số 979/BVGCP-
CNTĐV về hướng dẫn quản lý giá thuốc chữa bệnh. Các Sở Y tế đã có các
đoàn thanh tra về giá thuốc để tìm rõ nguyên nhân gây tăng giá thuốc. Biện
pháp chủ yếu được đưa ra vẫn là niêm yết giá bán tại các cơ sở bán lẻ.
Trong năm 2002, Hiệp hội sản xuất kinh doanh dược phẩm đã hiệp thương
cùng các nhà sản xuất chính trong nước về giá sàn thuốc tiêm và thuốc viên
nhóm betalactam [3].
Người dược sĩ được phép mở nhà thuốc và phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về nội dung hoạt động của nhà thuốc, ngoài ra còn mang ý
nghĩa lương tâm đạo đức [5]. Tuy nhiên, không ít chủ nhà thuốc chỉ thuê
bằng dược sĩ để kinh doanh. Một số không nhỏ người bán thuốc kết hợp với
các cơ sờ khám chữa bệnh để bán những biệt dược đắt tiền, mặc dù những
bệnh đó chỉ cần thuốc thông thường cũng khỏi. Đôi khi ngưqri cung ứng
thuốc lại là người nghe thông tin từ bệnh nhân và bán thuốc. Theo một cuộc
khảo sát năm 1999 về nghiên cứu sử dụng thuốc an toàn, hợp lý thì số
người được hỏi mua kháng sinh theo gợi ý của người bán thuốc chiếm tỷ lệ
82,5%. Theo báo cáo của 57 tỉnh thành phố trong tổng số 10.436 cơ sở
thanh tra có 1.663 cơ sờ vi phạm, xử lý 893 cơ sở, với các hình thức: phạt
tiền 587 cơ sở với tổng số tiền phạt 810.764.650 đồng, cảnh cáo 311 cơ
s ^ ìn h chỉ hoạt động 121 cơ sở. Nội dung vi phạm chủ yếu : Dược sĩ chủ \ /
nhà thuốc vắng mặt; Người giúp việc bán thuốc không đủ tiêu chuẩn theo
qui định; Kinh doanh thuốc hết hạn, thuốc không có số đăng ký, thuốc đã
bị đình chỉ lưu hành; Ghi chép sổ mua bán và theo dõi chất lượng thuốc
không đầy đủ; Thực hiện chưa đúng qui chế chuyên môn dược đặc biệt là
qui chế quản lý thuốc độc, hướng tâm thần, thuốc gây nghiện; Biển hiệu
chưa đúng qui định; Bán thuốc không theo đơn; Thông tin quảng cáo thuốc
không đúng quy định; Thuốc nhập lậu; Phần lớn đại lý thuốc hoạt động quá
9
chức năng, còn kinh doanh thuốc ngoài danh mục được phép; Tình trạng
buôn bán thuốc nhập lậu cả tân dược và thuốc cổ truyền, đặc biệt là tại một
số tỉnh biên giói và thị trường thuốc thành phố Hồ Chí Minh; Hành nghề
không phép chủ yếu ở một số vùng sâu, vùng nông thôn [3].
Việc sử dụng thuốc không phải do người bệnh tự quyết định. Thực
chất là thầy thuốc là người tạo ra nhu cầu và chỉ định dùng thuốc. Một số
thầy thuốc gắn lợi ích của mình với các quầy thuốc trong và ngoài bệnh
viện để kê đơn thuốc [7]. Có những bệnh thông thường bác sĩ kê đơn tới
hàng trăm nghìn đồng. Còn bệnh thực sự thì kê đơn với các biệt dược đắt
tiền. Từ đó, dẫn tới tình trạng nhiều thuốc có chung tác dụng dược lý, một
số có tương tác khi sử dụng gây nên tình trạng quá liều hoặc gây phản ứng
không lợi cho bệnh nhân khi sử dụng.
Theo nghiên cứu "Nghiên cứu tình hình Dược Việt Nam theo bộ chỉ
báo của Tổ chức y tế thế giới" thì số thuốc bình quân trong một đơn thuốc ở
hiệu thuốc là 3,8 và ở nhà thuốc tư nhân là 3,6. Số đơn thuốc có ít nhất một
thuốc tiêm ở hiệu thuốc tư nhân là 31% và ở nhà thuốc là 17%. Theo tài
liệu nghiên cứu sử dụng vitamin tại cộng đồng, vitamin được kê nhiều nhất
là vitamin c 46,6%, vitamin Bi 18,7%, vitamin hỗn hợp 17,3%. ở Hà Nội
tỷ lệ người tiêu dùng mua vitamin nước ngoài cao nhất 49,1% [8].
Ngoài ra, việc vi phạm quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn còn thể
hiện ở thầy thuốc kê đơn không đúng mẫu quy định. Từ số liệu một cuộc
khảo sát ở thành phố Huế thì với 300 đơn thuốc đã được kê chỉ có 112 đơn
thuốc có mẫu đúng quy định chiếm tỷ lệ 37,3% còn lại 62,7% số đơn kê
không đúng quy định [9].
Vấn đề sử dụng thuốc hợp lý, an toàn liên quan đến cả 3 đối tượng:
người thầy thuốc, người cung ứng thuốc và người sử dụng. Trong đó người sử
dụng vẫn là vấn đề còn bàn luận. Người dân có thói quen đến thẳng nhà thuốc
10
để mua thuốc không cần khám chữa bệnh. Ở Hà Nội 95% người mua thuốc
kháng sinh không cần đơn; 10Ọ% không biết tác dụng phụ, 80% thích mua
thuốc ngoại. Một số người qua sự mách bảo mà mua thuốc điều trị. Họ tự mua
thuốc kháng sinh Cephalosporin thế hệ II, III, quinolon thế hệ II, III tự chữa
bệnh. Từ đó làm hại cho cộng đồng vì vi khuẩn dễ kháng thuốc hơn. Mặt khác
người bán thuốc vẫn chưa thực hiện tốt quy chế kê đơn [14].
Một thực trạng hiện'nay, bệnh nhân không tuân thủ chỉ định thuốc
của bác sĩ. Việc không coi trọng dùng kháng sinh khi thầy thuốc chỉ định.
Dùng đủ liều kháng sinh là điều quan trọng để đạt hiệu quả điều trị và
tránh kháng thuốc. Nhưng theo một nghiên cứu, số người dùng kháng sinh
5-7 ngày, từ 7 ngày trở lên chiếm tỷ lệ thấp là 7,5%; 1,7% còn lại phần lớn
sử dụng kháng sinh không đủ liều trong đó số người thường dùng 3-4 ngày
là 24,2% thậm chí số người dùng chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 1-2 ngày là
62,5% [1]. Việc sử dụng kháng sinh không đủ thời gian điều trị, liều dùng
hàng ngày thấp hơn liều cần thiết chính là nguyên nhân gây ra sự kháng
thuốc của vi khuẩn.
%
Việc sử dụng kháng sinh quá tự do đã gây ra những hậu quả nghiêm
trọng. Vào đầu năm 1990, acid Nalidixic được sử dụng ở bệnh viện và cộng
đồng tại các tỉnh phía Nam để điều trị bệnh đường ruột. Năm 1996 mức độ
đề kháng acid Nalidic còn rất thấp 2,4% nhưng đến năm 1997 - 1998 tỷ lệ
kháng là 24% [9].
Tóm lại, thuốc phòng bệnh và chữa bệnh là hàng hoá đặc biệt, ảnh
hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe con người. Thực trạng hiện nay
vấn đề sử dụng thuốc hợp lý an toàn đang là vấn đề cấp bách của ngành
Dược. Và việc cung ứng thuốc chữa bệnh cho nhân dân được Đảng và nhà
nước đặc biệt quan tâm.
11
PHẦN II. PHƯỜNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1.Đối tượng nghiên cứu
2.1.1 Đơn vị nghiên cứu :
Các nhà thuốc tư tại các quận nội thành Hà Nội
2.1.2 Đơn vị quan sát:
- Người bán thuốc
- Người mua thuốc
- Đơn của thầy thuốc
2.2. Phương pháp chọn mẫu.
2.2.1 Phương pháp.
Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn. Dựa vào danh mục
các nhà thuốc chọn ngẫu nhiên ra các nhà thuốc để tiến hành khảo sát.
2.2.2 Xác định cỡ mẫu.
Áp dụng công thức
n=72 pd - p)
(i-a/2) ^2
Trong đó :
n : Cỡ mẫu cần nghiên cứu
d : Độ chính xác tuyệt đối
p : Tỷ lệ ước tính mua thuốc theo đơn và không theo đơn dựa
vào nghiên cứu thử ( Qua kết quả nghiên cứu thử thấy p» 15% ).
Z2(1.ct/2) : Hệ số tin cậy
Chọn a = 0,05 tra bảng ta có Z2(1_a/2) = 1,96 ; d = 5%
Thay vào công thức trên
n = 1,962 X Q,15x(1~2Q,15) = 195,92
• 0,05
12
Nếu mỗi nhà thuốc lấy 10 khách hàng mua thuốc thì số nhà thuốc cần
lấy là 20 nhà thuốc. Để nghiên cứu chắc chắn và khách quan chúng tôi
chọn cỡ mẫu là 30 nhà thuốc tư nhân.
2.2.3 Tiến hành chọn mẫu.
Chọn ngẫu nhiên 30 nhà thuốc tư tại các quận nội thành Hà Nội.
2.3.Phương pháp nghiên cứu
Trong thời gian khảo sát,tại các nhà thuốc đã được chọn tiến hành thu
thập và ghi chép lại tất cả các lần mua thuốc. Sau đó đánh giá các lần mua
thuốc dựa vào các chỉ báo theo bộ chỉ báo được xây dựng trên để đánh giá
việc thực hiện chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam.
2.4.Phương pháp xử lý số liệu và các chỉ báo
2.4.1 Phương pháp xử lý.
- Xử lý thô
- Xử lý trên máy tính bằng phần mềm SPSS 9.0 for Windows.
2.4.2 Các chỉ báo:
Dựa vào bộ chỉ báo đánh giá việc thực hiện chính sách quốc gia về thuốc
của Việt Nam chúng tôi tiến hành phân tích kết quả theo các chỉ báo sau:
- Số thuốc trung bình một lần mua.
- Tỷ lệ số lần mua có kháng sinh.
- Tỷ lệ số lần mua thuốc tiêm.
%
- Giá tiền trung bình một lần mua.
- Tỷ lệ thuốc có tên gốc hoặc có danh pháp INN được mua.
- Tỷ lệ thuốc nội được mua.
- Tỷ lệ thuốc thiết yếu được mua.
- Tỷ lệ thuốc tự mua phải bán theo đơn.
- Tỷ lệ số lần mua thuốc có hướng dẫn sử dụng.
- Giá trị thuốc sản xuất trong nước đã bán so với giá trị thuốc đã bán.
- Giá trị thuốc thiết yếu đã bán so với giá trị thuốc đã bán.
13
PHẦN III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Từ 300 phiếu khảo sát thu thập tại 30 nhà thuốc tư ở Hà Nội. Chúng tôi
đã tiến hành phân tích xử lý số liệu để làm rõ một số vấn đề liên quan tói việc
cung ứng thuốc.
3.1 Tỷ lệ người mua thuốc theo đơn và không có đơn
Đánh giá việc dùng thuốc theo đơn và tự điều trị trong cộng đồng.
Tỷ lệ ngưòi mua thuốc theo đơn được tính theo công thức:
Số người mua thuốc theo đơn J> /
_________
“
______1 - - 1 "
______
_
___
_
________
X 100/
Tổng số người mua thuốc /0
Bảng 1: Số người mua thuốc theo đợn và không có đơn
Hình thức
Số người mua thuốc
Tỷ lệ (%)
Mua thuốc theo đơn
70
23,3
Mua thuốc không có đơn
230
76,7
rp /? /v'
Tống sô
300
100,0
Biểu đồ 1: Tỷ lệ ngưòi mua thuốc theo đơn và không theo đơn
23%
77%
11 Mua thuốc không có đơn
□ Mua thuốc theo đơn
14
Nhận xét:
Trong tổng số 300 lượt mua thuốc tại các nhà thuốc khảo sát chỉ có
23,3% người dân mua thuốc có đơn, còn tỷ lệ người mua thuốc không có đơn
tói 76,7%. So vối nghiên cứu tại Huế thì tỷ lệ người mua thuốc theo đơn là
29,5%, thì tỷ lệ người dân Hà Nôi tự mua thuốc điều trị chiếm tỷ lệ nhiều hơn.
Nhưng so vói nghiên cứu tại Hà Nội năm 1998 thì tỷ lệ người dân mua thuốc
theo đơn của thầy thuốc là 15,7% và tỷ lệ ngưòi mua thuốc không có đơn là
84,4% [7] thì kết quả khảo sát lần này người dân Hà Nội mua thuốc theo đơn
chiếm tỷ lệ cao hơn. Mặt khác, so vói kết quả khảo sát năm 2001 thì tỷ lệ
người dân mua thuốc không có đơn là 95,1% [17] thì tỷ lệ người dân tự mua
thuốc trong lần khảo sát này thấp hơn. Như vậy, việc tự mua thuốc điều trị
hiện đang phổ biến và là nguyên nhân gây nên việc lạm dụng thuốc. Tuy
nhiên việc tự mua thuốc vẫn chiếm tỷ lệ 76,7% là rất cao. Từ đó, đặt ra vấn đề
hiện nay các cấp có thẩm quyền nên có biện pháp quản lý thực hiện quy định,
quy chế chuyên môn tại các nhà thuốc tư nhân nhằm hướng tói việc cung ứng
thuốc đáy đủ, kip thời. Tăng cường công tác tuyên truyền sử dụng thuốc hợp
lý an toàn và có hiệu quả bằng nhiều hình thức, nâng cao dân trí trong việc sử
dụng thuốc.
3.2 Phân tích những trường hợp tự mua thuốc
Nhằm đánh giá mức độ biểu biết, mức độ thực hiện quy chế chuyên
môn của người bán thuốc trong việc cung ứng thuốc.
3.2.1. Số thuốc trung bình một lần tự mua
a. Công thức
Số thuốc trung bình một lần tự mua tính theo công thức
Tổng số thuốc tự mua
Tổng số lần tự mua
15
b. Kết quả
Bảng 2: Số thuốc trung bình một lần tự mua
Tổng số lần tự
mua
Tổng số thuốc
tự mua
Số thuốc trung bình
môt lần tư mua
230 237
1,03 ±0,05
Vậy số thuốc trung bình một lần tự mua là: 1,03.
3.2.2. Tỷ lệ thuốc tự mua phải bán theo đơn
a. Công thức
Tỷ lệ thuốc tự mua phải bần theo đơn tính theo công thức
Tổng số thuốc tự mua phải bán theo đơn 0
^ _ _ _ Z Z L
____________________
x 1 0 0
Tống số thuốc tự mua
b. Kết quả
Bảng 3: Tỷ lệ thuốc tự mua phải bán'theo đơn
Chỉ tiêu
Số thuốc
Tỷ lệ (%)
Số thuốc tự mua phải bán
theo đơn
64
27,0
Số thuốc tự mua không
phải bán theo đơn
173
73,0
Tổng số thuốc tự mua
237
100,0
Tỷ lệ thuốc phải bán theo đơn là 27%.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ thuốc tự mua phải bán theo đơn
27%
73%
0 Không phải bán theo đơn
□ Phải bán theo đơn
16
3.2.3. Tỷ lệ ỉần tự mua cố kháng sinh
a. Công thức
Tỷ lệ số lần tự mua thuốc có kháng sinh theo đơn
Số lần tự mua có kháng sinh ữ /
1
X 100//
Tổng số lần tự mua thuốc
b. Kết quả
Bảng 4: Số lần tự mua thuốc có kháng sinh
Chỉ tiêu
Số lần
Tỷ lệ
(%)
Số lần tự mua có kháng sinh
51
22,2
Số lần tự mua không CQ kháng sinh 179
77,8
Tổng số lần tự mua thuốc
230
100,0
Biểu đồ 3: Tỷ lệ số lần tự mua có kháng sinh
22.2%
77.8%
□ Có kháng sinh
M Không có kháng sinh
Bảng 5: Số lần tự mua thuốc có kháng sinh phải kê đơn và không phải
kê đơn
Chỉ tiêu
Số lần Tỷ lê
(%)
Số lần tự mua có kháng sinh phải kê đơn
20 39,3
Số lần tự mua có kháng sinh không phải kê đơn
31 60,7
Tổng số lần tự mua thuốc có kháng sinh
51
100,0
Biểu đồ 4: Tỷ lệ số lần tự mua có kháng sinh phải kê đơn
□ Kháng sinh phải kê đơn
M Kháng sinh không phải kê đơn
3.2.4. Giá tiền trung bình một lần tự mua
a. Công thức
Tổng số tiền tự mua thuốc
Số lần tự mua thuốc
b. Kết quả
Bảng 6: Giá tiền trung bình một lần tự mua
Tổng số tiền tự
mua thuốc (đồng)
Số lần tự
mua thuốc
Số tiền trung bình một
lần tự mua (đồng)
3.080.300
230
13.392 ±221
18
Giá tiền trung bình một lần tự mua là: 13.392 đồng
3.2.5. Tỷ lệ thuốc thiết yếu được bán không đơn
a. Công thức:
Tỷ lệ thuốc thiết yếu được bán không đơn tính theo công thức:
Tổng số thuốc thiết yếu được bán không đơn /
-
X 100 7
Tổng số được bán không đơn p
b. Kết quả
Bảng 7: Số thuốc thiết yếu được bán không đơn
Chỉ tiêu
Số thuốc
Tỷ lệ
(%)
Số thuốc thiết yếu được bán không đơn
157 68,2
Số thuốc không phải thuốc thiết yếu được
bán không đơn
80 21,8
Tổng số thuốc được bán không đơn
237
100,0
Vậy tỷ lệ thuốc thiết yếu được bán không theo đơn là 68,26%
Biểu đồ 5: Tỷ lệ thuốc thiết yếu được bán không đơn
21.8%
68.2%
H Thuốc thiết yếu
□ Không phải thuốc thiết yếu
19
3.2.6. Tỷ lệ thuốc có tên gốc (GN) hoặc tên danh pháp INN được bán
không đơn.
a. Công thức
Tỷ lệ thuốc có tên gốc hoặc tên danh pháp INN được bán không đơn
tính theo công thức:
Số thuốc có tên gốc (hoặcINN) được bán không đơn JQQ
Tổng số thuốc được bán không đơn
b. Kết quả
Bảng 8: Số thuốc có tên gốc GN hoặc tên danh pháp INN được bán
không đơn
Chỉ tiêu
Số thuốc Tỷ lệ (%)
Thuốc có tên gốc (GN) được bán không đơn
92 38,8
Thuốc có tên khác được bán không đơn
145
61,2
Tổng số thuốc được bán không đơn
237 100,0
Tỷ lệ thuốc có tên gốc GN hoặc tên danh pháp INN được bán không
đơn là: 38,8%
Biểu đồ 6. Tỷ lệ thuốc có tên gốc (GN) hoặc tên INN bán không đơn
H Tên gốc □ Tên khác
20
3.2.7. Tỷ lệ thuốc nội người dân tự mua
a. Công thức
Tỷ lệ thuốc nội tự mua được tính theo công thức
Tổng số thuốc nội tự mua
______
—1
__
1 — 1 1
_________
X 100
Tổng số thuốc tự mua
b. Kết quả
Bảng 9: Số thuốc nội tự mua
Chỉ tiêu
Số thuốc
Tỷ lệ (%)
Thuốc nội tự mua
133
56,2
Thuốc khác tự mua
104
43,8
Tổng số thuốc tự mua
237
100,0
Số thuốc nội tự mua là 133 chiếm tỷ lệ 56,2% .
Biểu đồ 8: Tỷ lệ thuốc nội tự mua
H Thuốc nội □ Thuốc khác
3.2.8 Nhận xét:
Trong tổng số 230 lần tự mua thuốc thì số thuốc trung bình trong một
lần người dân tự mua là 1,03 thuốc. Như vậy, số thuốc trung bình một lần tự
mua không cao. Số thuốc cần phải bán theo đơn là 64 thuốc chiếm tỷ lệ 27%
trong tổng số thuốc người dân tự mua. So vối kết quả nghiên cứu năm 1998 tỷ
lệ thuốc tự mua phải bán theo đơn là 33,5% [7] thì kết quả lần này thấp hơn
21