Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Bài thuyết trình văn học việt nam tìm hiểu nhà văn nguyễn khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 20 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH II
LỚP:12CĐBC1
Nhóm 7
Đỗ Thị Hải
Đặng Thị Hồng
Nguyễn Ngọc Tú Anh
Đoàn Nguyễn Ngọc Anh
Kính chào cô cùng toàn thể các bạn!
1.Cuộc đời và sự nghiệp:
a,Cuộc đời:
-Nguyễn Khải tên thật
là Nguyễn Mạnh Khải,
sinh ngày 3 tháng 12
năm 1930 tại Hà Nội.
-Quê ông ở Nam Định
nhưng tuổi nhỏ đã
sống ở nhiều nơi.
o
Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ
chiến đấu ở thị xã Hưng Yên,sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi
làm báo.
o
Ông bắt đầu viết văn từ những năm 1950 và được chú ý từ tiểu
thuyết Xung đột( phần 1 năm 1959, phần 2 năm 1962)

Sau năm 1975, ông chuyển vào sinh sống tại thành phố
Hồ Chí Minh.

Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về


làm việc tại Hội nhà văn Việt Nam.

Nguyễn Khải từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn
Việt Nam các khóa 2,3 và là Phó tổng thư ký khóa 3.Ông
còn là Đại biểu Quốc hội khóa VII.

Nguyễn Khải mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại thành
phố Hồ Chí Minh do bệnh tim.
b)Sự nghiệp văn chương:

Nguyễn Khải bắt đầu viết văn năm 1950.

Ông sáng tác các thể loại như truyện ngắn,tiểu thuyết,kí
sự,kịch…

Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú:
-Về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới
-Về bộ đội trong những năm kháng chiến chống Mĩ
-Về những vấn đề xã hội-chính trị có tính thời sự
-Và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay
trước những biến động phức tạp của đời sống.
Phong cách sáng tác:

Các sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách
khám phá riêng của nhà văn với các ván đề xã hội,năng lực
phân tích tâm lí sắc sảo,sức mạnh của lí trí tỉnh táo.

Năm 1982,Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt
Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm.


Năm 2000,nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh
đợt II về Văn học nghệ thuật.
Các tác phẩm tiêu biểu:

Xung đột (1959-1962)

Mùa lạc (tập truyện ngắn,1960)

Thời gian của người (1985)

Chủ tịch huyện (1965-1971)

Cha và con và…(1978)…

Tác phẩm tiểu thuyết Thượng đế thì cười (2003), mang giọng
văn hồi ký về cuộc đời viết lách của ông.

Tác phẩm cuối cùng của ông là tuỳ bút Đi tìm cái tôi đã mất
(2006) ghi lại những trăn trở của Nguyễn Khải vào những năm
cuối đời.

Tác phẩm Mùa lạc của Nguyễn Khải thường được trích dạy
trong sách giáo khoa phổ thông môn Văn học nhiều năm qua.
Trong bộ sách giáo khoa Ngữ văn bộ mới (lớp 12), tác phẩm
này được thay bằng Một người Hà Nội, cũng là một truyện
ngắn xuất sắc của ông.

Nguyễn Khải nhận nhiều giải thưởng văn học, như: Giải
thưởng Văn học Lê Thanh Nghị (Liên khu III, 1951), Giải
thưởng Văn nghệ VN (1951-1952), Giải thưởng Hội Nhà văn

VN (1982) , Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật
(đợt II - 2000). Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Hà Nội trong mắt tôi
Thượng đế thì cười
Một người Hà Nội
2,Tác phẩm tiêu biểu:
Đọc “Một người Hà Nội” của Nguyễn
Khải để hiểu và yêu vẻ đẹp truyền thống
của người Hà Nội

Một người Hà Nội là tác phẩm tiêu biểu
của Nguyễn Khải được sáng tác trong giai
đoạn đầu của công cuộc đổi mới đất
nước - 1989. Tác phẩm đã làm nổi bật
bản sắc của người Hà Nội, vẻ đẹp truyền
thống của người Hà Nội, thể hiện tình
yêu sâu nặng của nhà văn với Hà Nội -
quê gốc của ông.

Xuyên suốt tác phẩm là câu chuyện về những con người Hà Nội lịch
lãm với nhiều vẻ đẹp quý giá. Dù trong những giai đoạn khó khăn,
người Hà nội vẫn giữ được những nét đẹp ấy “Bàn ăn trải khăn
trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong
giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ quy định”. Đó là những người
Hà Nội đã không ngần ngại tiễn con em lên đường chiến đấu để giải
phóng đất nước. Thế nhưng khi người con không trở về, người bạn
của con đến báo tin khóc nức nở và chuẩn bị một tâm thế để an ủi
bà mẹ đau khổ ấy thì chính bà lại an ủi lại người đi báo tin “Người
bà run bần bật nhưng không khóc, và bà nói run rẩy: Nín đi con, nín
đi Dũng…”. “Cô Hiền”- người phụ nữ xuyên suốt tác phẩm là một

con người mà theo nhà văn là “một hạt bụi vàng của Hà Nội”, một
cái quý giá cần phải được trân trọng và nâng niu. Chính những con
người cụ thể như “cô Hiền” đã tạo nên vẻ đẹp của người Hà Nội, đã
tích tụ, làm nên mỏ vàng trầm tích của bản sắc, văn hoá Hà Nội.

Tác phẩm là sự thể hiện niềm cảm phục, sự trân trọng, và cả
niềm tin của tác giả vào những giá trị tinh thần bất biến của con
người đất kinh kì. Và cho dù trong bôn bề của cuộc sống đổi
thay chóng mặt, có những giá trị văn hóa của Hà Nội đang dần
mai một, song đất “kinh kỳ” vẫn còn và sẽ vẫn giữ mãi bề dày và
chiều sâu văn hóa như nó vốn có bởi những con người Hà Nội
như cô Hiền. “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc
phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng
những ánh vàng”. Truyện ngắn “Một người Hà Nội” là một
trong 10 truyện của nhà văn Nguyễn Khải trong tập truyện “Hà
Nội trong mắt tôi” được Nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Tác phẩm
cũng đã được đưa vào chương trình Văn học lớp 12.
Câu chuyện đã làm toát lên những suy nghĩ và ứng xử của
nhân vật thể hiện những cái chuẩn: lòng tự trọng, trung
thực, lối sống cẩn thận, nề nếp, phong thái lịch lãm, có phần
sang trọng, quí phái mang đậm bản sắc của người Hà Nội,
mang vẻ đẹp truyền thống của người Hà Nội “Cô đã già hẳn,
đã ngoài bảy mươi rồi còn gì, nhưng cô vẫn là người của
hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn. Nơi tiếp khách
của cô sau tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm
suốt mấy chục năm không hề thay đổi…lại nhìn một bà lão
(nếu là một thiếu nữ thì phải hơn- tác giả nhấn mạnh) lau
đánh cái bát bày thủy tiên thấy tết quá, Hà Nội quá, muốn ở
thêm ít ngày ăn lại một cái tết Hà Nội…”.
Cuộc đời Nguyễn Khải đã cống hiến hết mình cho sự

nghiệp văn học.Nửa thế kỉ cầm bút viết báo,viết văn
của Nguyễn Khải cũng chính là cuộc hành trình về
tinh thần của tác giả cùng với các nhân vật của mình.
Ông được đánh giá “là người tài năng nhất trong thế
hệ của chúng tôi, thế hệ những người cầm bút vậy mà
hóa ra vắt qua cả mấy thời kỳ lịch sử quan trọng: một
chút thời Pháp thuộc, đầy đủ Cách mạng Tháng Tám,
đẫm mình trong hai cuộc chiến tranh lớn, và cả hòa
bình nữa.” (Nguyên Ngọc)


T
T


h
h


e
e
e
n
d

×