Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Bài thuyết trình văn học việt nam tìm hiểu nhà văn phan tứ, anh đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 33 trang )


Phan Tứ

Anh Đức

1/ Cuộc đời
Nhà văn Phan Tứ và một trang nhật ký chiến trường bằng tiếng Pháp của mình
Phan Tứ (1930-1995) là một nhà văn Việt
Nam. Ông tên thật là Lê Khâm, sinh ngày 20
tháng 12 năm 1930 tại thị xã Quy Nhơn, tỉnh
Bình Định.

Năm 1950, ông nhập ngũ, theo học Trường Lục
quân Trần Quốc Tuấn . Năm 1958, ông theo học
khoa Ngữ văn, Đại Học Tổng Hợp Hà Nội. Ông
trở thành một nhà văn tên tuổi thời bấy giờ khi
mới vừa tròn 30 tuổi.

Phan Tứ lúc theo học Trường lục quân Trần Quốc Tuấn – nay là Trường Sĩ
Quan Lục Quân 1

Sau khi tốt nghiệp năm 1961 ông
viết văn dưới bút danh Phan Tứ

Từ trái sang Tố Hữu, Phan Tứ , Bác Hồ và Trần Đình Vân. - Ảnh tư
liệu

Sau năm 1975, ông về sinh sống và làm
việc tại quê hương Quảng Nam. Ông từng
giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Hội


nhà văn và là đại biểu Quốc Hội Khóa 8.
Ông qua đời ngày 17 tháng 4 năm 1995
tại thành phố Đà Nẵng,do hậu quả chất
độc màu da cam khi còn dang dở bộ tiểu
thuyết "Người cùng quê".

Với những đóng góp to lớn của
mình, Ông đã được Nhà nước Việt
Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí
Minh về Văn học đợt II năm 2000.

2/ Sự nghiệp
- Hơn 35 năm cống hiến cho Văn Học,
Phan Tứ đã để lại một lượng tác phẩm
khá đồ sộ gồm tiểu thuyết, nhiều
truyện ngắn, bút kí, hồi kí,…v v.
a/ Phong cách văn học

- Tài năng văn học và sự nhạy
cảm của người chiến sĩ đã tạo
nguồn cảm hứng để ông sáng tác
nhiều tác phẩm.


. Vd:Bên kia biên giới, Trước giờ nổ súng (tiểu
thuyết) ,

Trở về Hà Nội (truyện ngắn)

Trên đất Lào, Măng mọc trong lửa(bút ký) Nhật

ký chiến trường.

Ông được đánh giá cao vì “bút pháp
hiện thực già dặn, kết cấu gọn gàng,
lời văn trong sáng” bởi tập truyện
ngắn “Về làng” .

Qua những tác phẩm, toát lên phong cách rất riêng
của Phan Tứ. Ông không hề bị gò bó ở bất cứ
khuôn bật nào, thẳn thắn phê phán cái sai và ca
ngợi cái đúng, cái đẹp. Chúng ta dễ dàng tìm thấy
những nét trên qua các tác phẩm “Bên kia biên
giới” và “Trước giờ nổ súng”


- Ông được bạn đọc nhớ nhiều bởi những
cuốn tiểu thuyết giàu lý tưởng, đậm vẻ đẹp
lãng mạn cách mạng như "Gia đình má
Bảy", "Mẫn và tôi", "Người cùng quê”.

b/Một số tác phẩm tiêu biểu.
Gia đình má Bảy (tiểu thuyết, 1968,
tái bản 1971, 1972, 1975)

Mẫn và tôi (tiểu thuyết, 1972,
1975, 1978, 1987, 1995)

Bên kia biên giới (tiểu thuyết, 1958,
tái bản 1978)
Có thể nói “Bên kia biên giới" của Phan Tứ là

một trong không nhiều những tác phẩm đầu tiên
nói tới một mặt khác của hiện thực chiến tranh,
về sự hy sinh mất mát to lớn của người chiến sĩ
trong cuộc chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc
trong kháng chiến chống Pháp, đó cũng là sự phê
phán, phê phán những hành vi thoái hóa của
người lính.

1/ Cuộc đời
Nhà văn Anh Đức lúc 36 tuổi (ảnh của đạo
diễn Hồng Sến chụp năm 1971 tại chiến khu R) và hiện nay
Anh Đức, tên
thật là Bùi Đức Ái, sinh ngày 5 tháng 5 năm 1935
tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.
Ông là một nhà văn Việt Nam trưởng thành trong
kháng chiến .

Ông tham gia lực lượng kháng
chiến ở miền Nam Việt Nam
hoạt động từ khi còn trẻ.

Năm 1953, ông được điều về
làm ở báo Cứu quốc Nam Bộ.

Năm 1954 Bùi Đức Ái tập kết ra miền Bắc. Trong
thời gian ở miền Bắc, ông viết với bút danh Bùi
Đức Ái. Thời gian này ông được gặp và tiếp xúc
với nhiều nhà văn lớn cùng thời tại Hà Nội. Theo
phân công của Hội nhà văn Việt Nam, mỗi nhà
văn có kinh nghiệm giúp đỡ, truyền đạt kinh

nghiệm, đọc và góp ý bản thảo cho một cây bút
trẻ tập kết. Người được giao kèm cặp Bùi Đức Ái
là nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

Ngoài ra, Bùi Đức Ái đi thực tế nhiều nơi, viết
một số truyện ngắn nhưng không thật nổi bật cho
đến khi ông gặp bà Nguyễn Thị Huỳnh, một phụ
nữ từng hoạt động trong lực lượng kháng chiến ở
miền Nam Việt Nam. Nhờ cuộc gặp gỡ này, ông
viết Một truyện chép ở bệnh viện. Tập truyện
được đón nhận rộng rãi và trở thành một trong
những tác phẩm làm nên tên tuổi của ông sau này.

Sau năm 1975, Anh Đức về sống ở Thành phố Hồ
Chí Minh. Ông có thời gian là ủy viên Ban thư
ký Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh; tổng
biên tập tạp chí Văn, ủy viên Đảng đoàn các khóa
2 và 3, đại biểu quốc hội khóa 7

Hiện nay ông đang cư ngụ tại Quận 1, tp Hồ Chí
Minh

2/ Sự nghiệp
Trào lưu chủ yếu của ông là Truyện ngắn

Những tác phẩm chính của thời kì kháng chiến chống Mĩ
là: Bức thư Cà Mau (tập truyện ngắn, 1960), Hòn
Đất (tiểu thuyết, 1966) – hai tác phẩm này đã được tặng
giải chính thức Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu năm
1965.


Giấc mơ ông lão vườn chim (tập truyện ngắn, 1968).
Trong suốt 13 năm ở chiến trường chống Mĩ, nhiệm vụ
chủ yếu của Anh Đức là sáng tác, đồng thời phụ trách
ngành Văn, nhiều năm liền là Tổng biên tập Tạp chí Văn
nghệ giải phóng của Hội Văn nghệ giải phóng miền
Nam.

Sau 1975, ông cho in tiểu thuyết Đứa con của đất, Hai
mươi truyện ngắn, tập truyện Miền sóng vỗ, Tuyển tập
Anh Đức (2 tập).

Anh Đức được độc giả cả nước biết đến như một
nhà văn của đất nước và con người phương Nam.
Thành công quan trọng trong hầu hết các sáng tác
của ông là đã xây dựng được những tính cách
điển hình về những người phụ nữ và nông dân
Nam Bộ anh hùng
Với những đóng góp to lớn của mình ông được
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học năm
2000

×