Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

THUYẾT TRÌNH văn học nước NGOÀI tác GIẢ dante

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 32 trang )


TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH II
TRUYỀN HÌNH II
THUY T Ế
THUY T Ế
TRÌNH
TRÌNH
VĂN H C N C Ọ ƯỚ
VĂN H C N C Ọ ƯỚ
NGOÀI
NGOÀI
GING VIÊN: LẠI THỊ HỒNG VÂN
GING VIÊN: LẠI THỊ HỒNG VÂN

TÁC GI: Dante

Dante Alighieri hay đơn giản hơn, Dante (1265-1321) là một nhà thơ
người Ý, tác giả của hai kiệt tác La Divina Commedia (Thần khúc) và
La Vita Nuova (Cuộc đời mới).

Dante sinh khoảng giữa 14 tháng 5 và 13 tháng 6 năm 1265 tại
Firenze. Mẹ của Dante mất khi ông 7 tuổi; ngay sau đó bố của
Dante, cưới người vợ thứ hai, và họ có hai con: em trai Francesco và
em gái Gaetana.

Thời trẻ, Dante được Brunetto Latini, một người có kiến thức uyên
bác dạy tiếng Latin và truyền cho Dante niềm thích thú văn chương.
Thông qua tiếng Latin mà Dante say mê thơ ca cổ đại và tôn sùng thơ
Virgil. Dante còn học tiếng Pháp, tiếng Provençe, đi sâu nghiên cứu


thần học, triết học, thiên văn học và trở thành một người có kiến thức
bách khoa uyên bác bậc nhất ở thời đại ông.

TÁC GI: Dante

Dante biết yêu và làm thơ từ rất sớm. Ngay từ khi 12 tuổi gia đình ông
đã hứa hôn với gia đình của Gemma di Manetto Donati, tuy rằng ông
đã yêu một cô gái khác tên Beatrice Portinari. Những bài thơ về mối
tình tuổi thiếu niên sau này được gom lại thành tập La Vita Nuova.

Năm 1295 Dante tham gia hoạt động chính trị, đứng về phái Guelfi
đối lập với phái Ghibellini. Năm 1289 phái Guelfi thắng thế nhưng rồi
lại chia ra thành phe Đen và phe Trắng. Dante theo phe Trắng, kiên
quyết chống lại đường lối dựa vào Giáo hoàng

. Năm 1301 quân Pháp tiến vào Firenze, phe Đen lưu vong trở về tổ
chức đàn áp phục thù. Dante bị kết án hai lần, phải rời bỏ quê hương
đi sống lưu vong và mai danh ẩn tích. Thời kỳ này ông bắt đầu viết La
Divina Commedia.

Dante mất năm 1321 tại Ravenna.

S NGHI P SÁNG TÁCỰ Ệ

Dante là tác giả của các tập Rime (Thơ), Il
convivio (Bữa tiệc), De vulgari eloquentia (Về
hùng biện đại chúng), De monarchia (Về chế độ
quân chủ) Tuy vậy, những tác phẩm này chỉ
một số ít các nhà nghiên cứu quan tâm, còn độc
giả khắp thế giới hầu như chỉ biết hai kiệt tác:

La Vita Nuova (Cuộc đời mới) và La Divina
Commedia (Thần khúc).

TÁC PHẨM: THẦN KHÚC

Thần khúc là một tác phẩm bằng thơ đồ sộ gồm ba phần: Địa ngục, Tĩnh
ngục, Thiên đường. Mỗi phần có 33 khúc, cộng 1 khúc mở đầu, tất cả là 100
khúc với hơn 14.000 câu thơ. Người ta vẫn thường gọi La Divina Commedia
là "Kinh Thánh của thời Trung cổ". Trong tác phẩm vĩ đại này, Dante đặt ra
cho mình một mục đích vĩ đại: giúp loài người thoát khỏi nỗi sợ hãi trước cái
chết. Nhiệm vụ này ở thời bấy giờ là vô cùng quan trọng: trong linh hồn con
người có một nỗi sợ về những cực hình ở Địa ngục mà người ta vẫn nghe qua
những lời rao giảng và thuyết giáo. Khác với những nhà triết học khác,
Dante không khuyên người đời quên đi cái chết, Dante tin rằng Địa ngục là
có thật và chỉ có sự Can đảm, Danh dự và Tình yêu có thể giúp con người
thoát khỏi Địa ngục. “Thần khúc” mở đầu bằng những lời cay đắng về cái
chết của Beatrice nhưng tác giả bỗng nhiên hiểu ra rằng nàng là con người
cao thượng, trong trắng và không thể chết. Thế là linh hồn của Beatrice, với
sự giúp đỡ của Virgil đã dẫn Dante đi hết các tầng ngục, chứng kiến hết
những nỗi kinh hoàng của Địa ngục.

M t s câu th tiêu bi u ộ ố ơ ể
c a tác ph m “Th n ủ ẩ ầ
Khúc”
• “…Qua khỏi đây là xứ thảm sầu
Qua khỏi đây là đau thương vĩnh viễn
Là đi về những thế hệ khổ đau.“
• ……
“Thầy bảo tôi: “Tình cảnh đớn đau này
Là số phận những linh hồn nhàm chán

Không biết nhục vinh của những kiếp người.
37 Chúng hòa theo đám thiên thần ngớ ngẩn
Không phản phúc mà cũng chẳng trung thành
Với Thượng Đế, mà chỉ vì mình chúng.”………

TÁC PHẨM: THẦN KHÚC

Trên cánh cổng vào Địa ngục có dòng chữ "kẻ vào đây hãy quên
niềm hy vọng" nhưng Virgil khuyên Dante hãy quên nỗi sợ hãi, vì
rằng chỉ với đôi mắt mở to thì con người mới có thể nhìn ra
nguồn gốc của mọi cái ác. Cũng theo Dante thì linh hồn con
người có thể bị đày xuống Địa ngục ngay cả khi thân xác còn
sống nhởn nhơ nơi dương thế, bởi vì Địa ngục không phải là một
địa điểm hay nơi chốn mà Địa ngục là một "trạng thái của lòng
người". Người nào sống trong lầm lỗi sẽ rơi vào trạng thái đó.
Ngay cả lầm lỗi của lòng thù hận – cả người trả thù và nạn nhân
của sự trả thù đều bị đày xuống Địa ngục, và một khi nạn nhân
còn căm thù kẻ đã hành hạ mình thì vẫn chưa thể thoát ra khỏi
Địa ngục.


Tranh khắc gỗ của Gustave Dore:
Charon, người chuyên lái đò chở linh
hồn sang bên kia, khổ 3, Hỏa ngục

PHẦN THỨ NHẤT:HỎA
NGỤC

Bản trường ca bắt đầu vào đêm trước ngày
lễ thứ sáu tốt lành, 8 tháng 4 năm 1300 năm

1300, khi đó ông đã 35 tuổi, được nửa cuộc
đời theo đức tin, bị lạc trong một khu rừng
tăm tối, bị ba con mãnh thú tấn công: một
con sư tử, một con báo, và một con sói cái.
Ông hoảng sợ, nhưng không chạy trốn
được.

PHẦN THỨ NHẤT: HỎA
NGỤC

Dante may mắn được nhà thơ cổ La Mã Virgil
cứu thoát, và hai người bắt đầu cuộc hành trình
về thế giới bên kia. Tại Hỏa ngục, mỗi tội nghiệt
phải chịu sự trừng trị tương ứng thích đáng, ví dụ
người bói toán phải đi ngược bằng đầu họ, khiến
họ không thể nhìn thấy gì ở phía trước, như họ đã
làm trong suốt cuộc đời mình.

PHẦN THỨ NHẤT: HỎA
NGỤC

Lẫn vào với họ là những kẻ bị ruồng bỏ, là những thiên
thần không tham gia vào Cuộc nổi loạn của các thiên
thần. Những linh hồn này không ở trong, cũng không ở
ngoài Địa ngục, họ phải ngụ tại con sông mà các linh
hồn phải vượt qua trước khi tiến vào Địa ngục, chịu
trừng phạt bằng việc phải đuổi theo một lá cờ, trong khi
bản thân họ bị ong đuổi theo đốt, cùng với giòi bọ và
các loại côn trùng khác hút máu mủ, hình ảnh này tượng
trưng cho sự châm đốt lương tâm và ghê tởm tội lỗi.


PHẦN THỨ NHẤT: HỎA
NGỤC

Dante bước qua cổng Địa ngục, trên đó có chạm
hàng chữ "Đừng hy vọng gì nữa, một khi ngươi
đã bước chân vào đây“ .Trước khi bước qua cửa
Địa ngục, Dante và người dẫn đường của ông
nhìn thấy những người Cơ hội, những người
trong suốt cuộc đời mình không làm việc gì tốt,
nhưng cũng không làm gì xấu

PHẦN THỨ NHẤT: HỎA
NGỤC

Tiếp đó Dante và Virgil dừng chân bên bờ sông
Acheron, là nơi họ phải vượt sông trước khi tiến
vào Địa ngục. Người lái đò không muốn chở
Dante qua sông, vì Dante vẫn là người dương thế,
nhưng nhà thơ Virgil buộc người lái đò phải đưa
họ qua sông. Cuộc vượt sông không được kể lại,
vì Dante bị ngất, và chỉ tỉnh lại khi họ đã cập bờ
bên kia.

PHẦN THỨ NHẤT: HỎA
NGỤC

CÁC TẦNG ĐỊA NGỤC

CÁC TẦNG ĐỊA NGỤC


Nhà thơ đã gặp nhiều nhân vật cổ kim danh tiếng
dưới Hỏa ngục, từ những vị Giáo hoàng can tội
ăn cắp đồ lễ đến những kẻ tham nhũng; những
cha cố, tu sĩ dâm ô, hư hỏng; các quan chức địa
phương trụy lạc v.v…Tất cả, tùy mức độ nặng nhẹ
của những tội mà họ đã phạm phải trên dương
thế, đều phải chịu cực hình rất ghê sợ.

CÁC TẦNG ĐỊA NGỤC

Virgil dắt Dante qua chín tầng Địa ngục, là các vòm ngục
đồng tâm, tượng trưng cho sự gia tăng của tội lỗi và sự
đồi bại, với đỉnh điểm là trung tâm của Trái Đất, nơi mà
quỉ Satan phải chịu xiềng xích. Tại mỗi tầng, những kẻ
phạm tội bị trừng phạt bằng một hình thức tương ứng với
tội lỗi của họ: mỗi người phải chịu đau khổ vì tội lỗi lớn
nhất của mình. Những người phạm tội nhưng hối cải, cầu
nguyện xin tha thứ trước khi chết sẽ được vào Luyện ngục,
họ phải lao công để chuộc tội của mình – nhưng không
phải xuống Địa ngục. Những người phải xuống Địa ngục
là những người tìm cách biện bác cho tội lỗi của mình và
không chịu hối cải. Hơn thế nữa, những người ở Địa ngục
vẫn có ý thức về quá khứ và tương lai, nhưng không nhận
biết được hiện tại.

TẦNG MỘT

Tranh khắc của Gustave Doré Khổ 5, dòng 4: vua Minos phán
xử các linh hồn.


TẦNG MỘT

Ở đây có những người chưa được rửa tội, những
người không phạm tội lỗi gì, nhưng không nhìn nhận
Jesus là chúa của mình. Họ tuy không bị đọa đày,
nhưng cũng không được lên Thiên đường, và không
được gần Chúa trời, không có hy vọng được cứu rỗi.
Ở đây cũng có những cánh đồng xanh tốt và một tòa
lâu đài, nơi ở của những bậc hiền triết cổ đại, cũng
như các nhà triết học Hồi giáo như. Tại lâu đài này,
Dante gặp các nhà thơ vĩ đại Homer, Ovid …và các
nhà triết học. Bên ngoài tầng địa ngục thứ nhất, tất
cả những người có tội phải bị xét xử bởi vua Minos.

TẦNG HAI

Linh hồn của họ bị một trận bão dữ
dội cuốn đi cuốn lại, không hy vọng
được ngưng nghỉ. Đây là biểu tượng
sức mạnh của ham muốn, nó lôi kéo
con người một cách không cần thiết,
không vì lý do chính đáng nào.

TẦNG BA
Tranh khắc của Gustave Doré,
Dante gặp Ciacco

Chó ngao ba đầu Cerberus
canh giữ những kẻ phàm ăn tục

uống, buộc họ phải nằm trên
một đống bùn ghê tởm tạo bởi
những trận mưa lạnh buốt,
tuyết đen bẩn thỉu và mưa đá.
Đây là biểu tượng của những
thứ rác rưởi mà những kẻ phàm
ăn tục uống tạo ra khi họ còn
sống, làm nô lệ cho thức ăn
và cái dạ dày của mình.

TẦNG BA

Tại đây, Dante đàm thoại với một
người xứ Florentine về cuộc đấu
đá diễn ra tại Florence và số
phận của những nhân vật tiếng
tăm xứ Florentine

TẦNG BỐN

Những người ham muốn của cải vật chất bị trừng
phạt ở đây, trong số họ là những kẻ tham lam, hoặc
những người bủn xỉn, là những người tích trữ của
cải, và những người hoang tàn, tiêu phá gia sản. Bị
canh giữ bởi thần Plutus, mỗi nhóm người này phải
đẩy một khối nặng ngược lại một khối nặng khác
của một nhóm khác. Sau khi các khối nặng này đâm
sầm vào nhau, thì họ phải làm lại tất cả từ đầu.

TẦNG NĂM


Trong làn nước lầy lội như đầm lầy của
con sông Styx, những linh hồn giận giữ
đánh nhau trên mặt nước, những kẻ rầu rĩ
và uể oải nằm dưới dòng nước. Phlegyas
miễn cưỡng đưa Dante và Virgil qua sông
trên chiếc thuyền nhẹ của mình.

TẦNG NĂM

Các phần dưới của địa ngục nằm trong các bức tường
thành phố của những người chết Dis, bao quanh bởi
đầm lầy tạo bởi con sông Styx. Những kẻ bị trừng phạt
tại Dis là những kẻ cố tình phạm tội. Tường thành
được canh gác bởi những thiên thần sa ngã. Virgil
không thể nào thuyết phục họ cho ông và Dante vào
thành phố được. Một thiên thần được phái xuống từ
Thiên đàng bảo đảm cho họ được vào thành phố.

×