Tải bản đầy đủ (.ppt) (64 trang)

Tìm hiểu tác phẩm hán sở tranh hùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.83 KB, 64 trang )

ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
TRƯỜNG CAO ĐẴNG PHÁT THANH-
TRUYỀN HÌNH II
I. Về tác phẩm Hán Sở tranh hùng:

Hán Sở tranh hùng trong văn học vốn có tên là Tây Hán
chí.

Mộng Bình Sơn dịch có 48 hồi, XNB Trẻ TP Hồ Chí
Minh xuất bản năm 1989, từ đó tới nay tái bản nhiều lần
và một bản khác ít người biết tới

Thanh Phong dịch, có tên là "Tây Hớn" có 100 hồi do
NXB Đồng Tháp ấn hành năm 1993

Nhưng cả hai bản này đều không ghi tác giả nguyên tác
chữ Hán là ai.

Gần đây, mới có một bản Hán Sở tranh hùng khác do TP Hồ
Chí Minh xuất bản mới khi rõ ở phía trên cùng của bìa tác
phẩm này là "Khuyết danh", tức là không rõ tên tác giả.

Giữa hai bản 48 hồi của dịch giả Mộng Bình Sơn và 100 hồi
của dịch giả Thanh Phong có sự khác biệt khá nhiều.

Bản 48 hồi chỉ kể từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi đến khi
Lưu Bang chết.

Bản 100 hồi kể từ cuối thời Chiến Quốc, từ khi Thủy Hoàng
ra đời đến khi Lưu Bang chết.



NỘI DUNG:

Hán Sở tranh hùng, Sở Hán chiến tranh, Sở Hán
tương tranh hay Sở Hán Xuân Thu, 206–202 TCN)
là thời kỳ sau thời đại nhà Tần ở Trung Hoa. Trong
thời kỳ này, các vị vương từ các đất khác nhau ở
Trung Hoa đã xuất hiện sau sự sụp đổ của nhà Tần
và tạo nên hai phái kình địch nhau rõ rệt. Một bên
do Lưu Bang , vua nhà Hán lãnh đạo, còn bên kia
do Hạng Vũ , tự xưng Tây Sở bá vương. Một vài vị
vương khác có uy lực thấp hơn cũng có nghĩa quân
đánh nhau độc lập trong thời gian này. Cuộc chiến
đã kết thúc với thắng lợi hoàn toàn thuộc về Lưu
Bang, người sau này đã lên ngôi hoàng đế và thiết
lập nên nhà Hán.

Hán

(Những nhân vật chữ
nghiêng từ Sở sang theo
Hán)

Lưu Bang

Trương Lương

Tiêu Hà

Hàn Tín


Trần Bình

Bành Việt

Lư Quán

Hạ Hầu Anh

Phàn Khoái

Tào Tham

Sở

(Những nhân vật chữ
nghiêng từng sang theo
Hán)

Hạng Vũ

Phạm Tăng

Quý Bố

Anh Bố

Chương Hàm

Tư Mã Hân


Đổng Ế

Chung Ly Muội

Hạng Bá
1. Căn nguyên của cuộc chiến

Năm 221 TCN, nhà Tần đã thôn tính các nước
chư hầu phía đông để thống nhất một Trung Hoa
đầu tiên. Tuy nhiên, sự thống nhất chính trị chưa
mang lại kết quả ngay lập tức trong việc hợp nhất
những người dân từ những nước khác nhau trên
đất Trung Hoa. Ở một vài nước nhỏ cũ, sự mong
muốn độc lập của những nước này vẫn còn. Đây
không phải là vấn đề lớn làm cho nhà Tần thường
xuyên phải củng cố vai trò thống trị của mình
trong một thời gian dài ở Trung Hoa.

Tuy nhiên, luật pháp hà khắc nhà Tần đã không
được phần lớn nhân dân ủng hộ và chấp nhận. Khi
Tần Thủy Hoàng còn sống, do uy vũ của ông quá
lớn nên những người chống đối dù rất uất hận
nhưng cũng chỉ dừng lại ở những hành động ám
sát, song đều không thành. Sau khi Thủy Hoàng
qua đời, con là Nhị Thế vốn đã không có đủ uy tín
lại thi hành chính sách tàn bạo hơn cha. Vì thế
ngay lập tức dân nghèo đã nổi dậy và người đầu
tiên phất cờ chống Tần là Trần Thắng (năm 209
TCN). Nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa hưởng ứng

và nhà Tần đã nhanh chóng sụp đổ chỉ sau 15 năm
hợp nhất.


Khi nhà Tần sụp đổ, nhiều nhóm nghĩa quân đã tập hợp
những người dân địa phương lại để ủng hộ họ dưới ngọn cờ
của nước cũ. Kết quả là Trung Hoa khi đó lại bị chia thành
nhiều nước nhỏ, nhiều nước vẫn giữ tên từ thời Chiến Quốc
với lãnh tụ thường là những người từ các gia đình quý tộc
cũ.

Vào thời gian này, tương lai của Trung Hoa vẫn rất mờ mịt.
Một vài người, đặc biệt là hậu duệ của những gia đình
quyền lực của những nước chư hầu cũ thời Chiến Quốc cho
rằng, một Chiến Quốc mới rất có thể lại xuất hiện và Trung
Hoa lại có thể bị chia cắt bởi những vương triều khác nhau.
Tuy nhiên, phần lớn người dân đã rất mệt mỏi vì những
cuộc chiến liên miên và hy vọng vào một lực lượng mạnh mẽ
có thể kết thúc chiến tranh.

Trong số các vị vương này thì người mạnh nhất là
Hạng Vũ, người lãnh đạo quân đội nước Sở, và
cũng được sự khâm phục của nhiều nhóm quân
khác sau trận Cự Lộc và trở thành người lãnh đạo
các nhóm quân, mặc dù quyền lực của nước Sở trên
danh nghĩa vẫn nằm trong tay Sở Nghĩa Đế. Năm
206 TCN, định mệnh của Trung Hoa gần như đã
nằm trong tay của Hạng Vũ. Tuy nhiên, mặc dù là
một nhà lãnh đạo quân sự tài ba, Hạng Vũ vẫn là
người thiếu khả năng về chính trị. Khi đã có vị trí

trong việc tạo dựng cơ đồ mới sau nhà Tần, Hạng
Vũ đã mắc một số sai lầm sau:

Thứ nhất, sau khi bức hàng số đông quân đội Tần
(khoảng 200.000 quân) Hạng Vũ đã nhẫn tâm tàn
sát tất cả bọn họ. Phần lớn trong số họ đến từ đất
Quan Trung nước Tần. Với việc làm này, Hạng Vũ
đã làm cho dân chúng ở Quan Trung căm ghét, và
sau này họ đã quay sang ủng hộ cho Lưu Bang
trong cuộc chiến chống lại Hạng Vũ.

Thứ hai, Hạng Vũ đã giết Sở Nghĩa Đế (Sở Hoài
Vương), người lãnh đạo trên danh nghĩa của cuộc
khởi nghĩa chống Tần. Với việc làm này, Hạng Vũ
đã bị mắc tội giết vua. Điều này làm cho nhiều
người quay sang chống lại ông.

Thứ ba, Hạng Vũ đã đánh giá thấp sự nguy hiểm
của Lưu Bang. Mặc dù đã có cơ hội để trừ bỏ Lưu
Bang, quân sư Phạm Tăng cũng thúc giục, nhưng
Hạng Vũ đã không làm.

Thứ tư, Hạng Vũ đã ưu tiên ban thưởng cho những
người trực tiếp theo mình đánh Tần; đối xử kém
hơn với những người có công đánh Tần nhưng
không quy phục mình. Điều này làm nhiều thủ lĩnh
nghĩa quân và dòng dõi chư hầu cũ tức giận. Một
vài vị vương khác đã sớm bất bình chống lại ông.
Những người này về sau cũng quay sang bên Lưu
Bang để chống lại ông.


Lý do cuối cùng là lý do trực tiếp gây ra Hán Sở
tranh hùng.
1. Vị thế chính trị khi bắt đầu cuộc chiến

Năm 206 TCN, triều đại nhà Tần chấm dứt. Trong chiến
tranh chống Tần, các quốc gia thời Chiến Quốc cũ: Tề, Sở
, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy được tái lập để làm liên minh
đánh Tần hùng mạnh. Tuy nhiên từng quốc gia lại theo
đuổi mục đích riêng, giữa các nước này và trong nội bộ
một số nước cũng hình thành mâu thuẫn giữa các lực
lượng mới thành lập.

Tại nước Tề, khi Trần Thắng nổi dậy thì người
trong họ xa của vua Tề trước kia là Điền Đam
hưởng ứng, tự lập làm Tề vương. Khi Điền Đam đi
cứu Ngụy bị tử trận, người trong nước lập em Tề
vương Kiến là Điền Giả lên ngôi. Em Điền Đam là
Điền Vinh mang quân về đánh đuổi Điền Giả, lập
con Đam là Thị lên ngôi Tề vương. Giả chạy sang
Sở. Hạng Lương kêu gọi Tề hội quân đánh Tần,
Vinh ra điều kiện Sở phải giết Giả. Hạng Lương
không nghe nên Điền Vinh không chịu ra quân.

Tại Ngụy, sau khi Ngụy vương Cữu chống Tần
chết , em là Báo chạy sang Sở, được Hạng Lương
giúp quân về lấy lại đất Nguỵ. Nhưng Báo không
theo giúp Hạng Vũ đánh quân chủ lực của Tần.

Tại Triệu, sau khi được Hạng Vũ giải vây ở

trận Cự Lộc, hai tướng chủ chốt là Trương Nhĩ và
Trần Dư mâu thuẫn vì Nhĩ cho rằng Dư không hết
sức cứu viện cho thành bị vây ngặt. Mặt khác, các
tướng Tư Mã Ngang, Thân Dương cũng theo
Trương Nhĩ, tách khỏi quân Triệu vương Yết, tự
nhập theo quân tây tiến của Hạng Vũ để tiến thân.

Tại Yên, Hàn Quảng vốn theo lệnh của Triệu
vương Vũ Thần là người khởi nghĩa đầu tiên theo
Trần Thắng đi lấy Yên, được người Yên tôn lập.
Quảng không hưởng ứng Hạng Vũ nhưng tướng
Yên là Tang Đồ cũng tự mang quân bản bộ theo Sở.

Chỉ có nước Hàn nhỏ yếu nhất và ít tham vọng
nhất, Hàn Thành là dòng dõi nước Hàn được con
cháu công thần cũ là Trương Lương tái lập và được
nước Sở (Hạng Lương) hỗ trợ quân về đánh Tần
lấy lại nước Hàn nhưng gặp nhiều khó khăn. Hàn
vương để tướng tài Trương Lương đi giúp Lưu
Bang nên Bang vào Quan Trung trước, do đó Hạng
Vũ không bằng lòng với vua Hàn.

Nước Sở là lực lượng đánh Tần mạnh nhất, giữa các tướng
cũng có sự cạnh tranh. Theo lời giao ước của Sở Hoài
vương, người nào trong số các vương dẫn quân vào được
Quan Trungtrước, thì sẽ được làm vua Quan Trung. Hoài
vương nghe theo lời một số bề tôi thân cận, sai Lưu Bang đi
thẳng đường phía tây vào Tần, không gặp các cánh quân
mạnh, còn Hạng Vũ thì đi đường phía bắc, phải đối phó với
quân chủ lực của Tần do Chương Hàm chỉ huy. Mặt khác,

Hạng Vũ lại chỉ được làm phó tướng cho Tống Nghĩa, bị
Nghĩa ghìm quân 46 ngày bất động nên quân Sở đi càng
chậm.

Kết quả Lưu Bang tiến vào Hàm Dương trước. Mọi người ở
thành Hàm Dương đều ủng hộ Lưu Bang, vì ông cũng đã
đối xử với họ công bằng và nhân từ hơn nhà Tần trước kia.
Hơn 1 tháng sau Hạng Vũ dẫn đại quân hùng hậu vào
thành Hàm Dương gặp Lưu Bang, Lưu Bang thấy rằng khó
có thể chống đối được nên đã nhượng bộ rút lui.
1. Sự phân phong của Hạng Vũ:

Hạng Vũ vào Hàm Dương, giết vua Tần đã hàng
là Tử Anh, đốt cung A Phòng còn xây dở. Dòng
họ nhà Tần và dân Tần bị giết rất nhiều khiến họ
thất vọng. Hạng Vũ phân phong chư hầu như
sau:

Chương Hàm làm Ung Vương, cai trị từ Hàm
Dương sang phía tây, đóng đô ở Phế Khâu.

Trưởng sử Tư Mã Hân xưa làm quan coi ngục ở
Lịch Dương vốn có ơn với Hạng Lương; nên Tư
Mã Hân được lập làm Tắc vương, cai trị từ phía
đông Hàm Dương cho đến sông Hoàng Hà, đóng
đô ở Lịch Dương.

Đô úy Đổng Ế trước đã khuyên Chương Hàm đầu hàng
nước Sở, cho nên Đổng Ế được làm Địch vương, cai trị đất
Thượng Quận, đóng đô ở Cáo Nô


Đổi Ngụy vương là Ngụy Báo làm Tây Ngụy vương, cai trị
đất Hà Đông, đóng đô ở Bình Dương.

Thân Dương ở Hà Khâu là thủ hạ tin cậy của Trương Nhĩ,
đã lấy được quận Hà Nam, và đóng quân Sở trên Hoàng Hà,
cho nên được lập làm Hà Nam vương, đóng đô ở Lạc
Dương.

Hàn vương tên là Thành vẫn ở đất cũ, đóng đô ở Dương
Định.

Tướng nước Triệu là Tư Mã Ngang đã lấy được Hà Nội và
đã có nhiều lần lập công, cho nên được lập làm Ân vương,
cai trị đất Hà Nội, đóng đô ở Triều Ca.

Đổi Triệu Vương Yết làm Đại vương.

Thừa tướng nước Triệu là Trương Nhĩ theo Hạng Vũ vào
Quan Trung cho nên được lập làm Thường Sơn vương cai
trị đất Triệu đóng đô ở Tương Quốc.

Đương Dương quân Anh Bố làm tướng nước Sở, thường lập
công đầu trong quân đội, cho nên được lập làm Cửu giang
vương, đóng đô ở Lục

Ngô Nhuế làm lệnh ở Bà Dương, thường đốc suất Bách Việt
để giúp chư hầu, lại theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên
được lập làm Hành Sơn vương, đóng đô ở đất Trâu.


Cung Ngao làm trụ quốc nước Sở được phong làm Lâm
Giang vương, đóng đô ở Giang Lăng.

Đổi Yên vương Hàn Quảng làm Liêu Đông vương.

Tướng nước Yên là Tạng Đồ đã theo Sở cứu Triệu, sau đó
lại theo Hạng Vũ vào Quan Trung cho nên được lập làm
Yên vương, đóng đô ở đất Kế.

Đổi Tề vương là Điền Thị làm Giao Đông vương.

Tướng nước Tề là Điền Đô đã cùng Hạng Vũ cứu Triệu sau
đó lại theo Hạng Vương vào Quan Trung cho nên được lập
làm Tề vương, đóng đô ở Lâm Tri.

Điền An là cháu của Tề vương Kiến trước kia (thời
Chiến Quốc). Khi Hạng Vũ vượt qua sông cứu Triệu, Điền
An đã lấy lại được mấy thành ở Tế Bắc rồi đem binh đầu
hàng Hạng Vũ, cho nên được lập làm Tế Bắc vương, đóng
đô ở Bắc Dương.

Đất Ba và đất Thục cũng là đất Quan Trung, nên
lập Lưu bang làm Hán Vương cai trị đất Ba, đất
Thục và đất Hán Trung đóng đô ở Nam Trịnh.

Hạng Vũ tự lập làm Tây Sở Bá Vương, cai trị chín
quận, đóng đô ở Bành Thành.

Điền Vinh đã mấy lần không nghe theo Hạng
vương lại không chịu đem binh theo Sở đánh Tần

cho nên không đựoc phong đất. Thành An quân
Trần Dư bỏ tướng ấn mà đi, không theo Hạng Vũ
vào Quan Trung, nhưng nghe nói ông là người
hiền, có công với nước Triệu, lại nghe tin ông ta lúc
bấy giờ ở Nam Bì cho nên phong cho ba huyện ở
xung quanh đấy. Tướng của Phiên Quân là Mai
Quyên lập được nhiều công, cho nên được phong
thập vạn hộ hầu.
3. Phản ứng của chư hầu phía đông

Điền Vinh làm phụ chính cho Điền Thị nghe tin
Hạng Vũ đã đổi vua Tề là Thị đi Giao Đông, và lập
tướng nước Tề là Điền Đô làm Tề vương, liền nổi
giận, không cho Tề Vương Thị đi Giao Đông, rồi
giữ lấy nước Tề và đón đánh Điền Đô. Điền Đô bỏ
chạy sang Sở, Tề Vương là Thị, sợ Hạng Vương
nên bỏ trốn về nước mình là Giao Đông. Điền Vinh
tức giận, đuổi theo, giết Tề vương ở Tức Mặc, Vinh
bèn tự lập làm Tề vương, đem quân về hướng tây,
giết vua Tề Bắc là Điền An, làm vua cả Tam Tề.

Vinh giao ấn tướng quân cho tướng ở Lương là
Bành Việt, ra lệnh chống Sở. Trần Dư ngầm sai thủ
hạ đến mượn quân Điền Vinh đánh Trương Nhĩ ở
Triệu. Tề vương bằng lòng, bèn sai quân đi đến
Triệu. Trần Dư đem tất cả quân của ba huyện cùng
hợp sức với Tề vương đánh Thường Sơn, phá tan
quân của Thường Sơn vương. Trương Nhĩ bỏ chạy
theo hàng Hán. Trần Dư đón Yết, trước đấy bị cải
phong làm Đại vương, đưa về làm Triệu vương. Yết

bèn lập Trần Dư làm vương đất Đại. Dư ở lại Triệu
giúp Yết.

Chỉ có Tang Đồ theo Hạng Vũ là người duy nhất
thắng thế. Tang Đồ về nước Yên, múôn đuổi Hàn
Quảng đi Liêu Đông, nhưng Quảng không nghe,
Tang Đồ giết Quảng ở Vô Chung và lấy luôn đất
của Quảng để làm vương.

Hàn vương là Thành không có quân công, Hạng
Vương không cho về nước, đưa về Bành Thành và
giáng chức làm hầu, sau đó Hạng Vương lại sai
người giết đi.

×