TRIỆU PHÚ KHU Ổ CHUỘT
Võ Hồng Tâm
Lê Văn Phong
Nguyễn Tấn Rin
Hồ Ngọc Sang
Huỳnh Ngọc Quý
Lê Minh Phụng
Hoàng Phong
I- Tác giả tác phẩm, sự nghiệp:
1/ Tác giả và sự nghiệp:
Vikas Swarup sinh năm 1963 tại Allahabad (Ấn
Độ), trong một gia đình thuộc hạng trung lưu.
Ông nội và cha mẹ của ông đều làm nghề luật
sư.
Sau khi học đại học ở Allahabad, Vikas Swarup
học tiếp các chuyên ngành lịch sử học, triết học,
tâm lý.
Năm 1986, khi đã hoàn thành các khóa học, ông
làm việc cho Bộ Ngoại giao Ấn Độ, từng công tác
tại các quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Ethiopia, Anh và
Nam Phi.
•
Sách của Vikas Swarup được dịch ra 41 thứ
tiếng, được chuyển thể thành kịch bản sân
khấu, nhạc kịch và phim. Sách được đạo diễn
Anh Danny Boyle mua bản quyền dựng thành
một bộ phim cùng tên. Nó được quay hoàn
toàn ở Ấn Độ với dàn diễn viên nơi đây hầu
như chưa được ai biết đến.
Khi viết tác phẩm này, Vikas Swarup
không ngần ngại phơi bày những hiện
thực của đất nước Ấn Độ. Tuy nhiên, ông
nói rằng: “Tôi là một người rất lạc quan
về Ấn Độ, điều đó thể hiện qua ngòi bút
của tôi từ đầu đến cuối cuốn sách. Người
dân còn vất vả đấu tranh với hoàn cảnh
sống, nhưng cuối cùng họ vẫn chiến
thắng”.
. Mong ước duy nhất của tôi là các em được học
hành tử tế. Mọi thứ có thể thay đổi chỉ trong giây
lát. Hôm nay bạn là ngôi sao lộng lẫy trên những
cao ốc, nhưng ngày mai bạn sẽ bị rơi trở về khu ổ
chuột nếu không có nền tảng học vấn cơ bản”.
Sau khi thành công tiểu thuyết , Vikas Swarup bắt
tay viết thêm tiểu thuyết thứ hai mang tên “Six
Suspects” - một tác phẩm cũng sẽ được mua bản
quyền và chuyển thể thành phim.
Vikas Swarup dự định đang tiếp tục viết quyển thứ
3 tại Osaka, Nhật Bản - nơi công tác mới của ông.
2/Những nhận xét về tác phẩm “Triệu phú khu ổ chuột”:
Một câu chuyện có hậu nhưng không kém phần khắc
nghiệt. Có nhiều khoảnh khắc bi thảm và đau
thương. Nó là một câu chuyện cổ tích, và giống như
bao câu chuyện cổ tích khác, nó bao hàm cả bóng tối
và nỗi khiếp sợ. Sự kết hợp đó sẽ khiến bạn khóc,
khiến bạn cười, và khiến bạn phải kinh ngạc.” - Nhà
sản xuất phim Triệu phú khu ổ chuột, Christian
Colson
“Một tiểu thuyết chói sáng, vĩ đại, rung động và hỗn
loạn như chính nước Ấn Độ vậy” - Nhật báo Anh The
Observer.
Winnipeg Free Press - “Triệu phú khu ổ chuột là một
giấc mơ của một cuốn sách”
II/ Tìm hiểu “Triệu phú khu ổ chuột”:
•
1/ Tóm tắt tác phẩm:
1/ Bố cảnh xã hội trong tác phẩm:
Tác phẩm “Triệu phú khu ổ chuột” là một bức tranh
thu nhỏ của xã hội Ấn Độ: Ở đó sự phân hóa xã hội
một cách rõ nét nhất: Sự phân chia giữa giàu với
nghèo, vì đồng tiền mà người ta bán rẽ lương tâm
của mình, nhân cách con bị tha hóa như: buôn lậu,
dâm ô “đội lớp cha nhà thờ để nghị biện, những ổ
mại dâm, và số phận bị thương của các cô gái mại
dâm… Sự tồi tàn của xã hội Ấn Độ được lưu lại một
cánh rõ nét qua từng câu hỏi trong chương trình
“Ai là triệu phú” .
Những người tổ chức chương trình đã rủ rỉ nói rằng:
“Tôi muốn ông giúp chúng tôi chứng minh rằng
Thomas đã gian lận trong trò chơi đó”. “Ông cảnh
sát nhìn theo Johnson, tôi hiểu vấn đề của các ông
nhưng trong vụ này tôi được bao nhiêu “. Họ thầm
thì với nhau tôi rồi nghe được 3 tiếng 10% trong giải
thưởng”
Nói tóm lại ở đó đồng tiền là vật ngang giá với con
người nó có thể làm cho con người mất đi lương
tâm của mình để có được đồng tiền đó. Họ chấp
nhận trở thành người độc ác những tên giết người
thuê…
Tác giả còn vạch ra sự loạn luân “Chưa đầy một tuần
sau khi Gudiya ra viện, ông ta lại làm chuyện tồi tệ
đối với chị. Ông ta cố chạm vào chị ấy, nhưng không
giống cách một người cha chạm vào con gái mình.
Thoạt đầu tôi không hiểu. Nhưng tất cả những gì tôi
nghe thấy ông ta gọi chị Gudiya là mặt trăng của
ông ta. Sau đó là tiếng của chị Gudiya kêu lên bố
đừng đụng vào con bố làm ơn đừng đụng vào con.
Số phận những đứa trẻ mồ côi, nghèo khổ chỉ có thể
“trở thành nạn nhân của kẻ giang hồ sẵn sàng
biến chúng thành tàn phế để mưu lợi”.
Trong ký ức của Jamal, bọn trẻ đã được Maman đưa
về khi đang sống trong bãi rác. “Maman là một
tên gangster giả vờ điều hành một trại trẻ mồ côi
nhằm “thu thập” những đứa trẻ đường phố để hắn
có thể dạy cho chúng cách xin tiền. Salim được lựa
chọn vào bộ máy điều hành của Maman và được yêu
cầu phải đưa Jamal đến gặp Maman để hắn làm cho
cậu bị mù (giúp tăng số tiền xin được nếu làm thằng
hát rong)”.
Như vậy, những đứa trẻ phải đi ăn xin nếu số tiền
chúng kiếm không đủ chỉ tiêu mà những tên ác ôn đó
đưa ra thì phải đánh đập, đôi khi muốn có tiền chúng
còn hành hạ những đứa trẻ để người ngoài nhìn vào
thật sự thương tâm.
Bản chất tôn giáo không phải là xung đột và
bạo lực. Trên phương diện giáo lí, không tôn
giáo nào khuyến khích xung đột và chủ
trương giải quyết xung đột bằng bạo lực.
“Chẳng lẽ Cha không biết ở vùng này phong trào
chống cải đạo mạnh đến mức nào sao? Một số
nhà thờ đã bị phóng hỏa bởi những nhóm người
quá khích bị thuyết phục rằng ở đó đang diễn ra
sự cải đạo theo Cơ đốc giáo với quy mô lớn.
Nhưng người ta đồn rằng Cha đang cải đạo cho
một đứa bé Hin-đu”
2/ Xung đột tôn giáo:
Riêng tên nhân vật chính còn thể hiện sự đa
sắc màu tôn giáo “Nếu việc đổi tên có thể
khiến đám người đó không quấy rầy tôi thì tôi sẽ
làm. Các ông nghĩ sao nếu tôi chấp nhận cả hai
sự gợi ý của các ông và đổi tên đứa bé thành
Ram Mohammad Thomas. Cái tên đó sẽ làm hài
long tất cả mọi người”.
Trong một vụ bạo động tôn giáo Salim bị bắt
buộc phải nói ra tên mình cho những người bạo
động nghe rồi họ sẽ tha nếu cùng tôn giáo Với
họ. “Họ sẽ thiêu sống nếu khác tôn giáo. Thật
kinh khủng, Nghèo không là một cái tội nhưng
với họ tôn giáo là trên hết, khác tôn giáo là tội
chết”.
Trong tiểu thuyết, chàng thanh niên Ram Mohammad Thomas
lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một chiếc xe jeep gắn đèn đỏ
nhấp nháy cũng giống như nổi ám ảnh mà các tín đồ phải
chịu, họ nôm nốp lo sợ một ngày nào đó họ bị thiêu sống
ngay tại ngôi nhà mình, “Ban đêm có kẻ đã đột nhập vào gian
chính linh điện và có những hành động bang bổ đối với bức
tượng thần khỉ. Trụ trì ngôi đền khẳng định rằng ông đã nhìn
thấy mấy thanh niên người đạo hồi núp ở gần sân đền.
những người theo đạo Hin-đu nghe thấy thế liền nổi cơn
thịnh nộ. Mang theo dao rựa và cuốc… họ tấn công nhà của
tất cả gia đình theo đạo hồi”.
Chính khát vọng sống giữa thực tại khắc nghiệt, giữa những
khu ổ chuột tồi tàn bên cạnh những tòa nhà cao chọc trời ở
Mumbai đã làm cho những mong muốn của người dân ngộ
nhận rằng mình cũng đáng có đươc một cuộc sông tốt đẹp
và vô hình dung họ nghĩ rằng chính sự tồn tại của các tôn
giáo khác, những người giàu có đã đẩy mình xuống đáy cùng
của xã hội…
3/ Thông điệp từng chương truyện mà tác giả muốn nói:
Lời hứa của một người em trai :
Mặc dù là sự gặp gỡ tình cờ nhưng lại có những mối
quan hệ , những thứ tình cảm trong sáng nảy mầm
từ một khu ổ chột ( khu Chalw) hôi hám , tồi tàn .Vì
là một đứa trẻ chịu quá nhiều những khổ cực , mất
mát hòa lẫn với đau thương nên Thomas luôn khao
khát có được một người cha luôn quan tâm , dạy dỗ
mình . Cậu ước sao cha mình cũng sẽ chỉ dạy mình về
các hành tinh , các ngôi sao ; vì từ trước đến giờ đối
với Thomas “chỉ là một khối đen khổng lồ” .Nhưng
cũng từ chính từ cuộc sống khốn khổ , con người bị
gánh nặng cơm ,áo , gạo , tiền gì sát đất mà dần trở
nên tha hóa , vô tâm
Cô bé Guidiya còn chịu cái đau khổ đến cùng cực khi người
cha có ý đồ loạn luân “ hôm qua con đã lẩn tránh ta , nhưng
hôm nay ta sẽ không để con rời xa ta đâu” . Nhưng lại
chẳng có sự giúp đỡ nào từ những người hàng xóm vì
những suy nghĩ vô tâm đến kinh khủng “Bất cứ chuyện gì
xảy ra trong bốn bức tường của một gia đình đều là chuyện
riêng của gia đình đó và chúng ta không thể can thiệp . Và
cũng từ cái đau đớn tột cùng này lại là những sự quan
tâm ,chia sẻ từ một cậu bé như giọt sương mai chỉ đủ để
làm mát , xoa dịu cái đau khổ mà Guidyia đang chịu đựng .
Có những lời hứa tuy có thể không làm được nhưng trong
một hoàn cảnh nào đó lại là cứu cánh cho con người. Cũng
chính từ sự căm phẫn cộng hưởng với tình thương mà một
đứa bé đủ sức đủ sức xô ngã tên dã thú thành “ một cái xác
mền nhũng” như đang cố sức đạp đỗ cái tàn ác tồn tại trong
xã hội.
Nữ Hoàng phim bi kịch :
Một người diễn viên xinh đẹp nhưng đã qua
cái thời vàng son của những bộ phim thành
công . Nhưng cô luôn ám ảnh về vẻ đẹp bề
ngoài của mình vì suy nghĩ “ đã là diễn viên thì
cả đời là diễn viên” . Và cô luôn bị ám ảnh bởi
sắc đẹp và tuổi trẻ “Bởi vì tôi cũng muốn chết
trẻ . Tôi không muốn chết trong già cỗi , tiều
tụy.” Thậm chí cô còn lụy tình đến mù quáng ,
sẵn sàng chịu đau khổ , chịu bị hành hạ và bị
ăn cướptrắng trợn từ chính người mình yêu .
Hãy giữ lấy cúc áo :
Thói ganh ghét , đố kị cùng với lòng tham vô
đáy Prakash Rao đã bất chấp thủ đoạn đối với
người anh ruột của mình . Hắn đã bằng mọi giá
chiếm đoạt bằng chính những thủ đoạn kinh
tởm nhất và bằng nỗi đau đớnmà hắn đang
cào xé người khác . Đồng tiền tuy chỉ là
phương tiện , là vật ngang giá nhưng luôn tồn
tại hai mặt ; một mặt đầy niềm vui và hạnh
phúc nhưng mặt thứ hai lại chứa đầy máu và
nước mắt .
Quyền giết người :
Có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn len lỏi trong
từng ngõ ngách Ấn Độ . Con người có thể
ngừng thở , sẽ mãi mãi không còn tồn tại trên
cuộc đời mà chẳng biết lí do . Vì xã hội đã nuôi
dưỡng những cá nhân có quyền giết người và
xem đó như một nghề nghiệp để mưu sinh
“một kẻ giết người giả dạng doanh nhân” .Con
người này đã đánh mất phần “người” mà chỉ
tồn tại bằng phần “con” , giết hại chính đồng
loại mình như một con thú hoang .
4/ Tình yêu của Thomas với người con gái Nita:
Cái tình yêu trong tác phẩm phú khu ổ chuột là một tình yêu
thương con người sự bế tắc ở đây đều có giải thoá ttình yêu
giữa nhân vật Ram Mohammad Thomas và cô gái Nita vì
một sự tình cờ nên tình yêu giữa hai người mới bắt đầu đó
là anh ta là mộ thướng dẫn viên và mộ hôm“ cuối buổi tham
quan họ không chỉ trả tiền công mà còn boa đậm cho tôi .
Sau đó họ mời tôi đi chơi đêm trên chiếc xe minivan có
người lái thuê“ Hướng dẫn viên Raju , hãy đi với chúng tôi
chúng tôi sẽ làm cho cậu sung sướng”” .Và từ đó hắn
lênxe ,và cũng chính từ đó tình yêu đã đến với hắn và cô gái
Nita tại khu “đèn đỏ” nằm gần quốc lộ BasaiMohalla và
cũng chính đó là nơi bắt đầu tình yêu của hai nhân vật và
sau nhiều lần tiếp xúc với nhau cho nên là Raju đã có cho
mình những cảm giác về tình yêu