Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các KCN của tỉnh Đồng Nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (488.41 KB, 92 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
KCN ................................................................Khu công nghiệp
UBND..............................................................Uỷ ban nhân dân
CNH.................................................................Công nghiệp hoá
HĐH.................................................................Hiện đại hoá
LĐTB & XH....................................................Lao động thương binh và xã hội
KTTĐPN.........................................................Kinh tế trọng điểm phía nam
VĐTNN...........................................................Vốn đầu tư nước ngoài
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
1
Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Đồng Nai thuộc khu vực miền Đông nam bộ và vùng KTTĐPN. Nằm ở
cửa ngõ phía Bắc đồng thời là một trung tâm công nghiệp và đô thị của vùng,
tỉnh có vị trí, vai trò rất quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu
thương mại và an ninh quốc phòng của vùng KTTĐPN. Thời kỳ vừa qua, sự
nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh có những bước tiến mạnh mẽ, tạo
được bước ngoặt trong thực hiện CNH-HĐH nền kinh tế và đóng góp tích cực
vào quá trình phát triển chung của vùng và cả nước.
Điểm nổi bật trong quá trình phát triển kinh tế của tỉnh là sự hình thành
của các KCN. Đây là nhân tố có vai trò rất tích cực, góp phần quan trọng đưa
Đồng Nai từ một tỉnh nông nghiệp thành một tỉnh công nghiệp (tỷ trọng GDP
công nghiệp tăng từ 15,6% năm 1985 lên 57,7% năm 2007). Trong những
năm qua, các KCN Đồng Nai đã thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư trong
và ngoài nước, đã tạo việc làm cho một lượng lớn lao động. Hàng năm, rất
nhiều lao động ở các tỉnh khác tìm đến các KCN Đồng Nai như một miền đất
hứa. Tuy nhiên, có một nghịch lý đã và đang diễn ra trong nhiều năm nay, đó
là hiện tượng thiếu lao động ở các KCN. Trong khi tình trạng thất nghiệp vẫn
còn tồn tại thì các doanh nghiệp công nghiệp Đồng Nai lại rất khó khăn trong
việc tìm kiếm lao động đáp ứng được nhu cầu của mình dù cho cơ cấu lao


động cần tuyển không quá phức tạp. Nhân sự có chất lượng đã khó kiếm,
nhưng ngay cả lao động phổ thông vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà cũng
rất khó tuyển. Điều này đã gây ra những khó khăn rất lớn cho các doanh
nghiệp, cản trở sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai. Mâu thuẫn
này cần phải được nhanh chóng giải quyết. Chính tính thời sự của vấn đề, sự
cấp thiết phải tìm ra các giải pháp đã đưa em đến quyết định chọn đề tài:
“Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động trong các KCN của
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
2
Chuyên đề tốt nghiệp
tỉnh Đồng Nai” làm đề tài nghiên cứu trong giai đoạn thực tập tốt nghiệp của
mình.
Cơ cấu của Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này gồm 3 phần chính:
Chương 1: Vai trò của các KCN đối với phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai.
Chương 2: Phân tích thực trạng thu hút và sử dụng lao động trong các KCN
của tỉnh Đồng Nai.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng lao động cho các KCN
của tỉnh Đồng Nai.
Vấn đề nghiên cứu thì rộng nhưng do trình độ, khả năng và thời gian có
hạn nên bản Chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự góp ý của thầy cô và các bạn cho bản Chuyên đề này thêm hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng
dẫn: TS Phan Thị Nhiệm và sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Việt Liên-
trưởng phòng Đông nam bộ, cùng các cán bộ đang làm việc tại Vụ Kinh tế địa
phương và Lãnh thổ-Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
3
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CÁC KCN ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ TỈNH ĐỒNG NAI

1.1. Khái niệm về KCN.
Theo điều 2, Quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao (ban
hành kèm theo nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ)
ta có khái niệm: “KCN là khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản
xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có
ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ
tướng Chính phủ quyết định thành lập, trong KCN có thể có doanh nghiệp chế
xuất.”
KCN có một số đặc điểm sau:
- KCN là một khu vực lãnh thổ hữu hạn, được phân cách bằng đường bao
hữu hình hoặc vô hình.
- Được phân bố tập trung với hạt nhân là các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp (hàng tiêu dùng, hàng công nghiệp chế biến, hàng tư liệu sản xuất)
và hệ thống doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ cho
sản xuất công nghiệp.
- Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và dịch vụ cho sản xuất công
nghiệp sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo một cơ chế tổ chức
quản lý thống nhất của Ban quản lý KCN.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
4
Chuyên đề tốt nghiệp
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng
Nai.
1.2.1. Các nhân tố vĩ mô.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ngành công
nghiệp Đồng Nai. Tuy nhiên, các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến sự phát triển
của ngành công nghiệp Đồng Nai có thể được xem xét trên hai tác động chính
đó là tác động có tính 2 mặt (thuận lợi và khó khăn) của các nhân tố kinh tế xã
hội trong nước và những nhân tố tác động có tính hai chiều (thời cơ và thách
thức) của bối cảnh quốc tế đến phát triển công nghiệp của Đồng Nai thời gian

tới
1.2.1.1. Các nhân tố kinh tế-xã hội trong nước.
• Kinh tế
Nhân tố này thể hiện qua các yếu tố chính sau:
- Tăng trưởng kinh tế: Đây là một nhân tố rất quan trọng vì nó tác động trực
tiếp đến sức mua của xã hội, tạo điều kiện để các ngành có thể mở rộng quy
mô sản xuất. Trong kinh tế thì khi tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, kéo
theo sức mua giảm sút, hàng hoá ế ẩm, không tiêu thụ được, nhiều mặt hàng
sẽ tồn kho…Điều này sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến mức tăng sản xuất
của các ngành trong những năm tiếp theo. Do vậy duy trì được mức tăng
trưởng kinh tế liên tục và ổn định là nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho các
ngành sản xuất tiếp tục phát triển.
Giai đoạn 1991-1995 là thời kỳ nền kinh tế nước ta thực hiện đường lối
đổi mới, sau một thời gian tăng trưởng khá cao, bình quân trong giai đoạn
1991-1995 là 8,1%, của Đồng Nai là 13,9%, từ năm 1996-2000, đã xuất hiện
những dấu hiệu đáng lo ngại cho nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
5
Chuyên đề tốt nghiệp
cả nước liên tục giảm xút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền
tệ khu vực. Đồng Nai cũng nằm trong bối cảnh chung đó: từ năm 1996 đến
năm 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh giảm từ 17,1% xuống 10,4%;
các ngành kinh tế của Đồng Nai đều có mức tăng giảm dần trong các năm
này, trong đó công nghiệp có tốc độ tăng trưởng giảm sút mạnh từ 33,4% năm
1996 xuống còn 17,02% năm 2000. (Xem bảng sau)
Bảng 1.1- TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1996-2000
(Nguồn: Sở công nghiệp Đồng Nai)
ĐVT: %
Chỉ tiêu


Năm
1996 1997 1998 1999
2000
g
GDP cả nước
9,3 9 5,3 4,8 6,7
g
GDP Đồng Nai
17,1 13,7 9,6 9,4 10,4
g
Công nghiệp Đồng Nai
33,4 21,46 15,8 14,7 17,02
Bước sang giai đoạn 2001-2005, kinh tế Việt Nam luôn giữ được tốc độ
cao và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai giai đoạn này là
12,8%, trong đó ngành công nghiệp Đồng Nai có tốc độ tăng trưởng bình
quân là 16%.
- Tài chính tín dụng và thị trường: là những yếu tố rất nhạy cảm, tác động
mạnh đến khả năng cạnh tranh ngành công nghiệp, của doanh nghiệp như: lãi
suất tín dụng, tỷ giá hối đoái, tình hình lạm phát, giảm phát, thị trường tiêu
thụ cũng như thị trường tài chính tiền tệ.
Với tình hình sản xuất kinh doanh hiện nay thì yếu tố lãi suất tín dụng
là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến chi phí giá thành sản phẩm
và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh sản phẩm. Do vậy lãi suất cần phải
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
6
Chuyên đề tốt nghiệp
được xác định phù hợp và ổn định sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành
và kích thích các ngành sản xuất phát triển và ngược lại. Xem xét hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp Đồng Nai trong năm 2003
cho thấy, chỉ số lợi nhuận/vốn kinh doanh của các ngành và của toàn ngành

công nghiệp đạt 6,1%, thấp hơn cả lãi xuất huy động vốn (7-8%). Với mức lãi
suất còn cao và biến động, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư phát triển
của các doanh nghiệp, đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến phát triển của
ngành công nghiệp trong thời gian tới.
Sự thay đổi tỷ giá hối đoái cũng là yếu tố quan trọng trong môi trường
kinh tế, sự thay đổi tỷ giá hối đoái sẽ tác dụng trực tiếp đến hoạt động xuất
nhập khẩu, gây ảnh hưởng đến cán cân thanh toán. Thời gian qua, ngân hàng
Nhà nước đã thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá mới, theo đó hàng ngày ngân
hàng Nhà nước công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ
liên ngân hàng của đồng Việt Nam so với đồng USD (thay cho việc công bố
tỷ giá chính thức trước đây). Bên cạnh đó hạ thấp tỷ lệ kết hối để tạo thế chủ
động hơn cho doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh…Những thay đổi này
làm cho tỷ giá ở Việt Nam được hình thành một cách khách quan hơn, phản
ánh đúng hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế,
tạo điều kiện để hội nhập tốt hơn với cộng đồng quốc tế và khu vực. Đối với
Đồng Nai, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm khá lớn (khoảng 11,8 tỷ USD
năm 2007) do đó việc thay đổi tỷ giá hối đoái và tỷ lệ kết hối ảnh hưởng rất
lớn đến các doanh nghiệp.
Bên cạnh những yếu tố trên thì yếu tố lạm phát, giảm phát cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến thu nhập, việc làm và tiêu dùng của toàn xã hội. Điều
này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển sản xuất cũng như tiêu thụ
sản phẩm háng hoá, nó đi ngược lại với việc tăng trưởng kinh tế đó là tăng
nhu cầu và sức mua, thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy, để khuyến khích
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
7
Chuyên đề tốt nghiệp
sản xuất phát triển, mức độ lạm phát cần phải gia tăng ở mức độ phù hợp và
trong khuôn khổ có thể chấp nhận được.
Một yếu tố hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay đó
là xây dựng đồng bộ các loại hình thị trường, từ thị trường hàng hóa dịch vụ

đến thị trường tài chính tiền tệ. Nền kinh tế của Việt Nam đang trong quá
trình chuyển đổi, cơ chế thị trường đang trong quá trình hình thành, các khuôn
khổ pháp lý còn chưa hoàn chỉnh. Thời gian qua, nhà nước cũng đã quan tâm
triển khai nghiên cứu vấn đề này như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương
mại, thúc đẩy quan hệ song phương và đa phương, ra đời thị trường chứng
khoán…Do vậy để phát huy nội lực tạo điều kiện để nền kinh tế phát triển ổn
định và bền vững, trong thời gian tới việc tạo điều kiện để các loại hình thị
trường cùng phát triển như phát triển mạnh thị trường hàng hoá dịch vụ, lao
động, đất đai…sẽ có tác động tốt đến sự phát triển kinh tế cả nước nói chung,
công nghiệp Đồng Nai nói riêng.
• Chính trị-xã hội.
Lợi thế so với một số nước trong khu vực đó là môi trường chính trị ổn
định, an ninh xã hội tốt. Đảng và Chính phủ quyết tâm thực hiện công cuộc
đổi mới với rất nhiều cố gắng nhằm lành mạnh hoá các vấn đề kinh tế-xã hội,
tạo niềm tin trong nhân dân và tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư. Bên cạnh
đó, Đảng và Chính phủ luôn luôn lắng nghe, tìm hiểu những khó khăn, vướng
mắc của các doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, liên tục hoàn thiện
các chính sách cũ, bổ sung nhiều chính sách mới nhằm tạo môi trường ngày
càng thông thoáng và thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động. Điều
này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp trong cả nước nói
chung và các doanh nghiệp công nghiệp Đồng Nai nói riêng.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
8
Chuyên đề tốt nghiệp
• Chính sách, luật pháp.
Đây là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, là tiền đề trong việc
thúc đẩy kinh tế phát triển. Với đường lối đổi mới, mở của của Đảng và Nhà
nước trong thời gian qua, đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế có nhiều
thuận lợi để phát triển sản xuất. Hàng loạt các chính sách ra đời, ngày càng
góp phần tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp trong và ngoài

nước đầu tư phát triển.
Cơ quan lập pháp của Nhà nước đã liên tục nghiên cứu ban hành, bổ
sung, sửa đổi các văn bản pháp luật. Bộ Luật dân sự, luật Đầu tư nước ngoài
được sửa đổi; luật khuyến khích đầu tư trong nước, luật thương mại, luật
doanh nghiệp…ra đời đã đặt nền tảng pháp lý quan trọng cho các quan hệ dân
sự, kinh tế và kinh doanh, tạo nên khí thế mới trong sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, việc ban hành các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà
nước còn thiếu đồng bộ, thiếu tính nhất quán, khiến cho các chủ trương, chính
sách mới đi và cuộc sống chậm. Bên cạnh đó hệ thống pháp luật ở Việt Nam
chưa đồng bộ, thiếu các văn bản hướng dẫn kịp thời và thường xuyên phải sửa
đổi do vậy thường gây nên những lúng túng khi thực hiện. Trong khi đó, các
quốc gia có quan hệ ngoại thương với Việt Nam lại có hệ thống luật pháp rất
hoàn chỉnh, chặt chẽ, cụ thể và phức tạp, nhất là Nhật Bản, Mỹ và khối EU.
Đây là những khó khăn không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi gia
nhập các thị trường khu vực và thế giới.
Trong nhiều năm qua, ngành công nghiệp Đồng Nai nói chung và các
KCN Đồng Nai nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đóng góp
vào những thành tựu đó là cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ”. Với quan điểm
“xem khó khăn của nhà đầu tư như khó khăn của chính mình”, Ban Quản lý
KCN đã chủ động, tích cực cải tiến phương thức, lề lối làm việc, tiến hành
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
9
Chuyên đề tốt nghiệp
đồng bộ các biện pháp, từ việc hình thành và hoạt động của bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả cùng với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO và ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn đã
nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ, tăng cường hiệu lực chỉ đạo điều hành, rút
ngắn thời gian so với quy định. Cụ thể như: thời gian cấp giấy phép xuất nhập
khẩu từ 15 ngày theo quy định của Bộ Thương mại được rút ngắn còn trung
bình 3 ngày, trong đó 70% số giấy phép được cấp trong 1 ngày, 27% trong 2

ngày; cấp giấy phép đầu tư từ 15 ngày theo quy định, 2/3 hồ sơ được rút ngắn
còn 7 ngày, 50% được giải quyết từ 3 - 5 ngày; cấp chứng chỉ C/O Form
Đồng Nai trong 2 giờ…Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ
một số khó khăn vướng mắc đang được xem xét, nghiên cứu và tìm biện pháp
khắc phục.
• Điều kiện tự nhiên, xã hội.
Đồng Nai là một tỉnh nằm ở vùng Đông Nam bộ, có vị trí quan trọng
trong vùng KTTĐPN, có thành phố tập trung nhiều KCN lớn loại nhất nước.
Đây là đầu mối nhiều tuyến giao thông quốc gia có tiềm năng phát triển công
nghiệp và đang là địa điểm thu hút mạnh các nhà đầu tư. Nằm trong Vùng
KTTĐPN, là trung tâm kinh tế của cả nước có rất nhiều tiềm năng kinh tế để
phát triển kinh tế. Với diện tích 5.862 km
2
, có khí hậu ôn hoà lại nằm gần
thành phố Hồ Chí Minh là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm nông, công
nghiệp và ở giữa vùng tài nguyên phong phú về nông sản, cảng công nghiệp,
rừng, khoáng sản, hải sản và dầu khí, gần thị trường của 9 tỉnh đồng bằng
sông Cửu Long, 8 tỉnh miền Đông Nam bộ và các tỉnh Nam Trung bộ, Nam
Tây nguyên. Giao thông thuỷ bộ thuận tiện cho việc đi lại, chuyên trở hàng
hoá trong cả nước. Cơ sở hạ tầng của Đồng Nai khá tốt, nhất là hệ thống các
KCN, mạng lưới thông tin liên lạc của các cơ sở dịch vụ bưu chính-viễn
thông.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
10
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguồn nhân lực dồi dào. Năm 2006, Đồng Nai có dân số là 2.362.554
triệu người, trong đó có khoảng 1.2 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm
khoảng 50% dân số. Cơ cấu nguồn nhân lực chuyển dịch theo xu hướng giảm
dần ở khu vực I, tăng dần ở khu vực II và III. Tỷ trọng nguồn nhân lực trong
khu vực I còn quá lớn, tỷ trọng lao động trong khu vực II và III còn quá nhỏ,

tỷ lệ lao động kỹ thuật (từ công nhân kỹ thuật đến trên đại học) còn thấp. So
với những năm trước đây thì lực lượng lao động công nghiệp ở Đồng Nai hiện
nay đã có những bước trưởng thành đáng kể cả về số lượng và chất lượng.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH đất nước thì tỷ lệ tay nghề
thấp của nguồn nhân lực đang là trở lực đối với sự nghiệp CNH-HĐH. Đòi
hỏi các cấp, các ngành phải tăng cường mở rộng các trường dạy nghề, khuyến
khích học tập trong các tầng lớp dân cư và mở cửa thu hút lao động có tay
nghề từ nguồn tăng cơ học. Mặt khác, do sự phát triển nhanh chóng của nhiều
ngành công nghiệp cùng với lượng dân tự do cư trú quá đông, tăng dân số cơ
học, mật độ sử dụng các phương tiện chuyển chở, đi lại cao…nên nảy sinh
nhiều vấn đề xã hội phức tạp như môi trường, nhà ở công nhân và một số tệ
nạn khác.
1.2.1.2. Các nhân tố bối cảnh khu vực và quốc tế.
Xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã làm cho các
nước xích lại gần nhau hơn. Với đường lối đối ngoại rộng mở, tập trung các
nguồn lực trong nước phát triển kinh tế, hiện nay Việt Nam đã có quan hệ với
hơn 160 quốc gia về ngoại giao, với trên 100 quốc gia về quan hệ buôn bán.
Cùng với xu hướng toàn cầu hoá, tiến trình khu vực hoá ngày càng diễn ra sâu
rộng hơn, chúng ta đã tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế :
AFTA, APEC, WTO. Gia nhập vào các tổ chức này, một mặt tạo ra nhiều cơ
hội thuân lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, mở rộng thị trường,
mặt khác cũng đặt nước ta vào những thách thức không nhỏ do xuất phát
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
11
Chuyên đề tốt nghiệp
điểm của nền kinh tế còn rất thấp, tính cạnh tranh yếu, kinh nghiệm trong
thương trường quốc tế còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, với trình độ công nghệ lạc hậu so với khu vực và quốc tế,
nhưng là nước đi sau nên ngành công nghiệp có thể vận dụng được nhiều
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của các nước phát triển đi trước, có

thể mua được công nghệ với giá rẻ hơn, chi phí chuyển giao thấp hơn từ các
nước công nghệ tiên tiến. Trên thực tế, thông qua việc thu hút FDI, Việt Nam
đã phần nào tranh thủ đổi mới và tiếp thu được công nghệ tiên tiến trong các
xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, đặc biệt ở một số lĩnh vực như dầu khí,
hóa chất, vật liệu xây dựng, điện tử và viễn thông.
Từ phân tích trên cho thấy bối cảnh quốc tế hiện nay sẽ tác động trực
tiếp đến sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai. Với kim ngạch xuất
nhập khẩu trên 5 tỷ USD hàng năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm trên 50%
doanh thu sản xuất công nghiệp toàn ngành, do đó những tác động về bối
cảnh quốc tế đối với kinh tế nước ta sẽ có tác động trực tiếp và ảnh hưởng to
lớn đến sự phát triển của ngành công nghiệp Đồng Nai trong thời gian tới.
1.2.2. Các nhân tố vi mô.
Các nhân tố thuộc tầm vi mô, tức là xem xét ở giác độ ngành và các
doanh nghiệp. Những nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh
tranh của ngành và mỗi loại sản phẩm. Đó là những kỹ năng tổ chức, quản lý
của nhà kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp công nghiệp các kỹ năng này
lại càng cần thiết. Bộ phận quản lý trong doanh nghiệp cần phải có khả năng
tổ chức, quản lý tốt ở tất cả các khâu từ tiền sản xuất đến sau sản xuất.
- Trong giai đoạn tiền sản xuất, người sản xuất cần chú trọng việc thiết
kế sản phẩm, lựa chọn và mua thiết bị công nghệ phù hợp, có kỹ năng quản lý
và định mức chi phí nguyên vật liệu, dự trữ tốt.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
12
Chuyên đề tốt nghiệp
- Trong quá trình sản xuất, người chủ doanh nghiệp cần quan tâm đến
việc tổ chức, sử dụng lao động như thế nào để có thể phát huy được năng lực,
trách nhiệm của họ, có những động viên kịp thời giúp người lao động gắn bó
hơn với doanh nghiệp; quản lý việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm,
hợp lý và phải quan tâm đến vấn đề chất lượng sản phẩm, có các nỗ lực để
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm vì đây là một nhân tố đặc biệt

quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
- Không chỉ chú trọng ở giai đoạn sản xuất, trên thực tế ngày càng có
nhiều doanh nghiệp quan tâm hơn đến giai đoạn sau sản xuất. Sự cạnh tranh
trong thị trường vốn đã rất khốc liệt và ngày càng khó khăn hơn đối với các
doanh nghiệp trong nước khi chúng ta đã là thành viên của WTO. Mở của hội
nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ
lực hơn nữa trong việc đem sản phẩm, hình ảnh của doanh nghiệp đến với
người tiêu dùng. Các khâu sau sản xuất như: mẫu mã, bao gói sản phẩm, giao
nhận kịp thời, đúng hạn, vấn đề dịch vụ và thời gian bảo hành cho sản phẩm,
tiếp thị thị trường…Trong số đó, đặc biệt quan trọng là yếu tố về thị trường,
giá cả, chất lượng sản phẩm và các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau bán
hàng, các yếu tố này cần được doanh nghiệp nghiên cứu kỹ để đưa ra được
các chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Các nhà kinh doanh có kỹ năng tổ chức, quản lý tốt sẽ thúc đẩy sự phát
triển của doanh nghiệp mình và cũng là góp phần vào sự phát triển của ngành
công nghiệp của tỉnh.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
13
Chuyên đề tốt nghiệp
1.3. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai trong thời
gian qua.
1.3.1. Tốc độ tăng trưởng và quy mô của nền kinh tế.
Trong thời gian qua nền kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng khá
nhanh. Thời kỳ 1996-2005 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,4% cao gấp
1,5 lần mức bình quân (8,2%) của thời kỳ 1986-2005.
Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,8% cao
gấp 1,14 lần mức tăng bình quân chung (11,2%) của vùng KTTĐPN và gấp
1,7 lần mức tăng bình quân (7,5%) của cả nước. (Xem hình 1.1)
Hình 1.1- TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP BÌNH QUÂN GIAI ĐOẠN 2001-2005
(Nguồn: Cục thống kê Đồng Nai)

ĐVT: %
Từ 1995 đến nay (2007), qui mô GDP của nền kinh tế tính theo giá so
sánh (giá 94) tăng lên gấp hơn 4,25 lần, từ 5.936 tỷ đồng (1995) lên 25.255,7
tỷ đồng (2007).
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
14
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.2- MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ TỔNG HỢP CỦA ĐỒNG NAI
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
CHỈ TIÊU KINH TẾ Đơn vị
Thực
hiện
2007
Kế
hoạch
Ước thực
hiện
Tổng giá trị gia tăng-GDP (giá 94) Tỷ đồng 21.941 25.214 25.255 115,1
- GTGT ngành công nghiệp-xây dựng Tỷ đồng 13.739 16.064 16.062 116.9
- GTGT ngành dịch vụ Tỷ đồng 5.020 5.840 5.847 116,5
- GTGT ngành nông nghiệp Tỷ đồng 3.182 3.310 3.346 105,2
GDP bình quân đầu người (giá 94) 1.000 đ 9.287 10.484 10.501 113,1
Qua bảng trên ta thấy, năm 2007, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước
tăng 15,1% so với năm 2006, vượt mục tiêu Nghị quyết Tỉnh uỷ và Hội đồng
nhân dân tỉnh đề ra (mục tiêu: tăng 15%), gần gấp đôi so với bình quân chung
cả nước, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm qua. Trong đó:
Ngành công nghiệp-xây dựng tăng 16,9%; ngành dịch vụ tăng 16,5%; ngành
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 5,2%. Quy mô GDP theo giá so sánh là
25.255 tỷ đồng. GDP bình quân đầu người theo giá so sánh là 10,501 triệu
đồng, tăng 13,1% so với năm 2006.

1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế có tốc độ chuyển dịch khá nhanh và đạt được bước tiến
quan trọng theo hướng CNH. Thời kỳ 1996-2005, tốc độ tăng trưởng của khu
vực công nghiệp đạt bình quân 17,6%; nông nghiệp 4,3%; dịch vụ 10,3%.
Riêng trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng của công nghiệp đạt
16%; nông nghiệp 4,6%; dịch vụ 12,1%.
Năm 2007, tỷ trọng các ngành trong cơ cấu GDP: công nghiệp-xây
dựng 57,7%; dịch vụ 30,2%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 12,1%. Như
vậy, sau 12 năm (1995-2007) tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
15
Chuyên đề tốt nghiệp
được 19,7% trong cơ cấu GDP, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp giảm từ
31,8% (1995) xuống 12,1%. Tỷ trọng công nghiệp-xây dựng đã chiếm trên 50
% tổng giá trị sản phẩm theo đúng định hướng phát triển của một tỉnh công
nghiệp. Điều này được thể hiện qua 2 biểu đồ sau:

(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế chuyển dịch nhanh đối với khu
vực kinh tế có VĐTNN do được đẩy mạnh thu hút đầu tư. Từ 1996 đến nay,
khu vực kinh tế có VĐTNN có tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 2001-2005
tăng bình quân 20,7%; khu vực kinh tế trong nước trên địa bàn tăng trưởng
chậm hơn, giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 9,1%. Tỷ trọng của khu vực
kinh tế có VĐTNN trong GDP tăng lên rất nhanh, từ 12,9% (1995) lên 37%
(2005).
1.3.3. Xuất-nhập khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu đều tăng nhanh và ở
mức bình quân xấp xỉ nhau 30,1% và 31% trong thời kỳ 1996-2005. Trong đó
giai đoạn 2001-2005, kim ngạch nhập khẩu tiếp tục tăng khá nhanh bình quân
22,7%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng chậm, bình quân đạt 16,5%/năm.

SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
16
Chuyên đề tốt nghiệp
Năm 2007, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 11,8 tỷ USD, đạt
105,8% kế hoạch, tăng 27,6% so với thực hiện năm 2006.
Bảng 1.3- TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU Ở ĐỒNG NAI NĂM 2007
Xuẩt khẩu Nhập khẩu
Kim ngạch
Xuất khẩu
So sánh (%)
Kim ngạch
Nhập khẩu
So sánh (%)
2007/kế
hoạch
2007/2006
2007/kế
hoạch
2007/2006
Toàn tỉnh 5474 100,3 128,7 6329 111 126,6
DN TW 138 106,2 126,3 73 104,3 116,2
DN ĐP 313 101,6 128 142 97,9 113,2
DN có VĐT NN 5023 100 128,8 6114 111,5 127,1
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
DN TW: doanh nghiệp trung ương.
DN ĐP: doanh nghiệp địa phương.
DN có VĐT NN: doanh nghiệp có VĐTNN.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cà phê, cao su, hạt điều nhân, mật
ong, giày dép, hàng mộc tinh chế, gốm thủ công mỹ nghệ, hàng may mặc; thị
trường xuất khẩu chủ yếu tập trung ở một số nước Châu Á, Châu Âu và Hoa

Kỳ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là hạt điều thô, phân bón, hoá chất công
nghiệp, máy móc thiết bị cho sản xuất, nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất.
1.3.4. Thu chi ngân sách.
Tổng thu ngân sách hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, tốc độ tăng thu
bình quân trong thời kỳ 1996-2005 đạt 21,6%/năm, trong đó giai đoạn 2001-
2005 đạt 22,5%/năm (cả nước tăng 18,3%/năm). Tổng thu ngân sách cả giai
đoạn 2001-2005 là 26.808 tỷ đồng. Năm 2007, Tổng thu ngân sách đạt
9.917,555 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 10,4% so với năm 2006.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
17
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.4- THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN ĐỒNG NAI NĂM 2007
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
2007
(Tỷ đồng)
So sánh (%)
2007/kế hoạch 2007/2006
Tổng thu ngân sách 9.917,555 100,1 110,4
- Thu nội địa 6.193,304 97,7 112,8
- Thu từ hoạt động Xuất nhập khẩu 3.380,051 105 110,1
- Thu từ xổ số kiến thiết 344,2 100 81,8
Chi Ngân sách hàng năm tăng bình quân 18,6% trong cả thời kỳ 1996-
2005, đạt 65.493 tỷ đồng; giai đoạn 2001-2005 mức chi ngân sách hàng năm
tăng bình quân 19,4%. Thu ngân sách hàng năm tăng đều và nhanh tạo điều
kiện để chi phát triển kinh tế-xã hội, trong đó: chi đầu tư xây dựng cơ bản và
chi sự nghiệp giáo dục-y tế-văn hoá-xã hội tăng bình quân 30,2% và 20,5%
trong giai đoạn 2001-2005. Năm 2007, tổng chi ngân sách địa phương là
3.700,0 tỷ đồng, đạt 102% kế hoạch, tăng 18% so với năm 2006.
Bảng 1.5- CHI NGÂN SÁCH CỦA ĐỒNG NAI NĂM 2007
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)

2007
(Tỷ đồng)
So sánh (%)
2007/kế hoạch 2007/2006
1. Tổng chi ngân sách địa phương 3.700,0 102 118
1.1. Chi trong cân đối ngân sách 3.355,8 102 107,1
- Chi đầu tư phát triển 1.162,0 99,5 80,3
- Chi thường xuyên 2.169,8 108,5 101,3
- Chi trả nợ vay đầu tư cơ sở hạ tầng 21,055 100 100
- Chi lập hoặc bổ sung quỹ dự trữ tài chính 2,910 100 100
1.2. Chi quản lý qua ngân sách 344,2 100
1.3.5. Phát triển các ngành kinh tế
Công nghiệp phát triển với nhịp độ cao. Thời kỳ 1996-2005 giá trị sản
xuất tăng bình quân 19,3%/năm là động lực chủ yếu thúc đẩy chuyển dịch
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
18
Chuyên đề tốt nghiệp
nhanh cơ cấu kinh tế và đô thị hoá của tỉnh; trong thời kỳ này, khu vực công
nghiệp đã tạo thêm được 258,8 nghìn chỗ làm mới, đóng góp không nhỏ vào
tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Năm 2007 giá trị sản xuất công
nghiệp-xây dựng ước đạt 63.538,6 tỷ đồng (giá 94), đạt 103,3% kế hoạch,
tăng 22,4% so với thực hiện năm 2006.
Bảng 1.6- SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP CỦA ĐỒNG NAI NĂM 2007
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
2007
(Tỷ đồng)
So sánh (%)
2007/kế hoạch 2007/2006
Giá trị sản xuất CN-XD (giá 94) 63.538,6 103,3 122,4
- Quốc doanh trung ương 7.718,6 103,2 114,1

- Quốc doanh địa phương 2.956,6 108,3 113,3
- Khu vực ngoài quốc doanh 8.032,6 104 121,7
- Khu vực có VĐTNN 44.830,7 109 124,8
Phát huy được tiềm năng thế mạnh, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát
triển nhanh và vững chắc, góp phần tích cực cải thiện đời sống nông dân. Từ
năm 1996 đến nay, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình
quân 5,9%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất thuần nông nghiệp
tăng bình quân 5,7%/năm.
Năm 2007, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước đạt
6.629,3 tỷ đồng (giá 94), đạt 99,5% kế hoạch, tăng 5,4% so với thực hiện năm
2006.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
19
Chuyên đề tốt nghiệp
Bảng 1.7- SẢN XUẤT NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN CỦA ĐỒNG NAI NĂM 2007
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
2007
(Tỷ đồng)
So sánh (%)
2007/kế hoạch 2007/2006
Giá trị sản xuất NLTS (giá 94) 6.629,3 99,5 105,4 100
- Giá trị sản xuất nông nghiệp 6.133,3 99,9 105,3 92,5
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp 69,7 105,8 106,9 1,1
- Giá trị sản xuất thuỷ sản 426,3 92,6 105,4 6,4
Khu vực dịch vụ có tốc độ phát triển ngày càng tăng, giai đoạn 2001-
2005 tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm dịch vụ gấp 1,5 lần so với giai đoạn
1996-2000. Trong vòng 10 năm (1996-2005) khu vực dịch vụ đã tạo thêm
được 115,1 nghìn chỗ làm mới, cùng với công nghiệp đẩy nhanh tốc độ
chuyển dịch cơ cấu lao động. Từ 1995 đến nay, tổng mức bán lẻ hàng hoá và
dịch vụ hàng năm tăng lên gấp 5,9 lần với nhịp tăng bình quân 19,3%. Năm

2007, tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư xây dựng
sắp xếp một số chợ. Hiện nay có 6 siêu thị đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Tổng mức bán lẻ năm 2007 ước đạt
26.421 tỷ đồng, đạt 103,6% kế hoạch, tăng 25,3% so với năm 2006; giá trị
tăng thêm ngành dịch vụ tăng 16,5%, đạt mục tiêu Nghị quyết.
1.3.6. Thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp
Cùng với quá trình hoàn thiện và đổi mới chung của cả nước về pháp
luật và cơ chế chính sách, môi trường thu hút đầu tư và phát triển doanh
nghiệp ở tỉnh ngày càng năng động và được cải thiện thông thoáng. Đặc biệt
với chủ trương “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”, thủ tục hành
chính “một của tại chỗ” cùng với chính sách phát triển KCN hợp lý đã tác
động tích cực đến thu hút đầu tư nước ngoài và phát triển doanh nghiệp trên
địa bàn trong thời gian qua.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
20
Chuyên đề tốt nghiệp
Thu hút đầu tư nước ngoài năm 2007 vào Đồng Nai đạt kỷ lục với
khoảng 2,67 tỷ USD, tăng 2,4 lần so với năm 2006 và vượt kế hoạch năm
2007 gấp hai lần. Điểm mới trong thu hút FDI năm 2007 là có sự chuyển biến
khá lớn về cơ cấu ngành nghề và chất lượng dự án. Nếu như các năm trước
FDI của Đồng Nai tập trung cho ngành công nghiệp chiếm trên 90% tổng vốn
đầu tư thì năm 2007 các dự án thuộc ngành dịch vụ đã chiếm hơn nửa tổng
vốn thu hút mới. Các dự án trong lĩnh vực công nghiệp đã có sự chuyển dịch
mạnh sang lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cao. Các dự án thuộc các ngành gia
công như may mặc, giày thể thao… sử dụng nhiều lao động đã giảm mạnh.
Mặt khác, không chỉ đầu tư nước ngoài mà thu hút vốn đầu tư trong nước của
Đồng Nai cũng tăng mạnh. Năm 2007, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư
cho 53 dự án với tổng vốn đầu tư trên 16.700 tỷ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so
với kế hoạch đề ra. Trong đó có nhiều dự án lớn và tập trung vào lĩnh vực đầu
tư cơ sở hạ tầng như nhà máy phát điện khí Nhơn Trạch, nhà máy đóng tàu

Vinashin, nhiều dự án xây dựng khu dân cư đô thị... Việc thu hút các nhà đầu
tư trong nước tăng cao cho thấy môi trường đầu tư ở Đồng Nai ngày càng hấp
dẫn. Đây chính là nội lực góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn ổn định.
1.3.7. Phát triển các lĩnh vực xã hội.
Sự nghiệp phát triển văn hoá-xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt, trong vòng 10 năm (1996-2005)
thu nhập bình quân đầu người/tháng đã tăng lên gấp 3,2 lần, đặc biệt với
nhóm dân cư có thu nhập thấp nhất chiếm 20% dân số có thu nhập bình quân
đầu người/tháng tăng lên gấp 3,4 lần.
Nhiều chủ trương, chính sách và chương trình quốc gia về lĩnh vực văn
hóa xã hội được thực hiện tốt, một số chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra: tỉnh
được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học năm 1998,
hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2004; đến cuối năm 2007:
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
21
Chuyên đề tốt nghiệp
tỷ lệ huy động học sinh ra lớp ở các cấp đạt cao (từ 90% trở lên); tỷ lệ xã,
phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập bậc Trung học đạt 56,7% (mục tiêu là
56%); Tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đến cuối năm 2007 đạt
70%; tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng đạt 98%; trạm y tế
có bác sĩ phục vụ ổn định đạt 55%; hạ tỷ lệ hộ nghèo còn 6,83% (theo chuẩn
mực của tỉnh), vượt mục tiêu Nghị Quyết (mục tiêu: 7,5%);…
1.3.8. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được xây dựng, nâng cấp, mở rộng
ngày càng nhiều. Đến cuối năm 2005, toàn tỉnh có 1.592,3 km đường bê tông
nhựa và láng nhựa; 80,5 km đường bê tông xi măng; 2.121,3 km đường cấp
phối sỏi đỏ; 2.287,3 km đường đất; 121,3 km đường cấp phối đá. Nâng cấp và
mở rộng mạng lưới điện phủ kín toàn tỉnh đến 100% số xã, cuối năm 2007 tỷ
lệ hộ dùng điện đạt 97%, số máy điện thoại đạt 55,1 máy/100 dân, thuê bao
internet đạt 9,66 máy/100 dân…Tiến hành xây dựng một số khu dân cư gắn

liền với các KCN, xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN tập trung. Đầu tư xây
dựng, sắp xếp một số chợ; hiện nay có 6 siêu thị đang hoạt động trên địa bàn
tỉnh đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân. Ngoài ra đã chú trọng đầu tư
chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp Nhà nước, tăng năng lực sản xuất của các ngành kinh tế.
1.3.9. Đầu tư phát triển.
Giai đoạn 2001-2005, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã huy
động được 46.579 tỷ đồng (cao gấp 2,5 lần trong giai đoạn 1996-2000), tốc độ
tăng vốn đầu tư phát triển trong 5 năm đạt bình quân 21,8% (cao gấp 1,2 lần
so với cả nước), tỷ lệ huy động vốn đầu tư phát triển so với GDP trong cả giai
đoạn 5 năm đạt ở mức cao 42,8% (cả nước 37,5%).
Tổng vốn đầu tư thực tế triển khai năm 2007 là 20.278 tỷ đồng, tăng
29,9% so thực hiện năm 2006. Trong đó: vốn do các đơn vị địa phương đầu tư
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
22
Chuyên đề tốt nghiệp
trên địa bàn là 8.134,8 tỷ đồng, chiếm 40,1%; vốn do các đơn vị trung ương
đầu tư tại địa phương là 1.323,9 tỷ đồng, chiếm 6,5%; vốn do các đơn vị đầu
tư nước ngoài là 10.448,2 tỷ đồng, chiếm 51,5% trong tổng vốn đầu tư thực
hiện; còn lại nguồn vốn khác là 371,1 tỷ đồng.
(Nguồn: UBND tỉnh Đồng Nai)
Huy động tích cực vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đã có tác động đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, đồng thời tạo
điều kiện để đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội trong tỉnh thời
kỳ vừa qua.
1.4. Giới thiệu về các KCN của tỉnh Đồng Nai.
Tính đến ngày 30/09/2007, Đồng Nai đã được phê duyệt 24 KCN với
tổng diện tích là 6,496 ha, diện tích dùng cho thuê là 4,412.03 ha, đã cho thuê
được 3,064 ha, đạt tỷ lệ 69.45% diện tích đất dành cho thuê. Một số KCN đã
cho thuê hết đất như: KCN Biên Hòa II, Loteco, KCN Nhơn Trạch III (giai

đoạn 1), KCN Biên Hòa I, KCN Tam Phước, KCN Định Quán. Tổng số vốn
đầu tư hạ tầng lũy kế là 247,9 triệu USD. Sau đây là tình hình các khu công
nghiệp đã được phê duyệt:
1.4.1. KCN Biên Hòa 1.
Diện tích: 335ha, trong đó diện tích dùng cho thuê 248.48ha, diện tích
đã thuê 248.48ha, đạt 100%.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
23
Chuyên đề tốt nghiệp
Hiện đang có 90 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 326 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư: chế biến thực phẩm, hoá chất, vật liệu xây dựng, cơ
khí, điện tử, giấy, dịch vụ.
1.4.2. KCN Biên Hòa 2.
Diện tích: 365ha, diện tích dùng cho thuê 261ha, đã cho thuê 261ha đạt
100%
Hiện đã có: 126 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 1,396 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư: Thực phẩm, dệt may, hàng mỹ nghệ, mỹ phẩm, giày
dép, dụng cụ thể thao, các loại bao bì cao cấp, điện tử, vật liệu xây dựng, sản
xuất phụ tùng và lắp ráp xe gắn máy ô tô, dược phẩm, hạt nhựa PVC và các
sản phẩm từ nhựa; hàng kim khí kết cấu kim loại, máy và thiết bị công
nghiệp…
1.4.3. KCN Gò Dầu.
Diện tích: 184ha, diện tích dùng cho thuê 136.7ha, đã cho thuê 134.9ha,
đạt 98.68%. (chưa kể 120 ha của Công ty Vedan Việt Nam).
Hiện đang có 21 dự án đầu tư.
Lĩnh vực đầu tư: Sản xuất vật liệu xây dựng; cơ khí, cơ khí chính xác;
sản xuất và sửa chữa xe máy, thiết bị; dệt, may, nhuộm; điện, điện tử; hóa
chất công nghiệp, nông nghiệp và thực phẩm; chế biến thực phẩm, nông sản
và các ngành công nghiệp khác không gây ô nhiễm nặng.
1.4.4. KCN Amata.

Diện tích (giai đoạn 1&2): 361 ha, trong đó giai đoạn 1 phát triển 129
ha, diện tích dùng cho thuê 100 ha, đã được phát triển toàn bộ với các tiện ích
hạ tầng chất lượng. Giai đoạn 2 phát triển 261 ha và khu dịch vụ, đang được
phát triển theo từng giai đoạn. Tổng diện tích đã cho thuê giai đoạn 1 & 2 là
180.16 ha. Tỉ lệ đất đã cho thuê (gđ 1&2) đạt 71.99%.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
24
Chuyên đề tốt nghiệp
Hiện đang có 46 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 320 triệu USD,
trong đó có 35 dự án đang hoạt động, các dự án khác đang trong giai đoạn xây
dựng và chuẩn bị.
Lĩnh vực đầu tư: thực phẩm, điện tử, cơ khí, dệt may, giày dép, hàng
mỹ nghệ, mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, đồ chơi, sản phẩm nhựa, các loại bao
bì, thép, công-ten-nơ, xe hơi, kính, hóa chất, hàng tiêu dùng, bảo trì máy kéo,
sơn cao cấp các loại, keo dán công nghiệp, bình chứa ga, giấy vệ sinh và giấy
ăn, lưới đánh cá, dược phẩm, nông dược, các cấu kiện bê tông…
1.4.5. KCN Loteco.
Diện tích: 100 ha cho giai đoạn đầu gồm cả 40 ha của khu chế xuất
trong KCN. Diện tích dùng cho thuê 71.58 ha, diện tích đã cho thuê 71.58 ha,
đạt 100%.
Hiện đang có 22 dự án đầu tư với số vốn đăng ký là 151 triệu USD.
Lĩnh vực đầu tư: cơ khí, điện tử, phụ tùng ô tô và các phương tiện vận
tải, xe gắn máy, dệt may, da giày, thực phẩm, dụng cụ quang học, mỹ nghệ,
mỹ phẩm, dụng cụ thể thao, đồ chơi trẻ em, dược phẩm, thiết bị y tế, hàng tiêu
dùng, vật liệu xây dựng, kính, sản xuất sản phẩm chi tiết máy cho đường thủy,
bao bì các loại, công nghiệp giấy ( không có công đoạn sản xuất bột giấy), chế
biến gỗ, in, sản xuất trang thiết bị và các sản phẩm dùng cho xử lý chất thải
công nghiệp, hóa chất…
1.4.6. KCN Hố Nai.
Diện tích: 497 ha, trong đó giai đoạn 1 phát triển 226 ha, diện tích dùng

cho thuê 151.17 ha, diện tích đã cho thuê 139.36 ha, đạt 92.19%; giai đoạn 2
phát triển 271 ha, diện tích dùng cho thuê 149.96 ha, hiện chưa có đơn vị nào
thuê.
Hiện đang có 66 dự án đầu tư với số vốn đăng ký hơn 218 triệu USD.
SV: Đỗ Thị Thu Thủy Lớp: Kế hoạch 46B
25

×