Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

các hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự 2005, nhận xét và kiến nghị.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.18 KB, 14 trang )

Đối với nớc ta hiện nay, thực hiện việc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
không qua giai đoạn phát triển TBCN là một mô thức không có tiền lệ thì việc
đòi hỏi phải củng cố và hoàn thiện một hệ thống lý luận khoa học sắc bén,
trong đó có lý luận về vấn đề s hu là tất yếu khách quan. Nó không chỉ là
kim chỉ nam cho hành động kinh tế của đất nớc, mà còn góp phần giải quyết,
tháo gỡ vớng mắc, khắc phục sai lầm lệch lạc của thực tiễn quản lý điều hành
phát sinh vì sự hoàn thiện của chế độ sở hữu XHCN, từ đây tạo ra cái nền vật
chất pháp lý cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc, phấn đấu
cho mục tiêu dân giàu nớc mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Trong tất cả sự hiểu biết còn hạn chế của mình em xin đợc trình bày vấn
đề cỏc hỡnh thc s hu trong B lut dõn s 2005, nhn xột v kin ngh.
Với lòng mong muốn đợc học hỏi hiểu biết em hy vng nhn c sự chỉ bảo
và hớng dẫn của thy cụ ể bài viết sau của em đợc hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
a. lý luËn chung vÒ c¸c h×nh thøc së h÷u
Hiến pháp 1992 quy định nước ta có 3 hình thức sở hữu là sở hữu nhà
nước, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Theo BLDS thì ngoài 3 hình thức
trên còn có: sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; sở
hữu của các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị
xã hội – nghề nghiệp; và sở hữu chung (Điều 172).
I. Sở hữu Nhà nước
1, Chủ thể của sở hữu Nhà nước
Chủ thể của sở hữu Nhà nước là Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Nhà
nước có quyền đại diện nhân dân nắm toàn bộ tư liệu sản xuất chủ yếu bao
gồm “đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất,
nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà
nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình… cùng các tài sản khác mà pháp
luật quy định là của Nhà nước…” (Điều 17 Hiến pháp 1992).
Điều 200 BLDS 2005 quy định:
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện quyền


của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước.
2. Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích,
hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước.”
Khác với những chủ sở hữu khác Nhà nước là một chủ thể đặc biệt
tham gia vào quan hệ sở hữu. Đặc biệt ở chỗ Nhà nước là chủ thể duy nhất
sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu và không trực tiếp thực hiện quyền sở
hữu của mình mà gián tiếp thông qua các văn bản quy phạm pháp luật, các
cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp…, Nhà nước chỉ kiểm tra, giám sát việc
quản lý, sử dụng tài sản đó sao cho hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích.
2
2, Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước
Tài sản thuộc sở hữu Nhà nước rất đa dạng và có ý nghĩa quan trọng
với đất nước. Nhà nước nắm giữ những tài sản đó nhằm xây dựng nền tảng
phát triển cho các hình thức sở hữu khác, từ đó phục vụ nền kinh tế quốc
dân. Trên cơ sở Điều 17 Hiến pháp 1992, Điều 200 BLDS 2005 quy định tài
sản thuộc sở hữu Nhà nước gồm “đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có
nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên
trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời,
phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc
các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại
giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định”
3, Nội dung của sở hữu Nhà nước
Nội dung của sở hữu Nhà nước thể hiện qua một số trường hợp sau:
- Đối với tài sản được đầu tư vào doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với tài sản được giao cho cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang.
- Đối với tài sản được giao cho tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ hợp tác và cá nhân sử
dụng, khai thác tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước
- Tài sản thuộc hình thức sở hữu Nhà nước nhưng chưa được giao

cho tổ chức, cá nhân quản lý.
Các tổ chức và cá nhân có quyền quản lý, sử dụng tài sản được giao
đúng mục đích và quy định của pháp luật. Nhà nước thực hiện quyền kiểm
tra, giám sát đối với việc quản lý, sử dụng những tài sản đó.
3
II. Sở hữu tập thể
1, Chủ thể của sở hữu tập thể
“Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế
tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác
sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong
điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và
cùng hưởng lợi.” - Điều 208 BLDS 2005.
Như vậy, các hợp tác xã là chủ thể của sở hữu tập thể. Mặc dù vốn
ban đầu là do các xã viên đóng góp nhưng khi hợp tác xã đã hoạt động thì
nguồn vốn và những tài sản được hình thành từ đó đều thuộc sở hữu tập thể.
2, Tài sản thuộc sở hữu tập thể.
Phạm vi tài sản thuộc sở hữu tập thể rất rộng, bao gồm “tài sản được
hình thành từ nguồn đóng góp của các thành viên, thu nhập hợp pháp do sản
xuất, kinh doanh, được Nhà nước hỗ trợ hoặc từ các nguồn khác phù hợp với
quy định của pháp luật…” (Điều 209 BLDS 2005).
3, Nội dung của sở hữu tập thể
Tài sản thuộc sở hữu tập thể có thể được giao cho các thành viên khai
thác công dụng nhằm phát triển kinh tế tập thể và phục vụ lợi ích của các
thành viên. Các thành viên có quyền được ưu tiên mua, thuê, thuê khoán tài
sản thuộc sở hữu tập thể. Tuy nhiên việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản thuộc sở hữu tập thể luôn phải phù hợp với điều lệ và quan trọng hơn hết
là tuân theo các quy định của pháp luật, bảo đảm sự phát triển của tập thể.
4
III. Sở hữu tư nhân
1, Chủ thể của sở hữu tư nhân

Sở hữu tư nhân là sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của
mình – Điều 211 BLDS 2005.
Mọi cá nhân đều có thể là chủ thể của sở hữu tư nhân miễn là có tài
sản hợp pháp. Vấn đề năng lực hành vi dân sự chỉ đặt ra khi thực hiện các
quyền của chủ sở hữu. Nếu cá nhân không thể trực tiếp thực hiện quyền của
chủ sở hữu thì phải thông qua người đại diện. BLDS còn công nhận chủ thể
của sở hữu tư nhân là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài.
Dựa trên quy mô về vốn, tổ chức sản xuất và lao động, sở hữu tư nhân
được chia thành: sở hữu cá thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.
2, Tài sản thuộc sở hữu tư nhân
Điều 212 BLDS 2005 đã quy định tài sản thuộc sở hữu tư nhân bao
gồm “thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu
sản xuất, vốn, hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác của cá nhân…”
Tài sản thuộc sở hữu tư nhân không bị giới hạn về số lượng và giá trị tài sản,
trừ những tài sản mà pháp luật quy định không thể thuộc sở hữu tư nhân thì
cá nhân không được quyền sở hữu.
3, Nội dung của sở hữu tư nhân
Nhà nước luôn khuyến khích các cá nhân thực hiện quyền sở hữu đối
với tài sản thuộc sở hữu cá nhân nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng
hoặc sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác phù hợp với quy định của
pháp luật nhưng phải theo nguyên tắc “không được gây thiệt hại hoặc làm
ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp
pháp của người khác” (Khoản 2 Điều 213 BLDS 2005).
5
IV. Sở hữu chung
1, Chủ thể của sở hữu chung
“Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản.” – Điều
214 BLDS 2005. Cơ sở xác lập sở hữu chung là sự thỏa thuận giữa các chủ
sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật, tập quán. Các chủ thể cùng có
quyền sở hữu đối với tài sản được gọi là các đồng chủ sở hữu. Các đồng chủ

sở hữu có quyền chung nhau chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung.
Nhưng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, mỗi đồng chủ sở hữu
lại có tư cách là một chủ sở hữu độc lập.
2, Tài sản thuộc sở hữu chung
Tài sản thuộc sở hữu chung có thể là một tài sản hoặc một tập hợp tài
sản thống nhất thành một khối, nếu đem chia ra thì sẽ không còn giá trị sử
dụng như ban đầu. Đồng thời hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
chung của mỗi đồng chủ sở hữu sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi của tất cả các
đồng chủ sở hữu khác.
3, Các loại sở hữu chung
Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở
hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở
hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung.
Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu
thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu
lợi nhuận.
6

×