A.LỜI MỞ ĐẦU
Năng lực pháp luật dân sự chính là điều kiện tiên quyết để một cá nhân có thể tham
gia vào quan hệ pháp luật dân sự. “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi
người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết” (khoản 3- Điều 14 BLDS). Cái chết của
cá nhân chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt tư cách chủ thể của họ. Tuy nhiên cái
chết đó phải được xác định một cách đích xác và theo quy định của pháp luật phải “khai
tử”. (điều 30 BLDS). Trên thực tế, có những trường hợp, vì nhiều lí do khác nhau (như
rủi ro, chiến tranh, tai nạn và kể cả nguyên nhân do chính cá nhân đó tạo ra) đã không
thể xác nhận được cá nhân đó còn sống hay đã chết. Trong những trường hợp như vậy,
để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, của những người có quyền, lợi ích liên
quan, pháp luật đã quy định những điều kiện, trình tự để tạm dừng hoặc chấm dứt tư
cách chủ thể của cá nhân dưới hai hình thức: tuyên bố mất tích và tuyên bố chết. Để hiểu
rõ hơn vấn đề này,sau đây, chúng em xin trình bày ba vụ việc có thật về tuyên bố một
người đã chết.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Quy định về việc tuyên bố một người là đã chết trong BLDS 2005
1. Các trường hợp tuyên bố một người là đã chết
Việc tuyên bố một người là đã chết được quy định cụ thể tại điều 81 BLDS 2005.
Theo đó, tòa án có thể tuyên bố một người là đã chết trong bốn trường hợp sau:
- “Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp
luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống”. Sau ba năm kể từ ngày quyết định
tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà không cần đòi hỏi thêm một thủ
tục thông báo nào Tòa án có thể tuyên bố người đó là đã chết.
- “Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn
không có tin tức xác thực là còn sống”. Ngày chiến tranh kết thúc có thể quy định khác
nhau: ngày chiến thắng, ngày tuyên bố chấm dứt chiến tranh,… Tùy vào từng hoàn cảnh
và các cuộc chiến tranh cụ thể mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc
được xác định theo thông lệ quốc tế.
- “Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm
họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác”.
- “Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống”. Khi một
người biệt tích thì phải áp dụng các quy định thông báo, tìm kiếm giống như trường hợp
tìm kiếm người mất tích.
2.Hậu quả pháp lý của quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết
Việc tuyên bố một người là đã chết gây ra các hậu quả pháp lí như sau:
- Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố là đã chết chấm dứt hoàn toàn.
- Về quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân gia đình và các quan hệ nhân thân khác
của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
- Về quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của người bị
tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
3. Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết và hậu
quả của sự hủy bỏ đó
Khi Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết với cá nhân thì cái chết đó chỉ là cái chết
mang tính “suy đoán pháp lí”. Do đó, sự suy đoán này có thể chính xác hoặc không
chính xác. Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người
đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan,
Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
Hậu quả pháp lí của quyết định hủy bỏ này là:
*Thứ nhất, tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là đã chết được trở lại tình trạng ban
đầu như khi họ còn sống.
*Thứ hai, quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa
án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết nhưng cần lưu ý các
trường hợp sau:
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết được tòa án cho li hôn theo quy định
tại khoản 2 điều 78 BLDS 2005 thì quyết định cho li hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Nếu
người bị tuyên bố là đã chết trở về mà muốn xác lập lại quân hệ vợ chồng đối với vợ
hoặc chồng đã được Tòa án cho li hôn sẽ phải làm thủ tục đăng kí kết hôn theo quy định
của pháp luật.
- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc
kết hôn với người đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
* Thứ ba, về quan hệ tài sản: người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu
cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản. Trong trường hợp người thừa kế
của người bị tuyên bố là đã chết biết người này còn sống mà cố tình giấu giếm nhằm
hưởng thừa kế thì người đó phải hoàn trả lại toàn bộ tài sản đã nhận, kể cả hoa lợi lợi
tức; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
II. Thực tiễn các vụ việc tuyên bố chết.
1. Vụ Việc Thứ Nhất.
1.1. Mô tả tóm tắt nội dung sự việc.
Bà Trần Thị Ninh sinh ngày 10 tháng 1 năm 1920, có hộ khẩu thường trú tại P51- B13
tập thể Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội. Khoảng tháng 5 năm 2001, bà Ninh bỏ nhà đi.
Gia đình bà Ninh đã tìm mọi cách để tìm tung tích của bà, cụ thể gia đình đã tìm ở các
trung tâm bảo trợ xã hội, đăng tin tìm người nhà trên các phương tiện thông tin đại
chúng… nhưng không có tin tức gì.
Sau đó, anh Vũ Hải Hà – cháu ngoại của bà Trần Thị Ninh, được sự uỷ quyền của gia
đình: Ông Vũ Tuấn Khanh (con rể bà Ninh), anh Vũ Hải Sơn, Vũ Tuấn Phương (cháu
ngoại bà Ninh) đã làm thủ tục tuyên bố bà Ninh mất tích. Ngày 20/06/2005, Toà án
Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định giải quyết việc dân sự số 01/VDSST tuyên
bố bà Trần Thị Ninh đã mất tích. Từ đó cho đến nay đã hơn 03 năm, gia đình anh và các
người thân của gia đình không có tin tức gì của bà Trần Thị Ninh và cũng không thấy bà
Ninh trở về. Vì vậy anh làm đơn đề nghị Toà án tuyên bố bà Trần Thị Ninh là đã chết
ngày 06/11/2008.
Ngày 22/7/2009 những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đã có giấy ủy quyền
cho anh Vũ Hải Hà thay mặt ông và các anh làm các thủ tục pháp lý để giải quyết các
công việc có liên quan đến việc tòa án tuyên bố bà Trần Thị Ninh là đã chết.
1.2.Nơi xảy ra sự kiện:
Vụ việc xảy ra tại tập thể Kim Liên - quận Đống Đa – Hà Nội.
Nơi cư trú cuối cùng của bà Ninh: P51 - B12 tập thể Kim Liên - Đống Đa - Hà Nội.
1.3.Chủ thể của vụ việc:
- Người yêu cầu:
Anh Vũ Hải Hà, sinh năm 1969 - Nghề nghiệp kĩ sư cơ điện.
Nơi cư trú: Phòng 304 – B7- Tập thể Vĩnh Hồ - Đống Đa – Hà Nội.
- Người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết:
Bà: Trần Thị Ninh – sinh ngày 10/01/1920.
Nơi cư trú cuối cùng: P51 - B 12 tập thể Kim Liên - Đống Đa – Hà Nội.
Bị Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên bố mất tích theo quyết định số 01/VDSST
ngày 20/06/2005.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Vũ Tuấn Khanh, sinh năm 1937.
Nơi cư trú: Thị trấn Ba Hằng - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên.
2. Anh Vũ Tuấn Phương, sinh năm 1963.
Nơi cư trú: Phường ĐỒng QUang – thành phố Thái Nguyên - Tỉnh THái Nguyên.
3. Anh Vũ Hải Sơn, sinh năm 1964.
Nơi cư trú: Tiểu khu I - Thị trấn Ba Hằng - Huyện Phổ Yên - Tỉnh Thái Nguyên.
Ông Vũ Tuấn Khanh, anh Vũ Tuấn Phương, Vũ Hải Sơn uỷ quyền cho anh Vũ Hải Hà.
1.4.Cơ quan giải quyết vụ việc:
Vụ việc này đã được Toà án nhân dân quận Đống Đa giải quyết, với thành phần phiên
họp sơ thẩm gồm có:
Thẩm phán - chủ toạ phiên họp: Bà Ngô Tuyết Băng.
Đại diện viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa.
Bà Phạm Thanh THuý - Kiểm sát viên.
THư kí toà án ghi biên bản phiên họp: Bà Nguyễn Thu Hà.
1.5. Quyết định của Toà án:
Toà án nhân dân quận Đống Đa đã mở phiên họp sơ thẩm công khai để giải quyết vụ
việc dân sự thụ lí số 06 ngày 28/07/2009 về việc yêu cầu tuyên bố một người là đã chết,
theo quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự số 216 ngày 19/08/2009.
- Áp dụng khoản 4 điều 26, khoản 2 điều 35, khoản 2 điều 55, khoản 2 điều 130,
154, 311, 313, 315, 316, 317 bộ luật tố tụng dân sự
- Áp dụng điều 39 pháp lệnh án phí lệ phí tòa án
Toà án quyết định:
1. Chấp nhận đơn của anh Vũ Hải Hà về việc yêu cầu tuyên bố bà Trần Thị Ninh là
đã chết
2. Tuyên bố bà Trần Thị Ninh là đã chết kể từ ngày quyết định này có hiệu lực pháp
luật
3. Quan hệ hô nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân khác của bà Trần Thị Ninh
được giải quyết như đối với người đã chết.
4. Quan hệ tài sản của bà Trần Anh Ninh được giải quyết như đối với người đã chết,
tài sản của bà Ninh được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.
5. Về lệ phí: anh Vũ Hải Hà phải nộp 200.000 đ lệ phí giải quyết việc dân sự sơ thẩm
được trừ vào 200.000 đ tạm ứng lệ phí nộp tại biên lai số 001615 ngày 24/7/2009 của thi
hành án quận Đống Đa.
Anh Hà, ông Khanh, anh Phương, anh Sơn ( do anh Hà đại diện theo ủy quyền) có
quyền kháng cáo trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày 04/9/2009.
Quyết định này được niêm yết công khai tại nơi cư trú cuối cùng của bà Trần Thị
Ninh là P51-B12 tập thể Kim Liên quận Đống Đa Hà Nội và tại trụ sở ủy ban nhân dân
phường Kim Liên- Đống Đa- Hà Nội và tại trụ sở Ủy ban nhân dân phường Kim Liên-
Đống Đa- Hà Nội trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
1.6. Nhận xét:
Sau đây là một số nhận xét của nhóm về cách giải quyết cuả toà án nhân dân quận
Đống Đa:
Thứ nhất, về thẩm quyền giải quyết. Theo Khoản 2 Điều 35, khoản 2 Điều 55 bộ luật
tố tụng dân sự năm 2004: Toà án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại
nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm
quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý
tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết. Trong vụ
việc này, nơi cư trú cuối cùng của bà Trần Thị Ninh là P51 - B12 tập thể Kim Liên -
Đống Đa - Hà Nội và nơi cư trú của anh Vũ Hải Hà - người yêu cầu tuyên bố một người
là đã chết: Phòng 304 - B7 - Tập thể Vĩnh Hồ - Đống Đa - Hà Nội. Cho nên trong
trường hợp này, Toà án nhân dân quận Đống Đa hoàn toàn có thẩm quyền giải quyết vụ
việc.
Thứ hai, về việc tuyên bố bà Ninh mất tích, áp dụng điều 78, bộ luật dân sự 2005.
Theo biên bản tự khai của anh Vũ Hải Hà – cháu ngoại bà Ninh thì bà Ninh bỏ nhà đi
mất tích vào khoảng tháng 5/2001. Cho đến 20/06/2005 gia đình anh Hà uỷ quyền cho
anh làm thủ tục tuyên bố bà Ninh mất tích. Trong thời gian đó, gia đình anh đã áp dụng
đầy đủ các bịên pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, cụ
thể gia đình anh đã đăng tin tìm người nhà trên các phương tiện thông tin đại chúng, tìm
ở các trung tâm bảo trợ xã hội… nhưng không có tin tức gì của bà Ninh. Như vậy, theo
điều 78, thì việc Toà án nhân dân thành phố Hà Nội chấp nhận đơn của gia đình anh Hà
tuyên bố bà Ninh mất tích là đúng với quy định của pháp luật.
Thứ ba, về việc tuyên bố bà Ninh là đã chết. Tại quyết định giải quyết việc dân sự số
01/VDSST ngày 20/06/2005, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên bố Bà Trần
Thị Ninh đã mất tích. Quyết định có hiệu lực pháp luật từ ngày 21/07/2005, tính đến nay
đã thời hạn 03 năm, nhưng theo cung cấp của công an phường Kim Liên và các đương
sự thì bà Ninh không trở về địa phương, cũng không có tin tức xác thực là bà Ninh còn
sống. Do đó, việc Toà án chấp nhận đơn của anh Vũ Hải Hà yêu cầu tuyên bố Bà Trần
Thị Ninh là đã chết phù hợp với quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 81 Bộ Luật Dân sự
2005.
Áp dụng Điều 313 bộ luật tố tụng dân sự, ở đây Toà án cũng đã triệu tập đầy đủ thành
phần tham gia xét xử: Thẩm phán - chủ toạ phiên họp: Bà Ngô Tuyết Băng.
Đại diện viện kiểm sát nhân dân quận Đống Đa.
Bà Phạm Thanh Thuý - Kiểm sát viên.
Thư kí toà án ghi biên bản phiên họp: Bà Nguyễn Thu Hà.
Áp dụng điều 82bộ luật Dân sự thì việc toà án quyết định về quan hệ nhân than và
quan hệ tài sản của bà Ninh như vậy là đúng pháp luật.